209 TẠP CHÍKHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 ĐẶCĐIỂMSINHHỌCVÀNĂNGSUẤTCỦAMỘTSỐCHỦNGGIỐNGNẤMLINHCHI(Ganodermalucidum)NUÔITRỒNGỞTHỪATHIÊNHUẾ Lê Đình Hoài Vũ SởKhoahọcvà Công nghệ tỉnh ThừaThiênHuế Trần Đăng Hòa Trường Đại học Nông Lâm, Đại họcHuế TÓM TẮT Nấmlinh chi, Ganoderma lucidum (W.Curt: Fr.) Karst., là một dược thảo quý trong y học cổ truyền. Nghiêncứu này nhằm so sánh mộtsốđặcđiểmsinhhọcvànăngsuấtcủa 4 chủnggiốngnấmlinhchi (G. lucidum L, G. lucidum K, G. lucidum DL, G. lucidum X) nuôitrồngở tỉnh ThừaThiên Huế. Tất cả các chủnggiốngnấmlinhchi có khả năngsinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ởThừaThiên Huế. Tuy nhiên, các giống có thời gian từ khi cấy đến thu hoạch là khác nhau, trong khoảng từ 76,6 – 86,6 ngày. Ganoderma lucidum L có chiều cao cuống thấp nhưng có đường kính cuống lớn nhất. Đường kính và độ dày tán củachủnggiống G. lucidum L cao hơn so với các chủnggiống G. lucidum K, G. lucidum DL và G. lucidum X. Chủnggiống G. lucidum L có năngsuất cao, thích ứng với điều kiện sinh thái ởThừaThiên Huế, nên cần phải mở rộng mô hình phát triển chủngnấm này. I. Đặt vấn đề N ấm linhchi(Ganoderma lucidum (W.Curt: Fr.) Karst.) là một dược thảo quý trong y học cổ truyền. Số lượng các loài nấmlinhchi được sử dụng trong công nghệ dược liệu ngày càng tăng, đặc biệt ở các quốc gia Á Đông [4, 5]. Ở Việt Nam, có rất nhiều loài nấmlinhchi mọc hoang dại trong tự nhiên. Riêng ở tỉnh ThừaThiênHuế có đến 39 loài thuộc 3 chi: Amauroderma, Ganoderma và Haddowia (h ọ Ganodermataceae). Trong đó, có 5 loài được làm dược liệu, đó là: G. amboinense, G. applanatum, G. capense, G. lucidum và G. sinense [1]. Từ lâu nguồn nấmlinhchi sử dụng trong dược liệu chủ yếu dựa vào khai thác nguồn nấm mọc hoang dại trong tự nhiên. Tuy nhiên nguồn nấm tự nhiên ngày càng cạn kiệt và khan hiếm. Vì vậy, cần phải nuôitrồngnấmlinhchitrong điều kiện môi trường nhân tạo, sử dụng các nguồn nguyên liệu có trong tự nhiên hoặc các phế thải trong sản xuất nông nghiệp làm cơ chất nuôitrồngnấm để đáp ứng nhu cầu sử dụng vàbảo tồn tính đa dạng củanấmlinhchitrong tự nhiên. 210 Dựa vào đặc tính sinhhọcvàsinh thái củanấmlinh chi, tỉnh ThừaThiênHuế có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho quả thể nấmsinh trưởng và phát triển. Tuy nhiên, có sự khác nhau về khả năng thích thích nghi của các giốngnấm đối với với điều kiện sinh thái địa phương. Nghiêncứu này nhằm so sánh mộtsốđặcđiểmsinhhọcvànăngsuấtcủa các giốngnấmlinhchinuôitrồngở huyện Phú Vang, tỉnh ThừaThiênHuế nhằm chọn ra những giốngnấm có khả năngsinh trưởng, phát triển tốt, năngsuất cao, bổ sung mộtsốgiống mới phục vụ sản xuất nuôitrồngnấm dược liệu ở địa phương. 2. V ật liệu và phương pháp nghiêncứu 2.1. Ch ủng nấm B ốn chủnggiốngnấmlinhchi có nguồn gốc khác nhau, bao gồm: chủnggiống Ganoderma lucidum L., nguồn gốc Trung Quốc (ký hiệu G1); Ganoderma lucidum K., nguồn gốc Trung Quốc (G2); Ganoderma lucidum DL., nguồn gốc Đà Lạt (G3); Ganoderma lucidum X., nguồn gốc Trung Quốc (G4). 2.2. Ph ương pháp nghiêncứu + Cách làm môi tr ường của các cấp giống Môi trường giống cấp 1: Gồm dịch chiết khoai tây, đường glucose và agar được làm theo cách sau (với 200 g khoai tây/ 1 lít dung dịch): khoai tây được gọt vỏ, cắt nhỏ thành từng miếng, cho vào 2 lít nước. Đun sôi, cạn đến khi còn 1 lít, lọc bỏ xác khoai tây lấy dịch. Thêm 20 g đường glucose cùng với 15 – 20 g agar đun sôi, khuấy đều trong 10 phút. Đổ dung dịch này vào ống nghiệm (khoảng 5 ml/ ống nghiệm), để nguội đến khi môi trường đông cứng. Dùng bông không thấm nước nút kín ống nghiệm. Hấp khử trùng các ống nghiệm trong nồi hấp ở áp suất 1 atm trong vòng 30 phút. Lấy các ống nghiệm ra và đặt nghiêng sao cho môi trường trong ống cách nút bông khoảng 2 cm, sau đó bọc giấy đầu ống nghiệm. Môi trường giống cấp II (giống sơ cấp): Vò sạch lúa, bỏ các hạt lép, sâu mọt. Nấu lúa trong nồi áp suất khoảng 45 phút sao cho hạt lúa vừa nứt vỏ trấu, vớt lúa ra và cho vào bình đựng giống (khoảng 1/2 bình). Dùng bông không thấm nước nút miệng bình, dùng giấy bọc ở đầu miệng bình. Hấp khử trùng các bình đựng giốngở nhiệt độ 127 o C, áp suất 1,5 atm trong khoảng 60 phút. Để nguội lúa và cấy giống cấp I vào. Giống sản xuất: Cưa thân cây sắn thành từng đoạn dài 12 cm. Chẻ thân sắn ra làm 4 phần, ngâm trong nước vôi nồng độ 1,5%, để ráo nước và cho vào bình đựng giống, nút bông, bịt giấy. Hấp khử trùng với áp suất 1,5 atm, nhiệt độ 127 o C trong khoảng 120 phút. Lấy bình ra để nguội, cấy giống cấp II vào, sau khoảng 10 – 20 ngày sử dụng làm giống thí nghiệm. 211 + Cách phối trộn cơ chất Cơ chất gồm 96,5 % mùn cưacao su + 2 % bột ngô + 1,5 % cám gạo. Phối trộn mùn cưacao su tỷ lệ như trên với nước vôi có nồng độ 1,5%, trộn đều với MgSO 4 0,1 %. Tiến hành đảo đều sao cho độ Nm cuối cùng đạt khoảng 65 - 70% và ủ khoảng 7 ngày. Sau đó, đưa cơ chất đã ủ trộn đều với bột ngô (2 %) và cám gạo (1,5 %). Tiếp đó đưa cơ chất nền đã được trộn đều vào bịch nilong và nện nhẹ, đồng thời xoay tròn bịch để cơ chất được nén đều vừa đủ chặt. Mỗi bịch cơ chất có trọng lượng 1 kg. Buộc cổ bịch, dùng que nhọn có đường kính 1 - 1,5 cm xuyên vào miệng bịch, cách đáy bịch khoảng 1 cm. Hấp các bịch nấm bằng nồi hấp không có áp suấtở nhiệt độ 90 - 100 o C trong khoảng 10 - 12 giờ. Tiến hành cấy nấm vào bịch sau khi để nguội bịch nấm đã được khử trùng. 