Tàu không số trên bến Vũng Rô 1.
Tàu không số trên bến Vũng Rô (Bài 1) QĐND - Thứ Ba, 04/10/2011, 18:52 (GMT+7)I - Mở bến Vũng RôQĐND - Theo tác phẩm "Lịch sử Lữ đoàn 125 Hải quân" của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2001 viết: "Mùa thu năm 1964, đường Trường Sơn mới vươn tới vùng ba biên giới, chủ yếu chi viện cho Tây Nguyên và vùng giáp ranh của Liên khu 5. Tuy nhiên, việc vận tải bằng đường bộ, do nhiều nguyên nhân mà chủ yếu là sự đánh phá ác liệt của kẻ địch, nên gặp rất nhiều khó khăn".Thực hiện chủ trương phối hợp toàn miền do Trung ương Cục phát động, Bộ tư lệnh Quân khu 5 mở đợt hoạt động của các lực lượng vũ trang 6 tháng cuối năm 1964, nhằm tiêu diệt sinh lực địch, bồi dưỡng lực lượng ta, phá ấp chiến lược. Được các lực lượng vũ trang hỗ trợ, mùa thu năm 1964, nhân dân Khu 5 đã đồng khởi phá tan 1.485 ấp chiến lược ở đồng bằng, 292 ấp chiến lược ở miền núi, giải phóng 123 xã. Nhiều vùng, quần chúng nổi dậy làm chủ gồm 15 đến 20 xã liền nhau, sát đường số 1, tạo thế cho bộ đội chủ lực về đứng chân. Phong trào đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị phát triển. Tuy nhiên, Khu 5 gặp khó khăn là thiếu vũ khí. Các tỉnh Khu 5 liên tục điện ra Trung ương xin vũ khí. Có lần, tỉnh Quảng Ngãi đã chủ động đưa thuyền ra Bắc xin vũ khí . Một khó khăn đối với Khu 5 nữa là, mùa đông năm 1964, giữa lúc phong trào cách mạng đang lên, một trận lụt lớn chưa từng thấy trong vòng 100 năm đã xảy ra ở địa bàn này. Lợi dụng thiên tai, Mỹ-ngụy dùng xuồng máy, xe lội nước càn quét, đánh phá.Việc cung cấp vũ khí cho Khu 5 trở thành một nhiệm vụ cấp bách. Bộ Quốc phòng chỉ thị cho Bộ Tổng tham mưu (Bộ phận B) kết hợp với Bộ tư lệnh Hải quân nghiên cứu nhiệm vụ mở bến, chi viện vũ khí cho vùng ven biển Khu 5.Vận chuyển vũ khí vào Khu 5 là công việc phức tạp và vô cùng khó khăn. Mặc dù cung đường so với mút cùng đất nước có ngắn hơn, song việc đặt bến chẳng thuận lợi. Vùng biển Khu 5 không có nhiều kênh rạch và rừng cây um tùm phủ xuống như ở Nam Bộ. Các cửa sông hẹp, đồn địch ken dày và rất nhiều căn cứ hải thuyền của địch. Là vùng sát giới tuyến, lại nằm sát quốc lộ nên hệ thống ra-đa, tàu chiến và máy bay của địch kiểm soát khá cẩn mật.Việc mở bến vào Khu 5, Bộ Tổng tham mưu và Bộ tư lệnh Hải quân tiến hành từng bước rất chặt chẽ, thận trọng; phương châm khẩn trương nhưng không nóng vội. Đã đi là chắc thắng. Một bộ phận cán bộ Hải quân do đồng chí Huỳnh Kim và Phan Võ dẫn đầu đã vào Khu 5 truyền đạt ý kiến của Bộ Quốc phòng và cùng cán bộ tham mưu Quân khu 5 đi nghiên cứu địa hình, mở bến bãi.Tập kết vũ khí đạn dược đưa xuống Tàu không số để vận chuyển vào Nam. Ảnh tư liệu Sau khi nhận được những tin tức do bộ phận trinh sát và cơ quan quân sự các địa phương báo ra, Bộ tư lệnh Hải quân thông qua phương án vận chuyển vào Khu 5 do cơ quan tham mưu Đoàn 125 trình bày. Bộ tư lệnh nhấn mạnh: Các tàu vào Khu 5 phải thật khôn khéo, đánh lừa địch trên đường hành trình; táo bạo, bí mật thọc sâu vào bến; nhanh chóng dỡ hàng và rút ra ngay trong đêm. Gặp trường hợp đặc biệt mới ở lại ban ngày, song phải có phương án chiến đấu nếu bị lộ.Tổ trinh sát của hải quân và Quân khu 5 trước mắt đã chuẩn bị được một số bến có khả năng nhận hàng như: Lộ Giao (Bình Định), Đạm Thủy (Phổ An, Quảng Ngãi), Bình Đào (Quảng Nam), Vũng Rô (Phú Yên) ." (SĐD trang 84, 86) Lúc này Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng Chỉ thị: "Tìm bến mới ở Phú Yên. Phú Yên đang cần súng đạn!".Chấp hành Chỉ thị của Bí thư Quân ủy Trung ương, đồng chí Phan Hàm xuống ngay Hải Phòng để trao đổi với đồng chí Tư lệnh Hải quân Nguyễn Bá Phát. Hai người nhất trí chọn Vũng Rô làm điểm đổ hàng cho khu vực Phú Yên.Ngay sau đó đồng chí Trần Suyền, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên nhận được lệnh của Trung ương và Khu ủy 5 tìm điểm mở bến ở tỉnh Phú Yên để đón các chuyến tàu không số từ miền Bắc chi viện cho chiến trường Khu 5. Hàng loạt các vị trí dọc 189km bờ biển của tỉnh Phú Yên đều được đưa ra xem xét và cân nhắc. Cuối cùng các đồng chí lãnh đạo tỉnh Phú Yên và Liên tỉnh ủy 3 (Phú Yên, Khánh Hòa, Đắc Lắc) đều nhất trí với Trung ương là chọn Vũng Rô để mở bến đón Tàu không số, nhằm tạo được yếu tố bất ngờ và cũng thuận lợi trong việc tổ chức hành lang vận chuyển hàng về phía sau để chi viện vũ khí cho chiến trường ba tỉnh.Vũng Rô nằm sát Quốc lộ 1A dưới chân Đèo Cả thuộc địa phận xã Hòa Xuân, huyện Tuy Hòa (nay là huyện Đông Hòa), tỉnh Phú Yên, tiếp giáp với Đại Lãnh - Vịnh Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa). Vũng Rô có diện tích mặt nước 17km2, có độ nước sâu gần bờ từ 14 đến 19m, kín gió, đáy vịnh ổn định. Cửa biển vào Vũng Rô rộng 2km. Nơi tiếp giáp hải phận quốc tế ở vị trí 12052' vĩ độ Bắc, 109025' kinh độ Đông. Phía bắc giáp dãy núi Đá Bia cao 706m. Phía nam giáp Đại Lãnh (tỉnh Khánh Hòa). Phía tây giáp Đèo Cả có Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam. Phía đông giáp Biển Đông (có Mũi Điện - Cáp Varilla) .Vũng Rô có địa hình núi non hiểm trở bao bọc, có nhiều hang động, gộp đá ở nhiều độ cao khác nhau và đường sá độc đạo, thuận lợi cho việc hoạt động tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương. Địa hình đó thuận tiện cho việc cất giấu, bảo quản vũ khí, lương thực, thực phẩm an toàn khi chuyển từ tàu đưa vào bến, rồi từ bến chuyển đi các nơi. Trong khu vực Vũng Rô có nhiều bãi như: Bãi Chính, Bãi Chùa, Bãi Lau . rất thuận tiện cho việc xuống hàng và có nguồn nước ngọt phục vụ tốt cho mọi sinh hoạt của bộ đội, dân quân du kích và dân công các xã về đây tải hàng.Từ Bãi Chính có con đường mòn đi ra Mũi Điện, đi qua núi Bà và núi Bia đến vùng Bãi Xép-khu căn cứ cách mạng Miền Đông, giáp với vùng giải phóng các xã Hòa Hiệp, Hòa Xuân, Hòa Thịnh v.v Các xã này đã có lực lượng dân quân du kích khá vững mạnh, đã đánh và thắng địch nhiều trận vang dội, là chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh chính trị ở địa phương.Nhưng bến Vũng Rô cũng có một số nhược điểm là khá trống trải, khó khăn cho việc tàu chở hàng chi viện đậu lại bến chờ thời cơ. (Nó khác với những kênh rạch ở Nam Bộ, khi tàu vào có rừng đước, rừng tràm che chở, thời gian tàu nằm lại bến từ 5 đến 7 ngày không lo bị địch phát hiện). Ngoài ra, quanh Vũng Rô còn có nhiều núi đá khá cao; địch xây dựng trên đỉnh Đèo Cả bót Pơ Tý và đặt trạm quan sát bảo vệ Vũng Rô. Quốc lộ 1A và đường sắt Bắc-Nam chạy ngang qua Vũng Rô tạo điều kiện thuận lợi cho kẻ địch dễ cơ động lực lượng khi phát hiện các hoạt động của ta ở Vũng Rô. Mặt khác, Vũng Rô chỉ có một cửa ra vào nên khi có sự cố, địch huy động lực lượng ứng phó nhanh, chốt chặn cửa vịnh là tàu của ta khó thoát. Và Vũng Rô chỉ cách tỉnh đường Phú Yên của địch chừng 30km theo đường chim bay, nếu bị lộ địch sẽ dùng quân đến vây ráp ngay. Đồng thời, tại bến không có sẵn lực lượng túc trực cố định để làm nhiệm vụ bốc hàng, hầu hết dân công đều huy động ở các xã liền kề trong vùng giải phóng, họ đều có quan hệ gia đình làng xóm, nên công tác bảo mật là rất khó khăn. Với các đặc điểm khó khăn trên của ta nên bọn địch rất chủ quan và quản lý sơ hở.Cuối năm 1964, các xã Hòa Hiệp, Hòa Xuân thuộc miền đông huyện Tuy Hòa (nay là huyện Đông Hòa) tiếp giáp với Vũng Rô có nhiều thôn đã được giải phóng. Chính quyền cách mạng được thành lập; các tổ chức hội đoàn thể, dân quân du kích và quần chúng nhân dân được tổ chức sinh hoạt, tham gia đóng góp nhân tài vật lực, đi dân công tải vũ khí, lương thực phục vụ chiến trường. Điểm nổi bật nhất của hai xã Hòa Hiệp và Hòa Xuân là phong trào toàn dân đánh giặc rất cao, lực lượng dân quân du kích khá mạnh, là điểm tựa rất vững chắc của bến Vũng Rô.Năm 1964, dân số xã Hòa Hiệp có 6.350 người, trong đó có 345 dân quân du kích. Dân số xã Hòa Xuân có 5.430 người, trong đó có 258 dân quân du kích. Hệ thống hầm hào, trận địa chiến đấu của hai xã Hòa Hiệp và Hòa Xuân được xây dựng hoàn chỉnh, vững chắc, đúng với các phương án chiến đấu bảo vệ xóm làng, nên nhiều lần kẻ địch mở các đợt càn quét vào xã đều bị lực lượng dân quân du kích, bám trụ kiên cường, đánh địch thắng lợi.Tháng 10-1964, trong gian nhà nhỏ cuối thôn Lạc Long, nhìn ra hạ lưu sông Bàn Thạch, đồng chí Trần Suyền - Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên cùng Ban chỉ đạo bến làm việc với đại diện Huyện ủy Tuy Hòa và Bí thư Chi bộ hai xã Hòa Hiệp và Hòa Xuân để kiểm điểm công tác mở bến. Theo yêu cầu của Trung ương, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã quyết định tuyển chọn 5 cán bộ thông thạo nghề biển là Lê Kim Tự, Nguyễn Văn Xuân, Trần Văn Hiền (quê ở xã Hòa Hiệp, huyện Tuy Hòa), Trần Mỹ Thành, Phan Văn Dợn (quê ở xã Xuân Thịnh và Xuân Thọ, huyện Sông Cầu), vượt Trường Sơn ra miền Bắc để dẫn tàu vào bến Vũng Rô. Các anh vô cùng phấn khởi lên đường vượt Trường Sơn ra miền Bắc, với quyết tâm sẽ sớm đưa tàu chở vũ khí vào bến Vũng Rô.-------- . Tàu không số trên bến Vũng Rô (Bài 1) QĐND - Thứ Ba, 04 /10 /2 011 , 18 :52 (GMT+7)I - Mở bến Vũng RôQĐND - Theo tác phẩm "Lịch sử Lữ đoàn 12 5 Hải. để dẫn tàu vào bến Vũng Rô. Các anh vô cùng phấn khởi lên đường vượt Trường Sơn ra miền Bắc, với quyết tâm sẽ sớm đưa tàu chở vũ khí vào bến Vũng Rô. --------