1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

(Luận văn) đánh giá hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên

77 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Hoạt Động Logistics Của Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Chè Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên
Tác giả Nông Thị Nết
Người hướng dẫn ThS. Trần Thị Ngọc
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Kinh doanh quốc tế
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 674,71 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1 MỞ ĐẦU (11)
    • 1.1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (12)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (12)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (12)
    • 1.3. Ý nghĩa của đề tài (13)
      • 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học (13)
      • 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn (13)
    • 1.4. Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu (13)
  • PHẦN 2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (14)
    • 2.1. Cơ sở lý luận (14)
      • 2.1.1. Một số khái niệm về hoạt động Logistics của một số doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Thái Nguyên (14)
      • 2.1.2. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (15)
      • 2.1.2. Hoạt động và quy trình chung của Logistics (16)
      • 2.1.3. Vai trò của hoạt động logistics (18)
      • 2.1.4. Các hình thức vận chuyển trong logistics (20)
    • 2.2. Cơ sở thực tiễn (20)
      • 2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động logistics ở nước ta (28)
      • 2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho sự phát triển hoạt động logistics trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (33)
      • 2.2.5. Dự báo tình hình Logistics tại Việt Nam trong vài năm tới (34)
      • 2.2.6. Bài học kinh nghiệm rút ra các doanh nghiệp có họat động Logistics tại Thái Nguyên (35)
  • PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (36)
    • 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu (36)
    • 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu (36)
    • 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành (36)
      • 3.2.1. Địa điểm tiến hành (36)
      • 3.2.2. Thời gian tiến hành (36)
    • 3.3. Nội dung nghiên cứu (36)
    • 3.4. Câu hỏi nghiên cứu (37)
    • 3.5. Phương pháp nghiên cứu (37)
      • 3.5.1. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu (37)
      • 3.5.2. Phương pháp xử lý dữ liệu (38)
      • 3.5.3. Các phương pháp phân tích số liệu (38)
      • 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu (39)
      • 3.5.5. Ứng dụng Blockchain trong hoạt động logistic (39)
  • PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (43)
    • 4.1.1. Tình hình chung của hoạt động Logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (43)
    • 4.1.2. Hoạt động Logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (44)
    • 4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Logistic của các công ty xuất khẩu. 45 4.3. Một số tồn tại trong hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (55)
    • 4.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, đa dạng hóa hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Thái Nguyên (61)
      • 4.4.1. Đối với nhà nước (61)
      • 4.1.2. Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã (63)
  • PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (65)
    • 5.1. Kết luận (65)
    • 5.2. Kiến nghị (67)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 59 (69)

Nội dung

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm về hoạt động Logistics của một số doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Thái Nguyên

Logistics là tập hợp các hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp các thành phần cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa một cách kịp thời hiệu quả.

Theo hội đồng quản trị logistics Hoa kỳ: “logistics là quá trình lập kế hoạch và thực hiện việc lưu trữ và hàng hóa từ xuất xứ đến tiêu thụ.Logistics là quá trình bao gồm các hoạt động lưu chuyển hàng hóa từ khâu sản xuất đến tiêu dùng.” Điều 233 Luật thương mại quy định: “dịch vụ logistics là hoạt động thương mại theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển,lưu kho ,lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi mã ký hiệu, giao hàng, hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng.”

Logistics đầu vào: gồm hoạt động tiếp nhận và lưu trữ nguyên liệu vật liệu đầo vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp, đảm bảo các yếu tố đầu vào từ nhà cung cấp đến doanh nghiệp , đảm bảo các yếu tố đầu vào và được cung ứng một cách tối ưu về giá trị, thời gian và chi phí quá trình sản xuất.

Logistics đầu ra: gồm các hoạt động như kho bãi lưu trữ, phân phối sản phẩm đến nơi nhận sao cho tối ưu về địa điểm , thời gian và chi phí cho doanh nghiệp người mua

Logistics ngược: gồm các hoạt động của quá trình thu hồi sản phẩm lỗi, phế phẩm, phế liệu Phát sinh sau khi phân phối sản phẩm để tái chế hoặc xử lý.

2.1.1.3 Logistics 1PL, 2Pl, 3PL, 4PL

1PL:là người cung cấp hàng hóa , thường là người gửi hàng/người nhận hàng.Các công ty tự thực hiện các hoạt động logistics của mình

2PL: là người vận chuyển thực tế, chẳng hạn như hãng tàu, hãng hàng không, hãng xe tải.

3PL:là người cung cấp giải pháp tổng thể cho dịch vụ logistics cho khách hàng, họ thường đảm nhiệm một phần hay toàn bộ các công đoạn.

4PL: là đơn vị tích hợp có chức năng tập hợp các nguồn lực, khả năng và công nghệ của chính tổ chức đó và các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi cung ứng toàn diện. Đối tượng của logistics: hàng hóa, sản phẩm hữu hình,thông tin, dịch vụ

2.1.2.Các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

2.1.2.1.Công ty cổ phần Trà Việt Thái

CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ VIỆT THÁI

Tên quốc tế VIET THAI TEA JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt VIHACO.JSC

Mã số thuế 4600736889 Địa chỉ Xóm Tân Ấp 1, Xã Phúc Thuận, Thành phố Phổ Yên, Tỉnh

Thái Nguyên, Việt Nam Người đại Nguyễn Huy Sơn ( sinh năm 1972 - Hà Nội) Ẩn thông tin diện Điện thoại 02083865869

CÔNG TY CỔ PHẦN TRÀ VIỆT THÁI

Quản lý bởi Chi cục Thuế khu vực Phổ Yên - Phú Bình

Loại hình DN Công ty cổ phần ngoài NN

Tình trạng Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

2.1.2.2.Chi nhánh công ty cổ phần chè Thiên phú - nhà máy chè Sơn phú

Mã số thuế 2600824919-001 Địa chỉ Thôn Sơn Đông , Xã Sơn Phú, Huyện Định Hoá, Tỉnh Thái

Nguyên, Việt Nam Người đại Hoàng Thanh Tùng diện Điện thoại 02803 879130

Quản lý bởi Chi cục Thuế khu vực Phú Lương - Định Hoá

Loại hình DN Công ty cổ phần ngoài NN

Tình trạng Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

2.1.2 Hoạt động và quy trình chung của Logistics

Sản xuất - Sản xuất hàng hóa: Quản lý sản xuất hàng hóa tại nhà máy theo tiêu chuẩn chất lượng của đơn đặt hàng.

Bao bì - Đóng gói hàng hóa: Đóng gói thành phẩm vào kiện, thùng carton để bảo vệ hàng hóa và thuận tiện cho việc vận chuyển.

