1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện văn lâm tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 2020

74 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Thực Trạng Và Định Hướng Phát Triển Hệ Thống Điểm Dân Cư Huyện Văn Lâm Tỉnh Hưng Yên Giai Đoạn 2011 2020
Tác giả Lê Ngọc Tuyền
Người hướng dẫn Nguyễn Quang Học, Giảng Viên
Trường học Đại học Nông nghiệp Hà Nội
Chuyên ngành Quy hoạch đất đai
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2011
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 745,5 KB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (8)
    • 2.1 Mục đích (9)
    • 2.2 Yêu cầu (9)
  • PHẦN I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU (10)
    • 1.1 Những lý luận cơ bản về hệ thống điểm dân cư (10)
      • 1.1.1 Điểm dân cư (10)
      • 1.1.2 Phân loại điểm dân cư (12)
    • 1.2 Tình hình sử dụng đất khu dân cư trên thế giới (13)
      • 1.2.1 Quá trình đô thị hóa (13)
      • 1.2.2 Tình hình sử dụng đất khu dân cư một số nước trên thế giới (14)
    • 1.3 Tình hình sử dụng đất khu dân cư ở Việt Nam (17)
      • 1.3.1 Đất ở đô thị (17)
      • 1.3.2 Đất ở nông thôn (19)
      • 1.3.3 Tình hình sử dụng đất khu dân cư huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên trong những năm qua (21)
  • PHẦN II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (22)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (22)
    • 2.2. Phạm vi nghiên cứu (22)
    • 2.3 Nội dung nghiên cứu (22)
      • 2.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường liên quan đến đề tài (22)
      • 2.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội (22)
      • 2.3.4 Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Văn Lâm đến năm 2020 (23)
    • 2.4 Phương pháp nghiên cứu (23)
      • 2.4.1 Phương pháp kế thừa chọn lọc các tài liệu đã có (23)
      • 2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu (24)
      • 2.4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp (24)
      • 2.4.4 Phương pháp xây dựng bản đồ (24)
      • 2.4.5 Phương pháp chuyên gia (24)
      • 2.4.6 Phương pháp tính toán theo định mức (25)
      • 2.4.7 Phương pháp dự báo (25)
  • PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (27)
    • 3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường liên quan đến đề tài (27)
      • 3.1.1. Điều kiện tự nhiên (27)
      • 3.1.2 Các nguồn tài nguyên (30)
      • 3.1.3 Thực trạng cảnh quan môi trường (32)
      • 3.1.4 Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho phát triển hệ thống điểm dân cư (32)
    • 3.2 Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội (33)
      • 3.2.1 Kinh tế (33)
      • 3.2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng (37)
      • 3.2.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế, xã hội (41)
    • 3.3 Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất khu dân cư huyện Văn Lâm năm 2010 (43)
      • 3.3.1. Tình hình quản lý sử dụng đất (43)
      • 3.3.2 Thực trạng sử dụng đất đai (48)
      • 3.3.3 Biến động đất đai (50)
      • 3.3.4 Hiện trạng sử dụng đất trong khu dân cư (0)
      • 3.4.1 Thực trạng phát triển và phân bố khu dân cư (53)
      • 3.4.2 Phân loại hệ thống điểm dân cư (55)
    • 3.5 Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Văn Lâm đến năm 2020 (59)
      • 3.5.1 Mục tiêu (60)
      • 3.5.2 Quan điểm phát triển (60)
      • 3.5.3 Những căn cứ định hướng phát triển hệ thống khu dân cư (60)
      • 3.5.4 Xác định nhu cầu đất ở mới (61)
      • 3.5.5 Định hướng phát triển hệ thống khu dân cư (63)
      • 3.5.6 Giải pháp thực hiện (67)
    • 1. Kết luận (70)
    • 2. Kiến nghị (71)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................64 (72)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Mục đích

+ Nghiên cứu, đánh giá thực trạng việc tổ chức sử dụng đất, thực trạng xây dựng và phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên.

+ Đề xuất phương án, giải pháp xây dựng và cải tạo khu dân cư bảo đảm sự cân đối và thống nhất giữa các chức năng hoạt động trong và ngoài khu dân cư.

+ Phát triển mạng lưới khu dân cư hợp lý đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của vùng.

Yêu cầu

+ Tuân thủ theo các chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai. + Các số liệu, tài liệu điều tra phải đảm bảo tính trung thực, chính xác và phản ánh đúng hiện trạng.

+ Đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư phải phù hợp điều kiện của địa phương trong hiện tại và tương lai, phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của tỉnh Hưng Yên

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Những lý luận cơ bản về hệ thống điểm dân cư

Từ thời kỳ con người mới xuất hiện, con người thường sống thành những tộc người, phương thức canh tác là săn bắn, hái lượm và sống du canh du cư để tìm nguồn nước và thức ăn Khi mà dân số tăng nhanh mà đất đai sản xuất có hạn, bắt buộc con người phải hạn chế sự di chuyển Sự hình thành cùng với quá trình thuần hóa cây trồng, vật nuôi Điểm dân cư được hình thành từ đó Các điểm dân cư là hình thức tổ chức cơ sở của xã hội, của quá trình tái sản xuất xã hội, của câc hình thái tổ chức tập trung, liên hợp các nơi làm việc, các công trình trang thiết bị phụ trợ và các mạng lưới của cơ sở hạ tầng.

Cơ cấu cơ dân là toàn bộ các điểm dân cư trong một nước, một tỉnh, trong một vùng kinh tế, phân bố trong không gian có phân công liên kết chức năng và hài hòa cân đối trong mỗi điểm và giữa các điểm dân cư trong một đơn vị lãnh thổ Các thành tố của cơ cấu cư dân là các đô thị và làng bản - hai hình thức cư trú của con người Trong quá trình thay đổi chức năng xã hội các điểm dân cư và quan hệ phân công chức năng giữa các điểm dân cư, quỹ vật thể đã xây dựng cũng dần thay đổi và cải tạo Sự biến động trong cơ cấu cư dân của cả nước hay một vùng phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu của nhân dân, sự phát triển dân số, vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, vào năng suất, cơ cấu sản xuất, vào cơ sở hạ tầng cơ sở, cơ cấu tài nguyên Nhìn chung có hai xu hướng chính trong phát triển cơ cấu cư dân là: Tập trung hóa các điểm dân cư và trung tâm hóa các cụm, các tổ hợp dân cư Tập trung hóa cơ cấu cư dân là giảm bớt đáng kể số lượng các điểm dân cư quá nhỏ, để tăng quy mô các điểm dân cư, tạo thuận lợi cho tổ chức phát triển sản xuất, tổ chức mạng lưới cơ sở hạ tầng để nâng cao điều kiện sống và lao động của nhân dân Trung tâm hóa cơ cấu cư dân là hình thành và phát triển một mạng lưới trung tâm cụm dân cư Đó là mạng lưới các đô thị: Đô thị lớn, trung bình trên các vùng lớn, các đô thị vừa và nhỏ ở các vùng nông thôn Phân bố và phát triển mạng lưới các trung tâm cụm dân cư để góp phần xóa bỏ dần những khác biệt cơ bản về điều kiện sống và lao động của nhân dân giữa nông thôn và đô thị, giữa các vùng lãnh thổ khác nhau của đất nước thông qua một mạng lưới giao thông thuận lợi nối liền các trung tâm này với nhau, và vùng ngoại thành với trung tâm [1].

Mạng lưới cư dân của vùng hay của lãnh thổ quốc gia, các đô thị và làng bản tuy có khác nhau nhưng cần phải phát triển theo xu hướng sau:

+ Các đô thị lớn và trung bình đều có ý nghĩa nổi trội trong mạng lưới trung tâm quốc gia hay vùng, cần xác định vùng ngoại ô phát triển và mở rộng sản xuất công nghiệp trong phạm vi có thể tăng dân số và lao động, để tránh sự quá tải của các đô thị lớn

+ Các đô thị vừa và nhỏ cần phải được phát triển cả về lượng và chất. Chúng là các huyện lị, các trung tâm liên xã hay trung tâm công nghiệp nhỏ, nhằm hộ trợ, bổ sung chức năng cho hệ thống phát triển sản xuất công nghiệp- dịch vụ, hoàn thiện và mở rộng cơ sở hạ tầng, phát triển dân số và lao động thu hút từ nông thôn, để chúng không những là trung tâm chính trị mà còn là trung tâm kinh tế- xã hội, văn hóa tinh thần, cuộc sống cộng đồng của dân cư trong huyện hay một phần của huyện.

+ Các làng lớn sẽ phát triển thành các điểm sản xuất nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ (thị tứ) Chúng là các trung tâm của xã hoặc liên xã và là các điểm tập trung các biện pháp kỹ thuật và đầu tư để nâng cao điều kiện sống và lao động của nhân dân nông thôn, giảm bớt sự cách biệt giữa đô thị và nông

+ Các làng nhỏ, trong tương lai xa vẫn còn là nơi ở, nơi sản xuất, nghỉ ngơi của nhân dân nông thôn và là một thành viên của cơ cấu cư dân, nên vẫn duy trì và nâng cao điều kiện sống và lao động cho nhân dân.

+ Các xóm ấp, là các điểm dân cư có quy mô quá nhỏ, điều kiện sống và lao động thấp kém, không đáp ứng được nhu cầu của người dân, phân bố tản mạn, manh mún không có cơ hội phát triển hoặc không có hiệu quả kinh tế- xã hội để phát triển, cần phải xóa bỏ, sát nhập vào các điểm dân cư thưa thớt hơn [1].

1.1.2 Phân loại điểm dân cư

Có nhiều cách phân loại điểm dân cư tùy thuộc vào mục đích phân loại, quan điểm phân loại Khi phân loại điểm dân cư thường căn cứ vào những đặc điểm cơ bản sau:

- Điều kiện sống và lao động của dân cư;

- Chức năng của điểm dân cư;

- Quy mô dân số, quy mô đất đai trong điểm dân cư;

- Vị trí điểm dân cư trong cơ cấu cư dân;

- Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế…

Theo tác giả Nguyễn Thị Vòng, điểm dân cư gồm 2 loại:

+ Điểm dân cư đô thị: Đó là các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ.

+ Điểm dân cư nông thôn bao gồm: các làng xóm, các điểm dân cư của các xí nghiệp, cơ quan nằm ngoài ranh giới của các đô thị Căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh tế- xã hội, các điểm dân cư nông thôn bao gồm:

- Điểm dân cư nông nghiệp;

- Điểm dân cư vùng ngoại ô;

- Điểm dân cư công nghiệp nông thôn;

- Điểm dân cư du lịch- văn hóa- phúc lợi xã hội.

Phân loại theo cơ cấu kinh tế của lao động trong các điểm dân cư:

- Điểm dân cư nông thôn;

- Điểm dân cư hỗn hợp;

- Điểm dân cư đô thị [21].

Dựa vào quy mô và hình thức phân bố dân cư, điểm dân cư bao gồm:

Căn cứ địa hình, sinh thái, mật độ dân cư và tiềm năng phát triển, điểm dân cư được hình thành:

- Dân cư vùng nội đồng.

- Dân cư vùng bán sơn địa.

- Dân cư vùng ven biển.

- Dân cư vùng ven đô [12].

Tình hình sử dụng đất khu dân cư trên thế giới

1.2.1 Quá trình đô thị hóa

Trong suốt quá trình lịch sử phát triển của mình, loài người đã chứng kiến tiến trình đô thị hóa nhưng với một tốc độ tăng cư dân đô thị nhanh khủng khiếp như hiện nay thì đó quả là một hiện tượng chưa từng có Năm

1950 thế giới lúc đó chỉ có hai thành phố có hơn 10 triệu dân là New York (Mỹ) và Tokyo (Nhật Bản) Thì giờ đây, số thành phố như thế ngày càng nhiều Còn Tokyo, thành phố triệu dân hồi đó đến năm 2005 đã lên tới 35.2 triệu người dự kiến đến năm 2015 tăng lên 35.5 triệu người, New York năm

2005 là 18.7 triệu dân và không ngừng tăng thêm trong tương lai [18]

Theo các chuyên gia Liên Hợp Quốc, mỗi ngày trên thế giới đón nhận thêm khoảng 18 nghìn cư dân đô thị mới Như thế nghĩa là chúng ta sẽ có thêm hai Tokyo (về mặt dân số) mỗi năm.

Theo mô hình đô thị hóa truyền thống mà Bắc Mỹ và Châu Âu đã từng chứng kiến từ thời nữ hoàng Victoria, người nông dân bị đẩy ra khỏi đồng ruộng của mình bởi hậu quả của cuộc cách mạng cơ giới hóa trong nông Ở Châu Á, đô thị hóa ở Trung Quốc đã đi theo mô hình truyền thống của Phương Tây như đã nói ở trên Theo số liệu thống kê của cục thống kê nhà nước Trung Quốc, tính đến năm 2008, số dân sống ở thành thị ở Trung Quốc là 607 triệu người, tốc độ đô thị hoá từ 7.3% năm 1949 đã lên đến 45.68% năm 2008, tăng hơn sáu lần Sau 60 năm phát triển đô thị hoá đã làm cho các công trình công cộng liên quan đến đời sống của người dân Trung Quốc phát triển từ không đến có, từ yếu đến mạnh Đến cuối năm 2008 tổng chiều dài đường quốc lộ đã đạt tới 3.73 triệu km, gấp gần 46 lần so với thời kỳ đầu mới thành lập, tỷ lệ dung nước sạch phổ cập từ 42% đến 95%, đời sống của người dân Trung Quốc ngày càng được cải thiện rõ rệt [19].

1.2.2 Tình hình sử dụng đất khu dân cư một số nước trên thế giới

* Cộng hòa liên bang Đức:

Là nước có nền kinh tế phát triển, nhu cầu lao động nông nghiệp ngày càng giảm, nhu cầu lao động trong các ngành công nghiệp dịch vụ ngày càng tăng, dẫn đến một lượng lớn dân cư nông thôn di chuyển và tập trung vào các đô thị lớn Để tránh tập trung quá lớn dân cư ở các cụm công nghiệp và thành phố, người ta lập mạng lưới “điểm dân cư trung tâm”, đó là hệ thống làng xóm hay các khu dân cư này được xây dựng với tiêu chuẩn cao hơn và đẹp hơn ở thành phố Các khu dân cư mới này được nối với các thành phố, khu công nghiệp bằng các tuyến đường ngắn nhất, chất lượng cao nhất Cho nên các khu dân cư mới này đã trở nên hấp dẫn đối với dân cư đô thị, giảm bớt được áp lực về dân số cho các thành phố Phương án này đã đem lại sự hài hòa cần thiết trong sự phát triển kinh tế- xã hội giữa hai khu vực thành thị và nông thôn Đảm bảo sự nhịp nhàng cân đối giữa các khu vực trong một quốc gia, hạn chế được sự phát triển quá mức của các thành phố lớn để phát triển các đô thị vừa và nhỏ trên khắp lãnh thổ.

Còn các điểm dân cư gắn bó với sản xuất nông nghiệp thì vẫn giữ nguyên nhưng được hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông đi lại [15].

* Vương quốc Anh: Điểm dân cư nông thôn ở dây có một sức hút mạnh mẽ đối với dân cư ở thành phố và các khu công nghiệp tập trung Đây là nơi người dân thành phố chọn làm nơi nghỉ ngơi yên tĩnh sau những ngày làm việc Mặt khác điều kiện giao thông ở đây rất thuận lợi đã rút ngắn khoảng cách về thời gian từ chổ ở đến nơi làm việc Quy mô làng xóm ở đây chỉ khoảng 300- 400 người nhưng được bố trí đầy đủ các công trình văn hóa- xã hội Chính điều này đã thu hút một lượng dân cư ở đô thị rời bỏ các khu dân cư đông đúc để tìm về những nơi lý tưởng ở miền quê sinh sống, hưởng thụ một cuộc sống yên bình, không khí trong lành Với sự di chuyển một bộ phận dân cư ở thành thị về sống ở nông thôn đã kéo theo sự phát triển của các dịch vụ văn hóa- xã hội, cơ sở hạ tầng ở đây cũng được đầu tư phát triển theo Kéo theo đó là sự phát triển hài hòa của một quốc gia [15].

* Ấn Độ: Ấn Độ là một quốc gia đất rộng người đông, đứng hàng thứ 2 ở Châu Á (sau Trung Quốc) Theo các chuyên gia phát triển nông thôn Ấn Độ cho rằng muốn cải thiện điều kiện sống ở các làng xóm cần phát triển các trung tâm nông thôn, các điểm trung tâm này là những điểm cung cấp tối ưu hạ tầng kỹ thuật cần thiết, hỗ trợ các hoạt động kinh tế, dịch vụ xã hội cho khu vực và là một trong những mục tiêu điều hòa cần phải đạt được khi xây dựng nông thôn mới.

Là một nước nông nghiệp lâu đời, đất rộng, người đông Dân số trên1,3 tỷ người (số liệu năm 2007) Đơn vị cơ sở ở nông thôn của Trung Quốc là làng hành chính, làng truyền thống chia thành hai hay nhiều làng hành chính. Ở Trung Quốc hướng xây dựng và phát triển đô thị nhỏ (thị trấn nhỏ) mang chức năng thị trường và tại chỗ trong các vùng nông thôn, ngoài ra các đô thị lớn của Trung Quốc có quá trình lịch sử lâu đời, chúng được gắn kết với các điểm dân cư nông thôn bằng hệ thống giao thông rất thuận lợi, được phân bố tương đối tập trung theo các dải hoặc lan tỏa đồng tâm cho phù hợp với đặc điểm địa lý tự nhiên nhiều dạng địa hình và rộng lớn của Trung Quốc [15], [18].

1.2.2.3 Các nước khu vực Đông Nam Á

Theo Colins Free stone, trong công trình nghiên cứu các yếu tố về kinh tế chính trị làng xóm vùng Đông Nam Á đã tổng kết những vấn đề chung nhất trong việc quy hoạch xây dựng làng của một số nước thuộc vùng này theo xu hướng:

- Dân cư bố trí dọc theo kênh rạch hoặc theo đường giao thông và cũng là đường giao thông chính liên hệ giữa các điểm dân cư.

- Nhà ở bố trí phân tán, không có định hướng từ ban đầu khi mới hình thành điểm dân cư.

- Khu ở của điểm dân cư thường gần với khu sản xuất.

- Các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình phục vụ công cộng được quan tâm trong từng điểm dân cư mà chỉ được bố trí cho từng cụm gồm nhiều điểm dân cư, làng nào cũng có một trung tâm công cộng nhỏ, gồm các công trình sinh hoạt văn hoá, hành chính hoặc tín ngưỡng chung như: đình, chùa, chợ…

- Quy mô làng xóm thường nhỏ, nằm rải rác trong hệ thống đồng ruộng canh tác.

Trong thời gian gần đây các nước Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan đã có nhiều cố gắng đưa ra các chương trình phát triển nông thôn để phát triển kinh tế và ổn định xã hội Tuy vậy, vấn đề phân hoá giàu nghèo ở mức độ cao, tại Thái Lan cũng như một số nước trong khu vực là bài học cho chúng ta rút ra kinh nghiệm để đề ra các mô hình phát triển và xây dựng nông thôn mới ởViệt Nam [15].

Tình hình sử dụng đất khu dân cư ở Việt Nam

Lịch sử phát triển đất đô thị nước ta có trên 2000 năm và chịu tác động mạnh mẽ của các cuộc chiến tranh Đô thị mang tích chất phòng thủ, chủ yếu là chống ngoại xâm Dấu vết đô thị là trung tâm chính trị quốc phòng Đất đô thị chịu nhiều tác động mạnh mẽ của sự phát triển công nghiệp, dịch vụ, giao thông, vận tải. Ở nước ta, trong những năm chiến tranh, đô thị tự phát và mang tính chất chủ quan các thế lực xâm chiếm Vì thế, không có sự quy hoạch định hướng phát triển Ngày nay chúng ta đã và đang nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đô thị và dân cư trên địa bàn toàn quốc Một số đô thị được nâng cấp, mở rộng Hàng loạt các thị trấn nông công nghiệp được hình thành mới mở đầu cho quá trình đô thị hóa có kế hoạch Hệ thống đô thị nước ta có bước phát triển mới khá mạnh mẽ Ở mức độ khác nhau sự phát triển đó diễn ra tại hầu hết các đô thị, không kể lớn, nhỏ, ở miền xuôi hay miền núi, ở ven biển hay ở biên giới [1].

Tuy nhiên do hậu quả của sự phát triển thiếu quy hoạch và định hướng trong chiến tranh nên việc quy hoạch sử dụng đất đô thị của nước ta còn nhiều hạn chế Đô thị phát triển cả về quy mô đất đai và dân số nhưng sự phát triển này còn dàn trải, thiếu bản sắc và chưa thực sự chất lượng mạng lưới các đô thị còn thiếu tính liên kết [16].

Năm 1990 cả nước mới có khoảng 500 đô thị lớn nhỏ, đến năm 2000 đã tăng lên 649 và năm 2003 là 656 đô thị, tính đến năm 2007 có 731 đô thị.Theo kết quả đợt tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2010 cho thấy: Dân số nước ta đạt 85.8 triệu người đứng thứ 3 trong khu vực đông nam á và đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất thế giới, dân số thành thị là 25,37 triệu người (chiếm khoảng 29,6%) Vào năm 1999 tỷ lệ dân số thành thị đến 7,3 triệu người (chiếm 77%) tăng lên ở khu vực thành thị Đây là kết quả của quá trình dị dân từ nông thôn ra thành thị và quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở các thành phố lớn [16].

Liên Hợp Quốc dự báo, dân số đô thị Việt Nam sẽ tăng lên đến 45,2 triệu người vào năm 2030, ước tăng khoảng gần 1 triệu người mỗi năm, một sự gia tăng không nhỏ Tuy nhiên, sự gia tăng này diễn ra một cách cơ học, thiếu kiểm soát, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, gây nhiều áp lực lên các dịch vụ đô thị và mạng lưới hạ tầng kỹ thuật, đặt ra nhiều vấn đề nan giải về giải quyết việc làm, vấn đề nhà ở, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường,… [16].

Việc quy hoạch chi tiết các điểm dân cư đô thị chưa hợp lý, ý thức thực hiện đúng quy hoạch của người dân còn thấp, công tác quản lý đất đô thị chưa được chặt chẽ, hiệu quả sử dụng đất chưa cao Theo tính toán của Bộ xây dựng, trong khoảng 10 năm (từ năm 1995 đến 2005), cả nước có khoảng 216 nghìn ha đất nông nghiệp, nông thôn chuyển hóa thành đất đô thị, đưa quỹ đất đô thị từ hơn 63 nghìn ha (năm 1995) lên 325 nghìn ha (năm 2005) và dự báo đến năm 2020 diện tích đất đô thị trên toàn quốc là 460 nghìn ha, chiếm 1,4% diện tích cả nước Tình trạng sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích xây dựng đô thị thiếu kế hoạch có thể dẫn đến nguy cơ mất an ninh lương thực quốc gia, nên cần có sự tính toán điều chỉnh sao cho hợp lý Cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, nhiều công trình gây mang tính chắp vá gây lãng phí và mất mỹ quan đô thị Sự phát triển đô thị đang đặt ra nhiều vấn đề giao thông, môi trường, hệ thống cấp thoát nước Quỹ đất giao thông đô thị hiện chỉ chiếm dưới 8% đất xây dựng đô thị (so với tiêu chuẩn là 15 - 20%), chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu Ở nước ta, các đô thị hình thành và phát triển dọc các tuyến quốc lộ, dẫn tới tình trạng phố hóa quốc lộ, tạo sức ép và cản trở giao thông Bình quân đất giao thông trên đầu người theo tiêu chuẩn là 15-20m 2 /người Thực tế hiện nay, chỉ tiêu này tại các đô thị nước ta còn thấp: Hà

Nội chỉ đạt 10m 2 /người, Huế chỉ đạt 4,5m 2 /người, Vinh đạt 4,4m 2 /người… Hệ thống cấp thoát nước chưa đồng bộ, chưa kịp thời với sự phát triển của các đô thị, tình trạng ngập úng (đặc biệt trong mùa mưa tại Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh) đang là vấn đề cấp bách [16].

Các loại đô thị khác như đất trường học, đất quốc phòng an ninh còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng Trong khi đó đất trụ sở cơ quan, đất công nghiệp chiếm diện tích khá lớn so với nhu cầu sử dụng gây hiện tượng lãng phí, sử dụng không đúng mục đích Tình trạng các cơ quan, xí nghiệp chia hoặc bán đất cho cán bộ công nhân viên làm nhà ở khá phổ biến, không phù hợp với quy hoạch gây khó khăn cho việc phát triển cấu trúc cảnh quan đô thị [21]. Đô thị hóa là một quá trình tất yếu trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia Tuy nhiên đô thị hóa nước ta hiện nay mang tính tự phát, thiếu sự quản lý, thiếu quy hoạch khoa học làm nảy sinh nhiều vấn đề bất cập Làm thế nào để bức tranh đô thị trong tương lai ngày một khoa học, đạt tính thẩm mỹ cao, cân đối giữa hiện đại với tính bền vững của tự nhiên- con người- xã hội, phát triển đô thị phải quan tâm nhiều hơn đến chất lượng, đặc biệt là chất lượng cuộc sống của người dân Đó là vấn đề đặt ra không chỉ đối với các nhà quản lý mà là trách nhiệm của toàn xã hội.

Nước ta là một nước nông nghiệp với nền văn minh lúa nước lâu đời,các điểm dân cư thường được hình thành và phát triển theo các triền sông hoặc là những nơi cao ráo, thoáng mát, thuận lợi về giao thông và sản xuất.Các điểm dân cư được hình thành và phát triển trên cơ sở làng xóm với mối quan hệ láng giềng gắn bó với phương thức sản xuất cá thể Với nền kinh tế tự cung tự cấp nên các loại ngành nghề trong khu vực dân cư ít phát triển, các sản phẩm nông nghiệp chưa đa dạng.

Mặt khác chịu ảnh hưởng của nền kinh tế nông nghiệp với tính chất tự phát cao nên điểm dân cư nhằm mục đích thuận lợi cho việc gieo trồng Chính vì sự phân tán này mà gây khó khăn cho việc bố trí cơ sở hạ tầng xã hội và các công trình kỹ thuật Sự phát triển của các điểm dân cư dần mở rộng theo hướng phát triển của nền sản xuất nông nghiệp, các điểm dân cư dần mở rộng theo hướng thuận tiện cho đời sống và sản xuất nông nghiệp.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bộ mặt nông thôn của Việt Nam đã có nhiều đổi mới Đời sống của người dân ngày càng được cải thiện Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho người dân như: hệ thống giao thông, hệ thống điện, hệ thống thông tin liên lạc… không ngừng được đầu tư và hoàn thiện.

Tuy vậy, trong khu dân cư nông thôn còn tồn tại nhiều loại đất sử dụng cho các mục đích khác nhau vẫn chưa hợp lý, hiệu quả chưa cao, nhiều nơi còn bỏ hoang hoá Một số nơi, quá trình đô thị hoá diễn ra quá nhanh kéo theo tình trạng mở rộng khu dân cư bất hợp lý, tình trạng lấn chiếm đất trái phép còn diễn ra phổ biến, khó kiểm soát.

Theo định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2020:

- Phát triển kiến trúc tại các làng xã có liên quan trực tiếp với cơ cấu quy hoạch chung của đô thị phải được dựa trên quy hoạch chi tiết xây dựng, có sự tham gia của dân cư và cộng đồng: Cần lưu ý giữ gìn di sản kiến trúc, thiên nhiên của làng, xã, bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hoá kết cấu hạ tầng Công trình mới được tạo lập phải tuân thủ các quy định về quản lý kiến trúc và quy hoạch đô thị.

- Hình thành tổng thể kiến trúc tại các thị tứ, trung tâm xã, cụm xã trên cơ sở tuân thủ các quy định của quy hoạch xây dựng: Khuyến khích phát triển các công trình xây dựng ít tầng, mái dốc, kế thừa hình thức kiến trúc truyền thống, gắn bó hài hoà với khung cảnh thiên nhiên, phù hợp với điều kiện khí hậu của địa phương.

- Kiến trúc làng mạc cần được thực hiện theo quy hoạch từ tổng thể đến khuôn viên ngôi nhà của từng gia đình Xây dựng nông thôn đồng bộ về kiến trúc lẫn hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo môi trường sinh thái và phát triển bền vững Phát triển không gian kiến trúc nông thôn cần phù hợp với sự phát triển kinh tế nông – lâm – ngư nghiệp, chăn nuôi, phát triển nghề nghiệp truyền thống, kinh tế du lịch, văn hoá [18].

1.3.3 Tình hình sử dụng đất khu dân cư huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên trong những năm qua

Văn Lâm là một huyện của tỉnh Hưng Yên, nằm trong vùng đồng bằng Bắc bộ Huyện được bao bọc bởi những con sông khiến cho đất đai của huyện Văn Lâm rất bằng phẳng và màu mỡ.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Các loại điểm dân cư, thực trạng kiến trúc, cảnh quan nhà ở, các công trình công cộng và tình hình sử dụng đất trong khu dân cư nông thôn huyệnVăn Lâm.

Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng mạng lưới điểm dân cư và định hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

Nội dung nghiên cứu

2.3.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường liên quan đến đề tài

- Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thủy văn, thảm thực vật.

- Các nguồn tài nguyên: Tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nhân văn.

- Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường đến sự phát triển hệ thống điểm dân cư.

2.3.2 Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

- Thực trạng phát triển kinh tế: Tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực trạng phát triển ngành.

- Thực trạng xã hội: Dân số, lao động, việc làm, thu nhập và mức sống dân cư.

- Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng: Hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

- Đánh giá chung về thực trạng phát triển kinh tế xã hội tác động đến hệ thống điểm dân cư.

2.3.3 Thực trạng sử dụng đất trên địa bàn huyện Văn Lâm

- Tình hình quản lý sử dụng đất:

+ Một số nội dung quản lý đất đai liên quan đến khu dân cư.

+ Thực trạng sử dụng các loại đất trong khu vực đô thị và nông thôn huyện Văn Lâm.

- Phân loại hệ thống điểm dân cư: Mục đích phân loại, kết quả phân loại.

- Thực trạng kiến trúc, cảnh quan trong xây dựng và phát triển điểm dân cư.

2.3.4 Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Văn Lâm đến năm 2020

- Các dự báo cho định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Văn Lâm giai đoạn 2011- 2020:

+ Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện đến năm 2020 và xa hơn nữa.

+Quan điểm sử dụng đất khu dân cư.

+ Tiềm năng đất đai cho xây dựng mở rộng các khu đô thị và các khu dân cư.

- Định hướng phát triển mạng lưới dân cư:

+ Định hướng phát triển điểm dân cư đô thị.

+ Định hướng phát triển điểm dân cư nông thôn.

Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Phương pháp kế thừa chọn lọc các tài liệu đã có

Có rất nhiều các thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài, nên trong quá trình điều tra thu thập cần phải lựa chọn các thông tin cần thiết, sát hợp với mục đích nghiên cứu

2.4.2 Phương pháp điều tra thu thập dữ liệu

- Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình thực hiện đề tài Tôi tiến hành thu thập các thông tin, tư liệu có liên quan đến vấn đề thực trạng và định hướng quy hoạch mạng lưới khu dân cư trên địa bàn huyện bao gồm:

+ Báo cáo về thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Văn Lâm.

+ Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội huyện Văn Lâm giai đoạn 2007-2010 và định hướng triển kinh tế, xã hội đến năm 2015.

+ Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 của huyện.

+ Niên giám thống kê năm 2009 của huyện Văn Lâm.

+ Hệ thống các bảng, biểu kiểm kê đất đai năm 2010.

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của các xã và huyện Văn Lâm.

+ Tình hình xây dựng cơ bản và kết cấu hạ tầng khu dân cư trên địa bàn.

- Tiến hành điều tra ngoại nghiệp nhằm kiểm tra và bổ sung những thay đổi cần thiết.

2.4.3 Phương pháp phân tích tổng hợp

Sau khi đã thu thập được các thông tin, tư liệu cần thiết cho đề tài, tiến hành thống kê, phân loại tài liệu theo từng phần nhất định để xử lý các dữ liệu phục vụ cho xây dựng báo cáo tổng hợp Kết quả của phương pháp này là xây dựng các bảng biểu cần thiết cho báo cáo tổng hợp.

2.4.4 Phương pháp xây dựng bản đồ

Hiện trạng và định hướng phân bố các khu dân cư của thị xã được thể hiện trên bản đồ với tỷ lệ thích hợp.

Sử dụng phần mềm MicroStations để chỉnh lý bản đồ hiện trạng, bản đồ định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện Văn Lâm.

Tham khảo ý kiến của các chuyên gia, những người giàu kinh nghiệm trước khi đưa ra các dự báo và định hướng

2.4.6 Phương pháp tính toán theo định mức

Tính toán nhu cầu sử dụng đất trong tương lai của các điểm dân cư theo quy định của Nhà nước và pháp luật.

- Dự báo dân số: Xác định dân số theo tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học:

Nt = N0 [1+ (Ptb  vtb)/100] t Trong đó:

Nt: Dân số đến cuối kỳ quy hoạch (người).

N0: Dân số năm hiện trạng (người). t: Thời gian từ năm hiện trạng đến năm quy hoạch (số năm).

Ptb: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình trong giai đoạn quy hoạch (%). vtb: Tỷ lệ biến động dân số cơ học trung bình trong giai đoạn quy hoạch (%).

- Dự báo số hộ trong tương lai:

Ht : Số hộ năm quy hoạch.

H0: Số hộ năm hiện trạng.

Nt: Dân số năm quy hoạch.

N0: Dân số năm hiện trạng.

- Xác định diện tích đất ở trong giai đoạn quy hoạch:

PTqh: Diện tích đất ở năm định hình quy hoạch.

PTht: Diện tích đất ở năm hiện trạng.

P : Diện tích đất ở cấp mới cho các hộ trong quy hoạch mở rộng điểm dân cư

PTtg: Diện tích đất ở tự giãn trên đất vườn, ao của những hộ gia đình có khả năng tự giãn.

- Xác định quy mô đất đai của điểm dân cư mới:

P: Quy mô đất đai trong điểm dân cư mới.

P1: Khu đất ở cho từng hộ gia đình

P2: Khu đất xây dựng các công trình công cộng (tính theo quy mô dân số).

P3: Khu đất xây dựng các công trình sản xuất.

P4: Hệ thống đường sá và hạ tầng kỹ thuật khác (tính theo quy mô dân số).

P5: Hệ thống cây xanh trong điểm dân cư.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường liên quan đến đề tài

Văn Lâm là huyện nằm về phía bắc tỉnh Hưng Yên Diện tích hành chính của huyện là 7443,25 ha được giới hạn bởi:

- Phía Bắc giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Bắc Ninh

- Phía Tây giáp huyện Văn Giang.

- Phía Nam giáp huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào.

- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương.

Nhìn chung về địa hình đồng ruộng của huyện độ cao thấp không đều nhau, mà có sự chênh lệch về cốt đất tương đối lớn Đất đai có xu thế thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam Các xã thuộc về phía Tây Bắc địa hình đồng ruộng đa số là vàn đến vàn cao, diện tích thấp trũng ít không đáng kể. Các xã phía Nam và Đông Nam (dưới đường sắt) đồng ruộng đa số là vàn thấp, thấp và trũng Nhưng nhìn chung đất đai của huyện đều thuận lợi cho việc thâm canh tăng vụ

Nằm trong vùng đồng bằng bắc bộ, huyện Văn Lâm chịu ảnh hưởng của vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa Thời tiết trong năm được chia làm 2 mùa rõ rệt.

- Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 3 đến tháng 10.

- Mùa lạnh hanh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau Theo số liệu điều tra khí tượng thuỷ văn của trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Hưng Yên các yếu tố khí hậu của huyện Văn Lâm được thể hiện:

* Nhiệt độ: Hàng năm có nhiệt độ trung bình là 23,2 0 C Mùa hè nhiệt độ trung bình là 30 – 32 0 C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 6,7 (36 – 38 0 C) Mùa đông nhiệt độ trung bình là 17 – 20 0 C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1,2 (8 –

10 0 ) Tổng tích ôn hàng năm trung bình là 8503 0 C.

* Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1750 giờ, số ngày nắng trong tháng là 24 ngày, số giờ nắng trung bình của mùa hè từ 6 - 7 giờ trong ngày. Mùa đông có từ 3 – 4 giờ nắng trong ngày

* Mưa : Tập trung và phân hoá theo mùa Mùa hè thường có mưa to, bão lớn gây úng lụt ảnh hưởng xấu đến sản xuất đời sống và môi sinh trên địa bàn huyện, mùa đông thời tiết hanh khô kéo dài, lượng mưa ít, nước ở các ao hồ bị cạn không đủ để phục vụ sản xuất nông nghiệp, nguồn nước phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân cũng bị hạn chế.

* Gió bão: Văn Lâm nói riêng và tỉnh Hưng Yên nói chung đều chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính:

- Gió đông bắc thổi vào mùa đông

- Gió đông nam thổi vào mùa hè. Độ ẩm không khí: Hàng năm độ ẩm không khí là 85%, tháng cao nhất là

92% tháng thấp nhất là 79% Tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 độ ẩm trung bình là 88,4%, tháng khô nhất là tháng 11 độ ẩm trung bình 74%

Như vậy Văn Lâm có khí hậu đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè, khô hanh lạnh về mùa đông Thích hợp với nhiều loại cây trồng tạo điều kiện phát triển nền sản xuất nông nghiệp đa dạng.

Văn Lâm chịu ảnh hưởng các nguồn nước chính là lưu lượng dòng chảy của hệ thống sông Bắc Hưng Hải và hệ thống kênh mương, sông ngòi phân bố trên địa bàn huyện gồm có: sông Đình Dù, sông Lương Tài, sông Bần

Vũ Xá, sông Bún, v.v… cùng với hệ thống kênh mương nội đồng Nhìn chung hệ thống nước tưới cho cây trồng đã chủ động được như cung cấp nước tưới cho cây về mùa khô hạn, tiêu úng trong mùa mưa lũ Với hạn chế trong mùa mưa lũ đòi hỏi việc tìm ra biện pháp hữu hiệu trong cơ cấu ngành nông nghiệp là một vấn đề, để đưa cây gì, con gì vào vùng trũng hợp lý nhằm nâng cao giá trị thu nhập trên một ha đất canh tác

- Theo số liệu tổng kiểm kê đất đai năm 2010 thì tổng diện tích tự nhiên của huyện là 7443,25 ha Trong đó:

+ Đất nông nghiệp là3932,31 ha, chiếm 53,34% diện tích đất tự nhiên. + Đất phi nông nghiệp là 3497,47 ha, chiếm 46,48% diện tích tự nhiên + Đất chưa sử dụng là 13,74 ha, chiếm 0,18% diện tích tự nhiên.

Theo số liệu điều tra nông hoá thổ nhưỡng cho thấy đất đai huyện Văn Lâm có 2 nhóm đất chính:

- Đất phù sa sông Hồng không được bồi hàng năm: đặc điểm loại đất này màu nâu tuơi, ít chua, thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, giàu dinh dưỡng, đất đai tơi xốp, dễ canh tác phù hợp cho nhiều loại cây trồng đặc biệt là rau màu các loại.

- Đất phù sa sông Thái Bình có màu nâu nhạt, chua, dinh dưỡng thấp,thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến nặng, khó khăn trong việc làm đất,phù hợp với nhiều loại cây trồng đặc biệt là cây lúa nước.

Nhìn chung đất đai của huyện Văn Lâm giàu dinh dưỡng phù hợp cho nhiều loại cây trồng phát triển đa dạng phong phú với các xã giáp đường 5 như: Tân Quang, Trưng Trắc, Đình Dù, thị trấn Như Quỳnh và xã Lạc Đạo Đất đai dễ canh tác, địa hình chủ yếu là vàn cao, vàn và thấp, phù hợp rau màu, cây vụ đông Các xã phía trong như: Việt Hưng, Lương Tài, Đại Đồng, Minh Hải, Lạc Hồng và xã Chỉ Đạo Đất đai đa số ở địa hình vàn thấp, thấp và trũng khó khăn cho làm đất và tiêu úng về mùa mưa nên chủ yếu cây lúa là chính, diện tích làm được rau màu vụ đông chiếm tỷ lệ thấp

* Tài nguyên nước: gồm có 2 loại là

-Nước mặt: Chủ yếu là nguồn nước mưa được lưu lại trong các ao hồ, kênh mương nội đồng Ngoài ra còn có nước từ các sông được điều tiết qua hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải qua các trạm bơm cùng hệ thống kênh mương nội đồng cung cấp nước cho nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân địa phương.

-Nước ngầm: nguồn nước sinh hoạt cho nhân dân hàng ngày chưa có hệ thống nước máy mà chủ yếu nước sinh hoạt được sử dụng từ nước mưa, giếng khơi và giếng khoan Với nhu cầu hiện nay nguồn nước mặt và nước ngầm đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân Xong nước dùng cho sinh hoạt thì cần chú trọng hơn vì một số nơi nguồn nước chưa thật sự được đảm bảo Trong sinh hoạt cần phổ biến cho nhân dân khi dùng nước giếng khoan phải có bể lọc để đảm bảo vệ sinh môi trường

Thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

3.2.1.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong mấy năm gần đây nền kinh tế của huyện đã có bước phát triển ổn định Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước Điều đó chứng tỏ có sự chuyển biến khá tốt và ngày càng phát triển không ngừng, đời sống nhân dân đã được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần.

1,Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt: 17%,

2/ Cơ cấu kinh tế CN, XD-DV-NN: 75,8%-18,5%-5,7%

3/ GDP bình quân đầu người/năm: 25,23 triệu VNĐ tương đương 1.364 USD

Trong đó : Thu nhập bình quân đầu người nội huyện là 9,14 triệu đồng/ năm

4/ Giá trị sản xuất/ha canh tác đạt 100 triệu đồng

5/ Thu ngân sách thực hiện 76,2 tỷ đồng; ước thực hiện cả năm

6/ Tỷ lệ phát triển dân số: 1,1%

Cơ cấu kinh tế của huyện mấy năm qua đã có sự chuyển biến theo chiều hướng tiến bộ rõ rệt Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng lên, ngành nông nghiệp giảm dần Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã đem lại hiệu quả cao giữa các ngành và trong nội bộ từng ngành, cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho người dân Trong những năm tới cần tiếp tục đầu tư phát triển các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại, tăng nhanh tỷ trọng của hai ngành này trong cơ cấu kinh tế của huyện, giảm dần và giữ ở mức ổn định tỷ trọng ngành nông nghiệp Cơ cấu kinh tế của huyện được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 1: Hiện trạng cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm

Nguồn: Phòng thống kê huyện Văn Lâm 3.2.1.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

Huyện đã tạo được sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu sản xuất. Theo hướng phát triển hàng hoá Diện tích gieo trồng các giống ngắn ngày và cấy giống lúa chất lượng cao, quy mô đàn gia súc, gia cầm, thuỷ sản có sự tăng trưởng đáng kể Đất đai được khai thác theo hướng mở rộng, thâm canh và phát huy tốt, chú trọng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho giá trị kinh tế cao Vì vậy mà hiệu quả lao động ngày một nâng cao.

Sản xuất lúa trong năm của huyện đạt kết quả khá; chủ động sản xuất54ha lúa giống, làm trình diễn 15,5ha 3 giống lúa mới; 521 trang vườn trại phát huy hiệu quả, cho thu nhập 50 tỷ đồng; đã có kế hoạch xử lý những trang, vườn trại không thực hiện đúng quy định.

Diện tích gieo trồng 3511,51ha; diện tích lúa 3351,74ha, năng suất lúa cả năm 120,55tạ/ha; trong đó lúa chất lượng cao 3.277ha (tỷ lệ 48,0%), lúa năng suất cao 3.550 ha (tỷ lệ 52%), cây mầu 657,5ha, cây vụ đông 724,8ha.

Chăn nuôi: đàn trâu bò 4.480 con ,đàn lợn 48.842 con, đàn gia cầm 468.000 con, thuỷ sản thu hoạch 2.520 tấn.

(Theo số liệu tình đến 30/12/2010)

Bảng 2: Diện tích năng suất và sản lượng một số cây trồng chính

Nguồn: Phòng thống kê huyện Văn Lâm

*Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển rất mạnh Tổng số là 215 dự án có tổng diện tích bằng 783,22ha Có 204 dự án đã đi vào họat động, đang xây dựng, đã và đang san lấp mặt bằng Có giá trị sản xuất thực tế 8.930,177 tỷ đồng; dự án làng nghề Minh Khai đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình, tiến hành tạm giao đất cho 55 hộ xây dựng nhà xưởng sản xuất

Các làng nghề truyền thống và làng nghề mới tiếp tục phát triển đã tạo được giá trị sản xuất lớn, đặc biệt đã thu hút được một lực lượng lao động nông nhàn của nông thôn Toàn huyện có 17 làng nghề trong đó có

4 làng được công nhận là làng nghề như: làng nghề Nghĩa Trai, Minh

Khai đã cơ bản hoàn thành các hạng mục công trình, tiến hành tạm giao đất cho 55 hộ xây dựng nhà xưởng sản xuất

*Nghành dịch vụ, thương mại

Khu công nghiệp hình thành các doanh nghiệp, xí nghiệp đóng trên địa bàn huyện ngày một gia tăng thì dịch vụ cũng ngày một phát triển mạnh, sôi động khắp các địa bàn của huyện Phát triển mạnh nhất vẫn là các điểm dân cư nằm ở các trục đường giao thông chính, thị trấn huyện lỵ … Các chợ chính của huyện như chợ Như Quỳnh, chợ Đậu, chợ Đường Cái

Toàn huyện có 4 siêu thị, 7 chợ khu vực, 31 chợ nông thôn hoạt động kinh doanh mua bán; Tổng giá trị sản xuất kinh doanh các dịch vụ ước đạt 472,409 tỷ đồng, thu nhập 188,071 tỷ đồng; trong đó giá trị kinh doanh giao thông 81,705 tỷ đồng, thương nghịêp 171,941 tỷ đồng, bưu chính viễn thông 43,621 tỷ đồng, thu khác 175,141 tỷ đồng

3.2.1.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số toàn huyện 104.244 người Có 53458 khẩu là nữ.

Lao động trong độ tuổi 63610 lao động, chiếm 61,02% dân số Trong đó lao động nông nghiệp là 43184 lao động chiếm 67,89% so với tổng số lao động Số lao động chưa đủ công ăn việc làm vẫn còn ở một số nơi Lực lượng lao động này là nguồn cung cấp nhân lực lớn cho các doanh nghiệp, xí nghiệp. Đặc điểm lao động trong nông nghiệp phổ biến là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động có trình độ khoa học kỹ thuật qua đào tạo còn ít, nên khi đi vào sản xuất tại các nhà máy, xí nghiệp còn gặp khó nhăn

Bảng 3: Tình hình dân số, lao động qua một số năm huyện Văn Lâm – tỉnh Hưng Yên

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm

3 Tỷ lệ phát triển DS % 1.32 1.21 1.18 1.1

Nguồn: Phòng thống kê huyện Văn Lâm

Trong sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, sự phát triển nhanh của cơ chế sản xuất hàng hoá trong các thành phần kinh tế nên đời sống nhân dân trong huyện cơ bản ổn định và ngày một nâng cao.

Thu nhập GDP bình quân đầu người/năm: 25,23 triệu VNĐ tương đương 1.364 USD (Thu nhập GDP bình quân đầu người năm 2005 là 13,1 triệu đồng) Tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 7,5% năm 2005 xuống còn : 3,11% Số hộ giàu tăng khá nhanh Đời sống nhân dân dần được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần

3.2.2 Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

Mạng lưới giao thông của huyện có vai trò hết sức quan trọng

Trên địa bàn huyện có 8,4 km đường quốc lộ 5A kéo dài từ thị trấn Như Quỳnh đến hết địa phận của Trưng Trắc Đây là huyết mạch giao thông đi Hà Nội - Hải Phòng, hệ thống mạng lưới giao thông phân bổ khá hợp lý như: tỉnh lộ 196 từ Mỹ Hào đến cầu Gáy, huyện lộ 19,

198, 206, 196B, 207, 180, 5B v.v… Cùng hệ thống giao thông liên thôn, xã và đường nội đồng Đến nay toàn bộ hệ thống các trục đường chính đều được kiên cố hoá như trải nhựa, bê tông hoặc đá cộn, còn lại diện tích đường đất chủ yếu là đường giao thông nội đồng

Hệ thống thuỷ lợi nội đồng khá hoàn chỉnh, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp Toàn huyện có 205 trạm bơm tưới tiêu Trong đó công ty khai thác công trình thuỷ lợi quản lý 11 trạm Nhìn chung hệ thống thuỷ lợi nội đồng đã đảm bảo cho việc tưới tiêu nước kịp thời phục vụ cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt

Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất khu dân cư huyện Văn Lâm năm 2010

3.3.1 Tình hình quản lý sử dụng đất

Từ khi có Luật đất đai năm 1993 và Luật 2003 ra đời, Ngành Địa chính ngày càng được hoàn thiện hơn Chính phủ đã quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của ngành từ trung ương đến các huyện, xã và thị trấn Ngành Địa chính ở tỉnh, huyện lúc đầu là Phòng Quản lý đất đai tới Phòng Địa chính và hiện nay là Phòng Tài nguyên và Môi trường.

Sau khi tái lập huyện Văn Lâm là một trong mười huyện thị của tỉnh Hưng Yên Huyện có 11 đơn vị hành chính gồm: 10 xã và một thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 7443,25 ha Việc thực hiện những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai và đo đạc bản đồ, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất v.v… Trên địa bàn huyện đã đạt được một số kết quả sau:

3.3.1.1 Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó

Cấp huyện có nhiệm vụ chủ yếu là tổ chức thực hiện các quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất vì vậy UBND huyện thường xuyên tuyên truyền, vận động, tổ chức việc thực hiện các văn bản của nhà nước về công tác quản lý và sử dụng đất đai như công tác giao đất, quản lý đất đai theo quy hoạch, nhằm đưa công tác quản lý nhà nước về đất đai đi vào nề nếp đúng luật Do đó đất đai ngày càng được quản lý chặt chẽ, hợp lý và có hiệu quả.

3.3.1.2 Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Thực hiện Chỉ thị 364/CP của Thủ tướng Chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính các cấp từ xã đến huyện, phòng Địa chính (Nay là Phòng

Tài nguyên và Môi trường) đã giúp UBND huyện xác định rõ ranh giới, mốc giới Đến nay về ranh giới của huyện đã rõ ràng, ổn định không có gì vướng xây dựng hoàn chỉnh theo đúng địa giới hành chính đã xác định Hồ sơ địa giới hành chính được lưu giữ ở các cấp Đến nay 100% số xã, thị trấn đều có bản đồ địa giới hành chính tỷ lệ 1: 5.000 Toàn huyện đã có bản đồ hành chính tỷ lệ 1 : 10.000

3.3.1.3 Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

* Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính

Hệ thống ảnh hàng không ra đời kết hợp với công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2010 các xã, thị trấn trong huyện đã tiến hành điều tra, khảo sát, chỉnh lý và xác định rõ các loại đất, hoàn chỉnh và lập hệ thống sổ mục kê đầy đủ đưa vào sử dụng có tính pháp lý cao Đo đạc đất khu dân cư phục vụ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho các hộ nông dân theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường Đến nay toàn huyện đã có 11/11 xã, thị trấn đo đạc lập bản đồ địa chính khu dân cư, xây dựng xong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2010 đã được UBND huyện phê duyệt đưa vào sử dụng đạt hiệu quả, hệ thống sổ mục kê hoàn chỉnh để xét, cấp giấy quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình theo đúng luật.

* Đánh giá phân hạng đất

Việc điều tra đánh giá phân hạng đất của tỉnh Hưng Yên nói chung và huyện Văn Lâm nói riêng hầu như không có sự quan tâm của các cấp, các ngành Vì vậy việc đánh giá phân hạng đất không được thực hiện.

* Xây dựng bản đồ hiện trạng

Thông thường 5 năm một lần thực hiện tổng kiểm kê về đất đai do Nhà nước quy định UBND huyện hàng năm đều xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất để nắm chắc nguồn đất đai hiện có trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất để có kế hoạch sử dụng đất cho các năm tiếp theo Tính đến nay huyện đã lập được bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1: 10.000, thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1:5.000 cho 11/11xã, thị trấn.

*Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Hiện nay, 11/11 xã,thị trấn trong huyện đã tiến hành xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất tỷ lệ 1: 5.000 giai đoạn 2010 - 2010 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất của huyện giai đoạn 2000 - 2010 tỷ lệ 1:10.000 cũng đã được hoàn thành và được cấp có thẩm quyền phê duyệt và huyện cũng đang tiến hành xây dựng đồ án quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2020 trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.3.1.4 Quản lý lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai đã nêu rõ: “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai” Thực hiện Luật Đất đai năm

2003 và sự chỉ đạo của UBND huyện yêu cầu các xã trong huyện phải tiến hành xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất của cấp mình, ngành mình.

UBND huyện Văn Lâm tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai giai đoạn 2011 - 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 đã được UBND tỉnh Hưng Yên phê duyệt

Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các xã, thị trấn: UBND huyện đã tập trung chỉ đạo UBND các xã, thị trấn lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai các cấp; sở Sở Tài nguyên và Môi trường đã có hướng dẫn số 25/

HD - ĐC "về việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cấp huyện và cấp xã" cho phòng Tài nguyên và Môi trường các huyện và cán bộ địa chính các xã trong tỉnh Đến nay có 11/11 xã, thị trấn lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2015 được UBND huyện phê duyệt

Về kế hoạch sử dụng đất đai năm theo từng năm từ năm 2006 đến năm

2010 có 100% số xã, thị trấn lập kế hoạch sử dụng đất đai hàng năm Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất của ngành, xã đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt vì vậy việc sử dụng đất của huyện đã dần dần đi vào nề nếp

3.3.1.5 Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Định hướng phát triển mạng lưới dân cư huyện Văn Lâm đến năm 2020

Từ những tiềm năng và lợi thế so sánh, thời cơ và thách thức đối với huyện Văn Lâm, mục tiêu phát triển mạng lưới dân cư huyện Văn Lâmnhư sau:

- Phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phân bố lực lượng sản xuất trên địa bàn huyện

- Đảm bảo được sự phát triển ổn định, cân đối và hài hoà giữa các thành phần kinh tế trong vùng.

- Đảm bảo sự thống nhất giữa các thành phần chức năng và hoạt động trong các khu dân cư nhằm đáp ứng các nhu cầu của nhân dân.

- Đảm bảo sử dụng và khai thác hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên môi trường.

- Tạo cảnh quan hài hoà, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và môi trường.

- Khai thác khoa học, hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất.

- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Dành quỹ đất xây dựng hợp lý cho sự phát triển.

- Làm giàu và bảo vệ môi trường đất để sử dụng ổn định lâu dài.

- Kết hợp hài hoà giữa đẩu mạnh phát triển kinh tế- xã hội với khôi phục môi trường sinh thái, tái tạo tài nguyên, đa dạng sinh học, bảo vệ danh lam thắng cảnh, phát huy văn hoá bản sắc dân tộc.

3.5.3 Những căn cứ định hướng phát triển hệ thống khu dân cư Đế đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, từng bước đô thị hoá nông thôn nhằm phát triển kinh tế- xã hội và cải thiện môi trường sống, việc định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện dựa vào các căn cứ sau:

- Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện Văn Lâm khoá XXII nhiệm kỳ2005- 2010.

- Các mục tiêu và quan điểm phát triển tổng thể kinh tế xã hội của huyện.

- Dự báo về nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.

- Đề án quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện.

- Đặc điểm hình thành, phân bố và phát triển các khu dân cư trên địa bàn huyện.

- Hiện trạng sử dụng đất của huyện, đặc biệt trong khu dân cư.

3.5.4 Xác định nhu cầu đất ở mới

Theo UBDSKHHGĐ & TE, tính đến ngày 31/12/2010, dân số của huyện Văn Lâm là 104244 người với 29442 hộ, quy mô hộ là 3,54 người/hộ, mật độ dân số là 1401 người/km 2

Dự báo dân số toàn huyện trong giai đoạn 2011- 2020 được tính theo công thức:

Nt, Ht: Là dân số, số hộ năm quy hoạch.

N0, H0: Là dân số, số hộ năm hiện trạng. t: thời gian từ năm hiện trạng đến năm quy hoạch.

P, V là tỷ lệ tăng dân số tự nhiên và cơ học trung bình trong giai đoạn quy hoạch Biến động cơ học trong những năm qua có ít biến động, dự kiến đến năm quy hoạch trên địa bàn biến động cơ học sẽ không đáng kể, chủ yếu là di chuyển nội bộ, và trong tương lai tỷ lệ này bằng 0 (V=0).

Nhu cầu diện tích đất ở tăng thêm được xác định thông qua số hộ có nhu cầu cấp đất ở mới theo công thức:

Hm=Hps+Htđ+Htđc-Htk-Htg. Trong đó:

Hm là hộ cấp mới.

Hps là hộ phát sinh trong giai đoạn quy hoạch.

Htđ là hộ tồn đọng.

Htđc là hộ tái định cư.

Htk là hộ thừa kế, Htk=k(Hp+Htđ+Htđc).

Htg là hộ có khả năng tự giãn, Htg=t(Hp+Htđ+Htđc).

Trong đó: k=0.13, t=0.08 (k: hệ số thừa kế, t: hệ số tự giãn) Diện tích cấp đất ở mới được tính như sau:

Pcm: Diện tích cấp mới.

Hcm là số hộ có nhu cầu cấp mới.

D là định mức cấp đất ở cho từng hộ.

Căn cứ vào định mức của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định (phụ biểu 09) và điều kiện cụ thể của huyện Văn lâm, trong giai đoạn quy hoạch tới, định hướng bố trí đất ở ven đường quốc lộ, tỉnh lộ thì định mức là 80- 150m 2 , đất ở đô thị trong ba thị trấn Như Quỳnh là 100 m 2 , còn đất ở nông thôn các xã còn lại là 150m 2 Áp dụng công thức trên, ta được kết quả dự báo dân số và số hộ có nhu cầu đất và nhu cầu đất ở tăng lên trong giai đoạn 2011-2020 thể hiện ở bảng

Bảng 12: Kết quả dự báo dân số và số hộ giai đoạn năm 2010- 2020.

STT Đơn vị Năm 2010 Năm 2020 hành chính

3.5.5 Định hướng phát triển hệ thống khu dân cư Định hướng phát triển hệ thống khu dân cư huyện Văn lâm tỉnh Hưng Yên đến năm 2020 như sau:

- Tiếp tục chỉnh trang phát triển thị trấn Như Quỳnh là vấn đề trước mắt cũng như lâu dài, sao cho xứng tầm là trung tâm văn hoá, chính trị, kinh tế của huyện, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá đang diễn ra.

- Khu vực đất dự trữ phát triển đô thị: Thành lập lên các khu đô thị bắc phố nối thuộc xã Minh Hải, khu đô thị Đại An thuộc xã Tân Quang Đây sẽ là nới phát triển dịch vụ nhà ở và văn phòng, cung cấp và đáp ứng nhu cấu về nhà ở cho nhân dân trong huyện cũng như ngoài huyện

- Trong tương lai tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các xã để phục vụ tốt hơn nhu cầu cho nhân dân trong huyện, nâng cao đời sống cho người dân. Tiếp tục xây dựng và mở rộng thêm 9 chợ cho các xã, thị trấn.

3.5.5.1 Đất ở đô thị Đất ở đô thị theo quy định của pháp luật là đất thuộc địa giới hành chính các thị trấn Như Quỳnh Trong đó:

+ Thị trấn như Quỳnh có ý nghĩa, vai trò lớn nhất về hành chính, chính trị, kinh tế, xã hội Đây là nơi tập trung các công trình trọng điểm của huyện như: UBND huyện, ngân hàng, bưu điện, bệnh viện, trung tâm văn hoá, khu làm việc của các phòng ban Trong tương lai tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng của thị trấn sao cho xứng tầm với vai trò, ý nghĩa của nó.

Hiện trạng năm 2010, diện tích tự nhiên của thị trấn là 706,85ha, trong đó có 126,04ha là đất ở, chiếm 30,98% diện tích đất đô thị, bình quân đạt 306,29m 2 /hộ Từ nay đến năm 2020 dân số thị trấn sẽ là 28600 người với

8854 hộ Như vậy nhu cầu về nhà ở tính đến năm 2020 ở thị trấn Như Quỳnh là rất cao khoảng 4739 hộ, đất ở thị trấn sẽ tăng 53,3ha, được dự kiến mở rộng tại 4 khu vực thuộc các thôn; Ngô Xuyên, như Quỳnh, Hành Lạc, Ngọc Quỳnh, với mục đích giao đất ở có thu tiền và đấu giá quyền sử dụng đất thể hiện trong phụ biểu 12 và 13.

Như vậy đất ở đô thị năm 2020 tăng lên là 179,34ha, bình quân đạt 202,55 m 2 /hộ.

3.5.5.2 Đất ở nông thôn Đất ở nông thôn được tính trên phạm vi toàn huyện trừ thị trấn Như Quỳnh.

Năm 2010 đất ở nông thôn toàn huyện có 803.58ha, dân số là 90393 người, số hộ là 25327 hộ Dự báo đến năm 2020 diên tích đất ở nông thôn toàn huyện là 1059,75 ha, dân số nông thôn toàn huyện có 112300 người với

23508 hộ Như vậy số hộ cần cấp mới lên đến 7181 hộ, với định mức cấp là

80 - 200m 2 /hộ, diện tích đất ở nông thôn tăng lên là 269,66ha được phân bổ ra

10 xã trong huyện với mục đích giao đất ở có thu tiền và đấu giá quyền sử dụng đất, thể hiện cụ thể trong phụ biểu 10 và 13. Định hướng và vị trí quy hoạch trên được cụ thể ở bảng phụ biểu 12.

Căn cứ vào phân loại hệ thống điểm dân cư nông thôn Đối với các điểm dân cư loại I, loại II: Tập trung cải tạo nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật Đối với các điểm dân cư có điều kiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sẽ được phát triển thành khu đô thị. Đối với dân cư loại III: Sẽ được cải tạo và tu bổ hệ thống giao thông, xây dựng hệ thống trung tâm phụ. Đối với dân cư loại IV: Đối với các điểm dân cư này sẽ không mở rộng và quy mô diện tích Các công trình văn hoá, phúc lợi xã hội được sử dụng xen ghép với các điểm dân cư lân cận.

Như vậy đối với 88 điểm dân cư sẽ có:

+ 16 điểm dân cư được ưu tiên phát triển (Điểm dân cư nhóm I).

+ 53 điểm dân cư phát triển có mức độ trong tương lai (thuộc loại II). + 17 điểm dân cư thuộc loại III sẽ hạn chế phát triển trong tương lai. + 2 điểm dân cư thuộc loại IV, trong tương lai nên có biện pháp di dời hoặc phát triển.

Kết luận

1 Văn Lâm có địa hình tương đối bằng phẳng, diện tích đất đai lớn, nguồn tài nguyên phong phú, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, hệ thống cơ sở hạ tầng đã được xây dựng tương đối đầy đủ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội

2 Công tác quản lý và sử dụng đất khu dân cư của huyện Văn Lâm trong thời gian qua đã cơ bản đi vào ổn định và nề nếp Nhiều nội dung về quản lý đất khu dân cư đã được huyện thực hiện khá tốt như giao đất, cấp GCNQSD đất, thống kê, kiểm kê, giải quyết tranh chấp, khiếu nại về đất đai trong khu dân cư Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại như chưa có quy hoạch tổng thể và chi tiết điểm dân cư, hệ thống bản đồ địa chính khu dân cư chưa được xây dựng mới, chưa quản lý tốt các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất,…

3 Theo kết quả phân loại điểm dân cư năm 2010, Văn Lâm có 88 điểm dân cư , với 29422 hộ, 104244 người dân và 2102,17 ha đất khu dân cư, trong đó có 16 điểm dân cư loại I, chiếm 18,18 %, đây là các điểm dâm cư tập trung

; 53 điểm dân cư loại II , chiếm 60,23 % là các điểm dân cư phụ thuộc; 17 điểm loại III, chiếm 19,32 % là các xóm nhỏ, 2 điểm loại IV, chiếm 2,27 % là các xóm nhỏ, khó khăn về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.

Nhìn chung các điểm dân cư loại 1 và 2 bố trí tương đối gần nhau nên góp phần hỗ trợ nhau để cùng phát triển Mặt khác, các điểm dân cư loại 1 và

2 chủ yếu tập trung tại trung tâm huyện, xã, thôn, nên việc đầu tư công trình công cộng cho những điểm dân cư này khá thuận lợi

Kiến trúc cảnh quan nhà ở, công trình hạ tầng của khu vực trung tâm huyện tương đối đẹp và khang trang, còn ở khu vực nông thôn kiến trúc nhà ở khá lộn xộn, công trình hạ tầng có mật độ xây dựng và tầng cao trung bình thấp gây lãng phí đất đai.

4 Định hướng đến năm 2020 huyện Văn Lâm có 90 điểm dân cư, trong đó có 19 điểm dân cư loại I và 52 điểm dân cư loại II, 17 điểm loại III và 2 diểm loại IV cần được định hướng phát triển lên điểm dân cư loại III hoặc di dời đi

Cùng với việc xây dựng phát triển điểm dân cư đô thị cần phải chỉnh trang, cải tạo các điểm dân cư nông thôn và quy hoạch xây dựng, nâng cấp các công trình công cộng nhằm góp phần nâng cao đời sống người dân.

5 Trên cơ sở phân tích hiện trạng sử dụng đất và định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thị trấn như Quỳnh Chúng tôi tiến hành xây dựng quy hoạch chỉnh trang đô thị đối với thị trấn Như Quỳnh Phương án đã tận dụng tối đa đất đai và các công trình hiện có, giảm chi phí đầu tư chỉnh trang đô thị.Đây cũng là ý tưởng và mô hình để nhân rộng đến các xã khác trong toàn huyện

Kiến nghị

- Để phương án đinh hướng phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện Văn Lâm có tính khả thi thì đề nghị Hội đồng nhân dân, UBND huyện Văn Lâm cũng như HĐND, UBND cấp xã có sự quan tâm và ủng hộ.

- Cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung để đưa ra phương án qui hoạch chi tiết khu trung tâm và các xã trên cơ sở tập trung chỉnh trang dân cư nhằm làm cơ sở cho việc bố trí, xây dựng nhà ở, các công trình công cộng hợp lý, phục vụ đời sống nhân dân, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư huyện Văn Lâm, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao của huyện.

- Tăng cường công tác xây dựng các loại hình quy hoạch, tạo điều kiện và khuyến khích đa dạng hoá các mô hình đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở để hỗ trợ nhân dân xây dựng nhà ở, các công trình công cộng trong khu dân cư.

- Phổ biến tuyền truyền để nhân dân nhận thức được ý nghĩa của công tác chính trong cải tạo khu dân cư nông thôn để mọi người dân hợp tác thực hiện với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Ngày đăng: 19/09/2023, 15:07

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Diện tích năng suất và sản lượng một số cây trồng chính - Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện văn lâm tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 2020
Bảng 2 Diện tích năng suất và sản lượng một số cây trồng chính (Trang 35)
Bảng 4: Hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 huyện Văn Lâm - Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện văn lâm tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 2020
Bảng 4 Hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất năm 2010 huyện Văn Lâm (Trang 50)
Bảng 5: Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2006-2010 - Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện văn lâm tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 2020
Bảng 5 Tình hình biến động đất đai giai đoạn 2006-2010 (Trang 51)
Bảng 6: Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư huyện Văn Lâm năm 2010 - Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện văn lâm tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 2020
Bảng 6 Hiện trạng sử dụng đất khu dân cư huyện Văn Lâm năm 2010 (Trang 53)
Bảng 8: Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư huyện Văn Lâm năm 2010 theo tiêu chí nhóm B. - Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện văn lâm tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 2020
Bảng 8 Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư huyện Văn Lâm năm 2010 theo tiêu chí nhóm B (Trang 56)
Bảng 14: Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư huyện Văn Lâm năm 2020. - Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển hệ thống điểm dân cư huyện văn lâm tỉnh hưng yên giai đoạn 2011 2020
Bảng 14 Kết quả phân loại hệ thống điểm dân cư huyện Văn Lâm năm 2020 (Trang 67)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w