TỔNG QUAN
Đại cương về bệnh Đái tháo đường
Theo khuyến cáo gần đây của TCYTTG thì tốc độ phát triển của bệnh ĐTĐ đang tăng nhanh Thống kê năm 1985 số người mắc bệnh ĐTĐ là 30 triệu người, sau gần 10 năm (1994) con số BN ĐTĐ đã tăng lên 110,4 triệu người, đến năm 2007 số BN ĐTĐ là 246 triệu BN Dự báo đến năm 2025 sẽ có 333 triệu người mắc bệnh ĐTĐ, trong đó có khoảng 299 triệu BN ĐTĐ týp 2.[5],[21],[52].
Tỉ lệ và tốc độ phát triển của bệnh ĐTĐ thay đổi theo từng quốc gia, từng khu vực và từng dân tộc Theo Vasyukova và CS ( 1977) nhận thấy cứ sau 15 năm thì số lượng BN ĐTĐ tăng lên gấp 2 lần, tỉ lệ bệnh cũng tăng lên theo tuổi Tại Mỹ theo thông báo của TCYTTG (năm 1990) cho biết số bệnh nhân ĐTĐ ở lứa tuổi từ 20 đến 76 chiếm tỉ lệ 6,9% dân số Tỷ lệ tử vong cũng tăng lên nếu như trong những năm 1974 đến 1975 tỷ lệ tử vong do ĐTĐ đứng hàng thứ 5 trong các bệnh nội khoa những năm gần đây, tỷ lệ tử vong do ĐTĐ đã ở vị trí thứ 3 sau ung thư và tim mạch [49],[52],[73].
Các nước Đông Nam Á tỷ lệ ĐTĐ cũng tăng:,Malaysia: 8,2% ở thành thị và 6,7% ở nông thôn, Singapore: 8,9% , Thái Lan: 3,58%, Philipin: 4,27% Tại Singapore tỉ lệ ĐTĐ týp 2 năm 1974 là 2%, năm 1985 là 4,7% và đến năm 1992 là 8,6% Các quốc gia Đông Bắc Á tỷ lệ ĐTĐ cũng tương tự: Nhật Bản 10,9%, Hàn Quốc 2,08%, Hồng Kông 3,0%, Đài Loạn 1,6% TCYTTG đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng tăng nhanh của bệnh ĐTĐ.
[73] Ở Việt Nam tỷ lệ BN ĐTĐ tăng lên theo thời gian, hiện tại tỷ lệ ĐTĐ tương đương với một số nước trong khu vực Tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở đối tượng có nguy cơ cao là 7,9 %, tỷ lệ RLGM lúc đói là 13,5% Nguyễn Vinh Quang, Phạm Ngọc Khái (2005) nghiên cứu tình hình mắc bệnh ĐTĐ ở người 30 - 65 tuổi tại khu vực thành thị của 2 tỉnh đồng bằng Bắc bộ cho kết quả tỷ lệ ĐTĐ là 4,2% [3],[14].
1 Triệu chứng chủ quan: Ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gầy sút cân nhanh
2 Các biến chứng: Tim mạch, thận, mắt, thần kinh
Tiêu chí chẩn đoán mới:
Tháng 6-1997 Hội ĐTĐ Mỹ họp thường niên tại Boston đã đưa ra tiêu chí mới về chẩn đoán ĐTĐ và TCYTTG công nhận vào năm 1998:
- Glucose máu lúc đói 126 mg/dl (≥7 mmol/l) sau ăn 8 giờ
- Glucose máu bất kỳ > 200mg/dl (≥11,1mmol/l)
- Những người glucose máu lúc đói ở mức 110 mg/dl - 8% (theo ADA).
Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang (2001) thấy tỉ lệ RLLP máu ở
BN ĐTĐ týp 2 có THA cao hơn so với nhóm không THA [11].
Nguyễn Thị Thịnh (2001) thấy tỉ lệ tăng TG chiếm 49,4% và tăng CT chiếm 31,2% ở BN ĐTĐ týp 2[21].
Năm 2003 cùng với 12 nước Asia tiến hành điều tra tình hình quản lý bệnh ĐTĐ trong cả nước Kết quả cho thấy có tiến bộ hơn năm 1998. glucose máu lúc đói trung bình 8,9 ± 3,5 mmol/l, HbA1c cũng được cải thiện 8,5 ± 2,2 %, giảm 2 % so với năm 1998 Nhưng theo khuyến cáo thì kiểm soát HbA1c còn kém Kiểm soát huyết áp chỉ có 22,9 % BN đạt được mục tiêu (HA 0/80 mmHg), hơn 50 % số BN không được điều trị THA
Rối loạn lipid máu là yếu tố nguy cơ độc lập đối với biến chứng tim mạch, song cũng chỉ có 67% số BN được kiểm tra các thành phần lipid máu. Trong đó tăng CT chiếm 22.1%, tăng TG 18%, giảm HDL- C 49,3% Theo khuyến cáo về mục tiêu kiểm soát CT chỉ đạt 31,5%, có tới 47,9% BN có nồng độ CT ở mức độ nguy cơ tim mạch, 20,6 % kiểm soát kém Và chỉ có 35,1% số BN có RLLP máu được điểu tri [44].
Một số nghiên cứu cũng nhận thấy kết quả kiểm soát glucose máu và HbA1c còn ở mức kém: Nguyến Hải Thủy (2000-Huế) cho kết quả tỷ lệ BN ĐTĐ có mức kiểm soát HbA1c tối ưu 0%, tốt 16% và kém 84% [27].
Phan Huy Anh Vũ (2001-Đồng Nai) thấy có 9% BN ĐTĐ có glucose máu đạt mức tốt, 37% đạt mức trung bình và 54% kiểm soát kém [33]
Hoàng Trung Vinh (2007) thấy kiểm soát glucose máu lúc đói đạt mức tốt 5,21%, chấp nhận 8,53% và kém 86,26%; Tương tự, kiểm soát HbA1c cũng rất kém: tốt 11,3%, chấp nhận 13,21 và kém 75,47% [30,[31].
