Nghiên cứu bộ máy nhà nước MalaysiaMục lục: -Hình thức Nhà nước -Tổ chức bộ máy nhà nước -Nét đặc trưng của bộ máy nhà nước Hình thức và tổ chức bộ máy nhà nước Malaysia Được gọi với
Trang 1Nghiên cứu bộ máy nhà nước Malaysia
Mục lục:
-Hình thức Nhà nước
-Tổ chức bộ máy nhà nước
-Nét đặc trưng của bộ máy nhà nước
Hình thức và tổ chức bộ máy nhà nước Malaysia
Được gọi với tên gọi “Châu Á thu nhỏ”,Malaysia là đất nước đa văn hóa do sự hòa trộn của nhiều nền văn hóa :Văn hóa Mã Lai ,Trung Quốc ,Ấn Độ và nền văn hóa bản địa Orang Ashi .Mặc dù ở Malaysia có những con đường ,những tòa cao ốc hiện đại và họ sử dụng công nghệ truyền thông hiện đại nhất nhưng người dân Malaysia vẫn bảo tồn được những truyền thống ,phong tục xa xưa và gìn giữ những giá trị truyền thống Người dân Malaysia với tính cách nồng nhiệt , thân thiện đã trở thành nét nổi bật tượng trưng cho đất nước xinh đẹp này Là thiên đường nhiệt đới ngay tại trung tâm Đông Nam Á, Malaysia quyến rũ ,hấp dẫn với sự kết hợp hài hòa của nhiều dân tộc ,văn hoa ,tín ngưỡng Malaysia mang nét bí ẩn ,sâu sắc ,mời gọi khám phá Đó là một quốc gia dễ chịu thanh bình ,thấm đẫm nét thiên nhiên diệu kì ,sự giàu có ẩn hiện trong nét văn hóa trộn lẫn giữa người Mã Lai ,người Trung Quốc ,người Ấn Độ và những tập tục đặc sắc .Cùng với vẻ đẹp của thiên nhiên ,con người ,phong tục tập quán thì thể chế chính trị ,bộ máy nhà nước Malaysia cũng có nhiều nét đặc sắc nổi bật mời gọi chúng ta tìm hiểu ,khám phá
1.Hình thức nhà nước
*Hình thức chính thể
-Malaysia là nước quân chủ lập hiến Quân vương là nguyên thủ quốc gia được hội nghị 9 tiểu vương bầu 5 năm một lần Tuy nhiên ,quyền lực của nhà vua bị hạn chế ,chỉ mang tính nghi lễ
*Hình thức cấu trúc
-Malaysia theo hình thức liêng bang với 13 bang và 2 lãnh thổ thuộc liên bang Mỗi bang đều
có chính quyền riêng của mình Tuy nhiên ,các bang này không được xem là các thực thể có chủ quyền Các bang đều có cơ quan lập pháp , hành pháp nhưng không có cơ quan tư pháp Cơ quan
tư pháp nằm trong Mục liên bang
2.Tổ chức bộ máy nhà nước
* Khái quát
-Bộ máy nhà nước Malaysia được chia thành ba ngành :Lập pháp ,hành pháp ,tư pháp Lập
pháp do Quốc hội đảm nhiệm Hành pháp do Chính phủ thực hiện Tư pháp do tòa án thực hiện -Việc phân lập các quyền được thực hiện theo 4 nguyên tắc :
Trang 2+Nguyên tắc pháp quyền
+Nguyên tắc phân quyền
+Nguyên tắc kiểm soát và phân quyền
+Nguyên tắc quyền tự do công dân
-Giữa lập pháp ,hành pháp và tư pháp có sự phối hợp chặt chẽ ,thống nhất dựa trên sự tin tưởng của quần chúng nhân dân Tuy nhiên lập pháp vẫn là “tiếng nói cuối cùng”
*Bộ máy nhà nước
*Quốc hội
-Là cơ quan lập pháp Chức năng của Quốc hội là soạn thảo luật và kiểm soát luật
-Về mặt tổ chức :Quốc hội gồm Thượng nghị viện và Hạ nghị viện ,thực hiện nguyên tắc
đa đảng về chính trị
+Thượng nghị viện gồm 69 thành viên ,có nhiệm kỳ 3 năm Trong đó có 40 người được chỉ định bởi quốc vương Malaysia Thượng nghị viện có vai trò không quan trọng bằng Hạ nghị viện nhưng không thể thiếu trong quá trình lập pháp
+Hạ nghị viện gồm 192 thành viên ,có nhiệm kỳ 5 năm Hạ nghị viện có chức năng chuẩn bị dự thảo luật và sửa đổi luật
-Giữa Quốc hội và nhân dân có mối quan hệ mật thiết Quốc hội có văn phòng đặt tại nơi bầu cử ,nhân dân có thể gặp người đại diện văn phòng để đề đạt nguyện vọng của mình với Quốc hội
*Chính phủ
-Là cơ quan hành pháp
-Chính phủ có vai trò :quản lý và thực thi luật
-Chính phủ gồm vua ,thủ tướng ,nội các và các bộ trưởng
*Vai trò của Quốc vương
-Trước đây ,ở Malaysia ,Quốc vương là người đứng đầu liên bang Nhà vua có quyền bổ nhiệm ,giải tán chính phủ ,quốc hội Đồng thời ,Quốc vương còn có quyền ban hành luật ,có một
số đặc quyền riêng và là Tổng tư lệnh tối cao
- Hiện nay ,với Hiến pháp sửa đổi năm 1994 ,quyền lực của Quốc vương bị hạn chế ,chỉ mang tính nghi lễ tượng trưng Quốc vương phải chấp nhận ý kiến của Thủ tướng ,không có quyền bãi bỏ dự thảo luật do nghị viện đưa ra và không có đặc quyền không chịu trách nhiệm về dân sự và hình sự
-Trong khối ASEAN ,cùng với Malaysia thì Thái Lan vẫn tồn tại ngôi vua Tuy nhiên ,vai trò nhà vua ở Malaysia và Thái Lan có sự khác biệt Nếu như ở Malaysia quyền lực của vua
bị hạn chế và chỉ mang tính nghi lễ thì ở Thái Lan vua lại có quyền lực lớn Nếu ở Thái Lan ,việc truyền ngôi có tính “thừa kế” , “cha truyền con nối” thì ở Malaysia vua là nguyên thủ quốc gia được hội nghị 9 tiểu vương bầu với nhiệm kỳ 5 năm một lần
*Thủ tướng :
-Do nhà vua bổ nhiệm và được giao quyền thành lập chính phủ
*Bộ trưởng:
-Được chọn trong số đại biểu Nghị viện nhưng chủ yếu là Hạ viện Hiện nay Malaysia
có 27 bộ trưởng Bộ trưởng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Bộ và của nhân viên
bộ mình
*Nội các
-Hiến pháp Malaysia không quy định cách thức tổ chức công việc của Nội các, toàn bộ hoạt động của Nội các do tập quán ,phong tục quy định
-Nội các có vai trò thảo luận về các dự thảo luật và các chính sách lớn có liên quan đến vận mệnh đất nước
*Tư pháp
-Vai trò của cơ quan tư pháp là diễn giải ,cưỡng chế và thi hành luật
Trang 3-Hoạt động của cơ quan tư pháp được nhân viên Ủy ban tư pháp điều phối Ủy ban tư pháp
là cơ quan độc lập ,chịu sự chi phối trực tiếp của Nhà vua và Hoàng gia
- Thẩm phán do Nhà vua bổ nhiệm
-Hệ thống tư pháp Malaysia được tổ chức theo 3 cấp :
+Tòa án cấp thấp (cấp 1):xét xử sơ thẩm
+Tòa án cấp cao (cấp 2) :xét xử sơ thẩm và phúc thẩm
+Tòa án tối cao :xét xử phúc thẩm và các vấn đề liên quan đến Hiến pháp
*Ủy ban chống tham nhũng
+Được thành lập năm 1987
+Mục đích :Củng cố pháp luật ,thi hành luật và chống tham nhũng
+Cơ cấu :Ủy ban chống tham nhũng có 3 vụ
.Vụ điều tra
Vụ khởi tố
Vụ phòng ngừa
+Các tội danh được ghi vào mục chống tham nhũng :
Nhận quà biếu xén
Tham nhũng thực tế
Tham nhũng do giả mạo giấy tờ
Tham nhũng do vượt quá khả năng thu nhập
+ Hình phạt cao nhất của tội tham nhũng là 10 năm tù giam ,thấp nhất là 10000$
Malaysia
*Chính quyền địa phương.
-Hệ thống chính quyền địa phương gồm :
+Hội đồng cấp thành phố
+Hội đồng cấp huyện
+Hội đồng cấp xã
-Cơ cấu của chính quyền địa phương gồm :
+Thị trưởng hoặc chủ tịch
+Một thư ký hội đồng
+24 thành viên
-Nhiệm vụ của chính quyền địa phương là thực thi đường lối ,chính sách của chính phủ bang
và liên bang
-Chức năng của chính quyền địa phương là quản lý mọi mặt đời sống xã hội
3.Nét đặc trưng của bộ máy nhà nước Malaysia.
-Malaysia là nước duy nhất trong ASEAN theo thể chế liên bang
-Trong bộ máy nhà nước Malaysia có Ủy ban chống tham nhũng
-Hoạt động của Nội các không được quy định trong Hiến pháp mà do phong tập ,tục quán
quy định
Trang 4*Kết luận :Với một bộ máy nhà nước hợp lý có tổ chức như vậy Malaysia đã vững vàng ,tự tin
khi bước vào thế kỷ mới – thế kỷ 21 đầy thời cơ nhưng cũng không ít khó khăn ,thách thức
*Liên hệ Việt Nam :Ngày 28/7/1995,Việt Nam gia nhập ASEAN Đây là một tổ chức đang ngày
càng có vị thế trên trường quốc tế Với xu thế toàn cầu hóa ,Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới hướng tới mục tiêu dân giàu nước mạnh ,xã hội công bằng dân chủ văn minh Để thực hiện được nhiệm vụ cao cả đó ,Việt Nam vừa phải dựa vào sức mạnh của bản thân vừa phải học hỏi kinh nghiệm xây dựng bộ máy nhà nước của các nước khác ,trong đó có Malaysia ,đặc biệt trong lĩnh vực chống quan liêu, tham nhũng
Bước vào thế kỷ 21 đầy năng động ,Việt Nam và Malaysia nói riêng cũng như các
nước trên thế giới nói chung đang tiếp thu tinh hoa văn hoa nhân loại ,cố gắng hoàn thiện đất nước mình để hòa nhập với thế giới