On_Tap_Triet doc

79 236 0
On_Tap_Triet doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRIẾT HỌC Câu I. TRIẾT HỌC LÀ GÌ? VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC? PHƯƠNG PHÁP NHẬN THỨC THẾ GIỚI CỦA TRIẾT HỌC? 1. Triết học là gì? Triết học là hình thái ý thức xã hội, ra đời từ khi chế độ CSNT được thay thế bằng chế độ CHNL. Những học thuyết triết học đầu tiên trong lòch sử triết học xuất hiện vào khoảng Tk thứ VIII – IX Tcn, ở n Độ, HyLạp, LaMã, Trung Quốc cổ đại. Triết học thời kỳ này có những thành tựu rực rỡ và ảnh hưởng rất lớn Triết học phương Tây sau này. Triết học theo tiếng Hán có nghóa là sự hiểu biết, sự nhận thức sâu rộng, đạo lý. phương Tây, thuật ngữ philosophia xuất hiện đầu tiên ở Hylạp, nó gồm hai yếu tố hợp thành có nghiã là “yêu mến sự thông thái”, với người Hy lạp, triết học vừa mang tính đònh hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý của con người. Như vậy, dù ỏ phương Đông hay phương Tây, triết học đều được xem là hình thái cao nhất của tư duy, nhà triết học là nhà thông thái, có khả năng tiếp cận chân lý, làm sáng tỏ bản chất của sự vật. Với quan niệm như vậy, triết học được coi là khoa học của các khoa học, nó bao gồm toàn bộ tri thức của nhân loại. Do yêu cầu của thực tiễn, con người cần có những tri thức khoa học ngày càng chi tiết hơn về thế giới xung quanh, các bộ môn chuyên ngành cụ thể này dần xuất hiện và tách khỏi triết học nên đối tượng của triết học cũng vì thế mà thu hẹp lại và chỉ đề cập đến vấn đề cơ bản là: tồn tại và nhận thức về sự tồn tại ấy. Theo quan điểm Mácxít: “Triết học là một hình thái ý thức xã hội, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức, về thái độ của con người đối với thế giới; là khoa học về những quy luât chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy” 2. Vấn đề cơ bản của triết học Lòch sử của triết học từ trước cho đến nay là lòch sử đấu tranh giữa CNDV và CNDT. Chính vì vậy, nghiên cứu triết học thì phải đi vào phân biệt được CNDV và CNDT cùng với các hình thức lòch sử của chúng. Theo Angghen thì : “Vấn đề cơ bản của triết học là vấn đề mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa tâm và vật, giữa ý thức và vật chất” Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt và mỗi mặt phải trả lời cho một câu hỏi lớn Mặt thứ nhất: giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết đònh cái nào? Tuỳ thuộc vào lời giải đáp cho câu hỏi này, các học thuyết triết học chia ra làm 2 trào lưu cơ bản là CNDV và CNDT. CNDV khẳng đònh: vất chất có trước, ý thức có sau. Thế giới vật chất tồn tại một cách khách quan, độc lập với ý thức của con người và không do ai sáng tạo ra; 1 Còn ý thức là phản ánh thế giới khách quanvào bộ óc con người. Không thể có tinh thần, ý thức nếu không có vật chất, vật chất quyết đònh ý thức. CNDV trải qua các hình thái lòch sử cơ bản, hình thái lòch sử đầu tiên của CNDV là CNDV cổ đại. Đó là CNDV chất phác ngây thơ, quan điểm của nó xuất phát từ giới tự nhiên để cố gắng giải thích về thế giới, nhưng lại chứa có cơ sở khoa học để đứng vững trước sự tấn công của CNDT và tôn giáo thời kỳ trung cổ. Hình thái lòch sử thứ hai của CNDV là CNDV máy móc siêu hình thế kỷ XVII- XVIII. Các nhà triết học siêu hình chỉ nhìn thấy sự vật ở trạng thái biệt lập, ngưng đọng, không vận động, không phát triển. Ngoài ra thì còn có CNDV tầm thường, họ không thấy có sự khác biệt giữa vật chất và ý thức, xem ý thức cũng như là một dạng vật chất. CNDV kinh tế vào cuối thế kỷ XIX, những người theo quan điểm này họ coi kinh tế là cái quyết đònh duy nhất của sự phát