Hướng dẫn kỹ năng viết bài

17 1.3K 1
Hướng dẫn kỹ năng viết bài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật PHẦN THỨ NHẤT KỸ NĂNG VIẾT BÀI I. Sự cần thiết của môn học “ Kỹ năng viết bài” Dân gian Việt Nam xưa thường có câu: “ văn là người”, quả thật nhìn chữ có thể đoán được tính người. Nhìn vào nét chữ và qua cách trình bày, chúng ta có thể rễ ràng nhận ra người này tính cẩn thận hay cẩu thả; chín chắn hay bộp chộp; đứng đắn hay lẳng lơ…; Đọc nội dung và cách diễn đạt có thể đánh giá được trình độ của người viết, tâm trạng của người viết; và quan trọng là nội dung, mục đích của người viết muốn diễn đạt vấn đề gì?. Nếu không có sự bố trí sắp đặt một cách logic thì bài viết không mang lại kết quả gì trong việc truyền đạt thông tin và không thể hiện được kỹ năng giao tiếp với những đối tượng cần giao tiếp. Nhìn từ thực tế kỹ năng viết bài của cán bộ, giáo viên và học sinh sinh viên trường CNC thấy còn rất nhiều những hạn chế về kỹ năng thuộc tất cả các lĩnh vự như : kỹ năng viết đề tài, báo cáo tốt nghiệp; kỹ năng làm báo cáo; kỹ năng viết tờ trình; kỹ năng viết đơn xin việc làm…vv… Có thể tựu chung lại một cách tổng quát là kỹ năng viết bài. Chính vì vậy nhà trường đã tập trung biên soạn cuốn sách: “kỹ năng viết bài” nhằm giúp cho cán bộ, giáo viên và đặc biệt là học sinh sinh viên hiểu được ý nghĩa, mục đích của kỹ năng viết và thực hiện theo đúng hướng dẫn thì sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn và vị thế của cá nhânảtước người đọc. Một bài viết được xem là “đạt yêu cầu” phải đạt được tối thiểu một số vấn đề cơ bản như sau: 1. Bài viết là sự thể hiện, trình bày những thông tin cần truyền đạt thông qua những trang giấy tới một người khác nhằm giúp cho người đọc hiểu được nội dung, mục đích những thông tin mà mình cần chuyển tải; 2.Kỹ năng viết bài rất cần thiết để đưa đến sự thành công trong học tập và trong công việc. Điều quan trọng là bài viết phải trình bày mạch lạc, dễ hiểu mới cuốn hút được người đọc. II Những đặc điểm quan trọng của kỹ năng viết bài trong học tập Kết quả bài viết là một sản phẩm hoàn chỉnh của người viết đều nhằm hướng tới người đọc. Tuy nhiên, sản phẩm đó có được đánh giá là hoàn chỉnh hay không lại tuỳ thuộc vào người đọc. Nếu như bài viết được người đọc đánh giá là: Mục tiêu của bài viết rõ ràng; cách trình bày khoa học, mạch viết trôi chảy….thì xem như bài viết đó thành công. Chính vì vậy học sinh sinh viên trường CNC cần lưu ý đặc điểm quan trọng trong quá trình viết bài như sau: Biên soạn tháng 01/2010 1 Trường Cao đẳng Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật Kỹ năng viết bài trong học tập là một sản phẩm được cấu thành bởi sự xem xét các yếu tố: người đọc, mục tiêu của bài viết, cách tổ chức bài viết, thể loại, mạch viết và cách trình bày. Sơ đồ : Người đọc ! Mục tiêu bài viết ! Tổ chức bài viết ! Thể loại bài viết ! Mạch của bài viết ! Trình bày bài viết 1. Người đọc: 1.1.Trước khi viết bất cứ một vấn đề gì chúng ta cần suy nghĩ thật kỹ và trả lời câu hỏi: Người đọc bài của sinh viên là