SKKN Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCSSKKN Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCSSKKN Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCSSKKN Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCSSKKN Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCSSKKN Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCSSKKN Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCSSKKN Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCSSKKN Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCSSKKN Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCS
Trang 1A ĐẶT VẤN ĐỀ
I BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI.
Ở Việt nam chúng ta, lớp học thường đông học sinh, giờ học ngắn không
đủ cho đại bộ phận học sinh tham gia đóng góp vào bài học Trừ việc luyện đọc đồng thanh, trung bình mỗi học sinh trong lớp chỉ có tổng cộng 10-15 giây để nói Muốn tăng thời gian học sinh được luyện nói trong buổi học phải tổ chức họat động để tất cả đều được nói
Những người theo quan điểm lấy người học làm trung tâm thường cho rằng nếu tất cả học sinh trong lớp cùng tham gia nói một lúc thì lớp học sẽ trở nên hết sức ồn ào, mất trật tự, khó kiểm soát Nhưng thực tế không hẳn như vậy: Với sự hướng dẫn kiểm soát của giáo viên và việc thiết lập những quy định khi làm việc
ở nhóm, cặp thì tiếng ồn trao đổi bằng ngoại ngữ là tiếng ồn tích cực, là biểu hiện của việc học hành
Để hoạt động theo cặp, nhóm của học sinh có hiệu quả trong công việc dạy- học ngoại ngữ nói chung và dạy học Tiếng Anh nói riêng cần phải hiểu thế nào là hoạt động theo nhóm, cặp; cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc gì và yêu cầu giáo viên, học sinh phải làm gì? Ở chuyên đề này tôi mạnh dạn đưa ra cách tổ chức làm việc theo cặp, nhóm sao cho có hiệu quả
II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Mục tiêu giáo dục hiện nay đang tập trung hướng vào việc phát triển tính
năng động, sáng tạo và tích cực của học sinh nhằm tạo khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề cho các em Để đạt được mục tiêu này, việc thay đổi phương pháp dạy học theo hướng coi trọng người học - coi học sinh là chủ thể của hoạt động, khuyến khích các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của các
em trong quá trình dạy học là rất cần thiết
Trong dạy học ngoại ngữ, quan điểm này càng đúng vì không ai có thể thay thế người học trong việc học ngoại ngữ và sử dụng chúng trong hoạt động giao tiếp bằng chính năng lực giao tiếp của mình
Tuy nhiên trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam đang ở chặng đầu của con đường đổi mới, giáo dục còn đang nhiều khó khăn, điều kiện đầu tư cho cơ
sở vật chất còn nhiều hạn chế như: thiếu phòng học, dụng cụ tài liệu, lớp quá đông… Vậy làm thế nào để áp dụng được các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh- một môn học mà
từ trước đến nay vẫn coi là môn "phụ", môn " học thuộc lòng"? làm thế nào để học sinh khắc phục được tâm lý này? Để học sinh trở nên yêu thích hứng thú với
bộ môn, giờ học không còn cảm thấy nhàm chán, tẻ nhạt và đồng thời cũng khắc
Trang 2phục được hạn chế do hoàn cảnh hiện tại của nước nhà Với những điều kiện đòi hỏi trên, một trong những phương pháp học tập có tính khả thi là dạy học hợp tác trong nhóm Bởi phương pháp này không đòi hỏi điều kiện học tập gì đặc biệt, lại không phụ thuộc quá nặng nề vào cá tính hay khả năng đặc biệt của người dạy giống như các phương pháp dạy học khác
Đối với các phương pháp dạy học hợp tác nhóm thì các nhiệm vụ học tập được giải quyết không phải từng cá nhân riêng rẽ mà là sự phối hợp, sự hợp tác của các thành viên trong một nhóm Việc phối hợp theo cả chiều đứng( Thầy-Trò) và chiều ngang ( Trò-Thầy-Trò) tạo điều kiện cho học sinh nhận thức từ hai phía thầy và bạn Chính trong quá trình học tập chung đó các em được trao đổi thảo luận học hỏi lẫn nhau, được khẳng định mình trong nhóm, tập thể tạo nên bầu không khí dân chủ trong lớp học Đồng thời học tập nhóm còn rèn luyện tính độc lập, tự chủ, khả năng diễn đạt, lập luận vấn đề, sự hợp tác tương trợ lẫn nhau, ý thức cộng đồng, tính kỷ luật …Từ đó, giúp cho học sinh có thể thích ứng nhanh với những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống Đây chính là mục đích cuối cùng của dạy học
