Một hoạt động hiệu quả trong việc dạy và nói tiếng Anh

35 4.9K 6
Một hoạt động hiệu quả trong việc dạy và nói tiếng Anh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1 Trang 2 MỤC LỤC SƠ YẾU LÝ LỊCH PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do lựa chọn đề tài II. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm III. Thời gian thực hiện PHẦN 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC I. Đối tượng nghiên cứu II. Phương pháp nghiên cứu III. Câu hỏi nghiên cứu IV. Kết quả nghiên cứu: 1. Thực trạng 2. Thái độ của giáo viên học sinh 3. Khó khăn 4. Biện pháp đề xuất 5. Tổng kết nghiên cứu PHẦN 3: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Giới thiệu hoạt động Role-play 1. Hoạt động Role-play là gì? 2. Vì sao cần tổ chức hoạt động Role-play? II. Kinh nghiệm thực hiện Role-play III. Thiết kế giáo án mẫu 1. Bài 1: Friendship (sách giáo khoa lớp 11) 2. Bài 5: Illiteracy (sách giáo khoa lớp 11) 3. Bài 9: The Post Office (sách giáo khoa lớp 11) PHẦN 4. KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ I. Những đánh giá cơ bản về sáng kiến kinh nghiệm II. Các đề xuất khuyến nghị Trang 3 SƠ YẾU LÝ LỊCH Họ tên: Nguyễn Ngọc Quyên Sinh ngày: 03/05/1985 Năm vào ngành: 2009 Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Hữu Huân Trình độ chuyên môn: Cử nhân sư phạm Anh Hệ đào tạo: Chính quy Bộ môn giảng dạy: Tiếng Anh Ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Hoa Trình độ chính trị: Sơ cấp Trang 4 PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI: Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, du lịch, việc học ngoại ngữ đã trở thành quen thuộc với tất cả cộng đồng, trở thành phương tiện tối ưu để tiếp cận với thế giới văn minh, trao đổi văn hoá nối vòng tay lớn với các quốc gia. Hiện nay Tiếng Anh trở thành một ngôn ngữ quốc tế với số lượng người sử dụng ngày càng đông. Vì vậy việc học tiếng Anh ngày càng được chú trọng phát triển. Trong cuốn sách “Khóa học cho người giảng dạy tiếng Anh” (A course in language teaching), Ur (1996) cho rằng kĩ năng nói thường được cho là quan trọng nhất trong số bốn kĩ năng cơ bản (nghe, nói, đọc, viết) bởi: “… Những người biết một ngôn ngữ được gọi là “người nói” ngôn ngữ đó, như thể kĩ năng nói bao gồm tất cả các kĩ năng kiến thức khác; rất nhiều nếu không muốn nói là hầu hết người học ngoại ngữ đều chủ yếu mong muốn học nói ngôn ngữ đó” Trong những năm gần đây dạy học ngoại ngữ trong các trường THPT có nhiều chuyển biến rõ rệt. Dạy học ngoại ngữ đã được chuyển đổi từ dạy ngữ pháp từ vựng thuần túy sang dạy học sinh các kĩ năng nghe (Listening), nói (Speaking), đọc (Reading), viết (Writing) trong đó từ vựng, ngữ pháp được sử dụng làm phương tiện ngôn ngữ giao tiếp. Song dạy học ngoại ngữ với bốn kĩ năng trên ở trường THPT có rất nhiều khó khăn, trong đó “Nói “ (speaking) gặp nhiều khó khăn hơn cả. Bên cạnh những khó khăn về thiết bị dạy học chưa đầy đủ còn có những yếu tố khác khiến chất lượng học tập môn học này chưa cao như: trình độ học sinh không đồng đều; nhiều học sinh rụt rè, ngại giao tiếp