2.3. Ph ương pháp bố trí thí nghiệm vàchỉ tiêu theo dõi Thí nghi ệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên RCB, 3 lần lặp lại. Mỗi lần lặp gồm 10 bịch/ 1 giống. Các chỉ tiêu theo dõi: thời gian sinh trưởng của hệ sợi, chiều dài cuống nấm, đường kính cuống nấm, độ dày tán, đường kính tán nấm, năngsuất tươi (trọng lượng trung bình củanấm tươi/ 1 bịch cơ chất khi thu hoạch), năngsuất khô (trọng lượng trung bình củanấm khô/ 1 bịch cơ chất khi thu hoạch) và tỷ lệ nấm khô/ tươi. 2.4. X ử lý số liệu So sánh s ự khác nhau của các đặcđiểm hình thái, sinh vật họcvànăngsuấtcủa các chủnggiốngnấm bằng phương pháp Tukey’s HSD test sau khi phân tích phương sai một nhân tố (one – way ANOVA). Tất cả số liệu được xử lý bằng phần mềm StatView 5.1 (SAS Institute, 1998) [6]. III. K ết quả và thảo luận 3.1. Th ời gian sinh trưởng hệ sợi của các chủnggiốngnấm T ừ sau khi cấy đến khi sợi nấm lan ra 1/2 bịch, các chủnggiốngnấm đều có tốc độ sinh trưởng chậm. Thời gian để đạt tới giai đoạn này ở tất cả các chủnggiốngnấm chênh lệch nhau không đáng kể (P > 0,05), khoảng 22,5 - 24,2 ngày. Thời gian đạt đến hệ sợi lan kín bịch của các chủnggiốngnấm vào khoảng 28,3 - 32,2 ngày. Trong đó, thời gian hệ sợi lan kín bịch củachủng G3 là ngắn nhất (28,3 ngày) (P < 0,05). Không có sự sai khác có ý nghĩa về thời gian từ khi cấy đến khi tưới đón nấm giữa các chủnggiốngnấm (P > 0,05) (Bảng 1). 212 Bảng 1: Thời gian (Trung bình ± SD) sinh trưởng hệ sợi của các chủngnấm Thời gian (ngày) Giống G1 G2 G3 G4 Hệ sợi lan 1/2 bịch 22,5 ± 0,14a 23,7 ± 1,85a 23,7 ± 0,09a 24,2 ± 0,87a Hệ sợi lan kín bịch 32,2 ± 1,19a 31,1 ± 1,31a 28,3 ± 3,99b 32,2 ± 1,09a Từ cấy đến tưới đón nấm 33,2 ± 0,99a 32,2 ± 0,99a 32,1 ± 1,73a 32,2 ± 1,73a Trung bình trongmột dòng có chữ sốgiống nhau là không khác nhau bởi phương pháp Tukey’s HSD test sau khi phân tích phương sai một nhân tố (one –way ANOVA), P > 0,05. Thời gian sinh trưởng hệ sợi nấm rất quan trọng, có tính chất quyết định đến sức sinh trưởng, phát triển của quả thể vànăngsuấtcủanấmlinhchi [4]. Nếu tưới đón nấm sớm hoặc chậm sẽ dẫn đến hiện tượng quả thể phát triển kém, ảnh hưởng đến tính chống chịu sâu bệnh của các chủnggiống nấm. Căn cứ vào thời gian hệ sợi lan kín bịch và màu sắc của hệ sợi để có kỹ thuật tưới đón nấm thích hợp nhất, và là cơ sở làm tăng năng suất. 3.2. Th ời gian các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của quả thể Bảng 2: Thời gian (Trung bình ± SD) các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của quả thể Thời gian (ngày) Giống G1 G2 G3 G4 Hình thành mầm quả thể 35,4 ± 0,71a 37,5 ± 0,64b 37,7 ± 0,79b 35,0 ± 0,59a Hình thành tán 42,1 ± 0,67a 47,2 ± 0,33c 44,7 ± 0,72b 44,6 ± 0,13b Từ nuôi đến trưởng thành 68,2 ± 0,41a 76,2 ± 0,46b 76,6 ± 0,54b 76,2 ± 0,61b Từ nuôi đến thu hoạch 76,5 ± 0,15a 83,7 ± 0,75b 84,3 ± 0,42b 86,6 ± 0,69c Trung bình trongmột dòng có chữ sốgiống nhau là không khác nhau bởi phương pháp Tukey’s HSD test sau khi phân tích phương sai một nhân tố (one –way ANOVA), P > 0,05. Sau khi mở nút bịch, hệ sợi nấm vẫn tiếp tục phát triển. Các sợi tơ sơ cấp kết hợp với nhau để hình thành sợi tơ thứ cấp. Các sợi tơ thứ cấp tăng trưởng dẫn đến tạo thành qu ả thể [2,3]. Thời gian này dài hay ngắn phụ thuộc vào đặc tính giốngvà điều kiện nuôi trồng. Chủnggiống G1 và G4 có thời gian hình thành mầm quả thể ngắn hơn chủng G2 và G3 (P < 0,05) (Bảng 2). Mầm quả thể sau khi được hình thành tiếp tục phát triển. Lúc này, tốc độ phát triển có thể quan sát bằng mắt thường và được thể hiện rõ qua các đặc trưng hình thái. Cuống nấmvà tán sẽ hình thành và lớn dần lên. Tốc độ phát triển trong giai đoạn từ khi hình thành mầm quả đến hình thành tán củachủnggiống G3 và G1 là vượt trội, trung 213 bình mất khoảng 7 ngày. Tuy nhiên, tổng thời gian từ khi nuôitrồng đến giai đoạn hình thành tán thì chủnggiống G1 đạt nhanh nhất (42,1 ngày) (P < 0,05). G2 là chủnggiống hình thành tán chậm nhất (47,2 ngày) (P < 0,05) (Bảng 2). Kế thừa tính vượt trội về tốc độ sinh trưởng, phát triển ở các giai đoạn trước, chủnggiống G1 có thời gian đạt đến thời kỳ trưởng thành nhanh nhất so với các chủnggiống khác (P < 0,05). Do vậy, G1 cũng cho thu hoạch sớm hơn các chủnggiống khác (P < 0,05), đạt trung bình 76,5 ngày kể từ khi nuôi cấy. Trong khi đó thời gian này đối với chủnggiống G4 là 86,6 ngày. Sự sai khác về thời gian giữa các chủnggiống từ khi nuôi cấy đến thu hoạch là khá lớn (P < 0,01). Đây là mộttrong những đặcđiểm quan trọng ứng dụng để rải vụ trồngnấm nhằm sử dụng hiệu quả nguồn lao động và đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu thụ. 3.3. Đặcđiểm hình thái của các chủnggiốngnấmlinhchiChi ều cao cuống giữa các chủnggiốngnấm có sự sai khác có ý nghĩa thống kê (P < 0,01). Chiều cao cuống của các chủngnấm dao dộng từ 4,23 - 11,76 cm. G3 có chiều cao cuống dài nhất (11,76 cm), G1 là chủnggiốngnấm có chiều cao cuống ngắn nhất (4,60 cm) (Bảng 3). Bảng 3: Đặcđiểm hình thái của các chủngnấmlinhchiChỉ tiêu Giống G1 G2 G3 G4 Chiều cao cuống (cm) 4,60 ± 0,09a 11,60 ± 0,09c 11,76 ± 0,92c 8,33 ± 0,25b Đường kính cuống (cm) 2,43 ± 0,12a 1,76 ± 0,06b 0,90 ± 0,01c 1,70 ± 0,09b Đường kính tán (cm) 11,70 ± 0,75a 8,40 ± 0,46c 8,06 ± 0,55c 7,10 ± 0,53b Độ dày tán (cm) 1,76 ± 0,21a 1,06 ± 0,29b 0,90 ± 0,26b 0,70 ± 0,09c Trung bình trongmột dòng có chữ sốgiống nhau là không khác nhau bởi phương pháp Tukey’s HSD test sau khi phân tích phương sai một nhân tố (one –way ANOVA), P > 0,05. Có sự khác biệt khá rõ rệt về đường kính cuống của các chủngnấmlinhchi (P < 0,01). Đường kính cuống giữa các giống biến động từ 0,90 – 2,43 cm. Đường kính cuống dài nhất (2,43 cm) ởchủngnấm G1, ngắn nhất (0,90 cm) ởchủng G3 (P < 0,01) (Bảng 3). Đường kính tán của các giống thí nghiệm sai khác có ý nghĩa thông kê (P < 0,05). Giống G1 có đường kính tán lớn nhất (11,7 cm), giống G4 có đường kính tán nhỏ nhất (7,1 cm). Có sự khác biệt lớn về độ dày tán của các chủngnấmlinhchi (P < 0.01). Chủnggiống có độ dày tán lớn nhất là G1 (1,76 cm), thấp nhất là G4 (0,7 cm) (Bảng 3). 214 Có mối tương quan khá chặt chẽ giữa đường kính tán vànăngsuất thu được ở các giống (r = 0,74), giữa độ dày tán vànăngsuất (r = 0,65). Vì vậy, việc lựa chọn những giống có đường kính tán lớn, tán dày là cơ sở cho năngsuất cao. Vừa có đường kính tán và độ dày tán lớn nhất, chủng G1 chứng tỏ là giống ưu việt, có năngsuấtcaoso với 3 chủnggiống còn lại. 3.4. N ăng suấtcủa các chủnggiốngnấmlinhchi Đối với nấmlinh chi, năngsuất chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của đường kính tán, độ dày tán, chiều caovà đường kính tán. Qua quá trình nghiêncứuvà phân tích, chúng tôi nhận thấy năngsuấtcủa các chủnggiốngnấm khác nhau chủ yếu là do hai chỉ tiêu đường kính tán và độ dày tán quyết định. Bảng 4: Năngsuấtcủa các chủnggiốngnấmlinhchiGiốngNăngsuất tươi (g /bịch) Năngsuất khô (g/ bịch) Tỷ lệ khô/tươi G1 51,80 ± 2,88a 20,76 ± 1,70a 0,40 G2 40,53 ± 0,42b 16,90 ± 0,56b 0,42 G3 41,33 ± 0,47b 16,56 ± 0,51b 0,40 G4 31,26 ± 0,42c 12,86 ± 0,36c 0,41 Trung bình trongmột dòng có chữ sốgiống nhau là không khác nhau bởi phương pháp Tukey’s HSD test sau khi phân tích phương sai một nhân tố (one –way ANOVA), P > 0,05. Năngsuất tươi của các chủngnấm có sự sai khác có ý nghĩa (P < 0.01). Giống G1 có năngsuất tươi cao nhất (51,80 g/ bịch). Không có sự sai khác về năngsuất tươi củagiống G2 và G3 (P > 0,05). G4 có năngsuất tươi thấp nhất (31,26 g/ bịch) (Bảng 4). Tỷ lệ khô/ tươi giữa các chủnggiống ít có biến động lớn, dao động trong khoảng 0,40 – 0,42 (Bảng 4). Giữa năngsuất tươi vànăngsuất khô có mối tương quan rất chặt (r = 0,98). Năngsuất khô của các chủnggiốngnấm khác nhau có ý nghĩa (P < 0,01). Năngsuất khô c ủa giống G1 cao nhất (20,76 g/ bịch). G4 là chủnggiống có năngsuất khô thấp nhất (12,86 g/ bịch) (Bảng 4). 215 IV. Kết luận - Các ch ủng giốngnấmlinh chi: G. lucidum L, G. lucidum K, G. lucidum DL, G. lucidum X sinh tr ưởng và phát triển tốt trong điều kiện tự nhiên ởThừaThiên Huế. - Ganoderma lucidum L là chủng có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn nhất, trung bình sau khoảng 76 ngày kể từ khi nuôi sẽ cho thu hoạch. Trong khi đó, chủnggiống G. lucidum DL, G. lucidum X cho thu hoạch muộn, thời gian sinh trưởng trung bình khoảng 85 ngày. - Ganoderma lucidum L có chiều cao cuống thấp nhưng có đường kính cuống lớn nhất. Trong khi chủnggiống G. lucidum DL có chiều cao cuống lớn nhưng có đường kính cuống nhỏ. - Đường kính và độ dày tán củachủnggiống G. lucidum L cao hơn so với các chủnggiống G. lucidum K, G. lucidum DL và G. lucidum X. - Năngsuất tươi củachủnggiống G. lucidum L là lớn nhất (51,80 g/bịch), tiếp theo là G. lucidum DL (41,33 