1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển dịch vụ logistics cho công ty cổ phần vận tải biển bắc theo hướng 3l

120 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Dịch Vụ Logistics Cho Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Bắc Theo Hướng 3PL
Tác giả Vũ Khánh Mai
Người hướng dẫn TS. Trần Thăng Long
Trường học Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Chuyên ngành LOGISTICS
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,13 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS BÊN THỨ 3 (11)
    • 1.1. Khái niệm, phân loại và vai trò của logistics bên thứ ba (3PL) (25)
      • 1.1.1. Tổng quan về logistics và dịch vụ logistics (25)
      • 1.1.2. Định nghĩa logistics bên thứ ba (3PL) (28)
      • 1.1.3. Phân loại nhà cung cấp 3PL (31)
      • 1.1.4. Vai trò của 3 PL (32)
      • 1.1.5. Các dịch vụ của 3PL (34)
    • 1.2. Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL (36)
      • 1.2.1. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL (36)
      • 1.2.2. Những nhân tố tác động tới phát triển dịch vụ logistic theo hướng 3PL (39)
    • 1.3. Một số mô hình 3 PL trên thế giới và ở Việt Nam (43)
      • 1.3.1. Mô hình hoạt động của các 3PL (43)
      • 1.3.2. Một số mô hình 3PL trên thế giới và ở Việt Nam (44)
      • 1.3.3. Đánh giá thực trạng dịch vụ 3PL tại Việt Nam (49)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC (NOSCO) (12)
    • 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc (NOSCO) (57)
      • 2.1.1. Thông tin chung (57)
      • 2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (58)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và đội tàu của Công ty (59)
      • 2.2.1. Các dịch vụ cung cấp (68)
      • 2.2.2. Tình hình hoạt động SX-KD của Nosco (69)
    • 2.3. Thực trạng dịch vụ Logistics của Công ty CP Vận tải Biển Bắc (75)
      • 2.3.1. Các dịch vụ logistics Công ty CP Vận tải Biển Bắc cung cấp (75)
      • 2.3.2. Phân tích hiệu quả hoạt động Logistics của Công ty CP Vận tải Biển Bắc (76)
    • 2.4. Đánh giá dịch vụ logistics của Nosco trong những năm vừa qua (80)
      • 2.4.1. Ưu điểm (80)
      • 2.4.2. Nhược điểm (81)
    • 2.5. Nguyên nhân (88)
      • 2.5.1. Nhận thức về logistics ở Việt Nam nói chung và của Nosco nói riêng còn nhiều hạn chế (88)
      • 2.5.2. Tiềm lực còn hạn chế (88)
      • 2.5.3. Biến động của giá dầu trên thế giới và rủi ro về tỷ giá (88)
      • 2.5.4. Sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong nước (89)
      • 2.5.5. Rủi ro về luật pháp (89)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIẾN DỊCH VỤ LOGISTICS CHO CÔNG (14)
    • 3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ logistics cho Nosco theo hướng 3PL (90)
      • 3.1.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics cho Nosco theo hướng 3PL (90)
      • 3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ logistics cho Nosco theo hướng 3PL (90)
    • 3.2. Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3PL (91)
      • 3.2.1. Đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị (91)
      • 3.2.2. Đầu tư ứng dụng CNTT và các phương pháp quản trị hiện đại (94)
      • 3.2.3. Thành lập bộ phận marketing phát triển dịch vụ khách hàng (97)
      • 3.2.4. Xây dựng và củng cố mạng lưới đại lý tại nước ngoài (99)
      • 3.2.7. Xây dựng chiến lược liên kết với một số doanh nghiệp cùng ngành ở (102)
      • 3.2.8. Giải pháp về huy động vốn (103)
    • 3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Hiệp hội liên quan (104)
      • 3.3.1. Một số kiến nghị đối với Nhà nước (104)
      • 3.3.2. Một số kiến nghị đối với Hiệp hội liên quan (109)
  • PHỤ LỤC (0)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LOGISTICS BÊN THỨ 3

Khái niệm, phân loại và vai trò của logistics bên thứ ba (3PL)

1.1.1 Tổng quan về logistics và dịch vụ logistics

1.1.1.1 Khái niệm và phân loại Logistics

Logistics được hiểu như là một quá trình có tác động từ giai đoạn tiền sản xuất cho tới khi hàng hóa tới tay của người tiêu dùng cuối cùng.

- Theo Hội đồng Quản trị Logistics của Mỹ (The Council of Logistics Management-CLM) “Logistics là quá trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm soát một cách có hiệu quả về mặt chi phí dòng lưu chuyển và phần dự trữ nguyên vật liệu,bán thành phẩm và thành phẩm,cùng những thông tin liên quan từ điểm khởi đầu của quá trình sản xuất đến điểm tiêu thụ cuối cùng nhằm mục đích thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng”.[1] Đây được coi là định nghĩa phổ biến và được nhiều người công nhận hiện nay.

- Dưới góc độ quản trị chuỗi cung ứng, thì “ Logistics là quá trình tối ưu hóa về vị trí, lưu trữ và chu chuyển các tài nguyên/ yếu tố đầu vào từ điểm xuất phát đầu tiên là nhà cung cấp, qua nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, thông qua hàng loạt các hoạt động kinh tế”.[2]

Khác với nhiều định nghĩa khác thường đề cập tới các hoạt động trong logistics, E.Grosvenor Plowman lại nhấn mạnh vào sứ mệnh mà logistics phải thực hiện Ông cho rằng hệ thống logistics sẽ cung cấp cho các công ty 7 lợi ích - quan điểm “7 đúng” (“7 Rights”) như sau: “Logistics là quá trình cung cấp đúng sản phẩm đến đúng khách hàng, một cách đúng số lượng, đúng điều kiện, đúng địa điểm, đúng thời gian với chi phí phù hợp cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm” [4]

Theo hình thức, logistics được chia thành 5 loại:

- Logistics bên thứ nhất (1PL - First Party Logistisc): người chủ sở hữu hàng hóa tự mình tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân Theo hình thức này, chủ hàng phải tự đầu tư các phưong tiện vận tải, kho chứa hàng, hệ thống thông tin, nhân công để quản lý và vận hành hoạt động logistics, do đó sẽ làm tăng qui mô của doanh nghiệp và thường làm giảm hiệu quả kinh doanh.

- Logistics bên thứ hai (2PL - Second Party Logistics): người cung cấp dịch vụ

2PL là người cung cấp dịch vụ cho hoạt động đơn lẻ trong chuỗi các hoạt động logistics (vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan, thanh toán, mua bảo hiểm ) để đáp ứng nhu cầu của chủ hàng Đặc điểm nổi bật của loại hình này đó là 2PL chỉ cung cấp các hoạt động đơn lẻ, chưa tích hợp thành chuỗi hoạt động logistics Loại hình này bao gồm: các hãng vận tải đường biển, đường bộ, đường hàng không, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi, kê khai hải quan, trung gian thanh toán.

- Logistics bên thứ ba (3PL - Third Party Logistics): là người thay mặt cho chủ hàng quản lý và thực hiện các dịch vụ logistics cho từng bộ phận chức năng, ví dụ như thay mặt người gửi hàng thực hiện các thủ tục xuất nhập và vận chuyển nội địa hoặc thay mặt cho người nhập khẩu làm thủ tục thông quan và vận chuyển hàng tới địa điểm đến qui định Do đó dịch vụ logistics bên thứ ba bao gồm chuỗi dịch vụ khác nhau, kết hợp chặt chẽ việc luân chuyển, tồn trữ hàng hóa, xử lý thông tin ,và có tính tích hợp vào dây chuyền cung ứng của khách hàng

- Logistics bên thứ tư (4PL - Fourth Party Logistics): là người tích hợp, gắn kết các nguồn lực tiềm năng và cơ sở vật chất, khoa học kỹ thuật của mình với các tổ chức khác để thiết kế, xây dựng và vận hành các giải pháp chuỗi logistics 4PL chịu trách nhiệm quản lý dòng lưu chuyển logistics, cung cấp các giải pháp dây chuyền cung ứng,hoạch định, tư vấn logistics, quản trị vận tải và hướng đến quản trị cả quá trình logistics như: nhận hàng từ nơi sản xuất, làm thủ tục xuất nhập khẩu, đưa hàng đến nơi tiêu thụ cuối cùng Điểm khác biệt giữa 3PL và 4PL ở chỗ: 3PL cung cấp các dịch vụ mang tính chất nghiệp vụ thuần túy, còn 4PL lại đảm nhiệm vai trò quản trị chiến lược và chuyên sâu trong toàn bộ chuỗi cung ứng của khách hàng

- Logistics bên thứ năm (5PL - Fifth Party Logistics): đã được nhắc đến trong những năm gần đây Đây là hình thức phát triển cao hơn của 4PL đi cùng với sự phát triển của thương mại điện tử Với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, mọi hoạt động giao dịch, mua bán, thanh toán hiện nay đều có thể thực hiện thông qua mạng Internet Hiện nay, trên thế giới và đặc biệt là Mỹ đã hình thành một số nhà cung cấp dịch vụ 5PL nổi tiếng như UPS, Fedex

1.1.1.2 Dịch vụ Logistics và phát triển dịch vụ Logistics

Dịch vụ logistics được hiểu theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa hẹp, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm các dịch vụ bổ sung về vận chuyển và giao nhận, kho hàng, hải quan, tư vấn khách hàng và các dịch vụ khác liên quan đến hàng hóa được tổ chức hợp lý và khoa học nhằm đảm bảo quá trình phân phối và lưu chuyển hàng hóa một cách hiệu quả, đáp ứng yêu cầu của khách hàng

Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Mục 4, Điều 233) quy định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hoá theo thoả thuận với khách hàng để hưởng thù lao” [4]

Theo nghĩa rộng, dịch vụ logistics là hoạt động thương mại bao gồm một chuỗi các dịch vụ được tổ chức và quản lý khoa học gắn liền với các khâu của quá trình sản xuất và phân phối, lưu thông và tiêu dùng trong nền sản xuất xã hội

(i) Phân loại dịch vụ Logistic

Dịch vụ logistics theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại bao gồm: a) Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container b) Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm các hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị c) Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa d) Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận và lưu kho, quản lý thông tin liên quan tới vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics, xử lý hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.

(ii) Yêu cầu cơ bản của dịch vụ logistics trong nền kinh tế thị trường Đây là cơ sở quan trọng trong việc đưa ra các giải pháp phát triển dịch vụ logistics.

- Phải nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng: Chất lượng dịch vụ khách hàng trong logistics thường được đo lường bởi 3 tiêu chuẩn: (1) Tiêu chuẩn đầy đủ về hàng hóa, (2) Tiêu chuẩn vận hành nghiệp vụ, (3) Độ tin cậy.

- Phải giảm tổng chi phí của cả hệ thống logistics.

- Tối ưu hóa dịch vụ logistics

(iii) Nội dung phát triển dịch vụ Logistic

Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL

1.2.1 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL

1.2.1.1 Chỉ tiêu đánh giá động thái phát triển logistics quốc gia (chỉ tiêu LPI)

- Tổng quan về chỉ số hoạt động logistics - LPI ( Logistics Performance Index)

LPI được ngân hàng thế giới (WB) công bố lần đầu tiên vào năm 2007 và các lần tiếp theo vào năm 2010, năm 2012, năm 2014 [25] Khảo sát LPI được thiết kế và thực hiện bởi Vụ Thương mại và GTVT quốc tế của ngân hàng Thế giới, kết hợp với trường kinh tế Turku (TSE) của Phần Lan Bên cạnh đó, khảo sát LPI còn được thực hiện nhờ sự hỗ trợ và tham gia tích cực của Liên đoàn Quốc tế các hiệp hội Vận tải giao nhận (FIATA) và Hiệp hội Chuyển phát nhanh toàn cầu (GEA).

LPI được xây dựng dựa trên một cuộc khảo sát toàn cầu gửi đến những người hoạt động logistics, cung cấp những đánh giá và sự phản hồi của họ về sự thân thiện của hoạt động logistics tại các quốc gia họ tiến hành hoạt động logistics và của những người họ giao dịch [21]

- Vai trò của LPI: Chỉ số này cung cấp định hướng hữu ích để cho cơ quan chức năng của từng quốc gia có cái nhìn tổng quan và đưa ra biện pháp nâng cao khả năng hoạt động logistics cho quốc gia đó.

- Các khía cạnh của LPI:

+ LPI quốc tế đưa ra các đánh giá định lượng dựa trên sáu lĩnh vực [24], bao gồm:

Hiệu quả của các thủ tục ( tức là tốc độ, mức độ giản đơn và khả năng dự đoán trước của các thủ tục) của cơ quan hành chính bao gồm cả hải quan.

Chất lượng của CSHT liên quan đến thương mại và vận tải ( ví dụ như cảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin).

Sự thuận tiện của việc sắp xếp các lô hàng có giá cạnh tranh vận chuyển đường biển.

Năng lực và chất lượng dịch vụ logistics.

Khả năng theo dõi các lô hàng.

Sự kịp thời của việc vận chuyển bằng đường biển đến điểm đến.

+ LPI nội địa đưa ra các đánh giá định tính và định lượng của các LSP chuyên nghiệp về quốc gia họ tiến hành các hoạt động logistics [22] Chỉ số này bao gồm các thông tin chi tiết về môi trường logistics, các quy trình logistics chủ yếu, các tổ chức có liên quan, thời gian và chi phí hoạt động Chỉ số LPI năm 2012 đánh giá gần 155 quốc gia.[23] Sáu chỉ số thành phần của LPI nội địa bao gồm:

Mức độ các loại lệ phí: bao gồm các loại lệ phí và các khoản tiền phải nộp tại cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt, nhà kho, chất hàng và các khoản phí môi giới.

Chất lượng của CSHT: bao gồm chất lượng của cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sắt, nhà kho, chất hàng, viễn thông và CNTT.

Năng lực và chất lượng của dịch vụ.

Tính hiệu quả của các quá trình và thủ tục.

Nguyên nhân của những yếu tố cản trở chủ yếu.

Những thay đổi về môi trường logistics kể từ năm 2005.

1.2.1.2: Bộ chỉ số ngành logistics (VLI)

Bộ chỉ số này được công bố vào ngày 18/3/2014, đây là một bộ chỉ số do Viện Nghiên Cứu và Phát Triển Logistics kết hợp với công ty IFRC Việt Nam – một công ty chuyên phát triển chỉ số - xây dựng bộ chỉ số riêng dành cho ngành Logistics Việt Nam [28] Bộ chỉ số VLI bao gồm các chỉ số: VLI Logistics, VLI Logistics Equal Weighted, VLI top 10 Logistics.

Một số điểm khác biệt căn bản giữa LPI và VLI:

- Nếu LPI là một nghiên cứu cắt ngang được thực hiện 2 năm một lần thì VLI là một chỉ số được tính toán liên tục hàng ngày Giữa các kỳ đánh giá, LPI không có thông tin hoặc thông tin trễ VLI luôn được cập nhật, cung cấp bức tranh ngành qua chuỗi thời gian liên tục, làm cơ sở cho việc dự báo bằng các mô hình, phản ánh các sự kiện bất thường tức thời nên giúp đưa ra quyết định nhanh chóng.

- Nếu LPI dựa trên kết quả thông tin thăm dò thì VLI dựa trên thông tin niêm yết chính thức được công bố trên sàn chứng khoán Việt Nam Việc chọn mẫu của VLI dựa trên cơ sở các chỉ số kinh tế nổi tiếng trên thế giới như NASDAQ, S&P500, NIKKEI …dùng các doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán để đo lường hiệu quả kinh tế của quốc gia, ngành hàng.

- Nếu LPI là chỉ số hướng đến các nhà hoạch định chính sách, thì VLI hướng đến các nhà đầu tư và bản thân doanh nghiệp Việc có một bộ chỉ số ngành Logistics hiệu quả sẽ thu hút sự quan tâm, đầu tư, nguồn vốn Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng sẽ có cái nhìn khách quan hơn về vị trí của mình trong tương quan ngành

Mục tiêu của bộ chỉ số VLI Logistics:

- VLI trở thành định chuẩn ngành, giúp cho các doanh nghiệp trong ngành có công cụ so sánh, các nhà nghiên cứu, phân tích tài chính có thêm dữ liệu tham khảo.

- Dựa trên thông tin về bộ chỉ số, VLI hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách đưa ra các quyết định có lợi hơn cho toàn ngành, giúp các doanh nghiệp có cơ hội quảng bá và gia tăng khả năng nhận dạng thương hiệu, tăng tính minh bạch [31]

Bộ chỉ số VLI tại thời điểm này có những hạn chế nhất định:

- Bộ chỉ số mới được tính toán trên số liệu của các công ty niêm yết, nên mới chỉ mang tính đại diện, mà chưa mang tính tổng thể của toàn ngành Logistics Việt Nam Phía đơn vị sáng lập đang có dự định xây dựng bộ dữ liệu các doanh nghiệp chưa niêm yết để cung cấp nhiều thông tin giá trị hơn về ngành

- Bộ chỉ số chưa có sự so sánh với quốc tế và khu vực

1.2.1.3 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động logistics của doanh nghiệp

- Các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

- Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động đặc thù: ví dụ, các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật kho hàng thường được chia thành các nhóm: các chỉ tiêu chung hay chỉ tiêu khối lượng, các chỉ tiêu chất lượng hay chỉ tiêu về tỉ trọng và các chỉ tiêu tương đối. + Các chỉ tiêu chung gồm có: khối lượng hàng hóa lưu chuyển chung và lưu chuyển của mỗi mặt hàng, khả năng hàng thông qua kho hoặc công suất kho và dung tích kho, cụm kho, trình độ trang bị các thiết bị ở kho.

+ Các chỉ tiêu chất lượng phản ánh tình hình sử dụng phương tiện kỹ thuật thể hiện chi phí hay lao động trên một đơn vị vốn cố định, vốn lưu động, khối lượng hàng lưu chuyển hay khối lượng công việc thực hiện.

THỰC TRẠNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC (NOSCO)

Tổng quan về Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc (NOSCO)

- Tên công ty: Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc

- Tên Quốc tế: Northern Shipping Joint Stock Company (tên viết tắt: NOSCO)

- Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: số 0100105609 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày ngày 01 tháng 08 năm 2007, đăng ký thay đổi lần 1 vào ngày 25 tháng 01 năm 2008, đăng ký thay đổi lần 2 vào ngày 11 tháng 02 năm 2009, đăng ký thay đổi lần 3 vào ngày 22 tháng 09 năm 2010, đăng ký thay đổi lần 4 vào ngày 11 tháng 6 năm 2011, đăng ký thay đổi lần 5 vào ngày

25 tháng 5 năm 2012, đăng ký thay đổi lần 6 vào ngày 12 tháng 9 năm 2013

- Vốn đầu tư của chủ sở hữu: 200.560.000.000đ

- Địa chỉ: 278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội

- Địa chỉ website: http:// www.Nosco.com.vn

- Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam (Vinalines): 51%

- Công ty Bảo Minh Sài Gòn: 8%

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc, tiền thân là Công ty Vận tải Thủy Bắc, một doanh nghiệp Nhà nước chuyên ngành vận tải trực thuộc Cục Đường sông Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại Ngân hàng Công thương Quận Đống Đa, và được sử dụng con dấu riêng, được thành lập theo Quyết định số 1108/ QĐ/ TCCB-LĐ ngày 03/6/1993 của Bộ trưởng

Bộ Giao thông Vận tải.

Tại Quyết định số 598/TTg ngày 30/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ, Công ty chuyển về trực thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam.

Theo Quyết định số 219/QĐ-HĐQT ngày 01/4/2004 của Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty Vận tải Thủy Bắc được đổi tên thành Công ty Vận tải Biển Bắc.

Ngày 28/11/2006,tại Quyết định số 2518/QĐ-BGTVT, Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt phương án và chuyển Công ty Vận tải Biển Bắc thành Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc (NOSCO) - đơn vị thành viên của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam

Sau một thời gian thực hiện phương án cổ phần hóa, ngày 08/7/2007 Công ty tổ chức Đại hội đồng cổ đông phiên thành lập và làm các thủ tục kinh doanh Công ty chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 01/8/2007với số vốn điều lệ là 64 tỷ đồng.

Ngày 17/10/2008, Chủ tịch Uỷ Ban Chứng khoán Nhà nước đã cấp giấy chứng nhận chào bán cổ phiếu ra công chúng cho Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc Theo đó, Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc được phép chào bán ra công chúng 5.056 triệu cổ phiếu phổ thông, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu Trong đó có 4.741.120 cổ phiếu bán cho cổ đông hiện hữu và 314.880 cổ phiếu người lao động đặc biệt nhằm thu hút nhân tài.

Căn cứ Thông báo số 1182/TB-SGDHN ngày 31/12/2010 của Sở Giao dịchChứng khoán Hà Nội về việc chính thức đưa cổ phiếu của Công ty CP Vận tải Biển

Bắc vào giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, ngày 11/01/2011 là ngày đầu tiên cổ phiếu của Nosco giao dịch trên sàn Upcom.

Trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc thực hiện mô hình sản xuất kinh doanh đa ngành nghề, trong đó vận tải biển là nhiệm vụ sản xuất chính.

Bằng kinh nghiệm hoạt động hơn 20 năm trên thị trường vận tải quốc tế,Ban lãnh đạo NOSCO đã mạnh dạn đầu tư đúng hướng, đưa NOSCO trở thành một trong những chủ tàu có uy tín trong Tổng công ty Hàng hải nói riêng và ngành vận tải biển nói chung Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương và Bằng khen vì những thành tích xuất sắc đã đạt được Đây thực sự là niềm vinh dự tự hào đối với Công ty, nhưng cũng là trách nhiệm đòi hỏi Công ty cần sự nỗ lực phấn đấu hơn nữa để đạt được những kết quả tốt hơn trong thời gian tới.[27]

2.1.3 Cơ cấu tổ chức và đội tàu của Công ty

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty

- Cơ cấu lao động : Hiện nay Công ty có 415 cán bộ công nhân viên, trong đó số CBCNV, sỹ quan thuyền viên thuộc văn phòng công ty là 393 người, lao động các đơn vị trực thuộc là 22 người Trình độ đại học và trên đại học có 234 người, chiếm 56,39%, đồng thời đội ngũ cán bộ có thâm niên trong khoảng từ 5-10 năm chiếm gần 50% Đội ngũ cán bộ của Công ty đều có trình độ chuyên môn cao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc và khá vững vàng trong nghiệp vụ.

Bảng 2.1 Cơ cấu chất lượng lao động của Công ty

TT Trình độ Năm 2010 Năm 2015

Số lượng (người) Tỷ trọng

Nguồn:Phòng tổ chức cán bộ lao động của Nosco

•Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức NOSCO

Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ lao động của Nosco Đại hội đồng cổ đông

Ban Tổng giám đốc Ban Kiểm soát

Công ty TNHH 1 thành viên ĐT&CƯ nhân lực Quốc tế Nosco

Công ty TNHH 1 thành viên XNK Đông Phong

Công ty CP Thương mại

& vận tải thủy Nosco Quảng Ninh

CP Vận tải Biển Bắc chi nhánh Hải Phòng

Trung tâm xuất nhập khẩu CKD

Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco- Vinalines

CP Thương mại và vận tải Biển Bắc

Phòng Kinh tế đối ngoại

Phòng Tài chính kế toán

Phòng Khai thác hàng rời

Công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị và được điều hành bởi Giám đốc Dưới sự điều hành của Giám đốc còn có các phòng, ban giúp việc cho Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các nhiệm vụ được giao.

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận

- Đại hội đồng Cổ đông: Là cuộc họp thường kỳ (thường là một năm) hoặc bất thường của các cổ đông để tổng kết tình hình kinh doanh qua một năm, biểu quyết về chiến lược và các kế hoạch phát triển Công ty trong những năm tới.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan đại diện cho các cổ đông, có toàn quyền nhân danh các cổ đông của Công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông HĐQT thực hiện việc giám sát và hỗ trợ Ban giám đốc, các cán bộ quản lý khác trong việc thực thi các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông HĐQT Công ty thường kỳ mỗi quý họp một lần để đánh giá việc điều hành, quản lý của Ban giám đốc và đề ra các chủ trương, ban hành các nghị quyết, giao cho Ban giám đốc điều hành tổ chức thực hiện.

- Ban kiểm soát: Kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quảnlý, điều hành của Công ty, có nhiệm vụ thay mặt Đại hội đồng Cổ đông giám sát, đánh giá công tác điều hành, quản lý của Hội đồng quản trị và Ban tổng giám đốc, đồng thời kiểm tra, thẩm định tính trung thực, chính xác, hợp lý và sự cẩn trọng từ các số liệu trong báo cáo tài chính cũng như các báo cáo cần thiết khác.

- Tổng Giám đốc: Quản lý và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh củacông ty, là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT.

Thực trạng dịch vụ Logistics của Công ty CP Vận tải Biển Bắc

2.3.1 Các dịch vụ logistics Công ty CP Vận tải Biển Bắc cung cấp

2.3.1.1 Dịch vụ cung ứng tàu biển, môi giới hàng hải, đại lý tàu biển. Các nhiệm vụ chính:

- Nhận chỉ định làm đại lý từ chủ tàu/chủ hàng.

- Thông báo các bên liên quan về hành trình tàu, thường xuyên cập nhật thông tin về tàu.

- Lo thủ tục cho tàu đến: hỗ trợ cho các thuyền trưởng khai báo các loại giấy tờ, các ban khai, hộ chiếu; hỗ trợ thuyền trưởng các vấn đề phát sinh(mua thực phẩm, sửa chữa, khám bệnh, hồi hương thuyền viên ).

- Gửi fax đề nghị các bên liên quan làm thủ tục cho tàu và cung cấp các dịch vụ cần thiết (hoa tiêu, tàu lai) để tàu vào cập cầu.

- Làm thủ tục nhập với các cơ quan hữu quan, báo cáo tình hình tàu đến cho chủ tàu, theo dõi tình hình tàu khi tàu làm hàng tại cảng.

- Chuẩn bị chứng từ tàu đi, làm thủ tục cho tàu và cung cấp các dịch vụ cần thiết để tàu rời cảng.

- Đến Cảng vụ làm thủ tục tàu xuất.

2.3.1.2 Đại lý container, vận tải đa phương thức

- Khai thác tuyến vận tải hàng hóa container nội địa Bắc Nam.

- Công ty nhận tất cả các loại hàng hóa xếp trong container và đặc biệt có nhận vận chuyển ôtô trên tàu Ro-Ro.

- Lịch tàu cố định, hàng hóa chỉ cần được xếp vào container hoặc tập kết tại bãi chậm nhất một ngày trước ngày tàu chạy.

- Chi nhánh có thể tổ chức vận chuyển hàng hóa theo phương thức "từ kho đến kho" (Door to Door) hoặc từ cảng đến cảng (CY/CY) theo yêu cầu của Quý khách hàng.

2.3.1.3 Đại lý giao nhận hàng hóa đường biển, đường bộ

- Giao nhận hàng hóa bằng đường biển.

- Nhận làm đại lý giao nhận: cập nhật thông tin về các lô hàng, tình hình xuất nhập khẩu, giá cước, lịch tàu, đảm bảo luôn có giá tốt và lịch tàu ổn định.

* Đối với hàng xuất: thay mặt khách hàng đặt chỗ với các hãng tàu, vận chuyển hàng từ kho khách hàng tới cảng xuất, thực hiện làm thủ tục hải quan (đăng ký, kiểm hóa, thanh lý)

* Đối với hàng nhập: nhận chứng từ (B/L, D/O) từ khách hàng và hãng tàu, làm thủ tục (mượn container, đóng phí lưu container ), thực hiện làm thủ tục hải quan (đăng ký, kiểm hóa, thanh lý)

2.3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động Logistics của Công ty CP Vận tải Biển Bắc

Trong thời kỳ Việt Nam hội nhập và mở cửa, dịch vụ logistics luôn có xu thế biến động và không ngừng được cải tiến chất lượng dịch vụ nhằm tìm ra các giải pháp tối ưu nhất với phương châm “ hạ giá thành dịch vụ nhưng vẫn luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ” Nosco đã không ngừng tìm tòi các giải pháp nhằm hướng tới việc hoàn thiện tất cả các quy trình, công đoạn trong việc cung ứng dịch vụ logistics cho khách hàng.

2.3.2.1 Theo tiêu chuẩn về thời gian

Hiện nay Công ty cung cấp dịch vụ cho thuê tàu, khách hàng là nhà XNK nhỏ (hàng rời) và vận chuyển nội địa Công ty cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hoá cho hai nhóm khách hàng chính là những cá nhân hay tổ chức với bất cứ loại hàng hoá nào mà nhà nước cho phép được vận chuyển

Mỗi một nhóm hàng hoá khác nhau đòi hỏi tàu chuyên chở có những đặc điểm kỹ thuật khác nhau như: tàu chở hàng bằng container; tàu chở hàng rời…,nhưng không phải lúc nào Công ty cũng đáp ứng được hết các nhu cầu vận chuyển của khách hàng trong khi năng lực vận chuyển đội tàu của Công ty có hạn. Trong nhiều trường hợp, Công ty đã bị khách hàng phạt vì vi phạm hợp đồng do tàu vận chuyển không đủ trọng tải như đã quy định; hoặc vì khả năng cung ứng của Công ty là không có, hoặc chậm thời gian giao hàng Như các công ty hoạt động trong lĩnh vưc logistic khác Nosco cũng gặp phải một số khó khăn trong quá trình giao nhận hàng như : khó khăn do đường xá đi lại chưa thuận tiện, phương tiện vận chuyển mặc dù đã có rất nhiều cải tiến song vẫn chưa thể hiện đại bằng các nước phát triển, trình độ khoa học kĩ thuật chưa cao để có thể ứng dụng vào hoạt động của công ty…Điều này gây trở ngại không nhỏ đến hoạt động của Công ty.

Mặc dù là một công ty cung cấp dịch vụ vận tải biển, vận chuyển hàng hoá chủ yếu là từ cảng → cảng, song để cho sản phẩm dịch vụ của Công ty được hoàn hảo, thoả mãn nhu cầu vận chuyển hàng hoá của khách hàng, Nosco đã liên kết với một số công ty vận chuyển đường bộ khác để tạo ra một dịch vụ vận chuyển khép kín theo quy trình:

Kho đi → Cảng đi → Cảng đến → Kho đến Với dịch vụ này Nosco đã tạo ra thuận lợi cho khách hàng tập trung vào quá trình sản xuất kinh doanh của mình, giảm bớt chi phí, thời gian và những thủ tục giấy tờ, không phải ký kết hợp đồng với nhiều nhà cung ứng

2.3.2.2 Theo tiêu chuẩn về độ an toàn của hàng hoá

Người trực tiếp chịu trách nhiệm về khối lượng hàng hoá vận chuyển chính là người áp tải hàng hay lái xe của chuyến hàng Nosco đã có những quy định rất nghiêm ngặt đối với lái xe hay người áp tải hàng về số lượng cũng như chất lượng hàng

Trước tiên các đối tượng cần hiểu rõ về hàng hoá giao nhận: nhận biết được sản phẩm và quy cách đóng gói về an toàn sản phẩm,…hiểu rõ về quy trình hoạt động tiêu chuẩn của kho hàng Người giao hàng trước tiên phải nắm bắt đầy đủ thông tin liên quan đến sản phẩm, đến quá trình giao nhận cũng như thời gian giao , địa điểm giao, người nhận hàng, điều kiện đường xá….Nhân viên giao hàng phải có hiểu biết về đặc tính hàng hoá, với mỗi loại hàng hoá khác nhau cách bốc dỡ, sắp xếp cũng khác nhau Công ty đã đào tạo nhân viên về đặc tính sản phẩm giao nhận đồng thời đã trang bị các phương tiện cần thiết như điện thoại cho nhân viên để liên lạc ngay khi cần thiết Khi nhận hàng cũng như khi giao hàng nhân viên vận chuyển, lái xe phải bảo đảm chắc chắn rằng đã kiểm tra chất lượng, số lượng hàng hoá theo đúng nội dung trong chứng từ giao nhận Hàng hoá trước khi xuất khỏi kho phải sạch sẽ nếu có bụi bẩn phải được lau chùi cẩn thận trước khi giao cho khách hàng Trong suốt quá trình vận chuyển nhân viên giao hàng phải tuân thủ đầy đủ các thủ tục của pháp luật về lưu hành và vận chuyển hàng hoá, thông báo kịp thời khi có sự cố Phải tích cực tìm biện pháp khắc phục sự cố và tiến hành xử lí theo đúng quy trình xử lí Trong trường hợp giao nhận thừa thiếu hoặc đổ vỡ bị khách hàng từ chối nhân viên cần tiến hành lập biên bản Việc kiểm soát sẽ được tiến hành đến khi khách hàng không còn khiếu nại gì về dịch vụ. Để có thể làm được điều này Ban giám đốc đã không tiếc thời gian và kinh phí để liên tục tổ chức và đào tạo các lớp về nghiệp vụ và trình độ chuyên môn cho tất cả các đối tượng tham gia Công ty đã thuê giáo viên các trường đại học về giảng dạy, tập huấn cho cán bộ công nhân viên Tuy nhiên Công ty chưa có biện pháp cụ thể với những trường hợp rủi ro hàng hoá như đền bù hay hình thức bảo hiểm cho hàng Với mỗi trường hợp rủi ro cụ thể công ty có xem xet đền bù khác nhau.

Hoạt động logistic của công ty bao gồm cả dịch vụ dịch vụ hỗ trợ cho các chuyến hàng như dịch vụ đóng hàng, dịch vụ bốc xếp vận chuyển hàng hoá, giải quyết những khó khăn khi có sự cố về hàng hoá, cung ứng nguyên vật liệu, nên giá thành ở đây bao gồm giá thành sản phẩm (nguyên vật liệu) và giá thành dịch vụ Để cạnh tranh bằng giá thành cách hiệu quả nhất là giảm chi phí Vì vậy xem xét tiêu chí về giá chúng ta sẽ xem xét thông qua chi phí. Để giảm giá thành sản phẩm cũng như giá dịch vụ của mình công ty đã thực hiện kiểm soát chi phí bằng việc xây dựng định mức chung như: quy định về tiêu hao nguyên vật liệu, quy định về sử dụng và trang bị phương tiện phòng hộ … Công ty cũng liên tục thực hiện các biện pháp cải tiến trong quản lý, tiết kiệm tối đa các chi phí, tăng hiệu quả trong kinh doanh Các biện pháp cải tiến của công ty đã phát huy hiệu quả, thể hiện ở chi phí bán hàng và chi phí quản lý giảm dần qua các năm. Tuy nhiên so với các đối thủ khác, nhất là đối thủ tư nhân, chi phí của công ty còn ở mức cao Trong kết cấu chi phí của dịch vụ vận tải ,chi phí thuê phương tiện còn chiếm một tỷ trọng lớn mà chi phí này thường ngang bằng hoặc cao hơn các đối thủ khác Chi phi quản lý, chi phí giao nhận hàng mặc dù giảm song vẫn còn khá cao. Các chủ phương tiện nhận thực hiện dịch vụ vận tải chỉ nghĩ đến lợi nhuận từ hoạt động cho thuê phương tiện mà không tính đến lợi nhuận của toàn bộ chuỗi dịch vụ.

Đánh giá dịch vụ logistics của Nosco trong những năm vừa qua

2.4.1.1 Năng lực vận tải đội tàu của Nosco ngày càng có tính cạnh tranh hơn

Là doanh nghiệp vận tải biển Nosco có sẵn đội tàu: gồm 8 tàu biển và 06 tàu sông Đội tàu của Nosco có độ tuổi trung bình là 13, và là một trong những đội tàu trẻ nhất Việt Nam, đặc biệt NOSCO GLORY là một trong những tàu có trọng tải lớn nhất Việt Nam với 68.591 DWT Hiện tại đội tàu đang trong tình trạng cho thuê khai thác thị trường Đông Á.

2.4.1.2 Tăng cường mở rộng thị trường ra nước ngoài

Hiện nay, hơn 95% các hợp đồng tàu của Nosco là vận chuyển hàng hoá đi các tuyến quốc tế như Tây Phi, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Đông Nam Á Ngoài tuyến hoạt động truyền thống là Đông Nam Á và Bắc Á tạo hậu thuẫn trong việc điều hành đội tàu, Nosco đã đầu tư thêm những tàu có trọng tải lớn để mở rộng tuyến hoạt động sang các thị trường Châu Mỹ, Châu Phi Từ ngày 14-17/8/2008, tàuNOSCO GLORY 68.591 DWT của Công ty đã cập cảng Vancouver, Portland (Mỹ) xếp hàng Đây là tàu hàng rời đầu tiên mang cờ Việt Nam, đăng kiểm, chủ tàu, người quản lý và khai thác tàu đều là người Việt Nam, cập cảng Mỹ – một thị trường mà theo đánh giá của các công ty vận tải biển trên thế giới là yêu cầu rất cao, không phải doanh nghiệp vận tải biển nào cũng có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật về tàu biển cũng như trình độ chuyên môn của đội ngũ thuyền viên. NOSCO GLORY đã mang lại niềm tự hào cho Công ty nói riêng và ngành Hàng hải Việt Nam nói chung, đồng thời minh chứng cho sự nỗ lực và phấn đấu trong những năm vừa qua của Ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên, sỹ quan thuyền viên của Công ty

2.4.1.3 Tổ chức chương trình đào tạo nhân viên logistics chuyên nghiệp Bên cạnh việc mở rộng hợp tác, Nosco còn nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên để đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng, công ty đã và đang thực hiện chiến lược đào tạo nhân viên chuyên nghiệp như đầu tư nguồn lực thích đáng và liên kết với các đơn vị đào tạo để tổ chức các khóa học về nghiệp vụ logistics, nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ kinh doanh…Năm 2014, công ty tiếp tục triển khai kế hoạch đào tạo về logistics, hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước có các chuyên gia giỏi để trao đổi những kinh nghiệm về chiến lược marketting, chiến lược quản lý nhân sự, qua đó trang bị đầy đủ kiến thức cho nhân viên, sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu khả năng cung cấp dịch vụ cao hơn.

2.4.2.1 Vẫn tập trung vào các hoạt động giao nhận truyền thống

Thực tế ở Việt Nam hiện nay, hoạt động logistics mới bắt đầu hình thành Các công ty giao nhận Việt Nam nói chung mới bước đầu áp dụng nhưng chưa đạt mức độ hoàn thiện mà chỉ thực hiện một vài công đoạn nào đó của quy trình Logistics Cụ thể tại Nosco, mảng hoạt động logistics bao gồm những hoạt động chủ yếu sau :

- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa: Vận tải đa phương thức, vận tải hàng hoá bằng đường biển, đường bộ và đường sắt trong và ngoài nước.

- Dịch vụ giao nhận: Dịch vụ làm thủ tục hải quan cho các chủ hàng; đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá; nhận uỷ thác xuất nhập khẩu; đại lý làm thủ tục hải quan.

- Dịch vụ cung cấp nguyên vật liệu đầu vào: Buôn bán nguyên vật liệu, vật tư, máy móc, thiết bị phụ tùng, vật liệu xây dựng, bê tông đúc sẵn các loại.

Trong vấn đề vận tải đa phương thức: các hình thức tổ chức vận tải như biển, sông, bộ… vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải Phương tiện vận tải còn lạc hậu, cũ kỹ nên năng suất lao động thấp. Trong khi đó, dịch vụ logistics mà APL đang cung cấp cho hãng quần áo nổi tiếng The Children’s Place bao gồm từ quản lý các đơn hàng do The Children’s Place phân phối cho các đơn vị gia công, theo dõi quá trình sản xuất để thu xếp việc giao nguyên, phụ liệu đến các nhà máy cho đến điều tiết, vận chuyển thành phẩm đến các địa điểm giao hàng trên toàn thế giới theo yêu cầu của khách hàng Đối chiếu cụ thể các dịch vụ logistics của Nosco với hai “đại gia” trong ngành là Maersk Logistics và APL Logistics sẽ làm rõ hơn về một số dịch vụ còn thiếu tại công ty.

* Dịch vụ quản trị chuỗi cung ứng

Công ty chưa có dịch vụ quản trị chuỗi cung ứng, trong khi Maersk đã có dịch vụ này, bao gồm các công việc sau đây:

- Quản lý các yêu cầu xếp hàng của khách hàng (booking note).

- Xin chỉ dẫn xếp hàng của khách hàng trước khi xếp hàng

- Đóng hàng vào container và xếp hàng hoá theo đúng chỉ dẫn.

- Cung cấp dịch vụ kho bãi và bảo quản hàng hóa.

- Phát hành vận đơn (HBL) hoặc chứng từ nhận hàng (FCR).

- Nhận và kiểm tra chứng từ do các bên liên quan chuyển đến.

- Gửi chứng từ tới các bên liên quan.

- Thông báo và quản lý tình hình hàng hóa của từng đơn hàng (PO).

Các dịch vụ quản trị này của các chi nhánh giúp cho việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của khách hàng diễn ra đúng tiến độ, ăn khớp với kế hoạch chuyên chở được đề ra, tránh được việc chờ đợi, lãng phí thời gian trong quá trình chuyên chở hàng hoá

APL cũng cung cấp các dịch vụ gia tăng nổi bật sau đây :

- Dịch vụ See change: dịch vụ này cho phép các chuyên gia logistics và người mua hàng có thể truy cập được dữ liệu về dây chuyền cung ứng chính xác dù hàng hóa ở bất cứ nơi đâu, vận chuyển bằng phương tiện nào,…Trên cơ sở đó có thể đưa ra những quyết định thích hợp để cải tiến dây chuyền cung ứng.

- Dịch vụ Giám sát đơn đặt hàng: dây chuyền cung ứng nào cũng bắt đầu và kết thúc bằng đơn đặt hàng, với công cụ Weblink APL Logistics đã giúp khách hàng hoàn tất các yêu cầu của đơn đặt hàng chính xác hơn, với tốc độ nhanh hơn và hiệu quả cao hơn.

- Dịch vụ Quản trị dữ liệu của nhà máy thông qua công cụ ASN (Advanced Ship Notice) với độ chính xác cao tới từng đơn vị hàng hóa Công cụ ASN sẽ giúp nhà máy nhận dạng mã vạch, scan và truyền dữ liệu đến thông qua hệ thống của khách hàng Dữ liệu nhập tại nhà máy hay tại kho của APL Logistics thì công cụ ASN cũng truyền được đầy đủ dữ liệu cho khách hàng để hoàn thành quy trình giao nhận hàng.

Qua các dữ liệu ở trên, ta có thể thấy dịch vụ logistics của Nosco vẫn còn ở mức thô sơ Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến nhiều khách hàng là các công ty hay tập đoàn lớn không chọn Nosco làm nhà cung cấp dịch vụ logistic s Việc so sánh dịch vụ của Nosco với một số công ty về Logistics hàng đầu tại Việt Nam - những công ty có chất lượng dịch vụ cao và uy tín lâu năm - nhằm mục đích thấy được những thiếu sót, những mặt chưa được của Công ty so với những hãng lớn, từ đó xây dựng những giải pháp phát triển dịch vụ logistics cho công ty. 2.4.2.2 Dịch vụ kho bãi và vận chuyển còn yếu

Kho bãi chiếm một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp dịch vụ logistics. Trong logistics, kho bãi không chỉ là nơi chứa hàng hóa mà còn thực hiện chức năng của một trung tâm phân phối (Distribution center), thậm chí như là bãi trung chuyển cho giao hàng chéo (Cross-docking), là nơi cung cấp các dịch vụ GTGT cho khách hàng

Nosco không có hệ thống kho bãi, các hoạt động kho bãi đều phải đi thuê ngoài Bên cạnh đó hệ thống vận tải và trang thiết bị xếp dỡ của Nosco còn thiếu và yếu Hệ thống xe chở container của Nosco mới chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu.

Do vậy công ty phải thuê ngoài tới 80% năng lực vận tải Tuy nhiên, thuê ngoài nhưng năng lực quản lý của Nosco bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến tình trạng không chủ động trong khâu thiết kế và chào bán dịch vụ, đồng thời tính đúng giờ (JIT) thường bị vi phạm

GIẢI PHÁP PHÁT TRIẾN DỊCH VỤ LOGISTICS CHO CÔNG

Mục tiêu và định hướng phát triển dịch vụ logistics cho Nosco theo hướng 3PL

3.1.1 Mục tiêu phát triển dịch vụ logistics cho Nosco theo hướng 3PL

Phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL là một xu hướng tất yếu của một công ty vận tải biển như Nosco Theo Quyết định số 175/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020 :” Coi lo-gi-stic là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu và phải hình thành dịch vụ trọn gói 3PL (integrated 3PL) ”, trên cơ sở tìm hiểu bối cảnh chung của thị trường cung ứng dịch vụ 3PL của Việt Nam, đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng dịch vụ logistics tại Nosco trong chương 2, để Nosco có thể phát triển dịch vụ logistics theo hướng 3PL thành công, đòi hỏi Nosco phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để thiết kế chuỗi dịch vụ logistics trên cơ sở khách hàng truyền thống, điều kiện thực tế thị trường, năng lực của công ty.

Tiếp tục phát triển ngành nghề kinh doanh chính là vận tải biển, ngoài ra vẫn duy trì và phát triển các ngành nghề hiện có tại các công ty trực thuộc như xuất khẩu lao động và thuyền viên, kinh doanh máy thủy và phụ tùng.

Từ năm 2018 ngoài việc khai thác tốt đội tàu hiện có sẽ có kế hoạch đóng mới hoặc mua lại tàu dưới 15 tuổi vừa để thay thế những con tàu già khai thác kém hiệu quả vừa nâng cao năng lực đội tàu.

3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ logistics cho Nosco theo hướng 3PL

Nosco hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài, bền vững, luôn luôn đổi mới, luôn sáng tạo để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về vận tải đa phương thức trong khu vực,vũng vàng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa thương mại.Nosco cam kết luôn phấn đấu thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng với mức giá hợp lý.

Nosco luôn xem xét,cải tiến để hoàn thiện quy trình phục vụ, thực hiện quản lý chất lượng một cách hoàn hảo nhất theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.

Nosco đảm bảo cho mọi cán bộ công nhân viên được đào tạo và huấn luyện tốt nhất để họ có năng lực, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi, ứng xử văn hóa,hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được giao hiệu quả, trong một tập thể đoàn kết,hòa hợp, vì lợi ích lâu dài của công ty, khách hàng cũng như mọi thành viên

Một số giải pháp phát triển dịch vụ logistics cho Công ty Cổ phần vận tải Biển Bắc theo hướng 3PL

- Các giải pháp cần thực hiện:

+ Đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị

+ Ứng dụng CNTT trong quản lý

+ Phát triển nguồn nhân lực

3.2.1 Đầu tư nâng cấp và xây dựng cơ sở hạ tầng trang thiết bị

3.2.1.1 Phát triển hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải

Có thể nói đây là giải pháp Nosco phải tập trung thực hiện ngay trong giai đoạn tiếp tục đầu tư cải thiện năng lực cung ứng dịch vụ để giữ chân những khách hàng lớn của mình Đặc biệt trong giai đoạn phục hồi kinh tế, khi mà nhu cầu thuê ngoài dịch vụ logistics đang tăng Với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có số vốn ít như Nosco thì thuê kho là phương án khả thi hơn cả Cũng như các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, ở thời điểm ban đầu họ đều thuê kho của các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng sau một thời gian hoạt động họ bắt đầu tự đầu tư hệ thống kho cho kế hoạch dài hạn

Nhanh chóng triển khai nghiên cứu chọn các địa điểm chiến lược để xây dựng hệ thống kho bãi Tại khu vực phía Bắc: Nosco cần nhanh chóng đầu tư hệ thống kho bãi tại cảng Cái Lân (Quảng Ninh), và cảng Hải Phòng Khu vực phía Nam, Nosco cần đầu tư thuê hệ thống kho tại TP Hồ Chí Minh, đồng thời trong năm

2015, Nosco mở rộng hợp tác với đối tác chiến lược như Công ty Tân Cảng SàiGòn, Gemandept để đầu tư xây dựng kho tại ICD Tân Cảng Long Bình nhằm tăng năng lực kinh doanh dịch vụ vận tải tại khu vực phía Nam Bên cạnh đó, Nosco cần có chiến lược đầu tư xây dựng hoặc thuê ngoài hệ thống kho bãi tại một số khu công nghiệp trọng điểm trên cả nước để cung ứng dịch vụ logistics cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp tiềm năng trong những khu công nghiệp này.

Nosco cần đẩy mạnh phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức, trở thành MTO thực sự chứ không chỉ dừng lại ở người thực hiện một công đoạn của quy trình vận tải như hiện nay Do đó, bộ phận nghiên cứu và điều hành cần nghiên cứu và thiết kế lộ trình vận chuyển phù hợp với tính chất hàng hóa, loại hình vận tải để đảm bảo yếu tố về thời gian (JIT) và chi phí cũng như đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các phương thức vận chuyển Ví dụ: Nosco có thể thiết kế các gói dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu tới các thị trường trong khu vực Châu Á để tận dụng tối đa năng lực chuyên chở b ằng đội tàu biển của mình, đồng thời coi đây là một trong những thị trường ngách của công ty.

3.2.1.2 Từng bước đa dạng hóa các loại hình dịch vụ hướng tới phát triển toàn diện mô hình logistics Để đa dạng hóa các dịch vụ GTGT và đòi hỏi trình độ quản lý cao (như đã liệt kê trong chương 1 và chương 2) trong một thời gian ngắn thì khó khả thi Để đa dạng hóa đòi hỏi doanh nghiệp phải đạt một mức nhất định về cơ sờ vật chất trang thiết bị và ứng dụng công nghệ vào quản lý Đây là một quá trình đi đôi với quá trình đầu tư vào cơ sở vật chất và CNTT Tuy nhiên, để phát triển được dịch vụ logistics theo hướng 3PL thì đòi hỏi Nosco phải cung cấp thêm dịch vụ kho bãi, kết hợp với các dịch vụ GTGT như: đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu, dán nhãn mác, phân loại hàng hóa, hun trùng, xử lý hàng hư hỏng đối với một số hàng hóa cụ thể Tất cả dịch vụ này tích hợp với những dịch vụ giao nhận, vận tải, kho bãi tạo thành một chuỗi logistics

Hơn nữa, để hội nhập với ngành logistics toàn thế giới, Nosco cần hướng tới việc cung cấp dịch vụ logistics cho hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không, bao gồm các dịch vụ sau:

- Giao nhận hàng từ kho tới kho bằng đường hàng không( door to door).

- Giao nhận hàng đến các sân bay

- Vận tải liên hợp hàng không-đường biển qua các điểm chuyển tải chính ở Đông Nam Á, Châu Á và Châu Âu.

Việc cung cấp dịch vụ logistics một cách hoàn thiện đòi hỏi phải đầu tư mọi mặt, và đặc biệt phải có quyết tâm lớn Các công ty khách hàng luôn kiếm cách giảm tối thiểu lượng hàng lưu kho Suy ra những xí nghiệp đòi được giao hàng mỗi lần một số lượng nhỏ nhưng làm nhiều lần và được giao hàng đúng kỳ hạn Do vậy, Nosco cần phải hướng tới các tiêu chuẩn trong quá trình vận tải, đó là :

- Bảo đảm tính liên tục và nhạy bén của những phương tiện vận tải.

- Vận dụng công nghệ vận tải đa phương tiện, chủ yếu bằng container.

- Giảm tối thiểu những khâu chuyển tải.

- Giảm tối thiểu những khâu lưu kho và lượng lưu kho ở mỗi khâu sản xuất.

- Tăng cường những dịch vụ viễn thông và xử lý giao dịch không giấy tờ. Tóm lại, dịch vụ vận tải, giao nhận và phân phối hàng là một trong những mắt xích quan trọng của chuỗi logistics Để phát triển về cả mặt dịch vụ cũng như doanh số, Nosco cần chú trọng đầu tư hơn nữa vào những dịch vụ trên để nâng cao khả năng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng Danh mục đầu tư dự kiến bao gồm một số phương tiện kĩ thuật nhằm nâng cao hiệu quả trong vận tải và kinh doanh kho bãi như hệ thống xe nâng chạy bằng điện, hệ thống cần trục và cầu trục trong kho, xe đầu kéo và moóc 40 feet.

Tiếp tục đầu tư hai dự án bị dở dang “ Mua và hoàn thiện tàu” 34.000 DWT,56.200 DWT được ký kết từ năm 2011 Hiện nay, đội tàu của Nosco đang được cho thuê định hạn và công ty đang xem xét tính kinh tế của việc cho thuê này Tuy nhiên, Nosco nên xem xét khả năng chấm dứt hợp đồng cho thuê tàu định hạn, thay vào đó công ty nên tự khai thác đội tàu chuyên chở Container và hàng dời Kết hợp với các dịch vụ vận tải, giao nhận, kinh doanh kho bãi tạo thành một chuỗi dịch vụ logistics hoàn chỉnh đáp ứng phân khúc thị trường dành cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước xuất nhập khẩu với các đối tác trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Với những giải pháp này, trong tương lai Nosco mới có khả năng khắc phục được những tồn tại trong vấn đề chủ động trong năng lực vận tải và kinh doanh kho bãi, từng bước đa dạng, nâng cao dịch vụ, tích hợp các dịch vụ thành một chuỗi dịch vụ logistics.

3.2.2 Đầu tư ứng dụng CNTT và các phương pháp quản trị hiện đại

Như chương 1 và chương 2 đã phân tích vai trò của CNTT đối với việc quản trị hoạt động logistics và nâng cao hiệu quả và sự đa dạng của dịch vụ doanh nghiệp cung cấp Đối với các doanh nghiệp đang trong quá trình chuyển đổi thành các 3PL như Nosco thì đầu tư ứng dụng CNTT phải được ưu tiên hàng đầu và phải được ưu tiên đầu tư theo lộ trình, bởi lẽ kinh phí để đầu tư không phải là nhỏ. Đối với các công ty cung ứng dịch vụ logistics quy mô lớn, cần một hệ thống cơ sở dữ liệu đủ lớn để lưu trữ và chia sẻ giữa các bộ phận và các đối tác trên phạm vi toàn cầu thì họ có đủ tiềm lực đầu tư vào hệ thống CNTT hiện đại và đầy đủ bao gồm: Hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp (ERP); hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), hệ thống phần mềm quản trị kho (WMS), phần mềm quản trị vận tải (TMS), hệ thống thông tin khách hàng (CIS) trên nền tảng đó họ dễ dàng tích hợp các tiện ích booking online, track and trace, cho phép khách hàng truy cập tình trạng đơn hàng của mình và trao đổi thông tin qua hệ thống internet.

Tuy nhiên, kinh phí triển khai những hệ thống này là quá sức đối với một công ty quy mô nhỏ như Nosco Đầu tư ngay những hệ thống phần mềm trên sẽ rất tốn kém và không khả thi Để giải quyết bài toán này, có thể đưa ra hai lựa chọn đầu tư ứng dụng CNTT của Nosco như sau:

Như trong chương 1 của luận văn đã giới thiệu về SaaS (Software as a Service) Đối với doanh nghiệp quy mô nhỏ như Nosco thì SaaS chính là giải pháp ưu việt cho bài toán cải thiện năng lực ứng dụng CNTT Bản chất của SaaS ‘'là loại dịch vụ theo nhu cầu (On Demand) hoạt động trên web, được quản lý bởi nhà cung cấp và cho phép người sử dụng truy cập từ xa”, nghĩa là thay vì cài đặt phần mềm trên máy tính thì Nosco chỉ cần truy cập vào một ứng dụng chạy trên máy chủ của nhà cung cấp (ASP - Application Service Provider - nhà cung cấp dịch vụ ứng dụng) trên Internet Trong bối cảnh băng thông ngày càng rộng, đường truyền ngày càng nhanh thì SaaS là sự lựa chọn hợp lý cho các doanh nghiệp logistics vừa và nhỏ Nosco có thể thuê phần mềm và sử dụng khi cần thiết SaaS tích hợp các ứng dụng của TMS, WMS, EDI cho phép doanh nghiệp chia sẻ thông tin kịp thời với các đối tác và trong nội bộ thông qua việc truy cập ngay lập tức vào những phần mềm doanh nghiệp cài đặt Khách hàng cũng hoàn toàn có thể theo dõi (track and trace) thông tin của hàng hóa khi Nosco cập nhật các hoạt động của mình Không những vậy, SaaS còn giúp Nosco tận dụng thông tin hiệu quả hơn, ví dụ như với một hệ thống TMS nối mạng, Nosco hoàn toàn có thể nhanh chóng lập chuẩn so sánh với các công ty khác về hiệu quả và hiệu năng hoạt dộng, trên cơ sở đó đưa ra những cải tiến liên tục nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ Tại Việt Nam có một số doanh nghiệp kho bãi đã áp dụng SaaS Nosco có thể đầu tư các phần mềm TMS, WMS dưới hình thức SaaS với mức phí cài đặt ban đầu là 3.000 USD và phí hàng tháng là 800 USD của nhà cung cấp Smartum Điều này cho phép Nosco cung cấp các dịch vụ quản lý hàng trong kho theo từng SKU nhỏ (tới gần 500 SKU - Stock Keeping Unit), quản lý hàng hóa theo ngày tháng, theo vị trí trong kho và dễ dàng triển khai các hoạt động cung ứng dịch vụ GTGT trong kho hàng của mình Đây là phương án phù hợp với quy mô của Nosco hiện tại và mang lại hiệu quả cao đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong phương án này đòi hỏi Nosco đầu tư một lượng vốn lớn vào triển khai công nghệ với định hướng dài hạn qua hai giai đoạn Khi đã phát triển với quy mô lớn thì phương án triển khai ứng dụng EDI này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn Theo phương án này Nosco cần có kế hoạch nâng cấp hệ thống thông tin hiện đại cho doanh nghiệp theo mô hình hai giai đoạn:

- Giai đoạn 1 : Hoàn thiện hệ thống thông tin nội bộ (Intranet), hệ thống thông tin trong từng bộ phận chức năng (logistics, kỹ thuật, hiện trường, kế toán, marketing ) của doanh nghiệp, hệ thống thông tin từng khâu trong chuỗi dây chuyền cung ứng (kho bãi, vận tải ) và sự kết nối thông tin giữa các tổ chức, bộ phận, công đoạn nêu trên Áp dụng tin học hóa trong các hoạt động của doanh nghiệp, lắp đặt các hệ thống phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp, chuẩn hóa cơ sở dữ liệu tạo ra cơ sở nền tảng trong hệ thống thông tin của logistics.

- Giai đoạn 2 : Kết nối hệ thống thông tin nội bộ với bên ngoài theo hai phương thức:

Phương thức 1: sử dụng Internet;

Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Hiệp hội liên quan

3.3.1 Một số kiến nghị đối với Nhà nước

Nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp GN-VT Việt Nam nói chung và Nosco nói riêng trong quá trình phát triển dịch vụ logistics và hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà nước cần có một số chính sách hỗ trợ như sau:

3.3.1.1 Xây dựng và hoàn thiện môi trường pháp lý và hoạt động quản lý nhằm phát triển dịch vụ 3PL

Mặc dù gần đây chúng ta đã có nhiều sửa đồi, bổ sung và ban hành các Nghị định liên quan đến logistics Tuy nhiên, hệ thống pháp luật nước ta vẫn còn thiếu đồng bộ và cần được chỉnh sửa: Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 cần phải được triển khai tốt với việc hoàn thiện các văn bản chi tiết Nghị định 140/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có đề cập chi tiết hơn cho việc kinh doanh dịch vụ logistics nhưng vẫn chưa đưa ra được cách xác định giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics một cách rõ ràng Đồng thời, cũng cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, Ban, Ngành có liên quan trong quản lý hoạt động logistics, tránh sự chồng chéo mà vẫn lỏng lẻo.

Bên cạnh đó, cần thực hiện có hiệu quả các Công ước quốc tế về vận tải và liên quan đến vận tải mà Việt Nam đã gia nhập, các hiệp định của ASEAN và Khu vực về vận tải và dịch vụ vận tải, về hải quan và về thương mại hàng hóa để tạo thuận lợi cho hoạt động logistics; Tiếp tục xem xét việc gia nhập các Công ước quốc tế và ký kết các hiệp định khu vực về tạo thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ logistics nói chung.

Về thủ tục hải quan, các văn bản, quy định về làm thủ tục hải quan cũng cần phải có sự thống nhất, đồng bộ và có những điều chỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Mặc dù đã có khai báo hải quan điện tử, nhưng dữ liệu ở các chi cụcHải quan lại không có sự chia sẻ Cho dù doanh nghiệp đã khai báo rất nhiều ở Hải quan cửa khẩu này nhưng đến khi sang cửa khẩu khác, họ lại phải làm lại từ đầu những thủ tục đăng ký CNTT, gây tốn thời gian và chi phí cho doanh nghiệp Hơn nữa, do trang thiết bị không đồng bộ cũng như tính ổn định của phần mềm khai báo hải quan điện tử chưa cao nên thời gian khai báo, truyền nhận thông tin tờ khai chưa nhanh, khi khai báo doanh nghiệp phải làm đi làm lại nhiều lần Do đó, cần có sự liên kết thông tin giữa các cơ quan hải quan, trang bị đồng bộ hệ thống máy tính để phục vụ khai hải quan điện tử, đặc biệt là các kho bãi nhỏ, cửa khẩu xa; Ban hành các văn bản pháp luật công nhận giao dịch chứng từ điện tử, áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế như mô hình dữ liệu của Tổ chức Hải quan quốc tế, danh bạ dữ liệu thương mại Liên Hợp Quốc, và việc cung cấp dữ liệu và chứng từ điện tử khi làm thủ tục thông quan.

3.3.1.2 Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển dịch vụ 3PL

(i) Hệ thống giao thông vận tải là cơ sở hạ tầng quan trọng trong phát triển dịch vụ 3PL Tuy nhiên, việc xây dựng và nâng cấp hệ thống này lại vượt quá khả năng của doanh nghiệp Vì vậy, Nhà nước phải coi đây là nhiệm vụ cấp bách và tập trung ưu tiên đầu tư, trong đó đối với từng loại hình vận tải như sau:

Thứ nhất, đối với đường bộ và đường sắt: Xây dựng các tuyến đường cao tốc đảm bảo trọng tải cho ô tô chuyên dụng lưu thông, hợp lý hóa các chính sách và quy hoạch đường bộ để tạo điều kiện cho các phương tiện vận tải đường bộ có thể giao nhận hàng tại các điểm trong thành phố Đối với ngành đường sắt, cần tham gia một cách thực sự vào hoạt động logistics Ngày nay, ngành đường sắt chủ yếu khai thác vận chuyển hành khách và hàng hóa nội địa có giá trị thấp, chưa khai thác để chuyên chở hàng hóa bằng Container có yêu cầu cao về độ an toàn và thời gian vận chuyển Với lợi thế tuyến đường sắt Bắc Nam sẵn có, Nhà nước cần đầu tư nâng cấp để đảm bảo rút ngắn thời gian vận chuyển và nâng cao độ an toàn đối với đoàn tàu trong quá trình vận chuyển cũng như đối với con người và các phương tiện khác cùng tham gia giao thông ở những đoạn đường có đường sắt chạy qua Ngoài ra,cần mở rộng, xây mới các tuyến đường, đặc biệt là các tuyến đường sắt nhánh nối các khu vực, các trung tâm công nghiệp, khu chế xuất, các cảng lớn để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa: bổ sung phương tiện vận chuyển như đầu máy, toa xe, đặc biệt là các toa xe chuyên dụng để có thể chuyên chở được nhiều loại hàng hóa khác nhau như hàng rời, hàng vận chuyển bằng Container, hàng lỏng ; đầu tư hệ thống trang thiết bị xếp dỡ tại các trạm, nhà ga.

Thứ hai đối với giao thông đường thủy và đường biển.

- Đối với vận tải đường thủy nội địa, vấn đề nổi cộm là sự yếu kém của các phương tiện vận tải Ví dụ, tuyến Hải Phòng - Hà Nội có tới 90% các phương tiện chưa đáp ứng được các quy định an toàn giao thông Hầu hết đều vi phạm các quy định về đăng ký, cứu sinh, phòng chống cháy nổ Do đó, vấn đề trước mắt là phải quy hoạch lại tuyến đường sông, xác định các tuyến đường chính, theo đó xây dựng các cảng và phát triển phương tiện vận chuyển thích hợp Vận chuyển đường sông kết nối giữa vận tải đường bộ với vận tải biển để tạo thành phương thức vận tải đi suốt và một phần làm nên hiệu quả của chuỗi cung cấp dịch vụ từ kho tới kho.

- Đối với vận tải đường biển: Hiện nay gần 90% vận tải hàng hóa xuất khẩu ở nước ta là bằng đường biển Nhưng mảng vận tải quốc tế này đang bị các doanh nghiệp nước ngoài thống lĩnh do năng lực vận tải biển quốc tế của ta thấp và các hợp đồng mua bán quốc tế chủ yếu mua CIF và bán FOB Do đó, cần tập trung phát triển vận tải biển để phát triển logistics Nhà nước có thể đầu tư 100% vốn hoặc liên doanh với các công ty nước ngoài để xây dựng và phát triển hệ thống cảng container, cảng nước sâu phục vụ cho việc trung chuyển hàng hóa và tiếp nhận tàu lớn Bên cạnh đó, Nhà nước cần quan tâm đến xây dựng và phát triển hệ thống cảng nội địa (ICD) nhằm giảm tải lượng hàng hóa đổ dồn về thông quan tại các cửa khẩu cũng như tạo điều kiện cho vận tải đa phương thức phát triển; Đầu tư vào hạ tầng trang thiết bị xếp dỡ tại cảng, nâng cao năng lực xếp dỡ giúp giảm thời gian, chi phí.

Thứ ba, đối với vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, cần xây dựng các khu vực hoạt động cho các đại lý logistics làm công việc gom hàng và khai hải quan; cần có chính sách phá bỏ thế độc quyền trong cung cấp các dịch vụ mặt đất,các dịch vụ tiếp vận trong khu vực cảng hàng không.

Thứ tư, về quản lý khai thác cảng, Chính phủ cần có sự thống nhất giữa các cơ quan chức năng liên quan nhằm giảm bớt sự chồng chéo trong chức năng quản lý và khai thác cảng biển; cần quy hoạch lại các cảng; đầu tư CNTT vào trong quản lý tại các bãi Container Hiện nay do hàng nhập về nhiều, lượng Container tại các bãi cảng đang quá tải Trong khi đó, việc quản lý sắp xếp Container lại lộn xộn, gây mất thời gian và khó khăn trong việc giao nhận Container Chính phủ cần rà soát lại hệ thống cảng biển và nên tăng cường đối thoại với các hãng tàu, các nhà khai thác cảng biển và các chủ hàng nhằm cập nhật thông tin về phát triển cảng biển Đồng thời Chính phủ nên chủ động cho phép tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vào cảng biển thay vì thụ động chờ nguồn vốn ODA khiến các dự án liên quan đến cơ sở hạ tầng trên đất liền bị chậm trễ Các cơ quan quản lý và khai thác kho cảng cũng cần chú ý ứng dụng CNTT hiện đại cải thiện quy trình làm việc cũng như cung cấp các sản phẩm GTGT phục vụ cho công tác khai thác cảng Chẳng hạn như: nhu cầu được biết thông tin về tàu vào, tàu ra, vị trí Container của doanh nghiệp là rất cao Tuy nhiên, hiện nay doanh nghiệp rất khó khăn trong việc cập nhật những thông tin này Thông thường, doanh nghiệp chỉ có thể lấy những thông tin này từ chính những hãng tàu, những công ty họ đã đặt hàng (booking) Nếu cảng cung cấp dịch vụ trả lời thông tin bằng tin nhắn thì sẽ đảm bảo cung cấp mọi thông tin cho doanh nghiệp 24/24 giờ Phương thức này rất phổ biến trong các trò chơi trên truyền hình Với dịch vụ này, bằng các cú pháp soạn sẵn, cảng có thể cung cấp được rất nhiều thông tin: tra cứu thông tin hàng nhập, hàng xuất: tên tàu, số Container, ngày cập cảng, rời càng, vị trí Container, ngày Container hạ bãi, đã nộp hồ sơ hải quan chưa, thời gian, địa điểm nộp tờ khai hải quan (đối với hàng xuất), thông tin về các phòng ban tại các bãi, cảng, hải quan Ngoài ra, cũng bằng dịch vụ tin nhắn, cảng có thể cung cấp các thông tin về giá cả các dịch vụ như: bốc xếp, nâng hạ, đóng rút hàng

Thứ năm, xây dựng các trung tâm phân phối, các khu đầu mối vận tải kho ngoại quan Nhà nước có thề đầu tư xây dựng các trung tâm phân phối, trung tâm logistics bên cạnh các khu công nghiệp, khu chế xuất, cảng cửa khẩu Từ những trung tâm này, hàng hóa sẽ được phân loại và đưa đi khắp các nơi trong nước cũng như quá cảnh sang các nước láng giềng Các trung tâm này đã đóng góp đáng kể cho sự phát triển logistics tại các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Hà Lan, Singapore, Nhật Bản

(ii) Đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin Đối với hạ tầng CNTT, Việt Nam vẫn chưa đạt được những tiến bộ trong việc áp dụng công nghệ trong hoat động logistics như sử dụng hệ thống truyền thông tin EDI Do đó, nhiệm vụ trước mắt là thực hiện EDI để tiến hành nhanh thủ tục khai báo hải quan; Xây dựng hệ cổng thông tin Portnet nhằm quản lý thông tin và chia sẻ thông tin giữa các hãng tàu, hãng vận chuyển bằng đường bộ, các nhà giao nhận và cả các cơ quan Chính phủ

3.3.1.3 Xây dựng chiến lược phát triển tổng thể hoạt động 3PL

Theo kinh nghiệm của các nước Trung Quốc, Singapore , muốn phát triển dịch vụ logistics một cách toàn diện và có hiệu quả ở Việt Nam, Nhà nước cần phải xây dựng chiến lược phát triển ngành kinh doanh dịch vụ này Chiến lược này phải được xây dựng dựa trên sự hài hòa với các chiến lược phát triển kinh doanh, thương mại và giao thông vận tải Thực tế trong những năm qua, ngành logistics đang phát triển manh mún, tự phát, thiếu sự định hướng từ phía Nhà nước.

3.3.1.4.Thực hiện tự do hóa dịch vụ logistics theo lộ trình và tạo thuận lợi cho dịch vụ 3PL phát triển

Việt Nam đã cam kết có lộ trình cho việc tự do hóa dịch vụ logistics theo khuôn khổ WTO và lộ trình hội nhập dịch vụ logistics của các nước ASEAN Do đó, chúng ta cần có kế hoạch triển khai những cam kết này để vừa thực hiện cam kết vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải của Việt Nam phát triển và cạnh tranh được với các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài Bên cạnh đó Nhà nước cần phổ biến rộng rãi lộ trình hội nhập trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các cuộc hội thảo để giúp các doanh nghiệp nắm vững những thông tin về hội nhập, chủ động xây dựng kế hoạch cho công ty.

3.3.1.5 Nhà nước cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3PL.

Trong giai đoạn thị trường logistics Việt Nam còn non trẻ thì đây là một trong những chính sách hợp lý, khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp logistics.

Ngày đăng: 14/09/2023, 08:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1 : Vai trò trung gian nhà cung cấp dịch vụ 3PL - Phát triển dịch vụ logistics cho công ty cổ phần vận tải biển bắc theo hướng 3l
Sơ đồ 1.1 Vai trò trung gian nhà cung cấp dịch vụ 3PL (Trang 30)
Sơ đồ 1.2. Phân loại 3PL theo chức năng - Phát triển dịch vụ logistics cho công ty cổ phần vận tải biển bắc theo hướng 3l
Sơ đồ 1.2. Phân loại 3PL theo chức năng (Trang 34)
Bảng 1.1:  Xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng 148 quốc gia 2013-2014 - Phát triển dịch vụ logistics cho công ty cổ phần vận tải biển bắc theo hướng 3l
Bảng 1.1 Xếp hạng chất lượng cơ sở hạ tầng 148 quốc gia 2013-2014 (Trang 51)
Bảng 1.2. LPI và các chỉ số đánh giá thành phần của logistics Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014 - Phát triển dịch vụ logistics cho công ty cổ phần vận tải biển bắc theo hướng 3l
Bảng 1.2. LPI và các chỉ số đánh giá thành phần của logistics Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2014 (Trang 55)
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức NOSCO - Phát triển dịch vụ logistics cho công ty cổ phần vận tải biển bắc theo hướng 3l
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức NOSCO (Trang 60)
Bảng 2.2. Các công ty con và công ty liên kết của Nosco - Phát triển dịch vụ logistics cho công ty cổ phần vận tải biển bắc theo hướng 3l
Bảng 2.2. Các công ty con và công ty liên kết của Nosco (Trang 64)
Bảng 2.3. Đội tàu nội địa của NOSCO, tháng 5 năm 2015 - Phát triển dịch vụ logistics cho công ty cổ phần vận tải biển bắc theo hướng 3l
Bảng 2.3. Đội tàu nội địa của NOSCO, tháng 5 năm 2015 (Trang 65)
Bảng 2.7. Bảng cơ cấu doanh thu thuần các đơn vị thành viên của Nosco - Phát triển dịch vụ logistics cho công ty cổ phần vận tải biển bắc theo hướng 3l
Bảng 2.7. Bảng cơ cấu doanh thu thuần các đơn vị thành viên của Nosco (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w