với thầy với bạn bằng ngoại ngữ; giáo viên Việt Nam chỉ mới tiếp cận phương pháp dạy giao tiếp (communicative approach) vài năm từ khi ban hành bộ sách giáo khoa cải cách; thời lượng tiết học còn hạn chế do đặc thù của các đề thi vẫn nghiên về từ vựng ngữ pháp nên sự đầu tư cho kĩ năng nói (speaking) là không cao, các chủ đề ngừng lại ở mức đơn giản, không thực tế, do đó khi học sinh bước vào môi trường giao tiếp ngoài lớp học thì hoàn toàn lạ lẫm hụt hẫng vì toàn bộ lượng từ vựng ngữ pháp đã học hóa ra không thể vận dụng được. Trong bài viết này tôi giới thiệu một phương pháp thực tế về việc dạy nói tiếng anh trong trường phổ thông: role-play (phương pháp mô phỏng, đóng vai). Role-play hay còn gọi simulation, là phương pháp cho phép người học nhập vai vào một tình huống trong xã hội, các học sinh sẽ học cách tiếp cận xử lý các tình huống thật trong nhiều vai trò khác nhau, từ một bác sĩ, nhân viên nhà hàng hay là người hàng xóm khó chịu, v.v… Role-play là phương pháp đòi hỏi làm việc theo nhóm, thảo luận phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên; các nhóm thảo luận sẽ được giáo viên lựa chọn ngẫu nhiên để tránh tình trạng trình độ giữa các nhóm chênh lệch để đa dạng hóa đối tượng tính cách giao tiếp, qua đó cũng thúc đẩy sự đoàn kết trong tập thể lớp. Trang 5 II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Từ các cơ sở lý luận cơ sở thực tiễn nêu trên, tôi đã quyết định thực hiện đề tài có tên gọi “Một hoạt động hiệu quả sử dụng trong việc giảng dạy thực hành nói tiếng Anh – Role Play” (An effective activity in teaching and practicing speaking English – Role Play). Mục đích của đề tài này là: - Thứ nhất, bổ sung làm phong phú các hoạt động cần thiết trong tiết học kĩ năng nói. - Thứ hai, giúp HS hoàn thiện nhân cách phát triển óc sáng tạo, sự hoạt bát; giúp các em gắn bó, đoàn kết với nhau hơn, luyện tập tinh thần làm việc tập thể. - Thứ ba, luyện kĩ năng phản xạ, ứng xử bằng một ngoại ngữ trong những tình huống thật; giúp học sinh có được sự tự tin, làm cơ sở cho những thành công trong công việc sau này. III. THỜI GIAN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI  Tháng 8/2013: Xây dựng đề tài, tiến hành khảo sát áp dụng đề tài  Tháng 9/ 2013: Đăng kí tên đề tài thông qua tổ chuyên môn  Tháng 10/ 2013: Hoàn thiện sáng kiến kinh nghiệm. Trang 6 PHẦN 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ KẾT QUẢ THU ĐƯỢC I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Đề tài này được nghiên cứu thực hiện với học sinh các lớp 10 trường THPT Nguyễn Hữu Huân năm học 2013-2014. Học sinh được phân thành 2 nhóm cụ thể: - Nhóm A: lớp 11 chuyên, chọn: 11A1, 11A2, 11CT, 11CL,11CH, 11CA, 11CV - Nhóm B: lớp 10 ban cơ bản: các lớp còn lại từ 11A3 đến 11A10 II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Bài nghiên cứu này dùng phương pháp định tính. III. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Bài nghiên cứu này giải quyết 4 câu hỏi sau: o Thực trạng sử dụng Role play trong việc dạy kĩ năng nói tiếng Anh hiện nay ở trường THPT Nguyễn Hữu Huân như thế nào? o Thái độ của giáo viên học sinh đối với viêc sử dụng Role play trong các tiết học nói tiếng Anh như thế nào? o Giáo viên học sinh đối mặt vói những khó khăn nào khi Role play được sử dụng? o Có những giải pháp nào để việc sử dụng Role play trong việc dạy kĩ năng nói tiếng Anh trở nên hiệu quả thú vị hơn? IV. KẾT QUẢ 1. Thực trạng của việc sử dụng Role play trong việc dạy kĩ năng nói tiếng Anh cho học sinh ở trường THPT Nguyễn Hữu Huân Thông tin thu nhận được từ Bảng điều tra cho hoc sinh, phỏng vấn giáo viên việc quan sát thực tế cho thấy Role play đã được sử dụng trong các tiết dạy nói tiếng Anh cho học sinh lớp 10. Tuy nhiên mức độ sử dụng ở các lớp là khác nhau. Role play được dùng nhiều hơn ở nhóm A. Điều này có thể là do học sinh các lớp này có lực học tốt hơn trong đó có môn tiếng Anh. Vì vậy, học sinh các lớp này tham gia nhiệt tình hơn vào các hoạt động Role play, các sự cố cũng ít hơn so với ở các lớp khác. Bên cạnh, mức độ sử dụng cũng khác nhau giữa các giáo viên bộ môn. 25% giáo viên sử dụng nó thường xuyên, 37,5% giáo viên sử dụng khá thường xuyên, 37,5% còn lại chỉ thỉnh thoảng dùng đến Role play. Học sinh thích làm việc theo nhóm 3-4 người khi tham gia vào hoạt động Role play trong khi các giáo viên thường sử dụng hoạt động theo cặp. Như vây, có sự khác nhau giữa nhu cầu của học sinh hình thức sử dụng hoạt động nhóm của giáo viên. Tuy nhiên, về thể loại Role play, phần lớn giáo viên học sinh thích sử dụng các hoạt động free-role play activity hơn. Trang 7 2. Thái độ của giáo viên học sinh đối với việc sử dụng Role play trong các tiết dạy kĩ năng nói tiếng Anh Phần lớn học sinh nhóm A (84%) cho rằng hoạt động Role play rất thú vị. Có 52% học sinh nhóm B đồng ý với ý kiến này. Tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh thờ ơ không hứng thú với hoạt động Role play. Khi nhận xét về các hoạt động Role play ở trong sách giáo khoa, cả giáo viên lẫn học sinh có những nhận xét khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau. Điều nay cho thấy, sách GK hiện tại vẫn còn tồn tại những điểm chưa làm hài lòng một số giáo viên học sinh. Giáo viên học sinh nhận thức khá rõ về lợi ích của Role play. Họ nêu ra những lợi ích của Role play như sau:  Tạo cơ hội cho học sinh sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là kĩ năng nói trong nhiều tình huống xã hội với các ngữ cảnh khác nhau.  Khuyến khích học sinh tham gia vào các cuộc đàm thoại bằng tiếng Anh, qua đó thúc đẩy khả năng nói tiếng Anh phát triển.  Làm cho việc học bớt căng thẳng hơn, giờ học nói trở nên dễ chịu thú vị hơn.  Thúc đấy sự tương tác, giao tiếp giữa các học sinh, qua đó sự thông thạo trong kĩ năng nói cũng như sự hợp tác giữa các học sinh được phát triển. 3. Các khó khăn mà học sinh giáo viên gặp phải khi sử dụng Role play trong dạy kĩ năng nói tiếng Anh a) Về phía học sinh Tỉ lệ học sinh cảm thấy căng thẳng dù ít nhưng nhìn chung vẫn còn khá cao. Ngoài ra, số học sinh cảm thấy không tự tin hoặc rất ngại khi tham gia Role play còn cao, đa số học sinh đều cảm thấy lo lắng về việc sẽ mắc lỗi khi tham gia Role play. Những lỗi mà học sinh mắc phải thường là lỗi phát âm không biết sử dụng các mẫu câu một cách chính xác. So với 2 loại này, lỗi về từ vựng ít xảy ra hơn. b) Về phía giáo viên 75% giáo viên lo lắng về việc học sinh sẽ mau chóng chán các hoạt động Role play. Nguyên nhân là do sự chênh lệch giữa các thành viên trong một nhóm. Lí do khác là học sinh đôi khi không thích vai được giao. 62,55 giáo viên phàn nàn về việc học sinh còn ngại tham gia Role play. Điều này xảy ra cả trong các hoạt động giao tiếp khác. Nguyên nhân có thể là do học sinh đã quá quen với cách học cũ “nghe chép”. Ngoài ra, những vấn đề lo ngại khác của giáo viên là tiếng ồn mà học sinh gây ra, sự khó khăn trong việc quản lý lớp đôi khi học sinh không hiểu được chỉ dẫn của giáo viên khi họ nói bằng tiếng Anh. Trang 8 Việc nhận biết được những khó khăn này sẽ đóng vai trò quan trọng để tìm ra các giải pháp phù hợp giúp cho việc sử dụng Role play trong giờ học nói hiệu quả hơn, gây hứng thú co học sinh nhiều hơn. 4. Cần phải làm gì để việc sử dụng Role play có hiệu quả hơn thú vị hơn? 87,5% giáo viên 54% học sinh nhóm A cùng 24% học sinh nhóm B cùng chia sẻ quan điểm là cần phải cải tiến sách giáo khoa. Các hoạt động Role play cần xuất hiện nhiều hơn, chủ đề cần phong phú hơn thú vị hơn. 60% học sinh nhóm A, 50% học sinh nhóm B 37,5% giáo viên cho rằng nên tăng lượng thời gian cho các hoạt động Role play. Có đến 70% học sinh nhóm B, 48% học sinh nhóm A ủng hộ việc cải tiến điều kiện dạy học. Thực tế cho thấy điều kiện học tập của nhóm A tốt hơn, đầy đủ hơn rất nhiều so với nhóm B. Ngoài ra, số lượng học sinh trung bình trong mỗi lớp của nhóm A chỉ khoảng 20 -30 trong khi ở nhóm B là gần 50. Đây có lẽ là lý do nhiều học sinh nhóm B ủng hộ ý kiến này. Tuy nhiên điều đặc biệt là không có giáo viên nào nêu ra ý kiến này. Một phần nhỏ giáo viên học sinh cho rằng kĩ năng giảng day của giáo viên cũng cần phải được nâng cao hơn nữa. Có giáo viên nhấn mạnh việc kết hợp phù hợp Role play với các hoạt động khác cũng rất quan trọng. Như vậy học sinh sẽ không bị nhàm chán. Có một số học sinh kiến nghị rằng giáo viên cần kiên nhẫn hơn nếu như học sinh làm không tốt khi tham gia Role play. 5. Đúc kết từ khảo sát: Từ những kết quả nhận được qua cuộc khảo sát, có thể thấy rằng việc sử dụng hoạt động role-play trong các tiết học nói chưa phát huy hết hiệu quả tối đa mà nó có thể mang lại. Do đó việc đề xuất ý kiến để khắc phục khó khăn, đưa role-play vào chương trình giảng dạy để nâng cao chất lượng tiết học, tạo sự hứng thú đồng thời phát triển kĩ năng giao tiếp cho học sinh là điều hết sức cần thiết. Trang 9 PHẦN 3: NỘI DUNG SÁNG KIẾN I. GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG ROLE-PLAY 1. ĐỊNH NGHĨA: Role – play là hoạt động vận dụng kỹ năng nóiqua đó người nói sẽ tự đặt mình vào vị trí của 1 người khác, hoặc vẫn ở vị trí của mình trong quan hệ tương tác với các nhân vật khác trong một tình huống văn hóa xã hội nào đó. - Tưởng tượng là người khác: Điều thú vị của role –play là học sinh có thể ‘trở thành’ bất kỳ người nào khác mà các em thích trong 1 thời gian ngắn! Các em có thể là 1 vị lảnh đạo quốc gia, 1 nữ hoàng, 1 người giàu có, 1 ngôi sao nhạc pop… Học sinh cũng có thể làm ra vẻ tranh luận về quan điểm của 1 người nào đó. Có thể cho lớp thực hiện tranh luận ‘ủng hộ hay phản đối’ chia lớp học thành 2 lập trường thể hiện ý kiến ủng hộ hoặc phản đối lại 1 quan điểm nào đó - Tưởng tượng tình huống: Ngôn ngữ chức năng dùng cho vô số các kịch bản như 'Ở nhà hàng', 'Đăng ký chuyến bay', 'Tìm hành lý thất lạc' có thể phát huy tác dụng được thực hành qua hoạt động role – play. 2. VÌ SAO DÙNG ROLE –PLAY? Quá trình học thực sự xảy ra khi các hoạt động thực hiện trên lớp hấp dẫn giúp học sinh nhớ lâu. Jeremy Harmer - là giảng viên soạn giả của nhiều ấn phẩm nổi tiếng về phương pháp giảng dạy tiếng Anh cho trẻ em người lớn ủng hộ việc dùng role – play vì những lý do sau:  Hoạt động này vui thúc đẩy học tập  Những học sinh ít nói có được cơ hội tự diễn đạt 1 cách mạnh dạn hơn.  Thế giới của lớp học được mở rộng ra thế giới bên ngoài – vì thế mở ra các cơ hội sử dụng tiếng Anh nhiều hơn. Cùng với những lý do trên, những học sinh nào trong tương lai sẽ đến một quốc gia nói tiếng Anh có được cơ hội tập dợt tiếng Anh trong một môi trường thật an toàn. Có thể tạo ra các tình huống thật những thực hành như thế sẽ có lợi cho học sinh. Trong khi thực hành, học sinh có thể mắc lỗi sai mà không gây hậu quả nghiêm trọng. II. CHIA SẺ KINH NGHIỆM VỀ VIỆC THỰC HIỆN ROLE –PLAY THÀNH CÔNG TRÊN LỚP. 1. Nhiệm vụ của giáo viên Dưới đâymột vài nhiệm vụ mà giáo viên cần thực hiện:  Người tạo điều kiện thuận lợi: học sinh cần giáo viên bổ sung ngữ liệu, nghĩa là cung cấp từ vựng cấu trúc câu mà các em sẽ phải dùng trong quá trình thực hiện hoạt động. Trang 10  Khán giả: giáo viên sẽ xem học sinh thực hiện hoạt động role – play cho nhận xét lời khuyên khi hoạt động kết thúc.  Người tham gia: đôi khi chính giáo viên cũng cần tham gia vào hoạt động role – play cùng học sinh. 2. Các bước thực hiện: Bước một - Tạo tình huống kịch: Cần chọn tình huống cho một đoạn kịch bất kỳ. Điều quan trọng là phải dựa trên nhu cầu sở thích của học sinh đem lại cho học sinh cơ hội luyện tập những gì được học trên lớp. Bên cạnh đó, vở kịch đó cũng cần hấp dẫn để thu hút các học viên. Để học viên tự lựa chọn tình huống cho mình cũng là một cách hay. Các em có thể tự nghĩ ra những đề tài mà mình thấy quan tâm hoặc được lựa chọn đề tài tương tự một loạt các tình huống cho trước. Những tình huống đó có thể xuất phát từ cuộc sống đời thường, từ nội dung một cuốn sách hoặc một bộ phim, từ những khác biệt về văn hóa, v.v… Làm cho tình huống trở nên thật Vật thật cảnh trí cũng có thể làm cho hoạt động role – play giống như cuộc sống thật. Lấy ví dụ nhóm học sinh đóng vai thợ làm pizza khách hàng. Chúng chỉ cần 1 thời gian rất ngắn để làm một miếng bìa cứng đơn giản có hình nón với từ CHEF trên đó. Khi học sinh đội chiếc mũ ấy lên đầu, các em có cảm giác đã trở thành các đầu bếp pizza thật, nó có tác dụng tạo cảm hứng, làm cho cả tiến trình thực hiện hoạt động trở nên vui hơn giúp học sinh nhớ lâu hơn. Việc sắp xếp lại bàn ghế cũng có thể mang lại hiệu quả. Nếu tưởng tượng rằng mình đang ở văn phòng hướng dẫn du khách hoặc phòng khám của bác sĩ thì cần tìm cách làm cho nó càng trở nên thật càng tốt. Có thể cho học sinh rời phòng học sau đó xin phép vào bằng cách gỏ cửa. Làm cho các vai trở nên thật có liên quan đến học sinh Có thể những học sinh ít khi đi du lịch sẽ cảm thấy khó mà tưởng tượng rằng mình đang ở 'Ye Olde Tea Shop' giữa vùng nông thôn nước Anh. Tuy nhiên, sẽ thật dễ dàng cho học sinh khi tưởng tượng là các em được yêu cầu giúp đỡ một người nói tiếng Anh đang đến quốc gia của các em. Điều này hàm nghĩa là các em sẽ dùng tiếng bản xứ để giải thích về văn hóa địa phương hoặc là dịch thực đơn của nước mình sang tiếng Anh cho khách. Bước 2 - Phát triển nội dung: Trên bối cảnh của vở kịch, cần phải đưa ra những ý tưởng để phát triển tình huống của câu chuyện. Tuy nhiên lời thoại như thế nào còn tùy vào khả năng nói Tiếng Anh của học sinh. Có thể đơn giản hóa cho phù hợp với trình độ sơ cấp hoặc cho đóng kịch về những vấn đề phức tạp hoặc xung đột lớn hơn đối với trình độ trung cấp hoặc cao hơn. Để phát triển các mâu thuẫn xung đột, chúng ta có thể biến hóa những lời thoại trong kịch bản. Một khi xuất hiện những tình huống gay cấn thì vở kịch trở nên thú vị hơn rất nhiều. Chẳng hạn như tình huống đi mua hàng ở chợ. Những người [...]... yêu cầu đổi mới của ngành đáp ứng được yêu cầu của thực tế là học để thực hành o Về ý nghĩa: đề tài được thực hiện thành công đã tạo nên một hướng mới trong việc tổ chức hoạt động trong tiết học nói Đó là các nguyên tắc trong dạy học ngoại ngữ: học phải gắn liền với thực hành, học là phải luyện tập thường xuyên học phải gắn với vui chơi mới có hiệu quả o Về hiệu quả: Quá trình thực hiện đề... sách giáo khoa hiện tại Số lượng hoạt động Role play nên tăng lên, ngoài ra chủ đề cũng cần phong phú thú vị hơn Các hoạt động Role play nên được thiết kế trong sự kết hợp logic với các loại hoạt động giao tiếp khác b) Đối với học sinh Học sinh cần nhận thức đầy đủ về lợi ích của Role play trong việc phát triển kĩ năng nói, từ đó tham gia tích cực hơn vào các hoạt động này Đến lúc học sinh cần thay... trách nhiệm hơn trong việc học nói tiếng Anh cũng như các kĩ năng khác Cần nhận thức rằng chính họ là người quyết định sự thành công trên con đường học vấn của mình Chỉ có tích cực tham gia vào hoạt động Role play cũng như các hoạt động khác thì học sinh mới phát triển được kiến thức kĩ năng của mình Thực hành chính là cách học tốt nhât Trang 32 Học sinh nên tích cực tham gia hoạt động Role play,... được tình huống thông tin trên thẻ thì mới cho học sinh tiến hành hoạt động Nếu không, học sinh sẽ khó mà đóng vai thành công việc quản lý lớp học sẽ trở nên khó khăn hơn Giáo viên không nên dùng những hoạt động quá khó hoặc quá xúc động Nó sẽ khiến cho học sinh khó diễn đạt chuyển sang dùng ngôn ngữ mẹ đẻ Giáo viên nên chọn những kiểu học sinh khác nhau vào cùng một nhóm phân chia vai... sao Trong một lớp học ở trình độ cao hơn một tình huống cũng phức tạp hơn tốt nhất là nên chuẩn bị một tấm thẻ bao gồm tên, tuổi, tính cách, sở thích hoặc ước mơ của nhân vật trong chuyện .Việc mô tả vai một cách kỹ càng giúp học viên phân biệt được các nhân vật Nếu một vai có gặp rắc rối nào đó, chỉ mô tả vấn đề để tự học sinh tìm cách giải quyết Cung cấp thêm ngữ liệu Khi thực hiện hoạt động. .. thảo luận nhóm, chúng ta cũng có thể phát phiếu câu hỏi để đánh giá hiệu quả Tóm lại, đóng kịch là một phương pháp khá hay trong việc dạy học tiếng Anh Vở kịch càng thú vị càng lôi kéo được nhiều thành viên tham gia Điều đó cũng đồng nghĩa với việc giáo viên có thể xây dựng trong học sinh niềm yêu thích học tập từ đó đạt được kết quả cao hơn Trang 12 3 THIẾT KẾ GIÁO ÁN MẪU GIÁO ÁN 1: Bài 1 sách giáo... đỡ của giáo viên các bạn trong lớp, đặc biệt là những bạn học khá giỏi Học sinh cũng cần ý thức rằng việc mắc lỗi là một phần tất yếu của quá trình học Những lỗi này sẽ được giáo viên góp ý để sưa chữa Do vậy, học sinh không nên mang tâm lý ngại mắc lỗi khi tham gia Role play Việc luyện tập chuẩn bị bài ở nhà cũng sẽ giúp học sinh tham gia tốt hơn vào các hoạt động Role play tự tin hơn c)... tập về nhà Học sinh sẽ tìm hiểu trước các từ cụm từ có nghĩa, chuẩn bị lời thoại sau đó cùng nhau diễn kịch trong giờ học tiếp theo Một lớp có thể được phân ra thành một hoặc một vài nhóm diễn kịch Nếu cả lớp là một nhóm thì cần phải giữ lại một số vai phụ mà bình thường có thể không dùng đến nếu trong lớp có ít người hơn dự tính Nếu lớp được chia thành vài nhóm diễn kịch, thì giáo viên khi quyết... thoại trực tiếp một- một mà không có người thứ 3 hay thứ 4 quan sát Như vậy học sinh sẽ tiến hành hoạt động tốt hơn, tự tin hơn Giáo viên nên giữ các hoạt động ngắn cho đến khi học sinh quen rồi mở rộng thêm các yêu cầu Giáo viên nên chuẩn bị những hoạt động Role play có thể thực hiện được với các quy mô nhóm khác nhau phòng khi có những học sinh nghỉ học hoặc sau khi phân nhóm sẽ còn lẻ một vài học sinh... dụng vào một công việc khá phức tạp bổ ích Cảm giác hài lòng này sẽ biến mất nếu bị giáo viên sửa lại từng lỗi một Học viên dễ bị kém tự tin hơn không hào hứng đóng các vở kịch khác nữa Ngoài ra giáo viên có thể hỏi ý kiến của các học viên về vở kịch khuyến khích những ý kiến đóng góp Mục đích ở đây là để thảo luận những diễn biến của vở kịch ôn lại những vấn đề đã từng học Cùng với việc . nêu trên, tôi đã quyết định thực hiện đề tài có tên gọi Một hoạt động hiệu quả sử dụng trong việc giảng dạy và thực hành nói tiếng Anh – Role Play” (An effective activity in teaching and practicing. play trong việc dạy kĩ năng nói tiếng Anh hiện nay ở trường THPT Nguyễn Hữu Huân như thế nào? o Thái độ của giáo viên và học sinh đối với viêc sử dụng Role play trong các tiết học nói tiếng Anh. Giáo viên và học sinh đối mặt vói những khó khăn nào khi Role play được sử dụng? o Có những giải pháp nào để việc sử dụng Role play trong việc dạy kĩ năng nói tiếng Anh trở nên hiệu quả và thú

Ngày đăng: 19/06/2014, 09:55

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan