1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Nhập môn pháp luật đại cương

127 826 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu môn Pháp luật đại cương Nhà nước và pháp luật (NNPL) là những hiện tượng xã hội có vị trí trọng tâm và quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp. Điều này được thể hiện ở chỗ: NNPL có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất so với các hiện tượng khác thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội (XH) có giai cấp; NNPL là công cụ hữu hiệu nhất để giai cấp thống trị bảo vệ lợi ích và củng cố địa vị thống trị của mình; NNPL là yếu tố không thể thiếu được để thiết lập và duy trì trật tự; bảo đảm cho xã hội ổn định qua đó tạo tiền đề cho sự phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu môn Pháp luật đại cương không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có lý nghĩa rất lớn về mặt thực tiễn. Nắm vững kiến thức môn học sẽ tạo tiền đề cho người học trong việc tiếp cận các môn học khác, như Luật Kinh tế, thương mại và thanh toán quốc tế, ..v.v, đồng thời tạo cơ sở cho việc vận dụng những kiến thức đã được trang bị để điều chỉnh hành vi xử sự của mình trong quan hệ xã hội, qua đó xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn đời sống và công tác một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. 2. Đối tượng nghiên cứu Môn Pháp luật đại cương (PLĐC) nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề chung về sự phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong của NNPL nói chung và NNPL xã hội chủ nghĩa nói riêng, với những nội dung cụ thể, như sau: Nguồn gốc, cơ sở của sự phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong của NNPL; Vị trí, vai trò, chức năng, bản chất, hình thức của các kiểu NNPL; Mối quan hệ giữa NNPL với các hiện tượng xã hội khác, như chính trị, kinh tế, đạo đức và các thiết chế khác; Nhà nước và pháp luật Xã hội chủ nghĩa (XHCN); Cơ chế điều chỉnh của pháp luật; Khái quát về một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của PLĐC là những cách thức mà môn khoa học này sử dụng để lý giải những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của mình. Phương pháp luận của PLĐC là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Yêu cầu của phương pháp này là việc nghiên cứu hiện tượng NNPL đòi hỏi phải nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện, cụ thể và có quan điểm lịch sử. Đồng thời, việc nghiên cứu về NNPL phải đặt trong trạng thái vận động và tương tác với mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác. Ngoài ra, môn học còn sử dụng các phương pháp khác, như: Phân tích, so sách, tổng hợp, thống kê, xã hội học..v.v. 4. Thời lượng nghiên cứu và kết cấu nội dung môn học Môn học PLĐC gồm 03 đơn vị học trình, với thời lượng 45 tiết học. Nội dung môn học được kết cấu gồm 05 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về nhà nước và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương 2: Những vấn đề chung về pháp luật. Chương 3: Cơ chế điều chỉnh của pháp luật. Chương 4: Hệ thống pháp luật Việt Nam. Chương 5: Khái quát về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

1 NHẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu môn Pháp luật đại cương Nhà nước và pháp luật (NN&PL) là những hiện tượng xã hội có vị trí trọng tâm và quan trọng nhất trong kiến trúc thượng tầng của xã hội có giai cấp. Điều này được thể hiện ở chỗ: - NN&PL có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất so với các hiện tượng khác thuộc thượng tầng kiến trúc của xã hội (XH) có giai cấp; - NN&PL là công cụ hữu hiệu nhất để giai cấp thống trị bảo vệ lợi ích và củng cố địa vị thống trị của mình; - NN&PL là yếu tố không thể thiếu được để thiết lập và duy trì trật tự; bảo đảm cho xã hội ổn định qua đó tạo tiền đề cho sự phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu môn Pháp luật đại cương không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có lý nghĩa rất lớn về mặt thực tiễn. Nắm vững kiến thức môn học sẽ tạo tiền đề cho người học trong việc tiếp cận các môn học khác, như Luật Kinh tế, thương mại và thanh toán quốc tế, v.v, đồng thời tạo cơ sở cho việc vận dụng những kiến thức đã được trang bị để điều chỉnh hành vi xử sự của mình trong quan hệ xã hội, qua đó xử lý các vấn đề phát sinh trong thực tiễn đời sống và công tác một cách đúng đắn và hiệu quả nhất. 2. Đối tượng nghiên cứu Môn Pháp luật đại cương (PLĐC) nghiên cứu một cách khái quát những vấn đề chung về sự phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong của NN&PL nói chung và NN&PL xã hội chủ nghĩa nói riêng, với những nội dung cụ thể, như sau: - Nguồn gốc, cơ sở của sự phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong của NN&PL; - Vị trí, vai trò, chức năng, bản chất, hình thức của các kiểu NN&PL; - Mối quan hệ giữa NN&PL với các hiện tượng xã hội khác, như chính trị, kinh tế, đạo đức và các thiết chế khác; - Nhà nước và pháp luật Xã hội chủ nghĩa (XHCN); - Cơ chế điều chỉnh của pháp luật; - Khái quát về một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu của PLĐC là những cách thức mà môn khoa học này sử dụng để lý giải những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của mình. Phương pháp luận của PLĐC là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Yêu cầu của phương pháp này là việc nghiên cứu hiện tượng NN&PL đòi hỏi phải nghiên cứu một cách khách quan, toàn diện, cụ thể và có quan điểm lịch sử. Đồng thời, việc nghiên cứu về NN&PL phải đặt trong trạng thái vận động và tương tác với mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng khác. 3 Ngoài ra, môn học còn sử dụng các phương pháp khác, như: Phân tích, so sách, tổng hợp, thống kê, xã hội học v.v. 4. Thời lượng nghiên cứu và kết cấu nội dung môn học Môn học PLĐC gồm 03 đơn vị học trình, với thời lượng 45 tiết học. Nội dung môn học được kết cấu gồm 05 chương: - Chương 1: Những vấn đề chung về nhà nước và nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Chương 2: Những vấn đề chung về pháp luật. - Chương 3: Cơ chế điều chỉnh của pháp luật. - Chương 4: Hệ thống pháp luật Việt Nam. - Chương 5: Khái quát về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC 1. Nguồn gốc nhà nước 1.1. Một số học thuyết phi Mác xít về nguồn gốc Nhà nước Trong quá trình nghiên cứu về NN, hàng loạt câu hỏi được đặt ra: Vì sao NN xuất hiện, NN xuất hiện ở đâu, từ khi nào, v.v. Xuất phát từ nhận thức, lợi ích, quan điểm và trường phái khác nhau mà nhiều học giả có cách giải thích khác nhau về những vấn đề nêu trên. Các nhà tư tưởng theo Thuyết thần học cho rằng Nhà nước (NN) có nguồn gốc thần thánh. Vua - Người đứng đầu NN do thượng đế sinh ra, là sự hoá thân của thánh thần nơi trần thế để trị vì dân chúng. Vua là Thiên tử (Thiên Hoàng, Ngọc Hoàng) là người thay trời trị dân. Quyền lực nhà Vua là quyền lực siêu tự nhiên và được mọi người dân tuyệt đối phục tùng. Bộ luật Manou của Ấn Độ cổ đại, ghi nhận: Vua được tạo ra từ những phần của các vị thánh siêu đẳng. Người là vị thánh tối cao mang hình người. (Lịch sử các học thuyết chính trị trên thế giới của tác giả Lưu Kiếm Thanh và Phạm Hồng Thái, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội-1993, tr.31). Rõ ràng, quan điểm về nguồn gốc NN của thuyết Thần quyền hoàn toàn mang tính duy tâm. Trong khi đó, những nhà tư tưởng theo Thuyết gia trưởng cho rằng NN được hình thành trên cơ sở sự phát triển tự nhiên của gia đình. Điển hình cho trường phái này là Aristotle, cho rằng: Xã hội đầu tiên của loài người là xã hội của những người đàn ông và đàn bà trong một gia đình và sau đó là xã hội của nhiều gia đình được tạo nên do sự thuận lợi lẫn nhau và sự bền vững của chúng được gọi là cái làng và cái làng một cách tự nhiên nhất bao gồm có tổ tiên, con cháu của họ. Sau đó, mỗi gia đình lại trở thành một cái nhánh của gia đình lớn, được chỉ huy bởi một người già nhất và cứ thế cấu thành các bang đầu tiên được cai trị bởi các nhà vua. Khi nhiều làng như vậy hoàn toàn hợp nhất với nhau ở mọi khía cạnh thì tạo thành một xã hội, xã hội ấy chính là một thành bang. Mỗi thành bang về nguồn gốc là sản phẩm của tự nhiên. Về bản chất, quyền lực NN cũng giống như quyền gia trưởng của người đứng đầu trong gia đình nhưng ở cấp độ và phạm vi rộng lớn hơn. Điểm hợp lý trong quan điểm của Aristotle là ông cho rằng NN xuất hiện từ xã hội và do nhu cầu quản lý, cai trị xã hội. Tuy nhiên, đây là quan điểm thiếu khách quan, chưa đầy đủ và có phần giản đơn hoá về nguồn gốc NN. Hạn chế của quan điểm này là thừa nhận về sự bất bình đẳng, sự nô dịch và thống trị của một nhóm người trong xã hội là điều tự nhiên. Đến khoảng thế kỷ 16, 17, 18 đã xuất hiện hàng loạt quan điểm mới về nguồn gốc nhà nước. Nhằm chống lại sự chuyên quyền độc đoán của NN phong kiến, đòi quyền bình đẳng cho giai cấp tư sản trong việc nắm giữ quyền lực NN, đa số các 5 học giả tư sản cho rằng nguồn gốc NN bắt nguồn từ sự thoả thuận tự nguyện của mọi người trong trạng thái tự nhiên nhằm bảo tồn cuộc sống, tự do và tài sản; nghĩa là quyền lực NN thuộc về nhân dân, do nhân dân uỷ quyền để quản lý xã hội. Vì vậy, NN phải phản ánh lợi ích các thành viên trong XH, phải phục vụ và bảo vệ lợi ích của họ. Nếu NN không giữ được vai trò của mình, các quyền tự nhiên của con người bị xâm hại thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền huỷ bỏ khế ước này để thay thế bằng một khế ước khác. Nghĩa là lật đổ NN này để thay thế bằng một NN khác thực hiện sứ mệnh đó. Các học giả tiêu biểu của thuyết này là John Locke (1632-1704); S.L Montesquieu (1689-1775); Jean Jacque Roussau (1712-1778). John Locke cho rằng trước khi có NN con người sống trong trạng thái tự nhiên, mọi người hoàn toán tự do, bình đẳng; mỗi người là chúa tệ tuyệt đối của con người và tài sản của chính anh ta, bình đẳng đến mức tối đa và không bị ai thống trị. Ở đó, họ làm bất cứ cái gì được cho là phù hợp với sự bảo tồn của họ và những người khác trong phạm vi cho phép của luật tự nhiên chung cho tất cả mọi người hoặc là làm bất cứ điều gì để chống lại sự xúc phạm và xâm hại của người khác, phán quyết và trừng phạt sự vi phạm luật tự nhiên. Nếu cứ duy trì trạng thái sống tự nhiên, con người trở nên rất nguy hiểm, vì họ sẽ dùng bạo lực để tiêu diệt nhau. Để thoát khỏi trạng thái tự nhiên, “cái hoàn cảnh mà tuy được tự do nhưng lại đầy sự sợ hãi và sự nguy hiểm liên miên” (Locke. Two Treatises of Government. Edited by Peter Laslett. Cambritge University Press, tr.350), con người đã liên kết với nhau thành xã hội, thành NN và chuyển giao một phần quyền lực của mình cho NN, đồng thời đặt mình dưới quyền thống trị của nó nhằm bảo tồn cuộc sống, tự do và tài sản của mỗi người. Điểm hợp lý của thuyết khế ước xã hội là thừa nhận NN không xuất hiện ngay từ khi XH loài người xuất hiện mà NN ra đời khi XH đã phát triển đến một giai đoạn nhất định; quyền lực NN xuất phát từ quyền lực của nhân dân, được nhân dân uỷ chuyền; NN có bổn phận là chăm lo cho lợi ích, tài sản và sự bình đẳng của mọi thành viên trong xã hội. Thuyết khế ước XH có vai trò quan trọng trong việc tạo tiền đề cho thuyết dân chủ cách mạng và là cơ sở tư tưởng cho cách mạng tư sản để lật đổ ách thống trị phong kiến. Với ý nghĩa đó, thuyết khế ước XH có tính cách mạng và giá trị lịch sử to lớn. Tuy nhiên, điểm hạn chế của thuyết khế ước XH là không chỉ ra được NN ra đời không đơn thuần do nhu cầu tổ chức quản lý XH mà còn do nhu cầu thống trị của giai cấp nắm tư liệu sản xuất chính của xã hội; vì vậy ngoài tính xã hội, NN còn có tính giai cấp sâu sắc. Một số học thuyết khác tuy mức độ phổ biến có hạn chế hơn so với thuyết khế ước xã hội, như thuyết bạo lực. Thuyết bạo lực cho rằng, nhà nước xuất hiện là do việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng tổ chức ra một cơ quan đặc biệt, đó là nhà nước để cai trị kẻ chiến bại. Các học giả của thuyết tâm lý lại cho rằng, nhà nước xuất hiện do nhu cầu tâm lý của con người nguyên thủy vốn luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, các giáo sĩ là những lãnh tụ của họ; vì vậy, nhà nước là tổ chức của những vị lãnh tụ đó để che 6 chở, chăm lo và lãnh đạo xã hội. Ngoài ra còn có quan niệm “nhà nước siêu trái đất” cho rằng, sự xuất hiện nhà nước là do sự du nhập và thử nghiệm những thành tựu của một nền văn minh ngoài trái đất, v.v. Do nhiều nguyên nhân khác nhau, những học thuyết và quan điểm trên chưa giải thích một cách đúng đắn và đầy đủ về nguồn gốc nhà nước và pháp luật. 1.2. Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc NN được coi là hợp lý nhất và khoa học nhất. Với phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các nhà kinh điển cho rằng: NN không phải là hiện tượng siêu tự nhiên hay là sản phẩm tự nhiên; NN cũng không phải hiện tượng vĩnh hằng, bất biến mà là một phạm trù lịch sử. Nghĩa là, NN có quá trình phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong; NN nảy sinh từ XH, là sản phẩm có điều kiện của XH loài người; NN chỉ xuất hiện khi XH đã phát triển đến một giai đoạn nhất định và đạt đến một trình độ nhất định. Đó là khi XH có sự phân chia giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp; chứng nào XH có giai cấp và đấu tranh giai cấp thì NN còn tồn tại; NN sẽ tiêu vong khi những điều điều kiện khách quan đó không còn nữa. Những luận điểm quan trọng về nguồn gốc NN được Ph.Ăngghen nêu trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, sau này được V.I Lênin bổ sung và phát triển trong tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”. Ph.Ăngghen trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, giải thích trong lịch sử loài người “không phải lúc nào cũng đã có nhà nước. Đã từng có những xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước cả” (Sđd, NXB Sự thật. hà Nội- 1972, tr.288). Xã hội không cần đến NN trong trường hợp này là xã hội thị tộc của thời công xã nguyên thuỷ (CXNT). a) Tổ chức thị tộc trong xã hội công xã nguyên thuỷ Trong xã hội CXNT, lúc đầu con người hợp thành bầy đàn người nguyên thuỷ sống theo bản năng để tồn tại và duy trì nòi giống; quan hệ tính giao xẩy ra giữa mọi người đàn ông và đàn bà với nhau. Sau đó, sự xuất hiện của gia đình dẫn đến sự xuất hiện Thị tộc với tư cách là tế bào XH, là đơn vị cơ sở của tổ chức XH, tiếp đó là Bộ lạc (là sự liên kết của nhiều thị tộc) xuất hiện khi xã hội xuất hiện các hình thức gia đình trong lịch sử, như: Gia đình huyết thống, gia đình punaluan, gia đình đối ngẫu). Thị tộc là một tập đoàn thân tộc trong một Bộ lạc, tức là một nhóm người cùng huyết tộc về phía nữ. Thị tộc được tổ chức theo huyết thống và lúc đầu là thị tộc mẫu quyền, về sau là thị tộc phụ quyền. Khi “dân số tăng lên, thì mỗi thị tộc đầu tiên đó lại chia thành mấy thị tộc con, và đối với những thị tộc con này thì thị tộc mẹ là bào tộc; bản thân bộ lạc cũng chia làm nhiều bộ lạc” (Sđd, tr.281) và bộ lạc đầu tiên lại trở thành liên minh các bộ lạc cùng thân tộc. Như vậy, các đơn vị tổ chức trong xã hội CXNT, gồm thị tộc, bào tộc, bộ lạc và liên minh các bộ lạc. Cơ sở kinh tế của xã hội CXNT là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất (TLSX). Các TLSX trong xã hội CXNT đều được mọi thành viên sử dụng chung. 7 Về tổ chức sản xuất: “Sự phân công lao động hoàn toàn còn có tính tự nhiên, nó chỉ được thực hiện giữa nam và nữ thôi. Đàn ông thì đánh giặc, đi săn bắn và đánh cá, tìm nguyên liệu dùng làm thức ăn và kiếm những công cụ cần thiết cho việc đó. Đàn bà chăm sóc việc nhà, chế biến thức ăn và chuẩn bị cái mặc: họ làm bếp, dệt, may vá. Mỗi bên đều làm chủ trong lĩnh vực hoạt động riêng của mình… Mỗi bên đều là chủ sở hữu những công cụ do mình chế tạo và sử dụng… kinh tế gia đình là nền kinh tế cộng sản chung cho nhiều gia đình” (Sđd, tr.262). Về phân phối sản phẩm lao động: “Cài gì cùng nhau làm ra và dùng chung, thì cái đó là tài sản chung” (Sđd, tr.263). Nghĩa là sản phẩm lao động làm ra được sử dụng chung. Mọi thành viên của thị tộc đều tự do và bình đẳng với nhau TLSX, về lao động và phân phối sản phẩm làm ra. Quyền lực cao nhất trong thị tộc là Hội đồng thị tộc, bao gồm tất cả các thành viên đã trưởng thành, nam cũng như nữ. Trong Hội đồng thị tộc mọi người đều tự do, bình đẳng với nhau về mọi vấn đề khi giải quyết những công việc của thị tộc. Hội đồng bầu ra Tù trưởng và Thủ lĩnh quân sự để thay mặt Hội đồng điều hành các hoạt động chung và chỉ huy quân sự. Những người này có quyền lực rất lớn nhưng không tổ chức bộ máy