Đối với cơ quan BHXH

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH giai đoạn 2005-2009 (Trang 65 - 67)

- Thường xuyên cập nhật kịp thời lên mạng nội bộ dữ liệu quá trình đóng của

3.4.1.Đối với cơ quan BHXH

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP ỐM ĐAU Ở VIỆT NAM

3.4.1.Đối với cơ quan BHXH

Đối với BHXH Viêt Nam:

Cần sớm nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy quy định về điều kiện hưởng, mức hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn cũng như việc hướng dẫn tổ chức chi trả và quản lý chi trả trợ cấp chế độ ốm đau sao cho phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo tốt nhất cho quyền lợi người lao động.

Tăng cường kiểm tra và xử lý các trường hợp giả mạo hồ sơ, khai nam tuổi đời, khai man thời gian công tác và làm giả giấy tờ của cơ quan y tế nhằm hưởng lợi từ chế độ; giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo…

Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng và ứng dụng hệ thống thông tin hiện đại, ứng dụng phần mềm vào công tác quản lý chi trả; luôn đảm bảo cho việc quản lý, điều hành, thống kê, lưu trữ được chính xác… để từ đó có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của ngành

Đẩy mạnh hơn nữa công tác triển khai thực hiện mô hình “ một cửa liên thông”, áp dụng linh hoạt các mô hình thí điểm hiệu quả vào từng địa phương sao cho phù hợp.

Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ ngành tiếp cận với các chính sách, chủ trương mới của chính phủ và các công nghệ mới về tin học, công nghệ mạng xã hội điện tử...

Tăng cường công tác quản lý đối tượng tham gia và đối tượng hưởng các chế độ BHXH ngắn hạn. Cần có các chính sách mở rộng, động viên thêm đối tượng tham gia BHXH, không chỉ đối với lao động thuộc khu vực Nhà nước, các doanh nghiệp mà cả đối với lao động ở các thành phần kinh tế khác.

Sớm triển khai và hoàn thiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chi trả trong toàn Ngành như: hoàn thiện website; sử dụng phầm mềm quản lý thu, chi, phần mềm kế toán và nên sớm xây dựng một kho dữ liệu điện tử cho Ngành BHXH nhằm quản lý tốt đối tượng tham gia, tình hình chi trả… nhằm đem lại hiệu quả cao, giúp bộ máy tổ chức quản lý trở lên gọn nhẹ hơn.

Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của từng đơn vị, từng cá nhân; có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời đến các địa phương. Trong xây dựng văn bản, chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cần có sự đồng bộ tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, đơn vị sử dụng lao động và mọi người dân khi tham gia BHXH.

Cần phối hợp với BHXH các tỉnh, thành phố thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra nhằm kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai phạm trong công tác chi trả, xử lý nghiêm với các trường hợp vi phạm.

Đối với BHXH các tỉnh, thành phố:

Tăng cường sự phối hợp chỉ đạo, quản lý cấp ủy, cấp chính quyền các cấp trong tổ chức chi trả, quản lý đối tượng hưởng; tiếp tục chỉ thị 15- CT/TW ngày 26/5/1997 của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo thực hiện các chế độ BHXH.

Xây dựng, chỉ đạo BHXH các quận, quyện thực hiện tốt công tác chi trả BHXH. Tổng hợp số liệu chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn theo định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện chế độ kịp thời báo cáo lên BHXH Việt Nam.

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng cần thiết cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.

Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, nắm bắt tình hình tổ chức thực hiện công tác chi trả của BHXH các quận, huyện; kịp thời xử lý các vướng mắc phát sinh. Kỷ luật nghiêm với những hiện tượng tiêu cực lạm dụng quỹ BHXH, đồng thời nhanh chóng chuyển đổi tác phong làm việc, thực hiện “cơ chế một cửa” tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng tham gia BHXH.

Đầu tư trang thiết bị, phương tiện một cách hợp lý, tạo điều kiện làm việc và kỹ năng sử dụng vi tính một cách thành thạo nhằm nâng cao hiệu quả làm việc; từng bước đưa công nghệ thông tin vào quản lý, thay thế dần các phương thức quản lý truyền thống đã lỗi thời.

Đối với BHXH huyện:

Tăng cường phối hợp với các đơn vị sử dụng lao động do mình trực tiếp quản lý trong khâu tổ chức chi trả các chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức – phục hồi sức khỏe và TNLĐ-BNN. Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ việc thực hiện các chế độ BHXH ngắn hạn tại đơn vị sử dụng lao động; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Lựa chọn phương thức chi trả hợp lý, phù hợp với tình hình thực tiễn và điều kiện cụ thể tại địa bàn quản lý, sao cho luôn đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ, chi kịp thời và đảm bảo an toàn tiền mặt.

Thực hiện cải cách hành chính trong công tác chi trả, công khai quy trình, thủ tục, hồ sơ; quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cán bộ, đơn vị.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH giai đoạn 2005-2009 (Trang 65 - 67)