Xuất phát từ những tiền đề lí luận và thực tiễn trên tôi chọn đề tài " Vận dụng hoạt động theo nhóm, cặp có hiệu quả trong giảng dạy môn học tiếng Anh THCS"
III ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1 Đối tượng nghiên cứu: vận dụng hoạt động theo cặp, nhóm vào dạy học
tiếng Anh ở nhà trường THCS
2 Phạm vi nghiên cứu: học sinh các khối lớp 6,7,8,9 ở trường THCS
IV MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
Đề tài xác định cơ sở lý luận và quy trình của việc vận dụng phương pháp dạy học theo cặp nhóm vào dạy học tiếng Anh THCS Việc thực hiện phương pháp này nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, góp phần nâng cao dạy và học môn tiếng Anh
V ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: GV đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, tăng cường sự tham gia của HS, như: mọi HS đều được trình bày ý kiến, HS tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.v.v và phát triển những kĩ năng xã hội cho HS, như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến,v.v ; Còn đối với GV thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng
Trang 3chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của HS hơn… Học sinh bước đầu
đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm,; bước đầu biết bày tỏ quan điểm/ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung của cả nhóm
B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I CƠ SỞ LÝ LUẬN
Ở việt Nam, phương pháp học tập hợp tác nhóm đã được tổ chức dạy học
từ lâu như: “Học thầy không tày học bạn” Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, chúng ta từng có phong trào học tập dân chủ “Bình dân học vụ”, học tập tổ nhóm Phong trào “Đôi bạn cùng tiến” được hội đồng đội Trung ương phát động trong thời gian dài cả trong kháng chiến và đến tận bây giờ vẫn được duy trì Trên thực tế, ở những vùng dân cư thưa thớt, như vùng sâu vùng xa, vùng núi cao hẻo lánh, chúng ta đã tổ chức dạy học theo các lớp ghép 2, 3 đến 4 trình độ trong một lớp Việc tổ chức dạy học lớp ghép như vậy cũng là dựa trên nền tảng của tổ chức dạy học theo nhóm cùng trình độ
Những năm cuối thế kỷ XX, học tập nhóm ở Việt Nam luôn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau: như nhóm tự quản, nhóm học tập, ở một số môn học như: thể dục, thủ công, âm nhạc, ngoại khóa, sinh hoạt câu lạc bộ vv Gần đây, với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của người học, các nhà nghiên cứu lý luận dạy học đưa ra bốn đặc trưng cơ bản:
- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động độc lập của học sinh
- Chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể kết hợp học tập hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò
Mục tiêu của môn tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh những kiến thức kỹ năng cơ bản về tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động Vì vậy SGK tiếng Anh THCS mới từ lớp 6 đến lớp 9 đều được biên soạn theo cùng một quan điểm xây dựng chương trình, đó là quan điểm chủ điểm (thematic approach) và đề cao các phương pháp học tập tích cực chủ động của học sinh
Có thể nói một trong những biểu hiện tích cực, đặc trưng của học sinh trong việc học tập bộ môn ngoại ngữ là học sinh có nhu cầu tiếp thu kiến thức,
kĩ năng vận dụng để giao tiếp, biết cách làm việc theo cặp, nhóm hợp tác với bạn khi cần thiết trong quá trình luyện tập nói, viết biết chủ động trình bày những ý định của mình thông qua giao tiếp nói hoặc viết
Trang 4Việc tổ chức luyện tập thành cặp không khó mà lại rất cần thiết để đạt được mục tiêu cuối cùng của các chương trình dạy ngoại ngữ là trang bị cho người học khả năng giao tiếp, trao đổi dễ dàng và trôi chảy bằng ngôn ngữ lợi thế của loại hình bài tập này là việc tạo cho học sinh những cơ hội để luyện nói
Với nhóm học tập của nhà trường, điều đầu tiên cần được xét tới là sự thành lập nhóm: Nhóm đó được thành lập như thế nào? Trong lĩnh vực giáo dục, cần phải phân biệt rõ “nhóm” và “đám đông” Với sự làm việc chung của các học sinh trong nhà trường, người thầy đã khơi gợi những lợi ích chung về một vấn đề nào đó, để khi sự ham thích hành động của cá nhân giao nhau tới một mức độ có thể cho những nhóm nhỏ tự nhiên được hình thành Những nhóm mà sự hiện hữu đặt trên trên căn bản mà cá nhân chỉ có thể xác nhận là vì một hoạt động hoàn toàn có tính cách cá nhân, và như thế mỗi người sẽ nhận một phần, để đóng góp tích cực vào cuộc thảo luận trong khuôn khổ hạn hẹp của nhóm đó
II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
a) Thuận lợi – khó khăn
* Thuận lợi: Học theo nhóm phát huy cao độ vai trò chủ thể, tích cực của
mỗi cá nhân trong việc thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao: các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi học theo nhóm, vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS thường được phát huy hơn, cơ hội cho
HS tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn
Đặc biệt, khi HS học theo nhóm thì kết quả học tập thường cao hơn, hiệu quả làm việc tốt hơn, khả năng ghi nhớ lâu hơn, động cơ bên trong, thời gian dành cho việc học, trình độ lập luận cao và tư duy phê phán Nhóm làm việc còn cho phép các em thể hiện vai trò tích cực đối với việc học của mình - hỏi, biểu đạt, đánh giá công việc của bạn, thể hiện sự khuyến khích và giúp đỡ, tranh luận
và giải thích rất nhiều những kĩ năng nhận thức được hình thành, như: biết đưa
ra ý tưởng của mình trong môi trường cùng phối hợp, giải thích, học hỏi lẫn nhau bằng ngôn ngữ và phương thức tác động qua lại, phát triển sự tự tin vào bản thân như là người học và trong việc chia sẻ ý tưởng với sự tiếp thu có phê phán (của nhiều người cùng nghe về một vấn đề) Hay nói cách khác, HS trở thành chủ thể đích thực của họat động học tập của cá nhân mình
Giúp hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, có trách nhiệm cao, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của
Trang 5sự đa dạng và tính gắn kết Có những cảm xúc về trách nhiệm với nhóm và khuyến khích ý thức tự giác, tự kỉ luật; phương tiện rèn luyện và duy trì các mối quan hệ liên nhân cách
Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: dạy học theo nhóm
sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển Nhóm làm việc sẽ khuyến khích HS giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin, cô độc có nhiều cơ hội hòa nhập với lớp học Thêm vào đó, học theo nhóm còn tạo ra môi trường hoạt động mang bầu không khí thân mật, cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ trên cơ sở
cố gắng hết sức và trách nhiệm cao của mỗi cá nhân HS có cơ hội được tham gia tích cực vào hoạt động nhóm Mọi ý kiến của các em đều được tôn trọng và
có giá trị như nhau, được xem xét, cân nhắc cẩn thận Do đó sẽ khắc phục tình trạng áp đặt, uy quyền, làm thay, thiếu tôn trọng giữa những người tham gia hoạt động, đặc biệt giữa GV và HS
* Khó khăn: Đòi hỏi nhiều thời gian: Một lớp học đông với thời gian
giảng dạy là 45 phút học một tiết là một trở ngại rất lớn cho dạy học nhóm thành công
Nếu như GV không kiểm soát cẩn thận tương tác giữa HS trong nhóm, thì một vài HS có thể lãng phí thời gian vào việc thảo luận những vấn đề không có liên quan hoặc có thể xảy ra trường học là một HS phụ trách nhóm theo kiểu độc đoán, đa số các thành viên trong nhóm không tham gia thảo luận mà lại quan tâm đến vấn đề khác…trong nhóm và giữa các nhóm có thể phát sinh tình trạng đối địch, ganh đua quá mức
Thường khó để đánh giá từng HS một cách công bằng và một vài em có thể cảm thấy không thoải mái với việc đánh giá dựa trên sự nỗ lực của nhóm
Học sinh phải học cách học trong môi trường nhóm, nhưng đôi khi không
dễ cho các em khi mà chúng đã quen với các phương pháp giảng dạy lấy GV làm trung tâm
b) Thành công - hạn chế.
