Mất việc và thiếu việc làm

Một phần của tài liệu đề tài ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến lao động tự do (Trang 25 - 26)

B. NỘI DUNG

3.1)Mất việc và thiếu việc làm

Theo các ước tính ban đầu của ILO chỉ ra rằng tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng đáng kể sau khi có sự trỗi dậy của vi-rút. Dựa trên các kịch bản khác nhau về tác động của COVID-19 đối với tăng trưởng GDP toàn cầu, các ước tính sơ bộ của ILO cho thấy tỷ lệ thất nghiệp toàn cầu tăng từ 5,3 triệu (kịch bản thấp) và 24,7 triệu (kịch bản cao) từ mức cơ sở là 188 triệu vào năm 2019. Kịch bản trung bình cho thấy con số này sẽ tăng 13 triệu (trong đó 7,4 triệu ở các nước thu nhập cao). Mặc dù những ước tính này chưa thực sự chắc chắn, nhưng tất cả các số liệu đều cho thấy sự gia tăng đáng kể trong tình trạng thất nghiệp toàn cầu. Để so sánh, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã khiến 22 triệu người thất nghiệp.

Hình 1.4: Biểu đồ Tác động của suy giảm tăng trưởng toàn cầu đến tình trạng thất nghiệp dựa trên ba kịch bản, tác động toàn cầu và theo nhóm thu nhập ( triệu người)

21

Tình trạng thiếu việc làm dự kiến cũng sẽ gia tăng trên quy mô lớn. Như chúng ta đã thấy ở các cuộc khủng khoảng trước đây, cú sốc đối với cầu lao động có khả năng chuyển thành những điều chỉnh theo hướng giảm tiền lương và thời giờ làm

Mức tăng thất nghiệp (triệu người)/việc. Mặc dù hình thức lao động tự làm thường không bị ảnh hưởng ngay lập tức bởi suy thoái kinh tế, đây là một phương án mặc định giúp mọi người tồn tại hoặc duy trì thu nhập - thường là trong nền kinh tế phi chính thức. Vì lý do này, việc làm phi chính thức có xu hướng tăng lên trong các cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, việc hạn chế di chuyển của con người và vận tải hàng hóa có thể khiến cho cơ chế đối phó này bị kiềm hãm.

Theo Bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc Văn phòng Ban IV cho biết:

Khảo sát được thực hiện trên toàn quốc, trong đó số người tham gia khảo sát tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm hơn 46%, Hà Nội chiếm 25%, Bình Dương chiếm khoảng 3,5%, Đồng Nai khoảng 2,6% và Đà Nẵng 2%. Đây là những tỉnh, thành phố đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề trong đợt dịch lần này, nên nhiều người lao động quan tâm đến khảo sát để họ bày tỏ ý kiến, góp phần phản ánh thực tiễn và các kiến nghị mong muốn.

Qua khảo sát cho thấy, có tới 62% trong tổng số hơn 69 nghìn người tham gia trả lời cho biết hiện đang mất việc làm (trên 42.700 người). Trong số người mất việc, nhóm ở độ tuổi từ 31 đến 45 bị mất việc chiếm nhiều nhất, với khoảng 69,4%; nhóm người mất việc từ 16 đến 30 tuổi chiếm 16,3%; nhóm mất việc từ 46 đến 60 tuổi chiếm khoảng 13,2% và nhóm người mất việc trên 60 tuổi chiếm khoảng 1,2%.

Tỷ lệ mất việc làm tăng dần theo nhóm tuổi. Nhóm tuổi từ 16 đến 30 thì tỷ lệ mất việc làm là 56,3%, nhóm tuổi từ 31 đến 45 tuổi và nhóm tuổi từ 46 đến 60 tuổi có tỷ lệ mất việc là trên 60%. Nhóm tuổi trên 60 trước đây được coi là nhóm tuổi ngoài lực lượng lao động, tuy nhiên khi xem xét kỹ số liệu khảo sát thì nhóm tuổi này vẫn có nhu cầu tìm việc và phần lớn là lao động tự do, vì họ không có các khoản lương hưu để đảm bảo cuộc sống tối thiểu khi đến tuổi 60. Nhóm này có tỷ lệ mất việc là 76%.

Một phần của tài liệu đề tài ảnh hưởng của đại dịch covid 19 đến lao động tự do (Trang 25 - 26)