1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Các hậu quả của bệnh béo phì ở trẻ em pptx

4 760 4

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 156,53 KB

Nội dung

Các hậu quả của bệnh béo phì trẻ em Bệnh béo phì ngày càng gia tăng trẻ em, bệnh béo phì cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch, tiểu đường Nguyên nhân của căn bệnh béo phì trẻ em là gì? Bệnh béo phì trẻ em có nguyên nhân trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì và sẽ tăng gấp 8 lần nếu cả hai đều béo phì. Ban đầu căn bệnh này cũng có thể có nguồn gốc tâm lý; một em bé lúc đầu “ốm yếu” có thể được hưởng một sự bù đắp, bồi dưỡng bằng một sự ăn uống, tẩm bổ quá mức, kéo dài coi như một sự tăng cường thể chất có thể dẫn trẻ đến béo phì. Một nguyên nhân rất quan trọng nữa là sự thiếu hoặc ít hoạt động thể lực, gây ra sự tồn đọng các chất sinh nhiệt lượng các bu ran (carburants) dư thừa, tích lại dưới dạng các khối mỡ. Vấn đề này thường thấy các trẻ em suốt ngày gắn mình vào tivi, máy vi tính Cuối cùng là thói quen ăn uống thiếu khoa học của gia đình đóng một vai trò rất quan trọng: các bữa ăn quá thịnh soạn, quá nhiều món thịt, cá, sơn hào, hải vị Ngoài ra, nguyên nhân ít gặp là do các căn bệnh về nội tiết như sự hoạt động không tốt của các tuyến thượng thận hoặc tuyến giáp, hội chứng di truyền về nội tiết có tên là Prader-Willi. Béo phì ảnh hưởng tâm lý và sức khỏe của trẻ như thế nào? Các nguy cơ do bệnh béo phì gây ra trẻ em tùy mức độ có thể dẫn tới những bất lợi ít nhiều nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tương lai của trẻ. Điều bất lợi đầu tiên thuộc về lĩnh vực tâm lý – xã hội. Trẻ quá béo sẽ chịu đựng những “cái nhìn” thiếu thiện cảm của mọi người, điều có thể đưa tới một sự khó chịu, khổ tâm sâu sắc. Khi đến tuổi trưởng thành, các vấn đề liên quan đến sự rối loạn lipid (mỡ) sẽ xuất hiện bên cạnh những triệu chứng khác như: tăng cholesterol, mỡ máu cao (hypercholestérolémie) hoặc một sự tiết dư thừa quá mức chất insulin có thể dẫn đến tiểu đường sau này. Như vậy chứng béo phì trẻ em là nguồn gốc phát sinh các biến chứng nghiêm trọng tuổi trưởng thành: hội chứng tim mạch, bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn tuần hoàn não , hô hấp, biến chứng chỉnh hình các chi dưới (complications orthpédiques) , từ đó nhất thiết phải giảm một cách tuyệt đối, càng sớm càng tốt sự thừa cân của trẻ em. Cách phát hiện, chữa trị và đề phòng béo phì trẻ em Từ tuổi lên 2 hoặc 3 đã có thể phát hiện ra một sự tăng cân trẻ rồi. Tuy nhiên những trẻ hơi mập quá, cũng chưa đáng phải lo ngại. Cách phát hiện chính là nhờ sự theo dõi, giám sát đường cong đồ thị biểu diễn các chỉ số cơ thể (indice corporelle) của cơ thể. Chỉ số cơ thể (c.s.c.t) được đo bằng tỷ số: C.s.c.t = cân nặng (tính bằng kg/chiều cao (tính bằng M)2 Đồ thị ghi sự biến đổi của các chỉ số cơ thể của trẻ phải được ghi lại theo thời gian thường là 1 tháng 1 lần và có được sự theo dõi, giám sát của thầy thuốc nhi khoa hằng năm. Hơn 50% trẻ em béo phì tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì tuổi lên 10 thì có đến 70-80% số cháu sẽ vẫn rơi vào tình trạng đó khi lớn lên. Biện pháp ngăn ngừa bệnh béo phì trẻ em là gì? Để ngăn chặn chứng béo phì trẻ em, cần tác động lên 2 lĩnh vực: lĩnh vực ăn và uống và lĩnh vực tiêu hao vật chất (dépeuse physique). Đối với vấn đề ăn uống, khó khăn đầu tiên của bác sĩ nhi khoa thường gặp là phải thuyết phục cha mẹ trẻ thay đổi cách nuôi dưỡng giúp trẻ giảm cân. Cha mẹ trẻ có thể tham khảo một số gợi ý sau: - Tôn trọng một nhịp độ (rytsme) 4 bữa ăn/ngày (kể cả bữa ăn phụ, nhẹ (legouter) đầu buổi chiều, kiên quyết loại bỏ thói quen ăn vặt (gugnotage) quà, bánh kẹo - Tăng cường ăn rau quả, lý tưởng nhất là 5 trái cây, rau/ngày. - Hạn chế các món ăn giàu protein (đạm) như thịt, cá, trứng chỉ 1 lần/ngày. - Thay thế những loại bánh kem, bánh quy, bánh ngọt, gatô bằng bánh mì trắng, các loại bánh mì làm bằng bột gạo lức (pain complet), tránh các loại bánh xốp (có nhiều ruột) có đường, sữa, chất béo (pain de mie) - Hạn chế sự tiêu thụ các loại phomat khô, chỉ nên dùng 1 lát/ngày và ưu tiên cho các loại sữa chua (yaourts) các bữa ăn khác. - Không nên bỏ các chất tinh bột (féculents): cơm, bột gạo, bánh mì, khoai tây cần có các bữa ăn để trẻ khỏi ăn vặt kẹo, bánh ngọt Điều quan trọng cần chú ý là làm sao đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng hợp lý và cần thiết của trẻ các lứa tuổi trong khẩu phần ăn hàng ngày. tuổi lên 1, khẩu phần chất protein (đạm) của trẻ chỉ khoảng 30g/ngày, đến 4-5 tuổi là 50g/ngày, đến năm 12 tuổi là 100-120g/ngày. Về hoạt động thể chất, phải cho trẻ tiến hành các hoạt động hàng ngày: tập thể dục, leo cầu thang bộ, đi bộ tới trường, tham gia tối đa các hoạt động dã ngoại (cắm trại, leo núi, bơi lội ), hoạt động thể lực, chân tay tối thiểu 1 tiếng/ngày. . Các hậu quả của bệnh béo phì ở trẻ em Bệnh béo phì ngày càng gia tăng ở trẻ em, bệnh béo phì cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh tim mạch, tiểu đường Nguyên nhân của căn bệnh béo phì. ở trẻ em là gì? Bệnh béo phì ở trẻ em có nguyên nhân trước tiên là do yếu tố di truyền bẩm sinh, nguy cơ mắc chứng béo phì ở trẻ em tăng gấp 4 lần nếu một trong hai cha mẹ của trẻ bị béo phì. có được sự theo dõi, giám sát của thầy thuốc nhi khoa hằng năm. Hơn 50% trẻ em béo phì ở tuổi lên 6, sẽ vẫn béo phì ở tuổi trưởng thành; nếu trẻ vẫn bị béo phì ở tuổi lên 10 thì có đến 70-80%

Ngày đăng: 19/06/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w