Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Hơn 1000 năm qua đã có rất nhiều người nghiên cứu về thơ Đường, ở nhiều góc độ khác nhau khi nghiên cứu Họ nghiên cứu về thể loại và ngôn ngữ, về nội dung tư tưởng, ý nghĩa xã hội của thơ Đường và cả về hình thức thơ Đường dưới cái nhìn của thi pháp học, tức là nghiên cứu hệ thống hình thức thể hiện, hệ thống nội dung Do đó, thơ Đường cũng đã có bề dày nghiên cứu, phê bình của nhiều tác giả, nhiều thế hệ Bản thân những người dịch thơ Đường cũng đồng thời là các nhà nghiên cứu hoặc nhà thơ Bản dịch của Tản Đà, Ngô Tất Tố, Trần Trọng Kim, Nam Trân, Tương Như,….tất cả đều khá hay, nói được cái thần thái của thơ, mạch thơ (trừ một vài trường hợp dịch chưa sát ý) Đó chính là sự thành công trong nghiên cứu thơ Đường, từ đó dẫn đến việc đưa thơ Đường vào giảng dạy ở các trường Đại học và phổ thông.
Về góc độ nội dung.
Quyển “Thơ Đường” của giáo sư Lê Đức Niệm viết khái quát văn học đời Đường và tập trung đi sâu vào 3 tác giả tiêu biểu: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị Tác giả cũng đề cập đến “cảm hứng xuất thế”
Trong phần Lý Bạch, GS Lê Đức Niệm làm rõ hơn cuộc đời và thân thế của nhà thơ họ Lý qua các cuộc hội ngộ kết giao với bằng hữu, đồng thời giáo sư cũng chỉ ra tư tưởng của Lý Bạch: đó là tư tưởng pha trộn giữa Nho giáo và Đạo giáo trong việc trưng cầu lí tưởng chính trị, còn phong cách sống của ông lại chịu ảnh hưởng của Đạo giáo [16;84] Nhìn chung giáo sư Lê Đức Niệm đã đi sâu và khái quát về con người và thơ của: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.
Quyển “Thơ Đường trong nhà trường” do Trần Ngọc Hưởng biên soạn, tác giả tuyển chọn một số bài thơ Đường và một số bài phân tích, bình giảng về các bài thơ đó, nhằm giúp học sinh hiểu và nắm bắt chính xác những bài thơ Đường có trong chương trình phổ thông.
Quyển “Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc” của viện sĩ LX Lixevích do Trần Đình Sử dịch, viện sĩ đã đề cập đến tư tưởng chung của thơ Đường (đạo giáo, nho giáo, phật giáo).
Về góc độ thi pháp học.
Quyển “Thi pháp thơ Đường” của Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình Sử và quyển “Thi pháp thơ Đường” của Nguyễn Thị Bích Hải Các tác giả đã đề cập đến không gian và thời gian, con người trong thơ Đường Các tác giả cho rằng: không gian trong thơ Đương là không gian của vũ trụ, không gian vừa to lớn, vừa vĩ mô, của những đất trời, nhật nguyệt, vạn dặm, nam bắc, đông tây….đến những đường nét tinh vi, bé nhỏ của những đường gân bé xíu, trên cánh con chuồn chuồn, hay cái thoáng rơi nhẹ nhàng của một chiếc lá ngô đồng rụng khi trời đất vào thu…Bởi thi trung hữu họa, cảnh vật thường có mặt trong thơ….Về thời gian thì xuất hiện năm phạm trù: thời gian siêu mệnh cá thể, thời gian vũ trụ, tự nhiên, thời gian siêu nhiên, thời gian sinh hoạt, thời gian lịch sử Về con người, đó là con người vũ trụ, quan niệm cho rằng: con người liên quan mật thiết với trời đất, vũ trụ, con người là một tiểu vũ trụ” trong lòng “đại vũ trụ”, con người đó xuất hiện trong tư thế vũ trụ, đứng giữa đất trời, đầu đội trời chân đạp đất – nối đất với trời Tiếng thơ cất lên như tiếng giữa trời Ta ít khi thấy nhà thơ xuất hiện với tư cách là một cái tôi – cá nhân, bởi con người đó là con người siêu cá thể, đó là những con người luôn khát vọng hoà hợp với thiên nhiên, ở giữa đất trời cảm ứng với đất trời Tiếng nói của nó hoà âm với nhịp điệu của vũ trụ, nó là một mắt xích, một nhịp cầu nối thiên với địa, nối với cổ nhân với lai giả, nối quá khứ với tương lai.
Hoàng Hà nhập hải lưu,
Dục cùng thiên lý mục
Cánh thượng nhất tầng lâu.
(Ánh sáng mặt trời dựa vào sườn núi,
Sông Hoàng Hà chảy ra biển khơi.
Muốn tầm mắt nhìn thấu ngàn dặm,
Hãy lên cao thêm một tầng lầu)
(Vương Chi Hoán – Đăng Quán Tước Lâu)
Bước lên lầu Quán Tước con người có thể bằng cái nhìn của mình thu vào tầm mắt muôn trùng non nước, biển rộng trời cao, cứ thế nếu tiếp tục lên nó sẽ mở rộng tầm mắt vô tận.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu tiếp cận thơ bằng con đường khám phá, tìm hiểu thi pháp “chi tiết nghệ thuật” Tuy nhiên, thơ Đường rất đa dạng và phong phú với số lượng lớn nên ở mỗi bài thơ Đường thường có những chi tiết đặc sắc riêng.
Về quyển "Thi pháp thơ Đường" của Nguyễn Khắc Phi và Trần Đình Sử, tác giả chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản về không gian và thời gian nghệ thuật Tuy nhiên, tác phẩm vẫn chưa có sự khái quát thành một hệ thống để chỉ ra vai trò của không gian và thời gian nghệ thuật trong việc cấu thành thi pháp thơ Đường.
“cảm hứng xuất thế” Thông qua hướng tiếp cận từ góc độ thi pháp, tác giả cũng đề cập đến “cảm hứng xuất thế” có ở trong từng bài lẻ tẻ mà chưa có một sự tập hợp, tập trung lớn ở đây.
Về quyển “Thi pháp thơ Đường” của Nguyễn Thị Bích Hải nói khá rõ về ba lĩnh vực thi pháp: con người, không gian và thời gian Tác giả quan niệm về con người: con người của vũ trụ và con người của xã hội tương ứng với nó là không gian vũ trụ và không gian đời thường, thời gian vũ trụ và thời gian đời thường Nhưng tác giả cũng chưa nói rõ về “cảm hứng xuất thế” của các nhà thơ Đường mà chỉ nói lên cảm hứng, cái tư tưởng có trong từng bài thơ Đường, đặt trong cái nhìn tổng quát về quan niệm triết học, về tư tưởng nhân sinh nên chỉ đưa ra hai khía cạnh chủ yếu là vũ trụ và xã hội.
Nghiên cứu thơ Đường trong lịch trình phát triển của nó thì có quyển “Lịch sử văn học Trung Quốc tập hai”, nghiên cứu về tác giả như cuốn “Lý Bạch tứ tuyệt” của Phạm Hải Anh; cuốn “Thơ Đỗ Phủ” của Trần Xuân Đề….
Nghiên cứu về thể loại như cuốn “Một số đặc trưng nghệ thuật của thơ tứ tuyệt đời Đường” của Nguyễn
Sĩ Đại,….Những công trình ấy đều bàn về những vấn đề lớn của thơ Đường Ngoài ra, còn một số lượng rất lớn các bài viết, tạp chí, các luận văn về thơ Đường.
Về đề tài “cảm hứng xuất thế” chúng tôi chưa thấy có bài viết nào đề cập cụ thể, hệ thống Còn khái niệm “cảm hứng xuất thế” chúng tôi thấy trong các công trình nghiên cứu như quyển “Thơ Đường” của
GS Lê Đức Niệm và quyển "Văn học Trung Quốc" của thầy Phùng Hoài Ngọc đã góp phần đáng kể vào việc nghiên cứu thơ ca Trung Quốc về đề tài chiến tranh Tuy nhiên, tác phẩm vẫn còn một số hạn chế nhất định do chưa đi sâu nghiên cứu trọn vẹn, hệ thống những nội dung cũng như hình thức nổi bật của mảng thi ca này.
Mục đích nghiên cứu
Không thể phủ nhận được sức ảnh hưởng lớn lao của thơ Đường đối với thơ cổ điển ViệtNam Thơ Đường đã kết hợp với thơ lục bát, nâng các truyện thơ của ta lên tới một nghệ thuật điêu luyện Và kể từ năm 1930 trở lại đây, âm hưởng thơ Đường rất quen thuộc lại tan vào câu thơ ViệtNammột cách tự do hơn, thích hợp hơn với nội dung Thơ Mới Việc “tìm hiểu cảm hứng xuất thế” trong thơ Đường cũng cho thấy được sức ảnh hưởng đó.
Trong thời gian qua, việc giảng dạy thơ Đường cũng như các tác phẩm văn học Việt Namtrung đại đã gặp không ít khó khăn Trong điều kiện đời sống văn hoá được nâng cao như hôm nay, nhu cầu thưởng thức, nghiên cứu và học tập thơ Đường ngày càng cao Bởi: Nói về thơ Hán văn thì có thơ Đường là hơn cả, tình tứ tao nhã, ý nghĩa sâu xa, có thể nuôi được cái khí hạo thiên nhiên của con người, tức là di dưỡng được cái tinh thần cao thượng và chân chính Những bài thơ Đường tựa như những đồ chơi làm bằng ngọc ngà, chạm trổ rất tinh xảo, trau dồi bóng bẩy, càng ngắm càng thấy đẹp, chơi bao lâu cũng không thấy chán… thật là lợi cho tính tình biết bao (… ) thơ mà hay là cốt ở tình và văn Tình sinh ra văn, văn sinh ra tình (Trần Trọng Kim) Cho nên mục đích của chúng tôi là: Phân tích tìm hiểu những giá trị biểu đạt, tìm hiểu những cái hay, cái đẹp về quan niệm (về con người, không gian thời gian), về cách xử thế, về thái độ đối với xã hội, về cái nhìn mới trong tư tưởng của các thi nhân đời Đường; thấy được sức ảnh hưởng của thơ Đường đối với phương Đông, đặc biệt là Việt Nam; trang bị kiến thức đầy đủ, phong phú nhằm phục vụ công tác giảng dạy sau này.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ đối tượng, mục đích của đề tài mà tiến hành xác định nhiệm vụ nghiên cứu đó là:
-Nghiên cứu lí thuyết bằng cách đọc các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
-Chọn lựa những bài tiêu biểu, tập hợp lại nghiên cứu trong một hệ thống hướng đến đề tài.
Đánh giá kết quả đạt được từ các bài thơ "cảm hứng xuất thế" cho thấy thơ Đường nói chung và các bài thơ này nói riêng đã tạo nên ảnh hưởng rõ nét đến văn học Việt Nam Những luận điểm chính rút ra từ các bài thơ thể hiện quan niệm sống thoát tục, tìm về cõi thanh tịnh, phản ánh tâm trạng u ẩn và nỗi thất vọng trước thời cuộc của các nhà thơ Từ đó, các bài thơ "cảm hứng xuất thế" đã góp phần làm phong phú thêm nội dung và phong cách của thơ ca Việt Nam, đồng thời bồi đắp thêm tình cảm yêu thiên nhiên, khao khát tự do và lý tưởng thoát ly thế tục trong tâm hồn người Việt.
Đóng góp mới của đề tài
Đường thi đã có một sức ảnh hưởng lớn đối với thơ cổ điển ViệtNam Do đó, nghiên cứu những bài thơ Đường có “cảm hứng xuất thế” là chúng tôi muốn mở ra cái nhìn toàn diện, hệ thống, sâu sắc và khoa học về nội dung và hình thức nghệ thuật của thơ Đường nói chung, và những bài thơ thuộc về mảng đề tài nói riêng Người viết đã lựa chọn được trong Đường thi những bài thơ có chứa đựng “cảm hứng xuất thế”. Đóng góp thực tiễn của đề tài chính là ở chỗ nó giúp chúng ta lí giải, phân tích các bài thơ một cách khách quan, chính xác, tránh sự áp đặt chủ quan Nó giúp ta hiểu, phân tích và bình giảng các bài thơ được giới thiệu trong chương trình phổ thông một cách chính xác, khoa học và có sức thuyết phục cao. Đối với cá nhân người viết, đề tài giúp cho người viết ít nhiều hiểu thêm về thơ Đường, về tư duy nghệ thuật của người Trung Hoa cách đây hơn mười thế kỉ – một thời đại nổi trội đặc biệt về thơ ca, có thể nói là không tiền khoáng hậu mà trong thời đại tất bật như hôm nay, nó vẫn còn những giá trị tinh khôi, mới mẻ.
Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài chúng tôi đã sử dụng những phương pháp sau: phương pháp thống kê, phân loại; phương pháp phân tích so sánh; Phương pháp tổng hợp khái quát; phương pháp tiếp cận trên tinh thần thi pháp học; và một số phương pháp hỗ trợ khác Nhưng chủ yếu là các phương pháp sau
Phương pháp thống kê phân loại
Với phương pháp này người viết tiến hành thống kê 7 tuyển tập thơ Đường được lựa chọn để khảo sát Đó là: Thơ Đường tập 1 và tập 2 do nhóm Nam Trân biên soạn, Thơ Đường do Nguyễn Quảng Tuân biên soạn (Tản Đà dịch), Đường thi của Trần Trọng Kim, Đường thi nhất bách thủ của Phùng Hoài Ngọc biên soạn – tài liệu dùng cho sinh viên đại học An Giang, lưu hành nội bộ, năm 2005, Thơ Đường từ Tống của Nguyễn Phúc Điền, Đường thi tam bách thủ của Ngô Văn Phú, Thiên gia thi của Ngô Văn
Phú, kết quả là đã lựa chọn và thống kê được hơn 100 bài, (có nhiều bài thơ in lặp lại trong các sách ).
Tiếp theo, người viết thực hiện thao tác phân loại dựa trên tiêu chí nội dung biểu hiện để lựa chọn những bài phù hợp với đề tài, sự phân loại này là tiêu chí của bài viết.
Phương pháp phân tích so sánh
Phân tích các tài liệu lý thuyết về tiếp cận thơ Đường, so sánh chúng để xác định một hướng tiếp cận cụ thể trong nghiên cứu thơ Đường, dựa trên khảo sát các sách được lựa chọn làm tài liệu tham khảo.
Phương pháp này còn được tiến hành trên 100 bài đã được thống kê Phân tích và đối chiếu các bài thơ đó, lựa chọn lại khoảng hơn 25 bài tiêu biểu để đưa vào tiến hành phân tích tìm hiểu.
Phương pháp tổng hợp khái quát Đây là bước cuối cùng, tổng hợp các tài liệu đã được phân tích, tìm hiểu tổng hợp những nội dung cơ bản của 100 bài và chọn ra 25 bài tiêu biểu nhất, cụ thể nhất làm cơ sở để định hướng cho toàn bài viết của mình.
Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có ba phần, ngoài Phần mở đầu và Phần kết, Phần nội dụng gồm có:
Chương I: Khái quát về thơ Đường
Nguyên nhân sự hưng thịnh thơ Đường
Cảm hứng xuất thế trong thơ Đường
Xuất thế và thú điền viên sơn thủy
1.2 Bất mãn thời cuộc và không màng danh lợi
Xuất thế và quan niệm cuộc đời là mộng ảo
3.1 Quan niệm cuộc đời như ảo mộng
Phương thức nghệ thuật trong những bài thơ chứa đựng “cảm hứng xuất thế” của Đường thi
4.3 Ước lệ, tượng trưng 4.4 Ngôn ngữ thể hiện
CHƯƠNG MỘT KHÁI QUÁT VỀ THƠ ĐƯỜNG
Trong lịch sử xã hội phong kiến Trung Quốc, đời Đường có một vị trí khá đặc biệt Ở đời Đường, Trung Quốc là một quốc gia phát triển, phồn vinh trên tất cả các phương diện: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, nghệ thuật.
Năm 617, Sau khi Tùy Dưỡng Đế rời khỏi kinh đô, một viên quan của nhà Tùy tên là Lý Uyên cùng với con mình là Lý Thế Dân khởi binh ở Thái Nguyên rồi tấn công Trường An Năm 618, Lý Uyên xưng làm vua, đặt quốc hiệu là Đường Đó là Đường Cao Tổ.
Năm 626, Lý Uyên thoái vị, Lý Thế Dân lên nối ngôi Từ phong trào đấu tranh của nhân dân và sự diệt vong của các triều đại trước đã làm cho Đường Thái Tông nhận thức được rằng: “Thuyền ví như vua, nước ví như dân, nước có thể chở thuyền, cũng có thể lật thuyền” Xuất phát từ nhận thức đó, Đường Thái Tông thi hành nhiều chính sách có lợi cho dân như ban hành chế độ ruộng đất và thuế khóa, chế độ quân điền, giảm bớt lao dịch, hạn chế lãng phí, giảm nhẹ hình phạt, chọn quan lại thanh liêm…Do đó, chỉ sau mấy năm, kinh tế được khôi phục và phát triển, chính trị ổn định, văn hóa và khoa học cũng rất phát triển, các thành phố lớn xuất hiện.
Năm 649, Đường Thái Tông chết, Cao Tông nối ngôi nhưng là một người nhu nhược, ốm yếu, nên dần dần mọi việc đều do hoàng hậu Võ Tắc Thiên quyết định.
Sau khi Cao Tông băng hà năm 683, Võ Tắc Thiên lần lượt đưa Trung Tông, Duệ Tông lên ngôi bù nhìn Đến năm 690, Võ Tắc Thiên tự xưng hoàng đế, đổi tên nước thành Chu.
Năm 705, Võ Tắc Thiên ốm nặng, trong cung đình nổ ra chính biến Võ Tắc Thiên buộc phải thoái vị Nhà Đường lại được khôi phục, nhưng tình hình trong triều đình vẫn rối ren, chỉ trong 7 năm xảy ra nhiều lần chính biến, ba vua được lập lên rồi bị phế truất.
Năm 712, Huyền Tông lên ngôi Thời gian đầu, Huyền Tông tỏ ra có năng lực, đã thi hành một số chính sách nhằm ổn định tình hình trong cả nước Nhưng đến cuối đời, Huyền Tông say đắm trong rượu chè và sắc đẹp, nhất là say đắm Dương Qúy Phi, mọi việc triều đình đều giao cho Dương Quốc Trung (anh của Dương Quý Phi) và những người thân tín khác, những người này tha hồ làm mưa làm gió ở kinh đô.
Năm 755 ở miền Bắc, An Lộc Sơn và Sử Tư Minh nổi dậy chống lại nhà Đường, sử sách gọi là loạn An Sử.
Năm 756, không chống cự nổi, Huyền Tông cùng triều đình chạy sang Tứ Xuyên, giữa đường theo yêu cầu của tướng sĩ, Huyền Tông buộc lòng phải cho giết Dương Quý Phi và Dương Quốc Trung.
Năm 762, nhà Đường giành lại Lạc Dương, đánh dấu sự tan rã của quân phiến loạn Tới năm 763, An Sử hoàn toàn thất bại, kết thúc cuộc loạn kéo dài 8 năm Vụ loạn An Sử để lại hậu quả nặng nề, thúc đẩy nhà Đường từ thời thịnh trị bước vào thời kỳ suy yếu.
Cuối đời Đường, những cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp bùng nổ ở nhiều nơi, trong đó lớn nhất và tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa do Vương Tiên Chi và Hoàng Sào lãnh đạo nổ ra ở Sơn Đông Năm
881, Hoàng Sào tự xưng là hoàng đế, đặt tên nước là Đại Tề.
Trước tình hình ấy, giai cấp phong kiến liên hợp với nhau để bao vây Trường An Quân nông dân cầm cự được hơn hai năm, đến năm 884 thì bị quân nhà Đường đánh bại Hoàng Sào phải tự tử Phong trào khởi nghĩa này đã làm cho đế quốc Đường lung lay nghiêng ngả, chia năm xẻ bảy, trong cung đình càng hỗn loạn, nhà Đường chỉ tồn tại trên danh nghĩa mà thôi.
Năm 907, Chu Ôn – kẻ phản bội phong trào nông dân và được triều đình trọng dụng, đã phế bỏ vua Đường Nhà Đường bị diệt vong.
Thời đại nhà Đường trải qua bốn giai đoạn: Sơ Đường (618-713), Thịnh Đường (713-766), Trung Đường (766-835), Vãn Đường (835-906).
Sơ Đường: Đây là giai đoạn triều đình phong kiến mở các cuộc bình phục cát cứ thống nhất đất nước, tiến hành các cuộc chinh phạt nhằm mở rộng bờ cõi Lịch sử Trung Quốc gọi thời kì này là “nền thịnh trị thời Trinh Quán” (niên hiệu của Đường Thái Tông) Giai đoạn này khép lại với sự kiện Trương Giản Chi đem quân uy hiếp Võ hậu, đưa Đường Trung Tông trở lại ngôi vua, sau đó Vi hậu tiếp tục lập lại sự kiện Võ hậu, giết Trương Giản Chi và Trung Tông Duệ Tông lên ngôi được ba năm rồi lại truyền cho Huyền Tông.
Thịnh Đường: Trong thời kì đầu, Huyền Tông là một ông vua có năng lực Đây là thời thịnh trị nhất, vua quan lo cho dân, đoàn kết nhất, có tài đức nhất, dân chúng sung sướng nhất [13;307] Trung Quốc bước vào một thời kì phồn thịnh, gọi là nền thịnh trị thời Khai Nguyên Nhưng về sau chính quyền trung ương ngày càng bế tắc Trong bối cảnh đó, năm 755, loạn An Sử nổ ra để lại hậu quả nghiêm trọng dẫn đến nền thịnh trị của nhà Đường không còn nữa.
Trung Đường: Đây là thời kì vua Đường chỉ làm bù nhìn, mọi quyền hành đều do hoạn quan lũng đoạn Bọn hoạn quan có thể tự ý phế lập các vua, khống chế từ các quan Tể tướng trở xuống Sự khốn khổ và cùng cực của nhân dân là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến các cuộc khởi nghĩa liên tiếp cuối đời Đường, đưa đến sự tất yếu phải sụp đổ của nhà Đường ở giai đoạn này.
Vãn Đường: Giai đoạn này nổi lên sự tranh chấp bè phái giữa hai phe Lý Đức Dụ và Ngưu Tăng Nhụ
Cuộc tranh chấp này kéo dài 40 năm thì kết thúc Năm 875 nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân lớn nhất do Vương Tiên Chi và Hoàng Sào lãnh đạo Năm 901, nhà Đường mất về tay Chu Ôn (Chu Toàn Trung) Năm 907, Chu Ôn đổi tên nước là Lương, lịch sử gọi là hậu Lương.