Quy trình chi trả

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH giai đoạn 2005-2009 (Trang 37 - 40)

2.2.Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau ở BHXH Việt Nam giai đoạn 2005-

2.2.3.Quy trình chi trả

Để đảm bảo công tác chi trả trợ cấp các chế độ BHXH ngắn hạn cho đối tượng một cách đầy đủ, kịp thời, an toàn và chính xác, BHXH Việt Nam đã tổ chức bộ máy chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn hoàn chỉnh từ Trung ương đến địa phương. Theo đó, quá trình chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn cũng được phân cấp rõ ràng và được tiến hành theo một quy trình chặt chẽ, khoa học và thống nhất trên cả nước.

Hiện nay, BHXH Việt Nam đang tiến hành chi trả các chế độ BHXH ngắn hạn theo quy trình phân cấp thực hiện chi trả, dựa trên Quy định ban hành kèm theo Quyết định số 845/QĐ-BHXH ngày 18/6/2007, cụ thể :

Quy trình chi trả trợ cấp ốm đau

Theo Quyết định số 845/QĐ-BHXH thì đơn vị giữ lại 2% tiền lương đóng BHXH để chi trả kịp thời cho người lao động có đủ điều kiện hưởng và quyết toán mỗi quý lên cơ quan BHXH, cụ thể :

2 3 3 5 4a 8 4b 6 7 10 9 1

Sơ đồ 2.2 : Quy trình chi trả chế độ ốm đau

(Nguồn : Ban chi Bảo hiểm xã hội) Trong đó :

(1) : Nộp hồ sơ, chứng từ cho người sử dụng lao động (2) : Chi trả cho người lao động

(3) : Nộp hồ sơ, chứng từ (C66a) và file dữ liệu (4a) : Xác nhận, duyệt chứng từ (C66a)

(4b) : Báo cáo thu BHXH bắt buộc theo chứng từ 103-TBH (cuối mỗi quý)

(5) : Chuyển trả cho người sử dụng lao động kèm theo danh sách được duyệt (mẫu : C66b)

(6) : Chuyển chứng từ( C66a,C66b) và báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau theo mẫu 01-HSB

(7) : Quyết toán theo mẫu C71-HD chuyển cho người sử dụng lao động (8) : Quyết toán theo mẫu 7-CBH chuyển cho phòng thu

(9) : Theo dõi, thu số 2% còn thừa

(10) : Người sử dụng lao động chuyển 2% còn thừa

Người lao động Người sử dụng

lao động Phòng KHTC (CB kế toán) Phòng CĐCS (CB chính sách) Phòng thu (CB thu)

Qua sơ đồ trên ta thấy quy trình chi trả được thực hiện một cách có hệ thống, đồng bộ, thể hiện trách nhiệm của cơ quan BHXH cũng như chủ sử dụng lao động. Mỗi cán bộ chuyên trách, mỗi phòng ban đều thực hiện công việc theo quy định với một trình tự thống nhất, cụ thể :

 Trách nghiệm của chủ sử dụng lao động :

- Căn cứ hồ sơ hưởng chế độ ốm đau của người lao động, sử dụng nguồn kinh phí 2% quỹ tiền lương được giữ lại để chi trả kịp thời cho người lao động có đủ điều kiện hưởng và lưu giữ hồ sơ, chứng từ theo qui định.

- Lập chứng từ theo mẫu số C66a kèm theo hồ sơ của từng người lao động và file dữ liệu gửi Phòng CĐCS tại cơ quan BHXH tỉnh hoặc cho cán bộ chính sách tại cơ quan BHXH huyện, trong đó :

+ Mẫu số C66a -HD: Danh sách NLĐ đề nghị hưởng chế độ ốm đau, thai sản. + Mẫu số C68a -HD: Danh sách NLĐ đề nghị hưởng trợ cấp DS-PHSK sau ốm đau.

- Thông báo quyết toán chi các chế độ BHXH tại đơn vị sử dụng lao động theo mẫu số C71-HD cho phòng KHTC (tại BHXH tỉnh) hoặc cho CB kế toán (BHXH huyện). Trong trường hợp số tiền quyết toán nhỏ hơn số tiền được giữ lại, số chênh lệch thừa nộp lại cho cơ quan BHXH vào tháng đầu quý sau. Tường hợp số tiền quyết toán lớn hơn số giữ lại, cấp bù số chênh lệch thiếu vào tháng đầu quý sau cho người sử dụng lao động.

Trách nghiệm của phòng CĐCS (CB chính sách)

- Tiếp nhận hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, thai sản, DS-PHSK và file dữ liệu của người sử dụng lao động theo phân cấp chi trả; tổ chức xét duyệt và lập các danh sách được duyệt.

- Sau khi xét duyệt, đóng dấu“ Đã duyệt chi” vào chứng từ gốc, chuyển trả cho người sử dụng lao động kèm theo danh sách được duyệt theo mẫu số C66b, trong đó :

+ Mẫu số C66b -HD: Danh sách NLĐ hưởng chế độ ốm đau, thai sản được duyệt.

+ Mẫu số C68b: Danh sách NLĐ hưởng trợ cấp DS-PHSK sau ốm đau.

- Chuyển cho phòng KHTC (CB kế toán) chứng từ C66a -HD và C66b -HD cùng với báo cáo tổng hợp giải quyết chế độ ốm đau và trợ cấp DS-PHSK theo mẫu 01-HSB

 Trách nghiệm của phòng Thu BHXH (CB thu)

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai chế độ trợ cấp ốm đau tại BHXH giai đoạn 2005-2009 (Trang 37 - 40)