g/bịch), G. lucidum K (40,53 g/bịch ), thấp nhất là G. lucidum X (31,26 g/bịch ). Giữa năngsuất tươi vànăngsuất khô có mối tương quan rất chặt chẽ (r = 0,98) với hệ số khô/ tươi rất ổn định ở tất cả các chủnggiốngnghiên cứu, dao động từ 0,40 - 0,42. - Chủnggiống G. lucidum L có năngsuất cao, thích ứng với điều kiện sinh thái ởThừaThiên Huế, nên cần phải mở rộng mô hình phát triển chủngnấm này trên cơ chất nền (96,5 % mùn cưacao su + 2 % bột ngô + 1,5 % cám gạo). TÀI LI ỆU THAM KHẢO 1. Ngô Anh. Nghiêncứu họ nấmlinhchi (Ganodermataceae Donk) ởThừaThiên Huế. Báocáokhoahọc tại Hội nghị sinhhọc toàn quốc tại Hà Nội, (1999). 2. Nguyễn Lân Dũng. Công nghệ nuôitrồngnấm Tập 1. NXB Nông nghiệp, (2003). 3. Nguyễn Lân Dũng. Công nghệ nuôitrồngnấm Tập 2. NXB Nông nghiệp, (2003). 4. Nguyễn Hữu Đống, Đinh Xuân Linh. Nấm ăn – Nấm dược liệu, công dụng và công nghệ nuôi trồng. NXB Hà Nội, (2000). 5. Lê Xuân Thám. Nấmlinhchi – Nguồn dược liệu quý ở Việt Nam. NXB Mũi Cà Mau, (1996). 6. SAS Institute. StatView 5.0. SAS Institute, Cary, NC, (2005). 216 BIOLOGICAL CHARACTERISTICS AND YEILD OF SOME TRAINS OF LINGSHI MUSHROOM (Ganodermalucidum) IN THUATHIENHUE PROVINCE Le Dinh Hoai Vu Departement of Science and Technology, ThuaThienHue Province Tran Dang Hoa College of Agriculture and Forestry, Hue University SUMMARY Lingshi mushroom, Ganoderma lucidum (W.Curt: Fr.) Karst., is a precious material in traditional medicine. The objective of this study was to compare some biological characteristics and yields of four lingshi trains planted in ThuaThienHue province. All trains could be well grown in ecological conditions of ThuaThienHue province. However, the growth duration from planting to harvesting varied among four trains, lasted for 76,6 – 86,6 days. The stipe of G. lucidum L was low in height, but the biggest in diameter. The pileus diameter and thickness of G. lucidum L were larger than those of G. lucidum K, G. lucidum DL and G. lucidum X. While G. lucidum L has high yield and adaptability in ecological conditions of ThuaThien Hue. The production of this kind of mushroom should be concerned. . CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 49, 2008 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ CHỦNG GIỐNG NẤM LINH CHI (Ganoderma lucidum) NUÔI TRỒNG Ở THỪA THIÊN HUẾ Lê Đình Hoài Vũ Sở Khoa học và. một số đặc điểm sinh học và năng suất của 4 chủng giống nấm linh chi (G. lucidum L, G. lucidum K, G. lucidum DL, G. lucidum X) nuôi trồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Tất cả các chủng giống nấm linh. đặc điểm sinh học và năng suất của các giống nấm linh chi nuôi trồng ở huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm chọn ra những giống nấm có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt, năng suất cao,