1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả, nông sản – cty tnhh một thành viên

71 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Pháp Đẩy Mạnh Hoạt Động Xuất Khẩu Của Tổng Công Ty Rau Quả, Nông Sản – Cty TNHH Một Thành Viên
Tác giả Nguyễn Trí Thắng
Người hướng dẫn ThS. Nguyễn Thanh Phong
Trường học Đại học Kinh tế Quốc dân
Chuyên ngành Quản trị kinh doanh
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2014
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 798,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN – (10)
    • 1.1. THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY (10)
    • 1.2. QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY (11)
    • 1.3. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG (15)
      • 1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty 10 1. Chức năng 10 2. Nhiệm vụ 10 1.3.2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty 11 1.4. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY (15)
      • 1.4.1. Yếu tố kinh tế 14 1.4.2. Yếu tố xã hội 16 1.4.3. Yếu tố chính trị - pháp luật 16 1.4.4. Yếu tố khác 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG (19)
    • 2.1. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG (22)
    • 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY (23)

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN –

THÔNG TIN CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY

Tên đầy đủ: TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN – CÔNG TY

TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN

Tên viết tắt bằng tiếng Việt Nam: TỔNG CÔNG TY RAU QUẢ, NÔNG SẢN Tên giao dịch quốc tế bằng Tiếng Anh:

VIETNAMNATIONAL VEGETABLE, FRUIT AND AGRICULTURAL PRODUCT CORPORATION LIMITED

Tên giao dịch viết tắt: VEGETEXCO VIETNAM

Trụ sở chính của Tổng công ty: Số 2 Phạm Ngọc Thạch – Đống Đa – Hà Nội

- Website: http://vegetexcovn.com.vn

Tổng công ty Rau quả, nông sản - Công ty TNHH một thành viên là doanh nghiệp nhà nước hàng đầu chuyên về sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất khẩu rau quả, nông sản với kim ngạch xuất khẩu rau quả hàng năm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam.

Tổng công ty được thành lập lại từ năm 2003 trên cơ sở sáp nhập 2 tổng công ty lớn là Tổng công ty Rau quả Việt Nam (thành lập năm 1954) và Tổng công ty Xuất, nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (thành lập năm

1954) Công ty có tên tiếng Anh là Vietnam National Vegetable, Fruit & Agricultural Product Corporation, tên viết tắt là Vegetexco Vietnam, trụ sở chính đặt tại số 02 phố Phạm Ngọc Thạch, Thủ đô Hà Nội Tổng công ty có 02 công ty con, 22 công ty liên kết, 04 công ty liên doanh và các đơn vị phụ thuộc.

Là một Tổng công ty kinh doanh đa ngành trong phạm vi toàn quốc và thế giới, ngay từ khi mới thành lập Tổng công ty đã đặc biệt quan tâm xây dựng chất lượng sản phẩm, nên đã đầu tư nhiều dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến được nhập khẩu từ Châu Âu Hiện nay Tổng công ty có 22 nhà máy chế biến rau, quả, nông sản với công suất trên 100 ngàn tấn sản phẩm/năm Các sản phẩm rau quảchế biến mang thương hiệu VEGETEXCO VIETNAM đã và đang giành được uy tín với khách hàng ở trong nước và quốc tế Đến nay, các mặt hàng của Tổng công ty đã có mặt tại 58 quốc gia trong đó những sản phẩm như dứa (cô đặc, đồ hộp, đông lạnh), điều, tiêu, rau, quả, gia vị được khách hàng ưa chuộng tại nhiều thị trường như EU, Mỹ, Nga, Trung Quốc.

Với mục tiêu phát triển bền vững, Tổng công ty có chiến lược liên tục đổi mới, giới thiệu ra thị trường thế giới nhiều mặt hàng mới, đảm bảo chất lượng sản phẩm cao và giá cả hợp lý.

QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY

Ngày 11/06/2003 Tổng công ty Rau quả, Nông sản Việt Nam được thành lập theo quyết định số 66/QĐ-BNN-TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam do sự sát nhập của Tổng công ty xuất nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến (thành lập 1954) với Tổng công ty rau quả Việt Nam(thành lập năm 1954) Tổng công ty rau quả, nông sản Việt Nam có tên tiếng anh là Vietnam National Vegetable, Fruit & Agricultural Product Corporation, tên viết tắt là Vegetexco Vietnamvà bắt đầu hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 2003.

Công ty Mẹ Tổng công ty Rau quả, nông sản - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo mô hình công ty mẹ - công ty con hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, các quy định của pháp luật có liên quan.

Tổng công ty cótư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, điều lệ tổ chức và hoạt động, bộ máy quản lý và điều hành Vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Tổng công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của Tổng công ty Con dấu riêng và được mở tài khoản tiền đồng Việt Nam và ngoại tệ tại Kho bạc nhà nước, các ngân hàng trong nước, ngoài nước theo quy định của pháp luật Bảng cân đối kế toán Quyền sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với tên gọi, biểu tượng, thương hiệu của Tổng công ty theo quy định của pháp luật Có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của doanh nghiệp nhà nước Tổng công ty Rau quả, nông sản (được thành lập theo Quyết định số 2352/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 09/9/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) theo quy định của pháp luật.

Ra đời trong những năm đất nước khó khăn và chỉ mới bắt đầu đi vào hoạt động được gần 16 năm nhưng Tổng công ty đã không ngừng lớn mạnh, phát triển, hoạt động chính của Tổng công ty có thể được chia làm 4 thời kì như sau:

Là thời kỳ hoạt động theo cơ chế bao cấp Sản xuất kinh doanh rau quả thời kỳ này chủ yếu nằm trong chương trình hợp tác Việt- Xô (1986-1990) màTổng công ty được Bộ chủ quản và Chính phủ giao cho làm đầu mối quan hệ kinh tế Sản phẩm rau quả tươi và rau quả chế biến của Tổng công ty thời kỳ này được xuất khẩu chủ yếu sang Liên Xô là chính (chiếm 97,7% kim nghạch xuất nhập khẩu).

Trong giai đoạn này chính sách về xuất nhập khẩu rau quả của Nhà nước có sự thay đổi, cho phép hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh và xuất nhập khẩu rau quả ra đời và đi vào hoạt động, làm đánh mất vị trí độc tôn của Tổng công ty trên thị trường rau quả nông sản Việt Nam Môi trường cạnh tranh gay gắt buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại phải có sự đầu tư, nghiên cứu, thay đổi cơ chế hoạt động phù hợp và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm Không đứng ngoài vòng thay đổi của nền kinh tế, Tổng công ty đã sắp xếp lại bộ máy tổ chức, hoàn thiện và củng cố các đơn vị theo hướng giảm đầu mối, tinh giảm bộ máy quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động.

Tuy nhiên trong thời kì này Tổng công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn từ môi trường kinh doanh bất ổn:

-So với trước đây, Tổng công ty được Nhà nước giao làm đầu mối tổ chức nghiên cứu, sản xuất, chế biến và xuất khẩu rau quả, nay do cơ chế thị trường, nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế cũng đã tích cực đầu tư và kinh doanh XNK rau qủa Hơn nửa, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cũng đầu tư 100% vốn vào lĩnh vực sản xuất và chế biến rau quả tạo thế cạnh tranh quyết liệt với Tổng công ty.

-Sự thiếu hụt đột ngột về thị trường Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu tan rã đã ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu của Tổng công ty Cùng với việc chuyển hoạt động từ bao cấp sang cơ chế thị trường đã gây cho công ty nhiều bở ngỡ lúng túng.

Bước vào thời kỳ này Tổng công ty gặp một số thuận lợi cơ bản sau:

-Từ những bài học khởi đầu của 5 năm chập chững bước vào kinh tế thị trường, từ những thành công và cả những thất bại trong sản xuất kinh doanh, tổng công ty đã tìm được cho mình một hướng đi vững chắc hơn.

-Hoạt động trong môhình mới, cộng thêm được Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo xây dựng và phê duyệt hướng phát triển Tổng công ty giai đoạn 1998-

2000 và 2010 Chính phủ phê duyệt đề án phát triển rau quả và hoa cây cảnh thời kỳ 1999-2010, đãtạo cho Tổng công ty cơ hội mới để phát triển ngày một vững mạnh hơn.

-Tuy vậy thì thời kì này cũng có những khó khăn nhất định như:

-Khủng hoảng kinh tế Châu Á (1997) đã làm tình hình kinh tế, chính trị trong khu vực cũng như trong nước trở nên biến động phức tạp, khó lường đặt ra nhiều thách thức cho Tổng công ty trong thời kì này.

-Hết năm 1999, Chính phủ bàn giao kế hoạch trả nợ Nga cho Tổng công ty, sự bao cấp về thị trường nay đã không còn nữa.

-Ngày 11-06-2003 Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam được thành lậptrên cơ sở sát nhập của 2 tổng công ty lớn là Tổng công ty Rau quả Việt Nam vàTổng công ty Xuất, nhập khẩu nông sản và thực phẩm chế biến theo quy đinh 66/QĐ– BNN – TCCB của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

-Hiện nay tổng công ty mở rộng quy mô hoạt động hơn trước, cụ thể bao gồmcác đơn vị thành viên như sau: Tổng công ty có 02 công ty con, 22 công ty liên kết, 04 công ty liên doanh và các đơn vị phụ thuộc, đồng thời Tổng công ty còn có cơ quanđại diện tại Moscow ở CHLB Nga và ở Mỹ.

Ngành nghề kinh doanh chủ yếu

-Sản xuất các giống rau quả, các nông sản khác và chăn nuôi gia súc.

-Dịch vụ trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng.

-Chế biến rau quả, tạo ra các sản phẩm từ rau quả, thủy sản và gia súc.

-Bán buôn, bán lẻ, đại lí rau quả, hương liệu, nguyên liệu và các máy móc phục vụ cho chế biến rau quả.

-Thực hiện nghiên cứu khoa học, đặc biệt là công nghệ sinh học để phục vụ cho công tác chế biến rau quả.

-Tham gia đào tạo công nhân kỹ thuật, dịch vụ tư vấn phát triển ngành rauquả.

-Liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh rau quả chất lượng cao.

-Hoạt động xuất khẩu: Rau quả tươi, rau quả chế biến, hoa và cây cảnh, gia vị giống rau quả, thực phẩm, nông lâm sản

-Hoạt động nhập khẩu: Rau, hoa, quả, giống hoa quả, máy móc thiết bị,phương tiện vận tải, nguyên nhiên liệu

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CÔNG

1.3.1 Chức năng, nhiệm vụ của Tổng công ty

- Chức năng sản xuất nông nghiệp: Để đảm bảo nguyên liệu cho quá trình hoạt động sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty thì chức năng này được đánh giá quan trọng thiết yếu Chức năng sản xuất nông nghiệp là chức năng cơ bản nhất nên Tổng công ty luôn thay đổi giống mới và áp dụng các tiến bộ của công nghệ khoa học kĩ thuật để nâng cao chất lượng và năng suất sản phẩm đầu vào để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường quốc tế.

- Chức năng chế biến: Là khâu chế biến những sản phẩm nông nghiệp thành những sản phẩm phục vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu: Sản phẩm khô, sản phẩm đồ hộp… Chức năng này cũng luôn được Tổng công ty quan tâm thay đổi trang thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng cũng như năng suất lao động để đảm bảo thị trường và mở rộng đối tác xuất khẩu.

- Chức năng kinh doanh: Là chức năng cốt lót của Tổng công ty, chức năng này quyết định đến thành quả của hai chức năng trên, và thể hiện được sự kinh doanh tốt hay xấu của công ty.

1.3.1.2 Nhiệm vụ Đi song song với 3 chức năng trên thì Tổng công ty cũng có 3 nhiệm vụ chủ yếu sau:

-Thực hiện công tác nghiên cứu khoa học-công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học để chế tạo được nhiều giống mới năng suất hơn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nước cũng như xuất khẩu ra nước ngoài.

-Đạo tạo cán bộ công nhân kỹ thuật có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt để đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực trong thời đại phát triển của nền kinh tế toàn cầu.