ai? Nhiều người cứ nghĩ viết thế nào cũng được, kiểu gì người đọc cũng hiểu?. Vì thế nên đa số mọi người khi cầm bút là cứ cắm đầu vào viết, suy nghĩ điều gì là viết điều đó. Không biết rằng đối tượng người đọc của mình là ai? Liệu họ có hiểu nội dung bài viết của mình không? Trình độ của họ cao hay thấp? Họ sẽ đánh giá, nhận xét như thế nào về bài viết của mình? Đây là một sai lầm mà có khi vô tình lại tự hạ thấp mình vì những cẩu thả, chủ quan vô tình đem tới. Chính vì vậy, muốn cho người đọc hiểu được thì trước khi viết cần hiểu rằng: Người đọc bài của mình là ai?. Có thể hiểu rằng người đọc đó chính là: - Giáo viên trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn; - Bạn bè cùng lớp, đồng nghiệp và những người thích quan tâm đến lĩnh vực của các bạn; - Các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp quan tâm đến đề tài, lĩnh vực mà ý tưởng của bạn đưa ra…vv ; 1.2. Sinh viên quan tâm gì đến người đọc trong bài viết của mình? Một điều chúng ta lưu ý khi cầm bút là chúng ta mong muốn gì ở người đọc?, Liệu họ có thời gian để đọc hết bài viết của mình không? Trình độ của người đọc cao hay thấp? Quan điểm của họ sau khi đọc bài viết của mình sẽ như Biên soạn tháng 01/2010 2 Trường Cao đẳng Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật thế nào?. Trả lời được những câu hỏi này chắc chắn rằng bài viết của bạn sẽ đi đúng hướng. V. Mục tiêu bài viết 1. Người đọc, mục tiêu và chiến lược phải gắn liền với nhau Mục đích của chúng ta là viết cho mọi người đọc. Vậy thì mục tiêu chúng ta định hướng tới vấn đề gì? Chiến lược như thế nào? Ba yếu tố này luôn phải gắn kết với nhau. 2. Sự gắn kết giữa ba yếu tố này được thể hiện: Phải biết được trình độ và kiến thức của người đọc để xác định mục tiêu của bài viết. Để bài viết thành công thì mục tiêu của bài viết phải gắn liền với chiến lược được sử dụng trong bài viết đó VI. Tổ chức bài viết Thông tin truyền đạt tới người đọc được trình bày trong một cơ cấu nhất định. Thông thường sẽ có ba phần: - Phần I: Nêu vấn đề, lý do và đặt câu hỏi cho vấn đề đó - Phần II: Trình bày những luận điểm của vấn đề đã nêu trong phần I. Lấy dẫn chứng, số liệu để chứng minh và bình luận cho những luận điểm đó - Phần III: Tóm tắt những luận điểm đã nêu ra trong phần II và trả lời câu hỏi đã nêu trong phần I. VII. Thể loại bài viết Sinh viên cần phải đảm bảo rằng bài viết của mình được thể hiện trong một thể loại phù hợp. Để sử dụng một thể loại phù hợp cho bài viết,một vấn đề khó khăn là phải xác định cái gì liên quan đến học tập và cái gì không liên quan đến học tập VIII. Mạch của bài viết Mạch của bài viết được thể hiện thông qua sự kết nối giữa các câu văn, giữa các ý tưởng và giữa các mục trong bài viết.Để có một bài viết mạch lạc rõ ràng thông thường trong bài viết cần phải sử dụng các từ nối. VD: thậm trí, hơn thế nữa, thêm vào đó… IX. Cách trình bày một bài viết Cách trình bày một bài viết để được chấp nhận khi người viết tuân thủ các công việc sau: - Xem xét cách trình bày chung ( format) của bài viết; - Bài viết có được trình bày công phu không?; - Đoạn văn có ró ràng không?; Biên soạn tháng 01/2010 3 Trường Cao đẳng Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật - Dòng của đoạn văn để có phù hợp không?; - Bài viết có sử dụng font chữ và cỡ chữ chuẩn không; - Đọc và sửa các lỗi ngữ pháp; + Chủ ngữ và động từ có ăn khớp với nhau không?; + Có sử dụng đúng thời của động từ không?; + Sử dụng các danh từ chung quá nhiếu không? VD: nó, chúng nó, chúng ta….; - Kiểm tra kỹ lỗi chính tả; + Phát âm có đúng không?; + Kiểm tra sự lặp từ; X. Cách trình bày một đoạn văn Một đoạn văn là một đơn vị đo lường thông tin. Một đoạn văn bao gồm nhiều câu. Những câu này kết nối với nhau để trình bày và phát triển một ý tưởng chính trong đoạn văn đó. Thông thường thì ý tưởng chính được đưa ra ở đầu đoạn văn. Một đoạn văn hay sẽ giúp người đọc đoán trước được nội dung đoạn văn muốn nói gì. Có ba phần chính trong một đoạn văn: - Một câu văn nêu vấn đề của đoạn văn - Các câu giải thích cho vấn đề được nêu trong đoạn văn, và - Một câu kết luận. XI. Câu văn nêu vấn đề của đoạn văn 1. Để có một câu văn nêu vấn đề ngắn gọn, xúc tích, Anh/chị cần quan tâm đến yếu tố nào? Ví dụ: - Đề tài: Những nguyên nhân của nạn cháy rừng ở Việt Nam - Câu văn nêu vấn đề: Việc tiếp tục chặt phá rừng để canh tác là nguyên n hân nạn cháy rừng ở Việt Nam 2. Vị trí của câu văn nêu vấn đề trong đoạn văn sẽ nằm ở đâu? Ví dụ 1: Chiến lược là một môn học được thiết kế sau cùng trong hệ thống các môn học thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Môn học này có liên quan tới các lĩnh vự hoạt động của một doanh nghiệp, chẳng hạn: Lĩnh vực tài chính, nhân sự, marketing, sản xuất. Môn học này sẽ đem lại cho sinh viên những kiến thức tổng hợp của chương trình. Ví dụ 2: Albert Einstenin, một trong những nhân tài của thế giới, đã trượt đại học trong lần thi đầu tiên. Biên soạn tháng 01/2010 4 Trường Cao đẳng Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật William Faulkner, một trong những nhà phê bình của nước Mỹ, không tốt nghiệp đại học vì ông không thể qua được các kỳ thi tiếng anh. Sir Wýnton Churchill, là một thạc sỹ chuyên ngành tiếng Anh, đã phải học các lớp tiếng Anh đặc biệt trong suốt thời gian học cấp II. Đây là một vài ví dụ chỉ ra rằng thất bại trong trường học không có nghĩa là thất bại trong cuộc sống. Ví dụ 3: Những từ đồng nghĩa, những từ có nghĩa cơ bản giống nhau, không có nghĩa là thể hiện cảm xúc giống nhau. Ví dụ: Các từ “ keo kiệt” và “ tiết kiệm” cả hai đều có nghĩa là “ giữ tiền chặt”. Tuy nhiên, nói một người là keo kiệt tức là lăng mạ họ, trong khi nói một người là tiết kiệm sẽ có nghĩa tích cực hơn. Do vậy, bạn nên cẩn thận trong lựa chọn từ vì nhiều từ được gọi là đồng nghĩa nhưng không có nghĩa là đồng nghĩa hoàn toàn. XII. Những điều cần ghi nhớ khi viết một câu văn nêu vấn đề 1. Câu văn nêu vấn đề không nên chung chung quá hoặc không nên chi tiết quá Ví dụ: 1.1.Thực phẩm của Mỹ thật kinh khủng; 1.2.Thực phẩm của Mỹ không hợp khẩu vị và có nhiều dầu vì người Mỹ sử dụng quá nhiều đồ hộp, đồ đông lạnh và vì mọi thứ được chiên bằng dầu và bơ; 1.3. Thực phẩm của Mỹ không hợp khẩu vị và có nhiều dầu 2. Không nên bao gồm quá nhiều ý tưởng không liên quan đến nhau trong một câu văn nêu vấn đề. XIII. Câu văn kết luận vấn đề Câu văn kết thúc thường để cuối đoạn văn. Người viết quyết định câu kết viết cái gì: - Nhắc lại ý tưởng chính của đoạn văn - Tóm tắt đoạn văn - Nhấn mạnh một điểm chính - Kiến nghị hành động XIV Các loại câu văn 1. Mỗi câu văn phải có 5 yếu tố sau: - Chủ ngữ - Động từ - Hoàn thiện ý tưởng - Bắt đầu từ một từ viết hoa Biên soạn tháng 01/2010 5 Trường Cao đẳng Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật - Chấm câu. 2. Loại 1: Những câu đơn giản ( một mệnh đề đơn) Ví dụ: Toàn cầu hoá là một vấn đề chung của mọi người trên thế giới 3. Loại 2: Những câu phức hợp ( hai hoặc nhiều mệnh đề ghép lại) - Chữ “ và” thêm thông tin. Ví dụ: Công nghệ thông tin đang phát triển và nhiều công ty đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này; - Chữ “ nhưng” thể hiện loại thông tin khác. Ví dụ: Công nghệ thông tin đang phát triển nhưng một số công ty nhỏ không thể đầu tư vào lĩnh vực này. 4. Loại 3: Những câu phức hợp ( hai hoặc nhiều mệnh đề ghép lại. - Chữ “ do vậy” thể hiện kết quả/lý do. Ví dụ: Công nghệ thông tin đang phát triển mạnh do vậy nhiều công ty đang đầu tư mạnh vào lĩnh vực này; - Chữ “ hoặc” thể hiện sự lựa chọn. Ví dụ: Nhiều công ty đang đầu tư vào công nghệ mới hoặc họ đang lên kế hoạch đầu tư vào đó. 5. Loại 4: Hai câu văn với một cầu nối - “ Tuy nhiên” nối hai câu lại với một loại thông tin khác -Ví dụ: CNTT đang phát triển mạnh. Tuy nhiên, nhiều công ty không có tiền để đầu tư vào lĩnh vực này; - “ Hơn thế nữa” thêm thông tin. Ví dụ: Các công ty đang đầu tư rất mạnh vào lĩnh vực công nghệ mới. Hơn thế nữa, họ còn đầu tư vào đào tạo nhân viên của họ để sử dụng công nghệ này. 6. Loại 5: Những câu hỗn hợp ( một mệnh đề độc lập và một hoặc nhiều mệnh đề phụ thuộc) - “ Bởi vì” thể hiện lý do/ kết quả. Ví dụ: Bùng nổ máy tính đã trở thành một vấn đề bởi vì việc sử dụng máy tính trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống tăng lên hàng ngày - “Mặc dù” thể hiện thông tin khác. Ví dụ: Mặc dù toàn cầu hoá đã đem lại nhiều lợi ích nhưng nó cũng mang lại nhiều vấn đề - “ Điều mà, người mà….”. Ví dụ: Thay đổi công nghệ, điều mà đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống, đã ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến lĩnh vực truyền thông. XV. Các bước tiến hành viết bài 1. Xác định chủ đề định viết 2. Xác định người đọc 3. Viết đề cương bài viết 4. Xác định thông tin 5. Thu thập và sử lý thông tin 6. Viết bản thảo Biên soạn tháng 01/2010 6 Trường Cao đẳng Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật 7.Xem lại và chỉnh sửa bản thảo 8.Trình bày và đóng quyển XVI. Viết đề cương 1. Lợi thế của viết đề cương - Đề cương cung cấp sườn bài bao gồm: Phần giới thiệu; phần thân bài và phần kết luận. - Đề cương giống như một bản sơ đồ chỉ đường: điểm bắt đầu giúp bạn di chuyển một cách logic; - Đề