Quản lý kho - Inventory management: Quản lý và đảm bảo số lượng, chất lượng hàng tồn trong kho, tiến hành nhập xuất hàng theo đúng kế hoạch.

Giao nhận - Vận chuyển hàng hóa: từ kho của nhà sản xuất đến nơi tiêu thụ. Kho, bãi - Lưu bãi, lưu giữ hàng hóa: tại kho, bãi trong thời gian chờ làm thủ tục xuất nhập hàng hóa.

Bốc xếp - bốc xếp hàng hóa: Bốc xếp vào container hoặc bốc xếp trực tiếp lên ô tô tải, tàu hỏa, tàu thủy hoặc máy bay để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

Giao nhận - Giải quyết các thủ tục, chứng từ cần thiết liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa.

Custom Statement - Khai báo hải quan: khai báo các chứng từ cần thiết theo quy định của pháp luật, nộp thuế và các loại phí.

Giám định - Giám định hàng hóa: tiến hành giám định để đảm bảo số lượng và chất lượng hàng hóa không vi phạm các quy định của nhà nước. Những hoạt động này được thiết kế để đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển một cách hiệu quả từ điểm xuất phát đến điểm đến, đồng thời đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và giảm thiểu chi phí và thời gian.

Trong một số trường hợp, các hoạt động logistics có thể được outsourcer cho các đơn vị bên ngoài để tập trung vào việc sản xuất và kinh doanh chính của công ty Tuy nhiên, việc tổ chức các hoạt động logistics hiệu quả vẫn là một yếu tố quan

2.1.2.2 Quy trình chung của hoạt động Logistics Để hoạt động Logistics được diễn ra một cách thuận lợi, chúng ta cần có một quy trình rõ ràng và được lên kế hoạch tỉ mỉ

Quản lý kho: điều phối và quản lý lưu trữ hàng hóa, đảm bảo hàng hóa được xuất kho đúng thời gian, địa điểm và số lượng yêu cầu Quản lý vận chuyển: lựa chọn phương tiện vận chuyển, định hướng lộ trình, theo dõi và kiểm soát hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

Báo giá, ký hợp đồng: khi doanh nghiệp nhận được đơn đặt hàng bao gồm các thông tin về số lượng hàng hóa, yêu về về chất lượng, chủng loại, thời gian giao hàng Hợp đồng sẽ được xây dựng dựa trên những thông tin cơ trên Hợp đồng sẽ được kí kết thành công khi hai bên thỏa thuận hoàn tất về các điều kiện tiêu chuẩn và báo giá. Đóng gói bao bì: bao bì sẽ được đóng theo yêu cầu của bên mua hàng hoặc giữ nguyên mẫu mã của doanh nghiệp (khi bên mua không có yêu cầu về bao bì sản phẩm riêng)

Kiểm soát chất lượng: kiểm tra và đánh giá chất lượng hàng hóa, phục vụ cho quá trình sản xuất và bán hàng.

Ghi mã ký hiệu hàng hóa và sản phẩm

Làm thủ tục hải quan cho hàng hóa

Quản lý định vị container: đảm bảo việc vận chuyển hàng hóa an toàn và hiệu quả bằng cách định vị container và theo dõi trạng thái.

Lưu kho: lưu bãi lưu trữ hàng hóa trước khi được đưa đến điểm tiêu thụ Quản lý thông tin: quản lý dữ liệu, thông tin liên quan đến hoạt động logistics để đưa ra các quyết định đúng đắn và cải thiện quá trình kinh doanh.

Giao hàng đến tay người nhận

2.1.3 Vai trò của hoạt động logistics

2.1.3.1 Đối với nền kinh tế Đối với nền kinh tế: nếu nền kinh tế là một bộ máy thì logistics được ví như dầu bôi trơn cho bộ máy đó được vận hành thông suốt đạt được hiệu quả cao nhất với chi phí nhiên liệu ít và tính bền bỉ cao.

Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Hoạt động Logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Việt Nam và các nước trên thế giới

2.2.1.1 Tại các nước trên thế giới.

Sự phát triển kinh tế toàn cầu đã dẫn đến sự tăng trưởng của hoạt động logistics trên toàn thế giới, với các hoạt động như vận chuyển hàng hóa, lưu kho, quản lý kho bãi, quản lý chuỗi cung ứng, và các dịch vụ liên quan khác.Công nghệ số và trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động logistics trên toàn thế giới, giúp tự động hóa các quy trình từ quản lý kho đến giao hàng, giảm thiểu sai sót và tối ưu chi phí.

Ngành công nghiệp logistics đã phát triển nhanh chóng tại châu Á, với Trung Quốc đứng đầu về sản xuất và xuất khẩu hàng hóa Ngoài ra, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Việt Nam cũng đang phát triển ngành logistics mạnh mẽ.

Bảng 2.1 Các quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới

Các nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới Sản lượng xuất khẩu

(Nguồn: Tạp chí Công Thương điện tử- Cơ quan thông tin lý luận của Bộ Công

Trung Quốc là nước sản xuất chè lớn nhất thế giới, với nhiều loại chè như chè xanh, chè đen, chè ô long và chè trắng.Với tổng sản lượng chè xuất khẩu trung bình là 1.000.130 tấn/năm Với quy mô sản xuất lớn như vậy, Trung Quốc có thể cung cấp chè với chất lượng tốt và giá cả hợp lý cho thị trường thế giới. Ngoài ra, Trung Quốc đã tập trung vào phát triển công nghệ sản xuất chè và tăng cường khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu, đặc biệt là qua các kênh thương mại điện tử, giúp nước này trở thành nước xuất khẩu chè hàng đầu thế giới.

Sri Lanka là một quốc gia ở Châu Á Quốc gia châu Á này coi chè như 1 lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu kinh tế mũi nhọn Vào khoảng năm 1847, nước này đã thương mại hóa ngành chè do những điều kiện khí hậu mát mẻ, ẩm ướt mang lại giá trị kinh tế của cây chè rất cao Trong các ngành xuất khẩu của quốc gia này chè chiếm tới 60% giá trị lợi nhuận với tổng sản lượng xuất khẩu hàng năm là 295.830 tấn.

Kenya là một quốc gia có truyền thống uống chè từ rất lâu đời hơn 111.000 hecta đất phục vụ cho việc trồng chè, không khó hiểu khi Kenya là nước đứng đầu trong dánh sách này Nước này đóng góp khoảng 17-20% tổng doanh thu xuất khẩu ra thị trường thế giới Con số này trong 1 thập kỷ đã tăng đến 39%. Tại Indonesia trồng hai loại chè chính là chè đen và trà xanh tuy nhiên trà đen vẫn là chủ yếu Từ năm 1700 Indonesia đã bắt đầu sản xuất cây chè.150.100 tấn chè/ năm là sản lượng chè của Indonesia Trong năm 2022 sản lượng chè được xuất khẩu sang các nước Châu Âu là 157.388 tấn/năm. Thổ Nhĩ Kỳ, nơi có lịch sử nằm trên các tuyến đường giao thương cổ đại giữa đông và tây.Sản lượng chè xuất khẩu mỗi năm của quốc gia này là 174.932 tấn /năm.Cho đến nay, Thổ Nhĩ Kỳ có mức tiêu thụ bình quân đầu người cao nhất trên thế giới Mỗi người uống trung bình 3,5 kg trà đen hàng năm.

Mặc dù là một trong top các quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, ngành chè Việt Nam vẫn còn khá ít được biết đến trên toàn cầu do chúng ta tập trung vào xuất khẩu chè búp thô với sản lượng xuất khẩu hàng năm là 116.780 tấn/năm Đây là một con số đầy hứa hẹn cho những người trồng và sản xuất chè tại Việt Nam, những người đang mong chờ một tương lai tươi sáng hơn cho ngành chè Việt Nam.

2.2.1.2 Kinh nghiệm phát triển logistics của Singapore Đất nước Singapore có một vị trí địa lý vô cùng thuận lợi khi nằm ở vùng eo biển Malacca để đón đầu 1 tuyến huyết mạch hàng hải Đông Tây đi ra Thái Bình Dương Tận dụng lợi thế này, đảo quốc sư tử đã không ngần ngại xây dựng mục tiêu và hành động để đưa đất nước vang danh một trung tâm logistics tích hợp trên toàn thế giới, học hỏi những phương thức phát triển hoạt động logistics của các quốc gia tiêu biểu.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp là “ông lớn” của thế giới chọn Singapore trở thành cửa ngõ để thuận lợi đi vào thị trường màu mỡ châu Á mà đầu tư mà không ít doanh nghiệp logistics ở khu vực châu Á cũng chọn quốc đảo này để trở thành một cánh cửa vàng kết nối đến với thị trường quốc tế Hiện tại, Singapore đang áp dụng chính sách phát triển hoạt động logistics như sau:

- Quản lý chính quyền cảng: đây là mô hình triển khai lấy chủ cảng là trọng tâm để quản lý Mô hình này phân cho các cảng sở hữu công trình cảng có trách nhiệm quản lý, bảo trì công trình và khai thác có hiệu quả bến cảng.

Cơ quan quản lý cảng biển có thể cho đơn vị tư nhân thuê cảng để làm các dịch vụ như giao nhận, xếp dỡ, kho hàng hóa, …

- Phát triển khu vực FIZ - một khu tự do thương mại Đây là chiến lược chủ đạo và đã được áp dụng ngay từ lúc mới thành lập các cảng biển Với tinh thần cảng tự do nên có tới 99% hàng hóa nhập khẩu sẽ hoàn toàn được miễn thuế Từ cảng tự do thương mại đầu tiên được mở ra vào năm 1969, đến nay đất nước này đã có 7 khu vực FTZ trong đó có 6 khu thuộc cảng Singapore.

- Chính phủ Singapore đầu tư nhiều cho những công trình logistics có tầm quan trọng, hiện đại, quy mô lớn, đã xây dựng được đường cao tốc, trạm không vận trung tâm hàng không logistics, vận chuyển và trung tâm kinh doanh, …

2.2.1.3.Kinh nghiệm phát triển logistics của Malaysia

Malaysia có sức cạnh tranh khá mạnh với quốc đảo sư tử Singapore với ước vọng xưng bá thị trường logistics để trở thành trung tâm logistics và dịch vụ vận tải đường biển số 1 trong khu vực Sự đầu tư không ngừng cho cảng Tanjung Pelepas nên dù có phải chịu tác động do bị cảng PSA của Singapore thì vẫn nhận được cơ hội phát triển mạnh mẽ Do đó, cảng biển này của Malaysia đang giữ vị trí phát triển thứ 2 trên toàn cầu về khả năng lưu thông hàng hóa.

Những xu hướng lớn trong hoạt động thúc đẩy phát triển logistics

Trong xu hướng phát triển logistics của quốc gia này có những điều khá đặc biệt, cụ thể như sau:

- Đầu tư toàn diện và đồng bộ đối với hệ thống hạ tầng vận tải.

- Bố trí cảng cạn tại khu vực nội địa nắm giữ vai trò trở thành địa điểm liên kết nhiều loại hình vận tải trong hoạt động logistics.

Với một quốc gia phụ thuộc nhiều vào loại hình vận chuyển hàng hóa, sản phẩm bằng phương tiện container phục vụ trên nhiều lại địa hình chuyên chở như Malaysia, phát triển các cảng cạn sẽ đem tới cho quốc gia này cơ hội nâng cấp phương tiện vận tại, liên kết chúng với nhau đầy hiệu quả và do đó, kéo theo sự hiệu quả trong việc phân phối nguồn hàng.

Vận tải hàng hóa theo đường bộ, đường sắt là lựa chọn đầu tư của đất nước này vì lý do khắc phục được khó khăn do đặc trưng địa hình cắt chia làm 2 phần khu vực gây ra.

2.2.1.4 Hoạt động logistics tại Việt Nam

Hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Việt Nam hiện nay đang đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn Trong đó, những rủi ro liên quan đến vận chuyển và lưu trữ hàng hóa là những vấn đề được đặc biệt quan tâm.Trong thời gian vừa qua, tình hình dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Việt Nam Các biện pháp phòng chống dịch bệnh đã làm chậm quá trình làm việc và vận chuyển hàng hóa Bên cạnh đó, những giới hạn về năng lực vận tải và lưu trữ cũng gây ra nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Việt Nam đã nhanh chóng thích nghi với tình hình mới và tìm kiếm các giải pháp để giảm thiểu tác động của dịch bệnh Các công ty đã tăng cường các biện pháp an toàn và cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm để đảm bảo sự an toàn và tiện lợi cho khách hàng Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu chè cũng đã tìm kiếm các giải pháp để cải thiện hoạt động logistics của mình, bao gồm sử dụng các công nghệ mới như blockchain và IoT để quản lý và giám sát vận chuyển hàng hóa Các công ty cũng đã tăng cường đầu tư vào năng lực vận tải và lưu trữ để đảm bảo sự linh hoạt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Hình 2.1:Biểu đồ mức độ sử dụng hình thức vận chuyển

36% Đường bộ Đường hàng không Đường thủy Đường sắt

( Nguồn : Số liệu từ điều tra khảo sát)

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là họat động logistics và các vấn đề liên quan đến hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đối tượng khảo sát:các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnhThái Nguyên.