-Liên doanh liên kết với các đơn vị bạn để sản xuất kinh doanh các mặt hàng rau quả nông sản cao cấp và chất lượng cao cho các khu vực đặc biệt. 1.3.2 Cơ cấu tổ chức của tổng công ty

Tổng công ty hoạt động theo mô hình công ty Mẹ - công ty con, và được biểu diễn theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của Tổng công ty rau quả, nông sản

Hội đồng thành viên của công ty Mẹ gồm có 5 thành viên:

- Ông: Đinh Văn Hương (Chủ tịch Hội đồng thành viên)

- Ông: Nguyễn Thanh Bình (Thành viên Hội đồng thành viên)

- Ông: Phạm Quang Bình (Thành viên Hội đồng thành viên)

- Ông: Nguyễn Đức Thuần (Thành viên Hội đồng thành viên)

- Ông: Đinh Cao Khuê (Thành viên Hội đồng thành viên)

Hội đồng thành viên của Tổng công ty có trách nhiệm dự thảo điều lệ, tổ chức, hoạt động của Tổng công ty trình lên Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn, tiêu chuẩn được bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên tuân thủ theo các quy định của Luật pháp Việt Nam

- Tổng giám đốc: Ông: Nguyễn Thanh Bình

- Phó Tổng giám đốc: Ông: Trần Duy Long và Ông: Phạm Quang

- Kiểm soát viên: Ông: Tạ Đình Thọ

Các đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty:

Các đơn vị hạch toán phụ thuộc bao gồm:

- Công ty Giống rau quả TW

- Công ty chế biến Điều và Nông sản Vegetexco

- Công ty TNHH 1 thành vien XNK Nông sản và Thực phẩm Hà Nội

- Công ty cổ phần XNK Nông sản và Thực phầm Sài Gòn

1 Công ty CP XNK Rau quả I

2 Công ty CP Vật tư và XNK

3 Công ty CP Vật tư CN & TP

4 Công ty CP Vận tải & Thương mại

5 Công ty CP Xây dựng và SXVL

7 Công ty CP XNK Nông lâm sản chế biến

8 Công ty CP XNK Rau quả Hải Phòng

9 Công ty CP TPXK Hưng Yên

10 Công ty CP TPXK Bắc Giang

11 Công ty CP TPXK Đồng Giao

12 Công ty CP XNK Rau quả Thanh Hóa

13 Công ty CP Nông lâm sản Hà Tĩnh

14 Công ty CP XNK Rau quả

15 Công ty CP Cảng Rau quả

16 Công ty CP TPXK Tân Bình

17 Công ty CP SX&DV XNK Rau quả Sài Gòn

18 Công ty CP In & Bao bì Mỹ Châu

19 Công ty CP XNK Hạt điều và hàng NSTP TP.HCM

20 Công ty CP Rau quả Tiền Giang

21 Công ty CP Thực phẩm & NGK Dona Newtower

22 Công ty CP Chế biến TPXK Tiên Giang

23.Công ty hộp sắt TOVECAN

24.Công ty liên doanh chế biến gia vị Vinaharris

25.Công ty liên doanh TNHH Crown Hà Nội

26.Công ty liên doanh Luveco

Các đơn vị thành viên thuộc Tổng công độc lập tiến hành các hoạt động sản xuất, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu, đồng thời có thể kết hợp với văn phòng Tổng công ty trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm một cách có lợi nhất cho Tổng công ty Bên cạnh đó, các đơn vị phải tuân theo các chỉ tiêu chung mà Tổng công ty đưa ra, báo cáo tổng kết kết quả kinh doanh, so sánh với các chỉ tiêu đã đề ra.

1.4 CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU RAU QUẢ CỦA TỔNG CÔNG TY

- Năng lực về khoa học công nghệ:

Việc ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất được cải thiện đáng kể trong những năm gần đây Các tiến bộ khoa học kĩ thuật bao gồm các lĩnh vực: Thay đổi cơ cấu giống, đa dạng hoá sản phẩm, ứng dụng kỹ thuật nuôi cấy mô trong nhân giống, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác và bảo vệ thực vật tiên tiến, áp dụng công nghệ nhà lưới có mái che sáng, công nghệ tưới hiện đại.

Tuy nhiên, sự thay đổi này diễn ra không đồng đều giữa các vùng sản xuất vì nhiều lý do như: Khí hậu thời tiết, trình độ thâm canh, khả năng tiếp cận kỹ thuật tiến bộ và thị trường, khả năng đầu tư,

Công nghệ và trang thiết bị xử lý và bảo vệ chất lượng rau quả cũng như công nghệ bảo quản rau quả tươi chưa được áp dụng rộng rãi Kho lạnh ít, nhưng phần lớn đặt không đúng chỗ, ít phát huy tác dụng Việc thu hoạch, vận chuyển, đóng gói, bao bì và bảo quản không đúng cách làm cho rau quả bị hư hỏng nhiều Một số công nghệ bảo quản rau quả tươi mới chỉ dừng ở mức độ áp dụng thử nghiệm nên Việt Nam mới xuất khẩu được số lượng ít trái cây tươi bằng tàu thuỷ sang một số nước Châu Á gần Việt Nam và một số rất ít trái cây bằng máy bay sang một số nước châu Âu Do những hạn chế về công nghệ bảo quản sau thu hoạch đối với rau quả tươi nên giá rau quả trái vụ thường cao hơn rất nhiều lần so với vụ chính.

Quy mô sản xuất nhỏ ảnh hưởng đến việc áp dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ Nguyên nhân là do không có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng để ứng dụng các tiến bộ của công nghệ cao vào sản xuất Và các công nghệ cao đòi hỏi mức đầu tư tương đối lớn (nhà kính, sân bãi, mặt bằng, dây chuyền chế biến,bảo quản vận chuyển lạnh…) và cần có quy mô sản xuất kinh doanh tương xứng.

- Điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên là yếu tố khách quan, không nằm trong sự kiểm soát của con người Điều kiện tự nhiên có thể kể đến là khí hậu, đất đai, tài nguyên thiên nhiên và vị trí địa lý Và nó có ảnh hưởng không nhỏ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu rau quả.

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu đặc trưng của mỗi vùng miền tạo điều kiện thuận lợi trong việc đa dạng hoá sản phẩm rau quả; diện tích trồng rau quả của Việt Nam tăng nhanh trong khoảng thời gian 2008-2010 nhưng bắt đầu có sự đi xuống trong các năm gần đây.

- Nhu cầu về thị trường:

Rau quả là một mặt hàng thiết yếu trong đời sống của người dân Cũng như các loại hàng hóa khác, rau quả nông sản cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân, cơ cấu dân cư và thị hiếu của người tiêu dung, thường thì họ đòi hỏi rau quả phải được chế biến sạch, chất lượng tốt nhưng vẫn giữ được mùi vị. Tổng công ty đã nắm bắt được nhu cầu của từng thị trường để lựa chọn mặt hàng cũng như quy mô sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp nhất.

- Lượng cung trên thị trường:

KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG

Tình hình tài chính của Tổng công ty từ năm 2011-2013 đến thể hiện trong bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1: Tình hình tài chính của Tổng công ty từ năm 2011-2013

Lợi nhuận trước thuế (Tỉ đồng) 400,3 246,6 390,6

Số đơn vị hòa vốn/lãi

Số đơn vị lỗ/ngừng hoạt động

Nhìn vào bảng 2.1 ta có thể nhận thấy rằng: Doanh thu của Tổng công ty giảm dần qua các năm, điều này thể hiện rõ của tình hình khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất và kinh doanh của Tổng công ty Cụ thể năm 2011 Tổng công ty đạt doanh thu là 5,205 tỉ đồng, sang năm 2012 doanh thu của Tổng công ty đã giảm nhẹ xuống còn 5.003 tỉ đồng, năm 2013 đã thể hiện sự giảm sút ngiêm trọng của quá trình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty khi đã doanh thu giảm xuống còn 4.679 tỉ đồng, giảm 6.5% so với cùng kì năm 2012 Về vấn đề lợi nhuận của Tổng công ty ta có thể thấy được sự tang giảm không đồng đều qua các năm, điều này là do nổ lực của các cấp quản lí khi đã đưa ra các chính sách hợp lý trong kinh doanh cũng như sự nổ lực của các công nhân lao động đã giúp cho Tổng công ty vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu Cụ thể: Năm 2011 lợi nhuận của Tổng công ty là 400,3 tỉ đồng tang 103,8% so với cùng kì năm 2019, tuy nhiên sang năm 2012 lợi nhuận giảm xuống còn 246,6 tỉ đồng (giảm hơn 38% so với cùng kì), lợi nhuận của Tổng công ty đã tăng lên đến 390,6 tỉ đồng vào năm 2013 Thu nhập bình quân của Tổng công ty tăng đều qua các năm, từ 4 triệu năm 2011 lên gần

5 triệu năm 2013, điều này giúp cho cuộc sống của nhân viên trong công ty được cải thiện từ đó giúp mọi người tích cực làm việc làm cho Tổng công ty ngày một vững mạnh hơn.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY

2.2.1 Số lượng và cơ cấu hàng xuất khẩu

Từ khi thành lập tới nay, Tổng công ty đã gặp không ít khó khăn do thời tiết bất lợi, tình hình kinh tế thế giới không ổn định, giá cả rau quả trên thị trường thế giới lên xuống thất thường, nhưng Tổng công ty không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương thức sản xuất kinh doanh, vươn lên trở thành đơn vị đứng đầu ngành về sản xuất kinh doanh rau quả tại Việt Nam Trong những năm qua, Tổng công ty đã luôn thay đổi, hoàn thiện các chính sách sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của thị trường Các sản phẩm rau quả xuất khẩu chính của Tổng công ty được thể hiện trong bảng 2.2:

- Sản phẩm rau quả tươi: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch để xuất khẩu Các sản phẩm này giữ nguyên hương vị tự nhiên, đặc trưng của từng loại rau quả Các sản phẩm rau quả tươi xuất khẩu của Tổng công ty rất đa dạng, bao gồm: Vải thiều, chuối và thanh long…

- Sản phẩm đồ hộp, lọ bao gồm các sản phẩm sau: Đậu Hà Lan, ngô đóng hộp, vải thiều nước đường, cà chua, mận nước đường (mới), dứa, dưa chuột bao tử.

- Sản phẩm đông lạnh: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch và được bảo quản ở nhiệt độ thấp giữ cho rau quả được tươi ngon lâu hơn so bình thường Sản phẩm đông lạnh vẫn giữ được hương vị và chất lượng như sản phẩm tươi ban đầu, bao gồm các sản phẩm sau: Vải đông lạnh, rau bó xôi đông lạnh, dứa đông lạnh.

Bảng 2.2: Các sản phẩm rau quả chính của Tổng công ty

Chủng loại sản phẩm Các loại sản phẩm chính

Rau quả tươi Rau Bắp cải, khoai tây, cà chua…

Quả Chuối, vải, nhãn, dứa…

Rau quả đông lạnh, cô đặc và puree

Rau quả đông lạnh Dừa, bắp non, dứa, hải sản…

Puree Dừa, xoài, dứa, cà chua…

Rau quả đóng hộp Dừa, dưa chuột, vải, chôm chôm…

Rau quả sấy muối Chuối, nhân hạt điều, Dưa chuột, nấm muối…

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp

- Sản phẩm muối và dầm dấm: Là các sản phẩm rau quả được làm sạch, dùng dấm, muối và một số gia vị làm phụ gia Sản phẩm này có thể để nguyên hình hoặc gọt vỏ nhưng vẫn giữ được hình dạng của rau quả ban đầu Một số sản phẩm tiêu biểu cho nhóm sản phẩm này như: Chuối sấy, vải sấy, nấm rơm muối, cơm dừa (mới), dưa chuột muối, ớt sấy.

- Sản phẩm Paste, Puree: là dạng xốt đặc, nghiền nhừ, đây là thuật ngữchungdùng để chỉ các loại thực phẩm đã nấu chín mà đã được ép, phối trộn và sàng qua sấy tạo thành một dạng kem mềm hoặc chất lỏng dày Ở Pháp (vào thế kỉ 13) thuật ngữ này có nghĩa là tinh chế hay tinh khiết, Puree được kết hợp với các món ăn khác, có tính chất nhất quán với nhau Coulis là một thuật ngữ tương tự nhưng có ý nghĩa rộng hơn, thường dùng cho puree quả Paste thường được dùng cho các loại puree được sử dụng như một thành phần phụ chứ không dùng như là một món ăn Puree có thể được thực hiện trong máy xay sinh tố hoặc với một dụng cụ đặc biệt hơn ở quy mô công nghiệp, hoặc bằng cách cho thực phẩm chảy qua các dụng cụ lọc, hoặc chỉ đơn giản bằng cách nghiền thức ăn trong nồi Puree nói chung phải được nấu chín để cải thiện hương vị và kết cấu, loại bỏ các chất độc hại và làm giảm hàm lượng nước trong sản phẩm Các sản phẩm Paste và Puree của Tổng công ty rất đa dạng và phong phú, bao gồm: Paste cà chua; Puree mãng cầu xiêm; Puree chuối; Puree xoài; Puree ối, gấc; Puree đu đủ và sản phẩm Puree vải…

Cơ cấu các mặt hàng rau quả xuất khẩu của Tổng công ty được thể hiện đầy đủ trong bảng 2.3:

Bảng 2.3: Cơ cấu các nhóm hàng rau quả trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty

Rau quả đông lạnh, cô đặc và puree

Rau quả đóng hộp 4,273.126 27.58 2,110.158 8.44 2,437.062 16.54 Rau quả sấy muối 1,851.030 11.95 3,463.370 13.85 968.000 6.57

Nguồn: Phòng Kế hoạch-Tổng hợp

Qua bảng 2.3 ta có thể thấy được tổng KNXK rau quả của Tổng công ty chiếm tới hơn 65% (năm 2011) tổng KNXK toàn Tổng công ty và giảm còn 44.45% (năm 2013), cụ thể: Nhóm rau quả tươi chiếm tỉ trọng 1.42% (năm

2011), chiếm 0.2% (năm 2012), chiếm 0.25% (năm 2013); nhóm hàng rau quả đông lạnh, cô đặc và puree chiếm 24.08% (năm 2011), chiếm 8.44% (năm

2012), chiếm 6.57% (năm 2013), nhin tổng thể nhóm hàng nà giảm mạnh từ năm 2011 đến năm 2013; nhóm hàng rau quả đóng hộp chiếm 16.54% năm

2013 và nhóm hàng rau quả sấy muối chiếm 6.57% năm 2013

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu các nhóm mặt hàng rau quả của Tổng công ty

Qua sơ đồ 2.3 ta có thể nhìn thấy sản lượng của các nhóm hàng rau quả trong các năm 2011 đến năm 2013, các nhóm hàng đều tăng giảm không đồng đều giữa các năm Cụ thể mặt hàng rau quả tươi, năm 2012 giảm nhẹ so với năm 2011 nhưng đến năm 2013 thì giảm mạnh một cách rõ rệt xuống còn hơn 3,110.020 tấn (giảm hơn 15% so với cùng kì năm 2012); mặt hàng rau quả đóng hộp giảm hơn 50% so với năm 2011 và sau đó tăng nhẹ 15% vào năm

2013 (2,437.062 tấn); mặt hàng rau quả đông lạnh, cô đặc và puree giảm nhẹ qua các năm từ năm 2011 đến năm 2013; mặt hàng rau quả sấy muốinăm 2012 có sự tăng đột biến lên tới hơn 87% so với năm 2011 và lại giảm mạnh vào năm 2013.Năm 2013, sức mua của thị trường quốc tế tiếp tục giảm theo đà suy thoái của nền kinh tế thị trường, đó là lí giải cho việc xuất khẩu rau quả của Tổng công ty liên tục giảm sút trong các năm gần đây.

2.2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty

Kim ngạch xuất nhập khẩu các năm 2011-2013 của Tổng công ty được thể hiện qua bảng 2.4:

Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty qua các năm 2011-2013

Nguồn: Phòng kế hoạch-kinh doanh

Sơ đồ 2.2: Tỉ trọng mặt hàng rau quả trong kim ngạch xuất khẩu của

Qua bảng 2.4, ta có thể thấy được kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty tăng vào năm 2012 nhưng lại giảm mạnh vào năm 2013, lý giải cho quá trình giảm sút trên là do biến động của nên kinh tế thị trường đã làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất cũng như xuất khẩu của Tổng công ty, nhưng bên cạnh đó thì sự canh tranh gay gắt của các doanh nghiệp khác cũng gay ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Tổng công ty.

Năm 2011, thị trường rau quả có nhiều biến động Sức mua của một số thị trường chính bị giảm, giá sản xuất trong nước cao nhưng giá xuất khẩu lại không tăng tương xứng nên nhiều sản phẩm rau quả bị giảm sút mạnh về khối lượng và giá trị, ví dụ điển hình như sản phẩm dưa chuột và tinh bột sắn Các sản phẩm về dứa, rau quả đông lạnh vẫn ổn định đầu ra.

Năm 2012, kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty tăng so với năm 2011, cụ thể tăng gần 4% so với cùng kì năm 2011 Năm 2013 lại tiếp tục đá suy giảm của năm trước và đã giảm hơn 30% so với năm 2011 và giảm gần 15% so với năm 2012 Tình hình kinh tế thế giới vẫn chưa được hồi phục mặc dù đã có những dấu hiệu tốt, sức mua của thị trường quốc tế cũng như trong nước giảm mạnh là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến kim ngạch xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp nói chung và của Tổng công ty nói riêng.

Qua sơ đồ 2.2, ta thấy tỉ trọng xuất khẩu rau quả giảm mạnh trong năm

2012 (29.37%) so với năm 2011 (38.31%) và sau đó tăng lại vào năm 2013 (32.74%) Điều này trái ngược với KNXK của toàn Tổng công ty, thể hiện rằng việc đầu tư cho hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty là tương đối tốt, thể hiện qua các chính sách, các phương hướng đúng đắn của ban lãnh đạo đối với hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty nói chung và hoạt động xuất khẩu rau quả noi riêng.

Hoạt động xuất khẩu rau quả của Tổng công ty trong những năm qua khá hiệu quả, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống cho các cán bộ công nhân viên đồng thời đóng góp một khối lượng lớn ngoại tệ cho đất nước Có được những kết quả đáng khích lệ như vậy là do các đơn vị thành viên của Tổng công ty rau quả nông sản đã luôn nâng cao quyền tự chủ trong sản xuất và kinh doanh, cố gắng, nỗ lực trong hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường mới để mở rộng thị trường, nâng cao kim ngạch xuất khẩu.

2.2.3 Phương thức và thị trường xuất khẩu

2.2.3.1 Các phương thức xuất khẩu của Tổng công ty

Tổng công ty xuất khẩu mặt hàng rau quả theo hai phương thức chính là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu theo hình thức gián tiếp Trong đó, hình thức xuất khẩu trực tiếp là chủ yếu:

Ngày đăng: 14/09/2023, 10:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của Tổng công ty rau quả, nông sản - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả, nông sản – cty tnhh một thành viên
Sơ đồ 1.1 Mô hình tổ chức của Tổng công ty rau quả, nông sản (Trang 16)
Bảng 2.1: Tình hình tài chính của Tổng công ty từ năm 2011-2013 - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả, nông sản – cty tnhh một thành viên
Bảng 2.1 Tình hình tài chính của Tổng công ty từ năm 2011-2013 (Trang 22)
Bảng 2.3: Cơ cấu các nhóm hàng rau quả trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả, nông sản – cty tnhh một thành viên
Bảng 2.3 Cơ cấu các nhóm hàng rau quả trong kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty (Trang 25)
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu các nhóm mặt hàng rau quả của Tổng công ty - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả, nông sản – cty tnhh một thành viên
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu các nhóm mặt hàng rau quả của Tổng công ty (Trang 26)
Bảng 2.4: Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty qua các năm 2011-2013 - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả, nông sản – cty tnhh một thành viên
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu của Tổng công ty qua các năm 2011-2013 (Trang 27)
Sơ đồ 2.3: Tỉ trọng hai phương thức xuất khẩu của Tổng công ty các năm 2011-2013 - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả, nông sản – cty tnhh một thành viên
Sơ đồ 2.3 Tỉ trọng hai phương thức xuất khẩu của Tổng công ty các năm 2011-2013 (Trang 31)
Bảng 3.2: Định hướng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty đến năm 2015 - Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của tổng công ty rau quả, nông sản – cty tnhh một thành viên
Bảng 3.2 Định hướng xuất khẩu rau quả của Tổng công ty đến năm 2015 (Trang 50)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w