* Thành công: Dạy học theo nhóm đã được GV sử dụng khá phổ biến và
thường xuyên: Từ khi có chủ trương đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng cường sự tham gia của HS, phát huy tối đa vai trò chủ động, tích cực của các em thì dạy học theo nhóm đã được coi là phương pháp dạy học hữu hiệu và bước đầu đã làm thay đổi bộ mặt phương pháp dạy học trong nhà trường phổ thông GV đã nhận thức được những ích lợi của dạy học nhóm: GV đã thấy rõ tác dụng của dạy học theo nhóm trong việc phát huy tính tích cực, chủ động,
Trang 6tăng cường sự tham gia của HS, như: mọi HS đều được trình bày ý kiến, HS tự tìm ra tri thức, nắm bài chắc hơn, hứng thú với học tập hơn.v.v và phát triển những kĩ năng XH cho HS, như biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của bạn, biết trình bày ý kiến của mình cho các bạn nghe và hiểu, biết thống nhất ý kiến,v.v ; Còn đối với GV thì dạy học nhóm giúp họ không phải nói nhiều trên lớp, nhưng chuẩn bị bài cần kỹ lưỡng hơn; hiểu khả năng của HS hơn.v.v
Giáo viên đã có kiến thức và một số kỹ năng để tiến hành dạy học theo nhóm: Qua dự giờ và qua một số công trình nghiên cứu đều cho thấy về cơ bản
GV biết sử dụng phương pháp dạy học nhóm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung bài học GV bước đầu đã biết lựa chọn hình thức và cơ cấu nhóm tương đối phù hợp; đã nêu được các bước dạy học theo nhóm Khâu chuẩn bị của GV cho HS làm việc theo nhóm cũng tương đối tốt
Học sinh bước đầu đã có những kĩ năng làm việc theo nhóm: Các em đã biết nhanh chóng gia nhập vào nhóm, bước đầu biết bày tỏ quan điểm/ý kiến và trình bày mạch lạc kết quả làm việc chung của cả nhóm
* Hạn chế: Bên cạnh những kết quả tích cực như trên, vẫn còn những tồn
tại nhất định, cụ thể là:
Quy trình tổ chức dạy học theo nhóm chưa được GV thực hiện đầy đủ: Sự không đầy đủ được thể hiện ngay từ khâu thiết kế họat động nhóm khi soạn giáo
án GV chủ yếu chỉ chú ý đến việc chuẩn bị phiếu học tập cho nhóm, chú ý đến kích cỡ nhóm làm việc là bao nhiêu Khi tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ nhóm trên lớp, GV cũng chủ yếu chú trọng đến việc giao nhiệm vụ học tập cho nhóm, sau đó theo dõi, giám sát và đánh giá kết quả làm việc của nhóm GV chưa hiểu đúng bản chất, tính đa mục đích của dạy học theo nhóm nhỏ: Khi tiến hành tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ, GV chủ yếu hướng HS nhằm vào mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ học tập cụ thể mà nhóm HS cùng nhau thực hiện chứ chưa chú trọng giáo dục cho HS những kĩ năng xã hội quan trọng mà làm việc nhóm có ưu thế
Ngoài ra, cũng do không hiểu hết những ích lợi xã hội mà dạy học nhóm mang lại, nên trong thực tiễn triển khai vô hình chung GV đã "hành chính hóa" nhóm trưởng và thư kí và thường là những em học khá, nhanh nhẹn hơn và như vậy cơ hội cho những em khác được hưởng những lợi thế của làm việc nhóm sẽ không có
Sau khi các nhóm thảo luận GV ít quan tâm chốt lại những kiến thức, kết luận chung làm cho HS không biết ý kiến nào là phù hợp Còn đơn điệu trong việc sử dụng các hình thức tiến hành và nhiệm vụ giao cho nhóm Nhiệm vụ
Trang 7giao cho nhóm còn đơn giản, ít phương án trả lời, không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân và thiếu định hướng để HS buộc phải phân chia công việc hay phải trưng cầu ý kiến riêng của từng người trong nhóm
c) Mặt mạnh – Mặt yếu.
* Mặt mạnh:
Dạy học theo nhóm có thể tập trung những mặt mạnh của từng học sinh, hoàn thiện cho nhau những điểm yếu Dạy học theo nhóm nâng cao tính tương tác giữa các thành viên trong nhóm
- Tăng cường động cơ học tập, làm nảy sinh những hứng thú mới Kích thích sự giao tiếp, chia sẻ tư tưởng, nguồn lực và cách giải quyết vấn đề
- Tăng cường các kĩ năng biểu đạt, phản hồi bằng các hình thức biểu đạt như lời nói, ánh mắt cử chỉ…
- Khích lệ mọi thành viên tham gia học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, phát triển mối quan hệ gắn bó, quan tâm đến nhau, từng người và trở thành niềm vui chung của tất cả Họ gắn kết với nhau theo phương thức mỗi người cũng như toàn nhóm không thể thành công nếu mỗi thành viên không cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình
*Mặt yếu:
Một số khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động nhóm
Bàn ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp cho dạy học nhóm, HS lúng túng
và nhút nhát, chưa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động trong nhóm Một số học sinh còn ỷ lại, dựa dẫm vào các bạn cùng nhóm Việc quan sát, đánh giá của giáo viên chưa được quan tâm đúng mức
d) Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.