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian:các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

- Về thời gian: Số liệu sử dụng để nghiên cứu đề tài này được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2020-2022 các giải pháp đề xuất có thể áp dụng cho các năm tiếp theo.

Địa điểm và thời gian tiến hành

Các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Thái Nguyên

-Khảo sát đánh giá mức độ thực hiện hoạt động Logistics của một số doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Thái Nguyên.

- Đánh giá chung những mặt khó khăn thuận lợi của hoạt động này đối với các doanh nghiệp xuất khẩu chè.

- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động Logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, phát triển hoạt động logistics tại các doanh nghiệp tự thực hiện hoạt động xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Câu hỏi nghiên cứu

- Hoạt động logistics tại các doanh nghiệp/HTX xuất khẩu chè tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay như thế nào ?

- Những tồn tại hạn chế và những tiềm năng trong hoạt động logistics tại các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Thái Nguyên là gì ?

- Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động logistics tại các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Thái Nguyên ?

- Giải pháp để phát triển hiệu quả và bền vững hoạt động logistics tại các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới là gì?

Phương pháp nghiên cứu

3.5.1 Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu

3.5.1.1 Thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp

Tìm hiểu, chọn lọc các số liệu từ phòng Quản lý mại và hội nhập kinh tế quốc tế - Sở công thương Thu thập số liệu từ các doanh nghiệp xuất khẩu chè.Tham khảo thêm trên các trang mạng xã hội, sách báo…

3.5.1.2 Thu thập tài liệu và số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi và lắng nghe …

3.5.2.Phương pháp xử lý dữ liệu

Các số liệu thứ cấp thu thập được lựa chọn và sắp xếp theo thứ tự nội dung để tạo sự liên kết hợp lý Các số liệu sơ cấp điều tra được xử lý và được sắp xếp theo nội dung cho phù hợp.

Sau khi tiến hành phỏng vấn thu thập thông tin từ phiếu khảo sát số liệu điều tra được tôi tiến hành kiểm tra, rà soát và đưa lên phần mềm chuyên dụng như Excel để tính toán, xử lý, tổng hợp để đưa ra các bảng biểu, các chỉ tiêu để chứng minh trong quá trình phân tích và kết luận.

3.5.3.Các phương pháp phân tích số liệu

+ Từ các nguồn số liệu điều tra thu thập được trên địa bàn nghiên cứu. Sau đó tiến hành tổng hợp, xử lý và phân tích số liệu trên Excel.

+ Phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu: Sử dụng phương pháp này để tổng hợp các số liệu thu thập được sau đó xử lý, biểu diễn số liệu trên các bản biểu, phân tích đánh giá tình hình thực tiễn.

+ Phương pháp thống kê mô tả: Các thông tin, số liệu được mô tả, liên kết rõ ràng theo các phương pháp thống kê.

+ Phương pháp phân tích so sánh: So sách các kết quả đã phân tích qua các năm nhằm đánh giá thực trạng phát triển rõ hơn.

Từ các nguồn số liệu điều tra, thu thập được trên địa bàn nghiên cứu để tiến hành phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu:

- Thực hiện tổng hợp theo từng nội dung nghiên cứu từ phiếu điều tra thu được trong lần đi thực tế.

* Cách chọn mẫu điều tra

- Nghiên cứu này được tiến hành trong địa bàn toàn tỉnh Thái Nguyên.

Vì vậy, nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu của các doanh nghiệp xuất khẩu chè để từ đó có thể đánh giá hoạt động Logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại địa bàn tỉnh Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn lực, thời gian và theo yêu cầu của quá trình thực tập nên tôi chỉ tiến hành khảo sát hoạt động Logistics của 02 doanh nghiệp có hoạt động xuất khẩu chè trong vài năm gần đây

3.5.4 Phương pháp xử lý số liệu

Là phương pháp tổng hợp các số liệu liên quan đến nội dung của đề tài thu được để tiến hành phân tích so sánh nhằm làm rõ các vấn đề nghiên cứu Qua các số liệu thống kê ta có thể thấy được tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu và rút ra được những nhận xét, kết luận chính xác, cụ thể hóa các báo cáo tổng kết của các doanh nghiệp xuất khẩu chè và các số liệu của bảng hỏi.

3.5.4.2 Phương pháp tính toán thông thường và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel để xử lý số liệu thu thập được.

Trong quá trình nghiên cứu các phương pháp được sử dụng một cách tổng hợp để phát huy hết lợi thế của các phương pháp.

Dù ngành vận tải đã có những cố gắng giảm chi phí vận tải bằng những giải pháp công nghệ như vận tải hàng hóa bằng container, đóng mới các phương tiện, thiết bị có sức chở lớn, tổ chức vận tải đa phương thức,… nhưng chi phí vận tải vẫn không ngừng tăng lên do giá nhiên liệu ngày một leo thang.

3.5.5 Ứng dụng Blockchain trong hoạt động logistic

Logistics là một ngành nghề có khá nhiều vấn đề như khâu vận chuyển,quản lý còn khó khăn, chi phí cao, khó theo dõi được tình trạng hàng hóa.Blockchain có thể được sử dụng để theo dõi hàng hóa trong quá trình logistics Việc này giúp cho các bên liên quan có thể xác định vị trí và tình trạng của sản phẩm trong thời gian thực Blockchain trong logistics còn giúp giám sát lịch sử hoạt động của phương tiện đó Dựa vào những thông tin đã được lưu trữ trên hệ thống, công nghệ Blockchain có thể theo dõi, xác thực các thông tin liên quan Điển hình đó là những thông tin về hiệu suất, lịch sử bảo trì của mỗi phương tiện Thông qua đó, các doanh nghiệp chuyên về giao hàng và logistics có thể xác định được mức độ quy chuẩn để lựa chọn phương tiện phù hợp.

Blockchain được sử dụng để quản lý chuỗi cung ứng Các thông tin về sản phẩm và quá trình vận chuyển có thể được lưu trữ trên blockchain, giúp cho các bên liên quan có thể truy cập thông tin này một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Blockchain được sử dụng để xác thực danh tính của các bên liên quan, bao gồm nhà sản xuất, đại lý vận chuyển và khách hàng Việc này giúp đảm bảo rằng chỉ những bên được phép có thể truy cập vào thông tin trên blockchain.

Blockchain cũng có thể giúp giảm thiểu gian lận trong quá trình vận chuyển hàng hóa Việc mã hóa thông tin trên blockchain giúp cho các thông tin này được bảo mật và không thể sửa đổi.

Blockchain cũng giúp tăng tính minh bạch trong quá trình logistics, bởi vì các thông tin được lưu giữ trên blockchain là công khai và không thể sửa đổi Việc này giúp đảm bảo rằng các bên liên quan đều có thể truy cập vào thông tin và có thể xác định được nguồn gốc của sản phẩm. Ứng dụng công nghệ Blockchain để tăng khả năng cạnh tranh

Xử lý nhanh chóng các giao dịch, hồ sơ, công chứng, danh tính đồng thời chứng minh nguồn gốc hàng hóa.

Xóa bỏ tối đa những hậu quả khi dữ liệu có sự thay đổi trong bối cảnh thương mại toàn cầu. Đối phó được với những chiến lược đầu tư từ đối thủ cạnh tranh.

Chi phí trong Logistic tại Việt Nam so với những nước khác khá đắt đỏ, các hoạt động vận tải chưa thể tối ưu hóa Theo thống kê cho thấy, từ khi ứng dụng công nghệ Blockchain trong logistics đã giúp tiết kiệm chi phí tối đa khoảng 38 tỉ USB/ năm đồng thời rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa Do đó, công nghệ Blockchain ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.

Công nghệ Blockchain giúp tiết kiệm chi phí tối đa cho ngành vận tải Công tác quản lý tự động hóa

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Tình hình chung của hoạt động Logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.1:Bảng tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên

STT Sản Phẩm ĐVT Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

1 Tổng giá trị Triệu USD 165,015.1067 132,041.131 156,396.519 xuất khẩu 4 9

3 Linh kiện Triệu USD 26.106,7 23.131,4 27.519,9 điện tử

4 Kim loại Triệu USD 232,89 224,80 259,25 màu và tinh quặng

5 Sản phẩm từ Triệu USD 82,17 34,93 41,72 sắt thép

6 Hàng hóa Triệu USD 954,11 654,32 805,11 khác

Nguồn:Báo cáo của Sở công thương Thái Nguyên

Tỉnh Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển ở miền Bắc Việt Nam, được biết đến với ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và xuất khẩu sản phẩm chè truyền thống Dưới đây là phân tích tình hình xuất khẩu của tỉnh Thái Nguyên:

Tổng quan về xuất khẩu: Theo số liệu từ Cục Hải quan Việt Nam, giá trị xuất khẩu hàng hóa của Thái Nguyên vào năm 2020 đạt hơn 27,6 triệu USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ năm 2019 Trong đó, các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh bao gồm thé, quặng sắt, thép, điện tử, dược phẩm, cao su, gỗ và sản phẩm gỗ.

Thị trường xuất khẩu chính: Đối tác thương mại chính của Thái Nguyên trong hoạt động xuất khẩu bao gồm Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước ASEAN Trong đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Thái Nguyên, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh.

Triển vọng xuất khẩu: Năm 2021, Thái Nguyên đặt mục tiêu tăng trưởng giá trị xuất khẩu hàng hóa lên khoảng 30 triệu USD, tập trung vào phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như thé, quặng sắt, thép, điện tử và cao su Đồng thời, tỉnh cũng đang nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp mới như sản xuất linh kiện ô tô và điện tử để đa dạng hóa danh mục xuất khẩu.

Tuy nhiên, việc Thái Nguyên đang gặp phải ảnh hưởng của đại dịchCOVID-19 đã gây ra khó khăn cho hoạt động xuất khẩu trong năm 2020 và có thể tiếp tục ảnh hưởng đến xuất khẩu của tỉnh trong tương lai.

Hoạt động Logistics của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

4.1.2.1 Tình hình xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Bảng 4.2:Một số loại chè xuất khẩu chủ yếu tại Thái Nguyên năm 2022

STT Loại chè Sản Lượng (kg) Thời gian (ngày)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Tình hình xuất khẩu chè của tỉnh Thái Nguyên hiện nay khá tích cực. Thái Nguyên là một trong những trung tâm sản xuất chè lớn nhất của Việt Nam với diện tích trồng chè lớn, chất lượng sản phẩm tốt và đa dạng về loại chè.Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu chè của Thái Nguyên đạt khoảng 31,4 triệu USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước Thị trường xuất khẩu chính của Thái Nguyên là Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ.

4.1.2.2.Hoạt động Logistics của công ty cổ phần Trà Việt Thái

Bảng 4.3 Tình hình xuất khẩu của công ty từ năm 2020 đến năm 2022

Số TT Năm Các loại chè xuất khẩu Số lượng

( Nguồn : Số liệu từ phiếu điều tra khảo sát) Tình hình xuất khẩu chè của năm

2020 đạt mức 2,108,326.0 cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ so với năm trước đó Tuy nhiên, năm 2021 có thể được xem là một năm khó khăn cho ngành xuất khẩu chè khi số liệu giảm xuống chỉ còn 1,044,348.0 Tuy nhiên, có lẽ không nên quá lo lắng vì dự đoán vào năm 2022 sẽ có một sự phục hồi với số liệu dự kiến đạt 2,840,251.0 Tuy nhiên, việc duy trì sự ổn định trong các thương vụ xuất khẩu chè là rất quan trọng để giữ cho ngành công nghiệp này ngày càng phát triển và tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Hình 4.1 : Tỷ lệ giao hàng của công ty cổ phần Trà Việt Thái

Giao hàng thành công Giao hàng không thành công

( Nguồn : Số liệu từ điều tra khảo sát)

Công ty CP Trà Việt Thái có tỷ lệ giao hàng đúng hạn là 90,15% và tỷ lệ hàng không đúng hạn là 9,85%, điều này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, ví dụ như:

Quy trình kiểm tra hàng hóa chưa được tối ưu: Việc kiểm tra hàng hóa trước khi vận chuyển rất quan trọng để đảm bảo chất lượng sản phẩm và tính đúng gói Nếu quy trình này còn mơ hồ hoặc chưa được tối ưu, sẽ dẫn đến tỷ lệ hàng không thành công cao

Sai sót trong việc lập kế hoạch vận chuyển: Việc lập kế hoạch vận chuyển không đúng chuẩn cũng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ hàng không thành công Nếu kế hoạch vận chuyển chưa được xác định rõ ràng, ví dụ như sai địa chỉ hoặc sai loại hàng hóa, sẽ dẫn đến việc hàng không được giao đúng cho khách hàng

Nhân viên logistics chưa được đào tạo đầy đủ: Nếu nhân viên logistics chưa được đào tạo đầy đủ về quy trình vận chuyển và kiểm tra hàng hóa, sẽ dẫn đến việc hàng hóa không được kiểm tra kỹ càng hoặc điều phối vận chuyển không đúng quy trình

Vì vậy, để giảm thiểu tỷ lệ hàng không thành công, doanh nghiệp A cần phải tìm ra nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục như tối ưu quy trình kiểm tra hàng hóa, lập kế hoạch vận chuyển chính xác và đào tạo nhân viên logistics đầy đủ.

4.1.2.3.Hoạt động Logistics của Công ty chè Thiên Phú - Nhà máy chè Sơn Phú

Bảng 4.4 Tình hình xuất khẩu của công ty từ năm 2020 đến năm 2022

STT Năm Các loại chè xuất khẩu Số lượng

Chè xanh OP Chè xanh Proken Chè xanh PS Chè Xanh BPS Chè Xanh F

Chè xanh OP Chè xanh Proken Chè xanh PS Chè Xanh BPS.

Chè xanh OP Chè xanh Proken Chè xanh PS Chè Xanh BPS.

( Nguồn : Số liệu từ điều tra khảo sát)

Dựa vào số liệu về xuất khẩu chè của Công ty Chè Thiên Phú trong 3 năm 2020, 2021 và dự kiến năm 2022, chúng ta có thể nhận thấy có một sự thay đổi trong tình hình kinh doanh của công ty này Năm 2020, Công ty Chè Thiên Phú đã xuất khẩu thành công hơn 4 triệu kg chè với giá trị đạt 4,261,165.0 đô la Mỹ Đây là một con số khá ấn tượng và cho thấy sức mạnh cũng như tầm ảnh hưởng của công ty trong ngành chè Tuy nhiên, năm 2021, số liệu cho thấy công ty đã gặp khó khăn trong việc xuất khẩu chè khi chỉ đạt được 3,644,438.0 đô la Mỹ Đây là một giảm sút đáng kể so với năm trước và cho thấy sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đến hoạt động xuất khẩu của công ty Tuy nhiên, dự kiến năm 2022, Công ty Chè Thiên Phú sẽ có một năm tốt hơn khi dự kiến xuất khẩu được 4,378,786.0 đô la Mỹ Điều này cho thấy sự phục hồi của thị trường chè và cũng là một tin vui đối với công ty Tóm lại, tình hình xuất khẩu chè của Công ty Chè Thiên Phú đã có sự thay đổi trong 3 năm qua, với sự ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 Tuy nhiên, với dự kiến tốt hơn cho năm 2022, chúng ta có thể hy vọng vào một tương lai tốt đẹp cho công ty này trong ngành chè.

Hình 4.2.Tỷ lệ giao hàng tại công ty chè Thiên Phú

Giao hàng không thành công

( Nguồn : Số liệu từ điều tra khảo sát)

Tỉ lệ giao hàng thành công của Công ty Chè Thiên Phú là 89% và tỷ lệ hàng hoàn là 10%, đây là kết quả đáng chú ý và cho thấy công ty đã có những nỗ lực để tối ưu hóa hoạt động logistics Tuy nhiên, vẫn còn một số nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ hàng hóa bị hoàn trả

Sản phẩm không đúng với yêu cầu của khách hàng: Nếu sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về chất lượng hoặc quy cách sẽ dẫn đến việc khách hàng từ chối nhận hàng hoặc yêu cầu hoàn trả.

Quy trình đóng gói hàng chưa tối ưu: Việc đóng gói hàng hóa rất quan trọng để đảm bảo hàng hóa được vận chuyển an toàn và đúng quy cách Nếu quy trình này chưa được tối ưu, sẽ dẫn đến việc hàng hóa bị hỏng trong quá trình vận chuyển.

Sai sót trong quá trình vận chuyển: Nếu quá trình vận chuyển không đúng quy trình hoặc nhân viên không đầy đủ kinh nghiệm, sẽ dẫn đến việc hàng hóa bị mất hoặc bị hỏng trong quá trình vận chuyển.

Hình 4.3 : Tỷ lệ hàng hoàn

( Nguồn : Số liệu từ điều tra khảo sát) Để giảm thiểu tỷ lệ hàng hoàn, Công ty Chè Thiên Phú cần phải tối ưu hóa quy trình đóng gói hàng, đào tạo nhân viên logistics và đảm bảo sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của khách hàng Nếu công ty tiếp tục nỗ lực để cải thiện hoạt động logistics, tỷ lệ hàng hoàn sẽ được giảm thiểu và đồng thời tăng tính đáng tin cậy của công ty trên thị trường.

Hình 4.4 :Tỷ lệ giao hàng đúng thời gian tại công ty Chè Việt Thái

Giao hàng không đúng hạn

( Nguồn : Số liệu từ điều tra khảo sát) Tỷ lệ hàng hoàn là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của hoạt động logistics Trong trường hợp này, tỷ lệ giao đúng hạn là 89% và tỷ lệ giao không đúng thời hạn là 11%.

Tỷ lệ giao đúng hạn cao cho thấy công ty đã có sự chuẩn bị và kế hoạch vận chuyển tốt, đồng thời đảm bảo được tính đúng gói của hàng hóa Điều này giúp khách hàng tin tưởng và hài lòng với dịch vụ của công ty.

Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Logistic của các công ty xuất khẩu 45 4.3 Một số tồn tại trong hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Các doanh nghiệp cần có quy trình Logistics rõ ràng để đảm bảo các hoạt động vận chuyển chính xác và hiệu quả Quy trình này bao gồm đóng gói, xếp dỡ, vận chuyển, khai báo hải quan, kiểm tra và bảo quản hàng hóa.

Quy trình logistics được thiết kế để tối ưu hóa chi phí trong quá trình vận chuyển, lưu kho và quản lý kho bãi Nếu quy trình được thiết kế tốt, sẽ giúp giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm chi phí lưu kho và tối ưu hóa việc quản lý kho bãi để giảm thiểu tồn kho.

Quy trình logistics cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm Chẳng hạn, trong quá trình vận chuyển, những sản phẩm dễ vỡ, dễ hỏng sẽ được đóng gói kỹ lưỡng để tránh hư hỏng Ngoài ra, việc quản lý kho bãi đúng cách cũng giúp đảm bảo sản phẩm được bảo quản và vận chuyển đến khách hàng một cách an toàn.

Quy trình logistics cũng giúp nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp bằng cách tối ưu hóa thời gian vận chuyển và quản lý kho, giảm thiểu thời gian và chi phí để chuẩn bị và vận chuyển hàng hóa.

Quy trình logistics đóng vai trò quan trọng trong việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng Một quy trình logistics tốt sẽ giúp việc vận chuyển sản phẩm diễn ra nhanh chóng, chính xác và an toàn, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.

Cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận chuyển hàng hóa từ nguồn gốc đến điểm cuối cùng.

Một cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp cho hoạt động logistics diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn Chẳng hạn, đường bộ, đường sắt, đường thủy cần được bảo trì và nâng cấp định kỳ để đảm bảo an toàn cho hàng hóa và người tham gia giao thông Nếu cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu giao thông của người dân và sản xuất, các đơn vị logistics sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và vận chuyển hàng hóa, kéo dài thời gian vận chuyển, tăng chi phí và ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của họ.

Hơn nữa, cơ sở hạ tầng còn liên quan đến các tiện ích phục vụ hoạt động logistics Đây có thể là những kho bãi lưu trữ, trung tâm phân phối hàng hóa, cảng biển hay sân bay Nếu các tiện ích này không được đầu tư và phát triển đúng mức, sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận, lưu trữ và giao nhận hàng hóa, từ đó ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Điều này bao gồm kho bãi, phương tiện vận tải, thiết bị bảo quản hàng hóa và hệ thống thông tin.

 Đội ngũ nhân viên Đội ngũ nhân viên chính là nhân tố quan trọng trong hoạt động logistics Tác động đến chất lượng dịch vụ: nhân viên logistics có vai trò quan trọng trong việc xử lý và vận chuyển hàng hóa Nếu nhân viên không có đầy đủ kỹ năng, kinh nghiệm và chuyên môn, hoặc không được đào tạo đúng cách, sẽ dẫn đến sự chậm trễ, hư hỏng hoặc mất mát hàng hóa, gây ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.Tác động đến hiệu quả hoạt động: đội ngũ nhân viên có thể ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty logistics Nếu nhân viên không làm việc hiệu quả, không tuân thủ các quy trình và quy định trong quá trình xử lý hàng hóa, sẽ kéo dài thời gian xử lý, tăng chi phí và giảm năng suất.

Tác động đến sự hài lòng của khách hàng: khách hàng luôn mong muốn một dịch vụ logistics chuyên nghiệp, nhanh chóng và đảm bảo an toàn cho hàng hóa Đội ngũ nhân viên có vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nếu nhân viên không được đào tạo đúng cách, không có tinh thần trách nhiệm và sự chăm sóc chu đáo đến khách hàng, sẽ gây ra sự không hài lòng từ phía khách hàng.

Do đó, các doanh nghiệp hoạt động logistics cần đầu tư vào đào tạo và phát triển đội ngũ nhân viên, tăng cường tinh thần trách nhiệm và sự hài lòng của khách hàng để đảm bảo chất lượng dịch vụ, hiệu quả hoạt động và tăng tính cạnh tranh trên thị trường.

Các doanh nghiệp cần có chính sách quản lý rủi ro để đối phó với các vấn đề có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển, như mất mát hàng hóa, tai nạn giao thông hoặc thời gian giao hàng chậm.

Chi phí logistics cần được quản lý một cách hiệu quả để đảm bảo rằng các doanh nghiệp có thể cạnh tranh trên thị trường Điều này bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, chi phí bảo quản hàng hóa và chi phí nhân viênChi phí logistics ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng vì nó ảnh hưởng đến định giá và tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Tác động đến giá thành sản phẩm: Chi phí logistics chiếm một phần lớn trong chi phí sản xuất sản phẩm Nếu chi phí logistics tăng lên, giá thành sản phẩm sẽ tăng theo, do đó ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

Tác động đến khối lượng hàng hóa: Chi phí logistics cũng có thể ảnh hưởng đến khối lượng hàng hóa vận chuyển Nếu chi phí vận chuyển quá cao, đơn vị logistics sẽ không thể chấp nhận vận chuyển hàng hóa có khối lượng nhỏ, điều này sẽ ảnh hưởng đến khách hàng khi họ muốn vận chuyển một lượng hàng hóa nhỏ.

Tác động đến lợi nhuận của công ty: chi phí logistics cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Nếu chi phí logistics quá cao, công ty sẽ không thể tối ưu hoá được lợi nhuận trong quá trình kinh doanh và liên tục gặp rủi ro về tài chính. Chi phí logistics có tác động lớn đến hoạt động logistics và quản lý chuỗi cung ứng Doanh nghiệp hoạt động logistics cần xem xét việc tối ưu chi phí logistics thông qua việc cải tiến quy trình, tăng hiệu quả vận hành và giảm thiểu các chi phí không cần thiết để giữ cho chi phí logistics ở mức thấp nhất và cạnh tranh trên thị trường.

4.3 Một số tồn tại trong hoạt động Logistics tại các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện, đa dạng hóa hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè tại Thái Nguyên

 Các chính sách phát triển hệ thống logistics cần được hoàn thiện và cụ thể hóa để đảm bảo tính nhất quán và thông thoáng trong các văn bản quy định liên quan đến lĩnh vực logistics Việc hoàn thiện khung pháp lý sẽ tạo cơ sở cho một thị trường logistics phát triển và minh bạch Ngoài ra, Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật bổ sung cho hoạt động logistics và các lĩnh vực hỗ trợ như vận tải đa phương thức, thương mại điện tử, thủ tục hải quan và chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics Các định chế có liên quan như thuế, bảo hiểm, ngân hàng, môi trường cũng cần được chuẩn hóa các quy định về cấp phép và điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn.Ngoài việc hoàn thiện khung pháp lý và ban hành các văn bản pháp luật, Nhà nước cần cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực vận chuyển của các đơn vị logistics tại tỉnh Thái Nguyên Việc cải thiện cơ sở hạ tầng và nâng cao năng lực vận chuyển sẽ giúp tăng tính cạnh tranh.

 Chính quyền tỉnh, cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn và gửi các bộ chủ chốt tham gia các hội thảo khoa học chuyên ngành về logistics trong và ngoài khu vực, nhằm nâng cao hiểu biết cũng như cập nhật và bổ sung kiến thức về logistics.Cần xây dựng cơ sở dữ liệu và các kênh quảng bá thông tin về dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh để thu hút và hỗ trợ doanh nghiệp hoạt động; xây dựng các bản tin, ấn phẩm về phát triển logistics tại Thái Nguyên, cung cấp các thông tin chính sách, pháp luật, thị trường, công nghệ, giúp kết nối doanh nghiệp với thị trường; tạo điều kiện tổ chức các chương trình, hội nghị kết nối các doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics nhỏ và vừa với các công ty, chuyên gia phần mềm CNTT phục vụ quản lý thông tin và chuyển giao dữ liệu, sản xuất và đặt hàng, giao hàng, khai báo hải quan, phần mềm dịch vụ logistics (RFID, Barcode, e- logistics) theo các tiêu chuẩn quốc tế; cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời trên phương tiện truyền thông, đặc biệt là tại cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên và trang web của các Trung tâm logistics về mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ logistics của tỉnh.

 Phát triển, nâng cấp kết cấu hạ tầng phần cứng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phục vụ cho phát triển hệ thống logistics bao gồm: hệ thống đường sông, đường bộ, các nhà ga, cảng hàng không, các trung tâm logistics, kho tàng bến bãi cũng như các trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa, container ở các điểm vận tải giao nhận Chú trọng xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng kết nối với các trung tâm logistics để giao hàng, tiếp nhận, chuyển tải tại các sân bay quốc tế theo quy trình nghiệp vụ như các nước trong khu vực Tiến hành nâng cấp, hiện đại hóa và xây dựng thêm kho tàng, bến bãi, trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa, container ở các điểm giao nhận Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo tính đồng bộ của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển hoạt động logistics.

 Thúc đẩy liên kết với các viện, trường, doanh nghiệp để hình thành mạng lưới đào tạo nguồn nhân lực cho doanh nghiệp logistics trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; đổi mới chương trình giảng dạy, xây dựng giáo trình đào tạo chuyên sâu về logistics Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, cơ cấu đào tạo theo ngành, nghề và trình độ đào tạo Nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là phải cập nhật những kiến thức luật pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương thức, các hoạt động chính của logistics và kỹ năng vận hành dịch vụ logistics cho nguồn nhân lực hiện có Tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn.

4.1.2 Đối với doanh nghiệp, hợp tác xã

 Tăng cường liên kết hoạt động giữa các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh ,nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng Đa dạng hóa các sản phẩm.Kết hợp nhiều tuyến vận tải đa phương thức nhằm đạt mục tiêu tiết kiệm tối đa chi phí và nâng cao chất lượng dịch vụ.

 Đối với doanh nghiệp tự thực hiện logistics cần: thuê ngoài dịch vụ kho bãi, vận chuyển để tiết kiệm chi phí Sử dụng các dịch vụ của các đại lý thủ tục hải quan để đảm bảo công việc luôn được vận hành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng Cân nhắc năng lực và uy tín của doanh nghiệp 3PL, 4PL mà mình lựa chọn Nâng cao trình độ năng lực, khả năng chuyên môn, ngoại ngữ của đội ngũ nhân lực, nhất là đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp Có trách nhiệm hơn với tỉnh trong việc hợp tác, hỗ trợ doanh nghiệp vận tải,doanh nghiệp logistics thông qua việc xuất, nhập khẩu hàng hóa qua các doanh nghiệp này Thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật và nắm vững các quyền và nghĩa vụ của cả người mua và người bán theo các điều kiện thương mại quốc tế khi tiến hành giao dịch mua bán với các đối tác nước ngoài để lựa chọn phương thức phù hợp, hiệu quả.

 Các doanh nghiệp cũng cần phải kết hợp chặt chẽ với hiệp hội, thông báo với hiệp hội nhu cầu đào tạo nhân lực của mình để hiệp hội có hướng giải quyết.

 Xây dựng trung tâm logistics liên hoàn, tăng tính liên kết giữa các doanh nghiệp logistics Đầu tư xây dựng các Trung tâm logistics liên hoàn tại Thái Nguyên sẽ tạo điều kiện tối ưu hóa lưu kho bãi, chuyên môn hóa khâu đóng gói, dịch vụ kho bãi, bốc xếp,vận chuyển; tận dụng hàng hóa 2 chiều, …góp phần giảm chi phí, thời gian vận chuyển Phải đầu tư xây dựng khu phát triển dịch vụ logistics với diện tích kho bãi lớn, hạ tầng đồng bộ,trang – thiết bị hiện đại… để cho thuê lưu trữ hàng hóa sản xuất, xuất nhập khẩu và khai thác dịch vụ đi kèm (vận tải, thông quan, phân phối…).

Ngày đăng: 28/09/2023, 10:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Võ Thị Phương Thùy (2011) , “Đề xuất kế hoạch hành động Logistics của ViệtNam”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường đại học Ngoại Thương, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Đề xuất kế hoạch hành động Logistics của Việt"Nam”
3. Trần Phương Đông ( 2016), “ Quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ quản lý công, Học Viện hành chính Quốc gia, Hà Nội.II. Tài liệu Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước đối với phương tiện vận tảixuất cảnh, nhập cảnh tại chi cục hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo - Quảng Trị
1. Yến B. (2023, April 18). Logistics là gì? Vai trò của Logistics trong nền kinh tế thế giới thế nào? Proship Logistic.\ https://proship.vn/news/logistics-la-gi-vai-tro-logistics-trong-nen-kinh-te/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Proship Logistic
Tác giả: Yến B
Năm: 2023
4. Tech V. (n.d.). IOT TRONG LOGISTIC & VẬN TẢI. Vietnamese IoT Solution. https://viis.tech/blogs/news/iot-trong-logistic-van-tai Sách, tạp chí
Tiêu đề: IOT TRONG LOGISTIC & VẬN TẢI
5. Hoàn thiện hoạt động logistics tại công ty TNHH Hợp tác Kỹ thuật Quốc tế.(n.d.). https://123docz.net/document/6134930-hoan-thien-hoat-dong-logistics-tai-cong-ty-tnhh-hop-tac-ky-thuat-quoc-te.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện hoạt động logistics tại công ty TNHH Hợp tác Kỹ thuật Quốc tế

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1. Các quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới - (Luận văn) đánh giá hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 2.1. Các quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất thế giới (Trang 21)
Bảng 4.2:Một số loại chè xuất khẩu chủ yếu tại Thái Nguyên năm 2022 - (Luận văn) đánh giá hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Bảng 4.2 Một số loại chè xuất khẩu chủ yếu tại Thái Nguyên năm 2022 (Trang 44)
Hình 4.1 : Tỷ lệ giao hàng của công ty cổ phần Trà Việt Thái - (Luận văn) đánh giá hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 4.1 Tỷ lệ giao hàng của công ty cổ phần Trà Việt Thái (Trang 46)
Hình 4.2.Tỷ lệ giao hàng tại công ty chè Thiên Phú - (Luận văn) đánh giá hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 4.2. Tỷ lệ giao hàng tại công ty chè Thiên Phú (Trang 48)
Hình 4.3 : Tỷ lệ hàng hoàn - (Luận văn) đánh giá hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 4.3 Tỷ lệ hàng hoàn (Trang 49)
Hình 4.4 :Tỷ lệ giao hàng đúng thời gian tại công ty Chè Việt Thái - (Luận văn) đánh giá hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 4.4 Tỷ lệ giao hàng đúng thời gian tại công ty Chè Việt Thái (Trang 50)
Hình 4.5 : Tỷ lệ hàng gặp rủi ro tại công ty chè Việt Thái - (Luận văn) đánh giá hoạt động logistics của các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên
Hình 4.5 Tỷ lệ hàng gặp rủi ro tại công ty chè Việt Thái (Trang 51)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w