1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

21 6 hoàng hải anh lvths 11t9

95 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Cấu Trúc Kỳ Hạn Nợ Đến Tỷ Suất Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Niêm Yết Trên Sàn Chứng Khoán Tại Việt Nam
Tác giả Hoàng Hải Anh
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Nga
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Thống Kê Kinh Tế
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 357,73 KB
File đính kèm Luận văn.rar (300 KB)

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (14)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (16)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (17)
  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (17)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (17)
  • 6. Kết cấu đề tài (18)
  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG (19)
    • 1.1 Một số khái niệm liên quan (19)
      • 1.1.1 Ngân hàng (19)
      • 1.1.2 Nợ phải trả (19)
      • 1.1.3 Cấu trúc kỳ hạn nợ (20)
      • 1.1.4 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận (21)
    • 1.2 Các lý thuyết liên quan (23)
      • 1.2.1 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (23)
      • 1.2.2 Lý thuyết chi phí đại diện (25)
      • 1.2.3 Lý thuyết tín hiệu (26)
    • 1.3 Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài (27)
      • 1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài (27)
      • 1.3.2 Các nghiên cứu trong nước (32)
    • 1.4 Khoảng trống nghiên cứu (38)
  • CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (41)
    • 2.1 Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (41)
      • 2.1.1 Mô hình nghiên cứu (41)
      • 2.1.2 Giả thuyết nghiên cứu (42)
      • 2.1.3 Mô tả và đo lường biến trong mô hình (46)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (49)
      • 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu (49)
      • 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu (50)
  • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM (59)
    • 3.1 Thực trạng cấu trúc kỳ hạn nợ và tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (59)
      • 3.1.1 Khái quát về các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (59)
      • 3.1.2 Cấu trúc kỳ hạn nợ trong các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 (63)
      • 3.1.3 Lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (0)
    • 3.2 Kết quả nghiên cứu (67)
      • 3.2.1 Mô tả kết quả mẫu nghiên cứu (67)
      • 3.2.2 Phân tích tương quan (69)
      • 3.2.3 Kết quả hồi quy mô hình (71)
      • 3.2.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu (76)
    • 3.3 Một số khuyến nghị về cấu trúc kỳ hạn nợ giúp gia tăng lợi nhuận ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam (0)
    • 3.4 Hạn chế và đề xuất hướng phát triển nghiên cứu (81)
  • KẾT LUẬN.............................................................................................................67 (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................69 (85)
    • NPL 4.20426 3.143948 1.34 0.181 -1.957765 10.36628 CIR -2.746209 .3503857 -7.84 0.000 -3.432953 -2.059466 CTN 3.619136 .7249558 4.99 0.000 2.198249 5.040023 ROA Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] corr(u_i, X) = 0 (assumed) Prob > chi2 = 0.0000 Wald chi2(7) = 194.26 overall = 0.5094 max = 9 (0)
      • R- sq: Obs per group (0)

Nội dung

Nền kinh tế trong nước và thế giới liên tục có sự vận động, thay đổi liên tục cùng với những biến động khó lường trong những năm qua. Điều này tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, cũng như gây ra áp lực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung. Trong hoàn cảnh thực tế đó, các nhà quản trị cần nắm rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết sách điều chỉnh hợp lý và phù hợp với điều kiện hiện tại. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cấu trúc kỳ hạn nợ là một trong những yếu tố quan trọng cần được các nhà quản trị quan tâm. Với mỗi doanh nghiệp, việc linh hoạt trong cân đối giữa các kỳ hạn của các khoản nợ với việc huy động nguồn vốn tài trợ sao cho phù hợp với sự biến động của nền kinh tế, vừa tránh xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính, đồng thời đem về lại nhiều lợi ích kinh tế nhất có thể. Đây không chỉ là điều cần thiết trong giai đoạn hiện tại mà còn cả trong tương lai. Hiện nay, nghiên cứu về tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn hạn chế về mặt số lượng. Các nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam từ trước đến nay thường trải rộng trên toàn bộ thị trường và tập trung và lợi nhuận của doanh nghiệp. Tuy nhiên, với mỗi ngành sẽ mang một đặc thù trong hoạt động kinh doanh nên tác động cũng như mức độ của cấu trúc kỳ hạn nợ gây ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp trong mỗi lĩnh vực là khác nhau. Vì vậy, không thể áp dụng một cách máy móc kết quả nghiên cứu của toàn ngành hay một ngành ngành nào đó để đưa ra kết quả đối với ngành khác, thay vào đó cần thực hiện nghiên cứu riêng lẻ tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đối với từng nhóm ngành, từ đó cho ra kết quả chính xác nhất. Tại Việt Nam, ngân hàng là một trong những ngành rất lớn, có tác động chi phối sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác và cũng là ngành chính góp phần ổn định, kiểm soát và thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế của quốc gia. Có thể nói, ngân hàng là một ngành đi đầu, một ngành thiết yếu, luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư. Nhìn lại Việt Nam giai đoạn 2010 2020, sau khi chịu sự tác động đặc biệt nghiêm trọng từ tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009 cùng những thiếu sót trong nội tại của nền kinh tế, Việt Nam lúc đó đứng trước rất nhiều thách thức lớn như lạm phát tăng cao (18,13% vào năm 2011), lãi suất cho vay giao động quanh mức 2025%năm, thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng luôn biến động trong biên độ lớn, thanh khoản của các hệ thống tổ chức tín dụng luôn ở tình trạng căng thẳng. Việt Nam Đồng trong tình trạng sức ép phá giá, dự trữ ngoại hối ở mức thấp kỷ lục, nguy cơ đổ vỡ hệ thống các tổ chức tín dụng luôn thường trực. Đặt mục tiêu là kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, ngành Ngân hàng đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, phát huy hết khả năng, tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chính sách tiền tệ thời gian

Tính cấp thiết của đề tài

Nền kinh tế trong nước và thế giới liên tục có sự vận động, thay đổi liên tục cùng với những biến động khó lường trong những năm qua Điều này tạo ra những thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng, cũng như gây ra áp lực đến toàn bộ nền kinh tế Việt Nam nói chung Trong hoàn cảnh thực tế đó, các nhà quản trị cần nắm rõ về tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra các quyết sách điều chỉnh hợp lý và phù hợp với điều kiện hiện tại Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu về hoạt động tài chính của doanh nghiệp, cấu trúc kỳ hạn nợ là một trong những yếu tố quan trọng cần được các nhà quản trị quan tâm Với mỗi doanh nghiệp, việc linh hoạt trong cân đối giữa các kỳ hạn của các khoản nợ với việc huy động nguồn vốn tài trợ sao cho phù hợp với sự biến động của nền kinh tế, vừa tránh xảy ra tình trạng kiệt quệ tài chính, đồng thời đem về lại nhiều lợi ích kinh tế nhất có thể Đây không chỉ là điều cần thiết trong giai đoạn hiện tại mà còn cả trong tương lai.

Hiện nay, nghiên cứu về tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn còn hạn chế về mặt số lượng Các nghiên cứu được tiến hành ở Việt Nam từ trước đến nay thường trải rộng trên toàn bộ thị trường và tập trung và lợi nhuận của doanh nghiệp Tuy nhiên, với mỗi ngành sẽ mang một đặc thù trong hoạt động kinh doanh nên tác động cũng như mức độ của cấu trúc kỳ hạn nợ gây ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp trong mỗi lĩnh vực là khác nhau Vì vậy, không thể áp dụng một cách máy móc kết quả nghiên cứu của toàn ngành hay một ngành ngành nào đó để đưa ra kết quả đối với ngành khác, thay vào đó cần thực hiện nghiên cứu riêng lẻ tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp đối với từng nhóm ngành, từ đó cho ra kết quả chính xác nhất

Tại Việt Nam, ngân hàng là một trong những ngành rất lớn, có tác động chi phối sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác và cũng là ngành chính góp phần ổn định, kiểm soát và thúc đẩy phát triển toàn bộ nền kinh tế của quốc gia Có thể nói, ngân hàng là một ngành đi đầu, một ngành thiết yếu, luôn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà đầu tư Nhìn lại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020, sau khi chịu sự tác động đặc biệt nghiêm trọng từ tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu bởi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009 cùng những thiếu sót trong nội tại của nền kinh tế, Việt Nam lúc đó đứng trước rất nhiều thách thức lớn như lạm phát tăng cao (18,13% vào năm 2011), lãi suất cho vay giao động quanh mức 20-25%/năm, thị trường tiền tệ, ngoại hối và vàng luôn biến động trong biên độ lớn, thanh khoản của các hệ thống tổ chức tín dụng luôn ở tình trạng căng thẳng Việt Nam Đồng trong tình trạng sức ép phá giá, dự trữ ngoại hối ở mức thấp kỷ lục, nguy cơ đổ vỡ hệ thống các tổ chức tín dụng luôn thường trực Đặt mục tiêu là kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế vĩ mô, đưa ra các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm an toàn hệ thống tổ chức tín dụng, ngành Ngân hàng đã bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, phát huy hết khả năng, tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chính sách tiền tệ thời gian này đã có sự linh hoạt, đổi mới, chủ động dẫn dắt thị trường, mặt bằng lãi suất cho vay giảm, triển khai hàng loạt chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi Với thị trường tiền tệ, thực hiện theo hướng mở rộng tín dụng có kiểm soát, kết hợp với mức độ an toàn của các tổ chức tín dụng Đến năm 2015, tốc độ tăng giá tiêu dùng đã được kiểm soát triệt để, xuống còn 0,63%; mặt bằng lãi suất giảm chỉ còn 6 - 9%/năm, thanh khoản hệ thống ngân hàng được cải thiện rõ rệt và ổn định bền vững Chất lượng tín dụng được cải thiện và tăng trưởng hợp lý, tỷ giá và thị trường ngoại hối cơ bản ổn định , dự trữ ngoại hối nhà nước tăng mạnh. Các giải pháp cơ cấu và xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ và hiệu quả, đến cuối tháng 11/2015, tỉ lệ nợ xấu giảm còn 2,72% trên tổng dư nợ Mọi việc tưởng như đã ổn thỏa, nhưng trước sự biến động bất thường của kinh tế thế giới do căng thẳng thương mại Mỹ với Trung Quốc, cùng với sự bùng phát của dịch bệnh Covid – 19 đã giáng một đòn mạnh, tác động tiêu cực đến nền kinh tế Việt Nam Đối với lĩnh vực tài chính, thị trường thế giới liên tục có những diễn biến trái chiều, chính sách nới lỏng tiền tệ chi phối các ngân hàng trung ương, buộc NHNN phải chủ động thích ứng

Trong giai đoạn từ 2016 đến 2019, liên tục những đợt giảm lãi suất, cơ cấu lại các khoản nợ được tung ra với mục tiêu hỗ trợ toàn bộ nền kinh tế Hàng loạt các sản phẩm, dịch vụ thanh toán mới, tiện ích và hiện đại dựa trên ứng dụng CNTT đã được đưa vào thực tiễn Là ngành được ví như mạch máu chính của nền kinh tế với mỗi quốc gia, ngành ngân hàng luôn gặp phải những thách thức không nhỏ Vừa phải điều tiết dòng tiền hợp lý sao cho tránh gây ra lạm phát, vừa phải bảo đảm cho sự phát triển hài hòa của toàn bộ nền kinh tế quốc gia cũng như thế giới Trước những diễn biến khó lường hiện nay, ngành Ngân hàng của Việt Nam nói chung và từng ngân hàng nói riêng cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động, cân bằng trong hoạt động tài chính, tổ chức để có thể đưa ra những chính sách, quyết định hợp lý Việc vừa đảm bảo cho hoạt động hiệu quả, hướng đến mục tiêu tối đa hóa tỷ suất lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro bên cạnh việc hỗ trợ cho các doanh nghiệp đề từ đó tạo môi trường an toàn cho nền kinh tế luôn là bài toán được các ngân hàng đưa ra nghiên cứu, tìm hiểu Vì vậy, nghiên cứu định tính kết hợp định lượng về tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ tới tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp là cần thiết trong thời điểm hiện tại Do đó, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “ Tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam ”.

Mục đích nghiên cứu

Mục đích tổng quát của nghiên cứu là đánh giá tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam và đưa ra các kết luận, khuyến nghị liên quan. Để đạt được mục đích tổng quát, nghiên cứu cần thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau:

Thứ nhất, hệ thống các lý thuyết liên quan đến cấu trúc kỳ hạn nợ và tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng dựa trên dữ liệu thu thập được.

Thứ hai, lượng hóa tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam, giai đoạn 2012 – 2020.

Thứ ba, đề xuất một số khuyến nghị liên quan đến cấu trúc kỳ hạn nợ để làm tăng/giảm tác động đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam, giai đoạn 2012 – 2020, qua đó tối đa hóa khả năng hoạt động cũng như tăng cường sự cạnh tranh của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu

Để thực hiện các mục tiêu đã được đề cập ở trên, bài luận cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau đây:

Cấu trúc kỳ hạn nợ là gì? Thực trạng cấu trúc kỳ hạn nợ và tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam ?

Cấu trúc kỳ hạn nợ có tác động như nào đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Cần có phải làm gì tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ để tăng cường tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam?

Phương pháp nghiên cứu

Với mong muốn các kết quả nghiên cứu được nhìn nhận và đánh giá đa chiều tác giả sử dụng hai phương pháp, gồm phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để hoàn thiện luận văn này Trong đó nghiên cứu định tính là quá trình tổng hợp, nghiên cứu đánh giá các lý thuyết và các mô hình nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu trong nước và quốc tế Bên cạnh đó, tác giả thu thập các thông tin chi tiết về đối tượng, cụ thể là các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán nhằm mục đích phân tích và đánh giá chuyên sâu Nghiên cứu định lượng sẽ được triển khai trong quá trình lượng hóa chiều hướng và mức độ tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán là HOSE và HNX tại Việt Nam, giai đoạn năm 2012 – 2020 Các bước phân tích cụ thể được thực hiện theo thứ tự sau: thống kê mô tả, phân tích ma trận tương quan, hồi quy mô hình bằng hai phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (Random Effect Model) và ước lượng tác động cố định (Fixed Effect Model), kiểm định lựa chọn mô hình, kiểm định các giả thuyết hồi quy và tính vững của mô hình và cuối cùng là thực hiện hiệu chỉnh mô hình nếu mô hình tồn tại các khuyết tật làm sai lệch các kết quả dự báo so với thực tế Các kết quả phân tích thông qua hai mô hình tác động được thực hiện với sự hỗ trợ từ phần mềm Stata 14.

Kết cấu đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu theo 3 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng.

Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam.

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA NGÂN HÀNG

Một số khái niệm liên quan

Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997, ngân hàng là “doanh nghiệp hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn để cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán” Hiểu đơn giản, ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn Theo Mordi (2004), ngân hàng là nơi huy động vốn từ các tác nhân chi tiêu thặng dư vào nền kinh tế và bằng cách cho các tác nhân chi tiêu thâm hụt vay lại để đầu tư, các ngân hàng trong quá trình này sẽ đóng góp vào tăng lượng tiết kiệm và đầu tư quốc gia Theo Bello (2005), các ngân hàng tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán tài chính thông qua hệ thống thanh toán, tác động đến tỷ giá thị trường tiền tệ và cung cấp phương tiện cho thanh toán quốc tế.

Hệ thống ngân hàng đóng vai trò huyết mạch tích cực, kịp thời, hiệu quả của nền kinh tế; là kênh dẫn vốn chủ yếu phục vụ sản xuất kinh doanh do đó nó gắn liền trực tiếp với người dân, doanh nghiệp, tác động đến toàn bộ nền kinh tế Vì vậy, hệ thống ngân hàng có ổn định, lành mạnh, an toàn, hiệu quả thì nền kinh tế mới ổn định và phát triển và ngược lại Trong nghiên cứu này sử dụng định nghĩa “ngân hàng là một tổ chức tài chính chấp nhận tiền gửi và định kênh những tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các thị trường vốn”. 1.1.2 Nợ phải trả

Nợ phải trả (NPT) là một thuật ngữ rất phổ biến trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Theo Lưu Thị Hương (2002), NPT trong doanh nghiệp là khoản vốn phát sinh thông qua các giao dịch, sự kiện đã xảy ra như mua hàng chưa thanh toán, sử dụng dịch vụ chưa trả tiền, vay nợ, cam kết nghĩa vụ hợp đồng, bảo hành hàng hóa, tiền lương nhân viên trả thiếu/ không đúng hạn, thuế phải nộp, phải trả khác trong quá trình hoạt động,… Các khoản mà trong tương lai, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ phải thanh toán bằng nguồn lực của mình Theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 01 định nghĩa NPT là “Nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các sự kiện và giao dịch đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình”.

NPT là một chỉ tiêu quan trọng, mang ý nghĩa liên quan trực tiếp đến tài sản của doanh nghiệp, cho thấy mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các nguồn vốn từ bên ngoài Doanh nghiệp không chỉ có một loại hình hoạt động, điều này dẫn đến việc nguồn lực của chủ sở hữu khó có thể đáp ứng được các yêu cầu về mua sắm, thanh toán, mở rộng doanh nghiệp Điều này dẫn đến việc sử dụng nguồn vốn dư thừa từ bên ngoài như NPT, nói cách khác, không có một doanh nghiệp vào mà chỉ sử dụng đến nguồn VCSH để phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình Có thể nói, nợ đối với các doanh nghiệp chính là một phần quan trọng trong tổng thể bức tranh tài chính của mình.

1.1.3 Cấu trúc kỳ hạn nợ Để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh bên cạnh nguồn vốn từ chủ sở hữu các doanh nghiệp còn tài trợ bằng nguồn vốn đi vay Đối với các khoản vốn vay, doanh nghiệp phải có nghĩa vụ hoàn trả cho chủ nợ theo quy định của pháp luật Theo đó các khoản nợ mà một doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho các tài sản của mình phải được hoàn trả vào thời điểm các khoản mục đó có thể tạo ra đủ dòng tiền để thanh toán các khoản nợ, nó được gọi là nguyên tắc đối sánh kỳ hạn (Sajid và cộng sự, 2011) Theo Nguyễn Kim Quốc Trung (2022), kỳ hạn nợ là kỳ hạn phải trả cho các khoản NNH và NDH của doanh nghiệp Việc quyết định lựa chọn vốn từ vay nợ sẽ tùy thuộc vào kỳ hạn nợ vì nợ được khấu trừ thuế và đại diện cho nguồn tài chính rẻ hơn so với VCSH.

Theo Phan (2020), cấu trúc kỳ hạn nợ là mối quan hệ giữa NNH và NDH. Trong đó NDH là các khoản nợ có thời hạn trên một năm và NNH là các khoản nợ có thời hạn đáo hạn không dưới 12 tháng (Barclay và Smith, 1995) Vì vậy, cấu trúc kỳ hạn nợ sẽ có tác động đến sự phát triển bền vững cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau (Modigliani & Miller, 1958; Myers & Majluf, 1984) Theo Ngô Văn Toàn, Lê Thị Anh Đào và Lê Thị Lanh (2021), cấu trúc kỳ hạn nợ của một doanh nghiệp là một trong những lựa chọn tài chính quan trọng mà một doanh nghiệp phải thực hiện đồng thời trong khi đưa ra các quyết định cách tài trợ cho các quyết định đầu tư và hoạt động của mình Theo Myers

(1997), cơ cấu kỳ hạn nợ của doanh nghiệp sẽ có mối tương quan với cơ cấu kỳ hạn tài sản Theo đó doanh nghiệp phải sử dụng nợ có kỳ hạn dài để tài trợ tài sản có thời gian đáo hạn dài và tài sản ngắn hạn phải tài trợ bằng NNH

Theo Stohs và Mauer (1996), các doanh nghiệp với tài sản có kỳ hạn dài sử dụng NDH Nếu các doanh nghiệp tài trợ tài sản dài hạn bằng NNH hoặc thậm chí nếu tài trợ chung cho tài sản ngắn hạn bằng NDH thì họ sẽ phải đối mặt với vấn đề thiếu thanh khoản Do đó việc lựa chọn một cấu trúc kỳ hạn nợ phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều cơ hội, giảm thiểu các rủi ro từ các nguồn tài trợ, tăng tính minh bạch và khai thác các cơ hội từ việc khấu trừ thuế do nợ vay Ngược lại nếu cơ cấu kỳ hạn nợ không phù hợp với đặc điểm lĩnh vực kinh doanh và đặc điểm của từng doanh nghiệp có thể dẫn đến những bất lợi trong dài hạn cho doanh nghiệp. Theo lý thuyết phù hợp, cơ cấu nợ mất cân đối sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (Phan, 2020) Trong các nghiên cứu về chủ đề này, cấu trúc kỳ hạn nợ thường được đại diện bằng tỷ lệ NNH hoặc dài hạn trên tổng NPT, tỷ lệ NNH hoặc dài hạn trên TTS…

Như vậy, có thể thấy có nhiều cách định nghĩa và đo lường khác nhau về cấu trúc kỳ hạn nợ, song trong nghiên cứu này “cấu trúc kỳ hạn nợ của ngân hành thể hiện mối tương quan giữa NDH trong ngân hàng so với tổng nợ phải trả của ngân hàng và được xác định bởi tỷ lệ giữa vay nợ dài hạn trên tổng vay nợ của ngân hàng”.

1.1.4 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Theo quan điểm lý thuyết vi mô thông thường, doanh nghiệp được cho là tìm kiếm hiệu quả trong sản xuất, tiếp thị và nói chung là trong mọi thứ liên quan đến việc chuyển đổi các yếu tố sản xuất thành sản phẩm cuối cùng nhằm tối đa hóa lợi nhuận của mình Theo Lukka (1990) lợi nhuận là khái niệm trung tâm nhất trong kế toán Một trong những mục tiêu chính của kế toán tài chính là chỉ ra các nguyên tắc đo lường lợi nhuận có thể phân phối của một doanh nghiệp Theo đó lợi nhuận được hiểu là khoản thu nhập được phân phối cho chủ sở hữu trong quá trình sản xuất, kinh doanh có lãi trên thị trường Trong lĩnh vực kế toán quản trị, khái niệm lợi nhuận được liên kết với việc kiểm soát hiệu quả và hiệu quả của toàn bộ doanh nghiệp và mạng lưới các trung tâm trách nhiệm Lợi nhuận là một khái niệm cơ bản trong đó một lượng lớn thông tin liên quan đến hoạt động của một thực thể tài chính trong nền kinh tế thị trường được coi là tập trung, chứ không phải chỉ từ quan điểm của những người trực tiếp quan tâm đến việc phân phối lợi nhuận (các chủ sở hữu), mà còn từ quan điểm của các bên quan tâm khác Lợi nhuận là thước đo khả năng sinh lời, là mối quan tâm chính của chủ sở hữu trong quá trình hình thành thu nhập của sản xuất thị trường.

Theo Puspitaningtyas (2019) mặc dù lợi nhuận được sử dụng như một chỉ số cho sự thành công của doanh nghiệp, nhưng lợi nhuận được hiểu là đại diện cho những thay đổi trong thực tế kinh tế của doanh nghiệp Hay nói cách khác lợi nhuận phản ánh nỗ lực của doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực kinh tế và tính hữu ích của nó đối với cộng đồng rộng lớn hơn Nói cách khác, lợi nhuận đó là một công cụ thông tin kinh tế dự kiến sẽ cung cấp giá trị gia tăng cho người dùng Có một số thước đo lợi nhuận được sử dụng phổ biến như lợi nhuận gộp, thu nhập trước lãi vay và thuế, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, lợi nhuận giữ lại Trong các nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn, kỳ hạn nợ đến lợi nhuận của doanh nghiệp các nhà nghiên cứu thường sử dụng hai chỉ tiêu là lợi nhuận trên TTS (ROA) hoặc lợi nhuận trên VCSH (ROE) để đại diện cho khả năng sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên ROA vẫn là chỉ tiêu được sử dụng phổ biến và rộng rãi hơn bởi nó đo lường hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập, tính cả tài sản có được nhờ việc sử dụng các khoản nợ

Trong nghiên cứu này, lợi nhuận được hiểu là khoản tiền mà một doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, bao gồm cả chi phí vốn và các khoản chi khác như thuế, lương, tiền thuê, các chi phí quảng cáo, khấu hao tài sản và các khoản chi hàng ngày khác.

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS - Return On Sales) hay tỷ suất lợi nhuận ròng là tỉ số giữa lợi nhuận thu được trên tổng doanh thu trong một kỳ cố định ROS được đo bằng % và có thể thay đổi khi biến lợi nhuận và doanh thu thay đổi Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giúp nhà đầu tư chủ động nắm bắt tình hiện kinh doanh và phát triển của doanh nghiệp Nhờ đó, chủ doanh nghiệp có thể biết được chính xác số vốn bỏ ra và lợi nhuận thu vào.

Tỷ suất sinh lời trên số vốn sở hữu (ROE) là thước đo hiệu quả tài chính được tính bằng cách chia thu nhập ròng cho vốn chủ sở hữu của cổ đông Vì vốn của sở hữu của cổ đông được tính bằng hiệu của tài sản của công ty sau khi trừ đi các khoản nợ, nên ROE có thể được coi là lợi nhuận của tài sản ròng ROE giúp chủ doanh nghiệp xác định được mức lợi nhuận thu về khi đầu tư vốn vào hoạt động kinh doanh ROE càng cao thì khả năng thu hồi vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp càng lớn.

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) là chỉ số phản ánh được khả năng sinh lời của tổng tài sản gồm cả vốn chủ sở hữu và vốn vay Từ đó, thể hiện hiện tính hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh khả năng sinh lời của một doanh nghiệp trong mối quan hệ với tổng tài sản của nó Tỷ lệ này cho biết một doanh nghiệp đang hoạt động tốt như thế nào bằng cách so sánh lợi nhuận sau thuế mà doanh nghiệp tạo ra với số vốn mà doanh nghiệp đầu tư vào tài sản ROA càng cao chứng tỏ việc quản lý sử dụng các nguồn lực kinh tế có năng suất và hiệu quả hơn.

Các lý thuyết liên quan

1.2.1 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Trade Off Theory Of Capital Structure)

Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (Trade-Off Theory Of Capital Structure) do

Kraus & Litzenberger (1973) phát triển để giải thích vì sao nguồn vốn của các doanh nghiệp thường được tài trợ một phần bằng nợ và một phần bằng vốn cổ phần và tỷ lệ giữa vốn vay và VCSH sẽ là bao nhiêu để tối đa hóa hiệu quả kinh doanh.

Lý thuyết đánh đổi là sự phát triển của định lý MM do Modigliani và Miller (1958) nhưng có tính đến ảnh hưởng của thuế và chi phí phá sản Đây là lý thuyết đặt nền tảng cho sự phát triển của nhiều lý thuyết khác lý thuyết đã nghiên cứu cách các doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc vốn của họ Theo Brealey và Myers (2003) các nhà quản trị tài chính thường xem xét để đưa ra cơ cấu nợ của doanh nghiệp như một sự đánh đổi giữa lá chắn thuế lãi vay và chi phí phá sản Giá trị của doanh nghiệp có thể được tính theo công thức:

V = D + E= VF + PV(1) – PV(2) Trong đó:

 V: Giá trị tài sản của doanh nghiệp

 VF: giá trị doanh nghiệp với tài trợ toàn bộ bằng VCSH

 PV(1): lá chắn thuế lãi vay (giá trị hiện tại của các khoản thuế trong tương lai tiết kiệm được do khấu trừ thuế đối với lãi suất)

 PV(2): chi phí kiệt quệ tài chính (giá trị hiện tại của các chi phí trong tương lai do rủi ro vỡ nợ với đòn bẩy cao hơn)

Lý thuyết đánh đổi truyền thống thừa nhận sự tồn tại của cấu trúc vốn tối ưu,trong đó chỉ ra sự lựa chọn cấu trúc vốn tối ưu của các doanh nghiệp là sự cân bằng của lá chắn thuế doanh nghiệp và chi phí kiệt quệ tài chính Theo đó, cấu trúc vốn mục tiêu là điểm mà tại đó những lợi ích thu được từ việc tăng nợ bị triệt tiêu hết bởi chi phí kiệt quệ tài chính phải gánh Tình trạng kiệt quệ tài chính xảy ra khi doanh nghiệp không đủ khả năng để thực hiện các cam kết cho chủ nợ bởi EBIT thấp hơn tiền lãi phải trả Vì vậy, doanh nghiệp chỉ nên vay nợ đến mức mà khoản lợi thuế từ một đồng vốn vay tăng thêm bằng khoản chi phí khánh kiệt tài chính tăng thêm từ việc vay vốn Đó là lý do khiến các doanh nghiệp không thể tài trợ hoạt động kinh doanh hoàn toàn bằng nợ vay Thay vào đó các doanh nghiệp hướng đến tối ưu hóa tổng giá trị doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc cân bằng này để xác định nên lựa chọn bao nhiêu nợ và bao nhiêu VCSH trong cấu trúc vốn của mình. Điểm xác định cấu trúc vốn tối ưu là tại đó với mỗi lượng nợ tăng thêm thì PV (1) - tấm chắn thuế = PV(2) - chi phí kiệt quệ tài chính Theo Frank và cộng sự (2002), lý thuyết đánh đổi được xem là một trong những lý thuyết nền tảng được sử dụng phổ biến trong các nghiên cứu về cấu trúc vốn

Vận dụng lý thuyết đánh đổi trong nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ, Myers

(1977) cho rằng để xác định được cấu trúc kỳ hạn nợ tối ưu thì các nhà quản trị phải xem xét đến chi phí đại diện trên cơ sở thông tin bất cân xứng Theo đó, cần xem xét sự cân bằng giữa chi phí NNH do đi vay với lãi suất cao hơn so với NDH để tái đầu tư nếu giả định có sự tồn tại kỳ hạn nợ tối ưu, chi phí giao dịch khác nhau với các khoản nợ khác nhau như chi phí phát hành, lợi ích từ lá chắn thuế, chi phí phá sản Theo Flannery (1986) các doanh nghiệp có nguồn lực tài chính tốt thường ưa thích NNH hơn do khả năng dự báo được sức khỏe tài chính, còn Diamond và Rajan (2001) cho rằng các doanh nghiệp có tài chính yếu kém sẽ chấp nhận rủi ro thanh khoản khi sử dụng NNH, thay vì phát hành NDH do các doanh nghiệp này bị đánh giá dựa trên thông tin bất cân xứng.

1.2.2 Lý thuyết chi phí đại diện (Agency Cost)

Lý thuyết chi phí đại diện do Jensen và Meckling (1976) phát triển nhằm giải thích lợi ích của nợ trong việc giảm chi phí đại diện của doanh nghiệp Theo nhà nghiên cứu này, lợi ích và động cơ của các nhà quản lý và cổ đông thường mâu thuẫn với nhau Những xung đột này đặc biệt nghiêm trọng ở những doanh nghiệp có dòng tiền lớn Do đó sẽ phát sinh chi phí đại diện của VCSH khiến cho doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn để giảm chi phí đại diện Theo các nhà nghiên cứu này khi tỷ trọng nợ tăng, các nhà quản trị doanh nghiệp phải chú ý hơn khi đưa ra các quyết định điều hành, khi đó sử dụng vốn vay và vay thêm nợ mới tạo áp lực cho nhà quản lý doanh nghiệp hành động hiệu quả hơn Tuy nhiên, khi vay nợ tăng, doanh nghiệp lại phát sinh thêm chi phí đại diện của vốn nợ do bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và các chủ nợ Cổ đông của doanh nghiệp là chủ sở hữu, có quyền quyết định các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trong khi đó, chủ nợ chỉ là những người cho doanh nghiệp vay vốn và không có quyền tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Chi phí đại diện phát sinh khi doanh nghiệp tham gia các dự án đầu tư có lợi cho cổ đông hơn chủ nợ như đầu tư vào các dự án rủi ro cao, kỳ vọng đem lại nhiều lợi ích cho cổ đông nhưng có thể gây thiệt hại cho chủ nợ do nguy cơ phá sản tăng Mức độ bất cân xứng thông tin giữa doanh nghiệp và chủ nợ càng lớn thì chi phí đại diện của vốn nợ càng cao

Theo Myers (1977) sử dụng NNH sẽ giúp doanh nghiệp tránh được các vấn đề đầu tư quá mức với các dự án rủi ro Điều này sẽ làm giảm chi phí đại diện thông qua cơ chế giám sát thường xuyên từ nhà đầu tư Bên cạnh đó lý thuyết này đề xuất kỳ hạn nợ nên tăng lên cùng với sự gia tăng quy mô doanh nghiệp Theo Myers(1977), doanh nghiệp nên sử dụng NNH để tài trợ cho tài sản ngắn hạn và NDH tài trợ cho tài sản dài hạn Việc xây dựng cấu trúc kỳ hạn nợ hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu các xung đột giữa cổ đông và các chủ nợ, từ đó giảm được chi phớ đại diện của nợ Tuy nhiờn Demirgỹỗ-Kunt và Vojislav (1999) cho rằng cỏc doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt thì cần phải phát triển các nguồn lực bên trong và cố gắng giảm các kỳ hạn nợ để giải quyết mâu thuẫn giữa các bên có liên quan.

1.2.3 Lý thuyết tín hiệu (Signalling Theory)

Lý thuyết tín hiệu được phát triển qua các nghiên cứu về thị trường lao động của Spence (1983) Lý thuyết tín hiệu dựa trên nền tảng thông tin bất cân xứng, nó mô tả hành vi giữa hai bên khi mỗi bên có quyền tiếp cận thông tin khác nhau Tại doanh nghiệp cổ phần thông tin bất cân xứng xuất hiện trong quan hệ nhà quản lý với các cổ đông và trong quan hệ doanh nghiệp với các bên liên quan Trong khi các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp có nhiều thông tin về tình hình hoạt động của doanh nghiệp thì các cổ đông, các chủ nợ sẽ tiếp nhận thông tin dựa trên sự công bố của nhà quản lý Sự che đậy thông tin của các nhà điều hành sẽ khiến các cổ đông khó khăn trong quá trình ra quyết định, từ đó gây bất lợi cho họ Đối với các bên liên quan nếu doanh nghiệp không phát tín hiệu hoặc phát tín hiệu không chính xác cho họ thì họ có thể đưa ra các quyết định sai lần và dẫn đến những tổn thất nặng nề Do đó theo lý thuyết tín hiệu, để giảm thiểu sự bất cân xứng thông tin, các doanh nghiệp cần phát tín hiệu cho các bên liên quan Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp thường có xu hướng phát tín hiệu có lợi cho doanh nghiệp và cố tình che đậy những yếu kém để gia tăng sức cạnh tranh nhằm thu hút vốn đầu tư Nói cách khác, lý thuyết tín hiệu giải thích việc nhà quản lý có thể vận dụng các công cụ để cung cấp thông tin có lợi nhất về doanh nghiệp cho các bên liên quan đặc biệt là các nhà đầu tư Áp dụng lý thuyết tín hiệu vào phân tích cấu trúc kỳ hạn nợ của doanh nghiệp, Flannery (1986) và Diamond & Rajan (2001) kết luận rằng sử dụng NNH cho thấy doanh nghiệp có tín hiệu tốt về tình hình tài chính Tương tự Jun và Jen (2003) cũng tìm thấy rằng doanh nghiệp có tài chính tốt sẽ sử dụng nhiều NNH hơn vì họ kiểm soát được rủi ro tài chính và rủi ro lãi suất của nợ vay ngắn hạn Như vậy việc lựa chọn kỳ hạn nợ của doanh nghiệp chính là việc phát tín hiệu cho các bên liên quan về sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.

Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài

1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Thực tế, trên thế giới đặc biệt là các nước phát triển cấu trúc kỳ hạn nợ tối ưu là một đề tài khá phổ biến điển hình như nghiên cứu của Barclay & Smith (1995); Stephan, Talavera & Tsapin (2011); Cai, Fairchild & Guney (2008) Nhiều nghiên cứu khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng đề xuất cấu trúc kỳ hạn nợ là một nhân tố có tác động đáng kể như Abor (2005);Gasti và cộng sự (2010); Fatmasari (2011); Vătavu (2014); Pradhan, Shyam &Khadka (2017)… Nghiên cứu này sẽ tập trung xem xét tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam do đó phần này tác giả sẽ tập trung hệ thống lại các nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh cấu trúc kỳ hạn nợ có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp đại chúng nói chung và các ngân hàng niêm yết nói riêng.

Cấu trúc kỳ hạn nợ và lợi nhuận của doanh nghiệp

Abor (2005) kiểm tra mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Ghana trong khoảng thời gian

5 năm từ 1998-2002 Tác giả này sử dụng lợi nhuận trên VCSH để phản ánh khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu Phân tích hồi quy được sử dụng trong ước lượng các hàm liên quan đến lợi nhuận trên VCSH với các biến số đại diện cho cấu trúc vốn Kết quả cho thấy tỷ lệ NNH trên TTS có tác động cùng chiếu đến lợi nhuận trên VCSH trong khi tỷ lệ NDH thì lại cho thấy mối quan hệ ngược lại với lợi nhuận trên VCSH Bên cạnh đó kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có tồn tại mối quan hệ tích cực đáng kể giữa hệ số nợ trên TTS và tỷ suất sinh lời trên VCSH của các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Ghana giai đoạn 1998-2002.

Gill và cộng sự (2011) tìm cách mở rộng những phát hiện của Abor (2005) về tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời bằng cách xem xét ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp dịch vụ và sản xuất của

Mỹ Nghiên cứu được sử dụng trên một mẫu dữ liệu của 272 doanh nghiệp đang niêm yến trên sàn chứng khoán New York trong giai đoạn 2005-2007 Nghiên cứu sử dụng phân tích tương quan và hồi quy mô hình để kiểm tra các hàm liên quan đến khả năng sinh lời (được đo lường bằng lợi nhuận trên VCSH) với các biện pháp cấu trúc vốn Kết quả thực nghiệm cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa NNH trên TTS và khả năng sinh lời và tổng nợ trên TTS và khả năng sinh lời trong ngành dịch vụ Những phát hiện của nghiên cứu này cho thấy một tỷ số NNH trên TTS có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất trong mẫu nghiên cứu Trong khi NDH trên TTS và tổng nợ trên TTS có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời trong ngành sản xuất

Nghiên cứu của Habib và cộng sự (2016) tập trung nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ đối với lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhiều biến độc lập đã được đưa vào nghiên cứu để điều tra tác động của nợ đến lợi nhuận của các doanh nghiệp với bằng chứng thực nghiệm từ lĩnh vực phi tài chính của Pakistan Các nhà nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng trong 10 năm, từ 2003- 2012 Lợi nhuận trên tài sản được sử dụng làm thước đo khả năng sinh lời và là biến phụ thuộc, trong khi đó; NNH trên TTS, NDH trên tổng tài tài sản, tổng nợ trên tài sản được sử dụng làm biến độc lập, trong khi quy mô, tăng trưởng doanh số và cơ hội tăng trưởng được sử dụng làm biến kiểm soát Phân tích hồi quy hiệu ứng ngẫu nhiên được sử dụng để tìm hiểu tác động của nợ lên khả năng sinh lời Kết quả cho thấy NNH trên TTS, NDH trên TTS và tổng nợ trên TTS đều có tác động tiêu cực đến lợi nhuận của các doanh nghiệp được xem xét đến trong nghiên cứu.

Uremadu & Onyekachi (2018) xem xét tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp ở Nigeria, đặc biệt tập trung vào các doanh nghiệp thuộc ngành hàng tiêu dùng của nền kinh tế Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu này là dữ liệu thứ cấp được lấy từ báo cáo thường niên và báo cáo tài chính của bốn doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng được niêm yết trên sàn chứng khoán Sở giao dịch chứng khoán Nigeria, giai đoạn từ 2002 đến 2016 Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) đã được sử dụng để hồi quy mô hình nghiên cứu Kết quả cho thấy tác động tiêu cực và không đáng kể của cấu trúc vốn đối với lợi nhuận trên TTS của doanh nghiệp trong lĩnh vực doanh nghiệp hàng tiêu dùng của Nigeria Tỷ lệ NDH trên TTS có tác động tiêu cực và không đáng kể đến lợi nhuận trên tài sản, trong khi tỷ lệ nợ trên VCSH cũng có tác động tiêu cực và không đáng kể.

Do đó, nghiên cứu đã kết luận rằng cấu trúc vốn không phải là yếu tố chính quyết định khả năng sinh lời của doanh nghiệp.

Như vậy, việc nghiên cứu cơ cấu kỳ hạn nợ tập trung vào việc kiểm chứng và lý giải các quyết định lựa chọn cơ cấu kỳ hạn nợ của doanh nghiệp Các nghiên cứu đầu tiên về cấu trúc kỳ hạn nợ từ những năm 1980 đến giữa những năm 1990 bao gồm Brick và Ravid (1985), Flannery (1986), Barclay và Smith (1995), Diamond

(1991), Stohs và Mauer (1996), Phần lớn các học giả này đều tập trung nghiên cứu cấu trúc nợ của các doanh nghiệp ở các nước phát triển Các nghiên cứu đầu tiên ủng hộ việc sử dụng NNH của các doanh nghiệp bao gồm nghiên cứu của Flannery (1986), Ooi (1999), Myers (1977), Các nghiên cứu ủng hộ việc sử dụng NDH của doanh nghiệp bao gồm nghiên cứu của Brick và Ravid (1985; 1991), Stohs và Mauer (1996) và trong thời gian gần đây nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ đã trở thành mối quan tâm tại nhiều nền kinh tế mới nổi như Habib và cộng sự (2016); Pradhan, Shyam & Khadka (2017),Uremadu & Onyekachi (2018)

Cấu trúc kỳ hạn nợ và lợi nhuận của ngân hàng

Amidu (2007) điều tra các động lực liên quan đến việc xác định cấu trúc vốn của các ngân hàng ở Ghana Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy bảng trong việc kiểm tra cấu trúc vốn của các ngân hàng ở Ghana Kết quả của nghiên cứu này cho thấy lợi nhuận, thuế doanh nghiệp, tăng trưởng, cơ cấu tài sản và quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến quyết định cơ cấu vốn hoặc tài chính của ngân hàng Phát hiện quan trọng của nghiên cứu này là, hơn 87% tài sản của ngân hàng được tài trợ bằng nợ và trong số này, NNH dường như chiếm hơn 3/4 nguồn vốn của ngân hàng Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của các khoản NNH so với các khoản NDH trong hoạt động tài trợ của các ngân hàng Ghana.

Gatsi và cộng sự (2010) đã nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn đến khả năng sinh lời ở các ngân hàng Ghana bằng cách sử dụng hồi quy dữ liệu bảng Nghiên cứu thực hiện trên mẫu gồm 14 ngân hàng trong giai đoạn 1997-2006 Các học giả này quan sát thấy rằng 87% tổng số vốn của các ngân hàng ở Ghana được hình thành từ nợ Trong số này, 65% NNH trong khi 22% là NDH Điều này đã nhấn mạnh lại thực tế là các ngân hàng là những tổ chức có đòn bẩy tài chính cao và cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các khoản NNH so với các khoản NDH trong hoạt động cấp vốn ngân hàng ở Ghana Kết quả hồi quy mô hình chỉ ra quy mô ngân hàng có tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Hay nói cách khác các ngân hàng lớn hơn có xu hướng có tỷ suất lợi nhuận thấp hơn và phù hợp với các mô hình nhấn mạnh sự kém hiệu quả của quy mô, trong khi đó tỷ lệ NNH và dài hạn trên TTS được tìm thấy là không có tác động đến ROE của các NHTM tại Ghana.

Nghiên cứu của Pradhan, Shyam & Khadka (2017) kiểm tra tác động của việc vay nợ đối với tỷ suất sinh lời của các NHTM ở Nepal Khả năng sinh lời của ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất sinh lời trên tài sản, lợi nhuận trên VCSH và biên lãi ròng Các biến độc lập là NNH trên TTS, NDH trên TTS, tổng nợ trên TTS, tỷ lệ nợ trên VCSH, quy mô ngân hàng và khả năng chi trả lãi vay Các tác giả tiến hành nghiên cứu trên dữ liệu của 22 NHTM của Nepal trong giai đoạn 2008-2014 Kết quả cho thấy NNH trên TTS có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng Bên cạnh đó tỷ lệ chi trả lãi vay và quy mô của các ngân hàng cũng được tìm thấy là có tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng Trong khi đó NDH trên TTS, tổng nợ trên TTS, nợ trên VCSH được tìm thấy là có mối quan hệ tiêu cực đến ROA của các NHTM tại Nepal

Musah (2018) kiểm tra ảnh hưởng của cấu trúc vốn (được đo lường bằng tỷ lệ NNH, tỷ lệ NDH và tổng tỷ lệ nợ) đến tỷ suất sinh lời (được đo lường bằng ROA và ROE ) của các NHTM ở Ghana Đối tượng nghiên cứu của tác giả này là 23 ngân hàng tại Ghana trong khoảng thời gian 2010-2015 Dữ liệu được tổng hợp từ các báo cáo tài chính hàng năm của các ngân hàng Dữ liệu được phân tích bằng thống kê mô tả, phân tích tương quan cũng như phân tích hồi quy bảng Kết quả cho thấy các ngân hàng ở Ghana có đòn bẩy tài chính cao với nợ chiếm 84% tổng nguồn vốn, trong đó 77% là NNH mặc dù VCSH tối thiểu của các ngân hàng này tăng lên Kết quả phân tích mô hình hồi quy cho thấy tỷ lệ NNH và tỷ lệ NDH có tác động tiêu cực đến ROA và ROE của các ngân hàng ở Ghana Tuy nhiên, tổng tỷ lệ nợ có liên quan tích cực đến khả năng sinh lời của các ngân hàng ở Ghana Trong khi đó quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ chủ sở hữu nước ngoài và tuổi của ngân hàng có mối quan hệ tích cực với khả năng sinh lời của ngân hàng trong khi tăng trưởng tiền gửi của khách hàng có mối quan hệ ngược chiều với khả năng sinh lời của ngân hàng Kết quả cho thấy rằng các NHTM ở Ghana phụ thuộc vào nguồn tài chính ngắn hạn (tiền gửi) làm giảm tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng và do đó các ngân hàng nên chuyển trọng tâm tài chính của họ từ tiền gửi sang các nguồn khác

Neupane (2020) kiểm tra các yếu tố có tác động đến tỷ suất sinh lời của cácNHTM Nepal Nghiên cứu này sử dụng số liệu thống kê mô tả để mô tả khả năng sinh lợi của các ngân hàng Nepal và các yếu tố quyết định Hơn nữa, mức độ tương quan giữa các chỉ số khác nhau về khả năng sinh lời và các yếu tố quyết định nó đã được đánh giá bằng cách tính toán hệ số tương quan Cuối cùng, nghiên cứu này đã áp dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để điều tra các yếu tố quyết định và tác động của chúng đến lợi nhuận của các NHTM Nepal Phân tích cho thấy khả năng sinh lời của ngân hàng được đo bằng ROA của các NHTM Nepal bị ảnh hưởng đáng kể bởi tỷ lệ tập trung, sự phát triển của ngành ngân hàng, tăng trưởng GDP, lạm phát và tỷ giá hối đoái theo hướng ngược lại thay vì bị ảnh hưởng đáng kể bởi các yếu tố bên trong như quy mô ngân hàng, cơ cấu vốn, huy động vốn, cho vay, hoạt động ngoại bảng và số lượng chi nhánh

Như vậy, các nghiên cứu về tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đối với khả năng sinh lời của ngân hàng đã đưa ra nhiều kết quả khác nhau Một số nghiên cứu cho rằng khoản nợ có kỳ hạn dài hơn có tác động tích cực đến khả năng sinh lời, trong khi những nghiên cứu khác lại phát hiện ra rằng khoản nợ có kỳ hạn ngắn hơn có tác động thúc đẩy khả năng tạo ra lợi nhuận của ngân hàng như Pradhan, Shyam & Khadka (2017); Gatsi và cộng sự (2010) và tỷ lệ NDH lớn hơn dẫn đến giảm tỷ suất lợi nhuận cho các ngân hàng như Musah (2018)

Khoảng trống nghiên cứu

Thông qua việc tổng hợp các nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến cấu trúc kỳ hạn nợ và tác động của nó đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng nói riêng, tác giả nhận thấy các nghiên cứu xem xét tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp còn chưa nhiều, đặc biệt tại Việt Nam Đồng thời các đề tài nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ hay tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp thường tiến hành nghiên cứu tổng thể các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán nói chung Trong khi đó, trên thị trường chứng khoán còn phân ra nhiều nhóm ngành, mỗi nhóm ngành sẽ có những đặc trưng, mục tiêu hoạt động không giống nhau Hiện số lượng nghiên cứu về từng nhóm ngành còn hạn chế Vì vậy, việc nghiên cứu cụ thể vào một lĩnh vực là điều cần thiết Trước nhu cầu cấp thiết đối với việc nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc kỳ hạn nợ tác động đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp nói chung và của doanh nghiệp ngành ngân hàng nói riêng, tác giả thấy cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn nữa

Bên cạnh đó các nghiên cứu hiện có, gồm cả trong nước và ngoài nước, chủ yếu xác định các yếu tố tác động đến cấu trúc kỳ hạn nợ hay cấu trúc kỳ hạn nợ tác động đến yếu tố đầu tư, giá trị doanh nghiệp như thế nào Về phía tỷ suất lợi nhuận, các bài nghiên cứu chủ yếu là nghiên cứu các nhân tố tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp, tác động của nợ, đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với nghiên cứu cấu trúc kỳ hạn nợ tác động đến tỷ suất lợi nhuận, hiện nay tại Việt Nam chủ yếu là cấu trúc vốn tác động đến lợi nhuận, các nghiên cứu về cấu trúc kỳ hạn nợ tác động đến tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp hiện nay còn hạn chế hoặc chưa có Đồng thời các kết quả tổng quan nghiên cứu còn có nhiều tranh luận khác nhau về tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến lợi nhuận của doanh nghiệp do sự khác biệt về lĩnh vực, thời kỳ và phương pháp nghiên cứu

Mặt khác, các nghiên cứu thường chỉ đánh giá tổng quan tác động của nợ đến lợi nhuận, chưa đi phân tích sâu vào cấu trúc của nợ sẽ ảnh hưởng ra sao đến tỷ suất lợi nhuận Như đã đề cập, cấu trúc kỳ hạn nợ hiện nay được chia ra gồm NNH và NDH Với mỗi loại tỷ lệ nợ vay hiện đang có trong các doanh nghiệp, việc sử dụng hợp lý, hiệu quả hay không hiệu quả sẽ đem lại tác động đến tỷ suất lợi nhuận một cách tích hay tiêu cực Mỗi doanh nghiệp trong mỗi ngành sẽ lại có những ảnh hưởng, tác động khác nhau Vậy nên cần phân tích cụ thể hơn nữa tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ, không chỉ phân tích mỗi tổng quan nợ hiện nay.

Tại Việt Nam số nghiên cứu về tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của các NHTM cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán chưa có nhiều trong khi đó ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng của nền kinh tế, sự hoạt động ổn định, hiệu quả của hệ thống ngân hàng sẽ giúp thúc đẩy sự ổn định và phát triển kinh tế của quốc gia Trong khi đó, kinh tế của nước ta đang từng bước chuyển mình và phát triển song thị trường tài chính chưa phát triển đầy đủ, còn nhiều hạn chế nên vấn đề cơ cấu kỳ hạn nợ của các ngân hàng niêm yết tại Việt

Nam càng trở nên phức tạp Do thị trường nợ Việt Nam còn quá mới nên các nghiên cứu về lựa chọn cơ cấu kỳ hạn nợ còn hạn chế Với đặc trưng của thị trường hiện có, đòn bẩy tài chính, cách thức huy động và sử dụng nợ vay, cấu trúc kỳ hạn nợ hay tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng cũng sẽ có một số điểm khác biệt so với các quốc gia phát triển khác trên thế giới Bởi sự khác biệt vậy, khi sử dụng xem xét nhân tố cấu trúc kỳ hạn nợ tác động đến tỷ suất lợi nhuận doanh nghiệp ở Việt Nam, sẽ có thể phát sinh ra một số kết quả khác với các nghiên cứu trước đó Đặc biệt là quy mô mẫu nghiên cứu và khoảng thời gian nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây còn nhiều tương đối hạn chế Dựa vào những hạn chế, khoảng trống nghiên cứu được liệt kê, phân tích phía trên cũng như sự cần thiết của việc nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc kỳ hạn nợ đến một nhóm ngành quan trọng tại Việt Nam, tác giả lựa chọn nghiên cứu tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2020 làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Mục đích của bài nghiên cứu là đánh giá tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp Dựa trên các nghiên cứu gốc của nợ tác động đến lợi nhuận, cũng như cấu trúc kỳ hạn nợ tác động đến cái nhân tố khác trong các nghiên cứu trước đây, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu sau:

Sơ đồ 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất

Với mô hình nghiên cứu trên, phương trình hồi quy tổng quát của nghiên cứu sẽ được viết như sau:

ROA = β 0 + β 1 *CTN + β 2 *CIR + β 3 *NPL + β 4 *SIZE + β 5 *LDR +β 6 *VTS + β 7 *CPI + ε it

Trong đó: CTN là cấu trúc kỳ hạn nợ; CIR là hệ số chi phí hoạt động; NPL là tỷ lệ nợ xấu; SIZE là quy mô ngân hàng; LDR là tỷ lệ cho vay/ tiền gửi khách hàng; VTS là tỷ lệ cho vay/ TTS và CPI là lạm phát.

Cấu trúc kỳ hạn nợ đã được nhiều nhà nghiên cứu chứng minh có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, song về chiều hướng và mức độ tác động thì sẽ khác nhau phụ thuộc vào đối tượng nghiên cứu của mỗi học giả Chẳng hạn Pradhan, Shyam & Khadka (2017) xem xét tác động của việc vay nợ đối với khả năng sinh lời của các NHTM ở Nepal, cho thấy khả năng sinh lời có quan hệ tỷ lệ nghịch với NDH trên TTS và quan hệ thuận chiều với NNH trên TTS.Tuy nhiên, các nghiên cứu về tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng hiện nay vẫn còn hạn chế, cả ở trong nước và ngoài nước Vì vậy các giả thuyết nghiên cứu đưa ra dưới đây sẽ là những giả thuyết của tác giả đặt ra ở nghiên cứu này. Trong nghiên cứu này cấu trúc kỳ hạn nợ được đại diện bằng tỷ lệ NDH trên tổng nợ của các ngân hàng dó đó tác giả đặt ra giả thuyết H1 như sau:

Giả thuyết H1: Cấu trúc kỳ hạn nợ (tỷ lệ NDH trên tổng nợ) có tác động tích cực đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam.

Chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động là tỷ lệ đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng Chi phí hoạt động so với thu nhập hoạt động càng thấp, điều đó có nghĩa là hoạt động của ngân hàng trong việc kiểm soát chi phí hoạt động càng hiệu quả, với sự tồn tại của hiệu quả chi phí, lợi nhuận mà ngân hàng thu được sẽ càng lớn Nhiều nghiên cứu đã minh chứng hệ số chi phí hoạt động có tác động làm giảm tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng chẳng hạn như Sihotang, Hasanah & Hayati (2022); Hasan và cộng sự (2022) Do đó giả thuyết H2 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H2: Hệ số chi phí hoạt động có tác động ngược chiều đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam.

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng Các nghiên cứu về tác động của tỷ lệ nợ xấu đến lợi nhuận ngân hàng trong nước và trên thế giới hiện nay rất đa dạng Nhiều nghiên cứu tìm thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều cũng có những nghiên cứu lại bất ngờ tìm thấy tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến lợi nhuận của các ngân hàng Chẳng hạn như Nguyễn Thị Hồng Vinh và Nguyễn Minh Sáng (2018) thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời của các ngân hàng tại Việt Nam kết quả cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và khả năng sinh lời của các NHTM trong mẫu nghiên cứu là tiêu cực Trong khi đó nghiên cứu của Boahene và cộng sự (2012) lại khám phá ra mối quan hệ cùng chiều và tương đối lớn giữa rủi ro tín dụng đối với khả năng sinh lời hoặc hiệu quả hoạt động của ngân hàng Kết quả này chỉ ra rằng khi rủi ro vỡ nợ của khách hàng đối với các khoản tín dụng của ngân hàng tăng lên, ngân hàng có thể tăng khả năng sinh lời Theo những nhà nghiên cứu này khi tồn tại những rủi ro về mất vốn các NHTM có thể đặt một mức lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro, điều này luôn dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao hơn Do nghiên cứu được thực hiện với các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam do đó giả thuyết H3 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H3: Tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam.

Theo Anggari và Dana (2020), tỷ lệ cho vay trên tiền gửi là tỷ lệ được sử dụng để đo lường mức độ cho vay của ngân hàng Ngân hàng cấp tín dụng càng cao thì khả năng thu được lợi nhuận càng cao Việc thanh toán tiền lãi thu được từ các khoản thanh toán tín dụng của khách hàng sẽ giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận. Việc tăng số tiền lãi có thể làm tăng khả năng sinh lời của ngân hàng Theo Saleh & Winarso (2021), tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng càng cao thì rủi ro về thanh khoản của ngân hàng càng cao Theo Gelos (2006); Anggari và Dana (2020) và Saleh & Winarso (2021) tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng có tác động tích cực đến ROA của các ngân hàng Nghiên cứu của Lê Đồng Duy Trung (2020) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng và tỷ suất sinh lời trên TTS là ngược chiều trong khi không tồn tại mối quan hệ với tác động đến tỷ suất sinh lời trên VCSH Bằng những lập luận trên, giả thuyết H4 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H4: Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng có tác động tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam.

Quy mô ngân hàng là một chỉ số dùng để xem quy mô của một ngân hàng. Theo Anggari và Dana (2020) quy mô của doanh nghiệp sẽ có tác động đến doanh thu mà doanh nghiệp nhận được Quy mô ngân hàng càng lớn thì khả năng sinh lời của ngân hàng càng tăng Vernanda & Widyarti (2016) cho rằng các doanh nghiệp lớn nói chung có TTS lớn và có khả năng tạo ra lợi nhuận lớn, Nhiều nghiên cứu trên thế giới như Malik và cộng sự (2015); Boahene và cộng sự (2012); Pradhan, Shyam & Khadka (2017) đều tìm thấy bằng chứng cho thấy quy mô ngân hàng có tác động tích cực và đáng kể đến khả năng sinh lời của ngân hàng Do đó giả thuyết H5 được đặt ra như sau:

Giả thuyết H5: Quy mô ngân hàng có tác động cùng chiều đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam.

Theo Vong và Chan (2009), tiền gửi càng nhiều được chuyển đổi thành vốn vay càng nhiều thì lợi nhuận các ngân hàng càng cao song trong nhiều trường hợp sự tăng nhanh của các khoản vay sẽ dẫn đến chi phí phải trả cho các khoản tài trợ sẽ cao hơn và điều này có thể dẫn đến tác động tiêu cực đến lợi nhuận Trong nghiên cứu thực nghiệm của mình Vong và Chan (2009) đã nhận thấy rằng tỷ lệ cho vay trên TTS cao hơn có thể không nhất thiết dẫn đến mức lợi nhuận cao hơn Do điều kiện thị trường tín dụng cạnh tranh và các đợt cắt giảm lãi suất liên tiếp, chênh lệch lãi suất, tức là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sinh lời trở nên hẹp hơn Mức chênh lệch thấp hơn cùng với dự phòng rủi ro cho vay cao hơn dẫn đến khả năng sinh lời thấp hơn Do đó, thay vì quy mô khoản vay, điều quan trọng là mức chênh lệch và chất lượng của khoản vay Ramlan & Adnan (2016) lại tìm thấy rằng tỷ lệ cho vay trên TTS có tác động thúc đẩy lợi nhuận của các ngân hàng tại Malaysia.Như vậy tác động của tỷ lệ tiền gửi trên TTS đến lợi nhuận của các ngân hàng sẽ còn phụ thuộc vào mẫu nghiên cứu của mỗi học giả do đó trong nghiên cứu này giả thuyết H6 được phát biểu như sau:

Giả thuyết H6: Tỷ lệ cho vay trên TTS có tác động ngược chiều đến tý suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam.

Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực của đồng tiền do đó chi phí, doanh thu của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng theo sự biến động của lạm phát Tùy thuộc vào việc dự báo của lạm phát, mức đô biến động mà lạm phát có thể tác động cùng chiều hoặc ngược chiều đến tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp (Perry, 1992) Khi lạm phát được dự báo trước thì các ngân hàng có thể điều chỉnh để giảm thiểu ảnh hưởng của lạm phát đến kết quả kinh doanh bằng cách điều chỉnh lãi suất Khi lạm phát được dự báo tăng ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động đồng thời tăng lãi suất cho vay để đảm bảo vừa thu hút được khách hàng gửi tiết kiệm vừa gia tăng thu từ cho vay Ngược lại, nếu lạm phát không được dự báo trước, ngân hàng có thể sẽ bị động, không kịp thời có biện pháp điều chỉnh lãi suất phù hợp do đó có thể khiến cho chi phí tăng với tốc độ nhanh hơn doanh thu Nhưng hầu hết các nghiên cứu đều quan sát tác động tích cực giữa lạm phát và lợi nhuận (Hassan và Bashir, 2003; Kosmidou và cộng sự, 2005) do đó trong nghiên cứu này tác giả đặt ra giả thuyết H7 như sau:

Giả thuyết H7: Lạm phát có tác động ngược chiều đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam.

Bảng 2.1 Kỳ vọng dấu các biến số trong mô hình

Biến số Ký hiệu Kỳ vọng dấu

Tỷ suất sinh lời trên TTS ROA N/A

Cấu trúc kỳ hạn nợ CTN +

Hệ số chi phí hoạt động CIR -

Tỷ lệ nợ xấu NPL -

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi khách hàng SIZE +

Chỉ số giá tiêu dùng CPI +/-

Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (VTS) VTS +

Nguồn: Tác giả tổng hợp

2.1.3 Mô tả và đo lường biến trong mô hình

Tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng: Trong các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu có xu hướng lựa chọn chỉ tiêu ROA, được tính thông qua tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên TTS bình quân hoặc ROE được tính qua tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế trên VCSH của doanh nghiệp Tuy nhiên ROA thường được các nhà phân tích thị trường sử dụng rộng rãi hơn bởi nó đánh giá và đo lường hiệu quả của tài sản trong việc tạo ra thu nhập, là tỷ lệ được chọn để đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp do không bị bóp méo bởi ROE có thể bị ảnh hưởng bởi những thay đổi trong VCSH, chẳng hạn như mua lại cổ phiếu, phát hành cổ phiếu mới hoặc thay đổi trong thông lệ kế toán Những thay đổi này có thể gây khó khăn cho việc đánh giá chính xác khả năng sinh lời của doanh nghiệp ROE cũng sẽ không phản ánh đúng khả năng sinh lời của doanh nghiệp nếu doanh nghiệp tài trợ một phần cho hoạt động kinh doanh bằng nợ vay. Trong khi đó các NHTM với vai trò là trung gian tài chính đi vay để cho vay do đó VCSH trên tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng không cao do đó dùng ROE là không đủ để phản ánh đầy đủ và chính xác tỷ suất sinh lời của ngân hàng Do đó trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng chỉ tiêu ROA để đại diện cho tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng được nghiên cứu Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng trong nghiên cứu này được thể hiện bởi lợi nhuận sau thuế trên TTS, tính theo công thức sau:

ROA=Lợi nhuận sau thuế

Cấu trúc kỳ hạn nợ: Đề cập đến cấu trúc nợ theo kỳ hạn của các khoản nợ trong ngân hàng Thời hạn của nợ được chia thành 2 loại là NNH (kỳ hạn nhỏ hơn

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Để phân tích tác động của cấu trúc kỳ hạn nợ đến tỷ suất lợi nhuận của các

NHTM niêm yết tại Việt Nam, tác giả nghiên cứu trên dữ liệu thứ cấp của 19 NHTM cổ phần đang niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE và HNX trong khoảng thời gian từ năm

2012 – 2020 Các chỉ số tài chính sẽ được thu thập từ báo cáo tài chính ( bảng cân đối kế toán, kết quả kinh doanh, bảng lưu chuyển tiền tệ), báo cáo thường niên,… của các ngân hàng và dữ liệu từ Internet Sau đó tác giả tiến hành làm sạch và xử lý số liệu thông qua phần mềm Stata 14 Tổng số quan sát trong nghiên cứu này là 171 quan sát.

2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

Các chỉ tiêu sẵn có được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng trong giai đoạn 2012-2020 sẽ được tính toán bằng phần mềm Excel để có các chỉ tiêu cần thiết cho mô hình nghiên cứu Các dữ liệu này sau đó được đưa vào phần mềm Stata 14 dưới dạng dữ liệu bảng Với kết cấu dữ liệu bảng gồm hai thành phần: thành phần dữ liệu theo chuỗi thời gian (time series) và thành phần dữ liệu chéo (cross – section), sử dụng kết hợp hai thành phần sẽ đem lại kết quả đẩy đủ, có độ tin cậy và phù hợp cao hơn Đặc biệt nếu các nhà nghiên cứu muốn nhìn nhận vấn đề theo thời gian thì sử dụng dữ liệu bảng là rất phù hợp Đồng thời dữ liệu bảng cũng sẽ giúp các nhà nghiên cứu phân tích được sự khác biệt giữa các nhóm đối tượng nghiên cứu

Trong phân tích dữ liệu bảng phương pháp cơ bản và phổ biến nhất được sử dụng là thống kê mô tả thông qua hệ thống bảng hiểu, sơ đồ Từ thống kê mô tả nhà nghiên cứu có thể thấy được đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu từ đó có thể phân tích, đánh giá khái quát về các chỉ số nghiên cứu Do nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng do đó để kiểm định các giả thuyết hồi quy, tác giả tiến hành ước lượng mô hình theo các phương pháp bao gồm ước lượng bình phương nhỏ nhất, ước lượng tác động cố định, ước lượng tác động ngẫu nhiên, ước lượng sai số chuẩn hiệu chỉnh.

Thống kê mô tả: dùng để mô tả những đặc điểm chung của các biến số trong nghiên cứu Thông qua thống kê mô tả các nhà nghiên cứu có thể quan sát được khái quát về mẫu nghiên cứu thông qua giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, Bên cạnh đó các nhà nghiên cứu có thể kết hợp với hệ thống đồ thị, bảng biểu để mô tả dữ liệu tốt hơn Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

 Biểu diễn dữ liệu bằng các đồ thị hoặc các lược đồ mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

 Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu sử dụng các giá trị đại diện để khái quát về dữ liệu;

 Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu.

Phân tích dãy số thời gian: dãy số thời gian là dãy các trị số được sắp xếp theo thứ tự thời gian của chỉ tiêu thống kê Nghiên cứu sử dụng các chỉ tiêu tài chính của các NHTM đang niêm yết trên SGD HNX và HOSE giai đoạn 2012 –

2020 do đó tác giả sẽ tiến hành phân tích dãy số thời gian theo các phương thức sau:

 Lượng tăng (giảm) tuyệt đối: được sử đụng để phản ánh sự thay đổi tuyệt đối của các chỉ tiêu tài chính qua các năm

 Tốc độ phát triển: phản ánh sựu thay đổi và tốc độ biến động của các chỉ tiêu tài chính qua các năm Để tính tốc độ phát triển thì cần xác định kỳ gốc và lấy giá trị chỉ tiêu tại kỳ nghiên cứu cho giá trị của hiện tượng ở kỳ gốc

 Tốc độ tăng (giảm) là chỉ tiêu phản ánh nhịp độ tăng (giảm) tương đối giữa các chỉ tiêu tài chính qua các năm Sử dụng chỉ số này nhà nghiên cứu cũng cần quan tâm xác định kì gốc phù hợp với mục tiêu nghiên cứu Chỉ tiêu này có thể là mức độ tăng trưởng theo lần hoặc %

 Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn là chỉ tiêu phản ánh một lượng tuyệt đối cụ thể là bao nhiêu mỗi khi 1% của tốc độ tăng (giảm) liên hoàn thì tương ứng hiện tượng nghiên cứu tăng thêm (hoặc giảm đi).

Phân tích hồi quy với số liệu bảng

Phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (Pooled OLS): Mô hình Pooled OLS là phương pháp ước lượng trong đó số liệu về các quan sát khác nhau được gộp chung lại không tính đến sự khác biệt về thời gian hay sự khác biệt giữa các phần tử chéo

Trong đó: i là chỉ số cá thể, t là chỉ số thời gian.

Các giả định sai số u it

Trung bình bằng 0 và phương sai không đổi.

- Không có tương quan theo thời gian hay theo phần tử chéo giữa các sai số.

- Không có tương quan với các biến độc lập x.

Phương pháp hồi quy Pooled OLS là phương pháp phổ biến được sử dụng trong kinh tế lượng Ưu điểm của phương pháp này là nó tương đối đơn giản lại có hiệu quả cao Trong nghiên cứu này sử dụng dữ liệu bảng do đó nếu dùng ước lượng Pooled OLS thì có thể dẫn đến nhiều vi phạm chẳng hạn như Pooled OLS bị ràng buộc chặt chẽ bởi các đơn vị chéo, trong thực tế điều này là khó xảy ra Do đó nếu dữ liệu bảng được ước lượng bằng Pooled OLS có thể dẫn đến một số kết quả bị bóp méo, gây sai lệch và không có độ tin cậy cao Để khắc phục các vấn đề gặp phải ở mô hình Pooled OLS, ước lượng tác động ngẫu nhiên REM và tác động cố định FEM sẽ là lựa chọn phù hợp trong bài luận văn này.

Phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (REM): Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên là một phương pháp được sử dụng để kiểm soát tính không đồng nhất trong dữ liệu Ưu điểm của mô hình tác động ngẫu nhiên là các nhà nghiên cứu có thể đưa các biến không đổi theo thời gian vào mô hình Tuy nhiên, để đảm bảo ước lượng không bị chệch, cần đưa các biến có tính chất riêng của các phần tử chéo có thể ảnh hưởng đến biến phụ thuộc vào mô hình Mô hình tác động ngẫu nhiên có dạng:

Y it = β 1 ×XX it1 + β 2 ×XX it2 + u i + t it (với i = 1,2,…,N và t = 1,2,…,T)

Trong đó, phần sai số được chia thành 2 phần:

 Thành phần ui thể hiện cho tất cả các yếu tố không quan sát được, có sự thay đổi giữa các đối tượng nhưng không chịu sự thay đổi theo thời gian;

 Thành phần tit thể hiện cho tất cả các yếu tố không quan sát được, có sự thay đổi giữa các đối tượng và sự thay đổi theo thời gian.

Giả định thành phần ui có được bởi: ui = α 0 + ω i ( i = 1,2,…,m)

Khi đó, ui được chia làm hai thành phần gồm:

 α 0 : thành phần cố định thường được gọi là tham số cắt trung bình tổng thể;

 ω i : thành phần ngẫu nhiên, là sự chênh lệch giữa α 0 mẫu và α 0 của đối tượng i. Đối với mỗi đối tượng trong m hệ số cắt sẽ có một hệ số riêng Đối với mô hình tác động ngẫu nhiên REM, m hệ số cắt không phải là tham số cố định do có thêm thành phần ngẫu nhiên ω i Giả định ω i tương ứng với mỗi đối tượng được lấy ra từ một phân phối xác suất độc lập với giá trị trung bình bằng 0 và phương sai không đổi Khi đó, ta có:

| Cov(ω i , ω s ) = 0 Lúc này, N biến ngẫu nhiên ω i được coi là tác động ngẫu nhiên trong mô hình

Y it = α 0 + β 1 ×XX it1 + β 2 ×XX it2 + φ it

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CẤU TRÚC KỲ HẠN NỢ ĐẾN TỶ SUẤT LỢI NHUẬN CỦA CÁC NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM

Thực trạng cấu trúc kỳ hạn nợ và tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

3.1.1 Khái quát về các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam

Quyết định số 337/QĐ-BKH ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định:

Thứ nhất, hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm bao gồm: Hoạt động dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, tái bảo hiểm, bảo hiểm xã hội và các hoạt động tương tự như trung gian tài chính và các hoạt động hỗ trợ dịch vụ tài chính khác Ngành này cũng bao gồm các hoạt động nắm giữ tài sản như hoạt động của các doanh nghiệp nắm giữ tài sản, hoạt động quỹ tín thác và các công cụ tài chính khác.

Thứ hai, hoạt động trung gian tiền tệ: là hoạt động của các đơn vị pháp nhân thường trú về lĩnh vực ngân hàng; trong đó chịu nợ trong tài khoản của mình để có được tài sản tiền tệ nhằm tham gia vào các hoạt động tiền tệ của thị trường Bản chất hoạt động của các đơn vị này là chuyển vốn của người cho vay sang người đi vay bằng cách thu nhận các nguồn vốn từ người cho vay để chuyển đổi hoặc sắp xếp lại theo cách phù hợp với yêu cầu của người vay.

Thứ ba, hoạt động trung gian tiền tệ khác: gồm hoạt động của các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật, các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán (trừ hoạt động cho thuê tài chính) Hoạt động của nhóm này bao gồm hoạt động củaNHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác, doanh nghiệp tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, doanh nghiệp dịch vụ tiết kiệm bưu điện, các hiệp hội tín dụng.

Ngân hàng là một tổ chức tài chính và trung gian tài chính Nhận tiền gửi và định kênh dòng tiền gửi đó vào các hoạt động cho vay trực tiếp hoặc gián tiếp, thông qua thị trường vốn Là nơi kết nối giữa khách hàng có thặng dư vốn và khách hàng thâm hụt nguồn vốn Chức năng của ngân hàng bao gồm: phát hành tiền dưới nhiều hình thức sở hữu; hoạt động mạng lưới và hỗ trợ giải quyết thanh toán; trung gian tín dụng; nâng cao chất lượng tín dụng;… Cụ thể ngân hàng có một số nhiệm vụ sau:

 Huy động vốn: Nhận và khai thác tiền gửi của các cá nhân, tổ chức và tổ chức tín dụng khác; trong nước và nước ngoài dưới các hình thức tiền gửi đa dạng bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ Phát hành các chứng chỉ như chứng chỉ quỹ, chứng chỉ trái phiếu,… và các giấy tờ có giá khác Với mục đích huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước Tiếp nhận các nguồn tài trợ vốn, vốn ủy thác của cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước

 Cho vay: Với ba loại hình thức cho vay phổ biến hiện nay gồm: Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn Bên cạnh một số hình thức cho vay khác tùy theo quy định hiện hành.

 Kinh doanh ngoại hối: Huy động vốn, cho vay, trao đổi ngoại tệ, hỗ trợ bảo lãnh, thanh toán quốc tế, chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo quy định quản lý ngoại hối được quy định trong luật.

 Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác: Mua bán vàng, bạc, bảo quản, cất giữ, chiết khấu các giấy tờ có giá, ủy thác cho vay của các tổ chức quốc tế,….

Các loại hình ngân hàng hiện nay được phân theo hai nhóm chính: Theo hình thức sở hữu và chiến lược kinh doanh Dựa vào hình thức sở hữu, ngân hàng bao gồm 5 loại: NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng chi nhánh nước ngoài Phân loại ngân hàng theo chiến lược kinh doanh gồm có: NHTM bán buôn, NHTM bán lẻ, NHTM kết hợp bán buôn và bán lẻ.

Ngành Ngân hàng Việt Nam, giai đoạn từ năm 2012 – 2020 đã và đang ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn chưa khai thác được hết những thế mạnh và tiềm năng, còn chịu nhiều tác động của thị trường thế giới Theo kết quả điều tra và đánh giá hoạt động ngân hàng năm 2020, có thể nói đây là một năm dấu ấn với ngành Ngân hàng Việt Nam, với kết quả kinh doanh của nhiều NHTM đạt và vượt mức kế hoạch đề ra Lợi nhuận đạt mốc kỷ lục mới, dự trữ ngoại hối và kiều hối tăng trưởng ở mức cao, tăng trưởng tín dụng được giữ ở mức phù hợp, công nghệ số ngân hàng ngày càng được chú trọng và phát triển Nhắc đến yếu tố công nghệ, năm 2020 là một năm bùng nổ của yếu tố này, kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp fintech tham gia vào lĩnh vực tài chính như trung gian thanh toán, gửi tiết kiệm online, cho vay trực tuyến,… Sự xuất hiện của ví điện tử như Momo, Zalopay, Moca, VnPay,… đã chiếm lĩnh trên 80% thị phần thanh toán Các ngân hàng ngày càng đẩy mạnh, chú trọng đầu tư, phát triển, đưa công nghệ số vào hệ thống ngân hàng, hướng đến mục tiêu chuyển đổi thanh toán không dùng tiền mặt.

Tại Việt Nam, số lượng ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán hiện ở mức tương đối cao Tổng số ngân hàng ở Việt Nam hiện tại gồm có 50 ngân hàng gồm cả ngân hàng trong nước và quốc tế Số lượng ngân hàng của Việt Nam hiện nay là 30, trong đó hiện có 23 ngân hàng đang niêm yết cổ phiếu của mình trên cácSGD tuy nhiên để đảm bảo khoảng thời gian đủ dài tác giả chỉ lựa chọn nhữngNHTM đã niêm yết trên SGD HNX và HOSE từ năm 2012 đến nay Do đó số ngân hàng lựa chọn ra gồm 19 ngân hàng đang niêm yết trên hai sàn chứng khoán là SGDHOSE và SGD HNX.

Bảng 3.1 Danh sách các ngân hàng thương mại đang niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán HOSE, HNX

SGD Tên ngân hàng Mã chứng khoán 1

Ngân hàng TMCP Á Châu ACB

2 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt

3 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam CTG

4 Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam EIB

5 Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt LPB

6 Ngân hàng TMCP Quân đội MBB

7 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam MSB

8 Ngân hàng TMCP Phương Đông OCB

9 Ngân hàng TMCP Đông Nam Á SSB

10 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín STB

11 Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam TCB

12 Ngân hàng TMCP Tiên Phong TPB

13 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam VCB

14 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam VIB

15 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPB

16 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội SHB

17 Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM HDB

18 HNX Ngân hàng TMCP Bắc Á BAB

19 Ngân hàng TMCP Quốc Dân NVB

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Số lượng NHTM Cổ phần hiện đang niêm yết tại Việt Nam chiếm tỷ lệ 1,78%; là mức thấp trong tổng số doanh nghiệp niêm yết hiện nay Trong đó, với 19 doanh nghiệp tác giả lựa chọn, tỷ lệ ở mức 1.09% so với toàn bộ các doanh nghiệp ngân hàng niêm yết trên thị trường hiện nay Có thể thấy, số lượng ngân hàng đang niêm yết tại Việt Nam so với các doanh nghiệp niêm yết của các ngành khác ở mức rất nhỏ Tuy nhiên, nếu xét về vốn hóa, ngân hàng lại là một trong số ngành có vốn hóa lớn, với thống kê năm 2019 vốn hóa ngành chiếm 26.39% toàn thị trường Số lượng ngân hàng có vốn hóa từ 100,000 tỷ đồng trở lên có 6 ngân hàng, chiếm tỷ lệ 31.57

% trong số 19 ngân hàng được nghiên cứu trong bài luận văn, bao gồm:

 NHTM Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (VCB) – Vốn hóa: 390,432 tỷ đồng;

 NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID) - Vốn hóa 199,305 tỷ đồng;

 NHTM Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) – Vốn hóa: 141,424 tỷ đồng;

 NHTM Cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TCB) – Vốn hóa: 138,681 tỷ đồng;

 NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam (CTG) – Vốn hóa: 136,723 tỷ đồng.

 NHTM Cổ phần Quân đội (MBB) – Vốn hóa: 104,281 tỷ đồng

Số lượng ngân hàng còn lại có vốn hóa dưới 100,000 tỷ gồm có 13 ngân hàng, chiếm tỷ lệ 68.43% trong tổng số 19 ngân hàng được nghiên cứu.

Trong bài luận văn này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu mẫu gồm 19 ngân hàng trong tổng số 23 ngân hàng niêm yết trên cả 3 sàn chứng khoán Việt Nam, trong khoảng thời gian 9 năm từ năm 2012 đến năm 2020 Số liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của các ngân hàng công bố trên trang chủ của các ngân hàng, CafeF, Vietstock.

3.1.2 Cấu trúc kỳ hạn nợ trong các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán

Việt Nam giai đoạn 2012 – 2020 Đánh giá về cấu trúc khoản NPT, đối với NPT ngắn hạn, có thể thấy trong các ngân hàng TMCP, tỷ trọng của NPT ngắn hạn trong tổng nợ là rất lớn Bảng 3.2.dưới đấy tổng hợp tỷ lệ NNH và tỷ lệ NDH của các ngân hàng niêm yết tại ViệtNam, giai đoạn 2012 – 2020.

Bảng 3.2 Tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn của các ngân hàng niêm yết tại

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trung bình cả giai đoạn 2012 – 2020, mức tỷ trọng trung bình tính theo giá trị tương đối của NNH đều trên 90% ngoại trừ VPB Tỷ lệ NNH trên tổng nợ qua các năm của các ngân hàng đều chiếm ở mức cao và có tính ổn định Trong 19 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu VCB là ngân hàng có tỷ lệ NNH trên tổng NPT cao nhất với trung bình là 96% còn ngân hàng có tỷ lệ NNH trên tổng NPT thấp nhất là ngân hàng VPB với 81.2% Tỷ lệ NNH thấp nhất là của VPB vào năm 2017 với68.9% và cao nhất là TPB vào năm 2015 với 99.3% Các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán của Việt Nam chủ yếu sử dụng NNH do đa phần ngân hàng huy động vốn từ các khoản tiền gửi với kỳ hạn ngắn Tỷ lệ tiền gửi dài hạn còn tương đối hạn chế Với tỷ lệ cơ cấu NNH như hiện tại mặc dù thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn đảm bảo, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro Bên cạnh đó tỷ trọng vốn trung và dài hạn quá thấp trong tổng nguồn vốn huy động là một trong những nguyên nhân khiến nhiều ngân hàng không thể đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, do các doanh nghiệp này chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu từ mở rộng sản xuất kinh doanh, hoặc đối với một số ngân hàng lớn, tình trạng này cũng khiến họ gặp khó khăn cho việc tài trợ các dự án mang tầm cỡ quốc gia Nguyên nhân khiến các ngân hàng chủ yếu huy động được vốn ngắn hạn do người dân chủ yếu lựa chọn các khoản tiết kiệm với kỳ hạn ngắn vì họ lo ngại về họ sẽ mất tiền của họ nếu ngân hàng bị tổn thất và họ sẽ không thể sử dụng khoản tiền của mình một thời gian dài nếu họ gửi tiền với một kỳ hạn dài….

3.1.3 Tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012 -2020

Kết quả nghiên cứu

3.2.1 Mô tả kết quả mẫu nghiên cứu Để có cái nhìn khái quát về các biến trong mẫu nghiên cứu, tác giả thực hiện thống kê mô tả và tổng hợp trong bảng 3.4 dưới đây:

Bảng 3.4 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ngân hàng niêm yết tại Việt Nam, giai đoạn 2012 - 2020

Biến Đơn vị tính Quan sát Trung bình Độ lệch chuẩn Nhỏ nhất Lớn nhất

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Biến cấu trúc kỳ hạn nợ (CTN), giai đoạn 2012 – 2020, có mức trung bình 0.077 (7.7%); cho thấy NPT của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam chủ yếu là NPT ngắn hạn và mức biến động giữa các năm là không lớn Giá trị lớn nhất ở mức 0.311 (31.1%) là của NHTM Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPB) vào năm

2017 Ngược lại, mức tỷ lệ NPT dài hạn chiếm thấp nhất có giá trị 0.007045 (0.7%) là của NHTM Cổ phần Tiên Phong (TPB) trong năm 2015.

Biến lợi nhuận (ROA) trong giai đoạn 2012 – 2020, giá trị trung bình đạt 0.89%; cho thấy khoản lãi tạo ra từ vốn đầu từ của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam được nghiên cứu của tác giả vẫn còn thấp Đối với mức trung bình toàn ngành ngân hàng, ROA sẽ có ngưỡng ở mức 2% Giá trị ROA lớn nhất ở mức 2.99%; cao hơn so với trung bình toàn ngành là của NHTM Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (TCB) năm 2020 Trong khi đó, ROA thấp nhất ở mức 0.0014% là của NHTM Cổ phần Quốc dân (NVB) vào năm 2020.

Biến hệ số chi phí hoạt động (CIR) ở mức trung bình 0.52; giai đoạn 2012 –

2020, cho thấy chi phí hoạt động chiếm quá nửa so với thu nhập từ hoạt động của các ngân hàng Có thể nói, chi phí hoạt động của các ngân hàng hiện ở mức cao, cho thấy hiệu quả trong vận hành của các ngân hàng vẫn có thể cần sự cải thiện Giá trị cao nhất ở mức 0.927 cho biết mức độ chi phí hoạt động của ngân hàng chiếm gần như toàn bộ thu nhập từ hoạt động Giá trị này thuộc về NHTM Cổ phần Quốc dân (NVB) năm 2013 CIR thấp nhất ở mức 0.17 là của NHTM Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID), cho thấy hiệu quả trong vận hành của ngân hàng này đã đạt được hiệu quả nhất định

Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL) có giá trị trung bình ở mức 0.02 (2%), so với tổng mức nợ xấu thống kê của NHNN tính đến năm 2020 là 1.7%; có thể nói NPL của 19 ngân hàng trong nghiên cứu của tác giả ở mức cao Ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất, đạt mức 0.0882746 (8.8%) là NHTM Cổ phần Sài Gòn (SHB) năm 2012. Ngược lại, ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất là NHTM Cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (TCB) với mức 0.0047 (0.47%)

Biến quy mô (SIZE) có mức trung bình là 8.268; được đo lường bằng logarit cơ số tự nhiên của quy mô TTS Giá trị lớn nhất đạt 9.18 và giá trị nhỏ nhất là 7.18

Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi của khách hàng (LDR) trung bình ở mức 0.785 (78.5%) cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng đang hoạt động khá tốt Tỷ lệ cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2020 ở mức 1.125; thuộc về ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam – EIB (2013) Cho biết có ngân hàng EIB có tỷ lệ cho vay vượt trên cả mức tiền gửi của khách hàng Tức là tiền cho vay, không chỉ đến từ việc huy động tiền gửi, mà còn có thể có từ việc phát hành trái phiếu, phát hành giấy tờ có giá khác,… Giá trị nhỏ nhất là 0.34; thuộc về ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam – MSB (2014) Cho biết tỷ lệ cho sử dụng vốn để cho vay chỉ bằng 1/3 so với nguồn tiền huy động được từ tiền gửi của khách hàng

Chỉ số giá tiêu dùng trung bình ở mức 0.04 (4%); mức độ chấp nhận được và sự biến động qua các năm có sự thu hẹp đồng thời cải thiện theo chiều hướng tích cực Chỉ số giá tiêu dùng tăng cao nhất ở mức 9%, tiệm cận mức tăng 2 con số. Trong khi có năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng rất thấp, dưới 1% (0.63%)

Tỷ lệ cho vay trên TTS, giai đoạn 2012 – 2020, trung bình ở mức 0.565 (56.5%) là ở mức khá cao, cho thấy có khả năng rủi ro làm tăng hoặc giảm tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Điều này sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng thẩm định, mức ưa thích rủi ro cũng như hiệu quả trong các chính sách sử dụng vốn của ngân hàng Mức độ này cao nhất với giá trị 0.788 (78.8%) thuộc về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển – BID (2020) Và thấp nhất ở mức 0.216 (21.6%) là của ngân hàng TMCP Đông Nam Á – SSB (2012).

Theo Gujarati (2008), nếu giữa các biến độc lập trong mô hình có hệ số tương quan dưới mức 0.5 thì hiện tượng đa cộng tuyến sẽ không ảnh hưởng nhiều đến kết quả ước lượng mô hình hồi quy Theo Dong & Minh (2013), nếu giữa các biến độc lập có giá trị tuyệt đối của hệ số tương quan lớn hơn 0.8 thì mô hình sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến cao Khi mô hình mắc khuyết tật đa cộng tuyến thì các hệ số ước lượng sẽ bị chệch và không đáng tin cậy, thậm chí dấu của hệ số ước lượng có thể sẽ trái với kỳ vọng.

Bảng 3.5 Phân tích sự tương quan các biến trong mẫu tổng

Biến ROA CTN CIR NPL SIZE LDR CPI VTS ROA 1

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua bảng phân tích tương quan các biến trong mẫu gồm 19 NHTM đang niêm yết trên SGD HOSE và HNX, có thể thấy biến CTN tương quan thuận với ROA và có ý nghĩa thống kê (hệ số sig 10% Bên cạnh đó giữa các biến độc lập không có mối quan hệ tuyến tính nào có hệ số tương quan lớn hơn 0,8 do đó có thể kết luận sơ bộ giữa các biến sẽ không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nếu đưa vào mô hình

3.2.3 Kết quả hồi quy mô hình

Tác giả sẽ kiểm định các giả thuyết hồi quy trong mẫu nghiên cứu gồm 19 ngân hàng đang niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam thông qua các phương pháp ước lượng POLS, REM và FEM Kết quả hồi quy mô hình được tổng hợp trong bảng 3.6 dưới đây.

Bảng 3.6 Kết quả hồi quy mô hình

Biến độc lập POLS FEM REM

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Kiểm định nhân tử Breusch – Pagan sẽ được sử dụng trước tiên để kiểm tra xem mô hình có tồn tại tác động ngẫu nhiên hay không Theo đó kết quả cho thấy p- value của kiểm định Breusch – Pagan là 0.000 < 0.01 do đó có tồn tại tác động ngẫu nhiên trong mô hình Điều này gợi ý cho tác giả về việc không nên sử dụng ước lượng Pooled OLS bởi có thể đánh giá không đầy đủ và chính xác về quan hệ tác động giữa các biến số Tuy nhiên để xem xét nên sử dụng ước lượng cố định FEM hay ước lượng ngẫu nhiên REM thì tác giả sử dụng đến kiểm định Hausman Test. Giá trị P-value của kiểm định Hausman là 0.908 >0.01 do đó tại mức ý nghĩa 1%, mô hình tác động ngẫu nhiên được khuyến nghị nên được sử dụng cho nghiên cứu này Từ hai kiểm định Breusch - Pagan và kiểm định Hausman, phương pháp ước lượng REM sẽ được sử dụng cho nghiên cứu này. Để đảm bảo kết quả nghiên cứu có độ tin cậy cao, không bị chệch và bị phóng đại thì tác giả tiến hành kiểm tra các khuyết tật để có phương pháp khắc phục nếu cần thiết Trước tiên hiện tượng tương quan chuỗi sẽ được kiểm định thông qua kiểm định

Wooldridge test Kết quả kiểm định cho thấy p-value kiểm định có giá trị là 0.000

Ngày đăng: 13/09/2023, 10:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước (Trang 34)
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước (tiếp) - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước (tiếp) (Trang 35)
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước (tiếp) - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 1.1. Tổng hợp các nghiên cứu trong và ngoài nước (tiếp) (Trang 37)
Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Sơ đồ 2.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 41)
Bảng 2.1. Kỳ vọng dấu các biến số trong mô hình - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 2.1. Kỳ vọng dấu các biến số trong mô hình (Trang 45)
Bảng 3.1. Danh sách các ngân hàng thương mại đang niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán HOSE, HNX - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 3.1. Danh sách các ngân hàng thương mại đang niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán HOSE, HNX (Trang 62)
Bảng 3.2. Tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam, giai đoạn 2012 - 2020 - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 3.2. Tỷ lệ nợ ngắn hạn và tỷ lệ nợ dài hạn của các ngân hàng niêm yết tại Việt Nam, giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 64)
Bảng 3.3. Lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2020 - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 3.3. Lợi nhuận và tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của các ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2012-2020 (Trang 66)
Bảng 3.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ngân hàng niêm yết tại Việt Nam, giai đoạn 2012 - 2020 - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 3.4. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu ngân hàng niêm yết tại Việt Nam, giai đoạn 2012 - 2020 (Trang 67)
Bảng 3.5. Phân tích sự tương quan các biến trong mẫu tổng - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 3.5. Phân tích sự tương quan các biến trong mẫu tổng (Trang 71)
Bảng 3.6. Kết quả hồi quy mô hình - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 3.6. Kết quả hồi quy mô hình (Trang 72)
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 3.7. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến (Trang 73)
Bảng 3.8. Kết quả hồi quy PCSE cho mô hình nghiên cứu  Biến độc lập Hệ số hồi quy Std.Err z P &gt; |z| - 21 6 hoàng hải anh lvths 11t9
Bảng 3.8. Kết quả hồi quy PCSE cho mô hình nghiên cứu Biến độc lập Hệ số hồi quy Std.Err z P &gt; |z| (Trang 74)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w