triển của xã hội. Trong khi đó chúng ta cũng dễ dàng nhận thấy, ngoài kinh tế ra thì còn có rất nhiều cácyếu tố khác, các điều kiện, tiền đề khác có sự tác động rất lớn đến sự phát triển lòch sử, xã hội. Quan niệm của CNDT : dồi lập với CNDV, CNDT cho rằng tinh thần, ý thức có trước, và là cơ sở tồn tại của thế giới tự nhiên, của vật chất. Vì vậy tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận, luận chứng cho quan điểm của mình. CNDT xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ đại và tồn tại dười hai dạng chủ yếu là CNDT chủ quan và CNDT khách quan. CNDT chủ quan: cho rằng cảm giác, ý thức của con người là cái có trước và quyết đònh về sự tồn tại của sự vật và hiện tượng bên ngoài. Các sự vật, hiện tượng chỉ là “những tổng hợp cảm giác”, quan niệm này phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan, phủ nhận luôncả tính quy luật khách quan của các sự vật, hiện tượng. CNDT khách quan với cácđại biểu nổi tiếng như: Platone, Heghen… cho rằng thực thể tinh thần không những tồn tại trước, tồn tại bên ngoài độc lập với con người và với thế giới vật chất mà còn sản sin ra và quyết đònh tất cả các quá trình của thế giới vật chất. Họ cho rằng tinh thần, ý niệm là cái có trước thế giới vật chất, nó quy đònh sự tồn tại của tự nhien, xã hội và tư duy của con người. Tất cả mọi sự vật trong tự nhiên và xã hội là hiện thân của tinh thần, của ý niệm. Các thực thể tinh thần tồn tại bên ngoài con người và độc lập với con người. CNDT chủ quan và CNDT khách quan tuy có biểu hiện khác nhau nhưng cả hai đều biểu hiện bằng cách này hay cách khác phủ nhận sự tồn tại khách quan của thế giới vật chất và thưa nhận thế giới tự sáng tạo, thừa nhận ý thức là cái có trước và quyết đònh vật chất. CNDT là lý luận triết học sai lầm, nó bắt nguồn từ nguồn gốc nhận thức, do sự thổi phồng, khuếch đại một mặt, một khía cạnh nào đó, tuyệt đối hoá một yếu tố nào đó của quá trình nhận thức vốn đầy biện chứng, sinh động và phức tạp vốn có của con 2 người. Sai lầm của nó còn bắt nguồn từ nguồn gốc xã hội: triết học ra đồi gắn liền với sự ra đời của xã hội có đối kháng giai cấp. CNDT thường thể hiện thế giới quan, hệ tư tưởng của giai cấp thống trò phản động, giai cấp này sử dụng vũ khí duy tâm làm vũ khí tinh thần để củng cố, phục vụ lại lợi ích của giai cấp mình. Bên cạnh các nhà triết học nhất nguyên luận (giải thích thế giới từ một nguyên thể hoặc vật chất hoặc tinh thần) thì còn có những nhà triết học theo nhò nguyên luận. Họ xuất phát từ cả hai nguyên thể vật chất và tinh thần để giải thích mọi hiện tượng của thế giới. Họ cho rằng thế giới vật chất sinh ra từ nguyên thể vật chất, thế giới tinh thần sinh ra từ nguyên thể tinh thần. Họ muốn dung hoà giữa hai trường phái là CNDV và CNDT, nhưng cuối cùng thì họ đã rơi vào CNDT. Mặt thứ hai: xác đònh con người có khả năng phản ánh và phản ánh đúng đắn thế giới vật chất hay không? (con người có thể nhận thức được thế giới hay không?) Đa số các nhà triết học kể cả CNDV và CNDT đều khẳng đònh về khả năng nhận thức thế giới của con người. Nhưng một số ít các nhà triết học phủ nhận khả năng nhận thức thế giới, và họ gọi là những người theo thuyết “bất khả tri luận”. Quan điểm này đã có từ trong hoài nghi luận của một số nhà triết học thời kỳ cổ đại. Những nhà theo thuyết “không thể biết” đã cường điệu hoá tính tương đối của nhận thức. Vào thế kỷ XVIII, học thuyết này được những giai cấp, những tầng lớp lỗi thời tiếp nhận và sử dụng nhằm làm cho quần chúng nhân dân rơi vào tình trạng thụ động, tiêu cực trước hiện thức xã hội. Nó phản ánh tâm trạng bi quan của những lực lượng xã hội lỗi thời và là trở lực kìm hãm năng lực sáng tạo trong nhận thức cũng như trong hoạt động thực tiễn của người lao động. Thế nhưng bản chất của sự vật, hiện tượng là cái ẩn dấu đằng sau vô vàn những hiện tượng được biểu hiện ra mà con người nhận thức được bằng cảm giác và giác quan của con người, cũng như khả năng nhận biết của các giác quan cũng có hạn chế. Vậy thì làm như thế nào để biết được rằng những cảm giác, những ý thức của con người phù hợp với sự vật mà con người nhận thức được? CNDV xuất phát từ chỗ cho rằng vật chất có trước, ý thức có sau. Vật chất là nguồn gốc của ý thức và ý thức là sự phản ánh thế giới vật chất, do đó thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới và các quy luật của thế giới. Các nhà triết học DT cũng thừa nhận thế giới có thể nhận thức được. Họ xuất phát từ quan điểm cho rằng ý thức có trước, vật chất có sau và vật chất phụ thuộc vào ý thức. Cho nên theo họ, nhận thức không phản ánh thế giới mà chỉ là tự nhận thức, tự ý thức về bản thân vật chất. 3 Vai trò của phương pháp nhận thức thế giới của triết học. Triết học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tồn tại và tư duy, giúp cho việc nhận thức và cải tạo thế giới. 3 Triết học Mác –Lênin dựa vào những thành quả khoa học cụ thể nhưng nó không lấy phương pháp của ngành khoa học cụ thể để làm phương pháp của mình. Phương pháp nhận thức chung nhất, đúng đắn nhất của triết học là phương pháp Biện chứng duy vật, là phương thức nhận biết sự vật, hiện tượng trong sự liên hệ tác động qua lại vận động và phát triển. Ngược lại, phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong sự tách rời, không vận động và không phát triển. Triết học Mác ra đời và trở thành phương pháp triết học khoa học. Phương pháp này giúp cho con người khả năng nhận thức một cách đúng đắn, khách quan về giới tự nhiên, xã hội và tư duy, giúp cho con người đạt được hiệu quả cao hơn trong hoạt động thực tiễn. 4 Câu II. VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT 1. Khái niệm Việc khám phá ra bản chất và cấu trúc về sự tồn tại của vật chất xung quanh ta mà trước hết là thế giới của những vật chất hữu hình từ trước cho đến nay luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong lòch sử nhận thức của nhân loại. Vật chất với tính cách là phạm trù triết học ra đời trong triết học Hy Lạp ở thời kỳ cổ đại. Xung quanh phạm trù này đã diễn ra cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa CNDV và CNDT. Theo quan điểm của CNDT thì thực thể của thế giới, cơ sở vật chất của mọi tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó. Có thể là ý chí của Thượng đế, là ý niệm tuyệt đối, hoặc có thể là những quan hệ có tính chất siêu nhiên. Theo quan điểm của CNDV thì thực thể của thế giới là vật chất. Nó tồn tại một cách vónh cửu, tạo nên mọi sự vật hiện tượng cùng với những thuộc tính của chúng. Thời kỳ cổ đại của Hy lạp, các nhà triết học duy vật cổ đại đã đồng nhất vật chất nói chung với những dạng cụ thể của nó. Các nhà triết học Trung hoa cổ đại coi khí là thực thể của thế giới. Talet coi thực thể của thế giới là nước, Anaximen coi đó là không khí, Hêraclít thì cho rằng đó là lửa, đến mpêđôclơ thì cho rằng thực thể vật chất đó là 4 nguyên tố: đất, nước, lửa và không khí… Đêmôcrít và Lơxíp thì cho rằng thực thể của thế giới là nguyên tử. sự kết hợp hay tách rời nguyên tử theo các trật tự khác nhau của không gian sẽ tạo nên toàn bộ thế giới. Và cho đến thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong vật lý học với những phát minh khoa học đã đem lại cho con người sự hiểu biết sâu sắc về cấu trúc của vật chất. Cụ thể là: Năm 1895: Rơn ghen phát hiện ra tia X Năm 1896: Beccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ Năm 1897: Tômxơn phát hiện ra điện tử. Thiện văn học đã giải thích được cấu tạo của hệ mặt trời Sinh học đã nghiên cứu được hàng chục nghìn cơ thể sống. Tuy vậy quan điểm siêu hình vẫn chi phối đến sự hiểu biết về vật chất. Mọi sự phân biệt về chất giữa các vật thể đều bò quy giản về sự phân biệt về lượng; mọi sự chuyển động đều bò quy về sự dòch chuyển không gian. Họ đã đồng nhất vật chất với khối lượng, coi vận động của vật chất chỉ là một dạng vận động cơ học. Nguồn gốc của vận động nằm bên ngoài vật chất, từ đó dẫn đến sự thừa nhận “cú huých của thượng đế”. Điều này làm cho những người theo CNDT cho rằng vật chất đã bò tiêu tan, rằng CNDV đã bò bác bỏ. “cuộc khủng hoảng vật lý học” xuất hiện. Lê-nin đã bác bỏ quan điểm trên và cho rằng không phải “vật chất tiêu tan” mà chỉ có giới hạn về sự hiểu biết của con người về vật chất là tiêu tan, nghóa là cái mất đi không phải là vật chất mà là giới hạn của nhận thức của con người về tổ chức, kết cấu của nó mà thôi. 5 Lê-nin đã đưa ra một đònh nghóa toàn vẹn, sâu sắc và khoa học về phạm trù vật chất: “vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan đựơc đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, phản ánh lại và đựơc tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.” Chúng ta có thể phân tích đònh nghóa về vật chất như sau: Lê- nin cho rằng phạm trù vật chất là một phạm trù rộng lớn nhất trong hệ thống các phạm trù. đònh nghóa trên phạm trù vật chất đã thể hiện được lập trường của CNDV là: “vật chất có trước ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của cảm giác, ý thức; Cảm giác, ý thức của con người là sự phản ánh hiện thực khách quan của vật chất và con người có khả năng nhận thức được thế giới”. Trong đònh nghóa của mình Lê-nin đã chỉ rõ: Vật chất là một phạm trù triết học, nó rộng đến cùng cực, thực ra nhận thức luận vẫn chưa vượt qua được nó. Thế nên khi xét đến phạm trù vật chất thì phải quy nó vào một khái niệm rộng hơn và đồng thời chỉ ra được đặc điểm riêng của nó. Thuộc tính cơ bản của vật chất là: “thực tại khách quan tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”. Như vậy, vật chất là tất cả những gì tồn tại bên ngoài và không phụ thuộc vào ý thức, cảm giác, và đem lại cho chúng ta trong cảm giác, ý thức, tồn tại độc lập với cảm giác, ý thức. Thuộc tính này thể hiện lập trường của CNDV: vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất là nguồn gốc khách quan của ý thức, cảm giác; thức, cảm giác của con người là sự phản ánh hiện thực khách quan. Con người có thể nhận thức được thế giới. Đònh nghóa của Lê-nin đã giải quyết được hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học theo CNDV BC: -Chống lại các quan điểm DT về vật chất, tạo ra cơ sở lý luận, khắc phục quan điểm của CNDV trước Mác. Phạm trù vật chất của Lênin bao quát cả dạng vật chất trong xã hội, đó là tồn tại xã hội. Tồn tại vật chất không phụ thuộc vào ý thức xã hội. -Giải quyết được sự khủng hoảng trong quan điểm về vật chất của các nhà triết học và khoa học theo quan điểm của CNDV siêu hình. Đấu tranh khắc phục tính chất trực quan, siêu hình, máy móc và những biến tướng của nó trong quan niệm về vật chất của các nhà triết học tư sản hiện đại. -Khẳng đònh thế giới vật chất khách quan là vô tận, vô cùng, luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, nên nócó tác động cổ vũ,động viên các nhà khoa học đi sâu vao nghiên cứu thế giới vật chất, tìm ra những kết cấu mới, những thuộc tính mới, những quy luật vận động của vật chất, làm phong phú thêm kho tàng tri thức nhân loại. 2. Các hình thức tồn tại của vật chất 1- Vật chất và vận động: vật chất tồn tại bằng cách nào? 6 “Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất”. “Vận động hiểu theo nghóa duy nhất bao gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thay đổi vò trí đơn giản cho đến tư duy ”. Trong vận động và thông qua vận động mà các dạng vật chất thể hiện đặc tính của mình. Thật khó có thể hình dung được vật chất không có vận động và ngược lại, có thứ vận động nào đó mà không phải là vận động vật chất. Với tính cách là thuộc tính bên trong, vốn có của vật chất. Theo quan điểm triết học Mác-Lênin thì vận động là sự tự vận động của vật chất, được tạo nên do sự tác động lẫn nhau của chính các thành tố nội tại trong cấu trúc của vật chất. Không có một sức mạnh nào nằm bên ngoài vật chất lại có thể khiến cho vật chất vận động. “Cú huých ban đầu của Thượng đế” chẳng qua chỉ là sự bòa đặt của những đầu óc duy tâm hoặc siêu hình khi đối mặt với sự bế tắc trong nhận thức thế giới khách quan”. Vật chất không do ai sáng tạo ra và nó cũng không thể bò tiêu huỷ đi. Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất, nên vận động cũng không do ai sáng tạo ra và không thể bò tiêu huỷ đi. Đây là nguyên lý cơ bản của CNDV BC được khẳng đònh bởi đònh luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Người ta chia vận động thành năm hình thức cơ bản: -Vận động cơ học: là sự di chuyển vò trí của các vật thể trong không gian. -Vận động vật lý: là sự chuyển đòch của các phân tử, các hạt cơ bản. -Vận động hoá học: là vận động của các phân tử, các nguyên tư, các quá trình hoá hợp, phân giải. -Vận động sinh học: Vận động trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường. -Vận động xã hội: là sự thay đổi, thay thế của các quá trình xã hội, các hình thái kinh tế xã hội. 2- Vận động và đứng im Khi triết học Mác Lênin khẳng đònh thế giới vật chất tồn tại trong sự vận động vónh cửu của nó, nhưng điều này không có nghia là phủ nhận sự đứng im của vật chất. Thế giới vật chất không chỉ ở trong qúa trình vận động mà còn có sự đứng im tương đối. Nếu không có sự đứng im tương đối thì không có sự phân hoá thế giới vật chất thành các sự vật, hiện tượng phong phú và đa dạng. Nếu vận động là sự biến đổi của các sự vật, hiện tượng thì đứng im là sự ổn đònh, là sự bảo toàn tính quy đònh của các sự vật, hiện tượng. Mọi sự cân bằng hay đứng im chỉ là tương đối tạm thời trong sự vận động tuyệt đôi1 và vónh viễn của vật chất. 3- Không gian và thời gian Không gian và thời gian là hình tức tồn tại của vật chất, là những thuộc tính chung vốn có của các dạng vật chất cụ thể.” Trong thế giới không có gì ngoài vật chất 7 đang vận động; và vật chất đang vận động không thể vận động ở đâu khác ngoài không gian và thời gian”. Ngay từ thời xa xưa, người ta cũng đã hiểu rằng bất cứ một khách thể vật chất nào cũng đều chiếm một vò trì nhất đònh, ở vào một khung cảnh nhất đònh trong tương quan về mặt kích thước so với khách thể khác. Các hình thức tồn tại như vậy của vật thể được gọi là không gian. Bên cạnh quan hệ không gian, sự tồn tại của các khách thể vật chất còn được biểu hiện ở mức độ tồn tại lâu dài hay mau chóng của sự vật, hiện tượng ở sự kế tiếp trước sau của giai đoạn vận động… thời gian là hình thức tồn tại của vật chất bao gồm các thuộc tính: độ lâu dài của sự biến đổi, trình độ xuất hiện và mất đi của các sự vật, các trạng thái khác nhau trong thế giới vật chất. Không gian và thời gian là những hình thức cơ bản của vật chất đang vận động. Nó mang những đặc tính sau: -Tính khách quan: không gian và thời gian là thuộc tính của vật chất, gắn liền với vật chất. Vật chất tồn tại khách quan do đó không gian và thời gian cũng tồn tại khách quan. -Tính vónh cửu và vô tận: vật chất vónh cửu và vô tận trong không gian và thời gian. -Tính 3 chiều của không gian và tính một chiều của thời gian. 3.Tính thống nhất vật chất của thế giới Khuynh hướng chung của trường phái DV: coi vật chất có trước, ý thức có sau. thức là sự phản ánh của thế giới vật chất. Và họ tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới vật chất ngay trong bản thân nó. Nếu như các nhà triết học tự nhiên thời cổ đại và phục hưng đã luận chứng nguyên tắc thống nhất của thế giới vật chất bằng cách quy cái siêu nhiên về cái tự nhiên thì các nhà DV thời cận đại chứng minh sự thống nhất vật chất của thế giới phù hợp với nhất nguyên luận DV. CNDV BC chứng minh rằng: “ bản chất của thế giới là vật chất. Thế giới thống nhất ở tính vật chất”. Điều này thể hiện ở những đặc điểm sau: -Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức của con người. -Mọi bộ phận của thế giới vật chất đầu có mối liên hệ thống nhất với nhau biểu hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, do vật chất sinh ra, và chòu sự chi phối của những quy luật khách quan phổ biến của thế giới vật chất. -Thế giới vật chất tồn tại vónh viễn, vô hạn và vô tận, không được sinh ra và không bò mất đi. Trong thế giới vật chất, không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau. Là nguồn gốc nguyên nhân và kết quả của nhau. 8 Sự phát triển của khoa học đã bác bỏ những quan điểm duy tâm và tôn giáo, tìm nguồn gốc, bản chất của thế giới từ thần thánh, từ những lực lượng siêu tự nhiên. Trái lại, khoa học tự nhiên và CNDV BC đã chứng minh được rằng: thế giới xung quanh ta là những vật chất vô cùng lớn cho đến vô cùng nhỏ, từ tự nhiên cho đến xã hội, từ giới vô sinh đến hữu sinh, từ thực vật đến động vật. Tuy rất khác nhau, song đều có cùng bản chất vật chất và thống nhất ở bản chất vật chất ấy. Và nguyên tắc thống nhất vật chất của thế giới phải gắn liền với nguyên tắc vận động và phát triển. Trong thế kỷ XIX những phát minh vó đại của khoa học tự nhiên như: -Thuyết tế bào -Đònh luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng -Thuyết tiến hoá Đã có ý nghóa lớn lao trong việc chứng minh luận điểm của CNDVvề sự thống nhất vật chất của thế giới. Những thành tựu của khoa học tự nhiên đã giúp cho CNDV BC có đủ cơ sở khẳng đònh rằng các sự vật, hiện tượng đều có cùng bản chất vật chất. Thế giới thống nhất ở tính vật chất và thông qua tính vật chất. Trong thế giới không có nơi nào, lúc nào có gì khác ngoài vật chất đang vận động, chuyển hoá và những cái do vật chất vận động chuyển hoá mà sinh ra. 9 Câu III. NGUỒN GỐC, BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC, VAI TRÒ CỦA Ý THỨC Phạm trù ý thức là trung tâm của cuộc đấu tranh của CNDT và CNDV trong lòch sử triết học. 1- Nguồn gốc của ý thức Trước Mác, cũng đã có nhiều nhà DV không thừa nhận bản chất siêu tự nhiên của ý thức. Do khoa học chưa phát triển nên họ đã giải thích không đúng về nguồn gốc và bản chất của ý thức. Nguồn gốc tự nhiên Dựa vào những thành tựu của khoa học tự nhiên, nhất là khoa học sinh lý học thần kinh. CNDV BC khẳng đònh rằng ý thức là một thuộc tính của vật chất, nhưng không phải ở mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc của con người. Bộ óc của con người là cơ quan vật chất của ý thức. thức là chức năng của bộ óc người. thức phụ thuộc vào chức năng của bộ óc con người, do đó khi bộ óc bò tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không bình thường hoặc bò rối loạn. Vì vậy không thể tách ý thức ra khỏi hoạt động của bộ óc. Bộ óc của người hiện đại là một sản phẩm của quá trình tiến hoá lâu dài về mặt sinh vật – xã hội. Sau khi vượn biến thành người, óc vượn biến thành óc người. Bộ óc người là tổ chức vật chất đặc biệt, có cấu trúc tinh vi, phức tạp, bao gồm khoảng 14- 15 tỷ tế bào thần kinh. Các tế bào này có mối liên quan đến các giác quan, tạo thành vô số các mối liên hệ thu- nhận, điều khiển hoạt động của cơ thể trong quan hệ với thế giới bên ngoài, qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện. Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật hiện đại đã tạo ra những máy móc thay thế cho một phần laộng tí óc của con người. Song điều đó cũng không có nghóa rằng máy móc cũng có ý thức như con người. Máy móc dù có tinh khôn đến đâu đi chăng nữa thì cũng không thay thế cho hoạt động chí tuệ của con người. Máy móc là một kết cấu kỹ thuật do con người tạo ra, còn con người là một thực thể xã hội. Máy móc không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như con người. Do đó chỉ co con người với bộ óc của mình mới có ý thức. Tuy nhiên chỉ có bộ óc của con người không thôi mà không có sự tác động của thế giới bên ngoài để bộ óc phản ánh lại tác động đó thì cũng không thể có ý thức, phản ánh là thuộc tính chung, phổ biến của mọi đối tượng vật chất. Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào hai vật: vật tác động và vật nhận tác động, đồng thời với quá trình phản ánh là quá trình thông tin. Thuộc tính phản ánh của vật chất có quá trình lâu dài từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp: -Trong giới tự nhiên vô sinh, chỉ có sự phản ánh vật lý, hoá học. Những phản ánh này có tính chất thụ động, chưa có sự đònh hướng, sự lựa chọn. 10 . cấu kỹ thuật do con người tạo ra, còn con người là một thực thể xã hội. Máy móc không thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần trong bản thân nó như con người. Do đó chỉ co con người với bộ. trực tiếp. Tiềm thức có vai trò quan trọng trong hoạt động thực tiễn và trong tự duy khoa học của con người. Nó làm giảm sự quá tải trong đầu óc,trong việc xử lý một khối lượng tài liệu, dữ liệu. và tư duy của con người. Tất cả mọi sự vật trong tự nhiên và xã hội là hiện thân của tinh thần, của ý niệm. Các thực thể tinh thần tồn tại bên ngoài con người và độc lập với con người. CNDT chủ

Ngày đăng: 18/06/2014, 20:20

Mục lục

  • 3. nghóa phương pháp luận của việc nắm vững hai nguyên lý

    • Câu VI. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG

    • Khái niệm quy luật là gì?

      • Nội dung của quy luật chất và lượng

      • nghóa phương pháp luận

        • Lý luận chung về mâu thuẫn

          • Mâu thuẫn là một hiện tượng khách quan và phổ biến

            • Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài

            • Vai trò của hai loại mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài đối với sự vận động và phát triển cuả sự vật

            • Y nghóa của việc nắm giữ vấn đề

            • nghóa phương pháp luận

            • nghóa phương pháp luận

              • Mối quan hệ giữa cái chung, cái riêng và cái đơn nhất

              • Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên

              • Một số kết luận về mặt phương pháp luận

              • 4. Nội dung và hình thức

                • Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan