Vườn hoa Vietgarden

Một phần của tài liệu 1631691588so 38 - tap chi llang nghe viet nam 2021 mau (Trang 25 - 26)

Cách trung tâm thành phố Hà Nội chừng 5km về phía Nam, nằm trong khuôn viên khu Trường Bắn Yên Sở – vườn hồng Vietgarden (hay còn gọi là Vườn Hoa Việt) là cái tên được rất nhiều người biết đến – một trong những vườn bán hoa hồng cổ và hồng nhập ngoại đẹp và lớn nhất hiện nay. Khác xa với sự ồn ã, bụi bặm của chốn phồn hoa đô thị, nơi đây là sự hội tụ đầy đủ của muôn vàn hương sắc hoa hồng cùng phong cảnh thiên nhiên non nước hữu tình, thật khiến người ta khó rời chân.

Biết đến vườn hoa hồng Vietgarden đầu tiên là cái ấn tượng về một vườn hồng cổ và vườn hồng ngoại đẹp đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam. Từ năm 2013 – 2014 Vietgarden đã đi vào thử nghiệm sản xuất và cung cấp các giống hồng cổ và hồng nhập ngoại khi mà ở Việt Nam phong trào chơi hồng vẫn còn xa lạ. Với diện tích hơn 10.000m2 tại Hà Nội và nhiều vườn chi nhánh tại các tỉnh, cùng với việc sở hữu khối lượng hồng cổ đại thụ khủng quý hiếm lớn (hồng cổ sapa, hồng cổ Vân Khôi, Hồng điều cổ, Hồng đào cổ, Hồng cổ son môi, Hồng bạch ho….) và hơn 500 giống hồng ngoại hoa thơm và đẹp nổi tiếng từ khắp các quốc gia trên thế giới – Vietgarden là địa chỉ thường xuyên được các bạn yêu hoa hồng tìm đến.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Minh Tiến, Cục trưởng - Chánh Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, mỗi địa phương đều đặt ra các mục tiêu cụ thể về số lượng sản phẩm, một số địa phương chưa rà soát kỹ về tiềm năng sản phẩm, chưa hiểu rõ về yêu cầu của chương trình dẫn đến mục tiêu cao hơn so với điều kiện và khả năng triển khai chương trình. Chưa kể áp lực về thành tích, dẫn đến sự xuê xoa trong đánh giá và phân hạng sản phẩm.

Về định hướng dài hạn, cũng theo ông Tiến, Chương trình OCOP sẽ tập trung phát triển các sản phẩm có thế mạnh, lợi thế và đặc trưng của địa phương, gắn với yếu tố văn hóa, truyền thống; cần đẩy mạnh áp dụng công nghệ, đổi mới, sáng tạo để thúc đẩy chế biến, chế biến sâu, gắn với vùng nguyên liệu địa phương để hình thành các chuỗi giá trị sản phẩm OCOP đặc sắc và có giá trị cao.

Cha đẻ chương trình mỗi làng – một sản phẩm, năm 1979 (One Village-One Product), GS Norihiko Hiramatsu, Tỉnh trưởng tỉnh Oita, Nhật Bản, nói rằng: OVOP (Việt Nam học hỏi

và gọi là One Commune- One Product - OCOP) hướng tới mục tiêu chuyển đổi từ một xã hội định hướng GNP sang một xã hội định hướng GNS (tổng mức độ hài lòng quốc gia). Bắt đầu từ việc tăng thu nhập bình quân đầu người của người dân và xây dựng lòng tin để họ không bị cuốn theo những làn sóng lớn của nền kinh tế thị trường toàn cầu bỏ lại sau lưng là những làng mạc nghèo nàn, lạc hậu, chỉ có người già và trẻ con. Kế đó là định hướng xã hội hiện thực hóa bằng cách tập trung vào sự hài lòng về tinh thần của công dân chứ không chỉ là sự hài lòng về vật chất. “Mỗi làng, một sản phẩm” là hồi sinh, tái tạo nguồn lực từ mỗi cộng đồng địa phương bằng cách đánh thức, phát triển các nguồn lực tiềm năng của họ để tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao đồng thời bảo vệ môi trường.

Nói cách khác, cần tìm ra điều gì đó đặc biệt và phát triển nó thành một sản phẩm có thể bán trên thị trường toàn cầu, bằng cách tăng thêm giá trị vào đó. Do đó, nguyên tắc đầu tiên là hành động địa phương-Tư duy toàn cầu; Tự lực-Sáng tạo và biến OVOP thành thỏi nam châm thu hút nguồn lực sáng tạo, tăng giá trị sản phẩm độc đáo ở làng quê.

Một phần của tài liệu 1631691588so 38 - tap chi llang nghe viet nam 2021 mau (Trang 25 - 26)