cưỡng chế mà dựa trên cơ sở uy tín cá nhân, sự tín nhiệm và sự ủng hộ của các thành viên trong thị tộc. Tù trưởng, chỉ huy quân sự cùng sinh sống, cùng lao động và hưởng thụ thành quả lao động như những người khác; không có đặc quyền, đặc lợi; họ chịu sự giám sát của Hội đồng thị tộc và có thể bị Hội đồng thị tộc phế truất nếu không còn có uy tín. Đặc điểm của quyền lực trong xã hội CXNT là không tách rời cộng đồng mà thuộc về công đồng, gắn liền với cộng đồng và do cộng đồng tổ chức ra để phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng; không có bộ máy cưỡng chế riêng. Cách thức tổ chức quyền lực ở bào tộc, bộ lạc và liên minh các bộ lạc cũng tương tự như trong thị tộc nhưng có sự tập trung quyền lực cao hơn, vì tham gia vào Hội đồng của các tổ chức này chỉ gồm tù trưởng và thủ lĩnh quân sự của các thị tộc. Tóm lại, trong chế độ CXNT “ không có nhà nước, lúc đó các quan hệ xã hội và ngay cả xã hội nữa, kỷ luật, tổ chức lao động đều duy trì được là nhờ có sức mạnh của phong tục, tập quán, nhờ có uy tín và sự kính trọng đối với những bô lão cuaẻ thị tộc, hoặc đối với phụ nữ-địa vị của phụ nữ hồi đó không chỉ ngang với nam giới mà còn cao hơn nữa, và lúc đó không có một hạng người riêng biệt, hạng người chuyên môn để bóc lột” (Sđd, tr.270). b) Sự tan rã của chế độ thị tộc và nhà nước xuất hiện Mặc dù trong chế độ thị tộc, với trạng thái kinh tế tự nhiên chủ yếu là săn bắt và hái lượm nhưng lực lượng sản xuất (LLSX) vẫn không ngừng phát triển thông qua việc cải tiến công cụ sản xuất. Nhờ cải tiến công cụ lao động mà số thú rừng săn bắt được nhiều hơn. Một số bộ lạc tiên tiến nhất lúc đầu ấy xuất hiện một bộ phận dân cư chuyên thuần dưỡng thú rừng và sau đó là chăn nuôi gia súc trở thành ngành lao động chủ yếu của họ. Hệ quả là những bộ lạc du mục tách rời khỏi những bộ lạc khác để làm nghề chăn nuôi, đó là sự phân công lao động XH đầu tiên, đánh dấu sự phát triển của xã hội công xã nguyên thủy. Tác động của sự phân công lao động lần này là: 8 - Số súc vật tăng nhanh trở thành hàng hoá dùng để trao đổi sản phẩm, dùng để đánh giá các sản phẩm khác khi trao đổi. Nghĩa là có chức năng tiền tệ. - Các đồng cỏ được mở mang, việc trồng trọt ngũ cốc xuất hiện lúc đầu là phục vụ cho chăn nuôi gia súc và sau đó là phục vụ nhu cầu con người. - Con người đã biết dệt vải bằng khung cửi, đã phát hiện ra kim loại và chế tác công cụ sản xuất bằng kim loại. - Sản phẩm lao động không ngừng tăng lên làm cho nhu cầu trao đổi phát triển và kích thích sản xuất dẫn đến nhu cầu về sức lao động tăng cao. Tù binh trong chiến tranh bị biến thành nô lệ và cũng được tra đổi như những hàng hoá khác. - Súc vật được chuyển từ sở hữu cộng đồng của bộ lạc thành sở hữu những người chủ gia đình-người đàn ông. Quyền thống trị của người đàn ông trong gia đình được xác lập để thay thế cho chế độ mẫu hệ. Xã hội công xã nguyên thủy không ngừng phát triển do công cụ lao động luôn được cải tiến, nhất là khi loài người phát hiện ra kim loại (đồ đồng, đồ sắt) để làm công cụ sản xuất. Từ chỗ chế tác, cải tiến công cụ sản xuất làm cho nghề thủ công nghiệp ra đời đã tác động mạnh mẽ đến kỹ thuật sản xuất và làm cho năng xuất lao động của cộng đồng người nguyên thủy không ngừng tăng lên và sản phẩm làm ra đa dạng hơn. Nghiên cứu về giai đoạn này của XH loài người, V.I. Lênin viết: “Của cải tăng lên nhanh chóng, nhưng vẫn là của cải của cá nhân; nghề dệt, nghề chế tạo đồ kim loại và những nghề thủ công khác ngày càng tách khỏi nhau, làm cho sản phẩm ngày càng có nhiều loại và nghệ thuật sản xuất ngày càng thêm hoàn hảo… Một sự hoạt động nhiều mặt như thế không thể chỉ do độc một cá nhân tiến hành được nữa, sự phân công lao động lớn lần thứ hai đã diễn ra: thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp” (V.I. Lênin. Toàn tập, Tập 29, Nxb. Sự thật, H.1972, tr.548). Tác động của sự phân công lao động lần này là: - Sản xuất không ngừng phát triển, năng suất và giá trị hàng hoá, sản phẩm tăng cao làm xuất hiện một bộ phận chuyên làm nghề trao đổi sản phẩm, nô lệ trở thành bộ phận chủ yếu trong xã hội. - Đất đai trồng trọt được chia cho các gia đình sử dụng. Gia đình bắt đầu trở thành đơn vị kinh tế của XH. Trong XH ngoài sự phân biệt giữa người tự do với nô lệ đã xuất hiện sự phân biệt giữa kẻ giàu với người nghèo. - Sự liên minh các bộ lạc cùng thân tộc dẫn đến sự hợp nhất những lãnh thổ riêng của các bộ lạc thành lãnh thổ chung của bộ tộc; quyền lực của thủ lĩnh quân sự ngày càng được nâng cao, tập quán lựa chọn người kế thừa thủ lĩnh quân sự trong cùng một gia đình được hình thành theo kiểu thế tập, đó là cơ sở của chế độ vương quyền thế tập và quý tộc thế tập. Hệ quả của lần phân công lao động về mặt xã hội là: “toàn bộ chế độ thị tộc chuyển hoá thành cái đối lập với nó: từ một tổ chức của các bộ lạc nhằm giải quyết một cách tự do những công việc của mình, nó đã trở thành một tổ chức để cướp bóc và áp bức láng giềng Các cơ quan của nó, lúc đầu là công cụ của ý chí nhân dân, thì nay đã trở thành những cơ quan độc lập của sự thống trị và áp bức, nhằm chống 9 lại ngay chính nhân dân” (PH. Ăng –ghen, “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Sđd, tr.273). Việc xã hội loài người phát hiện ra kim loại, biết sử dụng và cải tiến công cụ lao động bằng kim loại đã làm cho năng xuất lao động không ngừng gia tăng, của cải làm ra không những đủ để cung cấp cho nhu cầu của xã hội mà còn có sự dư thừa. Từ đây xuất hiện nhu cầu trao đổi sản phẩm lao động làm ra của cộng đồng người nguyên thủy giữa các khu vực khác nhau. Cùng với năng suất lao động không ngừng tăng lên, xã hội loài người đã biết sử dụng đồng tiền làm thước đo giá trị sản phẩm trao đổi đã kích thích quá trình trao đổi, mua bán hàng hóa càng ngày càng tăng lên; từ đó xuất hiện một bộ phận dân cư chuyên làm nghề trao đổi, buôn bán sản phẩm làm cho xuất hiện một ngành nghề mới, đó là thương nghiệp. Ngành thương nghiệp ra đời là một trong những nguyên nhân làm cho xã hội CXNT có những biến động to lớn, cụ thể là: - Nền kinh tế nguyên thuỷ tự nhiên chuyển sang nền kinh tế sản xuất và trao đổi; chế độ sử hữu chung của thị tộc được thay thế bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của từng gia đình. - Trên một lãnh thổ, trước đây chỉ có những người cùng thị tộc, bộ lạc chung sống thì nay trên vùng lãnh thổ ấy đã có người của thị tộc, bộ lạc khác sinh sống. Những người đó có thể là người tự do hoặc nô lệ. Những người giàu có chuyên đi bóc lột, chuyên tước đoạt của cải vật chất để trở thành những người giàu có, trở thành giai cấp thống trị xã hội; những người nghèo khó bị bóc lột đến mức bần cùng hóa trở thành giai cấp bị trị. Họ có nhu cầu và lợi ích khác nhau, xung đột và mâu thuẫn với nhau. Nghiên cứu về giai đoạn phát triển tiếp theo của xã hội CXNT diễn ra với sự phân công lao động lần thứ ba, PH. Ăng – ghen, chỉ rõ “Sự phân công lao động này đẻ ra một giai cấp không tham gia vào sản xuất nữa, mà chỉ làm công việc trao đổi sản phẩm, đó là giai cấp thương nhân” (PH. Ăng - ghen, “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Sđd, tr.274); giai cấp này “tuy không tham gia sản xuất một tí nào, nhưng lại chiếm toàn quyền lãnh đạo sản xuất và bắt những người sản xuất phụ thuộc mình về mặt kinh tế; nó trở thành kẻ trung gian không thể thiếu được giữa hai người sản xuất và bóc lột cả đôi bên” (PH. Ăng –ghen, “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Sđd, tr.274). Tác động của sự phân công lao lần thứ ba này là “cùng với với sự mở rộng thương mại, cùng với tiền và nạn cho vay nặng lãi, với quyền sở hữu ruộng đất và chế độ cầm cố thì sự tích tụ và tập trung của cải vào trong tay giai cấp một số ít người cũng đã diện ra một cách nhanh chóng…, sự bần cùng hoá của quần chúng và đám đông dân nghèo cũng tăng lên” (PH. Ăng –ghen, “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Sđd, tr.280). Hệ quả của lần phân công lao động này là chế độ thị tộc, vốn sinh ra từ XH không biết đến một mâu thuẫn nội tại nào, nay tỏ ra bất lực; một XH mới ra đời, với những điều kiện kinh tế xã hội đã có sự thay đổi căn bản. Xã hội đã phân chia thành các giai cấp đối lập nhau và mâu thuẫn ngày càng gay gắt. “Muốn cho những mặt đối lập đó, những giai cấp có quyền lợi kinh tế mâu thuẫn đó, không đi đến chỗ tiêu 10 diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội trong một cuộc đấu tranh vô ích, thì cần phải có một lực lượng cần thiết, một lực lượng tựa hồ như đứng trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu sự xung đột và giữ cho xung đột đó nằm trong vòng “trật tự”. Và lực lượng đó, nảy sinh từ xã hội, nhưng lại đứng trên xã hội và ngày càng xa rời xã hội, chính là Nhà nước” (PH. Ăng - ghen, “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Sđd, tr.282). Theo PH. Ăng - ghen thì nhà nước ra đời là để thay thế cho chế độ thị tộc, nó nảy sinh từ nhu cầu quản lý, thống trị xã hội có giai cấp để thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội ấy, nó “tựa hồ như đứng trên các giai cấp đang đấu tranh với nhau, đã dập tắt cuộc xung đột công khai giữa họ và cùng lắm là để cho cuộc đấu tranh giai cấp diễn ra trong lĩnh vực kinh tế, dưới một hình thức được mệnh danh là hợp pháp” (PH. Ăng - ghen, “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Sđd, tr.280). Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, khi nghiên cứu về nguồn gốc nhà nước, V.I. Lênin đưa ra định nghĩa về nhà nước như sau: Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được. Bất kỳ ở đâu, hễ lúc nào và chừng nào về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được thì nhà nước xuất hiện. Ngược lại, sự xuất hiện nhà nước chứng tỏ những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hoà được. Như vậy, theo quan điểm của Học thuyết Mác - Lênin thì quá trình hình thành nhà nước là một tất yếu khách quan của tiến trình vận động và phát triển xã hội. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã từng bước tạo ra những điều kiện làm tan rã nền tảng của chế độ thị tộc và cũng từng bước đưa đến sự xuất hiện các yếu tố làm tiền đề cho sự hình thành nhà nước. Sự chuyển đổi của nền kinh tế xã hội làm xuất hiện chế độ tư hữu tài sản, dẫn đến sự phân hóa xã hội CXNT thành những kẻ giàu, người nghèo; xuất hiện giai cấp, mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp. Đó là những yếu tố quyết định sự xuất hiện nhà nước. Tóm lại, yếu tố quyết định cho sự xuất hiện của nhà nước là sự chuyển đổi của nền kinh tế xã hội từ chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất sang chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và tài sản, làm xuất hiện sự phân hoá xã hội thành kẻ giàu, người nghèo, làm xuất hiện sự phân chia xã hội thành các giai cấp có địa vị kinh tế, xã hội khác nhau và mâu thuẫn lẫn nhau. Nghĩa là chế độ tư hữu và sự phân chia xã hội thành giai cấp và đấu tranh giai cấp là điều kiện khách quan để nhà nước xuất hiện và tồn tại. c) Sự xuất hiện của một số nhà nước đầu tiên trong lịch sử - Một trong những nhà nước xuất hiện đầu tiên của xã hội loài người là Nhà nước A-ten. Nhà nước A-ten ra đời được coi là hình thức thuần tuý nhất, cổ điển nhất. Ở đây, “nhà nước nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ những sự đối lập giai cấp đã phát triển ngay trong nội bộ xã hội thị tộc” PH. Ăng –ghen, “Nguồn gốc gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” (Sđd, tr.281). - Nhà nước La Mã xuất hiện trên cơ sở sự chuyển hóa dần chế độ công xã nguyên thủy đã phát triển đến giai đoạn hình thành và củng cố chế độ tư hữu tài sản và xã hội đã có sự phân hóa kẻ giàu, người nghèo; giai cấp chủ nô, những người tự [...]... hình thức cơ bản được sử dụng phổ biến là xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật Phương pháp hoạt động của nhà nước để thực hiện chức năng cũng đa dạng nhưng có hai phương pháp được sử dụng một cách phổ biến là phương pháp giáo dục thuyết phục và phương pháp cưỡng chế Tuy nhiên, từng kiểu nhà nước khác nhau thì việc sử dụng hai phương pháp này cũng có sự khác nhau; ngay trong một nhà... định của pháp luật; mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật mà không phân biệt họ là ai; tích cực đấu tranh, phòng ngừa hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm Để thực hiện tốt nguyên tắc này, đòi hỏi hệ thống pháp luật phải ngày càng được hoàn thiện và khoa học, vừa đáp ứng yêu cầu trong nước vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập; đẩy... của nhà nước là pháp luật Ngoài những yêu cầu chung của nhà nước pháp quyền nêu trên, nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam còn có những đặc trưng riêng, cụ thể: - Quyền lực nhà nước là thống nhất không có sự phân chia nhưng được phân định rõ ràng và có sự phân công trong việc thực hiện ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp - Hệ thống pháp luật mang đậm tính nhân văn, trong đó văn bản Luật có vị trí... ta là nhà nước pháp quyền XHCN Nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước trong lịch sử nhân loại mà ở nhà nước đó thượng tôn và đề cao vai trò của pháp luật trong việc “cai trị”, quản lý xã hội Ở nhà nước pháp quyền, mọi chủ thể (bao gồm cá nhân, tổ chức và cả nhà nước) đều thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật, coi pháp luật là thước đo tính đúng đắn, tính hợp pháp trong hành... lập hiến và lập pháp (quyền lập pháp) ; Chính phủ và hệ thống cơ quan hành chính nhà nước là những cơ quan thực thi pháp luật (quyền hành pháp) ; Toà án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân là những cơ quan bảo vệ pháp luật (quyền tư pháp) Quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công, các cơ quan nhà nước phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ với nhau, chịu sự giám sát của các cơ quan đại diện và của... kỳ họp Quốc hội - Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh - Ra pháp lệnh về những vấn đề được Quốc hội giao 31 - Giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH; giám sát hoạt động của Chính phủ, TA NDTC, VKSNDTC, đình chỉ việc thi hành các văn bản của Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, TA NDTC, VKSNDTC trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và... các Ủy ban của Quốc hội được quy định tại Điều 21- Luật tổ chức Quốc hội: - Thẩm tra dự án luật, kiến nghị về luật, dự án pháp lệnh và các dự án khác, thẩm tra những báo cáo được QH hoặc UBTVQH giao, trình QH, UBTVQH ý kiến về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, thực hiện quyền giám sát, kiến nghị với UBTVQH về việc giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh và những vấn đề trong phạm vi nhiệm vụ, quyền... thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định; đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức Nhà nước; 2- Bảo đảm việc thi hành Hiến pháppháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân; tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháppháp luật trong nhân dân; 3- Trình dự án luật, pháp lệnh và các dự án khác trước Quốc... năng giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; bảo đảm thực thi pháp luật nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân Việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo đảm cho pháp luật được thực thi có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững xã hội Pháp luật - công cụ cơ bản của nhà nước trong việc quản lý xã hội được thực thi... nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa Đây cũng là một trong những nguyên tắc quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động của BMNNVN Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 12, Hiến pháp 1992, quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” Nội dung của nguyên tắc này là việc tổ chức và hoạt động của BMNNVN được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; . 1 NHẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG 2 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu môn Pháp luật đại cương Nhà nước và pháp luật (NN&PL) là những hiện tượng. nước và pháp luật Xã hội chủ nghĩa (XHCN); - Cơ chế điều chỉnh của pháp luật; - Khái quát về một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên. dụng phổ biến là xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật. Phương pháp hoạt động của nhà nước để thực hiện chức năng cũng đa dạng nhưng có hai phương pháp được sử dụng một cách

Ngày đăng: 19/06/2014, 18:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w