- Thường xuyên cập nhật kịp thời lên mạng nội bộ dữ liệu quá trình đóng của
2.3. Đánh giá kết quả đạt được và hiệu quả thực hiện chế độ trợ cấp ốm đau.
ốm đau.
2.3.1.Kết quả công tác quản lý chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn từ năm 2005 đến 2009
Trong 5 năm, toàn ngành tiếp tục quán triệt và đảm bảo phương châm “chi đúng, chi đủ và kịp thời” cho các đối tượng được hưởng. Nhìn chung BHXH các tỉnh, thành phố đã có nhiều nỗ lực, tìm kiếm các giải pháp cải tiến để thực hiện tốt mục tiêu trên, nhất là việc thực hiện cơ chế “một cửa” đã giúp công tác chi trả các chế độ đơn giản, dễ dàng, thuận tiện và kịp thời quyền lợi của người tham gia và thụ hưởng BHXH. Cụ thể, kết quả thực hiện công tác chi trả trợ cấp ốm đau như sau:
2.3.1.1. Về quản lý đối tượng hưởng chế độ trợ cấp ốm đau
(1) Về việc quản lý đối tượng hưởng chế độ ốm đau đã có những bước cải tiến tích cực. Các văn bản quy định điều kiện hưởng, mức hưởng các chế độ BHXH ngày càng rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động khi hưởng các chế độ. Do vậy, trong thời gian qua số lượng đối tượng hưởng các chế độ ốm đau, không ngừng tăng lên, thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1:Tổng hợp số trường hợp giải quyết chi trả chế độ ốm đau (2005-2009)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Lượt
người 1,047,195 1,263,591 1,989,750 2,512,145 2,609,237 Tốc
độtăng(%) - 20.66 57,46 26,25 3,8
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy số lượt người được chi trả trợ cấp ốm đau tăng lên rất nhanh trong các năm từ 2006 đến 2008 là do :
Thứ nhất, trong hai năm 2006-2007 các nguồn vốn từ nước ngoài được đổ vào nước ta từ các năm trước bắt đầu phát huy hiệu quả, nhiều nhà máy xí nghiệp mới được thành lập và đi vào sản xuất nên đã góp phần làm tăng thêm số người tham gia BHXH nói chung và đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau nói riêng.
Thứ hai, có sự tăng lên nhanh chóng của đối tượng hưởng trợ cấp như thế này là do nước ta trong các năm này đều bị hứng chịu nhiều thiên tai lớn, các dịch bệnh liên tục xuất hiện và diễn biến phức tạp đã gây ra hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nước ta nói chung và cũng là những yếu tố gián tiếp gây nên những áp lực chi trả cho cơ quan BHXH. Trong các năm này hạn hán gay gắt ở miền Bắc và miền Trung, giữa và cuối năm bão, mưa đá, lốc xoáy, lũ quét đã tàn phá nhiều tỉnh miền Trung. Sau thời gian bị lũ lụt, hạn hán kéo dài thì các dịch bệnh gia súc như: dịch lợn tai xanh, dịch lở mồm long móng gia súc lan rộng, dịch cúm gia cầm bùng phát tại nhiều địa phương. Trong khi đó công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch tại các địa phương lại chưa tốt, lỏng lẻo, điều này đã tạo cơ hội cho các tiểu thương phát tán gia xúc bị bệnh ra ngoài gây ảnh hưởng lớn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong các nhà máy, xí nghiệp nơi thường có nhu cầu lớn về thực phẩm nhưng lại không được kiểm tra ngắt ngao, chặt chẽ. Đã gây nên dịch tiêu chảy cấp, nhiễm khuẩn tả phát sinh và bùng phát tại các khu công nghiệp và nhà máy đã khiến hàng trăm nghìn công nhân phải nhập viên do ngộ độc thực phẩm khi ăn trưa trong các bếp ăn của nhà máy, xí nghiệp. Ngoài ra việc thời tiết diễn biến bất thường trong các năm này đã khiến cho nhiều trẻ em trong độ tuổi dưới 3 tuổi rất dễ bị ốm, hoặc bị bệnh do sự thay đổi đột ngột của thời tiết gây ra, làm cho những nguời lao động có con nhỏ bị ốm phải nghỉ việc để chăm sóc.
Một yếu tố nhỏ nữa đó là việc làm giả hồ sơ để trục lợi BHXH đối với chế độ này, nhất là trong năm 2008 khi nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên có thể sẽ có nhiều trường hợp trục lợi BHXH diễn ra với chế độ trợ cấp ốm đau do đây là một chế độ dễ bị trục lợi nhất vì thiếu sự giám sát
chặt chẽ của các cơ quản lý do doanh nghiệp được giữ lại 2% để tự chi trả nhằm đảm bảo tính kịp thời khi chi trả trợ cấp.
Trên đây là những nguyên nhân chính khiến cho số đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau tăng lên nhanh chóng như vậy trong gian đoạn 2006-2008. Đặc biệt là năm 2007 với tốc độ tăng lên tới gần 60% thì ngoài các nguyên nhân trên còn do một số các nguyên nhân khác: trong năm này nước ta đã có sự tăng trưởng nhanh chóng và tốc độ tăng trưởng được đánh giá là cao nhất trong mười năm qua (8,5%). Vậy nên trong thời gian này công nhân trong các nhà máy, đặc biệt là các nhà máy sản xuất hàng xuất khẩu luôn phải làm tăng ca, thêm giờ trong những áp lực lớn về thời gian giao hàng, chất lượng sản phẩm do người chủ sử dụng lao động yêu cầu. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của người lao động làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp này do điều kiện lao động không được đảm bảo...
Sang đến năm 2009 thì tốc độ tăng đã giảm đáng kể chỉ còn 3,8% . Có được điều này là do trong năm này công tác phòng chống dịch bệnh của nước ta đã được nâng cao và thực hiện rất tốt nên dã kĩm hãm được sự phát triển của các dịch bệnh. Nguời lao động đã có ý thức tốt hơn trong việc giữ gìn vệ sinh, sức khỏe của chính mình. Việc thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm trong các nhà máy xí nghiệp cũng được thực hiện nghiêm ngặt hơn. Và tình hình kinh tế nước ta đã bắt đầu thoát khỏi cuộc khủng hoảng nên tình trạng làm giả hồ sơ để trục lợi BHXH đã giảm đáng kể.
2.3.1.2 Về công tác thực hiện chi trả:
Bên cạnh sự tăng của đối tượng hưởng thì số tiền chi trả cũng không ngừng được tăng lên. Trong thời gian qua, thực tế tình hình chi trả BHXH như sau:
Bảng 2.2: Tổng hợp chi chế độ ốm đau (2005-2009) Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Số tiền(tr.đ) 209.031 401.173 428.666 474.717 635.832 Tốc độ tăng (%) - 91,92 6,8 10,74 33,93
Theo số liệu trên ta thấy, trong 5 năm (2005-2009), BHXH Việt Nam đã chi hơn 2,1 tỷ đồng cho chế độ ốm đau. Do sự biến động của đối tượng hưởng mà tình hình chi trả chế độ này cũng biến động tương ứng theo 2 thời kỳ:
- Từ năm 2005 đến 2006, số tiền chi trả cho chế độ tăng lên rất nhanh, sự tăng lên này là do :
Thứ nhất là do số lượng đối tượng hưởng các chế độ BHXH trong thời gian qua tăng lên nên số chi trả trợ cấp cũng tăng lên.
Thứ hai là do Nhà nước đã thực hiện cải cách tiền lương, nâng mức tiền lương tối thiểu nên mức trợ cấp BHXH cũng được điều chỉnh cao hơn, cụ thể:
Từ tháng 01/2005 đến tháng 9/2005, áp dụng mức tiền lương tối thiếu 290.000 đ/tháng theo Nghị định 203/2004/NĐ-CP.
Từ tháng 10/2005 đến tháng 9/2006, áp dụng mức tiền lương tối thiểu là 350.000 đ/tháng theo Nghị định số 117/2005/NĐ-CP.
Từ tháng 10/2006 đến tháng 11/2007 áp dụng mức lương tối thiểu là 450.000 đ/tháng theo Nghị định số 94/2006/NĐ-CP.
Đến năm 2007, khi bắt đầu áp dụng Luật BHXH, tình hình chi trả chế độ ốm đau có tăng, nhưng tốc độ tăng thấp (tăng 6,8%) lí do là :
Trong thời gian này có sự điều chỉnh trong việc hưởng trợ cấp ốm đau, cụ thể: Với trường hợp hết thời hạn 180 ngày mà vẫn còn tiếp tục điều trị thì theo chế độ cũ sẽ được hưởng 60% lương nếu đóng dưới 15 năm; 65% nếu đóng từ 15-30 năm; 70% nếu đóng trên 30 năm, còn theo Luật BHXH điều chỉnh mức hưởng giảm còn 45% nếu đóng dưới 15 năm; 55% nếu đóng từ 15-30 năm; 65% nếu đóng từ 30 năm trở lên. Như vậy, theo quy định mới thì mức hưởng trợ cấp đã giảm so với trước đó khiến cho số tiền chi trả cũng giảm theo.
Hai là, hoạt động chi BHXH và quản lý đối tượng ở nhiều địa phương được quản lý chặt chẽ hơn từ khi ra đời luật BHXH nên đã giảm bớt các trường hợp định làm giả hồ sơ để trục lợi tiền trợ cấp của chế độ này.
Sang đến năm 2008, cùng với sự tăng lên của đối tượng hưởng, Nhà nước đã thực hiện sự điều chỉnh nâng mức lương tối thiểu lên nhằm nâng cao quyền lợi cho
người hưởng, đảm bảo và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu cho đối tượng hưởng, cụ thể: tháng 10/2006, mức lương tối thiểu chung tăng 450.000 đồng/tháng; đến tháng 1/2008, lương tối thiểu chung đã tăng lên là 540.000 đồng/tháng. Sự điều chỉnh thay đổi này cũng góp phần làm tăng tổng số tiền chi trả cho chế độ trong năm này.
Và đến năm 2009 thì mức tiền lương tối thiểu đã được đưa lên là 650.000 đồng/tháng (theo Nghị định 110/2008/NĐ-CP).Việc tăng mức lương tối thiểu là hợp lý nhằm nâng cao mức sống của người lao động và thực hiên theo đúng lộ trình chiến lược đề ra của Chính phủ và nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên việc điểu chỉnh cũng đã tạo ra một áp lực không nhỏ đối với cơ quan BHXH Việt Nam trong việc chi trả và cân đối quỹ. Và ngoài ra thì việc số đối tượng hưởng trợ cấp ốm đau lên tăng nhanh chóng cũng là nguyên nhân khiến cho số tiền chi trả trợ câp tăng lên.
Bảng2.3 : Mức chi trả bình quân cho một lượt người bị ốm đau (2005-2009)
Năm 2005 2006 2007 2008 2009
Số tiền 199.610 317.486 215.437 188.969 243.685 Tốc
độ tăng (%) - 59,05 -32,14 -12,2 28,95
(Nguồn:Báo cáo tổng kết hàng năm – BHXH Việt Nam)
Tuy nhiên, trong khi số lượt người ốm tăng lên, tổng số tiền chi trả trợ cấp tăng lên thì mức chi trả bình quân cho mỗi lượt người bị ốm đau lại có những biến động khác chiều : tăng mạnh vào năm 2006 đây là do mức lương tối thiểu trong thời gian này liên tục tăng và giảm dần từ năm 2007- 2008 mặc dù trong thời gian này mức lương tối thiểu vẫn tăng lên, nguyên nhân là do: thứ nhất là do từ năm 2007 bắt đầu áp dụng luật BHXH mới nên mức hưởng trợ cấp đã được điều chỉnh giảm xuống với các quy định trước đó, thứ hai là do trong thời gian này các ca ốm đau số đông là do nhiễm dịch bệnh hoặc do người lao động có con nhỏ bị đau ốm nên thời gian nghỉ ốm ngắn dẫn mức trợ cấp bị kéo xuống và nhiều trường hợp các bệnh có sự tái phát lại sau khi điều trị. Đến năm 2009 thì mức trợ cấp bình quân đã tăng lên. Do trong năm này công tác dập dịch đã được thực hiện tốt nên đã làm giảm tốc độ tăng của
những người bị mắc dịch bệnh.Và ngoài ra cũng do mức lương tối thiểu được tăng lên trong năm này khá cao
Nhìn chung, trong 5 năm công tác chi trả chế độ trợ cấp ốm đau luôn được thực hiện tốt, đảm bảo đủ số chi cho các đối tượng. Và Luật BHXH ra đời có những quy định mới về việc trích lập nguồn chi trả cho chế độ này cụ thể:
Từ năm 2005-2006, nguồn chi trả cho chế độ ốm đau được lấy từ 5% tổng quỹ tiền lương, tiền công:
Bảng 2.4: So sánh số tiền chi trợ cấp ốm đau với 5% tổng quỹ tiền lương, tiền công (2005 - 2006) Năm Quỹ TL đóng BHXH (tỷ đồng) 5% Quỹ lương Chi chế độ trợ cấp ốm đau(tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2005 87.396 4.369 209.031 4,78 2006 98.762 4.938 401.173 8,12
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của BHXH Việt Nam)
Qua số liệu bảng trên ta thấy, nguồn chi trả cho chế độ trợ cấp ốm đau được lấy từ 5% tổng quỹ tiền lương, tiền công mà chủ sử dụng lao động đóng luôn đảm bảo đủ để thanh toán các chế độ, thậm chí chỉ chiếm một tỷ lệ không lớn ( trung bình mỗi năm tỷ lệ chi chỉ chiếm 4,78% nguồn chi trả của chế độ ốm đau).
Như vậy, mỗi năm đều có sự kết dư khá cao, mặc dù 5% còn dùng để chi trả trợ cấp chế độ TNLĐ-BNN hàng tháng và các chế độ khác, trong khi đó việc chi trả trợ cấp cho chế độ hưu trí ngày càng tăng và có nguy cơ mất cân đối trong tương lai. Để điều chỉnh sao cho phù, Luật BHXH ra đời đã quy định nguồn chi trả các chế độ ngắn hạn như sau:
+ Chi cho chế độ ốm đau, thai sản: 3% tổng quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH do chủ sử dụng lao động đóng; Trong đó 2% chi cho chế độ ốm đau, thai sản và DS-PHSK.
+ Chi cho chế độ TNLĐ-BNN: 1% quỹ tiền lương, tiền công đóng BHXH. Với sự điều chỉnh như trên, việc thực hiện chi trả các chế độ trợ cấp ốm đau trong ba năm 2007, 2008, 2009 như sau:
Bảng 2.5: Tình hình chi trả trợ cấp ốm đau từ 2007 đến 2009 Năm Quỹ TL đóng Ốm đau 3% TQL (tỷ đồng) Chi chế độ (triệu đồng) Tỷ lệ (%) 2007 111.755 2.961 428.666 14,7 2008 144.834 4.345 474.717 9,25 2009 195.525 5.865 635.832 8,411
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hằng năm-BHXH Việt Nam)
Qua bảng số liệu trên ta thấy chi trả các chế độ ốm đau luôn được đảm bảo đủ số chi. Tỷ lệ chi các chế độ trợ cấp ốm đau so với 3% tổng quỹ lương ở một số tỉnh, thành phố trên cả nước có sự khác nhau: một số tỉnh có tỷ lệ chi cao như: Bắc Giang, Bắc Ninh, Đồng Nai, Hưng Yên, Phú Thọ có tỷ lệ chi hàng năm trên 40%. Như vậy, tại các tỉnh này 2% tổng quỹ lương mà doanh nghiệp dữ lại dùng để chi trả cho người lao động được sự dụng hết, thậm chí một số nơi còn thiếu. Một số tỉnh, thành phố có tỷ lệ chi thấp, dưới 35% như: Bà Rịa Vũng Tàu, Trà Vinh, Vĩnh Long, An Giang...
* Tóm lại, sau 5 năm thực hiện chính sách trợ cấp ốm đau đã được thực hiện nghiêm chỉnh thể hiện sự đúng đắn của chính sách, lợi ích chính đáng của người lao động được bảo vệ. Nhất là khi Luật BHXH ra đời đã quy định mức trợ cấp một cách hợp lý, đảm bảo được nguyên tắc mức hưởng trên cơ sở mức đóng BHXH do vừa xác định theo mức suy giảm khả năng lao động vừa theo số năm đó đóng BHXH và tiền lương, tiền công đóng BHXH. Tuy nhiên, số người bị ốm đau, bệnh tật vẫn không ngừng gia tăng theo các năm với tỷ lệ cao. Điều này đặt ra vấn đề về công tác bảo hộ lao động cho người lao động cần phải thực hiện tốt hơn, có các biện pháp cải thiện điều kiện lao động, biện pháp phòng ngừa, tuyên truyền giáo duc, nâng cao nhân thức, hạn chế tối đa các tác hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe đối với người lao động.