1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải biển bắc nosco

72 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Hoạt Động Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Vận Tải Biển Bắc - Nosco
Tác giả Hoàng Thùy Ngân
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Bão
Trường học Không có thông tin
Chuyên ngành Thương Mại
Thể loại Chuyên đề thực tập cuối khoá
Năm xuất bản Không có thông tin
Thành phố Không có thông tin
Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 307,35 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC – NOSCO (10)
    • 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC – NOSCO (10)
      • 1.1.1 Lịch sử hình thành Công ty (10)
      • 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty (10)
        • 1.1.2.1 Chức năng (10)
        • 1.1.2.2 Nhiệm vụ (11)
      • 1.1.3 Cơ cấu tổ chức, lao động (12)
        • 1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty (12)
        • 1.1.3.2 Xí nghiệp thành phần, chi nhánh, đại diện trực thuộc (13)
        • 1.1.3.3 Lao động (13)
      • 1.1.4 Lĩnh vực kinh doanh (14)
      • 1.1.5 Thực trạng đội tàu của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc – NOSCO 8 (14)
      • 1.1.6 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp (15)
    • 1.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (16)
      • 1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh (16)
      • 1.2.2 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh (17)
  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG (21)
    • 2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG TỪNG LĨNH VỰC (22)
      • 2.1.1 Đối với hoạt động khai thác thương vụ (22)
      • 2.1.2. Đối với hoạt động khai thác hàng khô rời (24)
    • 2.2 QUY TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG (28)
      • 2.2.1 Đối với hoạt động tự khai thác (28)
      • 2.2.2 Đối với hoạt động cho thuê tàu (31)
      • 2.2.3 Các hoạt động khác (34)
    • 2.3 KẾT QUẢ (35)
      • 2.3.1 Kết quả chung của hoạt động vận tải biển (35)
      • 2.3.2 Hoạt động tự khai thác và Hoạt động cho thuê tàu (42)
      • 2.3.3 Hoạt động khác (46)
    • 2.4 ĐÁNH GIÁ CHUNG (47)
      • 2.4.1 Những kết quả đạt được (47)
      • 2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại (48)
      • 2.4.3 Nguyên nhân (48)
        • 2.4.3.1 Nguyên nhân khách quan (48)
        • 2.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan (49)
  • CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH (51)
    • 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NOSCO TRONG THỜI (51)
      • 3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn NOSCO đang và sẽ phải đối mặt (51)
        • 3.1.1.1 Thuận lợi (51)
        • 3.1.1.2 Khó khăn (52)
      • 3.1.2 Phương hướng phát triển của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc – NOSCO (57)
        • 3.1.2.1 Phương hướng phát triển của NOSCO (58)
        • 3.1.2.2 Mục tiêu (60)
    • 3.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở (61)
      • 3.2.1 Giải pháp về thị trường (62)
      • 3.2.2 Giải pháp về nhân lực (62)
      • 3.2.3 Giải pháp về huy động vốn (63)
      • 3.2.4 Giải pháp về phát triển đội tàu (64)
      • 3.2.5 Giải pháp về hoạt động Marketing (64)
      • 3.2.6 Giải pháp về xây dựng thương hiệu (65)
      • 3.2.7 Giải pháp về giá cả (66)
      • 3.2.8 Giải pháp về quản lí mối quan hệ với khách hàng(CRM) (66)
      • 3.2.9 Giải pháp về tiết kiệm chi phí (67)
      • 3.2.10 Giải pháp về hoàn thiện hoạt động Logistics (67)
  • KẾT LUẬN (69)

Nội dung

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC – NOSCO

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN BẮC – NOSCO

Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc tiền thân là Công ty Vận tải Thủy Bắc, một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Cục Đường sông Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 1108/ QĐ/ TCCB-LĐ ngày 03/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.

Ngày 30/7/1997, tại Quyết định số 598/TTg, Thủ tướng Chính phủ chuyển Công ty Vận tải Thủy Bắc vào làm thành viên của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

Ngày 01/4/2004, tại Quyết định số 219/QĐ-HĐQT của Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Công ty Vận tải Thủy Bắc được đổi tên thành Công ty Vận tải Biển Bắc trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam.

Ngày 28/11/2006, tại Quyết định số 2518/Q Đ-BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần Công ty chính thức chuyển sang công ty cổ phần vận tải Biển Bắc và đi vào hoạt động từ ngày 1/8/2007

Trong quá trình hoạt động, Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc thực hiện mô hình SXKD đa ngành nghề, trong đó vận tải biển là nhiệm vụ sản xuất chính.

Ngày 01/8/2007 Công ty bắt đầu đi vào hoạt động cổ phần hóa.

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty

Vận tải hàng hoá đường sông, đường biển trong và ngoài nước.

Vận tải hành khách tuyến ven biển nội địa.

Cung ứng, xuất nhập khẩu lao động, vật tư, phụ tùng, thiết bị chuyên ngành vận tải thuỷ và mua bán tàu biển.

Thuê tàu, cho thuê tàu, đại lí vận tải, dịch vụ công-ten-nơ, kho bãi, dịch vụ vận tải và các dịch vụ khác.

Đại lí và môi giới hàng hải.

Kinh doanh kho bãi và thu gom hàng hoá.

Sản xuất, lắp đặt, sửa chữa các loại phương tiện thiết bị, công trình giao thông đường thuỷ.

Sản xuất, kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng.

Cung ứng cho thuê thuyền viên tàu biển cho đội tàu trong và ngoài nước.

Cung ứng lao động Việt Nam đi nước ngoài.

Đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài và đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam.

Kinh doanh lữ hành quốc tế.

Xây dựng các công trình giao thông, kinh doanh bất động sản, cho thuê nhà văn phòng, nhà ở, nhà hàng và khách sạn cho khách Việt Nam và khách quốc tế.

Trong các ngành nghề kinh doanh nêu trên thì vận tải hàng hoá, hành khách đường biển là hoạt động kinh doanh chủ yếu với doanh thu chiếm tỉ trọng lớn nhất, hơn 75% tổng doanh thu toàn Công ty, chủ yếu thu bằng ngoại tệ.

Thực hiện chế độ báo cáo hàng kỳ về kết quả kinh doanh với cơ quan cấp trên và với Tổng Công ty.

Tuân thủ các quy định của pháp luật và các chính sách của Nhà nước về công tác hoạt động kinh doanh, dịch vụ Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh về vận tải biển, đại lí môi giới và cung ứng dịch vụ hàng hải, và các ngành nghề kinh doanh khác nếu có liên quan đến hàng hải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển hàng hải của Nhà nước.

Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóng góp khác có liên quan ( như: thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, phí cảng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, công đoàn …)

Không ngừng nâng cao trình độ của nhân viên qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Tổ chức quản lí công tác nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân trong Công ty.

Nhận và sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn do Nhà nước giao. Bao gồm vốn kinh doanh của Công ty và cả phần vốn đầu tư; nhận và sử dụng tài nguyên, đất đai và các nguồn lực khác do Nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh.

1.1.3 Cơ cấu tổ chức, lao động.

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của NOSCO mang tính đặc thù của một công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển Cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí và sắp xếp theo nhiệm vụ và chức năng công việc.

Phân tích sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty:

Giống như nhiều Công ty khác, Đại hội đồng Cổ đông của Công ty được đặt ở vị trí cao nhất, sau đó là Ban kiểm soát – có chức năng hoạt động độc lập để kiểm soát mọi hoạt động của Công ty Chịu trách nhiệm cao nhất trong việc điều hành Công ty là Tổng giám đốc, với các phó tổng phụ trách các mảng công việc khác nhau như: tài chính kế toán, vận tải biển, kỹ thuật, đóng mới, pháp chế, an toàn …

Và toàn bộ hệ thống đó chịu trách nhiệm hoạt động của 7 Công ty con, 1 xí nghiệp và 2 trung tâm

Hệ thống của Công ty không có quá nhiều tầng quản lý, việc này giúp cho việc lưu thông thông tin trong Công ty từ những vị trí thấp nhất đến những cấp cao hơn được dễ dàng hơn Mặt khác, các quyết định được đưa ra từ Tổng giám đốc cũng được đi vào hiệu lực ở các vị trí cấp dưới một cách nhanh chóng hiệu quả Và nhờ đó, nó tạo nên tính linh hoạt cao hơn cho hệ thống

(In trang sơ đồ tổ chức trong file ‘sơ đồ tổ chức’ được tách rời)

1.1.3.2 Xí nghiệp thành phần, chi nhánh, đại diện trực thuộc

STT TÊN NGÀNH NGHỀ KINH DOANH

1 Chi nhánh tại TP Hải Phòng

(102 Lý Thường Kiệt, TP Hải Phòng)

Vận tải hàng hoá đường sông, đường biển Môi giới dịch vụ hàng hải, sửa chữa tàu biển, tàu sông, cung ứng phụ tùng vật tư đường thuỷ.

2 Chi nhánh tại Quảng Ninh

(29 Lê Thánh Tông, TP Hạ Long).

Chi nhánh tại TP HCM

(6 LBG cư xá 30/4, Văn Thánh, quận

XNK vật tư, thiết bị, phụ tùng ngành đường thuỷ.

(278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, TP.

Trung tâm XNK Đông Phong

(278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, TP.

Trung tâm Dịch vụ XKLĐ

(278 Tôn Đức Thắng, Đống Đa, TP.

Cung ứng dịch vụ xuất khẩu lao động và các dịch vụ khác.

Xí nghiệp Cơ khí và VLXD

(xã Đông Ngạc -Từ Liêm, TP Hà

Sản xuất, lắp đặt, sửa chữa phương tiện, thiết bị công trình giao thông đường thuỷ, khai thác sản xuất kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu xây dựng.

Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải tàu biển, nên việc bố trí lao động cũng có những đặc thù của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận chuyển tàu biển Lao động của doanh nghiệp bao gồm lao động ở trên tàu và lao động ở trên bờ

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh

Các kết quả chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong 3 năm 2007, 2008 và 2009 có thể tóm lược trong bảng dưới đây:

Bảng 1.3 : Tóm tắt tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2007, 2008, 2009 STT Năm Hoạt động sản xuất kinh doanh chính

1 2007 -Tự khai thác tàu biển

-Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị 99.429,00

2 2008 -Tự khai thac tàu biển 233.066,00 99.252,00

-Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị 230.000,00

3 2009 -Tự khai thác tàu biển 1.307.097,66 454.179,51

-Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị 106.724,00

Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán – NOSCO

(Có thể tham khảo thêm phụ lục để xem Báo cáo tài chính của Công ty qua 3 năm

Sở dĩ trong năm 2007 không có số liệu về hoạt động tự khai thác tàu biển vì trong thời gian này Công ty không tự khai thác đội tàu mà chủ yếu là cho thuê.

1.2.2 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh

Trước sự cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế đặc biệt là trong ngành Hàng hải, có sự tham gia của các công ty trong khu vực và quốc tế lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập và kịp thời nắm bắt các cơ hội kinh doanh, tạo tiền đề cho việc hình thành Tập đoàn Hàng hải, NOSCO cũng như các đơn vị thành viên của Vinalines đã và đang tiến hành mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh và tăng nhanh tấn trọng tải, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và trẻ hóa đội tàu Cụ thể, vào đầu tháng 5/2008, Công ty cổ phần Vận tải Biển Bắc đã tiếp nhận tàu Nosco Glory, trọng tải 68.592 tấn và đã ký hợp đồng với đối tác thuê tàu Hàn Quốc cho thuê định hạn; khoảng cuối tháng 7/2008, Công ty hoàn thiện các thủ tục tiếp nhận tàu Nosco Victory với trọng tải trên 45.000 tấn Đồng thời, quý III năm 2008, Công ty đã tiếp nhận tàu Hồng Lĩnh (đóng mới) trọng tải 12.500 tấn, triển khai thực hiện hợp đồng đóng mới 01 tàu có trọng tải 10.500 tấn tại Shipmarine Sài Gòn Bên cạnh đó, Công ty tiến hành triển khai các dự án xây dựng Nhà máy sửa chữa tàu biển, Nhà máy sản xuất bêtông thương phẩm tại Yên Hưng, Quảng Ninh, xây dựng trường đào tạo nghề và giáo dục định hướng tại Bắc Ninh, xây dựng văn phòng cho thuê tại TP Hồ Chí Minh…

Với đội ngũ lãnh đạo vừa có tâm, có tầm, quyết đoán trong mọi trường hợp cùng với sự đoàn kết lập công tập thể, cùng sức trẻ và sự thông minh, toàn thể cán bộ công nhân viên, sỹ quan thuyền viên của Công ty quyết tâm thực hiện những chỉ tiêu mà Hội đồng quản trị đề ra, NOSCO ngày càng khẳng định thương hiệu của mình trên thị trường vận tải trong nước cũng như trên thị trường quốc tế

Bảng 1.4 : Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2008

Hạng mục Kế hoạch năm

Tỷ lệ % giữa kết quả và kế hoạch (%)

Doanh thu bán hàng và dịch vụ 953.063

Hoạt động vận tải (biển và sông) 657.521,2 643.253 97,83

Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán - NOSCO

Trong năm 2008, hoạt động vận tải biển của Công ty ổn định, các lĩnh vực kinh doanh khác như dịch vụ hàng hải, XNK thiết bị phụ tùng máy thủy, xuất khẩu lao động, du lịch lữ hành… cũng phát triển ổn định Mặc dù những tháng cuối năm

2008, đứng trước tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường vận tải biển liên tục có những biến động xấu, Công ty vẫn có bước đột phá mạnh mẽ, mang lại lợi nhuận cao Cụ thể kết quả SXKD năm 2008 với tổng doanh thu: 1.027 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế đạt 102.019 tỷ đồng Trong đó: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là: 953.063 tỷ đồng, bằng 267,5% so với năm 2007 Cụ thể:

 Hoạt động vận tải (biển và sông) thực hiện: 643.253 tỷ đồng, đạt 97,83% kế hoạch;

Hoạt động XKLĐ thu được 8.005 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch;

Hoạt động XNK máy đạt 243.923 tỷ đồng, bằng 106% kế hoạch;

Hoạt động khác đạt 132.475 tỷ đồng, bằng 942,35% kế hoạch;

Bảng 1.5 : So sánh kết quả kinh doanh của Công ty năm 2007 và 2008

Hạng mục Kết quả năm

So sánh kết quả năm 2008 với năm 2007(%)

Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán - NOSCO

Hầu hết các lĩnh vực hoạt động của Công ty trong năm 2008 đều mang lại những kết quả khả quan, vượt cao hơn kế hoạch đề ra và cao hơn năm 2007 Lợi nhuận trước thuế đạt 102.019 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2007 và bằng 102% so với kế hoạch 2008 Lợi nhuận sau thuế đạt 83.780 tỷ đồng, tăng 221% so với năm

2007 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đạt 8,15% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên nguồn vốn chủ sở hữu (64 tỷ đồng) đạt 130% Các khoản trích nộp ngân sách Nhà nước 51.178 tỷ đồng Thu nhập bình quân của CBCNV đạt 9,64 triệu đồng/người/tháng.

Bảng 1.6 : So sánh kết quả kinh doanh của Công ty năm 2008 và 2009

Hạng mục Kết quả năm

So sánh kết quả năm 2009 với năm 2008 (%) doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 953.063 744.849 78,15

Giá vốn hàng bán 657.381 625.621 95,17 lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ 295.681 119.227 40,32

Nguồn : Phòng Tài chính – Kế toán - NOSCO

Năm 2009, mặc dù đã dần xa cuộc khủng hoảng kinh tế vào cuối 2008, nhưng tình hình vẫn còn nhiều khó khăn với Công ty Cước vận tải sụt giảm nghiêm trọng, so với thời điểm cao nhất của năm 2008 thì nó thấp hơn 30% Mặt khác, ngành đóng tàu cũng chưa kịp phục hồi và vẫn bị đình trệ nên việc nhập khẩu máy móc và linh kiện cũng bị ảnh hưởng theo do không tìm được người mua Hơn nữa, lao động xuất khẩu sang thị trường nước ngoài bị trả về Chính vì thế, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ chỉ bằng 78% so với năm 2008 với gần 745 tỷ đồng.

Trong khi đó, mức giá vốn hàng bán lại tương đương hơn 95% so với năm 2008 và bằng gần 626 tỷ đồng Với mức doanh thu thấp hơn và mức giá vốn hàng bán gần như tương đương, so với năm 2008, mức lợi nhuận về bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty bị giảm xuống còn 119 tỷ đồng (tương đương 40% của năm 2008).

Song song với phát triển sản xuất, Công ty còn đặc biệt chú trọng đổi mới và tăng cường công tác quản lý Trên cơ sở đó kết hợp với thực tiễn, Lãnh đạo Công ty nhạy bén nắm bắt diễn biến của thị trường và năng lực của đơn vị, tập trung đổi mới kết hợp củng cố các khâu sản xuất với phương châm sắp xếp lại tổ chức, phân cấp rộng cho từng đơn vị theo chức năng nhiệm vụ nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng đơn vị thành viên, phát huy được sở trường của từng cá nhân đồng thời phát huy được sức mạnh tập thể.

Nhằm tạo điều kiện quản lý các mặt hoạt động, NOSCO ban hành các quy chế quản lý tài sản, lao động, vật tư, tiền vốn một cách phù hợp, từ đó đưa hoạt động sản xuất kinh doanh vào nề nếp, đã kích thích sản xuất phát triển Mặc dù phân cấp quản lý rộng rãi nhưng có những quy định ràng buộc trách nhiệm công việc rõ ràng đã nâng cao trách nhiệm của từng thành viên trong Công ty Bằng kinh nghiệm hoạt động hơn 15 năm trên thị trường vận tải quốc tế, Ban lãnh đạo NOSCO đã mạnh dạn đầu tư đúng hướng, đưa NOSCO trở thành một trong những chủ tàu có “tiếng nói” trong Tổng công ty Hàng hải nói riêng và ngành Vận tải nói chung.

Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hoá trên phạm vi toàn thế giới, thương mạiQuốc tế ngày càng khẳng định đươc vai trò quan trọng và là mục tiêu phát triển hàng đầu của các nước đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.Với mục tiêu phát triển là đi đầu trong việc phát triển đội tàu, mở ra các loại hình dịch vụ mới, đa dạng hoá sản phẩm theo hướng hiện đại, Công ty đã không ngừng tìm kiếm, mở rộng và phát triển thị trường nhằm tăng thị phần, tập trung đầu tư hiện đại hoá, trẻ hoá trang thiết bị để nâng cao cạnh tranh, chú trọng phát triển nguồn nhận lực, công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm, dịch vụ mới và quản lý chất lượng dịch vụ Nhờ những nỗ lực đó mà Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc đã vươn lên trở thành một trong những hãng tàu lớn ở Việt nam, doanh thu và lợi nhuận không ngừng tăng lên.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG

TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG TỪNG LĨNH VỰC

2.1.1 Đối với hoạt động khai thác thương vụ

Tham mưu, giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty trong Công tác quản lí, khai thác các tàu biển có trọng tải dưới 20.000 DWT : đảm bảo an toàn, đúng pháp luật và hiệu quả Bao gồm các tàu: Hồng Lĩnh, Ngọc Sơn, Long Biên,

Ngọc Hà, Thiền Quang, Quốc Tử Giám

Tổ chức thực hiện công tác điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, tổng hợp, kiểm tra đôn đốc và thực hiện các quan hệ giao dịch thuộc lĩnh vực vận tải của Công ty và các đơn vị trực thuộc.

1 tải trọng tổng cộng ( bao gồm tải trọng của con tàu và tất cả những thứ trên tàu: hàng hoá, nhiên liệu, thuyền viên …

Làm đại lí, môi giới hàng hải cho đội tàu của Công ty và các đơn vị, tư vấn cho Lãnh đạo Công ty và các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực khai thác, quản lí và phát triển đội tàu.

Về công tác quản lí đội tàu biển:

 Xây dựng phương án quản lí, điều hành kinh doanh vận tải biển và phát triển đội tàu trọng tải dưới 20.000 DWT theo định hướng của Công ty; đề xuất các chế độ, biện pháp nhằm đảm bảo cho đội tàu hoạt động có hiệu quả Tổ chức quản lí và kinh doanh đội tàu của công ty.

 Trực tiếp hướng dẫn kiểm tra, đôn đốc các thuyền trưởng trong việc quản lí và điều hành khai thác, kinh doanh đội tàu.

 Trực tiếp thương lượng và kí kết, thực hiện các hợp đồng tư vấn về khai thác tàu biển của Công ty khi có nhu cầu.

 Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác quản lí, điều hành kinh doanh vận tải biển và phát triển đội tàu.

 Tham gia các tiểu ban an toàn hàng hải của Cục Hàng Hải, Bộ giao thông vận tải để soạn thảo các văn bản pháp quy nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tạo điều kiện cho việc phát triển đội tàu biển của ngành Hàng hải.

 Tham gia vào hiệp hội chủ tàu Việt Nam.

Về công tác khai thác đội tàu và dịch vụ đại lí hàng hải:

 Tìm kiếm các lô hàng, nguồn hàng phù hợp, có hiệu quả cho từng tàu đang quản lí, điều hành, khai thác để luôn đảm bảo ngày vận doanh của tàu (hay ngày luân chuyển của tàu để tránh ngày tàu chạy rỗng) từ đó kịp thời tìm kiếm lô hàng cho chuyến sau tại những nơi tàu mở, dỡ xong hàng ở cảng dỡ.

 Tham mưu cho Tổng giám đốc công ty và trực tiếp thương lượng , kí kết và thực hiện các hợp đồng về khai thác tàu biển của Công ty.

 Tham mưu cho Công ty trong việc giao dịch và kí kết các hợp đồng mua bán tàu của Công ty.

 Thu cước tàu và theo dõi, kiểm soát việc thu cước.

 Trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ kinh doanh khác thuộc lĩnh vực hàng hải như cho thuê thuyền viên, tư vấn kỹ thuật, giám định mua, bán tàu, giám định tổn thất tàu do đâm va …

 Tham mưu cho Tổng giám đốc Công ty và trực tiếp thương lượng, ký kết và thực hiện các hợp đồng về dịch vụ, đại lí tàu biển và môi giới hàng hải của Công ty.

 Nghiên cứu và mở rộng thị trường dịch vụ vận tải, đại lí môi giới hàng hải; Nghiên cứu, tham mưu cho Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty về Dịch vụ LOGISTICS.

 Tư vấn cho các đơn vị trực thuộc trong công tác khai thác tàu vận tải biển và đại lí, môi giới hàng hải.

Về mối quan hệ công tác với các phòng nghiệp vụ và đội tàu :

 Phối hợp cùng với các phòng ban chức năng về các lĩnh vực để thực hiện hợp đồng đã kí Ví dụ: phối hợp với phòng kĩ thuật : kiểm tra tình hình hoạt động, máy móc thiết bị của tàu để có những thông báo kịp thời để xử lí, làm giảm ảnh hưởng đến ngày tàu và đảm bảo chuyến đi hoạt động tốt như những hỏng hóc về hệ thống cần cẩu, máy chính, máy đèn …

 Tàu có nhu cầu cung cấp phụ tùng, vật tư để giải quyết sự cố cần thông báo với phòng Vật tư.

 Quan hệ với phòng Tài chính- Kế toán trong việc giám sát, theo dõi thu cước tàu.

 Quan hệ với phòng Pháp chế, phòng An toàn trong việc giám định tàu do đâm va, bảo hiểm P&I, tai nạn thuyền viên và an toàn hàng hải.

 Quan hệ với phòng thuyền viên trong việc kết hợp bố trí thuyền viên theo đúng lịch trình của tàu.

 Quan hệ với các đơn vị trực thuộc trong việc tư vấn công tác khai thác, điều hành tàu biển và dịch vụ đại lí hàng hải.

 Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng ban.

2.1.2 Đối với hoạt động khai thác hàng khô rời.

Quản lí các tàu lớn có trọng tải > 20.000 DWT gồm: Nosco Glory, Nosco

Victory, Eastern Sun, Eastern Star.

Về chức năng, nhiệm vụ cũng giống như hoạt động khai thác thương vụ Tuy nhiên có một vài đặc điểm khác như sau:

Bảng 2.1: So sánh sự khác nhau giữa hoạt động khai thác hàng khô rời và hoạt động khai thác thương vụ

Hoạt động khai thác hàng khô rời

Hoạt động khai thác thương vụ

Về đội tàu quản lí, khai thác

Quản lí, khai thác các tàu lớn, trọng tải > 20.000 DWT

Quản lí, khai thác các tàu nhỏ, trọng tải < 20.000 DWT

Về loại hàng chuyên chở

Hàng rời, khô như quặng, than, các sản phẩm nông nghiệp: cám, gạo …

Chở chung các loại hàng bách hoá tổng hợp, có bao, kiện, được đóng gói.

Các tàu có tải trọng lớn nên tuyến, vùng hoạt động rộng, có thể chở khắp thế giới.

Tuyến luồng hoạt động bị hạn chế, vùng hoạt động bị giới hạn.

Về kết cấu Kết cấu của đội tàu hàng khô rời khác với đội tàu hàng bách hoá tổng hợp về mặt thiết kế, cũng như đặc tính tàu để phù hợp với loại hàng chuyên chở.

Sơ đồ tổ chức và bộ máy quản lý của hai hoạt động : khai thác thương vụ và khai thác hàng khô rời đều tương tự nhau Có thể được biểu diễn như sau:

Trưởng phòng có những nhiệm vụ sau :

Các chuyên viên Kế toán tổng hợp

Chịu trách nhiệm với Tổng giám đốc và Ban lãnh đạo về mọi công việc, nhiệm vụ của phòng về tình hình hoạt động, khai thác an toàn, hiệu quả của đội tàu mình quản lí.

Xây dựng và thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch khai thác hàng tháng, quý, năm cho đội tàu một cách hiệu quả nhất trong từng điều kiện thị trường.

Thiết lập, duy trì và phát triển tốt mối quan hệ với các đối tác, khách hàng trong và ngoài nước.

Tìm kiếm nguồn hàng, trực tiếp giao dịch, soạn thảo và trình Tổng giám đốc kí các hợp đồng vận chuyển và các hợp đồng khác liên quan đến khai thác tàu.

QUY TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG

2.2.1 Đối với hoạt động tự khai thác

Hoạt động tự khai thác là hoạt động qua đó công ty tự vận hành tàu của mình để nhận chuyên chở các lô hàng Hoạt động tự khai thác bao gồm : Khai thác tàu chuyến và khai thác tàu định hạn Quy trình của các hoạt động này như sau:

Khai thác tàu chuyến (voyage charter) : Là hình thức qua đó tàu được khai thác theo từng chuyến.

Hoạt động này được thực hiện theo các bước:

- Mở tàu (open tonnage/vessel) để tìm hàng thông qua người môi giới (broker) hoặc người thuê tàu (charterer)

- Nhận chào hàng (cargo offer) từ người môi giới hoặc người thuê tàu.

- Lựa chọn lô hàng phù hợp nhất với tàu của mình/lô hàng có hiệu quả cao nhất để giao dịch đàm phán

- Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng

- Thực hiện hợp đồng đã ký.

- Sau khi kết thúc hợp đồng tiếp tục mở tàu để tìm hàng (tàu xếp hàng ở cảng xếp rồi hành trình đi cảng dỡ, dỡ xong hàng tại cảng dỡ, thu hết tiền cước thì được coi là thực hiện xong hợp đồng)

Khai thác tàu định hạn (time charter)

Hình thức này, chủ tàu tìm một người thuê tàu định hạn để cho thuê với một khoảng thời gian nhất định, 3 tháng, 6 tháng, 12, 18, 24, 36 tháng

Chủ tàu sẽ thu tiền thuê tàu từ người thuê định hạn theo ngày.

Hoạt động này được thực hiện theo các bước:

- Mở tàu (open tonnage/vessel) để tìm người thuê thông qua người môi giới

(broker) hoặc trực tiếp từ người thuê tàu (charterer)

- Nhận chào hàng (offer) từ người môi giới (broker) hoặc người thuê tàu (charterer)

- Lựa chọn người thuê tàu trả tiền thuê cao/phù hợp với tuyến hoạt động của tàu

- Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng

- Thực hiện hợp đồng đã ký.

(Người thuê tàu định hạn có thể cho một người thuê định hạn khác thuê lại tàu hoặc khai thác theo chuyến). Để các hoạt động trên được thực hiện có hiệu quả, cần chú ý: Đối với công tác điều tra đối tác, cần điều tra về:

Khả năng thực hiện hợp đồng

Mục đích của công việc này là nhằm hạn chế rủi ro trong việc thanh toán trả tiển cước, vì thế đây là một công việc rất quan trọng Ví dụ: Trong thực tế, do không điều tra đối tác kĩ càng, công ty đã gặp trường hợp khách hàng kí hợp đồng nhưng vẫn không thực hiện đủ các điều khoản trong hợp đồng …, hay trường hợp không có hàng, người thuê bỏ hợp đồng gây ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của công ty, do mất mát về chi phí như chi phí dầu cho tàu chạy, chi phí thuyển viên, tốn thời gian, cơ hội để thực hiện hợp đồng khác … Đối với công tác đàm phán Đây là công việc rất phức tạp, chủ tàu cần khôn khéo để có thể đàm phán những điều khoản có lợi cho mình Thông thường, việc đàm phán được thực hiện thông qua môi giới.

Các điều khoản chính của hợp đồng trong quá trình đàm phán:

Ngày tàu phải sẵn sàng xếp hàng

Mức xếp dỡ (sao cho phù hợp với đặc tính cũng như khả năng chuyên chở của tàu)

Tính thưởng, phạt … Đối với công tác kí kết hợp đồng:

Sau khi đàm phán thống nhất, hai bên cần tổng hợp lại các điều khoản, điều kiện hai bên đã thống nhất, rà soát lại, nếu đúng với những gì đã đàm phán thì sẽ tiến hành kí kết. Đối với công tác thực hiện hợp đồng:

Chủ tàu và người thuê tàu căn cứ theo hợp đồng để thực hiện trách nhiệm từng bên, phối hợp với nhau để thực hiện tốt Ví dụ: thuyền trưởng cần thông báo cho người thuê tàu, người gửi hàng khi tàu đến, để tiến hành lập tờ khai, đơn hàng … như điều khoản quy định, để đảm bảo hợp đồng được thực hiện tốt.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng, hàng ngày phòng khai thác phải sát sao theo dõi tàu của mình về:

Kế toán tổng hợp thực hiện hạch toán chuyến, để đánh giá hiệu quả doanh thu, lãi, lỗ của chuyến, sau đó thông báo cho trưởng phòng.

Trong quá trình kiểm tra khả năng thực hiện, cần tiến hành báo cáo với cấp trên, sao cho luôn đảm bảo tinh thần của hợp đồng, đảm bảo ngày tàu vận doanh tốt, tàu không bị dừng, chuyến đi có hiệu quả Ví dụ: Tàu Nosco Glory dừng trong 1 giờ sẽ mất 1000 USD tiền chi phí (chi phí nhiên liệu khi tàu dừng, chi phí thuyền viên … )

Bảng ví dụ về chi phí cố định/ngày của tàu Nosco Glory sau sẽ cho thấy tầm quan trọng của việc sát sao theo dõi tình hình hoạt động của tàu để tàu không phải nằm chờ, chạy rỗng hay xảy ra bất cứ sự cố nào :

Bảng 2.2 : Chi phí cố định/ngày của tàu Nosco Glory

Chỉ tiêu Đơn vị Chi phí

Khấu hao tài sản cố định $ 14.343,19

Bảo hiểm xã hội + Bảo hiểm y tế $ 27,96

Tổng chi phí cố định $ 24.279,85

Nguồn : Phòng khai thác hàng khô rời – NOSCO

Trong các khoản chi phí ngày tàu trên bao gồm cả lãi vay vì tàu Nosco Glory được mua về bằng khoản tiền chủ yếu là đi vay.

Như vậy, nếu bị dừng hoặc nằm chờ trong 1 ngày, chi phí cố định của Nosco Glory sẽ là 24.297,850$ Do đó, công tác thực hiện hợp đồng cần được kiểm tra chi tiết và chặt chẽ để tránh những tổn thất không đáng có.

2.2.2 Đối với hoạt động cho thuê tàu.

Hoạt động tự khai thác là hoạt động chủ tàu sử dụng con tàu của mình để chuyên chở hàng hoá theo yêu cầu của người thuê, gửi hàng Còn hoạt động cho thuê tàu là hoạt động qua đó chủ tàu chỉ có trách nhiệm cung cấp con tàu có đủ điều kiện cần thiết cho người thuê tàu Sau đó người thuê tàu sẽ tự khai thác con tàu đó.

Trong thực tế hoạt động của công ty, có hai hình thức cho thuê tàu :

Cho thuê tàu chuyến: là việc chủ hàng liên hệ với chủ tàu hoặc đại diện của chủ tàu yêu cầu thuê toàn bộ con tàu để chuyên chở hàng hoá từ một hoặc nhiều cảng xếp đến một hoặc nhiều cảng dỡ theo yêu cầu của chủ hàng.

Cho thuê tàu định hạn: hay còn gọi là thuê tàu theo thời hạn là việc chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ con tàu, có thể gồm cả thuyền bộ (thuyền trưởng và tập thể thuỷ thủ) hoặc không để kinh doanh chuyên chở hàng hoá trong một thời gian nhất định, còn người thuê tàu phải trả tiền thuê tàu và các chi phí hoạt động của con người tàu.

Có 2 hình thức thuê định hạn : Thuê định hạn tàu trần và thuê định hạn phổ thông.

Thuê định hạn phổ thông là thuê một con tàu trong đầy đủ các điều kiện để khai thác (tức là người cho thuê phải cung cấp một con tàu trong điều kiện có khả năng đi biển: bao gồm tàu có toàn bộ thiết bị máy móc cần thiết để làm hàng và toàn bộ thuyền bộ) từ thuyền trưởng, đại phó, thuyền viên …

Ví dụ: Nếu khách hàng muốn thuê định hạn phổ thông cho con tàu Nosco

Victory thì bên cạnh việc chi trả chi phí thuê thuyền và tất cả các loại máy móc thì họ phải chi trả chi phí thuê toàn bộ thủy thủ đoàn gồm có 24 người: từ thuyền trưởng, thuyền viên đến bếp trưởng … danh sách các vị trí thuỷ thủ trên tàu được ví dụ như bảng sau:

Bảng 2.3 : Danh sách các vị trí thuyền viên trên tàu

STT TÊN VỊ TRÍ NGÀY

01 PHAN VAN NHAT Thuyền trưởng 05/09/1954 a0838 02/04/2010

02 ngo van nga Thuyền phó 16/08/1969 A22292 31/12/2009

03 LUU TRONG NGHIA Thuyền phó 2 05/04/1981 a1860 02/04/2010

04 pham khac cuong Thuyền phó 3 01/06/1983 A3654 26/02/2010

05 TRAN HOANG KHOI Máy trưởng 15/02/1967 A1870 02/04/2010

09 tran minh thanh Thợ máy 15/10/1983 A18533 31/12/2009

10 tran duc trung Thợ cả (boong) 31/07/1969 A6922 31/12/2009

11 pham ngoc hung Thuỷ thủ 30/12/1985 T0005234 26/02/2010

12 nguyen van thai Thuỷ thủ 05/03/1988 A18621 26/02/2010

13 lai van nam Thuỷ thủ 18/03/1981 T0001542 26/02/2010

14 nguyen dinh duy Thuỷ thủ 13/09/1985 A3051 06/08/2009

15 bui van thach Thuỷ thủ 29/10/1984 A4518 26/02/2010

16 tran huu loi Thuỷ thủ 27/03/1985 12966 26/02/2010

17 ngo huy chuong Thợ cả (máy) 15/05/1964 11905 31/12/2009

18 do ngoc khanh Thợ máy (dầu) 24/12/1987 A0528 26/02/2010

19 dang van phong Thợ máy (dầu) 14/05/1988 A21383 31/12/2009

20 tran van hung Thợ máy (dầu) 01/01/1972 T0004279 31/12/2009

21 nguyen duc toan Thợ máy (dầu) 08/09/1981 T0005263 26/02/2010

22 pham van hao Thợ máy (dầu) 27/10/1984 A11139 26/02/2010

23 nguyen thanh phong Đầu bếp 21/04/1970 13280 31/12/2009

24 tong thanh trung Phục vụ viên 22/02/1985 A21976 06/08/2009

Nguồn : Phòng khai thác hàng khô rời – NOSCO

Thuê định hạn tàu trần: chỉ thuê một con tàu có đầy đủ khả năng đi biển về trang thiết bị máy móc mà không có thuyền bộ đoàn. Đối với tàu thuê định hạn, thông thường thời hạn thuê có:

Thuê ngắn hạn (từ 1 đến 3 tháng, hoặc 6 tháng + ngày).

Thuê dài hạn (1 năm đến 2, 3 năm trở lên)

Trình tự hoạt động thuê tàu được tổ chức như sau :

Chào tàu cho broker (người môi giới) hoặc charterer (người thuê tàu)

Nhận đề nghị thuê tàu từ người môi giới hoặc người thuê tàu.

Lựa chọn xem lời đề nghị nào phù hợp nhất, có hiệu quả nhất

Giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng

Thực hiện hợp đồng đã ký

Về việc tổ chức các hoạt động tương tự như hoạt động tự khai thác, tuy nhiên có một vài điểm khác như sau:

Nghĩa vụ và trách nhiệm từng bên :

Khi cho một con tàu thuê, toàn bộ chi phí khai thác người thuê chịu Người thuê phải trả: tiền cảng phí, tiền nhiên liệu …

Người cho thuê chỉ chịu trách nhiệm cung cấp tàu có chất lượng tốt, thực hiện tốt được trong quá trình tàu hoạt động.

Những điều khoản chính khi đàm phán trong hoạt động cho thuê tàu:

Địa điểm giao tàu, trả tàu

Giá thuê: giá thuê theo ngày + những khoản tiền ngoài giờ khác Ví dụ: tiền trong trường hợp thuyền viên tiếp khách, thông tin liên lạc …

Giới hạn tuyến/vùng hoạt động Ví dụ: đối với những tuyến hoạt động vào được Mỹ, Úc, tiền thuê sẽ cao hơn.

Hàng hoá được loại trừ

KẾT QUẢ

Năm 2007 cho đến cuối năm 2008 được coi là thời kì hưng thịnh của công ty, đó là khoảng thời gian công ty có những bước phát triển vượt bậc, đặc biệt là sau khi thực hiện cổ phần hoá Cuối năm 2008 và năm 2009, do khủng hoảng kinh tế, công ty gặp nhiều khó khăn Tuy không đạt được tốc độ phát triển như thời gian trươc đó, công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định.

2.3.1 Kết quả chung của hoạt động vận tải biển

Vận tải biển luôn là hoạt động mũi nhọn trong bức tranh kinh doanh chung của Công ty Vận tải Biển Bắc NOSCO Với tổng doanh thu của năm 2009 là hơn 534 tỷ đồng chiếm hơn 70% tổng doanh thu của toàn bộ Công ty trong năm với 745 tỷ đồng Doanh thu vận tải biển của Công ty được phân theo tuyến hoạt động gồm có: nội địa, hàng Xuất Nhập Khẩu của Việt Nam, chở thuê giữa các Cảng nhà nước và chở thuê tàu định hạn Cụ thể được thể hiện như trong bảng dưới đây:

Bảng 2.4 : Kết quả hoạt động vận tải biển năm 2008 và năm 2009

Hạng mục Thực hiện năm

So Sánh Thực hiện năm

Doanh thu vận tải biển theo tuyến hoạt động

Doanh thu vận tải nội địa

Doanh thu vận tải hàng XNK của Việt Nam

Doanh thu chở thuê giữa các cảng nước ngoài

Doanh thu chở thuê tàu định hạn

Nguồn : Phòng khai thác thương vụ và khai thác hàng khô rời - NOSCO

So với năm 2008, tất cả các hạng mục doanh thu của năm 2009 đều thấp hơn khá nhiều Duy nhất có nguồn doanh thu chở thuê giữa các cảng nước ngoài lại có bước phát triển vượt bậc so với năm trước Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy vì năm 2008 đội tàu của Công ty chủ yếu là các tàu có trọng tải 3000 DWT, đến năm

2009, Công ty tiến hành phát triển đội tàu, lúc này đội tàu của Công ty đã được cải thiện với những tàu có trọng tải trên 20000 DWT Doanh thu từ chở thuê tàu định hạn chỉ bằng 14,95% so với năm 2008 vì trong năm 2008 Công ty chủ yếu cho thuê tàu, đến năm 2009, Công ty chuyển sang tự khai thác là chủ yếu Vận tải hàng XNK của Việt Nam chỉ bằng 70,07%, vận tải nội địa là 43,61% Mặc dù thấp hơn chỉ tiêu, với 438 tỷ doanh thu, nhưng doanh thu chở thuê giữa các cảng nước ngoài lại có bước đột phá và cao gấp gần 6 lần con số tương tự trong năm 2008

Bảng 2.5 : Cơ cấu các hạng mục doanh thu năm 2008 và năm 2009

Thực hiện năm 2008 ( triệu đồng)

Thực hiện năm 2009 ( triệu đồng)

Doanh thu vận tải nội địa

Doanh thu vận tải hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam

Doanh thu chở thuê giữa các cảng nước ngoài

Doanh thu chở thuê tàu định hạn

Doanh thu vận tải biển theo tuyến hoạt động (Tổng doanh thu)

Nguồn : Phòng khai thác thương vụ và khai thác hàng khô rời – NOSCO

Bảng cơ cấu các hạng mục doanh thu cho thấy, năm 2008, doanh thu chở thuê tàu định hạn chiếm đa số với 84,4% so với tổng doanh thu vận tải biển theo tuyến hoạt động, tiếp đó là doanh thu chở thuê giữa các cảng nước ngoài với 11,76%. Doanh thu vận tải nội địa và doanh thu vận tải hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với tổng doanh thu theo tuyến hoạt động tương ứng là 1,03% và 2,79% Trong khi đó, năm 2009, so với tồng doanh thu vận tải biển theo tuyến, doanh thu chở thuê giữa các cảng nước ngoài lại chiếm tỉ lệ lớn nhất với 82,1%, doanh thu chở thuê tàu định hạn chỉ chiếm 15,03%, tỉ lệ doanh thu vận tải nội địa và doanh thu vận tải hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ tương ứng là 0,53% và 2,33% Sở dĩ có sự thay đổi lớn trong cơ cấu doanh thu năm 2008 và

2009 như vậy là vì năm 2008, đội tàu của Công ty chủ yếu cho thuê định hạn, đến năm 2009, đội tàu chủ yếu được tự khai thác.

Hai biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ nét hơn cơ cấu các hạng mục doanh thu của Công ty trong hai năm 20008 và 2009.

Biểu đồ 2.1 Cơ cấu các hạng mục doanh thu năm 2008

Vận tải hàng xuất nhập khẩu Việt Nam

Chở thuê giữa các cảng nước ngòai

Chở thuê tàu định hạn

Biểu đồ 2.2 Cơ cấu các hạng mục doanh thu năm 2009

Vận tải hàng xuất nhập khẩu Việt Nam

Chở thuê giữa các cảng nước ngòai

Chở thuê tàu định hạn

Tổng sản lượng vận tải biển của Công ty được chia thành 2 loại là vận tải nội địa và vận tải nước ngoài Các chỉ số sản lượng được thể hiện như trong bảng dưới đây:

Bảng 2.6 : Kết quả hoạt động vận tải biển năm 2008 và năm 2009 (hạng mục khối lượng hàng vận chuyển và luân chuyển)

Hạng mục Thực hiện năm 2008 Kế hoạch năm

So Sánh Thực hiện năm 2009

Thực hiện năm 2008 (%) Tổng sản lượng vận tải biển

Khối lượng hàng vận chuyển (tấn)

Khối lượng hàng luân chuyển

Khối lượng hàng vận chuyển (tấn)

Khối lượng hàng luân chuyển

Khối lượng hàng vận chuyển (tấn)

Khối lượng hàng luân chuyển

Nguồn : Phòng khai thác thương vụ và khai thác hàng khô rời - NOSCO

Sản lượng vận tải biển của Công ty chủ yếu là vận tải nước ngoài, sản lượng này chiếm tới 98,5% tổng sản lượng của Công ty Hầu hết, tổng sản lượng vận tải biển của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc - NOSCO tăng so với năm 2008 từ 10% đến 30% Tuy nhiên, Công ty vẫn không đạt được chỉ tiêu về tổng sản lượng vận tải biển được đặt ra Điều này phần lớn được xuất phát từ kỳ vọng cao từ phía Ban

Giám Đốc khi Công ty vừa đi qua năm 2008 là năm Công ty phát triển vượt bậc.

Bảng 2.7 : Cơ cấu khối lượng hàng vận chuyển và luân chuyển năm 2008 và 2009

Hạng mục Thực hiện năm

2009 (%) Tổng sản lượng vận tải biển

Khối lượng hàng vận chuyển (tấn)

Khối lượng hàng luân chuyển

Khối lượng hàng vận chuyển (tấn)

Khối lượng hàng luân chuyển

Khối lượng hàng vận chuyển (tấn)

Khối lượng hàng luân chuyển

Như vậy, trong năm 2008 và 2009, cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển gần như không thay đổi Khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của tuyến vận tải nội địa chiếm 1 tỉ lệ vô cùng nhỏ, từ 0% đến 2% Trong khi đó khối lượng hàng hoá vận chuyển và luân chuyển của tuyến vận tải nước ngoài chiếm đa số, gần như tuyệt đối với mức từ 97,67% đến 99,99% Nguyên nhân của tình hình này là do đội tàu của Công ty chủ yếu hoạt động theo tuyến quốc tế.

Có thể biểu diễn cơ cấu khối lượng hàng vận chuyển và luân chuyển trong hai năm

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu khối lượng vận chuyển (trái) và luân chuyển (phải) năm 2008

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu khối lượng hàng vận chuyển (trái) và luân chuyển

Các chỉ tiêu chất lượng:

Bảng 2.8 : Kết quả hoạt động vận tải biển năm 2008 và 2009 (hạng mục các chỉ tiêu chất lượng) Hạng mục Thực Kế hoạch Thực So Sánh Thực hiện năm

Nội địa Nước ngòai hiện năm

Năng suất vận chuyển trên một tấn trọng tải

Năng suất vận chuyển trên một tấn trọng tải

Doanh thu trên một tấn trọng tải

Nguồn : Phòng khai thác thương vụ và khai thác hàng khô rời - NOSCO

Về mặt chỉ tiêu chất lượng, Công ty đã đạt được những kết quả thấp hơn chỉ tiêu rất nhiều trong khoảng từ 40 – 50% Tuy nhiên, nếu so các chỉ tiêu chất lượng của năm 2009 với năm 2008 của Công ty thì tình hình lại không quá bi quan Năng suất vận chuyển trên một tấn trọng tải biển chỉ thấp hơn năm 2008 gần 9% và doanh thu trên một tấn trọng tải chỉ thấp hơn là 16% Tuy nhiên, năng suất trọng tải (Tấn.km/DWT) lại cao hơn so với năm 2008 gần 24%.

2.3.2 Hoạt động tự khai thác và Hoạt động cho thuê tàu

Hoạt động tự khai thác

Bảng 2.9 : Kết quả hoạt động tự khai thác năm 2008 và 2009

2009 So sánh thực hiện năm

Nguồn : Phòng khai thác thương vụ và khai thác hàng khô rời – NOSCO

Biểu đồ 2.5: Kết quả hoạt động tự khai thác năm 2008 và 2009

Hoạt động cho thuê tàu

Bảng 2.10 : Kết quả hoạt động cho thuê tàu năm 2008 và 2009

So sánh thực hiện năm 2009 và năm 2008 (%) Sản lượng (Tấn) 1.188.355,00 300.000,00 25,24

Nguồn : Phòng khai thác thương vụ và khai thác hàng khô rời - NOSCO

Biểu đồ 2.6: Kết quả hoạt động cho thuê tàu năm 2008 và 2009

Có một sự khác biệt rất lớn trong năm 2009 và năm 2008 về sản lượng và doanh thu trong hoạt động tự khai thác và hoạt động cho thuê tàu Năm 2009, sản lượng của hoạt động tự khai thác gấp gần 6 lần sản lượng của năm 2008 Doanh thu

Doanh thu (Triệu đồng) cũng gấp 4,5 lần năm 2008 Trong khi đó, năm 2008, đối với hoạt động thuê tàu, sản lượng lại gấp 4 lần 2009 và doanh thu lại gấp hơn 6 lần Nguyên nhân của việc này xuất phát từ sự điều chỉnh trong kết cấu hoạt động của Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc Trong năm 2008, mặc dù Công ty có đội tàu nhưng lại không tự khai thác mà chủ yếu là đem cho thuê Chính vì thế, trong năm 2008 hoạt động cho thuê tàu của Công ty mang lại nguồn thu lớn cho NOSCO Sang năm 2009, hoạt động của Công ty được chuyển về hoạt động tự khai thác, dẫn đến sự gia tăng của sản lượng và doanh thu của hoạt động này và nó tỷ lệ nghịch với hoạt động cho thuê tàu.

Năm 2007 công ty đã đàm phán mua thêm 2 tàu là Nosco Glory vào tháng 5 với trọng tải 68.591 DWT và tàu Nosco Victory vào tháng 9 với trọng tải 45.585DWT và đến cuối năm 2008 thì Công ty chính thức mua 2 tàu này Chỉ có 2 tàu Ngọc Sơn và Ngọc Hà với tổng trọng tải 10.308 DWT được đưa vào tự khai thác Còn lại toàn bộ đội tàu được cho thuê định hạn

Tình hình kinh doanh cụ thể của đội tàu Công ty trong năm 2009 và quý I/2010 được thể hiện trong hai bảng số liệu sau:

Bảng 2.11 : TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA ĐỘI TÀU CÔNG TY

Doanh thu theo kế hoạch năm 2009 (Triệu đồng)

Doanh thu thực tế năm

So sánh doanh thu thực tế/kế hoạch (%)

Nguồn : Phòng tài chính – kế toán - NOSCO

Tình hình kinh doanh đội tàu của Công ty trong năm 2009 trung bình chỉ đạt trên 60% kế hoạch được đặt ra trong năm Nguyên nhân của việc không hoàn thành kế hoạch là do cho đến thời điểm cuối năm 2008, đây là thời kì hưng thịnh của Công ty, trong thời gian này Công ty có bước phát triển vượt bậc, do đó Công ty đã đặt nhiều kì vọng vào sự phát triển của năm 2009, điều này cho thấy Công tác dự báo thị trường của Công ty phải được coi trọng hơn nữa.

Bảng 2.12 : TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA ĐỘI TÀU CÔNG TY QUÝ I/2010

Doanh thu theo kế hoạch năm 2010 (USD)

Doanh thu thực hiện Quý I/2009 (USD)

So sánh Quý I/10 với Quý I/09 (%)

Nguồn : Phòng tài chính – kế toán - NOSCO

Tình hình kinh doanh của đội tàu Công ty trong Quý I/2010 cho thấy doanh thu quý I/2010 của đội tàu có tăng so với cùng kì năm 2009, đặc biệt là với 4 tàu hàng khô rời Nosco Victory, Nosco Glory, Estern Sun, Eastern Star (mức tăng từ46,91% đến 100% ) là do thị trường cước năm 2010 tăng từ 25-30% Tuy nhiên trừ

2 tàu Ngọc Sơn và tàu Eastern Star đạt chỉ tiêu, doanh thu quý I của các tàu còn lại không hoàn thành so với kế hoạch quý I của năm 2010 Nguyên nhân chủ yếu là do quản lí, điều hành 2 đầu bến không tốt, dẫn đến số ngày nằm cảng nhiều; không kí được những lô hàng cước cao, thời gian tàu phải sửa chữa khá nhiều do nhiều nguyên nhân, trình độ cán bộ không đồng đều, còn hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, chưa thật tâm huyết với kế hoạch được giao, tính chủ động, sáng tạo của người quản lí chưa chuyên nghiệp …

Hoạt động dịch vụ hàng hải và xuất nhập khẩu máy móc thiết bị

Bảng 2.13 : Kết quả hoạt động dịch vụ hàng hải và xuất nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2008 và 2009

Kế hoạch năm 2009 Ước TH năm 2009

So sánh thực hiện năm 2009 với

Hoạt động dịch vụ hàng hải và hoạt động sản xuất kinh doanh khác

Kim ngạch xuất nhập khẩu

Nguồn : Trung tâm XNK-CKD ( công ty cổ phần vận tải biển Bắc)

ĐÁNH GIÁ CHUNG

2.4.1 Những kết quả đạt được

Theo như kết quả kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính trên đây, có thể nói những kết quả của năm 2009 không cao được như mong đợi của Ban giám đốc cũng như mỗi nhân viên trong tập thể NOSCO nhưng nó vẫn giữ được những bước tiến bền vững với mức doanh thu của hoạt động vận tải biển so với năm cực thịnh 2008 của Công ty là 78%, đạt mức 745 tỷ đồng và chỉ giảm hơn 20% so với năm 2008.

Hoạt động tự khai thác của Công ty trong năm 2009 đã có kết quả rất ấn tượng với mức doanh thu đạt 457,6% so với năm 2008 Hoạt động dịch vụ hàng hải và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác của Công ty đều đạt 100% kế hoạch đề ra; hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và hoạt động xuất khẩu lao động gần đạt được chỉ tiêu đề ra với mức thực hiện so với kế hoạch lần lượt là 91,11% và 96,6%.

Bên cạnh những kết quả sản xuất kinh doanh đạt được kể trên, trong những năm vừa qua, NOSCO còn đạt được những thành tựu đáng kể như sau:

Thứ nhất, NOSCO đã xây dựng được thương hiệu cho mình, trở thành một trong những Công ty hàng đầu trong lĩnh vực vận tải biển, có uy tín, có kinh nghiệm, với lực lượng đội ngũ cán bộ đông đảo, chuyên nghiệp và có trình độ.

Thứ hai, Công ty đã xây dựng được mối quan hệ tốt vớí đối tác, khách hàng, thể hiện ở việc công ty có những đối tác lâu năm và thường xuyên nhận được hợp đồng từ những đối tác mới.

Thứ ba, Công ty là một tập thể đoàn kết và có tình hình tài chính ổn định Ban lãnh đạo và tất cả các cán bộ công nhân viên của NOSCO luôn cùng nhau nỗ lực phấn đấu hết mình để đạt được mục tiêu chung của Công ty.

Thứ tư, Công ty luôn cung cấp cho khách hàng một chất lượng dich vụ tốt, do đó luôn giành được sự tín nhiệm của khách hàng.

2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại

Bên cạnh những kết quả và thành tựu đạt được, Công ty vẫn gặp phải một số vấn đề còn tồn tại như sau :

Năm 2009 trôi qua với nhiều mục tiêu được Công ty Vận tải Biển Bắc NOSCO thực hiện chưa thành công Doanh thu vận tải biển theo tuyến chỉ đạt 63.41% chỉ tiêu so với kế hoạch của năm 2009, và bằng 83.99% so với năm 2008. Tổng sản lượng vận tải biển cũng thấp hơn 18.42% so với chỉ tiêu Doanh thu từ hoạt động cho thuê tàu, một trong những hoạt động kinh doanh chính của Công ty thấp hơn 6 lần so với năm 2008.

Chiến lược đa dạng hoá kinh doanh của Công ty chưa hiệu quả.

Các đối tác của NOSCO chủ yếu là đối tác nước ngoài, trong quá trình thực hiện hợp đồng, có nhiều điều khoản Công ty còn phụ thuộc vào những khách hàng này.

Bộ máy quản lí của Công ty còn cồng kềnh và chưa thực sự phát huy hiệu quả.

Thứ nhất, khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2008 đã gây ảnh hường lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Năm 2008 mặc dù là năm của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng đó lại là năm phát triển cực thịnh của NOSCO, đó là năm đột biến trong suốt quá trình phát triển của Công ty Chính vì lý do đó, vào cuối năm 2009, mặc dù có những sự giảm nhẹ về mặt doanh thu, và bất chấp cơn bão khủng hoảng kinh tế nhưng Công ty Cổ phần Vận tải Biển Bắc

NOSCO vẫn đưa ra những mục tiêu lớn và nhiều kỳ vọng cao hơn nữa cho năm

2009 Từ 2 nguyên nhân này, những kết quả của năm 2009 không cao được như mong đợi của Ban Giám Đốc và mỗi nhân viên trong tập thể NOSCO.

Thứ hai, các đối thủ cạnh tranh ngày càng năng động hơn, tăng cường cả về số lượng và chất lượng Trong khi đó, khách hàng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn về chất lượng dịch vụ, điều này gây khó khăn rất lớn cho NOSCO trong việc giữ vững mối quan hệ với những khách hàng hiện có và tạo dựng mối quan hệ với những khách hàng mới.

Thứ ba, NOSCO còn chịu sức ép từ yếu tố Cung – Cầu thị trường trong việc lên khung giá cước vận tải biển Cạnh tranh tăng cao với sự gia nhập thị trường của nhiều tập đoàn toàn cầu Các doanh nghiệp này với nguồn vốn dồi dào và nguồn nhân sự chuyên nghiệp, được tuyển chọn và đào tạo kỹ càng đã có những bước tiến rất nhanh vào thị trường nội địa của Việt Nam Việc này làm tăng cao nguồn cung trên thị trường Cùng lúc đó, lượng cầu cũng có tăng nhưng không quá nhanh và không ổn định Từ đó, mức giá cước vận tải biển năm 2009 bị sụt giảm nặng nề So với thời kỳ đỉnh điểm của năm 2008 thì mức cước giá vận tải biển này thường chỉ bằng 70%.

Thứ tư, hệ thống pháp lí chưa đồng bộ, chính phủ không có chính sách bảo hộ doanh nghiệp trong nước, NOSCO phải đứng trước thách thức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài dày dạn kinh nghiệm, vốn lớn, là các hãng tàu số 1 như Meask Lines, NYK, GSL, OOCL …

Thứ nhất, công tác dự báo, nghiên cứu thị trường chưa được quan tâm đúng mức do đó chưa mang lại hiệu quả, dẫn đến việc đưa ra kỳ vọng quá cao nhưng kết quả không được như mong đợi Điều này thể hiện rõ nét nhất ở doanh thu vận tải biển theo tuyến, đây là hoạt động kinh doanh chính của Công ty chỉ đạt 63.41% chỉ tiêu so với kế hoạch của năm 2009.

Thứ hai, sở dĩ trong năm 2009, hoạt động tự khai thác có doanh thu cao hơn gấp 4.5 lần so với năm 2008, trong khi đó doanh thu từ hoạt động cho thuê tàu lại thấp hơn hơn 6 lần so với năm 2008 là do có những sự chuyển đổi về mặt kết cấu hoạt động của Công ty trong việc tập trung vào hoạt động tự khai thác thay vì chủ yếu là cho thuê tàu như trong năm 2008.

Thứ ba, số lượng các cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đáp ứng được yêu cầu của Công ty còn khan hiếm do đặc thù đào tạo của ngành và sự thành lập liên tục của các Công ty trong và ngoài nước Chính sách thu hút nhân lực chưa thực sự hấp dẫn để mang lại cho Công ty một nguồn nhân lực dồi dào với trình độ chuyên môn cao.

Thứ tư, công ty phân tán nguồn vốn cho nhiều hoạt động khác nhau, do đó hạn chế việc tập trung nguồn vốn vào hoạt động chính là vận tải biển Điều này cho thấy chiến lược đa dạng hoá kinh doanh của Công ty chưa thực sự hiệu quả.

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH

PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NOSCO TRONG THỜI

3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn NOSCO đang và sẽ phải đối mặt.

Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải biển của Việt Nam, và Công ty Vận tải Biển Bắc NOSCO cũng không phải là ngoại lệ

Cuộc khủng hoảng kinh tế đang dần đi qua, nền kinh tế thế giới đang tăng trưởng trở lại, và tốt hơn trong năm 2010 Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất, nhập khẩu tới nhiều nước trên thế giới Hoạt động xuất nhập khẩu tăng đồng nghĩa với việc nhu cầu vận tải biển sẽ ngày càng cao Theo dự thảo mới nhất về triển vọng kinh tế thế giới của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2010 được dự báo sẽ ở mức 4,1% trong năm nay, cao hơn 0,2% so với dự báo trước đó và nhu cầu vận chuyển thế giới (theo trọng tải) dự kiến sẽ tăng với tốc độ 6-7% Nhu cầu vận tải biển Việt Nam cũng được dự báo là sẽ tăng trở lại.

Ngoài sự hồi phục của kinh tế, khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – ASEAN và Australia, NewZealand – ASEAN chính thức hoạt động trong năm 2010 cũng sẽ mở ra cơ hội cho rất nhiều ngành Việc ưu tiên cho vay xuất khẩu được thực hiện cũng sẽ tạo ra rất nhiều thuận lợi Dự báo giá trị xuất khẩu của nước ta năm nay sẽ tăng 6% sau khi giảm 9,3% trong năm 2009 Cùng với việc đặt mục tiêu xuất khẩu năm 2010 ở mức 59,9 tỷ USD (tăng 6%) so với năm 2009 thì Bộ Công Thương dự kiến kim ngạch nhập khẩu năm 2010 khoảng 74,4 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2009.

Theo phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có 3 yếu tố lạc quan tác động lên nhu cầu vận tải biển Việt Nam Thứ nhất, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là hàng hóa cơ bản, phục vụ đời sống thiết yếu như gạo, giầy dép, dệt may, thủy sản… mặc dù không tránh được suy giảm nhưng sẽ khó bị giảm mạnh trong điều kiện thu nhập vẫn bị thu hẹp và nhanh chóng tăng trở lại khi có tín hiệu khả quan Thứ hai, đồng Việt Nam yếu cũng đang tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, đặc biệt là hàng hóa có tỷ lệ nguyên liệu ngoại nhập thấp Thứ ba, việc giải ngân các dự án đầu tư và nâng cao năng lực sản xuất sẽ làm tăng nhu cầu nhập khẩu

Tiêu dùng sẽ vẫn tăng dù chậm cũng vẫn góp phần tạo thêm lực cầu mới. Cùng với đó, các dự án đầu tư nước ngoài đăng ký trong những năm vừa qua sẽ được giải ngân nhiều hơn trong năm 2010 do kinh tế phục hồi, dẫn đến nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sẽ tăng Các chương trình kích cầu sản xuất - đầu tư - tiêu dùng phát huy tác dụng sẽ dẫn đến nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu như sắt thép, vật liệu xây dựng, xăng dầu… tăng cao Các doanh nghiệp sẽ tận dụng cơ hội từ Chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ (trung hạn và dài hạn) để mua sắm máy móc thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài, đồng thời tận dụng cơ hội giá rẻ từ thị trường thế giới Năng lực sản xuất trong nước được nâng cao thì nhu cầu nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ đầu tư, xây dựng, sản xuất, xuất nhập khẩu cũng gia tăng.

Nhu cầu vận tải biển tăng cao nhờ sự phục hồi của nền kinh tế mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh doanh của NOSCO Tuy nhiên, mặc dù ngành vận tải biển Việt Nam sẽ hồi phục và nhộn nhịp hơn năm 2009, nhưng sẽ duy trì ở mức trung bình và khó có nhiều khởi sắc.

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, trong thời gian tới Công ty cũng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, chủ yếu là:

Thứ nhất, giá cước duy trì ở mức thấp và không ổn định Giá cước vận tải biển chịu tác động mạnh mẽ của tình trạng cung – cầu về vận tải biển Mặc dù nhu cầu về vận tải biển tăng nhưng vẫn ở mức độ thấp và không ổn định.

Theo Vneconomy, chỉ số BDI – Baltic Dry Index (chỉ số thể hiện mức độ vận chuyển hàng hoá khô bằng đường biển, đây là một trong những chỉ số vận tải toàn cầu quan trọng) tăng hầu như liên tục từ đầu năm 2009 đến giữa tháng 3, đạt đỉnh đầu tiên ở 2.271 điểm, sau đó chỉ số này giảm mạnh về 1.478 điểm vào tháng 4.

Nhưng từ giữa tháng 4 năm 2009, chỉ số BDI bắt đầu tăng mạnh và đạt đỉnh tiếp theo ở 4.070 điểm vào tháng 6 Tuy nhiên, sự sụt giảm nhu cầu về quặng sắt và than đá trên thị trường thế giới đã kéo chỉ số BDI giảm liên tục trong cả quý III/2009, xuống đáy 2.175 điểm vào ngày 23/9, mất gần nửa số điểm so với đỉnh đạt được trước đó Ngay sau đó trong quý IV/2009, dấu hiệu phục hồi của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới cùng với nhu cầu vận tải tăng lên nhanh chóng đã kéo chỉ số BDI dốc ngược lên mức 4.643 điểm vào ngày 18/11, trước khi điều chỉnh về mức trên

Bảng 3.1 : Chỉ số Baltic Dry Index (BDI) 2009

Nhìn chung, chỉ số BDI đã được cải thiện khá nhiều trong năm 2009, nhưng vẫn ở mức thấp, giảm trung bình khoảng 50% điểm so với năm trước đó Trong phần lớn thời gian, chỉ số này nằm dưới ngưỡng 4000 điểm, được cho là giới hạn kinh doanh có lãi của các chủ tàu hàng khô.

Bảng 3.2: Chỉ số Baltic Dry Index (BDI) từ năm 2009 đến ngày 2/4/2010

Trong năm 2010, với mức 3000 điểm ở đầu năm, trong tháng 1, chỉ số BDI có những biến động tăng, giảm nhưng rất nhẹ, đạt mức trung bình ở 3200 điểm Tuy nhiên đến tháng 2, chỉ số này giảm xuống còn 2700 điểm và giảm mạnh nhất xuống còn 2050 điểm vào giữa tháng 2 Sau đó, tình hình đã khá hơn, chỉ số BDI tăng liên tục cho đến giữa tháng 3 chạm mức 3590 điểm Từ thời điểm đó chỉ số này giảm nhẹ và trở lại với mức 3000 điểm vào đầu tháng 4

Như vậy trong quý I năm 2010, tình hình biến động của BDI có khả quan hơn so với năm 2009 tuy nhiên vẫn ở mức thấp, chưa vượt được ngưỡng giới hạn kinh doanh có lãi (4000 điểm)

Những phân tích trên đây về chỉ số BDI cho thấy nhu cầu vận tải biển hiện tại vẫn đang ở mức thấp và không ổn định, đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá cước vận tải biển thường xuyên thay đổi và ở mức thấp Đây thực sự là một khó khăn rất lớn đối với NOSCO, đặc biệt là khi giá cước giảm xuống quá thấp.

Thứ hai, cạnh tranh ngày càng tăng mạnh So với nhiều ngành kinh tế khác, cạnh tranh trong ngành Vận tải biển của Việt Nam thường có cường độ mạnh nhất do các doanh nghiệp vận tải biển không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn chịu áp lực cạnh tranh quốc tế Đối với các đối thủ cạnh tranh ngoài ngành, sức ép cạnh tranh không gay gắt nên ở đây chủ yếu phân tích sức ép từ đối thủ cạnh tranh trong ngành. Đối với vận tải hàng rời, sau khi giảm khoảng 7-8% năm 2009 do nhiều hợp đồng đóng mới tàu bị trì hoãn, năm 2009, tổng trọng tải đội tàu thế giới vẫn tăng thêm 9,4%, đạt gần 460 triệu DWT Năm 2010, dự kiến số tàu hoạt động sẽ tăng thêm 1.429 tàu, tương đương khoảng 60 triệu DWT. Đối với vận tải Container, năm 2010 dự kiến sẽ có ít đơn đóng tàu mới do số tàu nằm chờ hàng tại cảng vẫn còn khá nhiều, nhưng các tàu đóng mới đến hạn giao trong năm 2010 vẫn là 376 tàu với tổng trọng tải lên đến 1,7 triệu TEU 2 Sự phát triển mạnh mẽ của các công ty tàu biển trong nước và đặc biệt là của các công ty tàu biển quốc tế, không ngừng củng cố, tăng thêm và trẻ hoá đội tàu là một thách thức rất lớn với NOSCO.

Các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển không ngừng phát triển, họ tiếp tục đầu tư thêm và củng cố đội tàu mình Khi mua sắm, lựa chọn của các doanh nghiệp vận tải tàu biển Việt Nam vẫn là các tàu có tải trọng lớn, nhưng có tuổi đời cao, để giảm bớt lượng vốn đầu tư, kịp thời nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của thị trường Ví dụ: Bên cạnh đội tàu chở hàng khô, hàng tổng hợp, Dong Do Marine (công ty hàng hải Đông Đô) đã và đang thực hiện chủ trương đầu tư loại tàu chở container chuyên dụng, nhằm từng bước mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa loại dạng tàu và phương thức SXKD vận tải biển để trong năm 2010 có ít nhất 240.000 DWT/10 chiếc tàu có độ tuổi bình quân dưới

13 năm/chiếc Hay Shinpetrol (công ty cổ phần đầu tư và vận tải dầu khí Vinashine) phấn đấu đến năm 2012 tổng trọng tải đội tàu đạt 1.000.000 DWT.

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở

3.2.1 Giải pháp về thị trường

Thị trường của ngành vận tải hàng hóa bằng đường biển ngày một mở rộng, cùng với sự hòa nhập kinh tế thế giới nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã tăng nhanh đáng kể NOSCO vẫn tiếp tục tập trung khai thác thị trường quốc tế Vận chuyển hàng hoá quốc tế thường mang lại lợi nhuận cao hơn cho công ty, nhưng cạnh tranh và tính rủi ro trên thị trường này là cao.

Chính vì vậy, khi sự cạnh tranh trên thị trường quốc tế trở nên khốc liệt và gay gắt hơn, việc tìm kiếm các hợp đồng béo bở trên trở nên khó khăn hơn thì chắc chắn rằng các công ty vận tải tàu biển của nước ta sẽ phải chú trọng đa dạng hóa thị trường, nguồn hàng … nhằm tận dụng được những lợi thế tương đối của từng thị trường Việc này đòi hỏi NOSCO phải có chiến lược kinh doanh hợp lý cho từng thị trường, đối với mỗi thị trường thì công ty phải xác định được: đâu là đối thủ cạnh tranh chính của công ty trên thị trường đó?; đặc điểm về các yếu tố dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh này đang và sẽ cung cấp là gì?; yếu tố, đặc điểm của thị trường đó là gì? Để từ đó xác định cho công ty mình một hướng đi vững chắc nhất.

Công ty nên sử dụng những con tàu có tải trọng lớn, và chất lượng tốt để có thể đáp ứng được các quy định khá chặt chẽ của luật pháp quốc tế, tập trung đội ngũ sĩ quan thuyền viên giỏi, có trình độ chuyên môn và khả năng ngoại ngữ tốt Việc tìm kiếm những mối hàng lớn và lợi nhuận cao là khó, điều này đòi hỏi công ty phải tạo được những uy tín trong quá trình vận chuyển hàng hóa cho khách hàng, rồi từ đó tìm và ký các hợp đồng trực tiếp với khách hàng có nhu cầu vận chuyển hàng hóa mà không phải qua các công ty môi giới, như thế sẽ không phải chia sẻ lợi nhuận cho các công ty môi giới

Do nhu cầu vận tải biển biến động thường xuyên nên Công ty cần hình thành một bộ phận riêng chuyên nghiên cứu và dự báo thị trường Hiện tại việc nghiên cứu và dự báo thị trường vẫn được thực hiện bởi các trưởng, phó phòng và các chuyên viên của 2 bộ phận: khai thác hàng khô rời và khai thác thương vụ Tuy nhiên nếu có sự phân tách một bộ phận nghiên cứu, dự báo thị trường chuyên biệt thì công việc này sẽ được thực hiện hiệu quả hơn rất nhiều.

3.2.2 Giải pháp về nhân lực Đây là một vấn đề cấp bách đối với ngành vận tải biển nước ta nói chung vàNOSCO nói riêng Để có được đội ngũ quản lí và nhân viên đáp ứng được hoạt động công ty thì phải có chiến lược tuyển chọn và đạo tạo nhân lực cho hợp lý.

Ngoài việc tuyển chọn các thuyền viên trên thị trường lao động thì công ty nên có những biện pháp phối hợp với các nhà cung cấp lao động, các trường đại học trong việc đào tạo nguồn nhân lực, như thế công ty sẽ giảm được chi phí tuyển và đào tạo lại nhân lực, các thuyền viên được đào tạo ra sẽ đáp ứng được ngay các yêu cầu của công ty.

Ngoài việc tuyển dụng và đào tạo lao động, thì công ty cần phải có những chính sách đối với người lao động hợp lý, để họ gắn bó lâu dài và cống hiến sức lực của mình cho sự phát triển của công ty Bên cạnh đó công ty cũng phải xây dựng các quy chế, các biện pháp khen thưởng kỷ luật chặt chẽ để rèn luyện tư cách đạo đức thuyền viên, tạo nên nét văn hóa riêng của công ty.

Công ty cũng cần đưa ra kế hoạch đầu tư trường đào tạo nghề nhằm chủ động xây dựng đội ngũ lao động có chuyên môn cao, có đủ năng lực thực hiện các mục tiêu chiến lược

3.2.3 Giải pháp về huy động vốn

Cùng với sự phát triển của thị trường nguồn vốn trong những năm gần đây, doanh nghiệp có nhiều kênh để huy động vốn, nên việc lựa chọn nguồn vốn nào? với số lượng bao nhiêu? Công ty cần phải có chính sách và kế hoạch cụ thể về nguồn vốn, và nguồn vốn phải được gắn liền với kế hoạch kinh doanh cụ thể của công ty Ngoài việc huy động nguồn vốn cho kinh doanh và đầu tư của công ty trên thị trường vốn thì công ty nên chủ động huy động nguồn vốn chủ sở hữu, để giảm thiệu vốn vay, hạn chế những rủi ro và chi phí cho nguồn vốn. Để huy động và tìm kiếm được nguồn vốn thì công ty cần phải có kế hoạch sử dụng nguồn vốn cho hợp lý, đầu tư một cách có hiệu quả.

Hiện nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án rất lớn, cổ tức chia bằng tiền mặt năm

2009 là 25% để vừa đảm bảo kỳ vọng về cổ tức của các cổ đông, vừa đảm bảo vốn phục vụ đầu tư phát triển…

Các dự án bất động sản khác chủ yếu kêu gọi vốn góp từ các cổ đông ngoài nên việc thu xếp vốn không quá căng thẳng; dự án Nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco-Vinalines tại Quảng Ninh, Công ty sẽ góp vốn bằng chính mảnh đất để làm dự án, phần còn lại góp bằng lợi nhuận bất thường (từ việc bán 03 tàu nhỏ ThiềnQuang, Long Biên và Quốc Tử Giám) …

3.2.4 Giải pháp về phát triển đội tàu

Việc mua sắm tàu và mở rộng quy mô doanh nghiệp đó là điều tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của công ty, nhưng mua sắm như thế nào cho hợp lý mới là điều quan trong quyết định lớn đến kết quả kinh doanh của công ty

Khi mua tàu thì công ty nên xem xét 3 phương án là:

- Mua tàu đóng mới ở trong nước.

- Mua tàu đóng mới của nước ngoài.

- Mua lại tàu đã qua sử dụng

Mỗi phương án thì công ty phải căn cứ vào tình hình tài chính của công ty, mục đích sử dụng của công ty, so sánh chất lượng và giá cả của các con tàu rồi từ đó mới đưa ra quyết định mua

Trong năm 2010, khi thị trường đã ổn định hơn, việc đầu tư tàu có trọng tải trên 40.000 tấn sẽ được thực hiện bằng nguồn thu từ việc bán 03 tàu nhỏ ( Thiền Quang, Long Biên và Quốc Tử Giám) Việc đầu tư phát triển đội tàu với trọng tải lớn sẽ mang lại nhiều cơ hội kinh doanh và lợi nhuận cho Công ty hơn.

Ví dụ : Khi đầu tư một con tàu có trọng tải 25000DWT : cần 25 thuyền viên + những khoản chi phí cố định và chi phí biến đổi để khai thác ( như chi phí điện, nước, sinh hoạt, chi phí chạy dầu, lương thuyền viên … )

Mặt khác khi đầu tư một con tàu có trọng tải 50000DWT, Công ty vẫn cần phải chi những khoản chi phí như vậy nhưng tăng lên 1 chút : như số lượng thuyền viên cần tăng lên 2 người, tăng chi phí dầu chạy FO, DO …

Ngày đăng: 21/07/2023, 20:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w