1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx

103 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020
Tác giả Nguyễn Băng Đình
Trường học Đại Học Y - Dược Huế
Chuyên ngành Y tế
Thể loại Luận Văn Chuyên Khoa Cấp II
Năm xuất bản 2021
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,07 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (9)
    • 1.1. Đái tháo đường type 2 (9)
    • 1.2. Khái niệm bệnh không lây nhiễm (11)
    • 1.3. Nguyên nhân của bệnh không lây nhiễm (12)
    • 1.4. Tình hình bệnh không lây nhiễm trên thế giới (21)
    • 1.5. Tình hình bệnh không lây nhiễm tại việt nam (26)
    • 1.6. Phương pháp điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm (29)
    • 1.7. Nhu cầu đánh giá thực trạng bệnh không lây nhiễm ở nhóm đối tượng cán bộ Trung-Cao cấp tại thành phố Đà Nẵng (32)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (33)
    • 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu (33)
    • 2.3. Thiết kế nghiên cứu (33)
    • 2.4. Cỡ mẫu (34)
    • 2.5. Các bước tiến hành (34)
    • 2.6. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá (34)
    • 2.7. Xử lý số liệu (40)
    • 2.8. Sơ đồ nghiên cứu (41)
    • 2.9. Đạo đức nghiên cứu (42)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (43)
    • 3.1 Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu (43)
    • 3.2. Tỷ lệ mắc đái tháo đường (51)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường (54)
    • 3.4. Tương quan giữa glucose máu đói, thời gian mắc bệnh, HbA1c với một số yếu tố nhóm nghiên cứu (59)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (65)
    • 4.1 Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu (65)
    • 4.2. Tỷ lệ mắc đái tháo đường týp 2 (74)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan đến đái tháo đường (78)
    • 4.4. Tương quan giữa glucose máu đói, thời gian mắc bệnh, HbA1c với một số yếu tố nhóm nghiên cứu (80)
  • PHỤ LỤC (96)

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC NGUYỄN BĂNG ĐÌNH NGHIÊN CỨU ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở CÁN BỘ TRUNG CAO CẤP ĐẾN KIỂM TRA SỨC KHỎE TẠI KHOA KHÁM[.]

TỔNG QUAN

Đái tháo đường type 2

1.1.1 Định nghĩa đái tháo đường Đái tháo đường là bệnh nội tiết liên quan đến rối loạn chuyển hóa glucose [5], chiếm 60 - 70% tổng số các bệnh nội tiết Cơ chế bệnh sinh chủ yếu của ĐTĐ là thiếu insulin tuyệt đối (ĐTĐ týp 1) hoặc tương đối (ĐTĐ týp

2), gây tăng nồng độ glucose máu [16] Tăng glucose máu mạn tính trong ĐTĐ sẽ gây tổn thương, rối loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu[5]. Đái tháo đường týp 2 (ĐTĐ típ 2) được đặc trưng bởi tăng đường huyết và tăng insulin máu do kháng insulin [78].

1.1.2 Dịch tễ học bệnh đái tháo đường Đái tháo đường là nguyên nhân thứ phát phổ biến của tăng lipid máu, đặc biệt nếu việc kiểm soát đường huyết kém [57].

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính, phức tạp, đòi hỏi sự chăm sóc y tế liên tục với các chiến lược giảm nguy cơ đa yếu tố ngoài việc kiểm soát đường huyết Việc giáo dục và hỗ trợ tự quản lý liên tục là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng cấp tính và giảm nguy cơ biến chứng lâu dài [53].

Bệnh ĐTĐ là một trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến nhất hiện nay trên toàn cầu, theo báo cáo của hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF), năm

2013 có khoảng 381,8 triệu người tuổi từ 20-79 mắc bệnh ĐTĐ, chiếm tỷ lệ8,3% Trong đó nơi có tỷ lệ ĐTĐ cao nhất là khu vực Trung Đông và NamPhi với tỷ lệ 10,9% Tiếp đến là khu vực Bắc Mỹ và Caribê với 9,6% Trong khi đó vùng Đông Nam Á 8,7%, Trung Mỹ 8,2%, khu vực Tây Thái BìnhDương 8,1%, châu Âu 6,8% và châu Phi 5,7%.

Những báo cáo mới đây của hiệp hội ĐTĐ quốc tế cũng khẳng định tỷ lệ ĐTĐ típ 2 chiếm khoảng 85%-95% tổng số bệnh nhân ĐTĐ ở các nước phát triển và tỷ lệ này thậm chí còn cao hơn ở các nước đang phát triển

Tại Việt Nam, tỷ lệ này cũng gia tăng nhanh, đặc biệt ở các thành phố lớn Năm 2012, Bệnh viện Nội tiết Trung Ương công bố tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ sau 10 năm tại nước ta đã tăng từ 2,7% lên 6%, đây là con số đáng báo động.

Bệnh ĐTĐ là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng và gây ra nhiều biến chứng Theo IDF, bệnh ĐTĐ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 4-5 ở các nước phát triển và đang được coi là một dịch bệnh ở nhiều nước đang phát triển, những nước mới công nghiệp hóa.

Từ 20–79 tuổi, được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường từ 207 quốc gia. Những con số này tổng hợp bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2; tuy nhiên, bệnh tiểu đường loại 1 trung bình chiếm một tỷ lệ nhỏ (lên đến 10%) các trường hợp phổ biến là loại 2 [60].

1.1.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường. Để chẩn đoán ĐTĐ, hiện nay người ta dùng tiêu chuẩn chẩn đoán mới của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ ADA 2019 Chẩn đoán xác định ĐTĐ nếu có một trong 4 tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau [3], [5]:

2 Glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dl (≥ 7mmol/l) (đói có nghĩa là trong vòng 8 giờ không được cung cấp đường).

3 Glucose huyết tương 2 giờ sau uống 75g glucose ≥200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.

4 Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥200mg/dl (≥11,1mmol/l),kèm theo ba triệu chứng lâm sàng tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân không giải thích được hoặc có cơn tăng glucose máu cấp.

Khái niệm bệnh không lây nhiễm

Bệnh không lây nhiễm (BKLN) là bệnh không truyền từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người [2] BKLN là tình trạng suy giảm về cấu trúc hay chức năng cơ thể dẫn đến những thay đổi về đời sống thông thường của người bệnh trong một khoảng thời gian dài (Nguồn: EURO symposium in 1957) Hầu hết BKLN là bệnh mạn tính, khó chữa khỏi.

Thuật ngữ “Bệnh không lây nhiễm (BKLN)” được sử dụng để phân biệt với các bệnh nhiễm trùng và lây nhiễm, tuy nhiên vài bệnh thuộc nhóm này cũng có nguyên nhân liên quan đến yếu tố nhiễm trùng như ung thư cổ tử cung, ung thư gan Đôi khi thuật ngữ “Bệnh của lối sống” được sử dụng do nhiều BKLN cùng có chung các hành vi nguy cơ BKLN còn được gọi là “Bệnh mạn tính” bởi vì chúng có những đặc điểm chung là quá trình hình thành bệnh diễn ra trong nhiều năm, thường là bắt đầu từ tuổi trẻ; bệnh diễn biến kéo dài; đòi hỏi việc điều trị có hệ thống và lâu dài…

Có rất nhiều loại BKLN khác nhau, tuy nhiên hiện nay WHO khuyến cáo tập trung vào 4 nhóm bệnh chính gồm bệnh tim mạch (đột quỵ, suy tim, bệnh mạch vành…), đái tháo đường (ĐTĐ) - chủ yếu là type II, các bệnh ung thư và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) Những BKLN này có tỷ lệ mắc cao và là nguyên nhân chủ yếu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành Do những BKLN này ngoài việc có tỷ lệ mắc lớn và là nguyên nhân chủ yếu gây tàn tật và tử vong ở người trưởng thành, chúng còn có chung các yếu tố nguy cơ (các yếu tố góp phần làm bệnh phát triển) Bên cạnh đó những bệnh này có chung một số yếu tố nguy cơ có thể phòng, tránh được, vì vậy kiểm soát những yếu tố nguy cơ chung có thể phòng ngừa được đồng thời các bệnh này Bệnh không lây nhiễm, theo WHO, là các bệnh mạn tính, không lây từ người này sang người khác, bệnh mắc lâu dài và tiến triển chậm.

Bốn nhóm bệnh bao gồm các bệnh tim mạch, các bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường, và các bệnh hô hấp mạn tính [2] Bốn nhóm này thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài này và gọi là “Bệnh không lây nhiễm”, viết tắt “BKLN”, sự định hướng này là theo hướng dẫn của WHO năm 2009 khi thiết lập hệ thống toàn cầu phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Nguyên nhân của bệnh không lây nhiễm

1.3.1 Chuỗi nguyên nhân của bệnh không lây nhiễm

- Yếu tố về hành vi lối sống bao gồm hút thuốc lá, lạm dụng rượu- bia, dinh dưỡng không hợp lý và ít hoạt động thể lực Các yếu tố nguy cơ về hành vi sẽ dẫn tới các biến đổi về sinh lý/chuyển hóa hay còn gọi là yếu tố nguy cơ trung gian/tình trạng tiền bệnh bao gồm: tăng huyết áp (THA), thừa cân béo phì, tăng đường máu và rối loạn lipid máu Đái tháo đường làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch cũng như gia tăng tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch

Bảng 1.1 Hành vi nguy cơ chung của một số bệnh không lây nhiễm chủ yếu

Các bệnh không lây nhiễm chủ yếu

Tim mạch* Đái tháo đường Ung thư

COPD** và hen phế quản

Hút thuốc + + + + Ăn uống không hợp lý + + + Ít hoạt động thể lực + + +

* Bệnh tim mạch: Bệnh mạch vành, đột quỵ, tăng huyết áp

** COPD: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bảng 1.2 Yếu tố nguy cơ sinh chuyển hóa chung của một số bệnh không lây nhiễm

Các bệnh không lây nhiễm chủ yếu Tim mạch* Đái tháo đường Ung thư COPD** và hen phế quản

- Nhóm thứ hai là các yếu tố sinh học hay còn gọi là các yếu tố nguy cơ không thể thay đổi được Một số yếu tố sinh học quan trọng bao gồm:

+ Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao do phơi nhiễm với các yếu tố nguy cơ trong thời gian dài, đồng thời sức đề kháng cơ thể giảm sút.

+ Giới: mỗi giới có nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm khác nhau. + Đặc điểm kiểu gen: kiểu gen khác nhau thì nguy cơ mắc bệnh không lây nhiễm cũng khác nhau Bệnh đái tháo đường đã được chứng minh là có liên quan đến khiếm khuyết gen.

1.3.2 Một số yếu tố nguy cơ về hành vi lối sống của các bệnh không lây nhiễm

-Các YTNC thuộc về hành vi lối sống vô cùng quan trọng trongBKLN Kiểm soát tốt các YTNC này là cách hiệu quả nhất trong phòng chốngBKLN Theo Tổ chức Y tế thế giới, 80% bệnh tim mạch, đái tháo đường và40% ung thư có thể phòng được thông qua thực hiện lối sống lành mạnh loại bỏ các YTNC hành vi.

-Trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 loại hóa chất Trong đó có hàng trăm loại hoá chất có hại cho sức khoẻ bao gồm hơn 70 chất gây ung thư Hút thuốc là yếu tố nguy cơ của hàng loạt BKLN như: tai biến mạch máu não, bệnh đường hô hấp mạn tính như bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính, ung thư (phổi, gan, dạ dày, vòm họng, thực quản, tụy, cổ tử cung, miệng, bạch cầu) bệnh tim thiếu máu cục bộ, đái tháo đường Năm 2010, ước tính hút thuốc lá gây ra 16,9% tổng số ca tử vong tương đương 74.710 ca tử vong và 8,8% tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY, chủ yếu là do các BKLN (97% tổng tử vong và 94% tổng số DALY liên quan hút thuốc lá là do BKLN) Năm 2020 GOLD khuyến cáo hút thuốc lá kể cả thuốc lá điện tử đều tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

-Sử dụng thuốc lá đang có xu hướng gia tăng tại các nước có thu nhập trung bình và thấp 80% số người sử dụng thuốc lá là tại các nước có thu nhập trung bình và thấp Việt Nam là một trong 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất trên thế giới, trung bình 2 nam giới từ 15 tuổi trở lên có một người hút thuốc [7].

-COPD là nguyên nhân hàng đầu gây mất số năm sống được điều chỉnh theo khuyết tật (DALYs) đứng thứ 12 trên thế giới, chiếm 2,1% tổng số bệnh. Theo dự báo, COPD sẽ là nguyên nhân thứ bảy gây ra bệnh DALYs trên toàn thế giới vào năm 2030 [62].

-Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 87% trong số 177.000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại là do các nguyên nhân khác như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di truyền 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá Giả định nguy cơ của những người không hút thuốc lá bị ung thư phổi là 1 thì nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc Các loại ung thư các bộ phận thuộc đầu và cổ bao gồm ung thư thực quản, thanh quản, lưỡi, tuyến nước bọt, môi, miệng và họng Quyết định phòng chống tác hại thuốc lá được thủ tướng chính phủ thông qua 2013 là Giảm nhu cầu sử dụng và kiểm soát để từng bước giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá tiêu thụ tại thị trường Việt Nam nhằm giảm nguy cơ bệnh tật và tử vong do sử dụng thuốc lá gây ra [].

-Hút thuốc lá và nghiện rượu là hai yếu tố mạnh nhất gây ung thư ở các bộ phận thuộc đầu và cổ Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới 10 lần người không hút thuốc Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm từ 25 tới 50% nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu Hút thuốc gây nên 80% trong tổng số ung thư thanh quản Người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người không hút thuốc. Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước bọt, miệng và vòm họng Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp 27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút thuốc Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần hơn người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang Trong tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40- 70% là do sử dụng thuốc lá Ở Ethiopia , những người trưởng thành đã kết hôn có nhiều khả năng sử dụng thuốc lá hơn so với chưa kết hôn [70] Tỷ lệ hút thuốc hiện tại của nam giới ở các nhóm tuổi không khác biệt có ý nghĩa thống kê; nhưng tỷ lệ hút thuốc hiện nay có xu hướng giảm dần theo sự gia tăng của trình độ học vấn [64]

-Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính Mối liên quan giữa sử dụng thuốc và các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mạnh tương tự như mối liên quan giữa hút thuốc và ung thư phổi Bởi vì người hút thuốc thường bị suy yếu chức năng niêm mạc phế quản hơn những người không hút thuốc, họ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ môi trường, lây nhiễm và các khói độc Ước tính các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính ở người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với người không hút thuốc và sử dụng thuốc lá có thể liên quan tới hầu hết các ca tử vong mắc các bệnh viêm phổi tắc nghẽn mạn tính Ở người hút thuốc bệnh hen sẽ bị nặng hơn Người mắc bệnh hen kèm theo hút thuốc thì tăng thêm các triệu chứng như tăng tiết nhiều đờm, giảm hoạt động của lông mao, dễ bị nhiễm bệnh, dễ bị dị ứng và ảnh hưởng tới sự lưu thông khí ở các đường thở nhỏ Một nghiên cứu về tỷ lệ tử vong vì bệnh hen trong số người đang hoặc đã từng hút thuốc gấp đôi so với người không hút thuốc: 3,7/100.000 so với 8,3/100.000 Hút thuốc làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể Nguy cơ viêm đường hô hấp như viêm phổi và bệnh cúm ở người hút thuốc cao hơn ở người không hút thuốc Người hút thuốc không chỉ mắc bệnh tật nhiều hơn mà họ còn phải chịu đựng bệnh tật mắc ở mức độ nặng hơn Khói thuốc có thể gây ra loạn nhịp tim Một tác động quan trọng khác là gây tăng huyết áp cấp tính và tăng huyết áp dao động Những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp 2– 4 lần và tử vong nhiều hơn khoảng 70% do bệnh này so với người không hút thuốc.

1.3.2.2 Hành vi sử dụng rượu, bia

-Kết quả điều tra về các yếu tố nguy cơ của một số BKLN năm 2009 tại Việt Nam cho thấy 6% nữ và 70% nam từ 25- 64 tuổi có uống rượu, bia trong tháng; trong đó khoảng 40% nam giới ở độ tuổi này tiêu thụ rượu, bia ở mức có hại và nguy hiểm (từ 4 ly chuẩn trở lên một ngày, tương đương khoảng 56 gam cồn nguyên chất) Tỷ lệ uống rượu quá mức (ít nhất 60 gam trong ít nhất một lần trong 30 ngày qua) là 5,5% ở nam giới uống rượu và0,8% nữ giới uống rượu Tình trạng sử dụng rượu bia trên thế giới, đặc biệt là ở một số nước Đông Nam Á cùng chúng ta vẫn đang là một vấn đề nổi cộm. Tại Đông Timor (năm 2014), tỷ lệ người đã từng uống rượu chiếm 57,7% Tỷ lệ uống rượu ở mức có hại là 14,5% Trong khi đó, tỷ lệ đã từng uống rượu bia của đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu một số nguy cơ của bệnh không lây nhiễm tại Bangladesh (năm 2010) cao gấp hơn 2 lần nước Đông Timor, tức đạt tới 94,4% Nguy hiểm hơn nữa là tỷ lệ uống rượu ở mức có hại chiếm 66,7% Sử dụng rượu, bia quá mức liên quan tới nhiều bệnh mạn tính và chấn thương Gánh nặng quy thuộc một số vấn đề sức khoẻ liên quan đến sử dụng rượu, bia; bao gồm: rối loạn tâm thần do sử dụng rượu, xơ gan, tai biến mạch máu não, ung thư gan, ung thư miệng/hầu họng, ung thư thực quản, ung thư vú, động kinh, chấn thương do tai nạn giao thông và bạo lực. Tổng cộng, sử dụng rượu, bia gây ra 5,7% tổng số ca tử vong và 4,7% tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY của Việt Nam năm 2010 Khoảng 3/4 gánh nặng bệnh tật liên quan rượu, bia là do BKLN Tác động về mặt sức khỏe của việc sử dụng rượu, bia là rất lớn Theo thống kê của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế, có tới 4,4% người dân Việt Nam phải gánh chịu bệnh tật do hậu quả của rượu, bia mang lại Năm 2016 quyết định Thủ tướng Chính phủ quy định về hạn chế sử dụng rượu bia đặc biệt cán bộ, công nhân, viên chức không sử dụng rượu bia trong công sở cũng như trong thời gian làm việc [48].

-Uống rượu nhiều liên quan với tăng huyết áp Tăng huyết áp thấy ở 20- 30% số người lạm dụng rượu Hơn nữa, rượu còn liên quan đến rối loạn nhịp tim Đối với gan, tác dụng phụ chính của lạm dụng rượu là gây tổn thương gan cho dù mới uống một gia đoạn ngắn nhưng uống nhiều Đây là 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở nhiều nước phát triển Uống rượu còn liên quan với sự hình thành viêm gan và xơ gan Với hệ tiêu hoá, uống rượu liên quan đến viêm thực quản, viêm dạ dày, loét dạ dày, viêm tụy.

Sử dụng rượu cũng làm tăng tỷ lệ ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản, dạ dày, gan, ung thư tụy, ruột và phổi.

1.3.2.3 Chế độ ăn không hợp lý

-Một vấn đề trong ăn uống không hợp lý đã được chứng minh có liên quan mật thiết đến BKLN bao gồm: ăn không đủ rau, ăn nhiều muối, nhiều đường, nhiều chất béo và dư thừa năng lượng Mặc dù đã có những cải tiến về dinh dưỡng, nhưng vẫn còn nhiều điều lo ngại liên quan đến chế độ ăn uống, đặc biệt là liên quan đến BKLN Yếu tố nguy cơ của ung thư, chủ yếu ung thư dạ dày và đại- trực tràng là ăn quá ít chất xơ, rau, quả, sữa, can xi và ăn thừa thịt bò, thịt chế biến và muối Đái tháo đường liên quan ăn thiếu ngũ cốc nguyên cám và ăn thừa thịt bò, thịt chế biến và đồ uống có đường Thừa cân, béo phì là hậu quả của việc ăn thừa thực phẩm, đặc biệt đồ uống ngọt, đồng thời là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật Nghiên cứu của Viện dữ liệu và đánh giá y tế cho thấy, gánh nặng bệnh tật do chế độ ăn năm 2010 ước tính là 23% tổng số tử vong và 9,5% tổng số DALY.

-Ăn ít rau, quả: Rau quả là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống ô xy hoá cho cơ thể Khẩu phần ăn thiếu rau, quả có nguy cơ gây ung thư (đại- trực tràng), bệnh tim mạch Khoảng 2,7 triệu người trên thế giới được cứu sống nếu khẩu phần ăn có đủ rau xanh 26,7 triệu người (1,8%)DALY toàn cầu là do khẩu phần ăn không có đủ rau xanh Trong tổng số gánh nặng bệnh tật do ăn thiếu rau xanh gây ra thì bệnh tim mạch chiếm 85%,ung thư 15% Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị ăn ít nhất 400 gam rau,quả/ngày Mức tiêu thụ trái cây và rau trung bình mỗi ngày vẫn là 267 g đối vớiQuatar (năm 2012) [74] Tại Đông Timor (năm 2014), gần như cả 7 ngày/tuần mọi người đều ăn rau trong bữa ăn của mình [75] Tuy nhiên hiện nay, một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người dân còn ăn ít hơn 5 đơn vị chuẩn rau/trái cây trên 1 ngày theo khuyến cáo của WHO là khá cao, như tại Đông Timor tỷ lệ này chiếm tới 77,5% [75] Nguy cơ ăn trái cây và rau quả hàng ngày ở mức thấp.

Tình hình bệnh không lây nhiễm trên thế giới

Các bệnh không lây nhiễm (BKLN) như tim mạch, béo phì, đái tháo đường, ung thư và bệnh hô hấp mãn tính đang gia tăng nhanh chóng và trở nên phổ biến ở người trẻ tuổi, cả nam lẫn nữ và là bệnh có những tác động đáng sợ đến cả kinh tế - xã hội Tử vong do các BKLN luôn chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng lên ở hầu hết quốc gia trên thế giới Năm 2005, trong tổng số 58 triệu trường hợp tử vong trên thế giới thì có khoảng 35 triệu (60%) là do BKLN, 5 triệu người (9%) là do chấn thương, còn lại là do bệnh truyền nhiễm Phần lớn các trường hợp tử vong (80%) do BKLN xảy ra ở các nước đang phát triển Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu 2010, trong tổng số 52,7 triệu ca tử vong năm 2010, 65.5% là do các BKLN Như vậy tỷ lệ này tăng 30% so với năm 1990, chủ yếu do tăng trưởng dân số và già hóa dân số Năm trong 10 nguyên nhân tử vong chính toàn cầu là BKLN, dù chỉ 3 trong 10 nguyên nhân tử vong sớm là do BKLN (tử vong sớm đo bằng YLL) toàn cầu và trong cả khu vực Tây Thài Bình Dương (bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đái tháo đường) Điều đáng báo động là các ca tử vong do các BKLN ở các nước đang phát triển xảy ra ở nhóm trẻ hơn Theo WHO, năm

2011 ước tính ở các nước có thu nhập cao, tỷ lệ tử vong do BKLN đối với người dưới 70 tuổi khoảng 26%, trong khi ở các nước thu nhập thấp và trung bình tại Đông Nam Á là 56% và Tây Thái Bình Dương là 40% Tuổi trung bình của những người bị cơn đau tim lần đầu tiên ở Đông Nam Á là 53 tuổi, thấp hơn 6 tuổi so với tuổi trung bình trên toàn cầu.

Biểu đồ 1.1 Nguyên nhân tử vong toàn cầu

Hàng năm, có 7,6 triệu người tử vong do ung thư, chiếm 21%, trong đó ung thư phổi 1,4 triệu người Khoảng 70% số người chết do ung thư ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình và số người chết do ung thư trên toàn thế giới được dự báo sẽ tiếp tục tăng và lên đến 11 triệu người vào năm

2030 Hơn 30% trường hợp ung thư có thể phòng tránh được nếu áp dụng các biện pháp dự phòng và điều trị phù hợp.

Theo xếp loại 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất của Tổ chức Y tế thế giới (TCYTTG), thì các bệnh tim mạch, tai biến mạch não, ung thư, phổi tắc nghẽn mạn tính và đái tháo đường là những bệnh đứng vị trí đầu về thứ hạng có tỉ lệ tử vong Đặc biệt, có đến 80% các ca tử vong do bệnh không lây nhiễm trên thế giới là ở các nước đang phát triển Các nước có thu nhập thấp và tập trung ở những người nghèo với những điều kiện chất lượng cuộc sống chưa tốt, ít có khả năng đáp ứng điều trị và tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe còn hạn chế, kiến thức dự phòng và tự chăm sóc bản thân thiếu [63].

Dự báo của WHO cho thấy trên toàn cầu tỷ lệ tử vong do BKLN sẽ tăng 15% trong khoảng thời gian từ 2010-2020 (sẽ là khoảng 44 triệu ca tử vong) Tỷ lệ tăng cao nhất (khoảng 20%) là ở khu vực châu Phi, Đông Nam Á, Đông Âu Khu vực có số ca tử vong do BKLN cao nhất vào năm 2010 là Đông Nam Á (10.4 triệu ca) và Tây Thái Bình Dương (12.3 triệu ca) Vào năm 2030, các nước có thu nhập thấp sẽ có số ca tử vong do các BKLN cao hơn 8 lần so với con số này ở các nước có thu nhập cao.

Khoảng 80% trường hợp tử vong do bệnh mãn tính xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình Những ca tử vong này xảy ra với số lượng ngang nhau giữa nam và nữ Mối đe dọa đang gia tăng - số lượng người, gia đình và cộng đồng bị ảnh hưởng ngày càng tăng Mối đe dọa ngày càng tăng này là một nguyên nhân không được đánh giá cao của đói nghèo và cản trở sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia [79]

Các BKLN có thể ngăn ngừa được bằng các biện pháp giám sát và kiểm soát ca bệnh, phát hiện sớm và điều trị tích cực; truyền thông và can thiệp hiệu quả giảm các yếu tố nguy cơ như hành vi sử dụng thuốc lá, chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, ít vận động và sử dụng rượu, bia Nếu các yếu tố nguy cơ chính được phòng ngừa thì có thể giảm được 1/3 số bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường và 40% bệnh nhân ung thư mỗi năm.

WHO đã phân tích thực trạng tử vong do bệnh không lây nhiễm theo mức độ phát triển kinh tế là kinh tế phát triển thấp, trung bình, và cao (low,middle and high income countries) Có 144 nước được xếp theo nhóm kinh tế phát triển thấp và trung bình và có 79% (27,5 triệu) số người tử vong do bệnh không lây nhiễm là của các nước này trong năm 2004 Khoảng 50% (13,7 triệu) người mất sớm, dưới tuổi 70 do các nguyên nhân có thể phòng tránh có hiệu quả đối với các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, các bệnh ung thư, hen phế quản ở các nước này Báo cáo cũng chỉ rõ 2 nhóm nguyên nhân làm gia tăng số người tử vong ở các nước chậm phát triển do các bệnh này là vì i) Tỷ lệ người hút thuốc lá tăng cao, dinh dưỡng và nấu thức ăn không an toàn, ít vận động thể lực và lạm dụng rượu bia; và ii) Hệ thống chăm sóc y tế đối với bệnh nhân mắc bệnh không lây nhiễm hoạt động không hiệu quả [4] Kế hoạch hành động của WHO điều phối toàn cầu bao gồm như sau:

Phạm vi hoạt động (Scope): Phạm vi hoạt động bao gồm kiểm soát bốn nhóm bệnh chính bao gồm các bệnh tim mạch, các bệnh ung thư, bệnh đái tháo đường, và các bệnh hô hấp mạn tính và kiểm soát bốn nhóm bệnh này chia chung 4 nhóm nguyên nhân, nguy cơ chính là hút thuốc lá, uống rượu bia, ít vận động thể lực và dinh dưỡng không an toàn.

Tầm chiến lược (Vision): Hệ thống phòng chống bệnh không lây nhiễm của

WHO nhằm kiểm soát có hiệu quả nguy cơ mắc bệnh, giảm tỷ lệ mới mắc, giảm tỷ lệ tử vong do 4 nhóm nguyên nhân đã xác định thông qua hợp tác quốc tế có hiệu quả, tập trung cho các nước có nền kinh tế phát triển thấp và trung bình.

Nhiệm vụ (Misions): Hệ thống phòng chống bệnh không lây nhiễm của

WHO nhằm cung cấp và tài trợ cho các nước có nền kinh tế phát triển thấp và trung bình cho việc duy trì “Kế hoạch hành động” (The action plan) theo chiến lược toàn cầu (Global stratergy) cho việc phòng tránh và kiểm soát bệnh không lây nhiễm bằng các điều phối, hỗ trợ, kích thích sự phối hợp của các nhà tài trợ trên toàn thế giới và của mỗi quốc gia thành viên.

Mục tiêu chung (Goals): i) Đẩy mạnh và nâng cao công tác phòng tránh và kiểm soát bệnh không lây nhiễm và các nguyên nhân có hiệu quả ở các nước có nền kinh tế phát triển thấp và trung bình; ii) Tăng ngân sách hoạt động và phát triển nhân lực cho công tác này và iii) Thúc đẩy sự phối hợp hành động có hiệu quả của các ngành kinh tế, phối hợp đa trung tâm ở mức toàn cầu và khu vực, có chiến lược hoạt động cho mỗi quốc gia cho việc duy trì các hoạt động và nâng cao năng lực.

Mục tiêu cụ thể (Objectives): Hệ thống phòng chống bệnh không lây nhiễm của WHO và của mỗi quốc gia điều phối các hoạt động đa ngành để đạt được mục tiêu với sự tham gia của các lực lượng chính trị, xã hội và y tế công cộng nhằm duy trì ổn định sự hoạt động của hệ thống phòng chống bệnh không lây nhiễm.

Hệ thống (NCD-net): Dựa vào hệ thống hiện hành của WHO đã thiết lập với các nước thành viên trên toàn thế giới với chuẩn mực kỹ thuật, tiêu chuẩn, đạo đức và lập chiến lược hành động dựa vào bằng chứng nhằm phòng tránh và kiểm soát bệnh không lây nhiễm có hiệu quả.

Năm 2010, báo cáo toàn cầu về bệnh không lây nhiễm được WHO công bố Báo cáo chỉ rõ năm 2008, trong số 57 triệu người tử vong trên toàn cầu, có

36 triệu (chiếm 63%, cao hơn năm 1990 là 58%) là bệnh không lây nhiễm bao gồm các bệnh tim mạch, các bệnh ung thư, đái tháo đường, và các bệnh hô hấp mạn tính Trong tổng số BKLN, 80% số tử vong thuộc về các nước phát triển thấp và trong bình, và các bệnh này là nguyên nhân gây tử vong ở nhóm người dưới 70 tuổi và ở nhóm tuổi lao động, ảnh hưởng chiến lược phòng chống đói nghèo trên thế giới Đó là, phân bố tử vong ở người trẻ hơn 60 tuổi ở các nước đang phát triển là 29%, trong khi đó chỉ có 13% số người tử vong do bệnh không lây nhiễm ở các nước phát triển Tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm đang tăng nhanh trên phạm vi toàn cầu Đến năm 2013, so với 2008, BKLN tăng 82% ở các nước phát triển thấp, 70% tăng ở các nước phát triển trung bình, và chỉ tăng 40% ở các nước phát triển cao.

Tình hình bệnh không lây nhiễm tại việt nam

Ung thư; 14; 14.00% bệnh về hô hấp; 8; 8.00%

Bệnh truyễn nhiễm, chết mẹ, chết chu sinh và dinh dưỡng ; 16; 16.00%

Biểu đồ 1.2 Ước tính tỷ lệ chết do BKLN Việt Nam khoảng 75%

Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu, ở Việt Nam năm 2010,BKLN chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY BKLN đang gia tăng có nguyên nhân từ quá trình công nghiệp hóa, toàn cầu hóa, tuổi thọ ngày càng cao Phần lớn các bệnh không lây nhiễm có chung yếu tố nguy cơ về hành vi có thể thay đổi được như hút thuốc lá, chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể chất, uống rượu bia

- Tăng tim mạch: Mặc dù chưa có nguồn số liệu thường xuyên toàn quốc về tình hình bệnh tăng huyết áp, nhưng số liệu của một số nghiên cứu từ năm 1976 trở lại đây cho thấy bệnh tăng huyết áp có xu hướng gia tăng rõ rệt. Nếu như năm 1976, số liệu từ một nghiên cứu cho thấy 1.9% dân số trưởng thành ở Miền Bắc mắc bệnh tăng huyết áp thì đến năm 2008, tỷ lệ mắc toàn quốc đối với người trưởng thành (trên 25 tuổi) là 27.2%.

- Ung thư: Hiện có khoảng 200 loại ung thư Số người mới mắc ung thư một năm ở Việt Nam ước tính là 125 036 theo Golbocan năm 2012 và 126

307 theo số liệu ước tính từ hệ thống ghi nhận ung thư từ 6 tỉnh, thành phố năm 2010 Dự báo vào năm 2020 sẽ có ít nhất 189 344 ca ung thư mới mắc. Trong số ca ung thư, nữ chiếm 43% và nam giới 57% Bốn loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới là ung thư gan, phổi, dạ dày và đại trực tràng, chiếm 66% tổng số ca ung thư mới mắc ở nam giới Ở nữ giới bốn loại phổ biến nhất là ung thư vú, phổi, gan, cổ tử cung, chiếm gần 50% tổng số ca ung thư mới mắc ở nữ Tỷ lệ bệnh nhân ung thư cho thấy chung các loại ung thư 28.6% bệnh nhân đến giai đoạn I và II, đối với ung thư vú 50.5% đến sớm, ung thư cổ tử cung 46% đến sớm và ung thư đại trực tràng 32.2% đến sớm Các số liệu này dựa vào các trường hợp được phát hiện và đến điều trị, những trường hợp không đến cơ sở y tế không được ghi nhận.

- Rối loạn tâm thần - thần kinh: Ước tính tại Việt Nam cho đến nay mới có một cuộc khảo sát dịch tễ học được tiến hành vào đầu năm 2000 của bệnhViện Tâm thần trung ương I ở phạm vi toàn quốc Kết quả cho thấy 10 bệnh rối loạn tâm thần phổ biến nhất cộng lại ảnh hưởng đến 14.9 % dân số Trong số này, phổ biến nhất là lạm dụng rượu bia (5.5%), trầm cảm (2.8%) và lo lắng

(2.6%) Gần 3 triệu người Việt Nam mắc các rối loạn tâm thần nghiêm trọng điển hình (tâm thần phân liệt, trầm cảm, rối loạn lưỡng cực và các biểu hiện nghiêm trọng khác về lo âu và trầm cảm).

- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Bệnh đường hô hấp mạn tính là các bệnh mạn tính ảnh hưởng tới đường thở và các cơ cấu của phổi Những bệnh phổ biến nhất trong nhóm bệnh này là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen suyễn ( hen phế quản), dị ứng đường hô hấp, bệnh phổi nghề nghiệp Tỷ lệ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ước tính là 4.2%, trong đó tỷ lệ mắc ở nam giới là 7.1% và nữ giới là 1.9% Chưa có số ước tính về tỷ lệ mắc hen suyễn toàn quốc, nhưng các ước tính quy mô tỉnh dao dộng từ 1.1% đến 5.35% Hen suyễn xảy ra nhiều nhất ở lứa tuổi 5 đến 15 tuổi.

Các yếu tố ảnh hưởng tới bệnh hô hấp mạn tính chủ yếu là hút thuốc lá, ô nhiễm không khí trong nhà, ô nhiễm không khí bên ngoài nhà, tác nhân gây dị ứng, yếu tố môi trường làm việc.

Biểu đồ 1.3 Xu hướng bệnh tật tại bệnh viện

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và Chính sách Y tế tại Việt Nam các BKLN cũng đang tăng nhanh, từ 42,65% năm 1976 lên 60,65% năm

2007, trong khi các bệnh lây nhiễm có xu hướng giảm Tỷ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm tăng gần gấp 4 lần so với bệnh lây nhiễm.

Theo một điều tra quốc gia thực hiện năm 2009 ở nhóm người từ 25 –

64 tuổi cho thấy tỷ lệ người bị thừa cân và béo phì Việt Nam là 12,0%, tăng huyết áp chiếm 19,2%, bệnh đái đường là 2,7% và tăng cholesterol máu chiếm 30,1% Tỷ lệ nam giới hút thuốc hàng ngày vẫn còn cao, tới 56,4%. Khoảng 25% nam giới uống rượu ở mức gây hại Khoảng 80% người Việt Nam không ăn đủ lượng hoa quả và rau xanh Số người thiếu vận động thể lực chiếm 28,7% Nghiên cứu về yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm như hút thuốc lá, sử dụng rượu, dinh dưỡng không hợp lý, ít hoạt động thể lực ở người dân từ 40 - 79 tuổi tại Việt Trì năm 2010 cho thấy tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 42,7%; tỷ lệ hút thuốc lá thụ động ở nam là 60,3% và ở nữ là 48,1%.

Tỷ lệ tăng huyết áp ở nam (57,8%) cao hơn ở nữ (40,3%) có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) Theo điều tra của Viện Tim mạch, tỷ lệ mắc cao huyết áp ở người trưởng thành là 25.1%, nam cao hơn nữ (28.3% và 23.1%), tăng 48% so với tỷ lệ mắc công bố bởi Điều tra Y tế toàn quốc năm 2001/02 Bệnh không lây nhiễm đang ngày càng trở thành gánh nặng bệnh tật lớn với các nước có thu nhập thấp và trung bình Ở Việt Nam, BKLN chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng gánh nặng bệnh tật (71%), tiếp đến là chấn thương 16%, các bệnh nhiễm trùng sơ sinh và các bệnh liên quan đến sinh đẻ 13%.

Các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản và các bệnh không lây nhiễm khác (sau đây gọi chung là các bệnh không lây nhiễm) ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước do số người mắc bệnh nhiều,bệnh gây tàn tật và tử vong cao Phòng, chống các bệnh không lây nhiễm hiệu quả sẽ hạn chế số người mắc bệnh này trong cộng đồng, ngăn chặn tàn tật, tử vong sớm và giảm quá tải tại các bệnh viện [4].

Phương pháp điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm

1.6.1 Phương pháp STEPS của Tổ chức Y tế Thế giới

Tổ chức Y tế thế giới đã thiết kế phương pháp STEPS (STEPwise approach to surveillance of noncommunicable diseases) để thu thập thông tin hoạt động giám sát yếu tố nguy cơ BKLN STEPS dựa trên hai cơ sở chính: 1)Thu thập số liệu chuẩn hoá về bệnh không lây nhiễm và yếu tố nguy cơ; 2) Ứng dụng một cách linh hoạt tuỳ theo bối cảnh và yêu cầu khác nhau của các quốc gia STEPS tập trung vào thu thập thông tin liên quan đến 8 yếu tố nguy cơ, bao gồm:

- Các hành vi nguy cơ [79]:

+ Chế độ ăn không hợp lý (ăn ít rau và trái cây)

- Các yếu tố nguy cơ trung gian

+ Rối loạn Lipid máu và tăng Cholesterol toàn phần.

Lý do thu thập thông tin về những yếu tố nguy cơ này:

- Là những yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến tình trạng mắc và tử vong của bệnh không lây nhiễm.

- Dự phòng hiệu quả có thể thay đổi những yếu tố nguy cơ này.

- Tính giá trị của các phương pháp đo lường những yếu tố nguy cơ này đã được chứng minh.

- Việc đo lường phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức.

- STEPS được chia thành 3 bước (steps) thu thập số liệu khác nhau. Trong mỗi bước, số liệu lại có thể được thu thập ở 3 mức độ: số liệu cơ bản, số liệu mở rộng và số liệu tuỳ chọn Điều này tạo thuận lợi cho việc áp dụng ở các quốc gia có điều kiện, yêu cầu giám sát khác nhau mà vẫn đảm bảo có được số liệu chuẩn hoá Ba bước thu thập số liệu bao gồm:

Bước 1: Sử dụng bộ câu hỏi phỏng vấn thu thập các thông tin về đặc điểm nhân khẩu học và các yếu tố nguy cơ phổ biến như hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn không hợp lý, thiếu hoạt động thể lực.

Bước 2: Đo lường thể chất thu thập các thông tin chiều cao, cân nặng, vòng eo và huyết áp.

Bước 3: Đo lường sinh hoá thu thập các chỉ số sinh hoá máu như: Glucose máu, Cholesterol máu, Creatine và Natri trong nước tiểu

1.6.2 Tình hình điều tra áp dụng STEPS

Hiện nay, rất nhiều nước đã sử dụng STEPS trong giám sát yếu tố nguy cơ BKLN Theo WHO, đến nay (2015) đã có 98 quốc gia/vùng lãnh thổ trên 6 khu vực của Tổ chức Y tế thế giới đã công bố kết quả điều tra STEPS trên tạp chí thế giới hoặc dưới dạng các bài báo cáo Khu vực Đông Nam Á đã có 10/10 quốc gia tiến hành điều tra yếu tố nguy cơ BKLN sử dụng bộ công cụ STEPS Khu vực Tây Thái bình dương có 21 quốc gia/vùng lãnh thổ đã công bố kết quả điều tra STEPS với các quy mô khác nhau Việt Nam có ba cuộc điều tra sử dụng STEPS được công bố trên tạp chí quốc tế với quy mô nhỏ như điều tra yếu tố nguy cơ BKLN tại Ba Vì, Hà Nội năm 2005 của Hoàng Văn Minh và cộng sự Điều tra đã cung cấp những thông tin liên quan đến thực trạng hút thuốc lá, tỷ lệ thừa cân, béo phì, tỷ lệ tăng huyết áp và phân tích mối liên quan giữa hành vi nguy cơ, các yếu tố kinh tế, xã hội, nhân khẩu học, và tăng huyết áp Song, điều này mới chỉ dừng lại ở việc áp dụng bước

1 và bước 2 của STEPS, việc phân tích các thông tin về sử dụng rượu bia và hoạt động thể lực còn hạn chế do khó khăn trong chuẩn đo lường Điều tra thứ hai này sử dụng cả 3 bước của STEPS, nhưng chỉ làm ở quy mô nhỏ (CầnThơ) Năm 2009- 2010, chương trình phòng chống BKLN đã tiến hành điều tra toàn quốc về nguy cơ BKLN áp dụng STEPS và năm 2015 Việt Nam đã tiến hành điều tra quốc gia các yếu tố nguy cơ BKLN taị Việt Nam, kết quả điều tra công bố vào năm 2016 Trong cuộc điều tra này cỡ mẫu của Hà Nội là 210 người được phân bố ở 14 cụm Đây là cuộc điều tra trên quy mô toàn quốc nên cỡ mẫu chưa đại diện được cho thành phố Hà Nội.

Nhu cầu đánh giá thực trạng bệnh không lây nhiễm ở nhóm đối tượng cán bộ Trung-Cao cấp tại thành phố Đà Nẵng

Tăng cường y tế dự phòng thực hiện phòng chống BKLN là một yêu cầu khách quan và để thực hiện các khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới. Nhóm đối tượng cán bộ trung-cao cấp tại thành phố Đà Nẵng là nhóm đối tượng nghiên cứu có nguy cơ rất cao ở nhóm bệnh lý không lây nhiễm bao gồm tổng hợp chung các yếu tố như hút thuốc, dinh dưỡng, hay hoạt động thể lực hằng ngày… Do vậy việc nghiên cứu sàng lọc bệnh lý không lây nhiễm ở nhóm đối tượng này quan trọng trong việc phòng chống cũng như định hướng điều trị một số bệnh lý không lây nhiễm

Hệ thống y tế dự phòng đóng vai trò quan trọng trong triển khai các hoạt động phòng chống BKLN Chính vì vậy, tăng cường dự phòng, sàng lọc, điều trị sớm các yếu tố nguy cơ ở nhóm cộng đồng có nguy cơ cao mắc bệnh lý không lây nhiễm giúp giảm thiểu kinh tế y tế cho xã hội nâng cao chất lượng sống của cả cộng đồng nói chung.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Các cán bộ được chọn vào nghiên cứu là những cán bộ đến khám và điều trị tại phòng khám, chăm sóc sức khỏe cán bộ bệnh viện Đà Nẵng thời gian từ tháng 04/2020 đến tháng 05/2021.

+ Cán bộ đến khám tại khoa khám-quản lý sức khỏe cán bộ

+ Sống thường xuyên trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (những người dân có thời gian sinh sống thường xuyên tại Thành phố Đà Nẵng trong vòng

+ Tỉnh táo, có khả năng trả lời phỏng vấn.

+ Đồng ý tham gia nghiên cứu

Không đưa vào nghiên cứu những trường hợp sau:

+ Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu.

+ Không thường trú tại địa bàn thành phố Đà Nẵng

+ Người bệnh đang mắc các bệnh lý lây nhiễm hoặc bệnh lý cấp tính+ Người mất năng lực hành vi, tâm thần.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu từ tháng 05/2020 đến tháng 05/2021

- Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành tại phòng khám chăm sóc sức khỏe cán bộ thành phố Đà Nẵng

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả cắt ngang

Cỡ mẫu

Việc xác định cỡ mẫu trong nghiên cứu này được thực hiện theo “Hướng dẫn tính cỡ mẫu trong điều tra yếu tố nguy cơ BKLN sử dụng phương pháp STEPS của WHO”.

Cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm được tính theo công thức:

+ n1: là cỡ mẫu tối thiểu cho mỗi nhóm đối tượng

+ Z 2 1-α/2 =1,96 (với độ tin cậy 95%); với mức nghĩa thống kê α = 0,05 + p = 0,5 (để p(1-p) lớn nhất)

Thay số vào công thức ta có N84.

Các bước tiến hành

Bước 1: Lập phiếu nghiên cứu bao gồm những đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh nhân ĐTĐ týp 2.

Bước 2: Khám và phân loại bệnh nhân để đưa vào lô nghiên cứu.

Bước 3: Ghi nhận các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của lô nghiên cứu.Bước 4: Xử lý số liệu và viết luận văn.

Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá

- Khái niệm hút thuốc lá: là việc hút thuốc lá đang cháy, ba loại được sử dụng chủ yếu là: thuốc lá điếu, tẩu thuốc và xì gà.

- Khái niệm về đơn vị rượu chuẩn: Là đơn vị đo lường dùng để quy đổi các loại rượu, bia có nồng độ khác nhau về cùng một đơn vị Đơn vị rượu chuẩn thường được áp dụng nhất là đơn vị rượu chuẩn Một đơn vị rượu chuẩn (standard drink) tương đương với 10 gam rượu nguyên chất chứa trong dung dịch uống Một đơn vị rượu sẽ tương đương: 1 lon bia 330 ml 5%, 1 cốc rượu vang 125 ml nồng độ 11%, 1 ly rượu vang mạnh 75 ml nồng độ 20%, 1 chén rượu mạnh 40 ml nồng độ 40%.

- Uống rượu, bia ở mức nguy hại: Theo quy chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới, lượng rượu – bia uống một lần bất kỳ trong vòng 30 ngày qua (từ thời điểm nghiên cứu trở lại trước) ≥ 6 đơn vị chuẩn.

- Khái niệm tiêu thụ rau củ và trái cây: Đơn vị chuẩn tương đương với

80 gam rau quả chính, rau xanh Đối với trái cây, lượng này tương đương với một trái cỡ vừa (chuối, táo, ) hoặc một nửa cốc hoa quả chính hoặc đóng hộp hoặc một nửa cốc nước ép trái cây (không tính các loại nước ngọt) Đối với rau xanh thì tương đương với một cốc rau xanh (cà chua, bí ngô, ), hoặc một nửa cốt nước ép rau quả.

- Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới nên ăn ít nhất 400g (tương đương 5 đơn vị) rau xanh và trái cây mỗi ngày Ghi chú: Nhằm hỗ trợ cho việc xác định các định nghĩa ở trên một cách chính xác, tài liệu show-card đã được thiết kế để phục vụ cho việc thu thập số liệu tại hộ gia đình.

- Khái niệm về cường độ hoạt động thể lực: MET (Metabolic Equivalents Task unit) được sử dụng để đo lường cường độ hoạt động thể lực. MET là tỷ lệ giữa mức chuyển hoá cơ bản của một người khi người đó đang vận động so với khi nghỉ ngơi Một MET được định nghĩa là năng lượng tiêu thụ khi ngồi yên, tương đương với một lượng calo tiêu hao là 1kcal/kg/giờ. Áp dụng các giá trị này giúp chúng ta tính đượng tổng vận động thể lực So với một người ngồi yên, người vận động vừa phải sử dụng một mức năng lượng cao gấp 4 lần và người vận động nặng sử dụng năng lượng cao gấp 8 lần Tổng vận động thể lực của một người được biểu thị bằng MET – giờ, hoặc MET- phút.

- Để tính toán các chỉ số cụ thể cho khuyến cáo của WHO về hoạt động thể lực, tổng thời gian dành cho hoạt động thể lực trong một tuần điển hình và cường độ của các hoạt động thể lực được đưa vào sử dụng.

- Thiếu hoạt động thể lực: Một người trưởng thành, trong một tuần có hoạt động thể lực (bao gồm cả hoạt động thể lực trong công việc, trong thời gian di chuyển và thể thao, giải trí) ở dưới các mức sau:

+ Ít hơn 150 phút hoạt động thể lực ở cường độ trung bình, hoặc: + Ít hơn 75 phút hoạt động thể lực ở cường độ mạnh, hoặc:

+ Hoạt động thể lực kết hợp cường độ trung bình và cường độ mạnh đạt thấp hơn 600 MET- phút.

Các thông số lâm sàng

Trong nghiên cứu này xác định hai nhóm theo tiêu chuẩn của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (2010)

- Hút thuốc: là người đang hút thuốc lá và đã hút ít nhất 100 điếu trở lên.

- Không hút thuốc: là người chưa bao giờ hút thuốc lá hoặc đã hút ít hơn

100 điếu hoặc hiện tại đã bỏ thuốc lá trên 5 năm.

Sử dụng thước dây không chun giãn có chia vạch do Việt Nam sản xuất, độ chính xác tới 1 mm.

Cách đo: bệnh nhân đứng thẳng, hai bàn chân dạng 10 cm, thở đều, đo vào cuối thì thở ra, tránh co cơ VB là đường đi ngang qua nơi nhỏ nhất giữa rốn và mào chậu (điểm lớn nhất của độ cong thắt lưng) hoặc ngang qua trung điểm xương sườn cuối và mào chậu đối với người quá béo phì Sai số không quá 0,5cm. Đánh giá béo bụng dạng nam theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới dành cho người châu Á: nam ≥ 90 cm và nữ ≥ 80 cm.

Sử dụng ống nghe, máy đo huyết áp có gắn đồng hồ đã hiều chỉnh, hiệu ALPK2 do Nhật Bản sản xuất Khi đo cần đảm bảo một số quy định sau:

- Băng cuốn tay phải phủ được 2/3 chiều dài cánh tay, bờ dưới băng quấn trên khuỷu tay 2cm Nếu dùng máy đo thủy ngân loại lò xo phải điều chỉnh 6 tháng 1 lần.

- Trước khi đo huyết áp, bệnh nhân cần đươc nghỉ ngơi hoàn toàn trên ghế ít nhất 5 phút, không hút thuốc lá hoặc uống cà phê trước đó ít nhất 30 phút.

- Đo ở tư thế nằm hoặc đúng ngang với tim Khi đo cần bắt mạch cánh tay được đo trước Bơm để xác định áp lực đã làm mất mạch (thường trên 200 mmHg) xả xẹp nhanh, ghi áp lực khi mạch tái xuất hiện, xả xẹp hết Đặt ống nghe lên ĐM cánh tay, bơm nhanh bao hơi đến mức trên 30 mmHg trên áp lực đã ghi, xả chậm từ từ với tốc độ 2 mmHg/giây HATT tương ứng với tiếng mạch đập đầu tiên – pha I Korotkoff, HATTr tương ứng với biến mất tiếng mạch – pha V Korotkoff.

- Đo ít nhất 2 lần cách nhau ít nhất 2 phút cho mỗi lần đo huyết áp Trị số huyết áp chính xác là giá trị trung bình cộng của 2 lần đo nói trên Nếu 2 lần đo chênh lệch nhau > 5 mmHg, cần thực hiện lần đo thứ 3 và lấy trung bình cộng của cả 3 lần đo.

Phân độ tăng huyết áp theo khuyến cáo của Phân hội Tăng huyết áp – Hội tim mạch Việt Nam (2018): [45]

Phân loại HATT (mmHg) HATTr (mmHg)

Phân loại này dựa trên đo huyết áp tại phòng khám Nếu HATT và HATTr không cùng một phân loại thì chon mức huyết áp cao hơn để xếp loại.

Nguyên tắc: Glucose Oxydase oxy hóa glucose thành acid gluconic và peroxyd hydrogen, peroxyd hydrogen tạo thành bị peroxydase phân hủy và giải phóng oxy Oxy giải phóng, oxy hóa 4-aminophenzon và phenol, tạo phức chất quinonimin có màu hồng đỏ Đậm độ màu đỏ tỉ lệ với nồng độ glucose.

Xử lý số liệu

Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS version 20 [34].

Các thuật toán thống kê được sử dụng:

Công thức tính tỷ lệ %: P = N k x100% với N là cỡ mẫu, k là tần suất

Công thức tính trị số trung bình: X ´ = ΣXX n với X ´ là trung bình cộng của mẫu, X là giá trị các biến số của mẫu, n là tổng số nghiên cứu

-Công thức tính độ lệch chuẩn:

-So sánh các tỷ lệ bằng phép kiểm định χ 2 , với bậc tự do m. χ 2 = ΣX (QS – KV KV ) 2

Với QS là giá trị quan sát được, KV= (tổng hàng x tổng cột)/tổng chung

KV = xác định giá trị χ 2 (α, m) bằng cách tra bảng χ 2

Bậc tự do m = (bảng – 1) x (cột – 1)

Nếu χ 2 ≤ χ 2 (α, m): chấp nhận giả thiết H0

Nếu χ 2 > χ 2 (α, m): bác bỏ giả thiết H0

-Công thức tính hệ số tương quan r : r = x ΣX (x− ´ x ) ΣX( y− ´ y)

Với x, y lần lượt là giá trị của từng biến số của hai mẫu cần đánh gía tương quan, x , ´ ´ y là giá trị trung bình cộng của các biến số x, y.

-Đánh giá hệ số tương quan Pearson: p >0,05: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê p < 0,05: sự khác biệt có ý nghĩa thống kê p 0: tương quan thuận.

Sơ đồ nghiên cứu

Bệnh nhân đến khám tại phòng khám chăm sóc sức khỏe cán bộ bệnh viện Đà Nẵng Đủ điều kiện chọn bệnh và tiêu chuẩn loại trừ

Phỏng vấn bộ câu hỏi điều tra các yếu tố nguy cơ bệnh lý không lây nhiễm

Siêu âm đM hai chi dưới

Khai thác các thông số lâm sàng, cận lâm sàng

Phân tích số liệu và đánh giá các mối tương quan

Đạo đức nghiên cứu

Đề cương nghiên cứu của đề tài đã được Hội đồng khoa học trường Đại học Y dược Huế thông qua

Trong quá trình khám tại phòng khám chăm sóc sức khỏe cán bộ bệnh viện Đà Nẵng, cùng với việc thu thập dữ liệu, chúng tôi luôn kết hợp theo dõi tình trạng bệnh, xử trí hoặc hướng dẫn xử trí kịp thời các tình huống bệnh, nhắc nhở tuân thủ điều trị và tái khám, đồng thời giải thích cả những thắc mắc khác về sức khỏe và bệnh tật.

Ngoài mục tiêu trên, đề tài không nhằm vào bất cứ mục tiêu nào với lợi ích có ảnh hưởng tới cộng đồng và xã hội Những thông tin cá nhân đều được giữ bí mật tuyệt đối Cuộc điều tra được tiến hành với sự tự nguyện hoàn toàn của đối tượng nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu

3.1.1 Đặc điểm chung tuổi, giới nhóm nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố tuổi, giới nhóm nghiên cứu

Nam Nữ Chung n Tỷ lệ

Nhóm 50-59 tuổi chiếm 35,8%; tuổi TB chung là 54,57 ±8,34 tuổi, nam có tuổi TB cao hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và giới(p0,05), đa số cán bộ là thừa cân, béo phì (BMI ≥ 23) chiếm 76,4%.

3.1.3 Đặc điểm chung béo phì dạng nam ở nhóm nghiên cứu

Bảng 3.3 Đặc điểm chung béo phì dạng nam ở nhóm nghiên cứu

Vòng bụng của nam giới là 94,08 ±16,89 mm, của nữ giới 84,4 ±17,08mm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p0,05) SGOT trung bình ở nam cao hơn nữ 29,15 ± 10,63 U/L so với 24,22 ± 24,56 U/I, Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p

Ngày đăng: 05/10/2023, 09:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Hành vi nguy cơ chung của một số bệnh không lây nhiễm chủ yếu - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 1.1. Hành vi nguy cơ chung của một số bệnh không lây nhiễm chủ yếu (Trang 12)
Bảng 1.2. Yếu tố nguy cơ sinh chuyển hóa chung của một số bệnh không lây nhiễm - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 1.2. Yếu tố nguy cơ sinh chuyển hóa chung của một số bệnh không lây nhiễm (Trang 13)
Bảng 2.1. Đánh giá nguy cơ rối loạn bilan lipid theo ADA - 2019 - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 2.1. Đánh giá nguy cơ rối loạn bilan lipid theo ADA - 2019 (Trang 39)
2.8. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
2.8. SƠ ĐỒ NGHIÊN CỨU (Trang 41)
Bảng 3.1. Phân bố tuổi, giới nhóm nghiên cứu - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.1. Phân bố tuổi, giới nhóm nghiên cứu (Trang 43)
Bảng 3.2. Đặc điểm chung BMI ở nhóm nghiên cứu - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.2. Đặc điểm chung BMI ở nhóm nghiên cứu (Trang 44)
Bảng 3.3. Đặc điểm chung béo phì dạng nam ở nhóm nghiên cứu - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.3. Đặc điểm chung béo phì dạng nam ở nhóm nghiên cứu (Trang 45)
Bảng 3.4. Tiền sử bệnh lý ở nhóm nghiên cứu - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.4. Tiền sử bệnh lý ở nhóm nghiên cứu (Trang 46)
Bảng  3.6.  Đặc điểm SGOT của nhóm nghiên cứu - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
ng 3.6. Đặc điểm SGOT của nhóm nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 3.7. Đặc điểm SGPT của nhóm nghiên cứu - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.7. Đặc điểm SGPT của nhóm nghiên cứu (Trang 48)
Bảng 3.8. Đặc điểm GGT của nhóm nghiên cứu - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.8. Đặc điểm GGT của nhóm nghiên cứu (Trang 49)
Bảng 3.10. Đặc điểm Cholesterol TP - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.10. Đặc điểm Cholesterol TP (Trang 50)
Bảng 3.11. Đặc điểm Triglyceryd - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.11. Đặc điểm Triglyceryd (Trang 50)
Bảng 3.12. Đặc điểm ure, creatinin, mức lọc cầu thận và AU - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.12. Đặc điểm ure, creatinin, mức lọc cầu thận và AU (Trang 51)
Bảng 3.14. Tỷ lệ đái tháo đường theo theo BMI  và béo phì dạng nam - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.14. Tỷ lệ đái tháo đường theo theo BMI và béo phì dạng nam (Trang 52)
Bảng 3.15. Thời gian đối tượng nghiên cứu mắc ĐTĐ - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.15. Thời gian đối tượng nghiên cứu mắc ĐTĐ (Trang 54)
Bảng 3.17. Liên quan giữa BMI,  béo phì dạng nam và đái tháo đường - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.17. Liên quan giữa BMI, béo phì dạng nam và đái tháo đường (Trang 55)
Bảng 3.18. Liên quan giữa SGOT, SGPT, GGT và đái tháo đường - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.18. Liên quan giữa SGOT, SGPT, GGT và đái tháo đường (Trang 56)
Bảng 3.19. Liên quan giữa tiền sử bệnh lý và đái tháo đường - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.19. Liên quan giữa tiền sử bệnh lý và đái tháo đường (Trang 57)
Bảng 3.22. Liên quan giữa ure, creatinin, mức lọc cầu thận, AU và Hgb và - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.22. Liên quan giữa ure, creatinin, mức lọc cầu thận, AU và Hgb và (Trang 58)
Bảng 3.24. Tương quan giữa thời gian mắc bệnh ĐTĐ 2 với 1 số yếu tố - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.24. Tương quan giữa thời gian mắc bệnh ĐTĐ 2 với 1 số yếu tố (Trang 60)
Bảng 3.25 Tương quan giữa HbA1c với  1 số yếu tố nhóm NC - Nghiên Cứu Đái Tháo Đường Type 2 Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Ở Cán Bộ Trung Cao Cấp Đến Kiểm Tra Sức Khỏe Tại Khoa Khám-Quản Lý Sức Khỏe Cán Bộ Bệnh Viện Đà Nẵng Năm 2020 (Full Text).Docx
Bảng 3.25 Tương quan giữa HbA1c với 1 số yếu tố nhóm NC (Trang 63)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w