Từ năm học 2009 - 2010 trở về trước , quan điểm dạy học của giáo viên chủ yếu là lên lớp cố gắng truyền tải hết khối lượng kiến thức theo yêu cầu trong sách giáo khoa cho học sinh, các tiết học của học sinh thật sự rất đơn điệu, hình thức tổ chức dạy học chủ yếu là ngồi nghe thầy cô giảng bài sau đó luyện tập theo những gì các em tiếp thu được
Việc đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu thông qua học thuộc lòng hoặc việc áp dụng bài học vào thực tiễn một cách máy móc: “Thầy bảo thế nào thì làm thế đó - với hình thức trả bài cho thầy” Đánh giá cảm tính, không thông qua biểu hiện cụ thể
Những tiết học được tổ chức theo hình thức nhóm, trò chơi học tập, sắm vai
… rất ít; điều này chỉ diễn ra khi thao giảng, hội giảng, những cũng chỉ mang
tính hình thức “ Tổ chức cho có chứ phát huy tác dụng thì không”
Trang 8Việc học của học sinh tất nhiên là phải phụ thuộc vào khâu tổ chức của giáo viên, giáo viên tổ chức dạy thế nào thì học sinh học theo thế đó
Với việc tổ chức như trên, học sinh lên lớp chỉ ngồi nghe – ghi nhớ kiến
thức mà thầy truyền đạt sau đó học thuộc bài, học sinh mà muốn chia sẻ bài học
với bạn thì bị thầy nhắc nhở “gây mất trật tự” Trong suốt buổi học , các em chủ yếu là ngồi nhìn lên bảng nghe thầy cô giảng
Chính vì điều đó mà học sinh rất rụt rè, nhút nhát trong các hoạt động, nhàm chán trong việc học tập, kết quả học tập không cao, khả năng tự bộc lộ bản thân yếu, tư duy chậm
- Ảnh hưởng của phương pháp dạy truyền thống.
Lên lớp chỉ cần truyền thụ hết khối lượng kiến thức trong sách giáo khoa, chú ý đến nhiều về việc trình bày kiến thức của mình Các kĩ năng sư phạm chủ yếu là giảng giải Học sinh tập trung vào việc ghi nhớ luyện tập và làm theo Hs thường làm việc đơn lẻ Giáo viên chỉ tập trung vào việc dạy rập khuôn theo chương trình, sách giáo khoa ít chú ý tới sự tiếp thu của học sinh Chỉ quan tâm tới sản phẩm cuối cùng và đánh giá theo định kì bằng bài kiểm tra để đánh giá mức độ hiểu của học sinh
- Kinh nghiệm dạy học của giáo viên chưa nhiều
Vấn đề kinh nghiệm trong dạy học là vấn đề tạo nên sự thành công, mang lại chất lượng giáo dục cao Đòi hỏi phải có thâm niên dạy học nhiều, học hỏi nhiều Không có kinh nghiệm dạy học tức là chưa có kĩ năng tổ chức, xử lí các tình huống sư phạm Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập của học sinh
- Chưa hiểu được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm mang lại.
Chưa hiểu rõ hoạt động nhóm giúp học sinh tích cực và tham gia nhiều hơn; các kĩ năng giao tiếp về mặt xã hội và một số kĩ năng sống được phát triển Chưa hiểu được thông qua hoạt động nhóm, các em có thể tự diễn đạt bằng lời
và chia sẻ các ý tưởng của mình với những người khác trong việc phát triển các
kĩ năng ngôn ngữ, qua đó các em có thể giúp đỡ lẫn nhau
Thông qua hoạt động nhóm, GV có thể hỗ trợ các đối tượng HS theo nhu cầu khác nhau đồng thời tạo cho các em tính mạnh dạn, tự tin trong quá trình giao tiếp
- Chưa hiểu được các cách chia nhóm và tổ chức nhóm.
