1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình

68 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Theo Dõi Tình Hình Hội Chứng Tiêu Chảy Ở Lợn Con Giai Đoạn Từ Sơ Sinh Đến 21 Ngày Tuổi Tại Trại Lợn Linkfarm Hoà Bình, Xóm Chỉ Bái, Xã Hùng Sơn, Huyện Kim Bôi, Tỉnh Hoà Bình
Tác giả Trần Thị Ý
Người hướng dẫn TS. Lê Minh Toàn
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Thú y
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 7,16 MB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: MỞ ĐẦU (9)
    • 1.1. Đặt vấn đề (9)
    • 1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài (10)
      • 1.2.1. Mục đích của đề tài (10)
      • 1.2.2. Yêu cầu của đề tài (10)
  • PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (11)
    • 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập (11)
      • 2.1.1. Điều tra cơ bản về huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa (11)
      • 2.1.2. Điều kiện cơ sở nơi thực tập tại trại lợn Linkfarm Hòa Bình xã Hùng Sơn huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình (13)
    • 2.2. Cơ sở khoa học (17)
      • 2.2.1. Đặc điểm sinh lý của lợn con (17)
      • 2.2.2. Một số hiểu biết về hội chứng tiêu chảy ở lợn con (21)
      • 2.2.3. Tình hình nghiên cứu hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ trong và ngoài nước (33)
    • 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (37)
    • 3.2. Nội dung nghiên cứu (37)
    • 3.3. Phương pháp nghiên cứu (37)
      • 3.3.1. Phương pháp điều tra và theo dõi lâm sàng (37)
      • 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm (37)
      • 3.3.3. Các chỉ tiêu theo dõi (38)
      • 3.3.4. Phương pháp xác định các chỉ tiêu (38)
    • 3.4. Phương pháp xử lý số liệu (39)
  • PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (37)
    • 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất (40)
      • 4.1.1. Công tác chăn nuôi (40)
      • 4.1.2. Công tác thú y (44)
      • 4.1.3. Công tác khác (45)
    • 4.2. Kết quả theo dõi tình hình bệnh tiêu chảy ở lợn con từ 1- 21 ngày tuổi (46)
      • 4.2.1. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo lứa tuổi (46)
      • 4.2.2. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo đàn và theo cá thể (51)
      • 4.2.3. Tình hình mắc bệnh hội chứng tiêu chảy ở lợn con qua các tháng (52)
      • 4.2.4. Một số triệu chứng lâm sàng ở lợn mắc hội chứng tiêu chảy (54)
      • 4.2.5. Tỷ lệ lợn con chết do hội chứng tiêu chảy (56)
      • 4.2.6. Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn (57)
  • PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ (40)
    • 5.1. Kết luận (59)
    • 5.2. Đề nghị (59)

Nội dung

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả công tác phục vụ sản xuất

Trong thời gian thực tập tại trại được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong trang trại và sự cố gắng của bản thân tôi đã thu được các kết quả sau:

Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là khâu không thể thiếu trong quá trình. Nếu công tác vệ sinh được thực hiện tốt thì gia súc sẽ ít mắc các bệnh truyền nhiễm và truyền lây, sinh trưởng và phát triển tốt, chi phí dùng trong thuốc thú y sẽ giảm đi và thấp hơn làm cho hiệu quả chăn nuôi được nâng cao hơn.

Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập tôi đã thực hiện tốt các công việc như sau:

Công tác chăm sóc nuôi dưỡng

Trong quá trình thực tập tại trang trại, tôi đã tham gia chăm sóc nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc lợn con theo mẹ đến khi cai sữa Trực vệ sinh, chăm sóc và theo dõi đàn lợn thí nghiệm Thực hiện quy trình chăm sóc nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa như sau:

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dư kiến 7 – 10 ngày Trước khi chuyển lợn nái lên chuồng đẻ cần phải vệ sinh, dọn dẹp, sát trùng và cọ rửa sạch sẽ Lợn được chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin và được treo ở bảng file đầu mỗi ô chuồng Thức ăn của lợn nái chờ đẻ được cho ăn tuỳ vào thể trạng ở mỗi con mà chia bữa cho chúng ăn

- Chăm sóc, nuôi dưỡng nái đẻ

Tùy theo tình hình cai sữa, vệ sinh nhà đẻ mà nái được chuyển từ khu mang thai lên nhà đẻ trước sinh từ 5 đến 7 ngày Sau khi chuyển nái vào chuồng, nhân viên sẽ treo phiếu thông tin của từng nái lên các ô chuồng tương ứng, sau đó chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để sẵn sàng chờ nái sinh Bao gồm: bóng úm, thùng úm, bột úm, giấy lau lợn con, dây thắt rốn, thảm cho lợn con và miếng lót nhau cho nái, mỗi nhà đẻ sẽ có 2 đến 3 bộ dụng cụ kéo cắt rốn và cồn iodine đi cùng Trước ngày dự sinh 1 ngày, nhân viên sẽ tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho nái Vùng thân dưới, bầu vú của nái được xịt cồn và lau khô bằng khăn sạch, lau nhẹ nhàng, tránh gây stress, nhất là đối với những con sinh lứa đầu Việc vệ sinh cho nái là rất cần thiết, mục đích để tránh bị viêm nhiễm lúc sinh, đối với lợn con cũng tránh được tình trạng tiêu chảy khi bú vào vú nái đang dính bẩn Từ ngày dự sinh trở đi, lượng cám được cắt giảm xuống để nái không bị tình trạng quá no và khó sinh, thời gian sinh lâu dẫn tới lợn con sinh ra bị ngộp hoặc phải can thiệp nhiều gây viêm nái Hệ thống cám trong chuồng là bán tự động, nhân viên sẽ chỉnh hộp định lượng cám cho cả nhà đẻ, khi cho ăn sẽ dùng tay quay để xả hết cám cho nái ăn Nái được tiêm Han- prost liều 1ml/con nếu chậm sinh từ 2 ngày so với ngày sinh dự kiến.

Chăm sóc nái lúc đẻ

Nái sắp sinh sẽ có biểu hiện chảy dịch từ âm hộ, phân su, cào phá chuồng, một số nái có tình trạng vú tiết sữa Nhận biết và sẵn sàng đỡ đẻ,hoặc can thiệp ngay khi cần Sau khi lợn con đầu tiên được sinh ra, nhân viên tiến hành đỡ đẻ và ghi chép lại phiếu sơ sinh, bao gồm thông tin nái (số tai, ô/ chuồng, ngày sinh, số vú tốt, ), thông tin heo con (khối lượng, giờ sinh, giới tính đực/cái, ) và một số ghi chú khác Nhân viên trực liên tục và đỡ đẻ lợn con kịp thời Sau khi lợn con được sinh ra ngoài, cầm ngược heo để dịch nhầy trong mũi, miệng chảy ra hết đồng thời dùng giấy lau sạch vùng đầu trước tiên để thông đường thở, tránh cho lợn bị ngộp Sau đó lau toàn thân và dùng dây rút thắt chặt rốn lại, vị trí thắt cách bụng khoảng 2cm (tránh để quá dài sẽ ảnh hưởng đến việc di chuyến của lợn con),cắt dây rốn và xịt cồn Phủ bột lăn lên toàn bộ phần lưng, bụng và mông của lợn rồi bỏ lợn vào thùng úm để giữ ấm và khô người Khi đã khô thì đưa lợn con ra cho bú mẹ Nếu thời gian đẻ giữa hai lợn con quá 45 phút thì sẽ tiến hành đánh nái dậy để lật trở ngôi thai, đẩy thai từ cổ tử cung xuống, đồng thời tiến hành mát xa bầu vú để kích thích sản sinh hormone oxytocin tự nhiên Sau khi tiến hành các biện pháp đó mà nái vẫn chưa đẻ, thì can thiệp bằng cách móc Sử dụng găng tay móc lợn sạch (1bao tay/nái/lần) và gel bôi trơn để móc Trong lúc đẩy tay vào, nếu gặp những cơn rặn của nái thì dừng lại, tuyệt đối không cố tình đẩy mạnh vì sẽ khiến tử cung nái tổn thương và bị viêm Móc sâu, nếu đụng được lợn con thì móc ra (nếu chạm thấy chân thì cầm hai chân heo con kéo ra, nếu chạm được đầu thì đưa tay mở miệng heo con, móc vào răng và túm kéo ra nhẹ nhàng, không cầm cả đầu heo vì to, khó kéo và trơn trượt) Nếu không thấy gì thì chậm rãi đưa tay ra ngoài Sau hai lần móc can thiệp vẫn không thấy lợn con ra thêm, tiến hành tiêm hormone oxytocin cho nái, liều 2cc/con để kích thích sự co bóp của tử cung, đẩy thai ra ngoài Phải chắc chắn rằng không có thai nằm ngang, ngược trong tử cung trước khi tiêm oxytocin vì sẽ làm rách tử cung gây xuất huyết và mất máu gây hiên tượng chết nái Trong quá trình đẻ, nái được tiêm kháng sinh phòng bằng oxytetracycline hoặc amoxicillin, kết hợp kháng viêm ketoprofen Đối với nái có hiện tượng sốt, có thể sử dụng hạ sốt anazin Trước khi tiêm, nhân viên sẽ xoa đều phần vú của nái để tạo cảm giác thoải mái, tránh gây stress dẫn đến tình trạng khó điều trị Những nái yếu, mệt, đẻ khó, tiến hành truyền đường glucose.

Chăm sóc lợn con sơ sinh Đặt đèn úm ở phía trên thảm úm và mở đèn vào ngày 114, trước ngày nái đẻ để tạo trước một khoảng không gian ấm cho lợn con, tránh trường hợp nái đẻ bất ngờ và khiến heo con bị lạnh Điều chỉnh nhiệt độ dưới đèn úm ở mức 36- 37℃ Tiến hành đỡ đẻ lợn con bằng cách lau khô lợn con ngay sau khi sinh, lau hết màng bao, nhau, dịch từ mũi và miệng, sau đó phủ lợn con bằng bột úm Loại những con lợn con yếu, còi, dị tật, trọng lượng sơ sinh

Ngày đăng: 28/09/2023, 10:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.2. Khẩu phần ăn của lợn nái mang thai và nuôi con tại trại lợn Linkfarm Hoà Bình - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Bảng 2.2. Khẩu phần ăn của lợn nái mang thai và nuôi con tại trại lợn Linkfarm Hoà Bình (Trang 15)
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng thức ăn của từng loại lợn tại trại từ 11/2021 – 11/2022 tại trại lợn Linkfarm Hoà Bình - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng thức ăn của từng loại lợn tại trại từ 11/2021 – 11/2022 tại trại lợn Linkfarm Hoà Bình (Trang 15)
Bảng 3.1. Sơ đồ theo dừi bệnh - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Bảng 3.1. Sơ đồ theo dừi bệnh (Trang 38)
Bảng 4.1: Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2021-2022 - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Bảng 4.1 Cơ cấu đàn lợn của trại từ năm 2021-2022 (Trang 44)
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Bảng 4.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất (Trang 46)
Bảng 4.4. Tỉ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Bảng 4.4. Tỉ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo lứa tuổi (Trang 48)
Bảng 4.5. Tỉ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo đàn và theo cá thể Số đàn lợn mắc bệnh Số cá thể mắc bệnh - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Bảng 4.5. Tỉ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo đàn và theo cá thể Số đàn lợn mắc bệnh Số cá thể mắc bệnh (Trang 51)
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Bảng 4.6. Tỷ lệ lợn con mắc hội chứng tiêu chảy theo các tháng (Trang 53)
Bảng 4.7. Một số triệu chứng ở lợn con mắc hội chứng tiêu chảy Số con Số con có - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Bảng 4.7. Một số triệu chứng ở lợn con mắc hội chứng tiêu chảy Số con Số con có (Trang 54)
Bảng 4.8. Tỉ lệ lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy (%) - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Bảng 4.8. Tỉ lệ lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy (%) (Trang 56)
Hình 1: Một số loại thuốc và vaccine phổ biến dùng trong việc phòng và điều trị cho nái và lợn con - (Luận văn) theo dõi tình hình hội chứng tiêu chảy ở lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 21 ngày tuổi tại trại lợn linkfarm hoà bình, xóm chỉ bái, xã hùng sơn, huyện kim bôi, tỉnh hoà bình
Hình 1 Một số loại thuốc và vaccine phổ biến dùng trong việc phòng và điều trị cho nái và lợn con (Trang 65)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w