1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng và xu hướng vận dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ thị trường trong nước của việt nam

113 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Xu Hướng Vận Dụng Các Biện Pháp Phi Thuế Quan Đối Với Hàng Nhập Khẩu Nhằm Bảo Vệ Thị Trường Trong Nước Của Việt Nam
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Xuân Nữ
Trường học Trường Đại Học Ngoại Thương
Chuyên ngành Kinh Tế Đối Ngoại
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2010
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 113
Dung lượng 0,92 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN (9)
    • I. Một số vấn đề cơ bản về các biện pháp phi thuế quan (10)
      • 1. Khái niệm (10)
      • 2. Các loại biện pháp phi thuế quan (11)
        • 2.1 Các biện pháp hạn chế định lượng (Quantitative Restrictions) (11)
        • 2.2 Các biện pháp tương đương thuế quan (Para-tariff Measures) (14)
        • 2.3 Các biện pháp liên quan tới doanh nghiệp (16)
        • 2.4 Các biện pháp kỹ thuật (Technical Measures) (17)
        • 2.5 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (Contigency protection measures) (19)
        • 2.6 Quy tắc xuất xứ (Rule of origin) (22)
        • 2.7 Các biện pháp đầu tư liên quan tới thương mại (Trade-ralated investment measures) (23)
        • 2.8 Các biện pháp khác (24)
        • 3.1 Ưu điểm (26)
        • 3.2 Nhược điểm (26)
    • II. Tác động của các biện pháp phi thuế quan đến thương mại quốc tế (28)
      • 1. Các biện pháp phi thuế quan giúp bảo hộ sản xuất trong nước (28)
      • 2. Các biện pháp phi thuế quan giúp hướng dẫn tiêu dùng trong nước (28)
      • 3. Các biện pháp phi thuế quan giúp bảo vệ an ninh quốc phòng, đạo đức xã hội, sức khỏe con người, bảo vệ động vật và thực vật, bảo vệ môi trường (28)
      • 4. Các biện pháp phi thuế quan giúp sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ (29)
      • 5. Các biện pháp phi thuế quan nhằm đáp lại các hành động thương mại không bình đẳng (29)
    • III. Kinh nghiệm vận dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ thị trường trong nước của một số nước trên thế giới (30)
      • 1. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ (30)
      • 2. Kinh nghiệm của Trung Quốc (34)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ (10)
    • I. Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua (38)
      • 1. Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam (38)
      • 2. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu (40)
      • 3. Cơ cấu thị trường nhập khẩu (41)
    • II. Thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam (43)
      • 1. Các biện pháp hạn chế định lượng (43)
        • 1.1 Cấm nhập khẩu (43)
        • 1.2 Hạn ngạch (44)
        • 1.3 Hạn ngạch thuế quan (44)
        • 1.4 Quản lý bằng giấy phép (46)
      • 2. Các biện pháp tương đương thuế quan (49)
        • 2.1 Trị giá tính thuế hải quan (49)
        • 2.2 Phụ thu (50)
      • 3. Các biện pháp liên quan tới doanh nghiệp (50)
        • 3.1 Quyền kinh doanh nhập khẩu (50)
        • 3.2 Đầu mối nhập khẩu (52)
      • 4. Các biện pháp kỹ thuật (52)
        • 4.1 Các quy định về kĩ thuật tiêu chuẩn và thủ tục xác định sự phù hợp (53)
        • 4.2 Kiểm dịch động, thực vật (54)
        • 4.3 Yêu cầu ghi nhãn và đóng gói hàng hóa (55)
        • 4.4 Quy định về môi trường (56)
        • 4.5 Các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật khác (57)
      • 5. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (58)
        • 5.1 Thuế chống phá giá (58)
        • 5.2 Thuế chống trợ cấp (60)
        • 5.3 Các biện pháp tự vệ (60)
      • 6. Quy tắc xuất xứ (61)
      • 7. Các biện pháp liên quan đến đầu tư (62)
        • 7.1 Yêu cầu về nội địa hóa (62)
        • 7.2 Yêu cầu tự cân đối ngoại tệ (63)
      • 8. Thủ tục hành chính (64)
        • 8.1 Đặt cọc (64)
        • 8.2 Thủ tục hải quan (65)
        • 8.3 Mua sắm Chính phủ (65)
    • III. Đánh giá về việc vận dụng các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam đối với hàng nhập khẩu (66)
      • 1. Mặt tích cực (66)
      • 2. Những vấn đề còn hạn chế (67)
    • CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN NHẰM BẢO VỆ HÀNG TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM (38)
      • I. Một số cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO liên quan đến các biện pháp (70)
        • 1. Cam kết về hạn ngạch thuế quan (70)
        • 2. Cam kết về hạn chế định lượng nhập khẩu, bao gồm cấm, hạn ngạch và chế độ cấp phép nhập khẩu (71)
        • 3. Cam kết về xác định trị giá hải quan (71)
        • 4. Cam kết về quy tắc xuất xứ (72)
        • 5. Cam kết về chống bán phá giá, chống trợ cấp và các biện pháp tự vệ (72)
      • II. Quan điểm chung khi áp dụng các biện pháp phi thuế quan (73)
        • 1. Áp dụng phù hợp với thực trạng kinh tế xã hội & hội nhập kinh tế quốc tế (73)
        • 2. Áp dụng có chọn lọc trong một số lĩnh vực (74)
        • 3. Áp dụng nhất quán, rõ ràng, có lộ trình cụ thể, phù hợp với thông lệ quốc tế (74)
        • 4. Loại bỏ biện pháp không phù hợp, xây dựng biện pháp mới (75)
      • III... Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng các biện pháp phi thuế quan (76)
        • 1. Hoàn thiện hệ thống các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam phù hợp với (76)
          • 1.1 Thay đổi các biện pháp hạn chế định lượng (77)
          • 1.2 Các biện pháp xác định trị giá (78)
          • 1.3 Chính sách rà soát các doanh nghiệp nhà nước (79)
          • 1.4 Thay đổi chính sách ngoại hối (79)
          • 1.5 Sử dụng hiệu quả các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời (80)
          • 1.6 Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động thực vật (82)
          • 1.7 Các biện pháp liên quan tới môi trường (84)
          • 1.8 Hoàn thiện các biện pháp về vệ sinh an toàn thực phẩm (85)
        • 2. Tăng cường hiệu quả quản lý và thực thi chính sách về các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam (86)
          • 2.1 Quá trình xây dựng các biện pháp phi thuế quan phải thống nhất, phù hợp với xu hướng (86)
          • 2.2 Kiến nghị về thực thi chính sách về các biện pháp phi thuế quan (87)
  • KẾT LUẬN................................................................................................................83 (89)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................84 (90)
  • PHỤ LỤC...................................................................................................................89 (95)

Nội dung

LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN

Một số vấn đề cơ bản về các biện pháp phi thuế quan

Trong quá trình toàn cầu hóa, chính sách thương mại quốc tế của một nước nắm vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hoạt động thương mại của nước đó Hai công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế của một nước là các biện pháp thuế quan và các biện pháp phi thuế quan Trên thế giới hiện nay có nhiều quan niệm về các biện pháp phi thuế quan và hàng rào phi thuế quan

Theo Tổ chức hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) năm 1997 “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp biên giới nằm ngoài phạm vi thuế quan có thể được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu” [22]

Tổ chức thương mại thế giới (WTO) định nghĩa “Biện pháp phi thuế quan là những biện pháp ngoài thuế quan, liên quan hoặc ảnh hưởng đến sự luân chuyển hoàng hóa giữa các nước” Từ đó, WTO cũng đưa ra khái niệm về hàng rào phi thuế quan: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp mang tính cản trở đối với thương mại mà không dựa trên cơ sở pháp lý, khoa học hoặc bình đẳng” [22]

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã đưa ra quan điểm của mình về hàng rào phi thuế quan, “Rào cản phi thuế quan được định nghĩa là các biện pháp ngăn cấm hoặc hạn chế một cách có hiệu quả việc nhập khẩu hoặc xuất khẩu hàng hóa”

Như vậy, không có một quan niệm chung thống nhất nào cho khái niệm “biện pháp phi thuế quan” Tuy nhiên, nhìn chung ta có thể rút ra khái niệm về các biện pháp phi thuế quan như sau “Biện pháp phi thuế quan là các biện pháp nằm ngoài biện pháp thuế quan, nhằm điều chỉnh việc xuất khẩu và nhập khẩu của một nước” Ngoài ra, ta cũng cần phân biệt giữa “biện pháp phi thuế quan” và “hàng rào phi thuế quan” Các biện pháp phi thuế quan có thể thúc đẩy hoặc cản trở thương mại quốc tế Chỉ những biện pháp phi thuế quan nào gây ra sự cản trở đối với thương mại quốc tế thì mới được coi là hàng rào phi thuế quan Tuy nhiên việc xác định biện pháp phi thuế quan nào là rào cản thương mại trên thực tế không mấy dễ dàng

2 Các loại biện pháp phi thuế quan

2.1 Các biện pháp hạn chế định lượng (Quantitative Restrictions)

Các biện pháp hạn chế định lượng là các biện pháp cấm hoặc hạn chế thương mại đối với một hay một vài quốc gia khác, thực hiện bằng cấm nhập khẩu, hạn ngạch, giấy phép hay các biện pháp có tính chất tương tự

2.1.1 Cấm nhập khẩu (Prohibitions) Đây được coi là biện pháp mang tính bảo hộ cao, các biện pháp này gây ra cản trở lớn tới thương mại quốc tế Hàng hoá cấm nhập khẩu là những hàng hoá tuyệt đối không được đưa vào thị trường nội địa Mục đích của việc cấm nhập khẩu là nhằm bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự xã hội, và thậm chí là để bảo hộ một số mặt hàng trong nước Nói chung, theo quy định của WTO, việc sử dụng biện pháp cấm nhập khẩu là không được cho phép, tuy nhiên trong một số trường hợp, các nước vẫn được sử dụng.

Cụ thể, theo điều XXI-GATT/1994, các trường hợp được sử dụng biện pháp cấm nhập khẩu là:

 Cần thiết để bảo đảm đạo đức xã hội.

 Cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khỏe con người, động thực vật.

 Liên quan đến nhập khẩu hay xuất khẩu vàng và bạc.

 Cần thiết để bảo vệ các tài nguyên thiên nhiên khan hiếm.

Ngoài ra, theo điều XX-GATT1994, các biện pháp cấm nhập khẩu còn được sử dụng trong các trường hợp:

 Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự bùng nổ về nhập khẩu, phương hại đến sản xuất trong nước

 Cần thiết để áp dụng các tiêu chuẩn hay qui định để phân loại, xếp hạng hay tiếp thị các sản phẩm trong thương mại quốc tế [39]

2.1.2 Hạn ngạch nhập khẩu (Quotas)

Hạn ngạch nhập khẩu là quy định của Nhà nước về số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép nhập từ một thị trường trong một thời gian nhất định, thường là một năm, thông qua hình thức cấp giấy phép

Hạn ngạch nhập khẩu được áp dụng chủ yếu vì các mục đích như bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ hay nhằm thực hiện cam kết của chính phủ với nước ngoài Tuy nhiên, hạn ngạch cũng có nhiều tác động, dẫn đến hiện tượng độc quyền của một số doanh nghiệp trong nước.

WTO cũng quy định không được sử dụng biện pháp hạn ngạch, tuy nhiên các nước thành viên cũng được áp dụng hạn ngạch trong một số trường hợp: (Theo Điều

 Được áp dụng một cách tạm thời để ngăn cản hay giảm bớt sự bùng nổ về nhập khẩu, phương hại đến sản xuất trong nước.

 Các nông sản và thủy sản

 Có thể hạn chế số lượng hay giá trị hàng nhập khẩu để bảo vệ sự cân bằng cán cân thanh toán Việc tạo ra, duy trì hay mở rộng hạn chế số lượng vì mục đích này không được vượt quá mức cần thiết

 Để ngăn ngừa sự đe dọa sắp xảy ra hay để ngăn chặn lại sự thiếu hụt nghiêm trọng dự trữ tiền tệ, hay trong trường hợp một thành viên có dự trữ tiền tệ rất thấp, để đạt được một mức tăng hợp lý dự trữ tiền tệ [39]

2.1.3 Hạn ngạch thuế quan (Tariff Quotas)

Theo quy định của WTO, biện pháp hạn ngạch thuế quan được áp dụng đối với các sản phẩm nông nghiệp Theo Hiệp định Nông Nghiệp (AoA- Agreement on

Agriculture) được ký kết tại vòng đàm phán Uruguay, các thành viên không được áp dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản Theo đó, các nước phải xóa bỏ biện pháp cấm nhập khẩu cũng như hạn ngạch đối với các sản phẩm nông nghiệp Tuy nhiên, các nước thành viên được phép chuyển đổi biện pháp cấm và hạn ngạch sang cơ chế hạn ngạch thuế quan Biện pháp này cho phép sử dụng hai mức thuế suất, mức thấp cho khối lượng trong hạn ngạch và mức cao cho khối lượng ngoài hạn ngạch

Cơ chế hạn ngạch thuế quan gồm 4 yếu tố: thuế suất trong hạn ngạch (in-quota tariff rate), hạn ngạch xác định lượng nhập khẩu tối đa chịu mức thuế suất trong hạn ngạch, thuế suất ngoài hạn ngạch (over-quota tariff rate) và phương thức quản lý phân bổ hạn ngạch Theo hiệp định AoA, các nước thành viên phải có nghĩa vụ thông báo với WTO về các yếu tố này trong Biểu cam kết về hàng hóa, cũng như phải cam kết quản lý phân bổ hạn ngạch thuế quan theo đúng nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO

2.1.4 Giấy phép nhập khẩu (Import Licences)

Các doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài phải xin được giấy phép nhập khẩu Muốn được cấp giấy phép nhập khẩu, các doanh nghiệp hay cá nhân phải xuất trình các giấy tờ cần thiết tới các cơ quan hành chính

Có hai loại giấy phép nhập khẩu là giấy phép nhập khẩu tự động và giấy phép nhập khẩu không tự động

- Giấy phép nhập khẩu tự động: là văn bản cho phép nhập khẩu mà không kèm theo điều kiện gì đối với người làm đơn xin giấy phép.

- Giấy phép nhập khẩu không tự động: là văn bản cho phép nhập khẩu sau khi người nhập khẩu đáp ứng được một số điều kiện nhất định.

Tác động của các biện pháp phi thuế quan đến thương mại quốc tế

1 Các biện pháp phi thuế quan giúp bảo hộ sản xuất trong nước

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, việc giao lưu buôn bán với các nước đang phát triển ngày một mạnh mẽ Các mặt hàng nhập khẩu từ các nước vào thị trường nội địa có nhiều ưu điểm hơn so với mặt hàng trong nước như hình thức đẹp, chất lượng cao và giá cả phải chăng hơn Đứng trước tình hình đó, các công ty, doanh nghiệp sản xuất trong nước gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ hàng hóa mình sản xuất Do đó, nhà nước đặt ra các biện pháp thuế quan và phi thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất trong nước Khi các rào cản thuế quan được dỡ bỏ theo quy định của WTO nhằm tiến tới một thị trường cạnh tranh bình đẳng thì nhiều quốc gia không ngừng sử dụng các biện pháp phi thuế quan để bảo hộ sản xuất nội địa Các biện pháp phi thuế quan có tác dụng lớn trong việc quản lý nhập khẩu, giảm lượng hàng hóa nhập khẩu, từ đó giảm bớt cạnh tranh cho các ngành sản xuất trong nước Các ngành được bảo hộ thường là các ngành sản xuất còn non trẻ, sử dụng nhiều lao động

2 Các biện pháp phi thuế quan giúp hướng dẫn tiêu dùng trong nước

Các biện pháp phi thuế quan, đặc biệt là các biện pháp kĩ thuật, quy tắc xuất xứ…giúp người tiêu dùng nắm được nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của sản phẩm qua nhãn mác, từ đó có thể lựa chọn sản phẩm một cách hợp lý Ngoài ra, các quốc gia còn áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu, để người dân tiêu dùng các sản phẩm trong nước sản xuất, nhằm nâng cao tính cạnh tranh của các mặt hàng ở thị trường trong nước

3 Các biện pháp phi thuế quan giúp bảo vệ an ninh quốc phòng, đạo đức xã hội, sức khỏe con người, bảo vệ động vật và thực vật, bảo vệ môi trường

Các biện pháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu thường được sử dụng vì mục tiêu này Các mặt hàng trong danh mục cấm xuất nhập khẩu thường là vũ khí, đạn dược, vật liệu cháy nổ…Các mặt hàng này ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh quốc phòng của các quốc gia, chỉ có Chính phủ mới được nhập khẩu các hàng hóa liên quan đến quốc phòng

Ngoài ra, các biện pháp về kiểm dịch động, thực vật cũng giúp các quốc gia loại bỏ, hạn chế các sản phẩm nhiễm bệnh, gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng con người Các loài động và thực vật quý hiếm cũng nằm trong danh sách cấm hoặc hạn chế nhập khẩu

Ngày nay, cùng với vấn đề phát triển thương mại, các quốc gia cũng rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường Tuy nhiên mỗi quốc gia có mức độ quan tâm và biện pháp bảo vệ khác nhau Các yêu cầu về nhãn mác sinh thái (ví dụ như chương trình

“Con dấu xanh” của Mỹ, nhãn sinh thái EU)…hay tiêu chuẩn chất lượng môi trường (ISO 14000) là một số biện pháp kỹ thuật liên quan đến tiêu chuẩn môi trường hiện đang được các nước áp dụng.

4 Các biện pháp phi thuế quan giúp sử dụng có hiệu quả quỹ ngoại tệ

Một số nước, đặc biệt là các nước đang và chậm phát triển, thường xuyên phải duy trì cán cân thanh toán có lợi để cải thiện nguồn ngân sách Trong trường hợp cán cân thanh toán của quốc gia mất cân đối, các biện pháp phi thuế quan được sử dụng nhằm phát triển những ngành sản xuất trong nước, hạn chế nhập khẩu, giảm lượng chi ngoại tệ Từ đó dẫn đến sự cân bằng trở lại của cán cân thanh toán quốc tế ở các nước này

5 Các biện pháp phi thuế quan nhằm đáp lại các hành động thương mại không bình đẳng

Các quốc gia có thế lực lớn về kinh tế cũng như chính trị thường dùng các biện pháp bảo hộ để đơn phương gây sức ép với các quốc gia khác, điển hình là Hoa Kỳ.Pháp luật nước này có những điều khoản đặc biệt cho phép Quốc hội đưa ra những biện pháp thương mại đơn phương đối với bất cứ quốc gia nào được cho là có thể đe dọa đến vấn đề an ninh của Hoa Kỳ Các biện pháp bảo hộ phi thuế quan cũng được các nước sử dụng khi một nước có hành động thương mại không bình đẳng Ví dụ, khi một nước bán phá giá sản phẩm vào Hoa Kỳ, nước này sẽ lập tức áp dụng thuế chống phá giá đối với sản phẩm đó để đáp lại hành động không bình đẳng của nước xuất khẩu.

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ

Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua

1 Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

Kim ngạch nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009 được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu trong mối tương quan với xuất khẩu

Việt Nam giai đoạn 2000-2009 Đơn vị: triệu USD

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Tỷ lệ XK/NK (%)

(Nguồn: website Tổng cục thống k ê - www.gso.gov.vn )

Qua bảng số liệu, có thể thấy trị giá tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ViệtNam liên tục tăng cả về quy mô và tốc độ Trong 3 năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu khá cao, trên 100 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2001 Tuy nhiên, có thể thấy cán cân thương mại của Việt Nam luôn nghiêng về phía nhập khẩu, tức là tình trạng nhập siêu của nước ra vẫn diễn ra thường xuyên, với quy mô và giá trị ngày càng lớn Nếu trong năm 2000, nhập siêu của Việt Nam là 900 triệu USD thì trong năm 2002, con số này đã tăng gần 3 lần, lên Trong giai đọan 2003 - 2006, nhập siêu của nước ta giữ ở mức khá ổn định, trong khoảng 4,5 - 5,5 tỷ USD Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm

2007 đến nay, đặc biệt là năm 2008, nhập siêu của Việt Nam đã tăng lên rất nhanh, đến mức -14,2 tỷ USD vào năm 2007, -18 tỷ USD vào năm 2008, giảm xuống còn -12,8 tỷ USD trong năm 2009 Hiện tượng nhập siêu của Việt Nam được các chuyên gia kinh tế đánh giá là “không nằm trong quy luật bình thường của các nước đang phát triển” [46] Để cụ thể hơn, biểu đồ sau miêu tả tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm qua.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: triệu USD Qua biểu đồ, ta có thể nhận thấy rõ sự tăng trưởng của kim ngach xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong giai đoạn năm 2007-2008, là giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, mở rộng thương mại với các nước trên thế giới Tuy nhiên đây cũng là thời điểm nhập siêu tăng cao Nhập siêu của Việt Nam dẫn tới một số bất lợi đối với nền kinh tế trong nước:

Thứ nhất, nhập siêu cao làm cho cán cân thanh toán quốc tế bị mất cân đối, chi ngoại tệ lớn hơn thu ngoại tệ, từ đó gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng tiềnViệt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Thứ hai, nhập siêu cao chứng tỏ các mặt hàng nhập khẩu có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước, ảnh hưởng không tốt đến các ngành sản xuất trong nước Từ đó ta cũng có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của những nhà hoạch định chính sách, nhằm quản lý và hạn chế nhập khẩu, bảo vệ thị trường trong nước

2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009, cơ cấu mặt hàng nhập của Việt Nam có sự thay đổi theo chiều hướng: giảm dần tỉ trọng nhóm hàng máy móc, thiết bị, tăng dần tỉ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, đặc biệt là những nhóm mặt hàng phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và nhóm hàng tiêu dùng Tuy nhiên, tỉ trọng của nguyên nhiên vật liệu vẫn chiếm tới gần 60% kim ngạch nhập khẩu Điều này thể hiện sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm của nước ngoài Giá trị của mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thuộc loại “xa xỉ” như ô tô nguyên chiếc, điện thoại di động… Đây cũng là điều dễ hiểu vì nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm này của nhân dân ngày càng lớn, cùng với xu hướng thích dùng hàng ngoại đã đẩy lượng nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng trong những năm gần đây lên cao. Ngoài ra, còn có hiện tượng nhập khẩu thép thành phẩm, đặc biệt là từ Trung Quốc. Giá trị thép nhập khẩu trong giai đoạn 2000-2006 không cao, giữ ở mức 2,5 đến 3,5 triệu tấn Tuy nhiên, từ khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng thép nhập khẩu liên tục tăng, lên đến gần 10 triệu tấn vào năm 2009 Sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do sản lượng phôi thép do nội địa Việt Nam sản xuất chỉ đủ cho khoảng 25% nhu cầu Theo thống kê, năm 2006, có đến 60% lượng phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc Trong khi đó, ở thị trường Việt Nam, do thiếu phôi thép, giá sắt thép tăng, một số doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam đã ngừng sản xuất để nhập sắt thép thành phẩm Trung Quốc[45].

Bảng 2: Giá trị mặt hàng nhập khẩu phân theo sản phẩm trong giai o n 2001-2009đoạn 2001-2009 ạn 2001-2009 Chỉ tiêu Xăng dầu (Triệu tấn)

Thép thành phẩm (Triệu tấn) Ô tô nguyên chiếc (Nghìn chiếc)

Linh kiện điện tử, máy tính (Triệu USD)

(Nguồn: website Tổng cục thống k ê- www.gso.gov.vn )

3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu của Việt Nam liên tục được mở rộng Với phương châm đa phương hóa, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 221 nước và vùng lãnh thổ ở cả

5 châu lục, trong đó nhập khẩu từ 151 nước Trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các khu vực được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3: Giá trị mặt hàng nhập khẩu phân theo các nước và khu vực Đơn vị: triệu USD

ASEAN EU Trung Quốc Nhật Bản Mỹ

(Nguồn: website Tổng cục thống k ê - www.gso.gov.vn )

Từ số liệu trên, ta có thể thấy, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực Châu Á, ASEAN, nhập khẩu từ thị thường châu Âu và Mỹ chiếm tỉ lệ ít Trị giá nhập khẩu từ các thị trường cũng tăng theo từng năm và không có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam Tỷ trọng của các thị trường cung ứng công nghệ nguồn như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ theo kế hoạch cần phải chiếm khoảng 30% năm 2005 nhưng hiện nay tỷ trọng của 3 thị trường này chưa có sự biến chuyển đáng kể.

Theo thống kê, các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay là:Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia, Mỹ,Hồng Kông [43] Trong giai đoạn vừa qua, giá trị nhập khẩu từ khối ASEAN và NhậtBản liên tục tăng, tuy nhiên đến năm 2009 lại có dấu hiệu giảm xuống Sự giảm xuống của giá trị nhập khẩu là do tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong năm 2009 giảm Đặc biệt, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc liên tục tăng với tốc độ khá cao, trong năm 2000, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc là 1,4 tỷ USD, sau 10 năm, con số này đã tăng lên hơn 10 lần, lên tới 16,4 tỷ USD Việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cũng gây nên một số bất lợi cho hàng hóa trong nước của Việt Nam Hàng hóa từ Trung

Quốc, đặc biệt là hàng tiêu dùng thường có mẫu mã đẹp, bắt mắt, giá rẻ, tuy chất lượng không tốt Những điều này cũng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các mặt hàng tiêu dùng trong nước như quần áo, hàng điện tử, gia dụng…

Thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam

1 Các biện pháp hạn chế định lượng

Cấm nhập khẩu là biện pháp bảo hộ không được WTO cho phép sử dụng, trừ một số trường hợp ngoại lệ nhất định như để bảo vệ an ninh quốc phòng, đạo đức xã hội, sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật…Những quy định về cấm nhập khẩu ở Việt Nam do Chính phủ công bố Trước năm 2000, danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu được công bố hàng năm, có giá trị cho 1 năm Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ có sự thay đổi khi ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 quy định danh mục hàng cấm nhập khẩu cho giai đoạn 2001-2005 gồm 11 loại hàng hóa (Xem phụ lục trang 89)

Những mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu cho giai đoạn 2001-2005 thường là những mặt hàng phù hợp với quy định của WTO như vũ khí, đạn dược, các loại ma túy, chất độc, văn hóa đồi trụy… với mục đích đảm bảo an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội cũng như đạo đức xã hội Ngoài ra, trong danh mục cấm nhập khẩu còn có các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng như hàng dệt may, điện tử, điện gia dụng; phương tiện có tay lái nghịch, các phương tiện, vật tư đã qua sử dụng như xe đạp, ô tô chở khách…Mục đích của việc cấm nhập khẩu các mặt hàng này vừa để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, nhưng cũng để bảo vệ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước như các doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp sản xuất điện tử…

Ngày 23/11/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, quy định chi tiết danh mục cấm nhập khẩu cho cả giai đoạn dài sau đó nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế, thay thế cho danh mục cấm nhập khẩu ban hành theo Quyết định số46/2001/QĐ-TTg Theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP, có 9 loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam qua con đường mậu dịch, phi mậu dich Chi tiết danh mục cấm nhập khẩu theo Nghị định 12/2006 xem Phụ lục 1 trang 89 Nhìn chung, danh mục cấm nhập khẩu mới này có một số thay đổi so với Danh mục cấm nhập khẩu được ban hành theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg Mặt hàng ô tô cũ được phép nhập khẩu từ năm

2006, mặt hàng thuốc lá cũng được loại bỏ khỏi danh mục Hàng hóa cấm nhập khẩu của Việt Nam Đây là những thay đổi phù hợp với thông lệ và của WTO.

Hạn ngạch cũng là một biện pháp bảo hộ mang tính định lượng mà WTO không cho phép sử dụng Ở Việt Nam, danh mục, số lượng (hoặc giá trị) các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch do Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) Mức hạn ngạch căn cứ vào mức độ bảo hộ, sự cam kết của Chính phủ Việt Nam với nước ngoài cũng như việc cân đối cung- cầu trong nước Từ năm 2001, căn cứ vào Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ, biện pháp hạn ngạch coi như không còn Tuy nhiên, trong thực tế, các biện pháp tương đương hạn ngạch vẫn được sử dụng như:

 Danh mục hàng hóa quản lý theo kế hoạch, định hướng (Bộ Thương mại – nay là Bộ Công thương quản lý)

 Danh mục hàng hóa có liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân (Bộ Thương mại – nay là Bộ Công thương quản lý)

 Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành (Các bộ chuyên ngành quản lý)

Riêng với mặt hàng xăng dầu, quý IV hàng năm, Chính phủ phê duyệt hạn mức xăng dầu nhập khẩu để tiêu dùng nội địa cho năm tiếp theo và giao cho các doanh nghiệp chuyên doanh thực hiện Hạn mức xăng dầu nhập khẩu là mức chỉ tiêu tối thiểu đảm bảo cung cầu trong nước

Hạn ngạch thuế quan được Việt Nam sử dụng trong những năm gần đây Đây là biện pháp quản lý hàng nhập khẩu được WTO cho phép sử dụng Từ năm 2004, căn cứ theo Thông tư số 10/2004/TT-BTM ngày 27/12/2004 của Bộ Thương mại (nay là

Bộ Công thương), hướng dẫn thực hiện Quyết định số 91/2003/QĐ-TTg ngày 9/5/2003 của Thủ tướng, có 7 mặt hàng được phép sử dụng biện pháp này: thuốc lá nguyên liệu, muối, bông, sữa nguyên liệu cô đặc, sữa nguyên liệu chưa cô đặc, ngô hạt và trứng gia cầm Trong đó thuốc lá nguyên liệu và muối chịu hạn ngạch hạn chế, các mặt hàng còn lại sẽ được cấp theo nhu cầu Thông tư này được sửa đổi bởi Thông tư 04/2005/TT-BTM ngày 24/3/2005 và Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 3/3/2005, sau đó được thay thế bởi Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/2/2006 Theo đó, lá thuốc lá nhập khẩu chịu thuế suất 30% nếu nhập khẩu trong mức hạn ngạch 29.000 tấn và thuế suất là 100% đối với lượng nhập khẩu vượt quá 29.000 tấn Hạn ngạch thuế quan đối với muối là 10%-30% trong mức hạn ngạch 200.000 tấn và 50%-60% với mức ngoài hạn ngạch, tùy dòng thuế cụ thể Đối với trứng gia cầm, mức thuế 40% được áp dụng cho 30.000 tá trứng nhập khẩu và mức thuế 80% được áp dụng cho lượng nhập khẩu vượt quá mức đó Hạn ngạch thuế quan đối với sản phẩm sữa, bông và ngô đã được bãi bỏ kể từ ngày 1/4/2005 theo Quyết định số 46/2005/QĐ-TTg ngày 3/3/2005 Hạn ngạch thuế quan đang được áp dụng thí điểm như là một bước trong quá trình mở rộng khả năng tiếp cận thị trường và bãi bỏ các biện pháp phi thuế như cấm nhập khẩu, giấy phép hay hạn ngạch nhập khẩu Sử dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan vừa đảm bảo việc bảo hộ các mặt hàng trong nước, đặc biệt là hàng nông sản, vừa là biện pháp được WTO chấp nhận Hiện nay theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP, Việt Nam còn áp dụng Hạn ngạch thuế quan cho 4 mặt hàng: thuốc lá, muối, trứng gia cầm, đường (đường tinh luyện, đường thô) Việc xác định mức thuế trong và ngoài hạn ngạch đối với các mặt hàng chịu sự điều chỉnh của hạn ngạch thuế quan do Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan quản lý sản xuất và Bộ Thương mại (nay là

Bộ Công thương) để quyết định và công bố thực hiện theo luật định

1.4 Quản lý bằng giấy phép

Theo qui định, các mặt hàng nhập khẩu được phân thành 2 loại:

 Loại được phép nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương).

 Loại được phép nhập khẩu theo giấy phép của các cơ quan chuyên ngành khác.

1.4.1 Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)

Trong giai đoạn 2001-2005, có 8 mặt hàng được quy định nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), ban hàng theo Thông tư 11/2001/TT-BTM ngày 18/04/2001, hướng dẫn thực hiện Quyết định số 46/2001/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ Danh mục hàng nhập khẩu gồm: kính xây dựng, đường, thép xây dựng, xi măng, dầu thực vật, ô tô dưới 9 chỗ, xe gắn máy, và các mặt hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế và Việt Nam ký kết hoặc tham gia Các mặt hàng như kính xây dựng, thép xây dựng, dầu thực vật, xe máy, ô tô dưới 9 chỗ đều chỉ áp dụng đến năm 2001 hoặc 2002; chỉ có các mặt hàng xi măng và đường là áp dụng cho cả giai đoạn 5 năm Danh mục quản lý bằng giấy phép của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) thực chất là quản lý giấy phép có điều kiện, nên nó vẫn mang đặc thù như quản lý bằng hạn ngạch (Chi tiết xem Phụ Lục 2 trang 95) Đến ngày 23/1/2006, Chính phủ đưa ra Nghị định 12/2006/NĐ-CP thay thế Quyết định 46/2001/QĐ-TTg trong việc quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu giai đoạn mới Do vậy, danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại (nay là

Bộ Công thương) cũng có sự điều chỉnh Theo đó, danh mục hàng hóa nhập khẩu gồm có 3 loại mặt hàng:

Bảng 4: Danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại

(nay là Bộ Công Thương)

1 Hàng cần kiểm soát nhập khẩu theo quy định của điều ước quốc tế, hiệp định mà

Việt Nam ký kết hoặc tham gia do Bộ Thương mại công bố cho từng thời kỳ.

2 Xe 2, 3 bánh gắn máy từ 175 cm3 trở lên.

(Bộ Thương mại cụ thể theo mã số HS đúng trong Biểu thuế xuất nhập khẩu và hướng dẫn thực hiện; Bộ Công an quy định và công bố các đối tượng được phép đăng ký sử dụng).

3 Súng đạn thể thao (theo quyết định phê duyệt của ủy ban Thể dục Thể thao).

(Nguồn: Nghị định 12/2006/NĐ-CP)

Trong 2 giai đoạn trên, Việt Nam đã đưa ra lịch trình cắt giảm cụ thể các biện pháp quản lý phi thuế quan định lượng cho hàng nhập khẩu vào Việt Nam Nhìn chung, các mặt hàng nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại đều là những hàng hóa có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong nước, kim ngạch nhập khẩu tương đối lớn. Tuy nhiên, Chính phủ cũng cam kết sẽ đơn giản hóa chế độ giấy phép nhập khẩu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu trong thủ tục xin giấy phép và cấp giấy phép nhập khẩu

1.4.2 Hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép của các cơ quan chuyên ngành

Trong giai đoạn 2001-2005, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001, quy định rõ danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý của 7 chuyên ngành, gồm:

(i) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: hầu hết hàng nhập khẩu quy định giấy phép nhập khẩu hoặc giấy phép khảo nghiệm, gồm 7 nhóm hàng.

(ii) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Thủy sản:danh mục hàng cấm xuất, hàng xuất khẩu có điều kiện và hàng nhập khẩu thông thường.

(iii) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng nhà nước: không quản lý cấp phép đối với hàng xuất, quản lý hàng nhập theo nguyên tắc thông qua chế độ chỉ định doanh nghiệp được nhập khẩu ở 8 nhóm hàng quy định

(iv) Danh mục hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành của Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu chính - Viễn thông): 15 nhóm hàng nhập khẩu bằng giấy phép và giấy chứng nhận hợp chuẩn.

XU HƯỚNG ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP PHI THUẾ QUAN NHẰM BẢO VỆ HÀNG TRONG NƯỚC CỦA VIỆT NAM

ĐỐI VỚI HÀNG NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM

I Tình hình nhập khẩu của Việt Nam trong những năm qua

1 Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam

Kim ngạch nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2000-2009 được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây:

Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu trong mối tương quan với xuất khẩu

Việt Nam giai đoạn 2000-2009 Đơn vị: triệu USD

Năm Tổng kim ngạch Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân thương mại

Trị giá Trị giá Trị giá Trị giá Tỷ lệ XK/NK (%)

(Nguồn: website Tổng cục thống k ê - www.gso.gov.vn )

Qua bảng số liệu, có thể thấy trị giá tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ViệtNam liên tục tăng cả về quy mô và tốc độ Trong 3 năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu khá cao, trên 100 tỷ USD, gấp 3 lần so với năm 2001 Tuy nhiên, có thể thấy cán cân thương mại của Việt Nam luôn nghiêng về phía nhập khẩu, tức là tình trạng nhập siêu của nước ra vẫn diễn ra thường xuyên, với quy mô và giá trị ngày càng lớn Nếu trong năm 2000, nhập siêu của Việt Nam là 900 triệu USD thì trong năm 2002, con số này đã tăng gần 3 lần, lên Trong giai đọan 2003 - 2006, nhập siêu của nước ta giữ ở mức khá ổn định, trong khoảng 4,5 - 5,5 tỷ USD Tuy nhiên, trong giai đoạn từ năm

2007 đến nay, đặc biệt là năm 2008, nhập siêu của Việt Nam đã tăng lên rất nhanh, đến mức -14,2 tỷ USD vào năm 2007, -18 tỷ USD vào năm 2008, giảm xuống còn -12,8 tỷ USD trong năm 2009 Hiện tượng nhập siêu của Việt Nam được các chuyên gia kinh tế đánh giá là “không nằm trong quy luật bình thường của các nước đang phát triển” [46] Để cụ thể hơn, biểu đồ sau miêu tả tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 10 năm qua.

Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: triệu USD Qua biểu đồ, ta có thể nhận thấy rõ sự tăng trưởng của kim ngach xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong giai đoạn năm 2007-2008, là giai đoạn Việt Nam bắt đầu gia nhập WTO, mở rộng thương mại với các nước trên thế giới Tuy nhiên đây cũng là thời điểm nhập siêu tăng cao Nhập siêu của Việt Nam dẫn tới một số bất lợi đối với nền kinh tế trong nước:

Thứ nhất, nhập siêu cao làm cho cán cân thanh toán quốc tế bị mất cân đối, chi ngoại tệ lớn hơn thu ngoại tệ, từ đó gây ảnh hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng tiềnViệt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Thứ hai, nhập siêu cao chứng tỏ các mặt hàng nhập khẩu có sức cạnh tranh lớn trên thị trường trong nước, ảnh hưởng không tốt đến các ngành sản xuất trong nước Từ đó ta cũng có thể nhận thấy được vai trò quan trọng của những nhà hoạch định chính sách, nhằm quản lý và hạn chế nhập khẩu, bảo vệ thị trường trong nước

2 Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu

Trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009, cơ cấu mặt hàng nhập của Việt Nam có sự thay đổi theo chiều hướng: giảm dần tỉ trọng nhóm hàng máy móc, thiết bị, tăng dần tỉ trọng nhóm hàng nguyên, nhiên vật liệu, đặc biệt là những nhóm mặt hàng phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu và nhóm hàng tiêu dùng Tuy nhiên, tỉ trọng của nguyên nhiên vật liệu vẫn chiếm tới gần 60% kim ngạch nhập khẩu Điều này thể hiện sự phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và bán thành phẩm của nước ngoài Giá trị của mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu tăng cao, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng thuộc loại “xa xỉ” như ô tô nguyên chiếc, điện thoại di động… Đây cũng là điều dễ hiểu vì nhu cầu tiêu dùng những sản phẩm này của nhân dân ngày càng lớn, cùng với xu hướng thích dùng hàng ngoại đã đẩy lượng nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng trong những năm gần đây lên cao. Ngoài ra, còn có hiện tượng nhập khẩu thép thành phẩm, đặc biệt là từ Trung Quốc. Giá trị thép nhập khẩu trong giai đoạn 2000-2006 không cao, giữ ở mức 2,5 đến 3,5 triệu tấn Tuy nhiên, từ khi Việt Nam gia nhập WTO, lượng thép nhập khẩu liên tục tăng, lên đến gần 10 triệu tấn vào năm 2009 Sở dĩ có sự tăng nhanh như vậy là do sản lượng phôi thép do nội địa Việt Nam sản xuất chỉ đủ cho khoảng 25% nhu cầu Theo thống kê, năm 2006, có đến 60% lượng phôi thép nhập khẩu từ Trung Quốc Trong khi đó, ở thị trường Việt Nam, do thiếu phôi thép, giá sắt thép tăng, một số doanh nghiệp sản xuất thép ở Việt Nam đã ngừng sản xuất để nhập sắt thép thành phẩm Trung Quốc[45].

Bảng 2: Giá trị mặt hàng nhập khẩu phân theo sản phẩm trong giai o n 2001-2009đoạn 2001-2009 ạn 2001-2009 Chỉ tiêu Xăng dầu (Triệu tấn)

Thép thành phẩm (Triệu tấn) Ô tô nguyên chiếc (Nghìn chiếc)

Linh kiện điện tử, máy tính (Triệu USD)

(Nguồn: website Tổng cục thống k ê- www.gso.gov.vn )

3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu

Thị trường nhập khẩu của Việt Nam liên tục được mở rộng Với phương châm đa phương hóa, Việt Nam đã có quan hệ buôn bán với 221 nước và vùng lãnh thổ ở cả

5 châu lục, trong đó nhập khẩu từ 151 nước Trị giá nhập khẩu hàng hóa từ các khu vực được thể hiện trong bảng sau.

Bảng 3: Giá trị mặt hàng nhập khẩu phân theo các nước và khu vực Đơn vị: triệu USD

ASEAN EU Trung Quốc Nhật Bản Mỹ

(Nguồn: website Tổng cục thống k ê - www.gso.gov.vn )

Từ số liệu trên, ta có thể thấy, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ các nước trong khu vực Châu Á, ASEAN, nhập khẩu từ thị thường châu Âu và Mỹ chiếm tỉ lệ ít Trị giá nhập khẩu từ các thị trường cũng tăng theo từng năm và không có sự thay đổi nhiều trong cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam Tỷ trọng của các thị trường cung ứng công nghệ nguồn như Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ theo kế hoạch cần phải chiếm khoảng 30% năm 2005 nhưng hiện nay tỷ trọng của 3 thị trường này chưa có sự biến chuyển đáng kể.

Theo thống kê, các thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam hiện nay là:Trung Quốc, Đài Loan, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia, Mỹ,Hồng Kông [43] Trong giai đoạn vừa qua, giá trị nhập khẩu từ khối ASEAN và NhậtBản liên tục tăng, tuy nhiên đến năm 2009 lại có dấu hiệu giảm xuống Sự giảm xuống của giá trị nhập khẩu là do tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta trong năm 2009 giảm Đặc biệt, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc liên tục tăng với tốc độ khá cao, trong năm 2000, giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc là 1,4 tỷ USD, sau 10 năm, con số này đã tăng lên hơn 10 lần, lên tới 16,4 tỷ USD Việc nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc cũng gây nên một số bất lợi cho hàng hóa trong nước của Việt Nam Hàng hóa từ Trung

Quốc, đặc biệt là hàng tiêu dùng thường có mẫu mã đẹp, bắt mắt, giá rẻ, tuy chất lượng không tốt Những điều này cũng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của các mặt hàng tiêu dùng trong nước như quần áo, hàng điện tử, gia dụng…

II Thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam

1 Các biện pháp hạn chế định lượng

Cấm nhập khẩu là biện pháp bảo hộ không được WTO cho phép sử dụng, trừ một số trường hợp ngoại lệ nhất định như để bảo vệ an ninh quốc phòng, đạo đức xã hội, sức khỏe con người, bảo vệ động thực vật…Những quy định về cấm nhập khẩu ở Việt Nam do Chính phủ công bố Trước năm 2000, danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu được công bố hàng năm, có giá trị cho 1 năm Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ có sự thay đổi khi ban hành Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 quy định danh mục hàng cấm nhập khẩu cho giai đoạn 2001-2005 gồm 11 loại hàng hóa (Xem phụ lục trang 89)

Những mặt hàng cấm xuất khẩu, nhập khẩu cho giai đoạn 2001-2005 thường là những mặt hàng phù hợp với quy định của WTO như vũ khí, đạn dược, các loại ma túy, chất độc, văn hóa đồi trụy… với mục đích đảm bảo an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội cũng như đạo đức xã hội Ngoài ra, trong danh mục cấm nhập khẩu còn có các mặt hàng tiêu dùng đã qua sử dụng như hàng dệt may, điện tử, điện gia dụng; phương tiện có tay lái nghịch, các phương tiện, vật tư đã qua sử dụng như xe đạp, ô tô chở khách…Mục đích của việc cấm nhập khẩu các mặt hàng này vừa để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng, nhưng cũng để bảo vệ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước như các doanh nghiệp dệt may, doanh nghiệp sản xuất điện tử…

Ngày 23/11/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 12/2006/NĐ-CP, quy định chi tiết danh mục cấm nhập khẩu cho cả giai đoạn dài sau đó nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế, thay thế cho danh mục cấm nhập khẩu ban hành theo Quyết định số46/2001/QĐ-TTg Theo Nghị định 12/2006/NĐ-CP, có 9 loại hàng hóa bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam qua con đường mậu dịch, phi mậu dich Chi tiết danh mục cấm nhập khẩu theo Nghị định 12/2006 xem Phụ lục 1 trang 89 Nhìn chung, danh mục cấm nhập khẩu mới này có một số thay đổi so với Danh mục cấm nhập khẩu được ban hành theo Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg Mặt hàng ô tô cũ được phép nhập khẩu từ năm

2006, mặt hàng thuốc lá cũng được loại bỏ khỏi danh mục Hàng hóa cấm nhập khẩu của Việt Nam Đây là những thay đổi phù hợp với thông lệ và của WTO.

Hạn ngạch cũng là một biện pháp bảo hộ mang tính định lượng mà WTO không cho phép sử dụng Ở Việt Nam, danh mục, số lượng (hoặc giá trị) các mặt hàng quản lý bằng hạn ngạch do Chính phủ phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) Mức hạn ngạch căn cứ vào mức độ bảo hộ, sự cam kết của Chính phủ Việt Nam với nước ngoài cũng như việc cân đối cung- cầu trong nước Từ năm 2001, căn cứ vào Quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 04/04/2001 của Thủ tướng Chính phủ, biện pháp hạn ngạch coi như không còn Tuy nhiên, trong thực tế, các biện pháp tương đương hạn ngạch vẫn được sử dụng như:

 Danh mục hàng hóa quản lý theo kế hoạch, định hướng (Bộ Thương mại – nay là Bộ Công thương quản lý)

 Danh mục hàng hóa có liên quan đến cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân (Bộ Thương mại – nay là Bộ Công thương quản lý)

 Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu theo quản lý chuyên ngành (Các bộ chuyên ngành quản lý)

Ngày đăng: 14/09/2023, 09:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kim ngạch nhập khẩu trong mối tương quan với xuất khẩu   Việt Nam giai đoạn 2000-2009 - Thực trạng và xu hướng vận dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ thị trường trong nước của việt nam
Bảng 1 Kim ngạch nhập khẩu trong mối tương quan với xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 2000-2009 (Trang 38)
Bảng 2: Giá trị mặt hàng nhập khẩu phân theo sản phẩm - Thực trạng và xu hướng vận dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ thị trường trong nước của việt nam
Bảng 2 Giá trị mặt hàng nhập khẩu phân theo sản phẩm (Trang 41)
Bảng 3: Giá trị mặt hàng nhập khẩu phân theo các nước và khu vực - Thực trạng và xu hướng vận dụng các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nhập khẩu nhằm bảo vệ thị trường trong nước của việt nam
Bảng 3 Giá trị mặt hàng nhập khẩu phân theo các nước và khu vực (Trang 42)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w