Nguyễn Vinh Quang (2007) khảo sát tình trạng kiểm soát glucose đói của BN ĐTĐ ở Nam Định và Thái Bình đạt mức tốt 18,07%, chấp nhận 16,87% và kém 65,06% [14]
Nguyễn Kim Lương, Thái Hồng Quang nghiên cứu trên BN ĐTĐ týp
2 cho thấy những BN ĐTĐ týp 2 cú THA tỡnh trạng RLLP máu cao hơn hẳn nhóm ĐTĐ týp 2 không THA [11]
Nguyễn Thị Thịnh (2001) nghiên cứu ở BN ĐTĐ týp 2 cho thấy có tới 49,4% tăng TG, 31,2% tăng CT [21].
Tỏc giả Đặng Thị Nga (2011) cho thấy tỷ lệ RLLP máu ở BN ĐTĐ týp 2 khá cao: 52% tăng TG, tăng CT chiếm 40%, giảm LDL-C là 34%, tăng HDL-C có tỷ lệ thấp nhất là 25% và là tăng theo lứa tuổi, lứa tuổi ≥60 có tỷ lệ cao hơn nhóm tuổi dưới 60 Theo dõi điều tri sau 2 năm tỷ lệ RLLP máu vẫn còn cao [12]
Từ những thử nghiệm lâm sàng khi áp dụng tiêu chí kiểm soát các chỉ số theo khuyến cáo trên các chuyên gia thấy có một số chỉ số còn ở mức cao do đó tỷ lệ biến chứng vẫn nhiều Năm 2002 TCYTTG đã điều chỉnh một số chỉ số Và năm 2005 thì đưa thêm chỉ số BMI áp dụng vào từng quốc gia,từng chủng tộc, hoặc từng vùng từng lãnh thổ có thể áp dụng các chỉ số bình thường tương ứng với từng nơi cho phù hợp, các chỉ số glucose máu và lipid máu thống nhất tính bằng đơn vị quốc tế
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
200 BN ĐTĐ týp 2 là cán bộ cao cấp trong quân đội được theo dõi và điều trị tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ tháng 1/ 2011 đến tháng 12/ 2011 gồm 164 BN đang điều trị và 36 BN phát hiện lần đầu cú đủ cỏc yếu tố sau:
- Các BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2
- Đồng ý tham gia nghiên cứu
- ĐTĐ týp 1, các loại ĐTĐ khác có nguyên nhân
- Các BN ĐTĐ týp 2 đang có mắc bệnh cấp tính, ác tính, bệnh nội tiết khác kèm theo (Basedow, hội chứng Cushing, to đầu chi… ) và biến chứng ĐTĐ cấp tính
- Những BN mất máu cấp hoặc mạn, thiếu sắt, xuất huyết tiêu hoá, nhiễm sắc tố sắt, tan huyết, một số bệnh huyết sắc tố (bệnh huyết sắc tố F, bệnh khuyết sắc tố C, D, S) ảnh hưởng tới kết quả HbA1c.
- BN không có hợp tác nghiên cứu, không tuân thủ qui trình nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiến cứu, mô tả, cắt ngang.
Tất cả bệnh nhân ĐTĐ đến khám bệnh tại khoa Nội Cán bộ (A1) và phòng khám cán bộ cao cấp C1-2 - Bệnh viện TƯQĐ 108 được:
+ Hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng theo mẫu bệnh án thống nhất: họ tên, tuổi, nghề nghiệp, tiền sử bản thân và gia, thời gian phát hiện bệnh, khai thác các triệu chứng chủ quan (như ăn nhiều, uống nhiều, đái nhiều, gày sút cân nhanh…), một số thói quen (hút thuốc lá, hay ăn ngọt).
Thăm khám lâm sàng toàn diện: đo HA, chiều cao, cân nặng, vòng bụng, vòng mông, khám chuyên khoa tim mạch, mắt, thần kinh…
+ Làm các xét nghiệm huyết học, sinh hóa máu, nước tiểu,.
+ Thăm dò chức năng: Điện tâm đồ, siêu âm ổ bụng, siêu âm Doppler mạch cảnh, mạch chi dưới.
2.2.3 Các qui trình, tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu
* Khai thác tiền sử và thói quen:
Có bố, mẹ, anh chị em ruột bị ĐTĐ týp 2
- Thói quen hút thuốc lá:
Theo Tổ chức y tế thế giới (1996) Khi một người được cho là có hút thuốc lá khi tiền sử hoặc hiện tại hút > 5 điều thuốc/ngày và thời gian hút liên tục > 2 năm
Trong nghiên cứu này chúng tôi đánh giá:
Người không hút thuốc lá: là người từ trước tới lúc nghiên cứu chưa hút thuốc lá hoặc hiếm khi hút, hoặc đã bỏ không hút thuốc lá được ít nhất là
Người có hút thuốc lá: là người thường xuyên hút thuốc lá, hút nhiều hơn 5 điếu/ngày, hiện tại đang hút thuốc lá hoặc mới bỏ hút thuốc dưới 1 năm, hoặc tiếp xúc hàng ngày với người hút thuốc lá (hút thuốc lá thụ động) [67].
- Thói quen uống rượu, bia:
Người hay uống rượu: tuần uống trên 7 lần, (1 lần uống ít nhất là 1 cốc bia 200 ml, hoặc 1 cốc rượu vang 120 ml, hoặc 30 ml rượu mạnh) [67].
+ Chỉ số khối cơ thể - Body Mass Index (BMI) Đo chiều cao, cân nặng bằng cân TANAKA của Nhật Bản có thước đo chiều cao (m) - độ chính xác 0,1 m; cân nặng (kg) - độ chính xác 0,1kg BMI được tính theo công thức:
Cân nặng (kg) BMI = Đơn vị tính: kg/ m 2 [Chiều cao (m)] 2
- Chiều cao đứng: BN đi chân đất, đứng tư thế nghiêm, bốn điểm phía sau là chẩm - lưng - mông - gót chân chạm vào thước đo Thước đo chiều cao là thước có gắn cố định trên cân, thanh ngang của thước đo được đưa từ trên xuống chạm vào điểm cao nhất của đầu
- Cân nặng: BN đứng thăng bằng trên cân, mặc quần áo nhẹ Đánh giá chỉ số khối cơ thể theo phân loại của Hiệp hội ĐTĐ châu Á - Thái Bình Dương 2002
Bảng 2.1 Đánh giá BMI theo tiêu chuẩn của Hiệp hội Đái tháo đường châu Á - Thái Bình Dương
Có nguy cơ béo phì 23,0- 24,9
≥ 30 + Đo chu vi vòng bụng, vòng mông, tính chỉ số WHR (waist hip ratio):
WHR = Vòng bụng (cm)/ Vòng mông (cm)
Sử dụng thước dây có thang chia đơn vị đo cm.
- Vòng bụng (Waist): đo ngang qua bờ trên của mào châu đi ngang qua rốn, bệnh nhân không co cứng cơ thẳng bụng.
- Vòng mông (Hip): đo ngang qua hai mấu chuyển lớn xương đùi. Đánh giá kết quả chỉ số WHR theo tiêu chuẩn đối với người châu Á:
Sử dụng huyết áp kế thủy ngân của Nhật Bản Độ rộng của bao hơi đảm bảo ≥ 80% chiều dài của cánh tay đo.
Chuẩn bị: BN được nghỉ ngơi hoàn toàn ít nhất 5 phút trước khi tiến hành đo huyết áp; không sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá, uống trà, cà phê… trước đó ít nhất 30 phút.
Tư thế đo: BN ngồi tựa lưng vào ghế, hai cánh tay để trần đặt trên bàn ngang tim, nếp khuỷu tay đo huyết áp ở ngang mức tim Đo huyết áp cả 2 tay Đo ít nhất hai lần, cách nhau 3-5 phút, kết quả tính bằng số đo trung bình của hai lần đo.
Kỹ thuật đo: Quấn băng đo vào vùng cánh tay ở vị trí sao cho mép dưới của băng quấn trên lằn khuỷu 2cm Bơm hơi lên trên giá trị mất mạch quay 20-30mmHg, sau đó xả hơi với tốc độ 2mmHg/ giây Huyết áp tâm thu là khởi đầu pha I của Krockoff (âm thanh đầu tiên) nghe thấy khi xả bao hơi,huyết áp tâm trương là pha V của Krockoff (mất hoặc thay đổi âm sắc).
Tiêu chuẩn chẩn đoán THA khi BN đã và đang dùng thuốc hạ áp,hoặc
BN đủ tiờu chuẩn chẩn đoán THA theo JNC VII [54].
Bảng 2.2 Phân độ THA theo JNC VII (2003) ở người trên 18 tuổi
Mức độ HA TT (mmHg) HATTr(mmHg)
* Xét nghiệm cận lâm sàng
- Xét nghiệm huyết học được làm tại khoa Huyết học - bệnh viện TƯQĐ 108: hồng cầu, huyết sắc tố, hematocrit, bạch cầu, công thức bạch cầu, tiểu cầu.
- Các xét nghiệm sinh hóa máu được làm tại khoa Sinh hoá - bệnh viện TƯQĐ 108: BN nhịn ăn 10h, được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng sớm
+ Định lượng glucose máu tĩnh mạch lúc đói bằng phương pháp enzym so mầu (Hexokinaze) thực hiện trên máy OLYMPUS 400 Glucose được định lượng trong vòng 2h sau lấy máu để tránh hiện tượng đường phân.
+ Định lượng HbA1c :tỷ lệ % của glycosylated hemoglobin trên máy OLYMPUS 400 bằng phương pháp sắc ký lỏng cao áp
+ Định lượng các thành phần lipid máu: lấy máu tĩnh mạch buổi sáng. Định lượng CT, TG, HDL-C, LDL-C bằng phương pháp enzym so màu, thực hiện trên máy OLYMPUS 400
+ Định lượng ure, creatinin huyết thanh
- Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu 10 thông số.
* Chẩn đoán bệnh ĐTĐ theo TCYTTG năm 1998 :
+ Glucose máu đói (sau bữa ăn cuối cùng 8-12 giờ) ≥ 7,0 mmol/l (phải làm ít nhất 2 lần) hoặc
+ Glucose máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l kết hợp với các triệu chứng tăng tăng glucose máu (làm 2 lần).
+ Hoặc glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng glucose ≥ 11,1 mmol/l
* Chẩn đoán đái tháo đường týp 2 theo tiêu chuẩn IDF 2005:
+ Bệnh tiến triển từ từ.
+ Thường có cơ địa béo phì hiện tại hoặc trước đó
+ Glucose máu tăng vừa phải < 15 mmol/l.
+ Không có chiều hướng nhiễm toan – ceton.
+ Định lượng insulin máu hoặc C- peptid bình thường.
+ Glucose máu kiểm soát được khi áp dụng chế độ ăn hợp lý, vận động thể lực đều đặn, hoặc kết hợp với thuốc uống hoặc insulin liều thấp.
* Đánh giá rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu đặc trưng bởi sự biến đổi nồng độ các thành phần lipid máu như: tăng CT, tăng TG, tăng LDL-C, giảm HDL-C Dựa vào tiêu chuẩn của WHO/ISH năm 1999 khi có rối loạn một trong các thành phần lipid máu cơ bản :
* Phân lo i r i lo n lipid máu theo de Gennes JL ại rối loạn lipid máu theo de Gennes JL ối loạn lipid máu theo de Gennes JL ại rối loạn lipid máu theo de Gennes JL
Thành phần Kiểu rối loạn
Tăng lipid máu hỗn hợp ↑ ↑
Chú thích: ↑: tăng, BT: bình thường
Đánh giá mức độ rối loạn lipid máu
Mức độ RLLP máu được đỏnh giỏ theo tiờu chuẩn của Hội Tim mạch học Quốc gia Việt Nam
Bảng 2.3 Đánh giá các mức độ RLLP máu [25]
Thành phần Nồng độ Mức độ
Tối ưu Gần tối ưu Cao giới hạn Cao
Bình thường Cao giới hạn
Bình thường Cao giới hạn Cao Rất cao
- Đánh giá mức độ kiểm soát các chỉ số dựa theo khuyến cáo của Hội Nội tiết-ĐTĐ Việt Nam năm 2006
Bảng 2.4 Khuyến cáo Hội Nội tiết-Đái tháo đường Việt Nam-2006[25]
Chỉ số Đơn vị Tốt Chấp nhận Kém
2.2.4 Qui trình quản lý và điều trị
- Tất cả BN đều được hướng dẫn chế độ ăn uống và luyện tập theo khuyến cáo Khuyến cáo Hội Nội tiết-Đái tháo đường Việt Nam-2006.
Phác đồ điều trị rối loạn lipid máu và thuốc điều trị kết hợp đang sử dụng
+ Nhóm Statin: khi tăng CT nguyên phát hay RLLM hỗn hợp.
Atorvastatin: 20 mg/ ngày Rosuvastatin: 10 mg/ ngày Uống sau khi ăn, uống 1 lần trong ngày, buổi tối trước khi ngủ.
+ Nhóm Fibrate (Fenofibrate): dùng khi tăng TG nguyên phát.
Uống lần trước bữa ăn.
+ Dùng phối hợp Statin + Fibrate:
Khi tăng cao lúc đầu cả 3 thành phần CT, TG, LDL-C hay khi dùng Statin 1 tháng mà TG ≥ 3,5 mmol/l (300 mg%).
Khi các thành phần lipid máu đã trở về bình thường hay gần bình thường thì tiếp tục duy trì thuốc ở liều tối thiểu.
Những BN có THA, ĐTĐ týp 2, suy vành, và các bệnh khác kèm theo được dùng các thuốc điều trị bệnh theo phác đồ đã được khuyến cáo.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
3.1.1 Lứa tuổi, thời gian phát hiện bệnh, chỉ số nhân trắc và THA
Bảng 3.1: Lứa tuổi, thói quen và tiền sử của đối tượng nghiên cứu
Lứa tuổi Số ca (n 0) Tỷ lệ %
Tiền sử gia đình ĐTĐ 14 7
Nhận xét: - Tuổi trung bình (năm) 54,4 ± 4,2, thấp nhất 47,cao nhất 86 tuổi.
Bảng 3.2 Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ týp 2
Thời gian mắc bệnh Số ca (n 0) Tỷ lệ %
- Thời gian mắc ĐTĐ 5 năm chiếm 45%
- Có 36 BN mới phát hiện chiếm 18%
Bảng 3.3 Chỉ số nhân trắc của đối tượng nghiên cứu (n 0)
Nhận xét: 43,5% tăng vòng bụng, 29,5% có BMI >23.
Bảng 3.4 Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu
>23 59 (29,5%) 11 (30,6%) 48 (29,2%) >0,05 Nhận xét: 29,5% có thừa cân, béo phì.BMI ở 2 nhóm mới phát hiện và đang điều trị tương đương nhau với p >0,05
Bảng 3.5 Tình trạng THA của đối tượng nghiên cứu
THA 97 (48,5%) 20 (55,5%) 77 (47%) 0,05 Creatinin (μmol/l)mol/l) 108,1 18,0 106,9 17,7 115,9 21,4 >0,05
- Trị số trung bình của các chỉ số ở giới hạn cao
- Các chỉ số xét nghiệm của 2 nhóm mới phát hiện và đang điều trị tương đương nhau với p>0,05
Bảng 3.7 Kết quả xét nghiệm glucose máu lúc đói và HbA1c
- Nhóm mới phát hiện glucose máu lúc đói và HbA1c cao hơn nhóm đang điều trị với p>0,05
Bảng 3.8 Mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói và HbA1c (n= 200)
- Tỷ lệ BN đạt mức kiểm soát tốt theo HbA1c đạt 18%, theo glucose đạt cao hơn là 27,5%.
- Tỉ lệ BN có nồng độ HbA1c ở mức kém chiếm tới 62,5%, trong khi đó theo glucose máu lúc đói tỷ lệ là 33%.
Biểu đồ 3.1 Mức độ kiểm soát glucose máu lúc đói và HbA1c
Đặc điểm rối loạn lipid máu
3.2.1 Hiểu biết về đái tháo đường và rối loạn lipid máu
Bảng 3.9 Hiểu biết về bệnh đái tháo đường và rối loạn lipid máu
Nội dung Số ca Tỷ lệ %
Biết bị ĐTĐ/ RLLP máu (n, %) 169/200 84,5
Biết biến chứng của ĐTĐ/ RLLP máu (n, %) 184/200 92,0
Biết thức ăn làm tăng ĐTĐ/ RLLP máu (n,
Nhận thức điều trị ĐTĐ/RLLP máu 124/164 63,4
Không nhận thức điều trị ĐTĐ/RLLP máu 60/164 36,6
- Đa số BN có kiến thức về ĐTĐ và RLLP máu
- 63,4% có hiểu biết về việc tuân thủ điều trị ĐTĐ/ RLLP máu
3.2.2 Đặc điểm rối loạn lipid máu
Bảng 3.10 Kết quả xét nghiệm lipid máu
Mới phát hiện (n6) (1) Đang điều trị (n4) (2) p (1,2)
- Trị số trung bình của CT,TG,LDL-C cao hơn bình thường, HLD-C thấp hơn bình thường
- BN mới phát hiện ĐTĐ có các thành phần CT,TG,LDL-C cao vàHLD-C thấp so với nhóm đang điều trị với p 0,05 Tăng TG (n,%) 30 (15) 6 (16,7) 24 (14,6) > 0,05 Tăng hỗn hợp (n,%) 54 (27) 11 (30,6) 43 (26,2) > 0,05 Cộng (n,%) 95 (47,5) 20 (55,6) 75 (45,6) < 0,05 Nhận xét:
- 47% có RLLP máu, trong đó nhóm mới phát hiện chiếm 55,6%, nhóm đang điều trị thấp hơn là 45,6%
-Tăng hỗn hợp có tỷ lệ cao nhất 27%, trong đó nhóm mới phát hiện chiếm 30,6 %, nhóm đang điều trị 26,2%
Biểu đồ 3.2 Phân loại rối loạn lipid máu theo De Gennes
Bảng 3.12 Tỷ lệ rối loạn lipid máu theo lứa tuổi
- Tỷ lệ RLLP máu của lứa tuổi 60 cao hơn lứa tuổi >60 sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p >0,05
Bảng 3.13 Tỷ lệ rối loạn lipid máu theo BMI
- Tỷ lệ RLLP máu của nhóm BMI 23 thấp hơn nhóm có BMI > 23, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.14 Tỷ lệ rối loạn lipid máu theo uống rượu
- Tỷ lệ RLLP máu của nhóm uống rượu cao hơn nhóm không uống rượu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Bảng 3.15 Tỷ lệ rối loạn lipid máu theo THA
- Tỷ lệ RLLP máu của nhóm có THA cao hơn nhóm không THA, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.
3.2.3 Mức độ rối loạn các thành phần lipid máu
Bảng 3.16 Mức độ rối loạn các thành phần lipid máu theo thời gian phát hiện bệnh
Bình thường, n (%) 102 (51) 12 (33,3) 90 (54,9) < 0,05 Giới hạn cao, n (%) 40 (20) 11 (30,6) 29 (17,7) < 0,05 Cao, n (%) 50 (25) 8 (22,2) 42 (25,6) > 0,05 Rất cao, n (%) 8 (4) 5 (13,9) 3 (1,8) < 0,05
(54,5) 22 (61,1) 87 (53,1) > 0,05 Giới hạn cao, n (%) 47 (23,5) 6 (16,7) 41 (25) > 0,05 Cao, n (%) 40 (20) 5 (13,9) 35 (21,3) > 0,05 Rất cao, n (%) 4 (2) 3 (8,3) 1 (0,6) > 0,05
- Tăng TG có tỷ lệ cao nhất 29% trong đó nhóm mới phát hiện chiếm 36,1%, nhóm đang điều trị 27,4%
- Tăng CT chiếm 18,5% trong đó nhóm mới phát hiện chiếm 19,5%, nhóm đang điều trị 18,3%
Bảng 3.17 Mức độ kiểm soát các thành phần lipid máu của đối tượng nghiên cứu (n 0)
- HDL-C có tỷ lệ kiểm soát tốt cao nhất là 62,5%
- TG có tỷ lệ kiểm soát kém cao nhất là 53,5%
Biểu đồ 3.3 Mức độ kiểm soát các thành phần lipid máu
Bảng 3.18 Mức độ kiểm soát các chỉ số theo khuyến cáo Hội Nội tiết-Đái tháo đường Việt Nam-2009 (n 0)
- Kiểm soát kém: HbA1c chiếm tỷ lệ cao nhất 62,5%, thấp nhất là HDL-C là 13 %.
- Đạt mức tốt : HDL-C có tỷ lệ cao nhất là 62,5%, HbA1c có tỷ lệ thấp nhất 18%
BÀN LUẬN
Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
4.1.1 Tuổi, chỉ số nhân trắc, thời gian phát hiện bệnh và THA
Nghiên cứu được tiến hành trên 200 BN ĐTĐ týp 2 là nam giới,đây là đặc thù của Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do đối tượng quản lý sức khỏe và điều trị là cán bộ cao cấp của quân đội, nên số cán bộ là nữ chiếm tỷ lệ rất ít Vì vậy trong đề tài này chúng tôi chỉ nghiên cứu trên các BN ĐTĐ týp 2 là nam giới Tuổi trung bình của BN trong nghiên cứu của chúng tôi là 54,4 4,2, lứa tuổi trên 60 chiếm 48,5% , BN tuổi thấp nhất là 47, cao nhất là 86 tuổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác Đây là nhóm tuổi thường gặp ở các nghiên cứu về đái tháo đường týp 2.
Nguyễn Huy Cường điều tra dịch tễ BN bị ĐTĐ tại thành phố Hà Nội nhận thấy độ tuổi dưới 40 gặp rất ít chỉ chiếm 0,3%, lứa tuổi từ 40-65 gặp tăng gấp 10 lần và trên 65 tuổi gấp 20 lần so với nhóm dưới 40 tuổi Các nghiên cứu khác kết quả cũng tương tự, kết quả của nghiên cứu Diabcare – Asia (1998- 2003) gặp lứa tuổi gặp nhiều nhất từ 55 – 70 tuổi chiếm 47,4%. Đặng Thị Nga (2011) nghiên cứu trên 400 BN ĐTĐ týp 2 tại BV đa khoa Hà Đông cho thấy lứa tuổi trên 60 tuổi chiếm 45,25% và dưới 60 tuổi 54,75% Theo kết quả nghiên cứu của Diabcare- Asia (1998) tuổi mắc bệnh trung bình là 57,7 ± 12,2 năm, trong khi đó kết quả của Diabcare- Việt nam tuổi trung bình mắc ĐTĐ là 57,6 ± 13,2 năm Kết quả trên cho thấy lứa tuổi BN ĐTĐ týp 2 tăng cao đồng nghĩa với tuổi thọ của BN ĐTĐ týp 2 cũng tăng lên TheoWHO độ tuổi thường mắc bệnh ĐTĐ týp 2 cú RLLP máu thường gặp là từ 40-
* Thời gian phát hiện bệnh ĐTĐ: Đái tháo đường týp 2 là bệnh tiến triển âm thầm, từ từ nhiều BN hầu như không có triệu chứng lâm sàng nên bệnh thường được phát hiện muộn, vì vậy khi BN được chẩn đoán ĐTĐ týp 2 đã có nhiều biến chứng ở nhiều cơ quan đích, chính vì vậy việc kiểm soát bệnh ĐTĐ týp 2 đạt được mục tiêu gặp rất nhiều khó khăn
Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian phát hiện bệnh từ ≤ 5 năm gặp nhiều nhất chiếm 45%, từ 5- 10 chiếm tỷ lệ 25,0 % và thời gian phát hiện bệnh trên 10 năm gặp 12,0 % Đặc biệt trong quá trình nghiên cứu chúng tôi gặp 36 BN phát hiện bệnh ĐTĐ týp 2 lần đầu chiếm 18% Kết quả này cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh thời gian mắc bệnh từ dưới 5 năm gặp nhiều nhất là 60,9%, từ 5- 10 năm là 27,8%, trên 10 năm là 11,3% Phan Huy Anh Vũ thời gian mắc bệnh trung bình là 4,7±4,2 năm [31],[33]
Béo phì là yếu tố nguy cơ cao của các bệnh lý về tim mạch và chuyển húa, đặc biệt là đối với THA, RLLP máu và ĐTĐ týp 2 Nhiều nghiờn cứu đã cho thấy béo phì có liên quan mật thiết với bệnh động mạch vành, ĐTĐ týp 2,THA và các biến chứng của ĐTĐ,THA Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên gấp 4 lần, tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ lên gấp 6 lần, nguy cơ đột quỵ tăng gấp 6 lần và THA lên 12 lần [11]
Béo phì được đề cập đến do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến đặc điểm văn hóa, dân tộc, trình độ kinh tế xã hội và lối sống Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Việt Nam (1985) có 0,4% người béo phì ở thành phố,con số này tăng lên 1,5% vào năm 1995 và tăng 12% năm 2002 Theo IOTE dự tính trên thế giới hiện có khoảng 1,7 tỷ người thừa cân và béo phì [12].
Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số BMI trung bình của BN nam ĐTĐ týp 2 là 23,58 ± 2,16 (kg/m 2 ) Tỉ lệ BN thừa cân, béo phì (chỉ số BMI > 23) là 29,5%, không có sự khác biệt giữa 2 nhóm mới phát hiện ĐTĐ týp 2 với nhóm đang điều trị Kết quả này tương đương với kết quả của Đặng Thị Nga
(2011) nghiên cứu trên 400 BN ĐTĐ týp 2 ở Bệnh viện đa khoa Hà Đông có tỷ lệ thừa cân ,béo phì (BMI >23) là 24,5%, trong đó nam có tỷ lệ 29,3% cao hơn nữ là 21,9% [12].
Gần đây chỉ số vòng bụng/vòng mông (WHR) được nhiều tác giả sử dụng trong nghiên cứu khoa học, nhất là tìm hiểu sự liên quan của béo bụng với các yếu tố nguy cơ tim mạch như bệnh mạch vành, ĐTĐ THA , và các rối loạn chuyển hóa khác Béo bụng ( béo trung tâm) liên quan mật thiết đến tình trạng đề kháng insulin ở BN ĐTĐ týp 2 Do vậy trong quy trình điều trị cần thiết phải lựa chọn nhóm thuốc có tác dụng vào đề kháng insulin thì mới có hiệu quả và nhiều khuyến cáo khuyên nên phối hợp thuốc ngay từ đầu
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi gặp tỷ lệ BN có số đo vòng bụng tăng là 43,5%, chỉ số WHR tăng là 33,5% Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong nước Nguyễn Khoa Diệu Vân gặp chỉ số WHR tăng chiếm 59,8% Nguyễn Thi Thịnh gặp tăng WHR là 45,5% Tỷ lệ tăng vòng bụng trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Diabcare (1998, 2001, 2003) có tăng vòng bụng chiếm tỷ lệ 25,1% [21],[29]
Theo số liệu điều tra của viện dinh dưỡng quốc gia năm 2006 tỷ lệ tăng cân, béo phì trong toàn quốc là 7,7% và tỷ lệ nữ có số đo vòng eo tăng luôn cao hơn nam với mọi lứa tuổi và có xu hướng tăng dần theo tuổi Tình trạng béo bụng tăng cả nam và nữ, tỷ số WHR tăng chiếm 39,75% Đây có thể là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ týp 2 và biến chứng tim mạch ở các BN này [25]
Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ THA chiếm 48,5%, trong đó ở nhóm BN mới phát hiện tỷ lệ THA là 55,5% cao hơn nhóm đang điều trị là 47% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Điều này có lẽ do những
BN đang điều trị đã được phát hiện và đang điều trị THA ,song với tỷ lệ trên cũng cần phải lưu tâm hơn nữa vì chưa khống chế tốt THA
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của nguyễn Thị Thu Thảo trên 281 BN §T§ mới được chẩn đoán tỷ lệ THA là 45,2% trong đó nam chiếm tỷ lệ 48,9% cao hơn nữ là 41,8%. Nguyễn Văn Quýnh theo dõi điều trị 96 BN ĐTĐ nhận thấy tỷ lệ bệnh lý tim mạch khá cao, ngay năm đầu phát hiện bệnh đã có 41,7% BN có bệnh lý tim mạch và tăng dần theo thời gian phát hiện bệnh sau 15 năm 100% BN có bệnh lý về tim mạch, trong THA có tỷ lệ cao nhất ngay năm đầu phát hiện ĐTĐ đã có 30,2 % có THA [16],[19].
4.1.2 Kết quả xét nghiệm máu
* Kết quả xét nghiệm máu
Kết quả xét nghiêm máu cho thấy chỉ số trung bình của các thông số huyết học, chức năng gan, thận của nhóm nghiên cứu đều ở giới hạn bình thường cao,có lẽ do đối tượng nghiên cứu chúng tôi đã loại trừ các BN ĐTĐ týp 2 đang mắc các bệnh cấp tính, ác tính, các biến chứng cấp và đặc biêt loại trừ những BN thiếu máu nên các chỉ tiêu về hồng cầu, HST trong giới hạn bình thường, các thông số về chức năng gan thận có tăng song ở mức không nhiều
* Kết quả xét nghiệm glucose máu lúc đói và HbA1c
Hiểu biết về bệnh ĐTĐ týp 2 và RLLP máu
Để phũng ngừa và điều trị bệnh ĐTĐ và RLLP máu vấn đề tư vấn cho
BN có kiến thức về bệnh lý và kết hợp với thầy thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh là rất cần thiết Vì vậy ở Mỹ có chương trình giáo dục quốc gia về cholesterol (NCEP) nhằm phổ biến tính nguy hiểm của bệnh ĐTĐ và RLLP máu, triển khai một số hoạt động giỏo dục cho BN và cụng chỳng biết và phũng ngừa tác hại của bệnh Một trong những thành tựu nổi bật của NCEP trong cụng tỏc phũng và điều trị RLLP máu là hơn 90% bỏc sỹ nhận biết được những hướng dẫn của NCEP-ATP đồng thời ứng dụng hướng dẫn đó vào lâm sàng Tỉ lệ hiểu biết của người dõn cũng được nõng lờn rừ rệt, điều trị RLLP máu bao gồm cả mục đích phòng ngừa tiên phát và thứ phát các biến cố ĐTĐ, trong đó thay đổi lối sống là nền tảng của điều trị phòng ngừa tiên phát, nhưng khi LDL-
C đã quá cao hoặc có các yếu tố nguy cơ đi kèm lại rất cần phải điều trị bằng thuốc
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy đa số BN có hiểu biết về ĐTĐ týp 2 và RLLP máu chiếm tới 84,5 % Tỷ lệ BN cú hiểu biết về cỏc biến chứng của bệnh và biết một số thức ăn cú thể làm tăng tỷ lệ ĐTĐ và RLLP máu cũng rất cao, chiếm 92% và 92,5% Nhận thức vai trò của việc theo dõi và điều trị thường xuyên cũng cao, có tới 75,6 % BN hiểu cần phải tuân thủ chế độ điều trị, tỷ lệ chưa hiểu biết vai trò của việc tuân thủ điều trị thấp, chỉ có 24,4%. Song trong thực tế từ nhận thức đến việc tuân thủ chỉ định điều trị cũng còn có khoảng cách nhất định
Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng thị Nga, tỷ lệ hiểu biết về ĐTĐ týp 2 và RLLP máu chiếm 93,7%, cú hiểu biết về các biến chứng của bệnh và biết một số thức ăn có thể làm tăng tỷ lệ ĐTĐ và RLLP máu 94,5% Cú được kết quả này là nhờ cụng tỏc tư vấn của thầy thuốc và sự tuyên truyền của các phương tiện thông tin đại chúng [12].
Kết quả xét nghiệm các chỉ số lipid máu
* Kết quả xét nghiệm các thành phần lipid máu cho thấy: CT, TG của
BN nghiên cứu ở mức cao tương ứng là 5,41 ± 1,28 mmol/l , 2,96 ± 0,76 mmol/l Nồng độ LDL- C trung bình 3,65 ± 0,89 mmol/l và HDL- C trung bình là 1,24 ± 0,34 mmol/l So sánh kết quả các thành phần lipid máu của nhóm mới phát hiện nhận thấy các thành phần CT, TG, LDL-C đều cao và HDL-C thấp hơn nhóm đang điều trị ĐTĐ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như kết quả của một số tác giả trong và ngoài nước Kết quả nghiên cứu của Hoàng Trung Vinh (2007) thấy
CT trung bình là 5,22 ± 1,37 mmol/l, TG trung bình là 2,25 ± 1,53 mmol/lHDL- C trung bình là 1,18 ± 0,34 mmol/l và LDL -C 3,05 ± 1,06 mmol/l Kết quả của Nguyễn Đức Ngọ (2009): CT trung bình là 5,21 ± 1,07 mmol/l, TG trung bình là 2,42 ± 1,36 mmol/l, HDL- C trung bình là 1,14 ± 0,32 mmol/l và
Kết quả nghiên cứu cho thấy thành phần rối loạn thường gặp nhất là
TG ( giới hạn cao,cao và rất cao chiếm 49 %), LDL-C (giới hạn cao,cao và rất cao chiếm 45,5%), CT (giới hạn cao và cao là 40,5%), giảm HDL-C có tỷ lệ rối loạn thấp nhất chiếm 25,5%
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Nga trên 400 BN ĐTĐ týp 2 ở Hà Đông cho thấy: tăng TG chiếm 52%, tăng LDL-C là 25%, tăng CT là 40 %, giảm HDL-C là 34% So sánh tỷ lệ rối loạn các thành phần lipid máu của 2 nhóm nam và nữ cũng có sự thay đổi , tỷ lệ tăng TG ở nam là 52% tương đương với nữ là 51%, song tỷ lệ tăng CT ở nam lại cao hơn nữ ( 47% so với 36 % sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p 0,05
* Phân loại rối loạn lipid máu theo tiêu chuẩn De Gennes cho thấy tăng Ct đơn thuần chiếm tỷ lệ thấp là 5,5% tăng TG đơn thuần cao hơn là15% ,tăng hỗn hợp có tỷ lệ cao nhất là 27% Tỷ lệ trong nhóm nghiên cứu là47,5%, trong đó nhóm mới phát hiện có tỷ lệ 55,6% cao hơn nhóm đang điều trị là 45,6% Điều này chứng tỏ nhóm đang điều trị đã và đang được điều trị RLLP máu song chưa đạt yờu cầu kiểm soỏt RLLP máu ở BN ĐTĐ týp 2 đề ra Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của Nguyễn Đức Ngọ nghiên cứu trên 188 BN ĐTĐ týp 2 được chia thành 2 nhóm có THA và không THA, nhúm THA cú tỷ lệ RLLP máu chiếm 61,6% thấp hơn nhúm cú THA là 71,1% , trong đó tỷ lệ tăng CT thấp nhất (8,9 và 1,3% ) tăng TG cao hơn ( 23,2 và 30,3% ), tăng hỗn hợp có tỷ lệ cao nhất (29,5 và 39,5%)[13].
* So sỏnh tỷ lệ RLLP máu ở 2 nhúm tuổi 60 và > 60 tuổi cho thấy tỷ lệ RLLP máu ở nhúm 60 tuổi cao hơn nhúm > 60 tuổi song sự khỏc biệt khụng cú ý nghĩa thống kờ với p > 0,05 Tỷ lệ RLLP máu ở nhúm 60 tuổi là 50,5% cao hơn nhóm > 60 tuổi là 44,3%,sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Điều này chứng tỏ ở BN 60 tuổi việc tuân thủ chế độ ăn uống và điều trị chưa tốt bằng nhóm trên 60 tuổi
* So sỏnh tỷ lệ RLLP máu ở 2 nhúm BMI 23 và BMI > 23 cho thấy tỷ lệ RLLP máu ở nhúm 23 là 40,5% thấp hơn nhúm BMI > 23 là 64,5% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Tăng hỗn hợp có tỷ lệ cao nhất ở nhóm BMI 23 là 24,1% thấp hơn nhóm BMI >23 là 33,9% , sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của Nguyễn Đức Ngọ ở BN ĐTĐ týp 2 ở nhúm BMI 23 cú tỷ lệ RLLP máu chiếm 55,4% thấp hơn nhóm có BMI >23 là 70,7% [13]
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy tình trạng kháng insulin xuất hiện trước khi BN biểu hiện các triệu chứng bệnh ĐTĐ týp 2 Kháng insulin làm tăng cường giải phóng acid béo tự do vào tuần hoàn, các mô mỡ và các acid béo tự do này tới gan kích thích sự tổng hợp và phóng thích VLDL, hậu quả là tăng TG máu Sự tăng TG là yếu tố quan trọng biểu hiện sự kháng insulin là một trong những tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH Ngoài ra do rối loạn của cholesterol ester tranferase dẫn đến giảm HDL-C [52].
* So sỏnh tỷ lệ RLLP máu ở 2 nhúm khụng uống rượu và uống rượu cho thấy tỷ lệ RLLP máu ở nhúm khụng uống rượu là 39 % thấp hơn nhúm uống rượu là 62,4% sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Tăng TG và tăng hỗn hợp ở nhóm uống rượu đều cao hơn nhóm không uống rượu (22,2 và 33,3% cao hơn 10,9 và 23,4%) sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Nhiều nghiên cứu cho thấy uống rượu làm tăng TG máu do rượu được chuyển hóa thành acetat cản trở sự oxy hóa acid béo ở gan , acid béo sẽ chuyển thành TG gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ và tăng sản xuất VLDL từ gan
* So sỏnh tỷ lệ RLLP máu ở 2 nhúm khụng THA và THA cho thấy tỷ lệ RLLP máu ở nhúm khụng THA là 44,7 % thấp hơn nhúm THA là 50,6% sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Tăng TG và tăng hỗn hợp ở nhóm không THA đều thấp hơn nhóm THA (13,6 và 26,2% thấp hơn 16,5% và 27,9) sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Kết quả của chúng tôi thấp hơn kết quả của Nguyễn Đức Ngọ ở BN ĐTĐ týp 2 không THA 61,6% thấp hơn nhóm có THA là 71,1% [13]
* Kết quả kiểm soát các thành phần lipid máu: tỉ lệ BN kiểm soát các thành phần TG, CT và LDL-C mức độ kém còn chiếm tỷ lệ cao: TG chiếm tỉ lệ cao nhất 53,5%, tiếp đến là CT là 21,5%, LDL-C là 21% và HDL-C là13% Mức độ kiểm soát tốt cao nhất là HDL-C chiếm 62,5%, rồi đến CT là39%, LDL-C là 30,5% thấp nhất là TG 26% Đây là tình trạng chung ở BN ĐTĐ týp 2 không được kiểm soát lipid máu tốt Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với kết quả của Đặng thị Nga: kiểm soát ở mức kém có tỷ lệ cao nhất là TG chiếm 52,8%, CT chiếm 21,5%, LDL-C chiếm 30,8% thấp nhất là HDL-C chiếm 13% Mức kiểm soát tốt đạt cao nhất là HDL-C chiếm
62,5%, rồi đến CT là 39%, LDL-C là 30,8% thấp nhất là TG 26,7 % Nhìn chung các BN ĐTĐ týp 2 ở Việt Nam hầu như khó kiểm soát thành phần
TG Có lẽ do BN ăn nhiều chất bột và nam giới uống rượu nhiều, ăn nhiều mỡ đây là nguyên nhân làm tăng TG và làm tăng chỉ số BMI [12].
Kiểm soát các chỉ số theo khuyến cáo
Kết quả nghiên cứu của chúng tối cho thấy ngoài các chỉ tiêu kiểm soát các thành phần lipid máu, glucose và HbA1c đã nêu ở trên, tình trạng kiểm soát THA cũng chưa tốt còn 40% ở mức kém , chỉ số BMI cũng còn 29,3%, chỉ số VB chiếm tỷ lệ cao nhất là 43,5% ở mức kém Đây là thực trạng là vấn đề nan giải cần phải được quan tâm giải quyết
Cỏc RLLP máu cú vai trũ quan trọng làm tăng nguy cơ vữa xơ động mạch ở BN ĐTĐ týp 2, làm thay đổi chức năng nội mạc và là yếu tố thêm vào tỷ lệ THA ở BN ĐTĐ Tăng thành phần CT là một yếu tố tiên đoán bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ Nghiên cứu UKPDS nhận thấy tăng LDL- C là một yếu tố nguy cơ đối với tỷ lệ tử vong do tim mạch của BN ĐTĐ týp 2 Ngoài ra nhiều nghiên cứu khác cũng nêu lên vai trò bảo vệ tim mạch của HDL- C và mối liên quan với biến chứng tim mạch của của bệnh nhân ĐTĐ.
Chính vì vậy cùng với việc kiểm soát các chỉ số như glucose máu, HbA1c, huyết áp, chỉ số khối cơ thể thì các chỉ số lipid máu bao gồm CT,
TG, HDL-C và LDL- C cũng là những chỉ số cần được kiểm soát chặt chẽ. Kết quả kiểm soát lipid máu phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng, lối sống, tập quán sinh hoạt của BN, cách thức dùng thuốc điều trị RLLP máu.
Do vậy muốn kiểm soát được các thành phần lipid máu cần tăng cường công tác tư vấn giáo dục BN Nguyễn Khoa Diệu Vân (2008) chỉ có 8,5% BN kiểm soát huyết áp đạt mục tiêu, 91,5% BN điều trị ngoại trú không đạt mục tiêu về huyết áp Theo dõi huyết áp của BN ĐTĐ týp 2 trong 12 tháng thấy huyết áp tâm thu trung bình giảm rất ít (từ 124,5 ±18,1 xuống 123,1 ± 14,7%), huyết áp tâm trương trung bình không có thay đổi (78,1 ± 10,0 ở tháng đầu tiên so với 77,8 ± 8,4 ở tháng thứ 12) Tăng huyết áp ở BN ĐTĐ gặp nhiều có thể là do tình trạng ĐTĐ làm thay đổi chức năng mạch máu, thúc đẩy tính nhạy cảm của mạch máu với huyết áp động mạch Mặt khác những BN có THA xuất hiện tình trạng kháng insulin nhiều (50%), đồng thời nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ sau 5 năm tăng gấp 2,5 lần Điều này cho thấy ĐTĐ và THA liên quan chặt chẽ với nhau và đi song hành cùng nhau và gây nên biến chứng tim mạch
2003 JNC VII và ADA đã đưa ra mức huyết áp mục tiêu dưới 130/80 mmHg Song trong thực tế khó đạt được mục tiêu kiếm soát huyết áp ở BN ĐTĐ dưới 130/80 mmHg Bệnh nhân ĐTĐ kiểm soát huyết áp kém như vậy có lẽ do nguyên nhân BN chưa chấp hành chế độ ăn giảm muối, sử dụng thuốc điều trị THA không đúng, không đều, nhiều BN hiểu biết về điều trị THA còn hạn chế, quan niệm là chỉ uống thuốc hạ huyết áp khi đo thấy con số huyết áp cao còn nếu bình thường thì không uống Đồng thời ở những BN này thường phối hợp với nhiều rối loạn chuyển hóa Chính những điều này làm THA giao động khó kiểm soát và gây ra biến chứng nhồi máu não, nhồi máu cơ tim, tắc mạch….
Nhiều nghiên cứu cho thấy kiểm soát huyết áp ở BN ĐTĐ týp 2 làm giảm nguy cơ xuất hiện các biến chứng tim mạch Theo nghiên cứuADVANCE (2007): Điều trị THA cho 79 BN bằng perindopil + indapamide trong 5 năm làm giảm 14% tử vong chung, tử vong do tim mạch giảm 18%,giảm biến chứng tim mạch 14%, làm giảm biến chứng thận 21% Kiểm soát tốt glucose máu, giảm HbA1c < 7% và kiểm soát huyết áp tích cực sẽ đưa lại lợi ích giảm tỷ lệ tử vong chung và tử vong do tim mạch cũng như biến cố thận [8],[29].