Thông thường giáo viên chia nhóm theo kiểu bàn trên quay xuống bàn dưới hay những học sinh ngồi cùng bàn với nhau cùng nhau thảo luận
Trang 9Chưa biết nhiều về cách chia, kiểu nhóm, cách hình thành nhóm …
- Giáo viên cho rằng tổ chức làm việc theo nhóm làm cho tiết học lộn xộn, mất trật tự
- Khi tổ chức dạy học theo nhóm phải chuẩn bị đồ dùng:( bảng phụ, phiếu học tập, tốn kém thời gian, kinh phí…)
- Học sinh
Hơn 70% học sinh là học sinh vốn từ vựng còn nghèo nàn, sự rụt rè thiếu tự tin khi giao tiếp ngôn ngữ diễn ra còn phổ biến
- Học sinh còn lúng túng, nhút nhát, ít nói, chưa mạnh dạn tham gia vào hoạt động nhóm nhất là học sinh yếu
- Tỉ lệ học sinh yếu vẫn cao
- Cơ sở vật chất
- Bàn ghế chưa phù hợp để có thể sắp xếp chổ ngồi theo nhóm
- Trang thiết bị dạy học còn ít, không đồng bộ
- Tài liệu về bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn kĩ năng dạy học vẫn chưa đồng bộ, nội dung còn chung chung
- Phòng học thiếu không gian…
Đó là những nguyên nhân làm cho giáo viên ngại tổ chức hoạt động dạy học theo nhóm
III CÁC BIỆN PHÁP.
1 Đối với giáo viên - người tổ chức đóng vai trò điều khiển hoạt động cần:
1.1 Chỉ dẫn bài tập hay nêu ra nhiệm vụ cần phải thật rõ ràng.
Example 1:
Teacher: Work in pairs to practise asking and answering about the time in 2 minute:
S1: What time do you….?
S2: I…… at ….o’clock
Teacher: point the students in the raws and number the: two-
one-two… Number one hand up…ok number two hand up… Number one asks, number two answers.
Teacher points one student and asks: What is your number? What do you have to do first? And then?
…Then change the positions Number two asks, number one answers.
Example 2: Unit 4 lesson 5 Write English 9
Write a letter of inquiry to request for information or action
Trang 10Teacher asks students to work in groups of 4- 8 to write Teacher asks each group to write outline then write a full letter
Teacher controls 4 groups in the class and go around to help them
- Discuss to write a letter The secratery writes
1.2 Trước khi làm việc theo cặp, nhóm giáo viên cần có sự chuẩn bị tốt,
có mẫu hoặc ví dụ cho trước, cung cấp đủ ngữ liệu cho bài tập.
The teacher models with one good/ strong student, the whole class listen
Unit 5 A3 English 6
T: What do you do after school?
S: I read book
T: Can you ask me?
S: What do you do after school?
T: I play soccer
Teacher may give some more prompts: watch TV, listen to music, play chess…
What do you do after school ?
I
1.3 Trong quá trình học sinh thực hiện giáo viên cần phải có sự theo dõi, bao quát chung, không ngắt lời khi học sinh đang luyện tập, đi quanh lớp lắng nghe và giúp đỡ hỗ trợ kịp thời khi cần thiết Giáo viên ghi lại những lỗi sai điển hình để chỉ ra cho học sinh và giúp học sinh sửa sau đó.
1.4 Giáo viên cần quy định thời gian cụ thể cho từng hoạt động.
Example:
Teacher: work in pair practise asking and answering about distance in 2 minutes
(After teacher gives the requirements and duties to the Ss and does the model on the board)
Teacher: Now, time begins, work in pairs please (after 2 minutes)
Teacher: Now, time is up Stop asking and answering
1.5 Giáo viên nên linh động phân cặp, nhóm hợp lý có thể chọn học sinh cùng trình độ để làm việc với nhau tuỳ theo từng ý đồ và tính chất của từng bài tập, mẫu câu Việc phân nhóm này nên quy định cho học sinh theo thói quen
Ví dụ trong việc phân cặp một học sinh có thể hoạt động ở hai đến ba cặp khác nhau và việc quy định này phải được thực hiện ngay từ những buổi đầu và mỗi cặp có quy ước về số hoặc tên riêng của cặp mình