Chuyến tàu không số đầu tiên và Thuyền trưởng Lê Văn Một.doc

5 1K 0
Chuyến tàu không số đầu tiên và Thuyền trưởng Lê Văn Một.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Chuyến tàu không số đầu tiên và Thuyền trưởng Lê Văn Một.

Chuyến tàu không số đầu tiên Thuyền trưởng Văn Một QĐND - Thứ Ba, 04/10/2011, 18:52 (GMT+7)QĐND - Chiếc com-măng-ca chở cả tiểu đội chạy từ Hà Nội về hướng Hải Phòng.22 giờ 30 phút đêm 11-10-1962, tại Bến Đồ Sơn, thay mặt Chính phủ, Quân ủy Trung ương, đồng chí Phạm Hùng các đồng chí trong Quân ủy đặt cả niềm tin trong ánh mắt tiễn đưa những chiến sĩ cảm tử đi chuyến tàu đầu tiên, Tàu Phương Đông I .Bông Văn Dĩa giơ tay:- Chúng tôi xin hứa: Hoàn thành nhiệm vụ hoặc hy sinh. Dũng cảm quyết tử với địch, bình tĩnh khi gặp khó khăn.Lê Văn Một hứa:- Quyết tâm quyết tử trong công tác! Không để địch bắt, kịp thời thủ tiêu hàng cũng là hoàn thành nhiệm vụ, tích cực cùng anh em lái thuyền về đến miền Nam. Chúc Bác, Đảng mạnh.Ông Bông Văn Dĩa, người đã được Bác Hồ khen “Đi biển kiểu ấy thì xưa nay chỉ có Cri-xtốp Cô-lông chú!” được nghe lời Bác dặn: "Miền Nam đang rất cần các chú mang vũ khí vào để đánh giặc! Bác tin tưởng ở các chú!”. Nay chuyến tàu đầu tiên vận chuyển vũ khí vào Nam, Đoàn 759 đã cử hai người chỉ huy là Văn Một - Thuyền trưởng Bông Văn Dĩa - Chính trị viên.Tượng đài kỷ niệm Đoàn tàu không số tại Cà Mau.Tàu vừa chạy qua đảo Bạch Long Vĩ thì tiếng máy bắt đầu ậm ạch rồi tắt ngấm luôn. Tàu thả trôi, liên lạc bằng điện đài đánh đi không nhận được tin trả lời. Mọi người trên tàu say sóng mệt lử vì lo lắng. Bác Sao, thợ máy chính, người Trà Vinh hai thợ máy phụ là Bé Luông, luôn tay vật lộn với máy móc. Cái máy của Mỹ này đã cũ quá rồi.Bác Sao kêu trời:- Biết tính sao bây giờ? Không có phụ tùng để mở máy có chết không!Thuyền trưởng Văn Một lo lắng không rời mắt khỏi bác Sao:- Lục hết thùng phụ tùng lên! Kiếm kỹ lại coi.Bông Văn Dĩa mặt đanh lại vì căng thẳng, anh động viên:- Máy đã cũ, lại không đủ phụ tùng! Nhưng tôi tin, anh không chịu thua nó!Bác Sao, một thời đã là thợ máy giỏi của Nhà máy đóng tàu Ba Son. Bác lật tung từng cái mỏ lết, lấy giẻ đệm khóa cho vừa dùng búa gõ mãi. May mà tháo được một cái bù-loong, bác luồn cả cánh tay vào trong máy.Kỹ thuật đóng tàu gỗ này chỉ phù hợp với đi trong vịnh hay gần bờ thôi, còn ra ngoài khơi thì sẽ gặp khó khăn. Tàu máy lại không đồng bộ, máy có mã lực quá lớn so với trọng lượng của tàu nên có lúc máy rung mạnh, con tàu như muốn vỡ vụn ra. Máy bơm cũng hỏng theo, nước đã tràn vào tàu khá nhiều, mọi người phải dùng cả chén, tô tát nước.Ngay hôm chạy thử trên biển Long Châu, tàu đã gặp rắc rối, mắc cạn ngay bãi đá ở Đồ Sơn. Hai đồng chí lên bờ, quýnh quánh báo cáo không rõ, nào tàu đụng đá, hư chạy không được, làm cho các đồng chí lãnh đạo trên đất liền lo lắng, cho ý kiến nếu máy hỏng phải cho đặt ngay máy khác vào để kịp chuyến công tác. May mà tàu chạy chậm, chỉ bị xước qua loa. Lại đến chuyện hư cái máy bơm nước vô máy cho nguội. Chưa khởi hành mà đã hư hỏng, không biết sẽ ra sao?Hơn hai tiếng đồng hồ sau, nghe tiếng máy nổ giòn, mười hai người trên tàu mới thở phào, trút được gánh nặng.Tàu chỉ chạy tốc độ tối đa sáu hải lý một giờ, trên tàu toàn anh em người địa phương ven biển Trung Nam Bộ, cùng hỗ trợ thuyền trưởng.Ngày thứ tư trên biển. Anh Thanh, người Bà Rịa, chỉ tay: - Hướng tây nam kia là hòn Bảy Xã rồi. Như vậy là đã đi rất đúng hướng.Tàu chuyển hướng nam để bắt hòn Khô. Sau đó lại chuyển hướng tây nam đi giữa Côn Đảo đất liền.Bỗng có một tàu lạ sơn xanh chạy theo đúng vệt nước của tàu ta, chạy rất nhanh như tàu trận. Thuyền trưởng lấy ống nhòm ra, màu sơn này, tốc độ nhanh thế kia, nó đang bám đuổi theo ta, đích thực tàu địch. Văn Một hạ lệnh:- Tất cả chuẩn bị vũ khí sẵn sàng chiến đấu.Mọi người răm rắp mang súng ngắn, lựu đạn bỏ vào túi dết quàng vào người, kéo trái bom đặt dưới thuyền. Đạn chống tăng đã nạp kíp vô hết, đại liên đặt vào vị trí, mỗi người lăm lăm thủ một tiểu liên. Người lái tàu cũng đặt một đại liên bên cạnh vẫn cho thuyền chạy thật nhanh; nếu không thoát thì cho nổ ba trái bom còn lại, không để cho địch lấy thuyền ta. Hai chỉ huy tàu còn dự tính phương án, nếu địch bắt được cả thuyền mà chưa kịp cho nổ thì lợi dụng trời tối, cắt dây cho anh em lội xuống nước, còn hai người ở lại dùng bom thủ tiêu thuyền. Lê Văn Một nói với Bông Văn Dĩa:- Mình tôi làm việc đó được, anh cùng anh em xuống nước, may ra còn sống sót trở về báo cho Trung ương.Khi tới gần, nó chạy qua mặt mới biết là tàu của Na Uy chạy về Xin-ga-po.Đã từng mặc quân phục thủy quân Pháp với tên Pháp Abel René, làm hoa tiêu trên tuần dương hạm lớn nhất Đông Dương (Pilote) của Pháp, Văn Một trở về theo cách mạng, đã từng cùng với Bông Văn Dĩa vận chuyển vũ khí từ Thái Lan về Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Nay hai con người này đang lĩnh một trách nhiệm lớn lao, có nhiệm vụ mở luồng cho con đường vận chuyển vũ khí vào Nam, bước vào một giai đoạn gian lao với những thử thách mới.Một phen hú vía cho cả tàu. Anh Thanh vội lấy tấm hình nhỏ của Bác Hồ đã giấu thật kỹ, phải mang ra nhai nuốt chửng, nhìn theo chiếc tàu buôn kia, anh hậm hụi, tiếc nuối.Trên khoang tàu kia, người ta đứng ngó sang, chắc lấy làm lạ, không hiểu bọn buôn lậu này gan tày trời, tàu cây nhỏ xíu mà dám ra khơi xa như vậy.Tác giả (bên phải) tặng sách cho chị Ba (vợ Anh hùng Bông Văn Dĩa). Ảnh: TĐ. Đang giữa trưa, lại một sự cố nữa, cái máy vẫn không chịu buông tha cho anh em đã mệt nhoài vì lo lắng hồi hộp. 30 tấn hàng, những thùng vũ khí nặng, những bọc vải dầu cho những nòng súng đại trọng liên, đã gần đến bờ biển Nam Bộ rồi mà máy còn hư nữa. Sâu quá không neo được, tàu thả trôi, gặp sóng lớn, anh em càng say sóng hơn. Ai còn tỉnh phải thay nhau tát nước. Anh em thử kéo buồm lên chạy, buồm đã nặng, lại bị mưa nên quá nặng. Khi buồm căng rồi lại bẻ lái không được vì bánh lái này chỉ chạy máy nhỏ, chạy buồm khó khăn. Còn lo một nỗi tàu thả trôi như vậy biết tới đâu, lỡ nó dạt vào ngay cạnh một căn cứ của địch thì chúng chẳng cần phải tốn công săn đuổi. Dù ta có thuốc nổ phá tàu thì ít ra chúng cũng tìm thấy tang vật về con đường vận chuyển vũ khí trên biển.Sau hơn hai tiếng đồng hồ, máy nổ lại, tàu chỉ dám chạy chậm trên ngọn sóng lướt dài. Thuyền chở nặng, phía sau lái có thể với tay khoát nước được. Đêm hôm đó sóng khá to, xa xa lại thấy có ánh đèn thấp thoáng. Nó chạy loanh quanh, đang bắt theo tàu ta. Để giữ bí mật, tàu né sang hướng đông cho tắt hết đèn. Lần này thì đúng là tàu địch vì nó quần thảo một hồi, thấy mất mục tiêu nên quay vào hướng tây. Vận chuyển vũ khí vào Nam trên biển, phải hứng chịu giông bão địch. Phải đối phó làm sao để bảo vệ mình con tàu đầy ắp vũ khí. Giữa mênh mông biển trời xanh biếc ấy, con thuyền thật bé nhỏ mỏng manh yếu ớt, nó đã phải chịu quá nhiều thử thách gian nan, giá đoạn cuối cuộc hành trình này được trời yên bể lặng thì tốt biết bao nhiêu. Nhưng xa xa phía chân trời đã xuất hiện vài khối mây đen. Lái thuyền nói:- Điềm không lành rồi, nếu khối mây đen kia lớn dần di chuyển về hướng tây, kết thành đường đen từ mặt nước lên trời, thì ắt có giông rồi!Bông Văn Dĩa nói:- Đúng rồi, phải cho quay mũi thuyền vào bờ để kịp xử trí, tình hình này không lâu nữa sẽ xảy ra sóng to gió lớn, thuyền ta nhỏ, chở nặng, rất nguy hiểm.Với những kinh nghiệm đi biển, anh em bàn tính:- Mây đen hơn rồi, ngọn mây uốn khúc kìa, sắp có giông rồi!- Không vào bờ, chết thì chết ở ngoài khơi, không trao vũ khí này cho giặc.- Chú Một! Nghe tôi đi! Vào bờ trú đã rồi ta tính tiếp.- Vào bờ làm mồi cho giặc hả!Út Một ngước mắt nhìn đám mây đen, nhìn khoang thuyền súng đạn đầy ắp, trách nhiệm lớn quá! Ba mươi tấn vũ khí! Không thể để chìm dưới cơn bão tố sắp đến. Anh Dĩa nói đúng, vào gần bờ còn có hy vọng!Anh Dĩa vừa từ tốn vừa kiên quyết:- Út Một, nghe đồng đội này đi.Thuyền quẹo một cua gấp vào phía bờ. Không thấy gì báo hiệu của bốt địch, chỉ có tiếng mưa rơi ào ào, tiếng gió vù vù. Mưa, mưa mãi, phải tát nước liên tục vì nước mưa như muốn nhận con thuyền xuống biển. Mọi người đều mệt rã, đuối lả. Chỉ huy thuyền thì vẫn căng óc chưa biết việc gì sẽ xảy ra, họ chỉ chờ bớt gió mưa là lẻn ra khơi ngay. Đến ngày thứ năm, ông Dĩa thổ địa phát hiện ra hàng đáy, biết là đã đi qua Trà Vinh, chiều tối, đã thấy giáp nước nửa trong nửa đục trong bờ chảy ra mang theo cả bập dừa nước. Tối ấy, tàu đã nhìn thấy bờ còn gặp hoạn nạn nữa, một cơn giông to, mưa quật ào ạt, lắc tàu nhừ tử, thuyền người xơ xác vẫn bám chặt lấy nhau điều khiển nhau vào bờ. Mãi qua nửa đêm mới êm sóng. Ông Dĩa dõi mắt nhìn vào bờ, bỗng nói to:- Sông Bồ Đề đây rồi, đánh tín hiệu!Đích tay ông đánh đèn tín hiệu, đánh đến cả tiếng đồng hồ mà bờ vẫn vô âm tín. Sao ngoài kia nói trong này đón tiếp ghê lắm, từ mấy chục cây số ngoài biển.5 giờ sáng ngày 16-10-1962, nhìn thấy mấy ghe gần bờ, ông Dĩa căng lưới lên, đánh tín hiệu tiếp. Phía bên kia nhận tín hiệu, trả lời đúng. Họ đã đón mình! Sau đó mới biết, liên lạc xong nhưng chưa dám xáp gần, vì thấy tàu to quá họ khớp, tưởng đâu tàu chở hàng về cũng chỉ năm mười tấn thôi. Họ đã được lệnh đón ở đây, ngóng ra biển cả tháng nay rồi. Nỗi mừng này thật không sao tả siết. Tàu Phương Đông I với 30 tấn vũ khí, chuyến tàu đầu tiên chuyển vào bến Vàm Lũng thành công. Chuyến tàu mở luồng do Thuyền trưởng Văn Một Chính trị viên Bông Văn Dĩa chỉ huy đã hành trình như thế đấy! . thật không sao tả siết. Tàu Phương Đông I với 30 tấn vũ khí, chuyến tàu đầu tiên chuyển vào bến Vàm Lũng thành công. Chuyến tàu mở luồng do Thuyền trưởng Lê. Chuyến tàu không số đầu tiên và Thuyền trưởng Lê Văn Một QĐND - Thứ Ba, 04/10/2011, 18:52 (GMT+7)QĐND

Ngày đăng: 25/09/2012, 10:49

Hình ảnh liên quan

Một phen hú vía cho cả tàu. Anh Thanh vội lấy tấm hình nhỏ của Bác Hồ đã giấu thật kỹ, phải mang ra nhai nuốt chửng, nhìn theo chiếc tàu buôn kia, anh hậm hụi, tiếc nuối. - Chuyến tàu không số đầu tiên và Thuyền trưởng Lê Văn Một.doc

t.

phen hú vía cho cả tàu. Anh Thanh vội lấy tấm hình nhỏ của Bác Hồ đã giấu thật kỹ, phải mang ra nhai nuốt chửng, nhìn theo chiếc tàu buôn kia, anh hậm hụi, tiếc nuối Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan