1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương vet va co

150 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế Toán Tài Sản Cố Định Tại Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú Y Trung Ương Vet Va Co
Tác giả Lê Dịu Hường
Người hướng dẫn TS. Trần Nguyễn Bích Hiền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kế toán
Thể loại Luận văn thạc sĩ kinh tế
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 150
Dung lượng 2,34 MB

Cấu trúc

  • 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu (0)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (12)
  • 4. Câu hỏi nghiên cứu (13)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (13)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (13)
  • 7. Đóng góp của luận văn (15)
  • 8. Kết cấu của luận văn (15)
  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG (15)
    • 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định (16)
    • 1.1.2. Phân loại tài sản cố định (21)
    • 1.2. Nội dung kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp (29)
      • 1.2.1. Nguyên tắc kế toán tài sản cố định (29)
      • 1.2.2. Phương pháp kế toán tài sản cố định (39)
  • CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG VET VA CO (15)
    • 2.1. Khái quát về Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co (0)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (60)
      • 2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý (61)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán (66)
    • 2.2. Thực trạng kế toán tài sản cố định tại Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y (70)
      • 2.2.1. Đặc điểm và phân loại tài sản cố định tại Công Ty (0)
      • 2.2.2. Nguyên tắc kế toán tài sản cố định tại Công Ty (73)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng kế toán tài sản cố định tại Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co (87)
      • 2.3.1. Ưu điểm (87)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế (89)
  • CHƯƠNG 3 H OÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG VET VA CO (16)
    • 3.1. Định hướng phát triển Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet (90)
    • 3.2. Yêu cầu hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co (92)
      • 3.2.1. Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong công ty phải phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về tài sản cố định (92)
      • 3.2.2. Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong Công ty phải phù hợp với các (93)
      • 3.2.3. Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong Công ty phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả (93)
    • 3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co (94)
      • 3.3.1. Giải pháp về nguyên tắc kế toán (0)
    • 3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp (97)
      • 3.4.1. Về phía cơ quan quản lý nhà nước (97)
      • 3.4.2. Về phía Công ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co (98)
  • PHỤ LỤC...............................................................................................................92 (103)

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa lý luận về kế toán TSCĐ trong các doanh nghiệp

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VET VA CO.

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VET VA CO

Câu hỏi nghiên cứu

- Cơ sở lý luận kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp?

- Thực trạng công tác kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VET VA CO có những thành công gì? Những điểm còn tồn tại, hạn chế và nguyên nhân ra sao?

- Các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại Công ty là gì?

Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp nghiên cứu tài liệu Đây là phương pháp mà tác giả tìm kiếm các tài liệu có liên quan tới đề tài, sau đó chắt lọc ra những điểm, những mục cần thiết và ghi chép lại theo một trình tự logic để phục vụ cho bài viết của mình Mục đích của phương pháp này là thông qua những thông tin thu thập được sẽ có được những dẫn chứng tin cậy nhất cho những quan điểm và lập luận của mình.

Các dữ liệu thứ cấp thu thập được bao gồm: Hệ thống CMKTVN (2001 – 2006); Chế độ kế toán DN Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài chính; Thông tư số 161/2007/TT-BTC; Thông tư số 244/TT-BTC; Luật kế toán 200, các bài nghiên cứu của các tác giả và một số luận văn của những năm trước Bên cạnh đó, để phục vụ cho việc phân tích thực trạng kế toán HTK tại DN, tác giả cũng đã thu thập và nghiên cứu các tài liệu của

DN như: quy chế của DN, các chứng từ, sổ sách kế toán liên quan tới HTK của DN trong các năm 2021, 2022.

Dựa trên số liệu và dữ liệu được cung cấp bởi Phòng Tài chính - Kế toán, Phòng hành chính – quản trị và một số phòng ban khác của Công ty Tác giả sử dụng nguồn số liệu và dữ liệu này để làm rõ những vấn đê cần phân tích, làm rõ trong luận văn

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Đối với những dữ liệu sơ cấp, luận văn sử dụng kết hợp giữa các phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát thực tế để thu thập

+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: để nắm vững và hiểu một cách chuyên sâu, đầy đủ về những vấn đề lý luận chung của kế toán TSCĐ qua việc nghiên cứu, tham khảo các giáo trình chuyên ngành kế toán, chuẩn mực kế toán Việt Nam và quốc tế, chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành, các công trình nghiên cứu khoa học và các bài báo, tạp chí có liên quan.

+ Phương pháp quan sát thực tế: Quan sát là phương pháp thu thập thông tin thông qua việc sử dụng các giác quan và các thiết bị hỗ trợ để ghi nhận các hiện tượng hoặc các hành vi của con người phục vụ cho công tác nghiên cứu một vấn đề khoa học Trong quá trình khảo sát tại đơn vị, tôi đã trực tiếp quan sát những hoạt động đang diễn ra tại phòng kế toán của DN, quan sát những tài liệu về kế toán cũng như tìm hiểu về các nghiệp vụ kế toán của DN

Mục đích của phương pháp: Nhằm tiếp cận trực tiếp, theo dõi được các hoạt động, các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày, các thao tác và quá trình làm việc của phòng kế toán.

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin: Từ những tài liệu, thông tin đã thu nhận được từ các phương pháp nêu trên, tác giả tiến hành phân tích số liệu, thông tin để rút ra những kết luận về kế toán công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VET VA CO

6.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp Đối với những thông tin thu thập được thông qua việc phỏng vấn các nhà lãnh đạo và nhân viên kế toán của DN sẽ được tổng hợp lại thành một bảng kết quả phỏng vấn theo nội dung. Đối với những thông tin thu thập được thông qua phương pháp điều tra sẽ được tổng hợp lại thành 1 bảng kết quả điều tra trắc nghiệm theo những chủ điểm

- Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp

Phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu thứ cấp là phương pháp nghiên cứu tài liệu Căn cứ vào các dữ liệu thứ cấp thu thập được, tác giả lựa chọn các thông tin cho phù hợp với luận điểm trình bày So sánh để đánh giá mức độ phù hợp của thông tin kế toán với hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, chính sách kế toán hiện hành.

Đóng góp của luận văn

Phân tích, hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề cơ bản về kế toán TSCĐ hữu hình, phương pháp kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp trên phương diện tài chính.

- Về thực tiễn Đề tài có tính cấp thiết trong việc đánh giá được thực trạng nhằm hoàn thiện công tác kế toán phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và quy định hiện hành của Nhà nước tại Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VET VA CO.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục… nội dung luận văn gồm 3 chương:

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG

Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định

1.1.1.1.Khái niệm tài sản cố định.

Hoạt động sản xuất kinh doanh là quá trình huy động và xử lý các yếu tố đầu vào trở thành các sản phẩm đầu ra, vì vậy điều kiện bắt buộc để một đơn vị có thể tiến hành sản xuất kinh doanh là phải tập hợp được đầy đủ các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, có thể bao gồm: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và sức lao động Trong các tư liệu sản xuất, TSCĐ không những là một bộ phận chủ yếu mà còn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo bộ thuật ngữ IFRS được biên dịch bởi Bộ tài chính có một số khái niệm có liên quan đến tài sản cố định như sau:

Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS38) định nghĩa tài sản là một nguồn lực được kiểm soát bởi doanh nghiệp, là kết quả của một sự kiện diễn ra trong quá khứ và việc sử dụng tài sản nhằm mang lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp Cụ thể:

TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được dịch chuyển dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong kỳ TSCĐ có thể là những tài sản tồn tại dưới các hình thái hiện vật như nhà xưởng, máy móc,thiết bị, dụng cụ quản lý gọi chung là TSCĐ hữu hình và có thể là những tài sản không có hình thái hiện vật nhưng cũng tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh như quyền sử dụng đất, bằng phát minh sáng chế gọi chung là TSCĐ vô hình

- Theo chuẩn mực quốc tế IAS16 – TSCĐ hữu hình - về bất động sản, nhà cửa, thiết bị là những tài sản có hình thái vật chất được sử dụng phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ, cho thuê hoặc mục đích hành chính được dự định sử dụng nhiều hơn một chu kỳ sản xuất kinh doanh

- Theo chuẩn mực quốc tế IAS38 – TSCĐ vô hình – là tài sản phi tiền tệ có thể xác định được và không có hình thái vật chất Tiêu chuẩn ghi nhận bất động sản, nhà cửa, thiết bị là tài sản hay các tài sản phi tiền tệ là TSCĐ cũng bao gồm đồng thời hai tiêu chuẩn:

+ Một là, lợi ích kinh tế từ việc sử dụng nó trong tương lai sẽ thuộc về doanh nghiệp

+ Hai là, nguyên giá trị của nó có thể được đo lường một cách chắc chắn. Theo các nhà nghiên cứu kế toán tại Anh: Một tài sản được ghi nhận là TSCĐ khi thỏa mãn đồng thời các điều kiện: Có thời gian sử dụng lâu dài, được sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và không phục vụ mục đích kinh doanh thương mại Khái niệm này tương đồng với các nhà nghiên cứu về kế toán tại Mỹ.

Bên cạnh đó, Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 16 đã định nghĩa về Bất động sản, nhà cửa và thiết bị là:

- Những tài sản được sử dụng để sản xuất hoặc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ, hoặc cho thuê hoặc sử dụng cho mục đích quản lý

- Những tài sản được dự định sử dụng trong nhiều chu kỳ kinh doanh của DN.

Theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam:

- Theo CMKT VAS 03: “TSCĐHH là những TS có hình thái vật chất do DN nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐHH.”

- Theo CMKT VAS 04: “ TSCĐVH là TS không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và DN nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp

DV hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐVH.” Thông tư số 147/2016/TT-BTC ngày 13 tháng 10 năm 2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu hao tài sản cố định tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp : “tư liệu lao động là những tài sản hữu hình có kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thỏa mãn đồng thời cả các tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là TSCĐ”:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TS đó.

- “Nguyên giá tài sản” phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.

- Có thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm trở lên

Tiêu chuẩn về giá trị để ghi nhận TSCĐ có thể thay đổi tùy thuộc vào yêu cầu quản lý của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định Trong khi đó, tiêu chuẩn về thời gian sử dụng ước tính hầu như không thay đổi theo thời gian cũng như áp dụng tương tự tại các quốc gia trên thế giới.

Giáo trình kế toán tài chính của Đại học Thương mại năm 2020: “TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và giá trị của nó được chuyển dịch dần dần, từng phần vào giá trị sản phẩm, dịch vụ được sản xuất ra trong các chu kỳ sản xuất” Cách tiếp cận TSCĐ này cũng tương tự các cách tiếp cận của

CMKT Việt Nam cũng như CMKT Quốc tế, đều chỉ ra những đặc điểm chung của TSCĐ trong doanh nghiệp.

Vậy, từ những hiểu biết chung về TSCĐ ở Việt Nam cũng như trên thế giới,TSCĐ trong doanh nghiệp mà luận văn nghiên cứu có thể được định nghĩa:

TSCĐ trong doanh nghiệp là tài sản có giá trị đủ lớn của doanh nghiệp, do doanh nghiệp nắm giữ nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận trong nhiều chu kỳ hoạt động

Một số khái niệm liên quan đến TSCĐ:

- Nguyên giá TSCĐ: là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

- Giá trị hợp lý của TSCĐ: là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.

- Hao mòn TSCĐ: là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật,…trong quá trình hoạt động của tài sản cố định đó.

- Khấu hao TSCĐ: là việc tính toán và phân bổ một cách hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao TSCĐ.

Phân loại tài sản cố định

TSCĐ trong doanh nghiệp có nhiều hình thái biểu hiện, nhiều công dụng và nhiều cách thức tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Do đó, để quản lý tốt việc sử dụng TSCĐ thì doanh nghiệp cần phải nhóm các TSCĐ cùng tính chất, đặc điểm thành các loại khác nhau theo các tiêu thức nhất định. Phân loại TSCĐ là việc dựa trên các dấu hiệu giống nhau để phân chia, sắp xếp theo một trật tự nhất định Phân loại TSCĐ trong doanh nghiệp dựa trên các yếu tố là: kết cấu, quyền sở hữu, tình hình sử dụng, mục đích sử dụng.

1.1.2.1 Phân loại TSCĐ theo kết cấu

TSCĐ phân loại căn cứ vào hình thái biểu hiện được chia thành TSCĐ HH và TSCĐ VH Trong đó:

- TSCĐ HH được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 03 như sau: “TSCĐ HH là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ” TSCĐ HH có thể phân chia theo nhóm căn cứ vào đặc trưng của từng nhóm tài sản, gồm:

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: là các công trình xây dựng cơ bản như nhà cửa, vật kiến trúc, hàng rào, bể, tháp nước, sân bãi, các công trình trang trí thiết kế cho nhà cửa, các công trình cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, đường sắt…

+ Máy móc thiết bị: gồm máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, máy móc thiết bị khác dùng trong sản xuất kinh doanh.

+ Phương tiện vận tải, truyền dẫn: là các phương tiện vận tải đường bộ như ô tô, máy kéo…; phương tiện vận tải đường thủy như tàu thuyền, ca nô…; phương tiện vận tải đường hàng không, đường sắt… cùng với các hệ thống và các thiết bị truyền dẫn như hệ thống dây dẫn điện, hệ thống dẫn nước…

+ Thiết bị dụng cụ quản lý: là các thiết bị sử dụng trong quản lý kinh doanh,quản lý hành chính, dụng cụ đo lường, thí nghiệm;

+ Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: là các loại cây lâu năm, súc vật làm việc, súc vật để nuôi lấy sản phẩm trong các doanh nghiệp nông nghiệp;

+ TSCĐ HH khác: các loại TSCĐ HH chưa được xếp vào các loại TSCĐ HH nói trên như tranh ảnh, tác phẩm nghệ thuật

- TSCĐ VH được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 04 như sau: “TSCĐ VH là những tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ” TSCĐ VH có thể được phân chia theo các loại chính sau:

+ Quyền sử dụng đất: là toàn bộ chi phí thực tế đã chi ra có liên quan tới sử dụng đất Tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí đền bù, san lấp, giải phóng mặt bằng… nhưng không bao gồm các chi phí chi ra để xây dựng công trình trên đất;

+ Quyền phát hành: là toàn bộ các chi phí thực tế doanh nghiệp chi ra để có quyền phát hành;

+ Bản quyền, bằng sáng chế: là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp chi ra để có bản quyền tác giả, bằng sáng chế;

+ Nhãn hiệu, tên thương mại: là các chi phí thực tế liên quan trực tiếp đến việc mua nhãn hiệu hàng hóa;

+ Chương trình phần mềm: là toàn bộ chi phí thực tế doanh nghiệp chi ra để có chương trình phần mềm;

+ Giấy phép và giấy phép nhượng quyền: là các khoản doanh nghiệp chi ra để có được giấy phép hoặc giấy phép nhượng quyền thực hiện công việc đó, như: giấy phép khai thác, giấy phép sản xuất loại sản phẩm mới…

+ TSCĐ VH khác: là các TSCĐ VH chưa được bao gồm trong các loại TSCĐ

VH nêu trên như quyền thuê nhà, quyền sử dụng hợp đồng là các chi phí sang nhượng quyền mà doanh nghiệp phải trả cho người thuê nhà trước đó để thừa kế các quyền lợi về thuê nhà theo hợp đồng ký kết với Nhà nước hay tổ chức, đơn vị cá nhân khác.

Phân loại TSCĐ HH và TSCĐ VH giúp nhà quản lý hình thành được tổng quan cơ cấu đầu tư hình thành tài sản của công ty và lấy đó làm yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư sao cho phù hợp với thực tế của công ty Điều này giúp mỗi công ty tạo dựng được quy trình quản lý tài sản và xây dựng phương pháp tính khấu hao khoa học với đặc thù mỗi tài sản ở công ty đó.

1.1.2.2 Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu

Tiếp cận theo quyền sở hữu thì TSCĐ được chia làm hai loại là TSCĐ tự có và TSCĐ thuê ngoài Trong đó:

TSCĐ tự có là bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình

+ Tài sản cố định hữu hình : là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu như nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải

+ Tài sản cố định vô hình : là những tài sản không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả

+ Giáo trình kế toán tài chính, Học viện Tài chính (2010): “TSCĐ tự có là các

TSCĐ được xây dựng, mua sắm và hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nguồn vốn vay, nguồn vốn liên doanh, các quỹ của doanh nghiệp và các TSCĐ được biếu tặng Đây là những TSCĐ thuộc sở hữu của doanh nghiệp TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ đi thuê để sử dụng trong thời gian nhất định theo hợp đồng thuê tài sản”

+ Giáo trình hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân:

“TSCĐ tự có là những TSCĐ được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu, vay dài hạn hoặc nhận góp vốn liên doanh, liên kết, được tài trợ biếu tặng và thường chiếm tỷ trọng chủ yếu, mà DN có quyền chủ động sử dụng lâu dài vào hoạt động sản xuất kinh doanh TSCĐ thuê ngoài là những TSCĐ mà DN phải đi thuê theo hợp đồng tài chính hoặc thuê hoạt động để sử dụng trong một thời gian nhất định.”

TSCĐ thuê ngoài là những tài sản được doanh nghiệp sử dụng cho mục đích sản xuất kinh doanh nhưng được doanh nghiệp thuê từ bên ngoài TSCĐ thuê ngoài nếu căn cứ theo loại hợp đồng thuê thì chia thành TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ thuê hoạt động.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG VET VA CO

Thực trạng kế toán tài sản cố định tại Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y

Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán: Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến Công ty Do đó, căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty cũng như quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán mà công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co đã lựa chọn hình thức kế toán là Nhật ký chung và sử dụng phần mềm kế toán Fast để phục vụ công tác kế toán (Giao diện phần mềm được thể hiện tại Phụ lục số 09).

Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán: Nhằm tổng hợp và trình bày một cách tổng quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong một năm tài chính thì công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co áp dụng theo các quy định về hệ thống Báo cáo tài chính cho theo hướng dẫn tại Thông tư 200/2014/TT- BTC ngày 01/01/2015 và Thông tư 53/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi Thông tư 200/2014/TT-BTC.

2.2 Thực trạng kế toán tài sản cố định tại Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co

2.2.1 Đặc điểm, phân loại và quản lý tài sản cố định tại Công Ty

2.2.1.1 Đặc điểm tài sản tài sản cố định của Công ty

Trong những năm qua, công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va

Co đã và đang không ngừng lớn mạnh, khẳng định là một đơn vị kinh tế đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y nói riêng và trong tổng thể nền kinh tế nói chung Cơ sở vật chất của công ty không ngừng đổi mới và nâng cao. Trong đó, số lượng TSCĐ chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng tài sản của công ty, nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phục vụ sản xuất kinh doanh của công ty. Để đảm bảo chất lượng thông tin kế toán trong quá trình hình thành, sử dụng và đổi mới TSCĐ, công ty luôn chú trọng tăng cường công tác quản lý, đảm bảo giữ gìn tài sản TSCĐ tại Công ty hiện nay vẫn chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu, một số trường hợp được đầu tư nhờ nguồn vốn đi vay dài hạn của ngân hàng TSCĐ được hình thành phần lớn thông qua mua sắm, đầu tư xây dựng cơ bản.

Với đặc thù kinh doanh của mình là lĩnh vực sản xuất thuốc thú y thì nhà cửa, máy móc thiết bị quan trọng đó chính là văn phòng làm việc, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, phương tiện vận tải, thiết bị dụng cụ quản lý … phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh thuốc thú y Chính vì thế, TSCĐ của công ty hiện nay chỉ bao gồm TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, công ty không có TSCĐ thuê tài chính.

2.2.1.2 Phân loại TSCĐ tại công ty

Phân loại TSCĐ: Công ty phân loại TSCĐ dựa trên căn cứ vào công dụng của tài sản phù hợp với chế độ kế toán hiện hành

TSCĐ trong Công ty được phân theo các nhóm để dễ quản lý trên cơ quan Công ty và tại các Xí nghiệp bao gồm TSCĐ HH và TSCĐ VH

+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Nhà dược phẩm, nhà hành chính, nhà kho vật liêu (kho1,2), nhà để máy phát, kho lạnh, nhà chế biến thức ăn, nhà vi trùng, nhà huyết thanh, nhà ăn tập thể…………

+ Máy móc thiết bị sản xuất: bao gồm Máy dây nút, lò hơi, hệ thống lên men, hệ thống lọc, máy đóng khô, lò hơi, máy cấp thoát nước, máy chiết dịch, máy hấp tiệt trùng, hệ thống cabin, máy nén khí trục vít, máy khuấy từ, máy chia liều, bộ lọc khí vô trùng, mâm xoay, hệ thống nuôi cấy tế bào, hệ thống tủ lạnh …

+ Phương tiện, vận tải truyền dẫn: Xe ô tô DAIHATSU, ô tô con, ô tô huyndai, ô tô tải đóng lạnh, Xe toyota INNOVA TGN401GKMDKU, xe ô tô Mitsubishi,…

+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: máy tính các loại, máy phô tô các loại RicohMP5002, máy chiếu, máy điều hòa, quạt, bàn làm việc tại phòng Công ty và các Xí nghiệp; hệ thống tổng đài điện thoại nội bộ, biển quảng cáo, thiết bị hội nghị truyền hình AVER VC520PR, Máy ly tâm lạnh để bàn Model 5702R,Ti vi Sam sung,Máy nén khí trục vít,Tủ âm 85 Sanyo, tủ sấy Hunggari,…danh sách chi tiết tại (Phụ lục số 33)

+ Các loại TSCĐ HH khác: bao gồm các TSCĐ khác chưa xếp vào các loại trên.

+ Phần mềm hệ thống điều kiển

+ Phần mềm hệ thống Kiểm tra

2.2.1.3 Quản lý TSCĐ tại công ty

TSCĐ là bộ phận tài sản quan trọng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả hoạt động của công ty, do đó công ty rất quan tâm đến công tác quản lý tài sản nói chung, quản lý TSCĐ nói riêng Khảo sát thực tế tại Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co có thể thấy công tác quản lý TSCĐ có những đặc điểm sau:

Phòng kế toán - tài chính chịu trách nhiệm theo dõi, phản ánh tình hình hiện có và biến động của từng loại TSCĐ và tất cả TSCĐ của doanh nghiệp theo chỉ tiêu giá trị Đội kỹ thuật có trách nhiệm theo dõi, quản lý TSCĐ về mặt hiện vật, số lượng, tình trạng kỹ thuật, khả năng hoạt động của TSCĐ và xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, định mức trong quản lý, sử dụng TSCĐ Giữa phòng kế toán - tài chính và đội kỹ thuật có mối quan hệ chặt chẽ trong việc đầu tư, thanh lý, nhượng bán, điều chuyển TSCĐ.

Thẩm quyền phê duyệt đầu tư, thanh lý, nhượng bán, điều chuyển TSCĐ được thực hiện theo quy mô tài sản Theo đó, nếu giá trị đầu tư hoặc thanh lý, nhượng bán lớn hơn 20% tổng giá trị tài sản ghi trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì do cơ quan chủ quản, Đại hội đồng cổ đông hoặc Hôi đồng thành viên thông qua; nếu có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 20% tổng giá trị tài sản thì do Hội đồng quản trị hoặc tổng giám đốc phê duyệt.

Việc quyết định thời gian sử dụng dự kiến để tính khấu hao TSCĐ thuộc về

Hội đồng quản trị Thẩm quyền quyết định số kỳ phân bổ chi phí sửa chữa lớn TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh thuộc về kế toán trưởng và tổng giám đốc.

Trách nhiệm quản lý TSCĐ được giao cho từng bộ phận sử dụng, trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu sử dụng TSCĐ, đội kỹ thuật đề nghị Tổng giám đốc phê duyệt điều chuyển TSCĐ.

Trong trường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ thì Tổng giám đốc thành lập Hội đồng gồm: Tổng giám đốc, kế toán trưởng, đại diện phòng kế hoạch vật tư, đại diện đội kỹ thuật, đại diện bộ phận sử dụng TSCĐ Giá thanh lý, nhượng bán do Tổng giám đốc phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Hội đồng thanh lý, nhượng bán. Đối với sửa chữa TSCĐ, đầu mỗi năm mỗi bộ phận sử dụng TSCĐ trong công ty có trách nhiệm kiểm tra tình trạng kỹ thuật và chất lượng của TSCĐ, lập kế hoạch sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn và sửa chữa nâng cấp TSCĐ Đội kỹ thuật tổng hợp kế hoạch sửa chữa TSCĐ toàn Công ty, trình Tổng giám đốc phê duyệt làm căn cứ quản lý công tác sửa chữa TSCĐ trong năm Khi tiến hành sửa chữa, trên cơ sở đề nghị của bộ phận sử dụng TSCĐ và kết quả kiểm tra của Đội kỹ thuật, Tổng giám đốc phê duyệt quyết định sửa chữa Căn cứ vào quyết toán chi phí sửa chữa, kế toán ghi nhận toàn bộ hoặc phân bổ dần đều vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc ghi tăng nguyên giá TSCĐ tùy thuộc vào từng loại sửa chữa.

2.2.2 Nguyên tắc kế toán tài sản cố định tại Công Ty

2.2.2.1 Nguyên tắc ghi nhận nguyên giá TSCĐ tại công ty

TTSCĐ của Công ty được theo dõi theo nguyên giá bắt đầu từ thời điểm (sẵn sàng) đưa vào sử dụng Mỗi TSCĐ đều được tạo một thẻ tài sản trên modul tài sản,tương ứng với lưu trữ thẻ tài sản bằng bản cứng về số lượng, giá trị, loại tài sản,nguồn vốn hình thành tài sản, bộ phận sử dụng tài sản…chính vì có đầy đủ, chi tiết các thông tin liên quan đến tài sản dẫn đến quản lý và theo dõi tài sản của Công ty được hiệu quả, nhất là trong điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa hay điều động thay thế.TSCĐ tại Công ty mỗi khi phát sinh biến động đều dựa trên các quyết định củaCông ty để thống nhất quy định về hạch toán, kế toán cũng như xử lý đối với mỗi loại hình nghiệp vụ

H OÀN THIỆN KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG VET VA CO

Định hướng phát triển Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet

Cùng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, hội nhập và cạnh tranh ngày càng cao Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VET

VA CO có những định hướng phát triển với mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh với năng suất- chất lượng hiệu quả cao với một số nhiệm vụ trọng tâm cho giai đoạn 2020-2025 cụ thể như sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp các dây chuyển sản xuất vác xin theo tiêu chuẩn GMP-WHO; nghiên cứu sản xuất các loại vác xin mà thị trường yêu cầu đồng thời chú trọng công tác quản lý kỹ thuật và quản lý kinh tế.

Hai là, tiếp tục kiện toàn tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó xây dựng, củng cố thương hiệu của công ty, mở rộng thị phần và số lượng khách hàng, củng cố, duy trì nguồn lực tài chính ổn định vững mạnh Thực hiện tốt những cam kết trong hơp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm đảm bảo đúng tiến độ cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ Quan hệ tốt và tạo uy tín với khách hàng.

Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty với phương châm năm sau cao hơn năm trước Làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho Ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bảo toàn và phát triển nguồn vốn kinh doanh, cố gắng mang được mức cổ tức cao nhất cho các cổ đông.

Ba là, nâng cao năng lực quản lý toàn diện, tiếp tục đầu tư các nguồn lực đặc biệt là đầu tư cho con người và môi trường làm việc ngày càng chuyên nghiệp. Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên của công ty.

Bốn là áp dụng nhiều biện pháp, chính sách để tạo điều kiện tốt nhất trong việc chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, giữ người lao động ở lại gắn bó dài lâu với công ty.

Năm là, thực hiện đúng quy định và chế độ kế toán của bộ Tài chính, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng thuế đối với Nhà nước phù hợp với thông lệ kế toán quốc tế Chủ động vận dụng sáng tạo chế độ kế toán hiện hành nói chung và kế toán tài sản cố định phù hợp với thực trạng và định hướng phát triển của công ty.

Yêu cầu hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co

3.2.1 Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong công ty phải phù hợp với các thông lệ, chuẩn mực quốc tế về tài sản cố định

Nghiệp vụ kế toán phát sinh phải luôn luôn thực hiện theo đúng quy định về kế toán mà Bộ tài chính đã ban hành Do nhà nước điều hành nền kinh tế qua thị trường, nên các chính sách quản lý kinh tế, tài chính là rất quan trọng đối với một quốc gia trong từng thời kỳ nhất đinh Vì vậy các thông tin về kế toán là một phần thông tin về quản lý kinh tế, tài chính Do vậy nhiệm vụ của đa số bộ phận kế toán của các công ty nói chung cũng như bộ phận kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co nói riêng luôn luôn phải nghi nhận đúng và đẩy đủ, chính xác, kịp thời việc tăng giảm TSCĐ trong kỳ kế toán Việc ghi nhận đó sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể biết được đúng bản chất của các khoản doanh thu, chi phí phát sinh từ đó để có thể đưa ra được những chiến lược kinh doanh cũng như là đầu tư TSCĐ một cách hợp lý nhất Bênh cạnh đó việc xác định được doanh thu và chi phí để công ty có thể nộp đầy đủ các khoản mục cho ngân sách nhà nước.

Các giải pháp đưa ra cho việc quản lý TSCĐ phải luôn phù hợp với đặc thù ngành nghề kinh doanh của công ty Công tác kế toán quản lý TSCĐ của công ty phải luôn được linh hoạt, nhanh chóng, khoa học, phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh từ đó có thể giảm được nhân sự làm việc cũng như là đem lại năng suất lao động cao nhất Nhờ cách quản lý tốt của bộ phận kế toán để các nhà quản lý tài chính có thể đưa ra được định hương tốt có thể thu hồi vốn đầu tư nhanh từ đó có thể đầu tư vào những máy móc tiên tiến hiện đại và chất lượng tốt hơn Khi đó công ty có được những sản phẩm dịch vụ tốt sẽ là động lực rất lớn để có thể nâng cao chất lượng tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường trong nước và quốc tế.”

Hiện tại đất nước đang trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập nền kinh tế quốc tế vì vậy các giải pháp hoàn hiện kế toán đang ngày một thay đổi để cho phù với thông lệ và quốc tế Khi chính sách quản lý nói chung và chính sách tài chính kế toán nói riêng của Việt nam phải tiệm cận với thông lệ quốc tế là một yêu cầu tất yếu.”

3.2.2 Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong Công ty phải phù hợp với các quy định tài chính, kế toán của Nhà nước về tài sản cố định

Yêu cầu hoàn thiện kế toán TSCĐ trong công ty phải phù hợp với quy định tài chính, kế toán của Nhà nước về TSCĐ.

- “Hoàn thiện kế toán trước hết phải tuân thủ theo đúng các quy định kế toán hiện thành của nhà nước, phải hạch toán đầy đủ, kịp thời, chính xác, có phản ánh đúng, đủ khi phát sinh các khoản tăng, giảm giá trị tài sản mới phản ánh đúng thực trạng SXKD hiện có của DN, bởi chi phí kịp thời, hay các khoản thu thanh lý phản ánh đúng sẽ góp phần phản ánh đúng doanh thu, chi phí thật trong năm từ đó xác định lợi nhuận chính xác và các khoản đóng góp cho ngân sách Nhà nước Hạch toán kế toán chính xác giúp thu thập, cung cấp thông tin về tài chính và kết quả kinh doanh làm cơ sở cho việc ra quyết định quản lý để có quyết định chính xác, kịp thời, toàn diện và khách quan Một trong những nhiệm vụ cơ bản của kế toán là phải cung cấp kịp thời các tình hình cung ứng, dự trữ, sử dụng từng loại tài sản trong quan hệ hình thành với từng loại tài sản đó, góp phần bảo vệ và sử dụng hợp lý của đơn vị hạch toán, khai thác khả năng tiềm tàng của tài sản.”

- “Lựa chọn phương pháp hạch toán kế toán, trình tự ghi sổ kế toán phù hợp với điều kiện SXKD của DN, theo yêu cầu của CMKT và yêu cầu luật kế toán: có nhiều cách khác nhau để lựa chọn phương pháp hạch toán Chính vì vậy DN phải lựa chọn phương pháp hạch toán phù hợp với thực tế SXKD của mình, có như vậy mới phản ánh cụ thể, rõ rang và cung cấp các thông tin cần thiết cho DN và cho các đối tượng có liên quan đến hoạt động SXKD của DN.”

3.2.3 Hoàn thiện kế toán tài sản cố định trong Công ty phải đảm bảo tính tiết kiệm và hiệu quả

Hoàn thiện kế toán TSCĐ phải dựa trên đặc điểm kinh doanh của đơn vị và giúp cho DN trong việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, cụ thể phải đạt được các yêu cầu sau:

Một là: Giảm được số lượng nhân sự làm kế toán công tác tài sản nhưng vẫn đảm bảo công tác TSCĐ có hiệu quả.

Hai là: Hoàn thiện công tác kế toán phải nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư, nhanh chóng hiện đại hóa hệ thống TSCĐ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của DN.

Ba là: Hoàn thiện kế toán TSCĐ phải đạt yêu cầu về thời gian, công sức và làm việc có khoa học hơn.

Bốn là: Hoàn thiện kế toán TSCĐ giúp cho DN có được hiệu quả sử dụng

TSCĐ cao, cũng như đạt kết quả SXKD cao.

Giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định tại Công Ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co

3.3.1 Giải pháp hoàn thiện nguyên tắc kế toán tài sản cố định

Như đã nêu trong phần hạn chế trong nguyên tắc kế toán TSCĐ tại doanh nghiệp Do tài sản được ghi nhận theo giá gốc ban đầu tại thời điểm mua nên giá trị ghi nhận trên sổ sách của tài sản có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá trị thị trường thực tế của nó Vì vậy, các bên liên quan có thể nhầm lẫn hoặc chưa đánh giá đúng về tiềm năng của tài sản nếu chỉ phụ thuộc vào đánh giá các thông tin trên sổ sách kế toán Công ty phải căn cứ vào nguyên tắc giá gốc và nguyên tắc hoạt động liên tục thì nguyên tắc giác gốc sẽ không được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp phá sản và không còn hoạt động Lúc này, tài sản doanh nghiệp sẽ được đánh giá lại để phù hợp với giá trị thực tế và giá trị thị trường Riêng với trường hợp doanh nghiệp phá sản và không hoạt động nữa thì tài sản sẽ được mang ra để trả nợ cho doanh nghiệp Lúc này, tài sản cần được đánh giá lại theo giá trị hợp lý phù hợp.

Bênh cạnh đó việc Công ty không lập thẻ chi tiết TSCĐ HH cho tất cả các TSCĐ HH của Công ty mà chỉ cho 1 số TSCĐ HH có giá trị lớn, Công ty chỉ lập sổ TSCĐ HH chung cơ bản sẽ làm giảm hiệu quả vai trò cũng như gây khó khăn trong công tác quản lý TSCĐ của Công ty Vì vậy để nâng cao hiệu quả kế toán TSCĐ

HH thì Công ty nên thực hiện tốt từ khâu lập thẻ, sổ chi tiết TSCĐ HH.

3.3.2.2.Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán TSCĐ

“ Chứng từ kế toán được lập và lưu chuyển kịp thời là yếu tố mang tính quyết định tới sự chính xác và đầy đủ của thông tin kế toán.mĐối với tình huống xử lý sự cố khẩn cấp cần sử dụng vật tư, thiết bị của đơn vị, Công ty nên cử cán bộ chuyên trách được phân cấp thẩm quyền xử lý sự cố và nhân viên giám sát nhằm đảm bảo nghiệp vụ xử lý sự cố diễn ra trung thực, hợp lý, tập hợp chứng từ đầy đủ, kịp thời.”

“ Các chứng từ kế toán ghi sổ TSCĐ được in từ máy tính phải theo trình tự số thứ tự, theo thứ tự ngày tháng cũng như các nội dung trên chứng từ phải được hoàn thiện đầy đủ Quy định rõ ràng về số lượng chứng từ kế toán cần phải lập cho mỗi loại nghiệp vụ của TSCĐ và áp dụng một cách nhất quán cho mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bất kể quy mô nghiệp vụ lớn hay nhỏ Từ đó, dẫn đến thói quen trong lập chứng từ kế toán, phòng tránh trường hợp bỏ sót hoặc không lập do đánh giá chủ quan của kế toán về tính không trọng yếu của chứng từ.”

“ Các chứng từ kế toán liên quan đến việc chuyển TSCĐ thành công cụ, dụng cụ (CCDC) cần được bổ sung, gồm: Quyết định chuyển TSCĐ thành CCDC, Biên bản đánh giá giá trị còn lại của TSCĐ chuyển đổi và thời gian phân bổ vào chi phí hoạt động SXKD.”

“ Thống nhất về biểu mẫu của chứng từ và các thông tin yêu cầu trên biểu mẫu cần được ghi chép cụ thể, rõ ràng cũng như lập đầy đủ các biên bản giao nhận, ghi nhận các chứng từ kế toán theo trình tự của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.”

“Để thực hiện tốt các công việc trên đây, công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co cần ban hành các tài liệu hướng dẫn cụ thể Căn cứ vào danh mục chứng từ do CĐKT hướng dẫn và căn cứ vào đặc điểm hoạt động của mình để quy định rõ ràng về số lượng chứng từ kế toán TSCĐ cần phải lập trong từng loại nghiệp vụ và nên áp dụng cho mọi trường hợp không phụ thuộc vào quy mô nghiệp vụ Như thế có thể tránh được tình trạng kế toán quên hoặc cố ý không lập do chưa có kinh nghiệm hoặc do ý nghĩ chủ quan của kế toán cho là không quan trọng Việc này sẽ giúp bộ chứng từ có đầy đủ cơ sở pháp lý và cũng dễ kiểm tra các thông tin về tài sản.Công ty có thể tham khảo danh mục chứng từ sau cho từng nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ.

“ Việc lưu trữ chứng từ để đảm bảo cho tính khoa học và thuận tiện tra cứu khi sử dụng cũng rất cần thiết Sau khi đã có một bộ chứng từ hoàn chỉnh, kế toán căn cứ vào số hiệu của tài sản để lập tiêu đề cho bộ chứng từ, sau đó được sắp xếp theo trình tự thời gian.”

3.3.2.3.Hoàn thiện công tác kế toán ghi nhận tăng giảm TSCĐ

“ Các TSCĐ khi về DN và sẵn sàng cho sử dụng cần được ghi nhận ngay mà không căn cứ vào thời điểm phát sinh thực tế chi tiền Đối với các tài sản chưa đủ bộ chứng từ hoàn chỉnh làm căn cứ để phòng kế toán ghi nhận tài sản thì cần lập ngay mẫu biểu Biên bản giao nhận tài sản để cung cấp thông tin về tài sản mới về bộ phận.”

Về hạch toán kế toán, sau khi nhận được biên bản giao nhận tài sản, công trình đầu tư cùng các chứng từ được phê duyệt, các hợp đồng kinh tế,… kế toán sẽ ghi nhận một khoản tăng TSCĐ HH, chi tiết cho bộ phận phát sinh đồng thời tăng một khoản phải trả nhà cung cấp.”

Có TK 331- “Chi tiết nhà cung cấp”

“ Tới thời điểm Phòng Tài chính kế toán nhận được bộ chứng từ đầy đủ, trong đó có hóa đơn GTGT, kế toán ghi:”

“Nợ TK 311- Chi tiết nhà cung cấp”

“Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ”

“Có TK 112 – Tổng số tiền thanh toán”

3.3.2.4 Hoàn thiện về phương pháp khấu hao tài sản cố định

Khấu hao TSCĐ là biện pháp chủ quan của nhà quản lý và kế toán nhằm xác định cụ thể giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình sử dụng với mục đích thu hồi vốn tái đầu tư TSCĐ Phương pháp khấu hao được lựa chọn ảnh hưởng đến quy mô chi phí, thời gian thu hồi vốn để hiện đại hóa năng lực, nâng cao chất lượng sản phẩm cạnh tranh trên thị trường Chính vì vậy việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao TSCĐ phù hợp với từng loại, từng nhóm TSCĐ với năng lực tài chính và chiến lược phát triển công ty là rất quan trọng Hiện nay DN áp dụng khấu hao theo phương pháp đường thẳng, phương pháp này đơn giản nhưng không đánh giá hao mòn thực tế của mỗi loại TSCĐ Để phản ánh đúng hơn chi phí khấu hao máy móc thiết bị bỏ ra trong quá trình sản xuất thi công, Công ty nên lựa chọn phương pháp tính khấu hao phù hợp với từng loại TSCĐ Đối với máy móc, phương tiện vận tải tham gia trực tiếp vào quá trình thi công thì áp dụng phương pháp tính khấu hao theo sản lượng để việc tính chi phí sản xuất các sản phẩm Đối với các loại TSCĐ khác: nhà cửa, vật kiến trúc, thiết bị dụng cụ quản lý thì Công ty vẫn áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng vì chi phí khấu hao của các loại tài sản này không ảnh hưởng tới công tác tính giá thành sản phẩm công trình, hạng mục công trình.”

Điều kiện thực hiện giải pháp

3.4.1 Về phía cơ quan quản lý nhà nước

Thứ nhất, Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam, ban hành, hướng dẫn đầy đủ hệ thống các văn bản pháp luật về tài chính kế toán TSCĐ Các nhà ban hành luật cần phải có tầm nhìn sâu rộng để các văn bản luật có thể áp dụng lâu dài, tránh sự thay đổi quá nhiều, chồng chéo. Đối với thay đổi trong các văn bản pháp luật, nhà nước cần đưa ra những hướng dẫn rõ ràng để các doanh nghiệp để dễ dàng thực hiện công tác kế toán, đặc biệt là trong việc áp dụng các phương pháp khấu hao TSCĐ, các thông tư thay đổi về hướng dẫn chế độ quản lý, trích khấu hao TSCĐ.”

“Thứ hai, Nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khích phát triển, mở rộng các hoạt động, dịch vụ tư vấn tài chính, kế toán để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong bối cảnh các chính sách kế toán có nhiều thay đổi Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác kế toán và năng lực của đội ngũ kế toán trong doanh nghiệp.”

Tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức trong việc áp dụng chuẩn mực BCTC đến các DN

- Giám sát việc tuân thủ chuẩn mực đối với các DN trong việc trình bày và công bố thông tin

- Hoàn thiện hành lang pháp lý về các luật, nghị định và thông tư hướng dẫn góp phần lành mạnh hóa môi trường pháp lý đối với hoạt động kế toán nói riêng và lĩnh vực kinh tế nói chung

- Đảm bảo tính độc lập về lợi ích khi ban hành các CMKT cũng như các quy định về thuế

- Nghiên cứu ban hành chuẩn mực và thông tư hướng dẫn chuẩn mực phù hợp, thống nhất trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.

- Nâng cao vai trò của Hội đồng Kế toán quốc gia Hội đồng cần đảm trách vai trò như một tổ chức tư vấn độc lập đối với việc xây dựng hệ thống chuẩn mực VAS cả trong quy định lẫn trong thực tiễn áp dụng

- Cần có chính sách khuyến khích và tạo điều kiện hơn nữa để các công ty nước ngoài đầu tư vào dịch vụ kế toán, kiểm toán nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ

3.4.2 Về phía Công ty Cổ Phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co Để thực hiện được các giải pháp đã nêu và xử lý triệt để những khó khăn, nhược điểm trong công tác kế toán TSCĐ thì công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co nên:

Thống nhất chủ trương và quan điểm từ Ban Tổng giám đốc Công ty cho tới Giám đốc các đơn vị trực thuộc Không ngừng bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ kế toán nói chung và kế toán TSCĐ nói riêng Bổ sung nhân lực kế toán TSCĐ trong các thời điểm có khối lượng công việc phát sinh tăng đột biến bằng hình thức kế toán thuê ngoài Công ty cũng nên xây dựng quy chế thưởng, phạt trong quản lý và vận hành TSCĐ, đặc biệt đối với các tài sản có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Công ty. Để áp dụng đầy đủ các chính sách, quy định của Nhà nước về TSCĐ và phù hợp mô hình và điều kiện tổ chức SXKD, tạicông ty Cổ phần Thuốc Thú yTrung Ương Vet Va Co đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn về công tác Kế toánTSCĐ, hạch toán kế toán, quản lý TSCĐ,…Tuy nhiên các văn bản mang tính rời rạc, sự vụ hoặc theo chương trình trong một giai đoạn nhất định

Hiện tại mô hình tổ chức sản xuất thay đổi sau tái cấu trúc, đội ngũ cán bộ làm công tác TSCĐ tại Văn phòng và các đơn vị trực thuộc công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co thay đổi Để có thể giúp người công tác TSCĐ dễ nắm bắt, tránh hiểu không đầy đủ dễ sai sót, công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co cần phải xây dựng hệ thống văn bản mang tính quy định, quy trình áp dụng thống nhất về công tác TSCĐ, kế toán TSCĐ và quản lý TSCĐ phù hợp với điều kiện SXKD hiện tại Hoàn thiện công tác kế toán chi tiết TSCĐ, kế toán tổng hợp TSCĐ theo các quy định chung của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Cocần giao quyền chủ động hơn nữa cho các đơn vị trong việc thanh lý và nhượng bán tài sản, nên ủy quyền cho các đơn vị thực hiện nhằm giảm bớt các thủ tục, hồ sơ chứng từ luân chuyển nội bộ Việc phân cấp sẽ tạo sự chủ động cho các đơn vị, đồng thời tăng cường trách nhiệm của các đơn vị trực thuộc cũng như nâng cao vai trò kiểm soát của công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co

Bên cạnh đó, Phòng Kế toán của công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co chủ động trình xuất phương pháp khấu hao phù hợp với nhóm TSCĐ91 nhanh bị lạc hậu do thay đổi công nghệ kỹ thuật Nhằm giám sát chặt chẽ tình hình TSCĐ hiện và đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co phải xây dựng chế độ trách nhiệm vật chất đối với bộ phận, cá nhân được giao bảo quản lý, khai thác và sử dụng TSCĐ Định kỳ, Kế toán TSCĐ tại Văn phòng công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Cophải tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu với kế toán các đơn vị cơ sở, đặc biệt chú trọng các khoản giao dịch công nợ nội bộ giữa Văn phòng với các đơn vị cơ sở có liên quan đến TSCĐ, khấu hao TSCĐ… nhằm điều chỉnh kịp thời những sai sót, nhầm lẫn do ghi trùng hoặc bỏ sót trong quá trình hạch toán kế toán TSCĐ

Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co cần chú trọng việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận Kế toán TSCĐ của doanh nghiệp Định kỳ tổ chức các buổi hội thảo, tập huấn, cập nhật kiến thức, chế độ chính sách kế toán mới ban hành Từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác kế toán tài chính phát sinh ngay tại DN; áp dụng một cách linh hoạt các chế độ chính sách ban hành về kế toán tài chính phù hợp với tình hình đặc điểm SXKD đáp ứng yêu cầu thực tiễn của DN Chú trọng công tác phân tích đánh giá hiệu suất sử dụng TSCĐ, để đưa ra biện pháp hữu hiệu nhằm khai thác tối đa nguồn lực sẵn có trong doanh nghiệp

Tài sản cố định là một trong những bộ phận cơ bản tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân, đồng thời là bộ phận quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh

Kế toán là một trong những công cụ hữu hiệu nằm trong hệ thống quản lý TSCĐ của một doanh nghiệp Tổ chức tốt công tác kế toán TSCĐ không những góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ mà còn có ý nghĩa thiết thực trong quá trình định hướng và đầu tư cho sản xuất kinh doanh Để thực hiện được điều đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn nghiên cứu, áp dụng các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện các công cụ quản lý, hoàn thiện công tác kế toán.

Qua toàn bộ nội dung đã trình bày trong luận văn “ Kế toán tài sản cố định tại

Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VET VA CO’ ’, luận văn đã đạt được những kết quả cụ thể sau:

- Về mặt lý luận, luận văn đã phân tích, hệ thống hóa và làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về kế toán TSCĐ theo quan điểm kế toán tài chính.

- Về mặt thực tiễn, luận văn đã đi sâu nghiên cứu thực trạng về kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VET VA CO Trên cơ sở phân tích tổng quát thực trạng, đánh giá những ưu điểm, những mặt còn tồn tại, luận văn đã chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại đó, từ đó làm cơ sở đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ tại công ty này.

- Dựa trên cơ sở lý luận và phân tích tình hình thực tiễn, luận văn đã đề xuất những yêu cầu cơ bản, những giải pháp hoàn thiện kế toán TSCĐ tại Công ty cổ phần thuốc thú y trung ương VET VA CO và điều kiện để thực hiện những giải pháp đó.

Ngày đăng: 26/09/2023, 23:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức Công ty CP thuốc thú y trung ương Vetvaco - Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương vet va co
Sơ đồ 2.1 Bộ máy tổ chức Công ty CP thuốc thú y trung ương Vetvaco (Trang 63)
Sơ đồ hạch toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình - Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương vet va co
Sơ đồ h ạch toán tăng, giảm tài sản cố định hữu hình (Trang 104)
Sơ đồ hạch toán tăng, giảm tài sản cố định vô hình - Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương vet va co
Sơ đồ h ạch toán tăng, giảm tài sản cố định vô hình (Trang 105)
Sơ đồ hạch toán khấu hao tài sản cố định - Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương vet va co
Sơ đồ h ạch toán khấu hao tài sản cố định (Trang 106)
Sơ đồ kế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ - Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương vet va co
Sơ đồ k ế toán sửa chữa nhỏ TSCĐ (Trang 107)
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung Ương Vetvaco - Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương vet va co
Sơ đồ t ổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cổ phần thuốc thú y Trung Ương Vetvaco (Trang 110)
Hình thức thanh toán: CK - Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương vet va co
Hình th ức thanh toán: CK (Trang 127)
Sơ đồ quy trình điều chuyển TSCĐ Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co - Kế toán tài sản cố định tại công ty cổ phần thuốc thú y trung ương vet va co
Sơ đồ quy trình điều chuyển TSCĐ Công ty Cổ phần Thuốc Thú y Trung Ương Vet Va Co (Trang 144)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w