1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Công Tác Lập Kế Hoạch Cuộc Đời Đối Với Sinh Viên.doc

88 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Công Tác Lập Kế Hoạch Cuộc Đời Đối Với Sinh Viên
Tác giả Vương Thị Thùy Dung
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Kế Hoạch Cuộc Đời
Thể loại chuyên đề thực tập
Định dạng
Số trang 88
Dung lượng 2,96 MB

Cấu trúc

  • PHẦN II: NỘI DUNG (0)
  • Chương I: Sự cần thiết của công tác lập kế hoạch cuộc đời đối với sinh viên (1)
    • I. Lý luận về công tác lập kế hoạch (1)
      • 1. Khái niệm kế hoạch (1)
      • 2. Vai trò của công tác lập kế hoạch (1)
      • 3. Qui trình lập kế hoạch (2)
        • 3.1. Bước : Trả lời câu hỏi tôi đang ở đâu (2)
        • 3.2. Bước 2 : Trả lời câu hỏi tôi muốn đi tới đâu (3)
        • 3.3. Bước 3 : Trả lời câu hỏi : Làm thế nào để tôi đi đến đó (3)
        • 3.4. Bước 4 : Trả lời câu hỏi làm thế nào để tôi luôn đi đúng hướng (3)
    • II. Sự cần thiết phải lập kế hoạch cuộc đời với Sinh viên (4)
      • 1. Đặc điểm của sinh viên (4)
        • 1.1. Sự phát triển cơ thể (4)
        • 1.2. Những thay đổi về tâm lý (5)
          • 1.2.1. Đặc điểm chung của thời kỳ phát triển (5)
          • 1.2.2. Những mâu thuẫn chính phải giải quyết ở tuổi sinh viên (5)
          • 1.2.3. Những véc-tơ phát triển của sinh viên (5)
      • 2. Sự cần thiết của việc lập kế hoạch cuộc đời với sinh viên (7)
        • 2.1. Lợi ích về mặt tâm lý (7)
        • 2.2. Lợi ích về mặt văn hoá - xã hội (9)
        • 2.3. Lợi ích về mặt kinh tế (10)
      • 3. Đánh giá của một số người nổi tiếng về tầm quan trọng của hoạt động lập kế hoạch cuộc đời (11)
        • 3.1. Cố thạc sĩ phát triển cộng đồng Nguyễn Thị Oanh (11)
        • 3.2. TS Nguyễn Sỹ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (12)
        • 3.3. Nguyễn Mạnh Hùng. Chủ tịch HĐQT kiêm GĐ Thái Hà Books (13)
        • 3.4. Harry Nguyễn - Project Manager của FPT (13)
  • Chương II: Các quan điểm và mô hình về việc lập kế hoạch cuộc đời (13)
    • I. Giới thiệu về quan điểm và mô hình liên quan tới lập kế hoạch cuộc đời trên thế giới (14)
      • 1. Mike George (14)
        • 1.1. Giới thiệu (14)
        • 1.2. Quan điểm của Mike George – Giá trị nội tại của mỗi người (14)
      • 2. Carl Gustav Jung (1876-1961) (15)
        • 2.1. Giới thiệu (15)
        • 2.2. Phương kiểm tra tính cách MBTI – Cách xác định tính cách của mình (15)
      • 3. Công ty House, Cardiff, Vương quốc Anh (19)
        • 3.1. Giới thiệu công cụ Wheel of Life (19)
        • 3.2. Nội dung công cụ Wheel of Life (19)
      • 4. Brian Tracy (22)
        • 4.1. Giới thiệu (22)
        • 4.2. Mô hình và quan điểm của Brian Tracy (22)
          • 4.2.1. Định nghĩa tiềm năng cá nhân (23)
          • 4.2.2. Bẩy qui luật chi phối tinh thần (24)
          • 4.2.3. Thiết lập và chinh phục mục tiêu (27)
      • 5. Sean Covey (29)
        • 5.1. Giới thiệu (29)
        • 5.2. Quan điểm của Sean Covey – đặt trọng tâm vào nguyên tắc sống (29)
    • II. Đánh giá tổng hợp về điểm chung quan điểm về lập kế hoạch cuộc đời (33)
      • 1. Thời điểm lập kế hoạch cuộc đời (33)
      • 2. Nội dung của kế hoạch cuộc đời (35)
      • 3. Phương pháp lập kế hoạch cuộc đời (36)
      • 4. Các yếu tố tác động tới lập kế hoạch cuộc đời (37)
  • Chương III: Thực trạng công tác lập kế hoạch cuộc đời của sinh viên, nghiên tại trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân (39)
    • I. Giới thiệu chung về trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân (39)
      • 1. Giới thiệu chung về trường Kinh tế Quốc dân (39)
        • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển trường Kinh tế Quốc Dân (39)
        • 1.2. Cơ cấu tổ chức (40)
    • II. Thực trạng công tác lập kế hoạch cuộc đời của sinh viên trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân (44)
      • 1. Thực trạng thói quen lập kế hoạch của sinh viên (45)
        • 1.1. Tỉ lệ sinh viên thường xuyên lập kế hoạch (45)
        • 1.2. Tỉ lệ sinh viên theo dõi quá trình triển khai kế hoạch (46)
        • 1.3. Kết quả của các hoạt động đã được lập kế hoạch (48)
      • 2. Thực trạng công tác lập kế hoạch cuộc đời (49)
        • 2.1. Số lượng và hiệu quả các hoạt độnghướng nghiệp với SV K49, K50, K51.48 2.2. Tỉ lệ sinh viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng (49)
        • 2.3. Hiểu biết của sinh viên về lập kế hoạch cuộc đời (51)
      • 3. Đánh giá chung về công tác lập kế hoạch cuộc đời của sinh viên trường ĐH (53)
        • 3.1. Đánh giá về thói quen lập kế hoạch trong cuộc sống (53)
        • 3.2. Đánh giá về hoạt động lập kế hoạch cuộc đời với sinh viên (57)
  • Chương IV Một số khuyến nghị đối với công tác lập kế hoạch cuộc đời với sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân (61)
    • I. Đề xuất kiến nghị với nhà trường (61)
      • 1. Đề xuất với chính quyền (61)
      • 2. Đề xuất với nhà trường, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên (61)
        • 2.1. Hoạt động hướng nghiệp (61)
          • 2.1.1. Hướng nghiệp toàn trường do Đoàn trường và hội Sinh Viên phối hợp đồng tổ chức (61)
          • 2.1.2. Hướng nghiệp tại từng khoa do đoàn khoa hoặc CLB trực thuộc khoa tổ chức (63)
        • 2.2. Hoạt động tăng cường công tác lập kế hoạch cuộc đời trong Sinh viên (64)
          • 2.2.1. Triển khai chương trình trò chuyện trực tuyến (64)
          • 2.2.2. Tổ chức khóa học về lập kế hoạch cuộc đời (65)
          • 2.2.3. Tổ chức sự kiện lớn về chủ đề lập KHCĐ (65)
    • II. Mô hình hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch cuộc đời (65)
      • 1. Trả lời câu hỏi tôi đang ở đâu (66)
        • 1.1. Sử dụng bảng trắc nghiệm khám phá bản thân MBTI (66)
        • 1.2. Ứng dụng những nghiên cứu của chiêm tinh học (71)
      • 2. Trả lời 2 câu hỏi : Tôi muốn đi tới đâu và làm thế nào để tôi đi đến đó (75)
        • 2.1. Cây vấn đề (76)
        • 2.2. Cây mục tiêu (77)
          • 2.2.1. Giới thiệu (77)
          • 2.2.2. Sơ đồ (78)
        • 2.3. Khung logic (78)
      • 3. Trả lời làm thế nào để tôi luôn đi đúng hướng (79)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................80 (82)

Nội dung

PHẦN II NỘI DUNG Chuyên đề thực tập NỘI DUNG Chương I Sự cần thiết của công tác lập kế hoạch cuộc đời đối với sinh viên I Lý luận về công tác lập kế hoạch 1 Khái niệm kế hoạch Hiểu theo cách chung nhấ[.]

Sự cần thiết của công tác lập kế hoạch cuộc đời đối với sinh viên

Lý luận về công tác lập kế hoạch

Hiểu theo cách chung nhất, kế hoạch là sự thể hiện cách thức, giải pháp cho một hoạt động nhằm đạt được mục đích và kết quả như mong muốn Nó có thể được xem như nhịp cầu nối hiện tại và vị trí mà chúng ta muốn đến trong tương lai Tuy nhiên, nếu xét về bản chất, kế hoạch chính là sự hướng tới tương lai Tính chất đó của kế hoạch được thể hiện ở hai nội dung như sau:

- Kế hoạch dự báo những gì sẽ xảy ra, đặt ra kết quả đạt được trong tương lai.

- Kế hoạch thực hiện việc sắp đặt các hoạt động của tương lai, các công việc cần làm và thứ tự thực hiện các công việc để đạt được kết quả đã định. Để thể hiện hai nội dung trên, các kế hoạch thông thường sẽ đi trả lời bốn câu hỏi chính như sau : Viết thêm một chút về chỗ này cho đỡ cụt

- Chúng ta muốn đi đến đâu ?

- Làm thế nào để chúng ta đi đến đó ?

- Làm thế nào để ta luôn đi đúng hướng ?

Tương ứng với bốn câu hỏi đó là bốn giai đoạn của quá trình lập kế hoạch Đó chính là: Phân tích tổng quan; thiết lập và phân tích mục tiêu; lên kế hoạch hành động; theo dõi, đánh giá quá trình thực hiện kế hoạch và các kết quả đạt được Bốn giai đoạn này có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau Chúng ảnh hưởng đến chất lượng và tính khả thi của kế hoạch đã được đưa ra.

2 Vai trò của công tác lập kế hoạch

Mỗi loại kế hoạch có vai trò cụ thể khác nhau và hiện nay, chưa có tài liệu nào nói về vai trò của công tác kế hoạch nói chung Tuy nhiên, căn cứ vào bốn câu hỏi chính của công cụ kế hoạch, ta có thể nhân thấy vai trò của công tác lâp kế hoạch như sau:

- Giúp cá nhân hay tổ chức lập kế hoạch hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu…của đối tượng được lập kế hoạch.

- Định hướng cho đối tượng được lập kế hoạch về mục tiêu trong tương lai của mình.

- Tìm kiếm, huy động, tập trung và phối hợp các nguồn lực một cách hiệu quả nhất nhằm đạt được mục tiêu và mong muốn đặt ra.

- Phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận, tổ chức có liên quan.

- Là một công cụ dùng để quản lý và ứng phó với những bất định của cuộc sống.

Như vậy, có thể thấy kế hoạch có vai trò rất lớn trong tất cả mọi hoạt động của đời sống con người.

3 Qui trình lập kế hoạch

Thông thường, lập kế hoạch thường trải qua 4 bước

- Bước 1 : Trả lời câu hỏi chúng ta đang ở đâu ? Sửa các câu dưới

- Bước 2 : Trả lời câu hỏi chúng ta muốn đi tới đâu ?

- Bước 3 : Trả lời câu hỏi: Làm thế nào để chúng ta đi đến đó ?

- Bước 4 : Trả lời câu hỏi làm thế nào để chúng ta luôn đi đúng hướng ?

3.1 Bước : Trả lời câu hỏi tôi đang ở đâu Để trả lời trên, người lập kế hoạch phải có cái nhìn tổng quan và khách quan về nội dung lập kế hoạch Mặc dù vậy, mỗi loại kế hoạch khác nhau sẽ đi sâu phân tích tổng quan về một nội dung khác nhau Với kế hoạch phát triển Kinh tế Xã hội, người làm kế hoạch cần thường đi sâu phân tích khả năng, điều kiện phát triển các yếu tố tiềm năng trong tương lai và đánh giá trình độ phát triển của quốc gia hoặc địa phương đó ở hiện tại Kế hoạch kinh doanh thì lại đi sâu vào phân tích đánh giá môi trường bên trong, bên ngoài để xác định doanh nghiệp đang đứng ở đâu trên cơ sở điểm mạnh và điểm yếu của mình… Tuy nhiên tựu chung lại, khi trả lời câu hỏi tôi đang ở đâu, người lập kế hoạch cần phải rút ra được tương quan so sánh giữa ta trong quá khứ với ta ở hiện tại, giữa ta hiện tại với thế giới bên ngoài Cùng với đó, quá trình này cũng cần đưa ra nhận dạng những cơ hội có thể có trong tương lai cũng như các thách thức có thể xảy ra

Xem lại phần viết này, kết luận thì đúng rồi nhưng các nội dung dẫn dắt ở bên trên thì cô không thấy ổn lắm

3.2 Bước 2 : Trả lời câu hỏi tôi muốn đi tới đâu

Trả lời câu hỏi tôi muốn đi tới đâu là quá trình thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và những nhiệm vụ cần thực hiện cho bản kế hoạch Căn cứ vào thông tin có đuợc từ quá trình phân tích tổng quan, người lập kế hoạch có thể đề ra các cấp độ mục tiêu khác nhau như mục tiêu cuối cùng (hay còn gọi là tác động), mục tiêu trung gian

(hay còn gọi là kết quả), mục tiêu đầu ra…Tuy nhiên, tất cả các mục tiêu đều cần tuân thủ một nguyên tắc được rất nhiều người biết đến - nguyên tắc Smart :

- S - Specific: Cụ thể, rõ ràng và dễ hiểu.

- A - Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình.

- R-Realistic: Thực tế, không viển vông.

- Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu đã vạch ra.

3.3 Bước 3 : Trả lời câu hỏi : Làm thế nào để tôi đi đến đó

Hành trình đi đến mục tiêu đã đặt ra luôn nhiều chông gai và yếu tố bất định Vì vậy, cần phải lên một kế hoạch hành động cụ thể để thực hiện mục tiêu đã đặt ra. Trong kế hoạnh hành động này, người lập kế hoạch cần liên kết, huy động và cân đối các nguồn lực Đồng thời, xác định thứ tự ưu tiên, chia nhỏ mục tiêu cũng như lên kế hoạch thời gian cụ thể để con đường đi đến mục tiêu là con đường phù hợp nhất.

3.4 Bước 4 : Trả lời câu hỏi làm thế nào để tôi luôn đi đúng hướng

Là quá trình theo dõi, đánh giá nhằm thúc đẩy tiến độ thực hiện mục tiêu, phát hiện những vấn đề có liên quan đến khả năng thực hiện mục tiêu đã đề ra để có những điều chỉnh cho phù hợp Việc theo dõi đánh giá này có thể được triển khai bởi chính người lập kế hoạch hoặc một cá nhân, tổ chức khách quan, độc lập.

Trong một thế giới có tính biến dịch rất cao thì việc theo dõi và đánh giá là vô cùng cần thiết Nó sẽ giúp cho chúng ta tránh được những hạn chế của công tác phân tích, dự báo và giúp bản kế hoạch trở nên linh hoạt trong một môi trường linh động.

Sự cần thiết phải lập kế hoạch cuộc đời với Sinh viên

1 Đặc điểm của sinh viên

Sinh viên là một nhóm xã hội đặc biệt, là những người đang theo học ở bậc đại học để chuẩn bị cho hoạt động sản xuất vật chất hay tinh thần của xã hội Nhóm xã hội đặc biệt này được đào tạo với nghiệp vụ cao và tham gia tích cực vào các hoạt động cộng đồng, là nguồn bổ sung đội ngũ trí thức cho xã hội.

Tuổi sinh viên nhìn chung là từ 18 – 25 Đây là thời kỳ của sự trưởng thành xã hội - bắt đầu có quyền của người công dân, hoàn thiện học vấn để chuẩn bị cho một nghề nghiệp chuyên môn nhất định, có quan điểm chính trị, có được nghề ổn định, bắt đầu lao động, giảm phụ thuộc kinh tế, bước vào hôn nhân…

Sinh viên là những người lớn cả về phương diện sinh học và xã hội Mặc dù vẫn còn là đối tượng đang được tiếp tục giáo dục nhưng xã hội nhìn nhận sinh viên như chủ thể có trách nhiệm của hoạt động sản xuất xã hội và đánh giá các kết quả hoạt động của họ theo "tiêu chuẩn người lớn".

1.1 Sự phát triển cơ thể

Sự phát triển cơ thể của sinh viên diễn ra ổn định, đồng đều Trọng lượng não đạt mức tối đa, khoảng 1400gr và chứa khoảng 14-16 tỷ nơ-ron Các nơ-ron đã phát triển hoàn thiện - phát triển các sợi nhánh, sợi trục được myelin hóa hoàn hảo đảm bảo sự dẫn truyền các luồng thần kinh nhanh chóng, chính xác Các sợi nhánh đảm bảo sự liên hệ hết sức rộng khắp, chi tiết và tinh tế

Các nhà nghiên cứu đã tính được nhiều tế bào thần kinh đến tuổi sinh viên có thể nhận tin từ 1200 nơ-ron trước và gửi đi 1200 nơ-ron sau Số lượng các kênh liên hệ đó làm cho khả năng hoạt động trí tuệ của sinh viên vượt xa học sinh phổ thông trung học Ước tính có khoảng 2/3 số kiến thức học được trong cuộc đời được tích lũy trong thời gian này.

1.2 Những thay đổi về tâm lý

1.2.1 Đặc điểm chung của thời kỳ phát triển Đặc trưng tâm lý quan trọng nhất của tuổi sinh viên là tình trạng chuyển tiếp giữa cận dưới là sự chín muồi về sinh lý, cận trên là có nghề nghiệp ổn định và bắt đầu bước vào một phạm vi hoạt động lao động nhất định Đây cũng là giai đoạn có sự biến đổi mạnh mẽ về động cơ và thang giá trị xã hội có liên quan đến nghề nghiệp. Ở sinh viên, sự tự ý thức phát triển mạnh Họ chú trọng đến việc tự đánh giá hành động và kết quả tác động của mình, đánh giá về tư tưởng, tình cảm, phong cách đạo đức, hứng thú, tư tưởng, động cơ hành vi, vị trí của mình trong các mối quan hệ và trong cuộc sống nói chung Thông qua tự đánh giá, sinh viên chủ động điều chỉnh hành vi, hoàn thiện nhân cách, chủ động tổ chức toàn bộ thế giới nội tâm của mình.

1.2.2 Những mâu thuẫn chính phải giải quyết ở tuổi sinh viên

Thế giới nội tâm của sinh viên rất phức tạp và nhiều mâu thuẫn Có thể nêu ra 4 mâu thuẫn lớn sau đây:

- Mâu thuẫn giữa mơ ước với khả năng, điều kiện và kinh nghiệm để thực hiện mơ ước đó.

- Mâu thuẫn giữa mong muốn học tập sâu những môn mình yêu thích với yêu cầu thực hiện toàn bộ chương trình học tập.

- Mâu thuẫn giữa số lượng thông tin đưa tới người sinh viên và thời gian để hiểu, để suy ngẫm các thông tin đó.

- Mâu thuẫn giữa yêu cầu học tập và nhu cầu của đời sống giới trẻ.

1.2.3 Những véc-tơ phát triển của sinh viên

Chickering và Reiser (1993) cho rằng sự phát triển xã hội là cuộc hành trình làm tăng tính phức tạp Trong quá trình phát triển có những bản đồ (véctơ) "mô tả những xa lộ chính để đi tới cá tính, tới sự đồng cảm với những cá nhân khác và những nhóm khác" Sinh viên thực hiện cuộc hành trình theo những tốc độ khác nhau qua các véctơ, nhưng họ luôn di chuyển từ những mức độ thấp hơn đến mức độ cao hơn của sự phức tạp trong véctơ đó. a Véctơ phát triển năng lực

Sinh viên di chuyển từ mức độ thấp hơn đến mức độ cao hơn của năng lực trí tuệ, thể lực và năng lực quan hệ giữa cá nhân với nhau

- Năng lực trí tuệ bao gồm khả năng nắm vững nội dung, xây dựng kỹ năng thông hiểu, phân tích và tổng hợp, và phát triển tính chất tinh tế về trí tuệ và thẩm mỹ

- Năng lực quan hệ giữa các cá nhân với nhau là biết lắng nghe, trả lời và kết hợp các mục đích cá nhân với mục đích của nhóm. b Véctơ quản lý cảm xúc

- Ý thức về cảm xúc: sinh viên tiến triển từ mức độ thấp hơn đến mức độ cao hơn của: o Khả năng kiểm soát các cảm xúc gây rối ren (lo lắng, gây gổ, suy sụp ). o Nhận thức về cảm xúc. o Khả năng phối hợp cảm xúc với hành động.

- Di chuyển từ độc lập sang tự chủ: sinh viên phải học cách tự lo liệu, nhận trách nhiệm theo đuổi những mục đích tự lựa chọn Họ trở nên ít chịu ảnh hưởng của người khác.

- Phát triển những mối quan hệ chín chắn giữa cá nhân với nhau: sinh viên đi từ mức độ thấp hơn đến mức độ cao hơn của: o Khả năng dung thứ giữa cá nhân với nhau và giữa các nền văn hoá. o Từ có những mối quan hệ tưởng tượng, ngắn hạn hay không lành mạnh sang khả năng quan hệ gần gũi và cam kết lớn hơn.

- Ổn định cá tính: sinh viên đi từ sự khó chịu đến sự an tâm thoải mái với vẻ ngoài của mình, với giới, gia đình, nguồn gốc xã hội/văn hoá, các vai trò và lối sống.

- Phát triển mục đích: tạo điều kiện cho sinh viên thực hiện những quan tâm, những mục đích và kế hoạch đối với thiên hướng, những hứng thú cá nhân và sự sốt sắng với các mối quan hệ. c Phát triển tính toàn vẹn

Các chuẩn mực ứng xử của sinh viên được biến đổi từ nước đôi, cứng nhắc và tự cho mình là trung tâm trở thành các chuẩn mực:

- Ứng xử có nhân tính (quan tâm đến những sở thích của người khác).

- Cá nhân hoá (khẳng định những giá trị cốt yếu của mình trong khi vẫn tôn trọng những người khác).

- Thích hợp (làm cho những chuẩn mực ứng xử của cá nhân mình tương xứng với những hành vi có trách nhiệm về mặt xã hội).

Các quan điểm và mô hình về việc lập kế hoạch cuộc đời

Giới thiệu về quan điểm và mô hình liên quan tới lập kế hoạch cuộc đời trên thế giới

Đi theo bốn câu hỏi của qui trình lập kế hoạch, tôi tìm tới công trình nghiên cứu của một số chuyên gia về thay đổi bản thân trên thế giới Cụ thể như sau :

Nghiên cứu về giá trị của con người và cách xác định mình đang ở đâu của Mike George; Carl Gustav Jung và công ty House, Cardiff, Vương quốc Anh.

Nghiên cứu về xác định tiềm năng cá nhân, cách đặt, đạt được mục tiêu và các quy luật chi phối quá trình chinh phục mục tiêu của Brian Tracy

Nghiên cứu về các thói quen và cách đặt trọng tâm cuộc sống để lên kế hoạch hành động và biết mình đang đi đúng hướng của Sean Covey.

Phần viết này phải rút gọn lại, làm bật được quan điểm về lập kế hoạch trong cuộc đời.

Mike George là một diễn giả người Anh nổi tiếng Hiện nay, ông sống tại London (Anh) và là người phụ trách quản lý biên tập tạp chí Heart & Soul

Trong 20 năm qua, Mike George đã tới hơn 30 quốc gia để dạy về nghệ thuật thiền định, giúp đỡ nhiều người trong lĩnh vực phát triển tinh thần Ông là tác giả của 8 cuốn sách bán chạy nhất được dịch ra 15 ngôn ngữ khác nhau, chủ yếu tập trung về khả năng nhận thức bản thân

1.2 Quan điểm của Mike George – Giá trị nội tại của mỗi người

Theo Mike George, chúng ta rất dễ bị ấn tượng bởi người khác Đó có thể là ấn tượng bởi tài sản, học vị, tài năng, hình thức…Dễ bị gây ấn tượng thực chất không phải là xấu, nhưng nó có thể là điều bất lợi, bởi nó làm cho mỗi người có xu hướng bị mắc bẫy trong cái vỏ bọc của cuộc sống, dính mắc vào hình thức.

Tất cả mọi người sinh ra đều hoàn hảo Mỗi người là một thực thể sống độc đáo có cuộc đời riêng, đa dạng về tính cách và khác nhau trong lối suy nghĩ Tuy nhiên,xuất phát từ thói quen đã được học từ nhỏ, chúng ta thường hay so sánh bản thân với người khác mà quên đi rằng không ai có thể “là” người khác, trông giống như người khác hoặc hành động tương tự theo kiểu của người khác Mọi ý định bắt chước luôn đưa đến thất bại thảm hại, nhất là việc chúng ta chỉ cảm thấy tốt về bản thân khi được là bản sao của ai đó.

Quý trọng bản thân là nền tảng cho sự tự tin và tạo động lực cho sự tiến bộ của bản thân Đó là cách chúng ta cảm nhận về chính mình qua mỗi giây phút.

Tuy nhiên, đa số chúng ta đã quen với việc tạo dựng lòng tự trọng dựa trên những nền tảng sai lạc, những điều thuộc về bên ngoài như: Chức quyền, địa vị, của cải, thu nhập, lời tán dương, ca ngợi nhận được từ người khác…thay vì xuất phát từ những phẩm chất tốt đẹp sẵn có trong lòng

Thói quen so sánh và sao chép một cách thiếu cân nhắc, vô ích này là kẻ thù lớn nhất của sự quý trọng bản thân Nó cản trở mong muốn tìm hiểu bản thân, kìm giữ chúng ta trong thế giới xô bồ, bất an, đầy cạm bẫy Thậm chí, nó không cho ta sự sáng suốt nhận ra vẻ đẹp thật sự mình đang tìm kiếm, vẻ đẹp không nhìn thấy được bằng mắt thường mà với con mắt nội tâm Vì vậy, bước đầu tiên và quan trọng nhất là từ bỏ thói quen so sánh, và ý muốn được là người khác.

Gustav Jung (1876-1961) sinh ra trong một gia đình mục sư gốc Đức, đến lập nghiệp ở Thụy Sĩ gần hồ Constance Từ rất sớm ông đã say mê khảo cổ học và cổ sinh học Nhưng rồi ông theo học ngành y ở đại học Bále (1895-1900) Sau một thời gian thực tập, ông trình bày luận văn tiến sĩ y khoa năm 1902: “Góp phần nghiên cứu về tâm lí học và bệnh học đổi với những hiện tượng gọi là huyền bí”

Năm 1920, ông đưa ra công trình nghiên cứu về “các kiểu tâm lý”, là nền tảng để Katharine Cook Briggs và con gái của bà Isabel Briggs Mayers đưa ra công cụ MBTI (Mayers-Briggs Type Indicator) – một công cụ kiểm tra tính cách cá nhân.

2.2 Phương kiểm tra tính cách MBTI – Cách xác định tính cách của mình

Phương pháp này dựa trên nguyên lý của Jung cho rằng có thể phân loại tính cách con người dựa trên 3 tiêu chí: hướng nội/hướng ngoại; trực giác/giác quan; lý trí/tình cảm Trong hệ thống phân loại của Jung, không có nhóm nào tốt, nhóm nào xấu, nhưng Jung nhận xét rằng: cùng một sự vật hiện tượng sẽ gây ra những suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng khác nhau cho những người khác nhau Ba yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng của một con người là: xu hướng tự nhiên của người đó - hướng nội/hướng ngoại; cách thức mà người đó tìm hiểu và nhận thức thế giới bên ngoài - trực giác/giác quan; và cách thức mà người đó quyết định, đưa ra lựa chọn: lý trí/tình cảm Sau này, Briggs/Myer bổ sung tiêu chí thứ 4: nguyên tắc/linh hoạt Từ 4 tiêu chí này, Briggs/Myer đưa ra 2^4 = 16 nhóm tính cách Tên của mỗi nhóm đều có 4 chữ cái, đại diện cho 4 tiêu chuẩn phân loại.

Bảng 2.1: Các nhóm tính cách theo phương pháp MBTI

Tiêu chí 1 - Xu hướng tự nhiên

Extraverted (Hướng ngoại)/Introverted (Hướng nội)

Mỗi người đều có 2 biểu hiện: Hướng ngoại - hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật Hướng nội - hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau Tuy nhiên, một mặt sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đển cách ứng xử.

Các đặc điểm của nhóm Extraverted

- Hành động trước hết, suy nghĩ và cân nhắc sau.

- Cảm thấy khổ sở nếu bị cách ly với thế giới bên ngoài.

- Hứng thú với con người, sự việc xung quanh.

- Quảng giao, thích tiếp xúc với nhiều người

- Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái đầu tiên trong MBTI của bạn là E

Các đặc điểm của nhóm Introverted

- Suy nghĩ và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi hành động

- Cần có một khoảng thời gian riêng tư đáng kể để nạp năng lượng

- Hứng thú với đời sống nội tâm, đôi khi tự cô lập với thế giới bên ngoài

- Thích nói chuyện tay đôi

- Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái đầu tiên trong MBTI của bạn là I

Tiêu chí 2 - Cách tìm hiểu và nhận thức thế giới:

Sensation (Giác quan)/Intuition (Trực giác)

Trung tâm "Giác quan" trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị của hiện tại được đưa đến từ các giác quan của cơ thể Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ Trung tâm "Trực giác" của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành các mô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.

Mặc dù cả hai cách nhận thức đều cần thiết và được mọi người sử dụng, nhưng mỗi người chúng ta có xu hướng thích cách này hơn cách kia.

Các đặc điểm của nhóm Sensation:

- Thích các giải pháp đơn giản và thực tế

- Có trí nhớ tốt về các chi tiết của những sự kiện trong quá khứ.

- Giỏi áp dụng kinh nghiệm

- Thích các thông tin rõ ràng, chắc chắn; không thích phỏng đoán hoặc những sự việc không rõ ràng.

- Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái thứ 2 trong MBTI của bạn là S

Các đặc điểm của nhóm Intuition:

- Hay nghĩ đến tương lai

- Sử dụng trí tưởng tượng, hay sáng tạo ra những khả năng mới

- Thường chỉ nhớ đến ý chính và các mối liên hệ.

- Giỏi vận dụng lý thuyết

- Thoải mái với sự nhập nhằng, hay thông tin không rõ ràng

- Nếu đây là các đặc điểm của bạn thì chữ cái thứ 2 trong MBTI của bạn là N

Tiêu chí 3 - Cách quyết định và lựa chọn:

Thinking (Lý trí)/Feeling (Tình cảm)

Đánh giá tổng hợp về điểm chung quan điểm về lập kế hoạch cuộc đời

xem lại phần viết này, dung lượng đã tương ứng với một phần? cách tổng hợp ở đây đã là về lập kế hoạch cuộc đời chưa Theo cô em nên tổng hợp theo hướng dựa trên lý thuyết về kế hoạch (thời điểm lập kế hoạch cuộc đời tốt, cần phải lập kế hoạch những nội dung gì cho cuộc đời, phương pháp như thế nào, yếu tố nào tác động tới ) cách tổng hợp là có thể lấy những gì tốt của các mô hình hoặc chọn luôn quan điểm của một mô hình mà mình cho là ổn để làm kim chỉ nam cho phần viết chương sau

1 Thời điểm lập kế hoạch cuộc đời

Theo tôi, thời điểm bắt đầu lập kế hoạch cuộc đời tốt nhất là khi sinh viên bắt đầu bước vào giảng đường Đại học.

Với những phân tích về lứa tuổi sinh viên ở trên, ta đã thấy tuổi sinh viên là giai đoạn chín muồi về tính cách và tri thức Hơn nữa, môi trường đại học cũng khác rất xa với trung học phổ thông Nếu như ở phổ thông, giáo viên chủ nhiệm và gia đình rất sát xao với học sinh thì đại học dường như ngược lại Giáo dục đại học là giáo dục tính tự chủ, giáo dục tư duy Vì vậy, ở môi trường này, thầy cô thiên về vai trò truyền cảm hứng và cố vấn học tập hơn Hơn nữa, trường đại học thường tập trung ở các thành phố lớn, vì vậy, tỉ lệ sinh viên phải trọ học xa gia đình rất cao Không có thầy cô và cha mẹ luôn nhắc nhở, nếu không có kế hoạch cuộc đời cho mình, SV rất dễ mất phương hướng của cuộc đời mình

Ngoài việc đưa ra phương hướng cho cuộc sống, việc lập kế hoạch cuộc đời còn giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với những nguồn lực có thể giúp mình thực hiện mục tiêu đã đặt ra Tất cả các cấp, các ngành, các địa phương đều rất tôn trọng và tạo điều kiện hết sức cho sinh viên – thế hệ tri thức trẻ của đất nước Vì vây, nếu sinh viên có thể biết mình muốn gì, luôn ham học và chủ động tìm đến những tổ chức và cá nhân mình cần, SV sẽ luôn nhận đươc sự yêu quí, nể phục và giúp đỡ. Bên cạnh đó, Khổng Tử có câu:

Tứ thập nhi bất hoặc Ngũ thập nhi tri thiên mệnh Lục thập nhi nhĩ thuận Thất thập nhi tòng tâm dục bất du củ”

Nghĩa là: Người ta đến 30 tuổi có thể tự lập, dựng nên sự-nghiệp cho mình 40 tuổi có thể hiểu được lý lẽ trong thiên hạ, phân biệt được điều phải điều trái, ai tốt ai xấu, và ít khi sai lầm Đến 50 tuổi có thể hiểu được mệnh trời hay chân lý của tạo hóa 60 tuổi là có học vấn và kinh nghiệm trường đời chin mùi, sự hiểu biết và việc làm mới chu đáo, không thấy những gì nghe được là khó hiểu hay chướng ngại, và có thể phán-đoán được ngay mọi việc Và khi 70 tuổi thì hễ nói hay làm một điều gì là tự nhiên thể hiện đúng chủ tâm của mình, muốn sao được vậy, không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý hay lẽ phải Tuy nhiên, muốn đạt được mức hiểu biết ở mỗi loại đã đề cập trên, ta cần chuyên tâm vào việc học học liên tục chứ không phải cứ sống tới tuổi đó là đủ

Chính vì vậy, ngay từ khi bước vào giảng đường đại học, chúng ta cần lập kế hoạch cho mình để cho thể đạt và vượt những mức đánh giá như Khổng Tử đã đưa ra.

2 Nội dung của kế hoạch cuộc đời

Nội dung của kế hoạch cuộc đời cũng nên tập trung vào bốn vấn đề chính:

- Tôi là ai và đang ở đâu – Hiểu biết về chính bản thân mình, hiểu sứ mệnh, mục đích sống, điểm mạnh, điểm yếu… của mình

- Tôi muốn đi tới đâu – Mục tiêu trong tương lai mà mình muốn hướng tới, cái đích mà mình muốn đạt được

- Làm thế nào để có thể đi tới đó – Lên chương trình hành động và huy động nguồn lực để có thể đạt được mục tiêu đặt ra

- Làm thế nào để tôi luôn đi đúng hướng – Theo dõi và điều chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch của mình một cách linh động nhưng theo nguyên tắc sống.

Trong đó, nên tập trung vào nội dung của phần một: Hiểu biết về chính bản thân mình Khi đã nhìn được vào tâm trí, hiểu biết những ham muốn và động lực của mình, chúng ta mới có thể đặt mục tiêu cho mình Đồng thời, hiểu được bản thân cũng là nền tảng để chúng ta có động lực phát triển và luôn có sự lựa chọn đúng đắn để không đi lạc hướng

Kế hoạch cuộc đời luôn cần có kế hoạch ngắn hạn và dài hạn Tuy nhiên, các kế hoạch này nên tập trung vào 10 lĩnh vực của cuộc sống, đó là:

- Tri thức, sự phát triển

- Sự nghiệp, nghề nghiệp, công việc

- Gia đình, bạn bè, mối quan hệ xã hội

- Niềm đam mê, sự vui thích

- Tình cảm, các mối quan hệ trong cuộc sống

- Sức khỏe, thể thao Đôi khi, các khía cạnh trên chồng lấp lên nhau Vì vậy, chúng ta có thể lập kế hoạch để kết hợp các phần của cuộc sống với nhau Chúng ta có thể biến những hoạt động rèn luyện sức khỏe thành cơ hội tạo ra sự gắn bó xã hội Cũng có thể mời đối tác, khách hàng của mình tới ăn tối cùng gia đình, bạn bè…

3 Phương pháp lập kế hoạch cuộc đời Để lập được kế hoạch cuộc đời tốt, chúng ta có thể sử dụng bản đồ tư duy của Tony Buzan Đây là một công cụ tổ chức tư duy, giúp chuyển tải thông tin vào bộ não rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não Nó là phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, sắp xếp ý nghĩ của chúng ta. Để Lập Bản Đồ Tư Duy, chúng ta cần một tờ giấy trắng, bút bi, bút chì hoặc bút sáp màu, nhắm mắt lại, sử dụng bộ não, trí tưởng tượng và liên kết cùng với sự kết hợp giữa từ ngữ, hình ảnh, đường nét, màu sắc…

Ngoài ra, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm Mindmap để sử dụng trên máy tính Với các phần mềm này, chúng ta có thể dễ dàng lập bản đồ tư duy, triển khai ý nghĩ, thêm bớt, chỉnh sửa các mối liên kết, sắp xếp Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào máy tính và những công cụ có sẵn sẽ phần nào hạn chế sự sáng tạo của bản thân Vì vậy, khi lập kế hoạch cuộc đời ta nên dùng giấy và bút.

Dù bản đồ tư duy do chúng ta viết ra hay sử dụng phần mềm đều có 2 phần chính: Phần nội dung cô đọng và phần hình ảnh đại diện Hình ảnh sẽ giúp chúng ta diễn đạt tốt hơn và sử dụng trí tưởng tượng của mình; nội dung cô đọng giúp chúng ta nắm được ý chính muốn truyền đạt Với nội dung cô đọng, các nhánh chính sẽ được nối đến hình ảnh trung tâm, các nhánh cấp hai được nối với nhánh cấp một, nối các nhánh cấp ba đến nhánh cấp hai bằng các đường kẻ Các đường kẻ càng ở gần hình ảnh trung tâm thì càng được tô đậm hơn, dày hơn Khi chúng ta nối các đường với nhau, chúng ta sẽ hiểu và nhớ nhiều thứ hơn rất nhiều do bộ não của chúng ta làm việc bằng sự liên tưởng Bên cạnh đó, khi vẽ sơ đồ tư duy, chúng ta cũng cần sử dụng màu sắc để kích thích não như hình ảnh

Dưới đây là hình ảnh minh họa về việc sử dụng phần mềm Mindmap để lập kế hoạch cuộc đời:

Hình 2.6: Ví dụ về sử dụng Mindmap lập KHCĐ

Ngoải ra, để xác định vấn đề, thiết lập mục tiêu và theo dõi quá trình thực hiện, chúng ta có thể sử dụng phương pháp khung logic LFA ( LFA-logical Frame

Approach ) Nội dung chi tiết của phần này sẽ được trình bày trong phần giải pháp.

4 Các yếu tố tác động tới lập kế hoạch cuộc đời

Theo tôi, yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất tới việc có lập kế hoạch cuộc đời hay không chính là suy nghĩ Nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta không muốn lập kế hoạch, không cần lập kế hoạch thì không ai có thể bắt chúng ta và ngược lại.

Theo phân tích của trung tâm Unesco, ta có công thức sau:

Hình 2.7: Công thức về số phận của trung tâm Unesco giáo dục quốc tế

Mọi thứ bắt nguồn từ suy nghĩ của chúng ta Khi chúng ta tạo ra một suy nghĩ, suy nghĩ đó sẽ sinh ra một thông điệp và gửi đến tất cả các bộ phận trong cơ thể Tất cả các bộ phận này sẽ thi hành mệnh lệnh đó, bất chấp mệnh lệnh đó là tốt hay xấu Bởi vì các bộ phận trên cơ thể chịu sự điều khiển của suy nghĩ cũng như người lính trung thành tuyệt đối với cấp trên của mình Vì thế, nếu muốn sinh viên lập kế hoạch cuộc đời cho mình thì nên bắt đầu bằng việc thay đổi suy nghĩ về bản thân, về lập kế hoạch cuộc đời của sinh viên Đồng thời, việc thay đổi chất lượng suy nghĩ, hạn chế những suy nghĩ lãng phí, suy nghĩ tiêu cực và tăng thời gian nghĩ về những suy nghĩ tích cực cũng sẽ là bước đầu tiên trong việc thay đổi cuộc sống của sinh viên.

Thực trạng công tác lập kế hoạch cuộc đời của sinh viên, nghiên tại trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Giới thiệu chung về trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

1 Giới thiệu chung về trường Kinh tế Quốc dân

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển trường Kinh tế Quốc Dân

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân có trụ sở tại số 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Đây là địa điểm tập trung rất nhiều trường đại học lớn của

Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung

Theo Nghị định số 678-TTg ngày 25 tháng 1 năm 1956, trường được thành lập với tên gọi ban đầu là Trường Kinh tế Tài chính Lúc đó, Trường được đặt trong hệ thống Đại học nhân dân Việt Nam trực thuộc Thủ tướng Chính phủ Ngày 22 tháng

5 năm 1958, Thủ tướng Chính Phủ ra Nghị định số 252-TTg đổi tên trường thành Trường Đại học Kinh tế Tài chính trực thuộc Bộ Giáo dục Tháng 1 năm 1965 Trường lại một lần nữa được đổi tên thành trường Đại học Kinh tế Kế hoạch Ngày

22 tháng 10 năm 1985, Bộ trưởng Bộ đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là

Bộ Giáo dục và Đào tạo) ra Quyết định số 1443/QĐ-KH đó đổi tên Trường thành trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Năm 1989, trường Đại học Kinh tế Quốc dân được Chính Phủ giao thực hiện 3 nhiệm vụ chính là:

- Đào tạo về kinh tế, quản lý và quản trị kinh doanh ở bậc đại học và sau đại học.

- Tư vấn về chính sách kinh tế vĩ mô.

- Đào tạo cán bộ quản lý cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Trải qua hơn nửa thế kỷ xây dựng và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân luôn luôn giữ vững vị trí là một trong những trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh lớn nhất ở Việt nam Hiện nay, trường Kinh tế Quốc dân có hơn 45.000 sinhviên; 1167 cán bộ, giảng viên, công nhân viên (trong đó có 697 giảng viên, 19 giáo sư và 105 phó giáo sư, 107 tiến sĩ và 398 thạc sĩ) Ở bậc đại học, trường đào tạo 45 chuyên ngành thuộc 8 khối chuyên ngành khác nhau Ở bậc cao học đào tạo hai nhóm ngành kinh tế và kinh doanh và quản lý với

33 chuyên ngành hẹp Bậc nghiên cứu sinh đào tạo 14 mã số chuyên ngành với 22 chuyên ngành hẹp Bên cạnh các chương trình đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng thường xuyên tổ chức các khoá bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn về quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh cho các nhà quản lý doanh nghiệp và các cán bộ kinh tế trên phạm vi toàn quốc.

Không chỉ là đi đầu về đào tạo mà trường còn được coi là trung tâm về nghiên cứu khoa học kinh tế phục vụ đào tạo, hoạch định chính sách kinh tế – xã hội hàng đầu Việt Nam Bên cạnh đó, trường cũng là địa chỉ tư vấn và chuyển giao công nghệ quản lý kinh tế và quản trị kinh doanh đáng tin cậy trong cả nước

Trường Đại học KTQD có quan hệ trao đổi, hợp tác nghiên cứu - đào tạo với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu nổi tiếng và nhiều tổ chức quốc tế của các nước như Liên Bang Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Mỹ, Úc, Nhật, Hà Lan, CHLB Đức, Canada Đặc biệt, trường cũng nhận được tài trợ của các nước và các tổ chức quốc tế như tổ chức Sida (Thuỵ Điển), UNFPA, CIDA (Canada), JICA (Nhật Bản), Chính phủ Hà Lan, ODA (Vương quốc Anh), UNDP, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Ford (Mỹ), Quỹ Hanns Seidel (Đức) để tổ chức nghiên cứu, xây dựng chương trình đào tạo và mở các khoá đào tạo thạc sĩ tại Trường về kinh tế, quản lý, quản trị kinh doanh và cáclớp bồi dưỡng về kinh tế thị trường

Với những cống hiến của mình, trường Kinh tế Quốc dân đã được trao tặng nhiều danh hiệu cao quý của Đảng và Nhà nước như: Huân chương Lao động hạng

Ba trong giai đoạn 1961 - 1972, hạng Hai năm 1978, hạng Nhất năm 1983, Huân chương Độc lập hạng Ba năm 1986, hạng Hai năm 1991và hạng Nhất năm 1996, danh hiệu Anh hùng Lao động năm 2000, Huân chương Hồ Chí Minh năm 2001, Huân chương Hữu nghị của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2008.

Hội đồng khoa học và đào tạo Hội đồng giáo sư CÁC PHÓ HIỆU TRƯỞNG

Các Viện, Trung tâm trực thuộc trường

Viên Quản trị KD Viện Đào tạo sau ĐH

Viện nghiên cứu KT&PT

Viện dân số& Các vấn đề xã hội T.T Công nghệ thông tin T.T dịch vụ T.T thông tin tư liệu thư viện T.T đào tạo từ xa T.T dào liện tục T.T Pháp Việt đào tạo& Quản lý T.T Kinh tế phát triển và chính sách công Việt Nam –

Các khoa đào tạo chuyên ngành

Kinh tế học Tin học Kinh tế Luật Đào tạo Quốc tế Đầu Tư

Kinh tế bảo hiểm Thương mại và kinh tế quốc tế

Toán Kinh tế Môi trường và đô thị

Kế toán - Kiểm toán Ngân hàng - Tài chính Ngoại ngữ Kinh tế Khoa học quản lý

Kế hoạch & Phát triển Bất động sản và kinh tế tài nguyên

Du lịch & Khách sạn Marketing

Các khoa không đào tạo chuyên ngành và các BM trực thuộc trường

Khoa lý luận chính trị

Khoa giáo dục quốc phòng Khoa Đại học tại chức

Bộ môn Giáo dục thể chất

Các trung tâm thực thuộc khoa

T.T Đào tạo bồi dưỡng tư vấn về NHTC và CK T.T Kế toán – Kiểm toán T.T Ngoại ngữ kinh tế

T.T Tư vấn về KH&PT T.T Bồi dưỡng tư vấn Marketing T.T Tư vấn và PT Nguồn nhân lực T.T Bồi dưỡng và tư vấn PL T.T Bồi dưỡng, nghiên cứu và tư vấn quản lý T.T bồi dưỡng tư vấn DV Du lịch

Tổ chuyên trách Đoàn thanh niên

VP Đảng ủy Công đoàn Hội cựu chiến binh

2 Giới thiệu về sinh viên Kinh tế Quốc dân

Theo cuộc điều tra trực tuyến với 302 sinh viên khóa 48 và 255 sinh viên năm 1,

2 ,3 của trường Kinh tế quốc dân thu được số liệu sau :

Hình 3.2: Kết quả xếp loại tốt nghiệp của SV KTQD

Dưới đây là bảng thống kê điểm đầu vào Trường Đại học Kinh tế Quốc dân qua các năm:

Hình 3.3: Điểm đầu vào trường KTQD qua các năm

Như vậy, tất cả sinh viên chính quy của trưởng Kinh tế Quốc dân là những sinh viên có lực học khá và giỏi Thông thường, từ khi học cấp, những sinh viên này đã ý thức rất rõ về mục tiêu trong học tập của mình.

2.2 Các hoạt động xã hội của sinh viên Kinh tế Quốc dân

Các hoạt động của hội sinh viên trong trường ĐH Kinh tế Quốc dân rất sôi động và phong phú Dưới đây là sơ đồ các tổ chức hội sinh viên trường KTQD

Hình 3.4 : Sơ đồ các tổ hội sinh viên trường KTQD

Tất cả các CLB, tổ đội trên thu hút được đông đảo số lượng sinh viên trong trường tham gia Trong đó, có một số CLB, tổ đội được đánh giá rất cao trong toàn

Tp HN như đội Tình nguyện trường, CLB Nhà kinh tế trẻ…Không chỉ có những hoạt động của hội sinh viên, hoạt động của Đoàn thanh niên trường KTQD cũng rất sôi nổi Có thể đến một số CLB hoạt động rất hiệu quả như CLB thuyết trình, SIFE NEU Đặc biệt, trong năm vừa qua, đội SIFE NEU – đội sinh viên triển khai những dự án phục vụ cộng đồng đã giành được giải nhất toàn quốc và trở thành đại diệnViệt Nam tới Berlin

Thực trạng công tác lập kế hoạch cuộc đời của sinh viên trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân

Để khảo sát về thực trạng công tác lập kế hoạch cuộc đời của sinh viên KTQD, tôi tiến hành 2 cuộc điều tra Cuộc điều tra trực tuyến gửi tới 1000 sinh viên năm 4 của trường Kinh tế Quốc dân và thu được 303 bảng trả lời Cuộc điều tra trực tiếp

500 sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 và thu được 255 bảng trả lời Cụ thể như sau :

Hình 3.5: Thống kê sinh viên K48 trường KTQD tham gia khảo sát

Hình 3.6: Thống kê sinh viên năm 1, 2, 3 trường KTQD tham gia khảo sát

Với kết quả từ cuộc điều tra, tôi đưa ra được những thực trạng và đánh giá về công tác lập kế hoạch của sinh viên Kinh tế Quốc dân.

1 Thực trạng thói quen lập kế hoạch của sinh viên

1.1 Tỉ lệ sinh viên thường xuyên lập kế hoạch

Theo cuộc điều tra trực tuyến với câu hỏi ‘‘Trước đây, bạn đã từng lập kế hoạch hành động chi tiết cho một việc gì đó không ?’’ tôi thu được kết quả sau:

Hình 3.7: Thói quen lập kế hoạch của SV năm 4 KTQD

Như vậy, có thể thấy, có tới 94% SV K48 trường KTQD đã từng lập kế hoạch chi tiết cho một hành động nào đó và chỉ có 6% sinh viên coi lập kế hoạch là không cần thiết hoặc chưa từng lập kế hoạch Như vậy, công tác lập kế hoạch dù ít hay nhiều đã đi vào cuộc sống của tất cả các bạn sinh viên.

Hình 3.8: Thói quen lập kế hoạch của SV năm 1, 2, 3 trường KTQD

So với sinh viên năm cuối thì những sinh viên năm 1, 2, 3 ít lập kế hoạch hơn. Tổng số sinh viên đã từng lập kế hoạch cho một hoạt động nào đó trong cuộc sống chỉ có 63%, ít hơn 31% so với sinh viên năm cuối Trong đó, số sinh viên coi lập kế hoạch là không cần thiết lên tới 16% và số sinh viên hầu như chưa bao giờ lập kế hoạch chiếm tới 20% tổng số sinh viên tham gia trả lời bảng hỏi Mặc dù vậy, những sinh viên năm 1, 2, 3 lại thường xuyên lập kế hoạch hơn sinh viên năm cuối. Nếu như với sinh viên năm cuối, tỉ lệ sinh viên thỉnh thoảng mới lập kế hoạch lên tới 63% thì sinh viên năm 1, 2 , 3 chỉ có 12% sinh viên coi việc lập kế hoạch là một hoạt động không thường trực Điều này cho thấy sự chuyển biến trong tư duy của thế hệ mới

1.2 Tỉ lệ sinh viên theo dõi quá trình triển khai kế hoạch

Với những kế hoạch đã được lập ở câu hỏi trên, tôi tiếp tục điều tra về thực trạng tỉ lệ sinh viên nhìn lại kế hoạch mình đã lập và thu được kết quả sau :

Tỉ lệ SV năm cuối nhìn lại kế hoạch đã lập

Rất thường xuyên Thỉnh thoảng Ít khi Không

Hình 3.9: Tỉ lệ SV KTQD xem lại KH đã lập

Như vậy, tương đồng với sự giảm dần về tỉ lệ lập kế hoạch trong cuộc sống, tỉ lệ sinh viên năm cuối thường xuyên xem lại kế hoạch đã lập cũng nhiều hơn 12% số lượng sinh viên năm 1, 2, 3

Tuy nhiên, có một thực tế đối với tất cả SV KTQD là hầu hết sinh viên không thường xuyên xem lại kế hoạch do mình lập ra Có tới trên 50 % SV thỉnh thoảng mới xem lại kế hoạch đã lập và trên 15 % sinh viên ít khi hoặc không xem lại kế hoạch mình đã lập Đây là một thực trạng đáng báo động vì theo dõi và điều chỉnh kế hoạch là bước giúp chúng ta tránh rơi vào tình trạng bảo thủ và tránh được những rủi ro bất ngờ xuất hiện Nếu không nhìn lại kế hoạch, ta rất khó biết được đâu là nguyên nhân khiến ta thành công hoặc thất bại trong một hoạt động nào đó.

1.3 Kết quả của các hoạt động đã được lập kế hoạch

Hình 3.10: Đánh giá các hoạt động đã được lập KH của SV KTQD

Nhìn vào hĩnh vẽ trên, ta nhận thấy tỉ lệ sinh viên đánh giá hoạt động đã lập kế hoạch của mình đạt kết quả rất tốt chỉ chiếm 4% Trong đó, tỉ lệ sinh viên cảm thấy hoạt động mình đã lập đạt kết quả bình thường hoặc không tốt rất cao, 47% đối với sinh viên năm cuối và 61% với sinh viên năm 1, 2, 3

Như vậy, có thể thấy công tác lập kế hoạch đã chưa thực sự đem lại kết quả như

SV mong muốn Nguyên nhân của thực trạng trên thì có rất nhiều Có thể là do kì vọng quá lớn, có thể do công tác lập kế hoạch chưa dự báo hết được những điều đã xảy ra…Tuy nhiên, dù có nhiều lí do cản trở kết quả thì thành tựu của hoạt động đã lập kế hoạch luôn tốt hơn những hành động không được lập kế hoạch.

2 Thực trạng công tác lập kế hoạch cuộc đời

2.1 Số lượng và hiệu quả các hoạt độnghướng nghiệp với SV K49, K50, K51

Tổng hợp số liệu điều tra trực tiếp với SV năm 1, năm 2, năm 3 trường KTQD, tôi thu được kết quả như sau :

Hình 3.11: Số lượng và hiệu quả các hoạt động hướng nghiệp

Trong đó, các câu hỏi tôi đã đưa ra lần lượt là:

Câu hỏi 1: Bạn đã từng tham gia các hoạt động hướng nghiệp nào chưa?

A Nhiều lần rồi B Một vài lần

C Một lần D Chưa tham gia lần nào

Câu hỏi 2: Tại sao bạn lại học ngành này ?

A Vì tôi thích ngành này B Vì hiện nay đây là ngành Hot

C Vì định hướng của gia đình D Vì chỉ đủ khả năng học ngành này Câu hỏi 3: Bạn có thích Ngành bạn đang học không ?

A Rất thích B Không thích lắm

C Bình thường D Chẳng thích tí nào

Nhìn vào hình vẽ trên, ta thấy tỉ lệ sinh viên được hướng nghiệp cụ thể và rõ ràng chiếm 6% tổng số SV Trong khi đó, tỉ lệ sinh viên chỉ được hướng nghiệp một lần hoặc chưa được hướng nghiệp lần nào lên tới 55% Điều này cho thấy công tác hướng nghiệp cho học sinh cấp 3 và sinh viên đại học vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của sinh viên

Do hoạt động hướng nghiệp chưa được rộng khắp nên khi sinh viên chọn chuyên ngành cho mình, chỉ có 49% SV chọn theo sở thích của mình, còn lại 51% SV chọn theo định hướng của gia đình hoặc vì lí do khác Điều này khéo theo một thực trạng là có 49% SV thích hoặc rất thích chuyên ngành đang học Còn có 51% SV cảm thấy ngành mình học rất bình thường hoặc không thích tẹo nào Như vậy, hiểu 1 cách đơn giản, trong một lớp, mcó một nửa học sinh yêu thích chuyên ngành mình đang học và chọn vì mình thích, nửa còn lại thì chọn ngành và học vì người khác. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các bạn SV Bởi chúng ta chỉ thể giỏi những gì là sở thích và sở trường của chúng ta.

2.2 Tỉ lệ sinh viên có mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Hình 3.12: Mục tiêu nghề nghiệp của SV KTQD Để khảo sát về mục tiêu nghề nghiệp của SV KTQD, tôi đưa ra câu hỏi : ‘‘Hãy viết ra 3 mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong 5 – 10 năm tới’’ và nhận được sự chia sẻ về mục tiêu của rất nhiều bạn sinh viên Tuy nhiên, những mục tiêu mà các bạn đưa ra hầu hết đều rất mơ hồ Chỉ có khoảng 13% SV năm cuối và 8% sinh viên năm 1, 2, 3 là đưa ra những mục tiêu có hạn định thời gian và có những con số đo lường cụ thể Trong khi đó, có tới 59% SV năm 1, 2, 3 và 82% SV năm cuối đưa ra những mục tiêu rất mơ hồ Đó là những mục tiêu không có con số cụ thể hay không có hạn định về thời gian như lương cao, môi trường làm việc tốt, được thăng tiến, được thành đạt…Tôi cho rằng đó là mơ ước, là mong muốn chứ không phải là mục tiêu để ta có thể tập trung khả năng, huy động nguồn lực để hướng tới.

Cùng với đó, có 5% SV năm cuối và 33% SV năm 1, 2 ,3 chưa có hoặc không muốn đưa ra mục tiêu của mình Một số bạn trong số đó cho rằng đó là bí mật cá nhân, không thể tiết lộ Nhưng cũng có không ít bạn chia sẻ rằng chưa nghĩ tới mục tiêu hoặc xa quá, chưa dám nghĩ tới…

2.3 Hiểu biết của sinh viên về lập kế hoạch cuộc đời

- Tỉ lệ sinh viên đã từng đọc hay từng tham gia khoá học về lập kế hoạch cuộc đời.

Với câu hỏi ‘‘Bạn đã từng tham gia một khóa học hay một quyển sách về lập kế hoạch cuộc dời nào chưa ? ’’ tôi thu được kết quả sau :

Hình 3.13: Hiểu biết của SV KTQD về lập kế hoạch cuộc đời

Theo biểu đồ trên, có hơn 50% đã từng tiếp cận với chủ đề lập kế hoạch cuộc đời và 21% SV năm cuối và 24% SV năm 1, 2, 3 chưa biết tới có khóa học hay một quyển sách nào về đề tài lập kế hoạch cộc đời

Một số khuyến nghị đối với công tác lập kế hoạch cuộc đời với sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân

Đề xuất kiến nghị với nhà trường

1 Đề xuất với chính quyền Đưa ra những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các đoàn thể, cơ quan, cá nhân tổ chức các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh Đặc biệt là học sinh cuối cấp 2 vì ở tuổi này, các em học sinh đã bắt đầu chọn khối mà mình muốn học Đồng thời, đây cũng là thời điểm các em định hình rõ hơn về ước mơ của mình Nếu được định hướng phù hợp, các em học sinh sẽ có động lực học tập hơn rất nhiều.

Tạo điều kiện cho các tổ chức phi lợi nhuận tìm hiểu về con người, hướng nghiệp phát triển Tuyên truyền các bài nghiên cứu của các tổ chức này, giới thiệu về các tổ chức đó đến với rộng rãi quần chúng nhân dân.

2 Đề xuất với nhà trường, Đoàn thanh niên và Hội sinh viên

Trong thời gian làm đề tài và tiếp xúc với các bạn SV, tôi nhận thấy các bạn SV có một nhu cầu rất lớn về tìm hiểu bản thân cũng như nhu cầ về hướng nghiệp Vì vậy, xin đề xuất nhà trường triển khai một số hoạt động sau :

2.1.1 Hướng nghiệp toàn trường do Đoàn trường và hội Sinh Viên phối hợp đồng tổ chức a Tổ chức sự kiện hướng nghiệp

- Mục đích, ý nghĩa o Cho sinh viên khóa mới có cái nhìn toàn cảnh về bốn năm học Đại học, biết được mình sẽ có được gì sau bốn năm học Đại học. o Có hiểu biết chung về bối cảnh Việc làm hiện nay và trong 5 năm tới. o SV biết được điều gì mình sẽ được học trên giảng đường, điều gì mình cần tự học nếu muốn thành công.

Phần 1: Bạn sẽ là ai o Phác họa chân dung hành trình trong suốt 4 năm học của sinh viên và đưa ra hình ảnh của sinh viên sau bốn năm đại học o Tổng kết hành trang SV sẽ được mang theo sau khi rời trường. o So sánh vui giữa SV ĐH KTQD với những người không học đại học hoặc

Phần 2: Bạn sẽ làm được gì o Bối cảnh chung về việc làm hiện nay và dự báo trong 5 năm tới. o Nhu cầu việc làm của từng khoa

Phần 3: Bạn sẽ xuất phát như thế nào o Các yêu cầu cơ bản của thị trường việc làm và cuộc sống. o Điều gì SV sẽ được học ở trường, điều gì SV sẽ phải tự học ở những môi trường khác. o Giới thiệu các môi trường lành mạnh để SV cọ xát.

- Hình thức o Tổ chức giao lưu giữa thầy cô, người thành công, cựu sinh viên và tân sinh viên b Hoàn chỉnh thông tin trên Website.

Trên Website www.neu.edu của trường KTQD hiện nay có phần giới thiệu chung về trường cũng như giới thiệu về từng khoa Tuy nhiên, thông tin trên Website chưa chi tiết và còn mắc lỗi chính tả trong một số bài viết Vì vậy, nên cải thiện chất lượng kênh thông tin chính của trường cũng như đưa thêm một số thông tin mà sinh viên quan tâm Đặc biệt là phần giới thiệu về từng khoa nên đưa thêm ba thông tin chính là:

- Học chuyên ngành này của Khoa thì sinh viên có thể làm được gì và làm ở đâu.

- Chương trình học của chuyên ngành đó như thế nào.

- Những người như thế nào thì hợp với chuyên ngành đó.

2.1.2 Hướng nghiệp tại từng khoa do đoàn khoa hoặc CLB trực thuộc khoa tổ chức

Tổ chức các Event hướng nghiệp sâu theo từng khoa sẽ giúp SV hiểu rõ hơn chuyên ngành mình đang học, về yêu cầu công việc và con đường để lập nghiệp trong ngành đó Dưới đây xin đề xuất chương trình hướng nghiệp cho khoa Kế Hoạch – Phát Triển Nội dung hướng nghiệp của các khoa khác hoàn toàn có thể xây dựng dựa trên nội dung này. a Giao lưu hướng nghiệp cho Sinh viên năm nhất, năm hai

- Mục đích o Giúp tân SV biết được lịch sử hình thành và phát riển của Khoa o Giúp tân SV bước đầu định hướng được tương lai của mình và có cái nhìn khái quát về nhu cầu tuyển dụng của thị trường với ngành nghề mình sẽ học

- Nội dung và hình thức :

Phần 1 : Kế hoạch phát triển và những chặng đường lịch sử (chiếu Slide, thuyết trình) o Lịch sử hình thành và phát triển khoa KH và PT. o Những thành tựu mà khoa đã đạt được. o Mối quan hệ với các đối tác hiện tại.

Phần 2 : Hành trang của bạn (Giao lưu với các thầy cô) o Những yêu cầu của thị trường về nguồn nhân lực trong ngành KH và PT o Chương trình đào tạo của khoa, những điều đã đáp ứng đuợc yêu cầu của thị trường và nhứng vuớng mắc còn tồn tại o Cách thức khắc phục những vưóng mắc đó

Phần 3 : Kết nối thế hệ (Giao lưu với các SV xuất sắc khóa trên và cựu SV đã thành công) o Cảm nhận trước, trong và sau khi học ở Khoa một thời gian o Kinh nghiệm học tập và cuộc sống o Giới thiệu một số môi trường hữu ích với các bạn SV

- Thời gian, địa điểm: o Tổ chức vào khoảng tháng 9 hàng năm. o Địa điểm: Hội trường A, gác 2 nhà 10 hoặc gác 3 nhà ăn. b Giao lưu với chủ đề cơ hội nghề nghiệp cùng Kế hoạch và Phát triển

- Mục đích, ý nghĩa o Giúp SV có những định hướng nghề nghiệp cho mình Có bức tranh toàn cảnh về nghề nghiệp trong tương lai của mình. o Trang bị cho SV kiến thức căn bản về kĩ năng tìm việc, kĩ năng viết CV và trả lời phỏng vấn. o Giao lưu giữa các thế hệ SV trong khoa và thầy cô giáo.

Phần 1: Góc nhìn thị trường (Giao lưu, trao đổi) o Những công việc bạn có thể làm o Mức lương cơ bản cho công việc đó o Cơ hội thăng tiến o Công việc đó đòi hỏi người có tố chất và kĩ năng gì

Mô hình hướng dẫn sinh viên lập kế hoạch cuộc đời

Như đã phân tích ở trên, lập kế hoạch cuộc đời là quá trình đi trả lời 4 câu hỏi : Tôi đang ở đâu, tôi muốn đi tới đâu, làm thế nào để tôi đi đến đó và làm thế nào để tôi luôn đi đúng hướng Xin đưa ra một số phương pháp giúp các bạn sinh viên tự tìm câu trả lời cho mình như sau.

1 Trả lời câu hỏi tôi đang ở đâu

1.1 Sử dụng bảng trắc nghiệm khám phá bản thân MBTI Đáp án của mỗi câu hỏi thường là 1 cặp đối lập của tính cách Có những câu khó lựa chọn, tuy nhiên sinh viên vẫn phải chọn một đáp án có phần nổi trội hơn Để có kết quả tin cậy, sinh viên hãy chọn theo cách mà mình thường làm, chọn theo cái mà mìnhcó chứ không chọn theo cái mà mình muốn, cái mà mình cho là đúng.

Bảng 4.1: Bảng trắc nghiệm bản thân theo phương pháp MBTI

 Rất cởi mở và dễ dàng trong giao tiếp xã hội

 Thường giữ khoảng cách trong giao tiếp (dè dặt, kín đáo)

2 Quan điểm của bạn về sự tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau

 Bạn rất sẵn lòng giúp đỡ người khác mà không mong sự đền đáp

 Bạn cho rằng mỗi người phải cố gắng tự lo cho mình

3 Khi có thời gian rảnh, bạn thích

 Đọc sách, đi dạo một mình hay nghỉ ngơi trong không khí yên tĩnh

 Gặp gỡ bạn bè, tham dự các bữa tiệc, đi mua sắm

4 Khi có vấn đề gì, bạn thường

 Bình tĩnh, tìm giải pháp để giải quyết vấn đề đó

 Rất lo lắng, buồn rầu, ray rứt không nguôi

 Gắn với những ý tưởng trìu tượng

6 Với các cuộc hẹn, bạn thường

 Cũng khá thường xuyên đến muộn

 Gần như không bao giờ muộn

7 Bạn là người rất nhạy cảm với những tâm tư, tình cảm của người khác

8 Khi công việc phải kéo dài

 Bạn thường cảm thấy bực mình

 Bạn không cảm thấy bận tâm lắm

9 Bạn thường có xu hướng quan tâm đến

 Những kế hoạch của tương lai

10 Trong các quyết định chung, bạn thường

 Tìm kiếm sự đồng thuận của đa số

 Nặng về trầm tư và động não để độc lập và sáng tạo

 Thích quan hệ rộng để liên kết và hợp tác

12 Bạn luôn tìm kiếm những cơ hội mới

13 Trong cuộc sống, bạn thường

 Đặt các giá trị tình cảm lên trên

 Coi trọng sự khách quan, đâu ra đó

14 Về việc sử dụng thời gian

 Bạn thường kết hợp cả công việc và vui chơi

 Bạn biết làm sao để mỗi phút đều có mục đích rõ

15 Bạn thường có xu hướng thích

 Nghiên cứu những lý thuyết mới

 Thực hành, sản xuất hơn

16 Bạn đánh giá cao giá trị nào hơn

 Tình cảm, lòng khoan dung

17 Với bạn, các quy định, quy tắc là

 Hết sức cần thiết trong công việc và cuộc sống

 Bạn không thích những quy định, quy tắc, bạn thích sự linh hoạt

 Thích quảng giao, tiếp xúc với nhiều người

 Không thích tiếp xúc với nhiều người, thích nói chuyện tay đôi hơn

19 Bạn đánh giá cao cái gì hơn

 Trí tưởng tượng phong phú

 Những cảm nhận tốt về hiện thực

 Không được gọn gàng cho lắm

21 Trước những ham muốn và cám dỗ, bạn là người

 Không thực sự kiếm soát tốt

23 Về môi trường làm việc, bạn thích

 Làm việc ngoài văn phòng, xa bàn giấy

 Làm việc ngoài văn phòng, xa bàn giấy

 Bạn chỉ quan tâm đến những tình huống chung và những mối liên hệ giữa chúng

 Quan tâm đến các tình huống cụ thể

25 Bạn thích mọi người nghĩ về bạn là một người thế nào

 Bạn là người có tình cảm chân thành

26 Để giải quyết nhiều việc, bạn thường

 Làm nhiều việc cùng lúc

 Làm từng công đoạn, từng việc một

27 Bạn thường quan tâm đến

 Hiệu quả thực tế của công việc

 Ý nghĩa sâu sắc của công việc

 Chú ý đến các tiểu tiết

 Để tâm đến bức tranh toàn cảnh và dự đoán những việc có thể xảy ra

29 Khi phải xem xét để giải quyết một vấn đề, bạn thường

 Tiếp cận nó khi xem xét những mối quan hệ với mọi người

 Tiếp cận nó dưới góc độ khoa học

30 Nếu công việc bị ngắt quãng bởi các tác động bên ngoài

 Bạn không cảm thấy quá phiền hà

 Bạn không thích bị làm phiền như vậy

31 Bạn thường thoải mái hơn khi thực hiện những công việc

 Đã có thời gian biểu rõ ràng

 Không gò bó về mặt thời gian

32 Trong các quyết định, bạn thường

 Rất khách quan, lý trí, dù có thể nó ảnh hướng đến mối quan hệ tốt đẹp

 Bị tri phối bởi tình cảm

 Bạn thường chú ý đến vẻ bề ngoài

 Bạn thường quan sát những biểu hiện bản chất

34 Bạn thường tập trung giải quyết công việc

 Những công việc có nhiều hứng thú, có nhiều điều mới lạ

 Thích sự yên tĩnh để tập trung

 Thích sự đa dạng và hành động

36 Bạn thường quan tâm đến các thông tin

 Định tính, thiên về phỏng đoán

37 Khi ra quyết định, bạn thường quan tâm

 Đến hiệu quả công việc là chính

 Suy nghĩ quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến mọi người ra sao

 Bạn thường chủ động bắt chuyện

 Bạn thường chờ người khác đến với mình

 Bạn thường tránh bị ràng buộc bởi các quy tắc

 Kiên định với các nguyên tắc của bạn

 Suy nghĩ về cuộc sống rất đơn giản

 Thường suy niệm về sự sống, về số phận

41 Trong hầu hết các tình huống, bạn thường

 Lên kế hoạch cẩn thận

 Thường tùy cơ ứng biến

 Hành động chậm nhưng liên tục (kiên trì)

 Hành động nhanh nhưng ít liên tục (lửa rơm)

43 Mỗi khi cần giải quyết công việc, bạn thường

 Vận dụng sức mạnh của cảm quan và trực giác

 Sử dụng tiềm lực của vốn sống và kinh nghiệm

44 Bạn rất dễ xúc động trước những khó khăn, đau khổ của người khác

45 Các công việc của bạn thường

 Việc gì đến thì làm

 Được lập thời gian biểu cụ thể

46 Trong cuộc sống, bạn thường

 Tìm kiếm những ý tưởng sáng tạo

47 Về sự xung đột trong các mối quan hệ

 Bạn luôn tránh sự xung đột

 Bạn coi đó là một phần tự nhiên

48 Về những mối quan hệ

 Bạn quen biết nhiều người

 Bạn quen biết ít, nhưng biết rõ về họ

49 Khi cần xem xét một vấn đề, bạn thường

 Để ý đến những dữ liệu, sự kiện thực tế

50 Các quyết định của bạn thường

 Được thực hiện đúng kế hoạch đặt ra

 Có thể dễ dàng thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh

51 Bạn thường thiên về hướng giải quyết nào khi người khác mắc lỗi

 Phê bình, kiểm điểm, rút kinh nghiệm ngay

52 Trong công việc, bạn thường

 Chọn các giải pháp có sẵn, đơn giản, dễ áp dụng

 Tìm tòi những giải pháp mới để vận dụng dài lâu

53 Khi đưa ra quyết định, bạn thường có khuynh hướng

 Dựa vào cảm xúc ở tại một thời điểm

54 Khi phải giải quyết những công việc khá khẩn cấp

 Bạn thường nôn nóng giải quyết sao cho thật kịp thời

 Bình tĩnh giải quyết sao cho chu đáo, dù có thể chậm

55 Khi công việc sắp hết thời hạn, bạn thường cảm thấy

 Bạn chịu sức ép tốt, vẫn làm việc hiệu quả

56 Với những sự kiện, bạn thường

 Chú ý các chi tiết và nhớ tất cả sự kiện

 Chỉ chú ý đến những điều mới lạ, điểm đặc biệt

 Thích kỹ lưỡng đến từng chi tiết

 Ít quan tâm đến các chi tiết

58 Bạn thường có xu hướng

 Để mở mọi sự lựa chọn

 Để mọi việc trong kế hoạch

59 Bạn thường giải quyết công việc

 Theo hướng của riêng mình

 Xê dịch mốc hoàn thành nhiệm vụ

 Hoàn thành công việc đúng thời hạn

Nguồn: www.toilaai.vn Để kiểm tra mình thuộc nhóm tính cách nào, các bạn sinh viên có thể truy cập vào Website www.toilaai.vn để làm bài trắc nghiệm bằng tiếng Việt (60 câu như trên) và http://www.humanmetrics.com/cgi-win/JTypes2.asp để tiến hành làm trắc nghiệm bằng tiếng anh (72 câu) Đặc điểm của từng nhóm tính cách được miêu tả cụ thể trong phụ lục của đề tài.

1.2 Ứng dụng những nghiên cứu của chiêm tinh học

Chiêm tinh học cho rằng, con người vào thời điểm sinh ra trên trái đất chịu ảnh hưởng nhất định của những bức xạ mặt trời và các thiên thể Do đó tính nết và cốt cách của những người sinh ra ở mỗi khoảng thời gian trong năm đều có những nét đặc trưng chung Người xưa, quan sát mặt trời qua kính thiên văn, nhận ra rằng ở những thời điểm khác nhau trong năm, mặt trời nằm ở khu vực những chòm sao khác nhau Chính vì vậy, các nhà chiêm tinh học chia Hoàng đạo thành 12 cung, cụ thể như sau:

Bảng 4.2: Tính cách theo 12 cung hoàng đạo Tên chòm sao

Giới hạn ngày sinh Tượng trưng Phân loại

Bạch Dương 21/3 – 20/4 Con cừu trắng có sừng cong trong đàn Tích cực

Vững bước tiến về phía trước để thực hiện những mục tiêu đã định Luôi coi mình là trung tâm )

Sống nhanh, rõ ràng, nhiệt tình và linh hoạt=> Thích để lại trong lòng mọi người ấn tượng nhiệt tình, mạnh mẽ và tốc độ Giỏi trong việc phát động phong trào nhưng lại không được nhiệt tình cho lắm với những công việc tiếp theo.

Kim Ngưu 21/4 – 21/5 Con trâu bảo vệ có sừng dài trong bầy thú

Kiên định ( Đá nhan thạch,

Luôn kiên trì đến cùng để đạt được mục đích Hay cố chấp)

Kiên cường, đầu đội trời, chân đạp đất và thích đưa tay giúp đỡ người khác.Thích để lại ấn tượng cẩn thận, có thể tin cậy và thực tế trong lòng mọi người CÓ thể theo được những công việc gian khổ, nặng nhọc nhưng không tìm được niềm vui trong những trò giải trí

Song Tử 22/5 -21/6 Hai người trẻ tuổi giống hệt nhau, luôn tiến về phía trước

Tích Dễ thay đổi (Cành trúc trước gió)

Tìm các cách khác nhau để đạt được mục đích Dễ thay

Thái độ lạnh nhạt và thường xuyên thay đổi với người và sự vật chung quanh Khi không khí lưu thong sẽ tạo ra những luồng gió mát và trong lành Những luồng gió này có lúc sẽ biến thành những hay bị lung lay trước khó khăn ) đường đi của nó => Thích để lại ấn tượng nhẹ nhành, hiểu biết và hữu hảo trong lòng mọi người Họ là những anh tài trong biện luận nhưng kiến thức thực tế về công việc lại rất ít.

Cua Lớn 22/6 – 23/7 Động vật có Càng lớn sống ở hang sâu Chủ đạo

Thích lưu động Gặp việc họ suy nghĩ và tìm cách giải quyết Khi nước chảy nó sẽ cuốn những gì mà nó gặp phải Thích để lại ấn tượng nhạy cảm, thâm thúy và có con mắt quan sát trong lòng mọi người Họ đồng cảm với người khác nhưng dễ có gảm giác dựa dẫm, không có sức sống

Sư Tử 24/7 – 23/8 Vua của các loài mãnh thú Tích Kiên định Hỏa

Xử Nữ 24/8 – 23/9 Người con gái trinh mặc bộ đồ trắng tinh khiết Dễ thay đổi Thổ

23/10 Một cái cân luôn trong trạng thái ổn định Tích Chủ đạo Không khí

Loài động vật gần gioosngs nhện, trên người có vòi đốt rất nguy hiểm

22/12 Hình tượng nửa người luôn tiến về phía trước Tích Dễ thay đổi Hỏa

Loài dê núi có khả năng mẫn cảm, ý chí cao Chủ đạo Thổ

Bảo Bình 21/1 – 19/2 Một thanh niên tuấn tú tay bê 1 bình nước phát quang

Tích Kiên định Không khí

Một đôi cá giống hệt nhau, có màu sắc sặc sỡ đến từ đại dương.

Các thông tin chi tiết về từng chòm sao như ấn tượng trong lòng người khác, tính cách cơ bản, mục tiêu theo đuổi…được miêu tả cụ thể trong phụ lục 2 của đề tài

2 Trả lời 2 câu hỏi : Tôi muốn đi tới đâu và làm thế nào để tôi đi đến đó

Không ai có thể nói cho người khác biết phải đi con đường nào Chỉ có trái tim của người đó mới biết đâu là con đường đi của riêng mình Tuy nhiên, trong phạm vi đề án, xin đưa ra phương pháp khung Logic giúp sinh viên biết cách đặt mục tiêu và lên kế hoạch hành động cho mình.

Phương pháp khung logic LFA ( LFA-logical Frame Approach ) là phương pháp quản lý dựa trên phân tích các vấn đề phát triển cốt lõi, lựa chọn phương pháp giải quyết những vấn đó trên cơ sở nguồn lực sẵn có nhằm đạt được trạng thái phát triển tốt hơn Trên lí thuyết, phương pháp này được chia làm 2 giai đoạn:

- Phân tích các bên hữu quan (các đối tượng mà có liên quan lợi ích trực tiếp hay gián tiếp tới hoạt động dù là lợi ích đó là tích cực hay tiêu cực)

- Phân tích và lựa chọn chiến lược, thực hiện nhằm trả lời được 3 câu hỏi lớn: Vì sao lại làm hoạt động này? Hoạt động này làm gì? Và phải làm như thế nào? Giai đoạn 2 : Thiết kế

- Xác định cấp mục tiêu cho hoạt động đang thiết kế.

- Xây dựng các chỉ số đo lường.

- Xây dựng nguồn kiểm chứng các chỉ số.

- Xây dựng các giả định của hoạt động.

- Tập hợp tất cả các yếu tố này để xây dựng khung logic.

Tuy nhiên, khi ứng dụng vào đặt mục tiêu và lên chương trình hành động trong lập kế hoạch cuộc đời, ta có linh hoạt và bỏ qua một số bước không cần thiết.

Dưới đây xin giới thiệu về 3 nội dung quan trọng nhất của phương pháp LFA, đó là xây dựng cây vấn đề, cây mục tiêu và khung Logic.

Là một công cụ trong quá trình phân tích vấn đề nhằm xâu chuỗi tất cả những vấn đề tạo nên sự tồn tại của thực trạng hiện tại

Cây vấn đề thể hiện rõ mối quan hệ giữa nguyên nhân - vấn đề cốt lõi và kết quả theo 1 sơ đồ hệ Logic giữa các cấp dưới dạng hình cây và gọi là cây vấn đề Các cấp ở trên là hệ quả trực tiếp của cấp bên dưới và cấp dưới là nguyên nhân trực tiếp gây lên vấn đề ở bên trên.

Ngày đăng: 13/09/2023, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w