cương giúp cho người viết tập trung vào một vấn đề, không lan man; 2. Các loại đề cương - Đề cương theo chủ đề - Đề cương theo đoạn văn XVII. Viết bản thảo 1. Sau khi đã xác định mục tiêu, người đọc, phạm vi và đã hoàn thành đề cương, bạn sẽ bắt tay vào viết bản thảo; 2. Bản thảo gồm ba phần theo đề cương - Mở bài - Thân bài - Kết luận 3. Không nên quá cầu kỳ khi viết bản thảo. Không nên lo lắng về câu mở đầu 4. Bám sát đề cương 5. Câu đầu tiên nên là câu thông báo về chủ đề của bài viết 6. Cuối cùng, bạn phải viết câu kết luận để thắt chặt ý tưởng chính của bài viết. 7. Sau khi hoàn chỉnh bản thảo sẽ tiến hành xem lại, chỉnh sửa bản thảo thành bài viết chính thức. 8. Trình bày bìa thật hấp dẫn và đóng thành quyển CÂU HỎI THẢO LUẬN NHÓM VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG I. Câu hỏi thảo luận nhóm Bước 1: 1. Chia mỗi nhóm từ 5 đến 7 người, cử ra một nhóm trưởng kiêm thư để ghi lại những ý kiến đóng góp của các thành viên trong nhóm; 2. Các nhóm tự đưa ra chủ đề bất kỳ; 3. Tập trung thảo luận : Nội dung và các bước tiến hành viết bài của chủ đề đó; Bước 2: Biên soạn tháng 01/2010 7 Trường Cao đẳng Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật 1. Giáo viên yêu cầu đại diện từng nhóm lên bảng trình bày: Nội dung và các bước tiến hành viết bài của chủ đề của nhóm; 2. Sau khi trình bày xong, người trình bày đứng lại trên bảng để trả lời câu hỏi phản biện của các nhóm khác. (Nếu người đứng trên bảng không trả lời được hoặc trả lời chưa đầy đủ thì các thành viên khác trong nhóm có thể bổ xung); Bước thứ 3: 1.Giáo viên thu lại bài viết tóm tắt Nội dung và các bước tiến hành viết bài theo chủ đề của nhóm để chấm điểm; 2. Giáo viên tổng hợp và sửa lại : Những nội dung chính và các bước tiến hành viết bài theo chủ đề của các nhóm; II. Bài tập tình huống Giáo viên yêu cầu học sinh sinh viên về nhà viết lại hoàn chỉnh nội dung chủ đề đã thảo luận trên lớp. Nhóm nào viết theo chủ đề của nhóm đó và nộp lại cho giáo viên chấm. III. Quy định cho điểm: 1. Điểm thảo luận trên lớp là điểm chung của nhóm; 2. Điểm bài tập tình huống cho về nhà viết là điểm của từng cá nhân. 3. Học sinh sinh viên đạt yêu cầu hai điểm điều kiện nêu trên mới được tham dự thi cấp Giấy chứng nhận của môn học đó./. Biên soạn tháng 01/2010 8 Trường Cao đẳng Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật PHẦN THỨ HAI HƯỚNG DẪN KỸ NĂNG VIẾT ĐỀ TÀI, BÁO CÁO TỐT NGHIỆP TRƯỜNG CNC I. Các bước thự hiện STT Công việc thực hiện Ghichú 1 Bốc thăm đề tài + Giáo viên hướng dẫn Thời gian do P.đào tạo quy định 2 Viết đề cương đề tài hoặc đề cương báo cáo tốt nghiệp Thời gian do P.đào tạo quy định 3 Nộp đề cương: Đề tài nghiên cứu hoặc Báo cáo tốt nghiệp cho giáo viên hướng dẫn Thời gian do P.đào tạo quy định 4 Nộp bản thảo bài viết Đề tài hoặc Báo cáo tốt nghiệp đầu tiên cho giáo viên hướng dẫn Thời gian do P.đào tạo quy định 5 Nộp đề cương đề tài hoặc đề cương Báo cáo tốt nghiệp trình bày trước hội đồng (bao gồm cả slides đối với HSSV loại khá, giỏi) cho P.đào tạo và giáo viên hướng dẫn; Thời gian do P.đào tạo quy định 6 Nộp đề tài, báo cáo cuối cùng cho P. đào tạo để phân công Giáo viên chấm bài Thời gian do P.đào tạo quy định 7 Trình bày đề tài trước hội đồng bằng slides ( đối với HSSV khá giỏi), Đề cương đề tài và đề cương báo cáo tốt nghiệp đối với HSSV trung bình Thời gian do P.đào tạo quy định 8 Chấm Đề tài và Báo cáo tốt nghiệp Thời gian do P.đào tạo quy định 9 Công bố kết quả Thời gian do P.đào tạo quy định Biên soạn tháng 01/2010 9 Trường Cao đẳng Ngoại ngữ- Công nghệ Việt Nhật II. Quy định chấm phản biện Đề tài và Báo cáo tốt nghiệp 1. Thời gian trình bày cho một đề tài ( Slide ) hoặc Đề cương báo cáo tốt nghiệp : 15 phót (10 phút trình bày và 5 phút trả lời câu hỏi); 2. Trình bày những vấn đề trọng tâm, không miên man; 3. Sau khi trình bày của học sinh sinh viên, giáo viên trong hội đồng đặt câu hỏi; ( khoảng 3 - 5 câu); 4. Học sinh sinh viên ghi lại tất cả các câu hỏi của hội đồng và trả lời lần lượt từng câu hỏi; 5. Cách tính điểm: - Điểm trình bày, nội dung Slide hoặc Đề cương Báo cáo tốt nghiệp: 30%; - Điểm bài viết và điểm chuyên cần: 70%; Ghi chú: - Phòng đào tạo lên lịch cụ thể thời gian thực hiện từng bước để giáo viên hướng dẫn và HSSV thực hiện; - Đối với HSSV hoạc lực đạt loại khá , giỏi sẽ làm đề tài nghiên cứu; HSSV đạt loại trung bình thì làm Báo cáo tốt nghiệp. III. Mẫu thiết kế đề cương Đề tài nghiên cứu và Báo cáo tốt nghiệp 1. Tên đề tài nghiên cứu và Báo cáo tốt nghiệp …………………………………………………………………………… 2. Lý do chọn đề tài nghiên cứu: Trong mục này Sinh viên cần phải đưa ra những lý do căn bản biện luận cho việc lựa chọn đề tài nghiên cứu hoặc Báo cáo tốt nghiệp của mình ………………………………………………………………………………………… 3. Vấn đề nghiên cứu Trong phần này học sinh sinh viên giải thích chính xác vấn đề mà học sinh sinh viên hy vọng phân tích và giải quyết như là một phần của nghiên cứu ………………………………………………………………………………………… 4. Phương pháp nghiên cứu Biên soạn tháng 01/2010 10 [...]... - Tiêu đề mục lớn (1): cỡ chữ 14, in đậm - Tiêu đề mục nhỏ (1.1): cỡ chữ 14, in đậm - Tiêu đề mục nhỏ (1.1.1): cỡ chữ 14, in đậm, nghiêng - Tiêu đề bảng, biểu, hình vẽ: cỡ chữ 14, in đậm - Nguồn trích dẫn cuối bảng, biểu, hình vẽ: cỡ chữ 12, nghiêng - Đơn vị tính (nếu để ngoài bảng): cỡ chữ 14, nghiêng 1.3 Cỏch trỡnh by vn bn: - L trờn: Ghi tớt c ch 12 in m nghiờng: Trng Cao ng Ngoi ng - Cụng ngh Vit . vự như : kỹ năng viết đề tài, báo cáo tốt nghiệp; kỹ năng làm báo cáo; kỹ năng viết tờ trình; kỹ năng viết đơn xin việc làm…vv… Có thể tựu chung lại một cách tổng quát là kỹ năng viết bài. Chính vì. của bài viết, cách tổ chức bài viết, thể loại, mạch viết và cách trình bày. Sơ đồ : Người đọc ! Mục tiêu bài viết ! Tổ chức bài viết ! Thể loại bài viết ! Mạch của bài viết ! Trình bày bài viết 1 đọc để xác định mục tiêu của bài viết. Để bài viết thành công thì mục tiêu của bài viết phải gắn liền với chiến lược được sử dụng trong bài viết đó VI. Tổ chức bài viết Thông tin truyền đạt tới

Ngày đăng: 19/06/2014, 13:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan