Mất cân bằng giới tính khi sinh là hiện tượng xảy ra khi số lượng bé trai được sinh ra và còn sống cao hơn hoặc thấp hơn ngưỡng sinh tự nhiên so với 100 bé gái được sinh ra và còn sống. Khi không có bất kỳ sự can thiệp nào của con người, số lượng bé trai được sinh ra thường cao hơn một chút so với số lượng bé gái được sinh ra, dao động khoảng 103 đến 107 trẻ em trai 100 trẻ em gái. Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh đã và đang diễn ra tại nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước tại khu vực châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc… Ba điều kiện tiên quyết khiến mất cân bằng giới tính khi sinh trở nên nghiêm trọng chính là: (1) tâm lý muốn có con trai vàhoặc không thích có con gái; (2) cha mẹ muốn có gia đình nhỏ hơn; và (3) sự phổ biến của các dịch vụ chọn lọc giới tính trước khi sinh và phá thai (Tong, 2022). Tại Việt Nam, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh xuất hiện muộn hơn các nước trong khu vực, vào khoảng năm 2005, nhưng mức độ nghiêm trọng lại gia tăng với tốc độ vô cùng nhanh chóng, biểu hiện chính là trong suốt 15 năm từ 2007 đến 2021, TSGTKS của nước ta vẫn luôn ở mức cao. Đến nay, tuy TSGTKS đã giảm hơn các giai đoạn trước, năm 2020 là khoảng 113 bé trai100 bé gái, nhưng ở tỉnh, thành phố khác nhau, TSGTKS lại không giống nhau, có nơi thậm chí vẫn ở mức rất cao, khoảng 116 – 118 bé trai100 bé gái, có thể kể đến như Hưng Yên, Sơn La, Lào Cai… Nhận thức được các khoảng trống trong nghiên cứu của các đề tài đã được thực hiện trước đó, tác giả đã sử dụng dữ liệu bảng với các dữ liệu thu thập từ các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hàng năm, TĐT dân số và nhà ở năm 2009 và 2019 và cuộc điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014 để nghiên cứu đề tài “Mất cân bằng giới tính khi sinh: xu hướng và các nhân tố ảnh hưởng”.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Một số khái niệm có liên quan
Nghiên cứu xem xét một số khái niệm liên quan đến chủ đề, cụ thể:
Khái niệm dân số và cơ cấu dân số
Khái niệm sinh đẻ và mức sinh
Khái niệm về giới và giới tính
Mất cân bằng giới tính khi sinh
Một số chỉ tiêu thống kê phản ánh tình trạng mất cân bằng giới tính
Hai chỉ tiêu thống kê phản ánh tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh được xem xét trong đê tài này là tỷ số giới tính và tỷ số giới tính khi sinh.
Tổng quan nghiên cứu
1.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh tại Australia trong giai đoạn 1902 – 1965 của G N Pollard (1969)
Tỷ số giới tính do việc thích có con trai gây ra trong Điều tra dân số Hoa Kỳ năm 2000 của Douglas Almond & Lena Edlund (2000)
Sự mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh và các biện pháp can thiệp phổ biến ở Trung Quốc của Li, Shuzhuo (2007)
Những thay đổi trong tỷ số giới tính khi tinh ở Trung Quốc: xác định theo nhu cầu sinh của Q Jing; Q Yu, S Yang và J Sanchez-Barricarte (2017)
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ số giới tính khi sinh ở Ấn Độ: Một phân tích mới dựa trên số ca sinh xảy ra từ năm 2005 đến 2016 của Singh, A., Kumar, K., Yadav, A K., & James, K S (2021)
1.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Chuyên khảo Tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam của TCTK (2010)
Tỷ số giới tính khi sinh ở 6 vùng miền Việt Nam giai đoạn 1980–2050, ước tính và dự báo xác suất sử dụng mô hình chuỗi thời gian phân cấp Bayes với 2,9 triệu hồ sơ sinh của B N Pham, T Adair và P S Hill (2010)
Phân tích các thực hành chính trị - xã hội và y tế tác động lên tỷ số giới tính của B N, Pham, W Hill, P S Hill và C Rao (2008)
1.3.3 Khoảng trống của nghiên cứu:
Chưa có nhiều nghiên cứu định lượng để xem xét ảnh hưởng của các nhân tố đến mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
Các nghiên cứu đã có đều sử dụng dữ liệu cũ, chưa cập nhật
Chưa chỉ ra sự khác biệt giữa các vùng với dữ liệu chuỗi thời gian
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG MẤT
CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH Ở VIỆT NAM
2.1 Thực trạng và xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam iai đoạn 2000 - 2020
TSGTKS tại Việt Nam bắt đầu lệch khỏi mức tự nhiên từ đầu những năm
2000 Từ năm 2007 đến 2020, TSGTKS luôn có xu hướng tăng và ở mức cao, từ109,8/100 vào năm 2007 lên 112,6/100 vào năm 2020 Năm 2018 là năm cóTSGTKS cao nhất với mức 114,81/100 Ngoài ra có sự khác biệt giữa TSGTKS theo cơ cấu giới tính của số con trong gia đình Sự khác biệt về TSGTKS giữa các lần sinh cũng thể hiện tâm lý ưa thích con trai tại Việt Nam.
TSGTKS tại Việt Nam trong mỗi giai đoạn lại có một xu hướng khác nhau.
Ba giai đoạn chính trong xu hướng TSGTKS tại Việt Nam tương tướng với ba giai đoạn từ năm 2000 đến 20005; từ 2006 đến 2012 và từ 2012 đến 2020 Thêm vào đó, xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng khác nhau giữa các vùng, các khu vực
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
2.2.1 Tâm lý ưa thích con trai
Tâm lý ưa thích con trai mà người Việt đã có từ rất lâu Tâm lý ưa thích con trai của người Việt Nam chịu sự tác động phức tạp của những nhân tố liên quan đến hệ tự tưởng, tình hình kinh tế-xã hội và những áp lực từ các chuẩn mực của cộng đồng [CITATION UNF11 \l 1033 ].
2.2.2 Số lần sinh và cấu trúc giới tính
Số lần sinh và cấu trúc giới tính của các lần sinh cũng phản ánh các chuẩn mực và giá trị truyền thống như nhân tố tâm lý ưa thích con trai Các gia đinh tại Việt Nam thường tiếp tục sinh thêm con để đảm bảo có con trai
2.2.3 Trình độ học vấn của phụ nữ
Tỉ số giới tính khi sinh tăng lên theo trình độ học vấn của người mẹ, trái ngược với những quan điểm trước đây rằng những người có trình độ học vấn thấp mới có tư tưởng trọng nam (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2021) Trình độ học vấn ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các thông tin về dân số kế hoạch hóa gia đình cũng như các kiến thức về biện pháp tránh thai của người phụ nữ
2.2.4 Sự dễ dàng tiếp cận với công nghệ
Tại Việt Nam, kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng trong việc xác định giới tính thai nhi là kỹ thuật siêu âm Mất cân bằng giới tính khi sinh cũng xuất hiện cùng thời điểm việc ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán giới tính thai nhi trở nên phổ biến tại nước ta (đầu những năm 2000)
2.2.5 Sức ép từ việc giảm mức sinh
Do áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 - 2 con nhưng các cặp vợ chồng lại mong muốn trong số đó phải có con trai Vì vậy, họ sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh như một cứu cánh để đáp ứng được cả 2 mục tiêu trên
2.2.6 Trình độ phát triển kinh tế xã hội
Các gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn thường có điều kiện để tiếp cận với các phương pháp lựa chọn giới tính Họ cũng thường muốn có ít con hơn và có điều kiện để áp dụng các phương pháp, kỹ thuật khoa học để đạt được mục tiêu của gia đình về quy mô và cấu trúc giới
Tại Việt Nam, có sự khác biệt đáng kể trong TSGTKS giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng kinh tế-xã hội và giữa các địa phương Mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra tại 5/6 vùng kinh tế-xã hội, chỉ có khu vực Tây Nguyên có TSGTKS ở mức cân bằng tự nhiên Các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc cũng có TSGTKS cao hơn các tỉnh tại khu vực phía Nam
Về tôn giáo, những tư tưởng, nghi thức và tập quán đặc trưng của dân tộc, tôn giáo có ảnh hưởng nhất định tới lựa chọn giới tính khi sinh Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác biệt trên là do sự khác nhau trong chủ thuyết của các tôn giáo đối với vấn đề sinh đẻ và việc áp dụng các biện pháp tránh thai
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp phân tích hồi quy với dữ liệu bảng
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng với bộ dữ liệu trong ba năm 2009, 2014 và 2019 của 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam
3.1.1 Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng
Mô hình được ước lượng với ba phương pháp là phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp (Pool Ordinary Least Square – POLS), phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) và phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM).
3.1.1.1 Phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp
3.1.1.2 Mô hình hồi quy tác động cố định
3.1.1.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
Các phép kiểm định để so sánh nhằm xác định mô hình phù hợp nhất trong ba mô hình Pool OLS, FEM và REM được mô tả trong hình 3.1 dưới đây:
Hình 3.1 Các phép kiểm định được thực hiện để lựa chọn mô hình hồi quy
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.2 thể hiện mô hình để xuất để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam:
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Với mô hình đề xuất, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Các chỉ số đại diện cho các biến được tổng hợp trong bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các biến trong mô hình
Stt Nhân tố Biến Kí hiệu
1 Mất cân bằng giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh TSGTK
2 Tâm lý ưa thích con trai Tỷ lệ phụ nữ mong muốn có con trai X1
3 Trình độ học vấn Tỷ lệ phụ nữ đã tốt nghiệp THPT trở lên X2
4 Sức ép giảm mức sinh Tỷ lệ phụ nữ có từ hai con trở xuống X3
5 Tiếp cận công nghệ Tỷ lệ biết giới tính thai nhi bằng phương pháp siêu âm X4
6 Trình độ phát triển kinh tế Thu nhập bình quân của hộ X5 7
Vùng Đồng bằng sông Hồng Vung1
8 Trung du và miền núi phía Bắc Vung2
9 Đồng bằng sông Cửu Long Vung3
10 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Vung4
Nguồn: Đề xuất của tác giả
XU HƯỚNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH TẠI VIỆT NAM
Thực trạng và xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
TSGTKS tại Việt Nam bắt đầu lệch khỏi mức tự nhiên từ đầu những năm
2000 Từ năm 2007 đến 2020, TSGTKS luôn có xu hướng tăng và ở mức cao, từ109,8/100 vào năm 2007 lên 112,6/100 vào năm 2020 Năm 2018 là năm cóTSGTKS cao nhất với mức 114,81/100 Ngoài ra có sự khác biệt giữa TSGTKS theo cơ cấu giới tính của số con trong gia đình Sự khác biệt về TSGTKS giữa các lần sinh cũng thể hiện tâm lý ưa thích con trai tại Việt Nam.
TSGTKS tại Việt Nam trong mỗi giai đoạn lại có một xu hướng khác nhau.
Ba giai đoạn chính trong xu hướng TSGTKS tại Việt Nam tương tướng với ba giai đoạn từ năm 2000 đến 20005; từ 2006 đến 2012 và từ 2012 đến 2020 Thêm vào đó, xu hướng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng khác nhau giữa các vùng, các khu vực
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam
2.2.1 Tâm lý ưa thích con trai
Tâm lý ưa thích con trai mà người Việt đã có từ rất lâu Tâm lý ưa thích con trai của người Việt Nam chịu sự tác động phức tạp của những nhân tố liên quan đến hệ tự tưởng, tình hình kinh tế-xã hội và những áp lực từ các chuẩn mực của cộng đồng [CITATION UNF11 \l 1033 ].
2.2.2 Số lần sinh và cấu trúc giới tính
Số lần sinh và cấu trúc giới tính của các lần sinh cũng phản ánh các chuẩn mực và giá trị truyền thống như nhân tố tâm lý ưa thích con trai Các gia đinh tại Việt Nam thường tiếp tục sinh thêm con để đảm bảo có con trai
2.2.3 Trình độ học vấn của phụ nữ
Tỉ số giới tính khi sinh tăng lên theo trình độ học vấn của người mẹ, trái ngược với những quan điểm trước đây rằng những người có trình độ học vấn thấp mới có tư tưởng trọng nam (Nguyễn Thị Ngọc Lan, 2021) Trình độ học vấn ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các thông tin về dân số kế hoạch hóa gia đình cũng như các kiến thức về biện pháp tránh thai của người phụ nữ
2.2.4 Sự dễ dàng tiếp cận với công nghệ
Tại Việt Nam, kỹ thuật phổ biến nhất được sử dụng trong việc xác định giới tính thai nhi là kỹ thuật siêu âm Mất cân bằng giới tính khi sinh cũng xuất hiện cùng thời điểm việc ứng dụng kỹ thuật siêu âm trong chẩn đoán giới tính thai nhi trở nên phổ biến tại nước ta (đầu những năm 2000)
2.2.5 Sức ép từ việc giảm mức sinh
Do áp lực giảm sinh, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 - 2 con nhưng các cặp vợ chồng lại mong muốn trong số đó phải có con trai Vì vậy, họ sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh như một cứu cánh để đáp ứng được cả 2 mục tiêu trên
2.2.6 Trình độ phát triển kinh tế xã hội
Các gia đình có điều kiện kinh tế tốt hơn thường có điều kiện để tiếp cận với các phương pháp lựa chọn giới tính Họ cũng thường muốn có ít con hơn và có điều kiện để áp dụng các phương pháp, kỹ thuật khoa học để đạt được mục tiêu của gia đình về quy mô và cấu trúc giới
Tại Việt Nam, có sự khác biệt đáng kể trong TSGTKS giữa thành thị với nông thôn, giữa các vùng kinh tế-xã hội và giữa các địa phương Mất cân bằng giới tính khi sinh đang diễn ra tại 5/6 vùng kinh tế-xã hội, chỉ có khu vực Tây Nguyên có TSGTKS ở mức cân bằng tự nhiên Các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc cũng có TSGTKS cao hơn các tỉnh tại khu vực phía Nam
Về tôn giáo, những tư tưởng, nghi thức và tập quán đặc trưng của dân tộc, tôn giáo có ảnh hưởng nhất định tới lựa chọn giới tính khi sinh Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự khác biệt trên là do sự khác nhau trong chủ thuyết của các tôn giáo đối với vấn đề sinh đẻ và việc áp dụng các biện pháp tránh thai
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp phân tích hồi quy với dữ liệu bảng
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng với bộ dữ liệu trong ba năm 2009, 2014 và 2019 của 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam
3.1.1 Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng
Mô hình được ước lượng với ba phương pháp là phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp (Pool Ordinary Least Square – POLS), phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects) và phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM).
3.1.1.1 Phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp
3.1.1.2 Mô hình hồi quy tác động cố định
3.1.1.3 Mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên
Các phép kiểm định để so sánh nhằm xác định mô hình phù hợp nhất trong ba mô hình Pool OLS, FEM và REM được mô tả trong hình 3.1 dưới đây:
Hình 3.1 Các phép kiểm định được thực hiện để lựa chọn mô hình hồi quy
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Hình 3.2 thể hiện mô hình để xuất để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam:
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Với mô hình đề xuất, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng để nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến mất cân bằng giới tính khi sinh
Các chỉ số đại diện cho các biến được tổng hợp trong bảng 3.1 dưới đây:
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp các biến trong mô hình
Stt Nhân tố Biến Kí hiệu
1 Mất cân bằng giới tính khi sinh
Tỷ số giới tính khi sinh TSGTK
2 Tâm lý ưa thích con trai Tỷ lệ phụ nữ mong muốn có con trai X1
3 Trình độ học vấn Tỷ lệ phụ nữ đã tốt nghiệp THPT trở lên X2
4 Sức ép giảm mức sinh Tỷ lệ phụ nữ có từ hai con trở xuống X3
5 Tiếp cận công nghệ Tỷ lệ biết giới tính thai nhi bằng phương pháp siêu âm X4
6 Trình độ phát triển kinh tế Thu nhập bình quân của hộ X5 7
Vùng Đồng bằng sông Hồng Vung1
8 Trung du và miền núi phía Bắc Vung2
9 Đồng bằng sông Cửu Long Vung3
10 Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung Vung4
Nguồn: Đề xuất của tác giả
Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ các cuộc TĐT dân số và nhà ở năm 2009 và 2019, điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2014, điều tra biến động dân cư và kế hoạch hóa gia đình trong các năm 2009, 2014 và 2019
3.4 Kết quả phân tích hồi quy
3.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam
Trong số các ước lượng được thực hiện, mô hình ước lượng GLS được lựa chọn là mô hình phù hợp nhất
Các biến Tỷ lệ phụ nữ mong muốn có con trai; tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi bằng phương pháp siêu âm và thu nhập bình quân đầu người có mối tương quan dương với TSGTKS.
Phương trình hồi quy GLS của TSGTKS tại Việt Nam có dạng như sau:
TSGTKS = 30,16 + 0,728X1 -0,072X2 + 0,012X3 + 0,583X4 + 0,003X5 – 4,209Vung1 + 0,087Vung2 – 2,207Vung3 - 7,451 Vung4 – 1,743 Vung5
3.3.2 Sự khác biệt trong tỷ số giới tính khi sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh giữa các vùng kinh tế - xã hội
Mô hình nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp phân tích hồi quy với dữ liệu bảng
Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy với dữ liệu bảng với bộ dữ liệu trong ba năm 2009, 2014 và 2019 của 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam Dữ liệu bảng được sử dụng vì những ưu điểm của nó so với dữ liệu thuần túy và dữ liệu chuỗi thời gian, chứa nhiều thông tin hơn, tính biến thiên cao hơn, ít có hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến, nhiều bậc tự do hơn và hiệu quả hơn Bằng cách nghiên cứu các quan sát lặp đi lặp lại của các đơn vị chéo, dữ liệu bảng phù hợp với việc nghiên cứu động thái thay đổi theo đơn vị thời gian của các đơn vị chéo Dữ liệu bảng cũng giúp phát hiện và đo lường các ảnh hưởng không thể quan sát được trong dữ liệu chuỗi thời gian hay dữ liệu chéo Thêm vào đó, dữ liệu bảng liên quan đến các tỉnh, thành phố khác nhau qua thời gian nên chắc chắn không có tính đồng nhất Các kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng có thể tính đến tính không đồng nhất đó bằng cách đưa ra các biến đặc thù theo chủ thể.
2.3.1.1 Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng
Phương trình hồi quy với dữ liệu bảng có dạng tổng quát như sau:
Y it = β 0 + β 1 X it + β 2 X it + … + β n X it + u it
Y được gọi là biến phụ thuộc và chịu tác động của các biến khác;
X1, X2,… là các biến độc lập, có tác động, ảnh hưởng thuận chiều hoặc nghịch chiều lên biến phụ thuộc Y; β0 là hằng số hồi quy Giá trị này phản ánh ảnh hưởng của các nhân tố không được xem xét trong mô hình hồi quy. β1; β2,… là các hệ số hồi quy tương ứng với các biến độc lập Các hệ số này phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập tương ứng đến biến phụ thuộc Y. u được gọi là sai số của mô hình Khi sai số càng lớn, kết quả thu được khi sử dụng mô hình để dự báo càng kém chính xác
Trong hồi quy với dữ liệu bảng, mô hình được ước lượng với ba phương pháp là phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp (Pool Ordinary Least Square
– POLS), phương pháp ước lượng tác động cố định (Fixed Effects -FE) và phương pháp ước lượng tác động ngẫu nhiên (Random Effects– RE). a Phương pháp bình phương nhỏ nhất gộp
Khi hồi quy với mô hình hồi quy tuyến tính, do phạm vi dữ liệu tổng thể là rất lớn, các nghiên cứu thường tiến hành lấy mẫu đại diện dựa trên các nhân tố và đặc điểm phù hợp với nghiên cứu Khi đó, từ mẫu đại diện, người ta chỉ có thể chạy được mô hình hồi quy ước lượng
Phương pháp bình phương nhỏ nhất OLS là một trong những phương pháp ước lượng hồi quy tuyến tính phổ biến nhất Mô hình Pooled OLS về bản chất sẽ sử dụng dữ liệu như một phân tích OLS thông thường Mô hình sử dụng dữ liệu bảng để phân tích bằng hình thức sử dụng tất cả dữ liệu bằng cách xếp chồng không phân biệt thời gian Phương pháp bình phương bé nhất (OLS) được sử dụng để ước lượng đường thẳng hồi quy bởi vì nó cho phép sai số cực tiểu giữa các điểm ước lượng trên đường thẳng hồi quy và những điểm quan sát thực tế của đường thẳng hồi quy là phù hợp nhất.
Sau khi tiến hành hồi quy, các phép kiểm định được thực hiện để kiểm tra các khuyết tật có thể xuất hiện trong mô hình, đó là hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan
Về hiện tượng đa cộng tuyến, đây là một khuyết tật thường xuất hiện trong mô hình hồi quy Pooled OLS Hiện tượng này xảy ra khi các biến độc lập trong mô hình có quan hệ tương quan qua lại với nhau và thể hiện dưới dạng hàm số.
Hai phương pháp thường được sử dụng để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình là hệ số phóng đại phương sai VIP và ma trận hệ số tương quan Tuy nhiên, hệ số phóng đại VIF thường được sử dụng phổ biến hơn, cụ thể:
Nếu VIF < 2, mô hình không xảy ra đa cộng tuyến
Nếu 2 < VIF < 10, mô hình có dấu hiệu đa cộng tuyến
Nếu VIF > 10, mô hình chắc chắn xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Về hiện tượng phương sai thay đổi, khuyết tật này ảnh hưởng đến hiệu quả của phương pháp ước lượng và việc sử dụng các khoảng tin cậy hay tiến hành kiểm định giả thuyết dựa trên phân phối t và phân phối F sẽ không còn độ tin cậy Các hậu quả này gây sai lệch kết quả và kết luận của mô hình Đối với mô hình hồi quy Pooled OLS, kiểm định White được sử dụng để kiểm tra hiện tượng phương sai thay đổi với giả thuyết kiểm định H0 như sau:
H0: Mô hình không có phương sai thay đổi
Như vậy, nếu giá trị sig sau khi thực hiện kiểm định lớn hơn mức ý nghĩa, nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H0, mô hình không có phương sai thay đổi.
Vấn đề thứ ba có thể xuất hiện trong mô hình Pooled OLS là hiện tượng tự tương quan Kiểm định Durbin-Watson được thực hiện với giả thuyết H0 như sau:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan trong mô hình
Nếu giá trị sig sau khi thực hiện kiểm định lớn hơn mức ý nghĩa p-value, nghiên cứu chấp nhận giả thuyết H0, trong mô hình không xuất hiện hiện tượng tự tương quan giữa các biến b Mô hình hồi quy tác động cố định
Mô hình hồi quy tác động cố định, là một dạng mở rộng của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển, được xác định bởi:
Y it = β 1 ×XX it1 + β 2×X it2 + ν i + ε it
Trong đó: Y là biến phụ thuộc trong mô hình với dữ liệu của đối tượng i tại thời điểm t.
X1, X2, X3,… là các biến phụ thuộc với giá trị của đối tượng i tại thời điểm t Sai số của mô hình hồi quy tuyến tính cổ điển được tách làm hai thành phần. Thành phần ν i đại diện cho các nhân tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng nhưng không thay đổi theo thời gian Thành phần ε it đại diện cho những nhân tố không quan sát được khác nhau giữa các đối tượng và thay đổi theo thời gian.
Giả định rằng tất cả các tác động ròng của các nhân tố không quan sát được lên Y cho đối tượng i (không thay đổi theo thời gian) là một tham số cố định, kí hiệu là a i Khi đó, mô hình tác động cố định có thể được viết lại như sau:
Y it = β 1 ×XX it1 + β 2×X it2 + a 1 + a 2 + … + a n + ε it
Thành phần sai số không quan sát được v i đã được thay thế bằng một tập hợp các tham số cố định, a 1 + a 2 + … + a n , một tham số ứng với mỗi một trong đối tượng Những tham số này được gọi là những tác động không quan sát được và thể hiện tính không đồng nhất không quan sát được.
Kết quả phân tích hồi quy
Bảng 2.7 Hệ số tương quan
Nguồn: Kết quả phân tích Stata
Kết quả ở bảng 2.7 cho thấy, các biến X1, X2, X3 và X4 đều có mối tương quan tuyến tính với biến TSGTKS ở mức ý nghĩa 5% Cũng ở mức ý nghĩa 5%, nghiên cứu quan sát thấy có sự tương quan giữa các biến độc lập X1 với X3; X1 với X4; X1 với X; X2 với X3; X3 với X4; X3 với X5; X3 với X4; X3 với X5 và X4 với X4 Sau khi thực hiện hồi quy, tác giả sẽ thực hiện kiểm định với hệ số phóng đại VIF để kiểm tra hiện tượng này
Bảng 2.8 dưới đây trình bày kết quả hồi quy của ba mô hình là hồi quy tuyến tính Pool OLS, mô hình tác động cố định FEM và mô hình tác động ngẫu nhiên REM:
Bảng 2.8 Kết quả hồi quy
Hệ số Mức ý nghĩa Hệ số Mức ý nghĩa Hệ số Mức ý nghĩa
Nguồn: Kết quả phân tích Stata
Bảng 2.8 cho thấy, các phương pháp ước lượng đều có sig = 0,000 < 0,05, cả ba phương pháp ước lượng đều phù hợp với dữ liệu nghiên cứu Tuy nhiên, mô hình FEM không ước lượng được hệ số của các biến giả có giá trị không đổi qua thời gian (các biến Vung1, Vung2, Vung3, Vung4 và Vung5), và kết quả F-test có mức ý nghĩa Prob>F = 0.0909 > 0,05 (mức ý nghĩa 5%), nghiên cứu kết luận mô hình FEM không phù phải là mô hình phù hợp nhất Để lựa chọn giữa mô hình POLS và REM, kiểm định nhân tử Lagrange được sử dụng với cặp giả thuyết như sau:
H0: δ 2 w = 0, mô hình hồi quy OLS là phù hợp
H1: δ 2 w ≠ 0, mô hình hồi quy tác động ngẫu nhiên REM là phù hợp
Kết quả kiểm định nhân tử Lagrange (Chi tiết được trình bày trong phần phụ lục 1) cho thấy giá trị Prob > chibar2 = 1,000 > α = 0,05 (mức ý nghĩa 5%), nghiên cứu kết luận phương pháp hồi quy tuyến tính là phù hợp với mô hình.
Như vậy, trong nghiên cứu này, mô hình POLS là mô hình phù hợp nhất là được sử dụng trong nghiên cứu này Tác giả tiếp tục tiến hành kiểm tra mô hình có xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi và tự tương quan không
Hiện tượng đa cộng tuyến được kiểm tra bằng hệ số phóng đại VIF, kết quả được trình bày trong bảng 2.9 dưới đây:
Nguồn: Kết quả phân tích Stata
Theo bảng 2.9, các biến độc lập đều có giá trị VIF < 10, nghiên cứu kết luận mô hình không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Tiếp theo, để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, kiểm định White được thực hiện với giả thuyết H0 như sau:
H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai sai số thay đổi
Kiểm định White (kết quả kiểm định cụ thể trong phụ lục 1) cho giá trị Prob>chi2 = 0,0008 < p-value = 0,05, nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H0, mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
Kiểm định Wooldridge được thực hiện để kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong mô hình, giả thuyết H0 được đặt ra như sau:
H0: Không có hiện tượng tự tương quan
Kết quả kiểm định cho thấy giá trị Prob>chi2 = 0.0000 < p-value = 0,05,nghiên cứu bác bỏ giả thuyết H0, có nghĩa mô hình xảy ra hiện tượng tự tương quan. Để khắc phục hiện tượng tự tương quan, mô hình hồi quy với phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát khả thi GLS được thực hiện Kết quả ước lượng với mô hình GLS được trình bày trong bảng 2.10 dưới đây:
Bảng 2.10 Kết quả hồi quy với mô hình GLS
TSGTKS Hệ số Độ lệch chuẩn P>|z|
Theo bảng 2.10, các biến X1, X4, X5 có giá trị P>|z| nhỏ hơn 0,05 (mức ý nghĩa 5%) và hệ số > 0, nghiên cứu kết luận các biến X1, X4, X5 có mối liên hệ thuận và có ý nghĩa thống kê vớ TSGTKS
Trong ba biến được phát hiện có tương quan với TSGTKS trong nghiên cứu này, X1 tương ứng với biến tỷ lệ phụ nữ mong muốn có con trai có mối liên hệ thuận với TSGTKS với hệ số là 0,728, tức là trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, khi X1 (tỷ lệ phụ nữ mong muốn có con trai) tăng lên 1%, TSGTKS sẽ tăng lên trung bình 0,728%
Biến X4 tương ứng với tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi bằng phương pháp siêu âm và TSGTKS cũng có liên hệ thuận với hệ số là 0,583 Điều này có nghĩa là trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi bằng phương pháp siêu âm tăng lên 1%, TSGTKS cũng tăng lên trung bình 0,583%.
Biên X5 tương ứng với biến thu nhập bình quân đầu người có hệ số tương quan với TSGTKS là 0,003 cho thấy giữa hai biến mối liên hệ vùng chiều, cũng có nghĩa là khi X5 (thu nhập bình quân đầu người) tăng lên 1 nghìn đồng, TSGTKS tăng lên trung bình 0,0003%
Hai biến còn lại là X2 tương ứng với trình độ học vấn của phụ nữ và X3 tương ứng với tỷ lệ phụ nữ có 2 con trở xuống có giá trị P>|z| lớn hơn 0,05 (mức ý nghĩa 5%), nghĩa là hai biến chưa cho thấy ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu này.
Từ việc xem xét các biến giả đại diện cho các vùng, biến Vung1 và Vung4 đại diện cho hai vùng là đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung có giá trị P>|z| nhỏ hơn 0,05 (mức ý nghĩa 5%), có sự khác biệt trong TSGTKS của các tỉnh, thành phố nằm ở hai vùng này.
Biến Vung1 có hệ số là -4,209, tức là các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Hồng có TSGTKS thấp hơn các vùng khác 4,209%.
Biến Vung4 có hệ số -7,451, tức là các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có TSGTKS thấp hơn các vùng khác 7,541%.
Thêm vào đó, bảng 2.10 cũng cho thấy giá trị R 2 hiệu chỉnh là 0,3108, tức là các biến độc lập trong mô hình giải thích được 31,08% sự biến thiên của biến phụ thuộc TSGTKS, phần còn lại được giải thích bằng các biến chưa được xem xét đến trong mô hình và sai số ngẫu nhiên.
Thảo luận kết quả
2.5.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam
Như vậy, trong số các ước lượng được thực hiện, mô hình ước lượng GLS được lựa chọn là mô hình phù hợp nhất Theo kết quả phân tích bằng phần mềm Stata, các biến Tỷ lệ phụ nữ mong muốn có con trai; tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi bằng phương pháp siêu âm và thu nhập bình quân đầu người có mối tương quan dương với TSGTKS.
Phương trình hồi quy GLS của TSGTKS tại Việt Nam có dạng như sau:
TSGTKS = 30,16 + 0,728X1-0,072X2 + 0,012X3+ 0,583X4 + 0,003X5 – 4,209Vung1 + 0,087Vung2 – 2,207Vung3 - 7,451 Vung4 – 1,743 Vung5 Đầu tiên, biến tỷ lệ phụ nữ mong muốn có con trai đại diện cho nhân tố tâm lý ưa thích con trai và TSGTKS có mối liên hệ cùng chiều Tại các quốc gia châu Á với các nét đặc trưng trong văn hóa tương tự Việt Nam như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, tâm lý ưa thích con trai đều thể hiện tác động và dẫn đến TSGTKS tăng.
Hệ tư tưởng chủ đạo đề cao con trai hơn con gái, nam giới hơn phụ nữ thường xuyên được trích dẫn như là nhân tố ảnh hưởng lớn tới sự hình thành nhu cầu mãnh liệt phải có con trai và tâm lý không chuộng con gái vì cho rằng họ chỉ gây ra tốn kém mà không mang lại thu nhập cho gia đình (UNFPA,2010) Hai quốc gia Trung Quốc và Hàn Quốc với việc thờ cúng tổ tiên và nối dõi tông đường, Nho giáo được cho là hệ thống giá trị có tính quyết định đến tâm lý muốn có con trai Trong khi đó, tại Ấn Độ, sự ưa thích con trai lại xuất phát từ hệ thống gia trưởng, hôn nhân và thừa kế Tại Việt Nam, sự ưa thích con trai bắt rễ sâu trong văn hóa và xã hội; và không thay đổi nhiều lắm cho dù đã có nhiều thay đổi về sự phát triển kinh tế xã hội và có nhiều biện pháp can thiệp về chính trị (UNFPA, 2010) Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng tâm lý ưa thích con trai được coi là nguyên nhân gốc rễ gây ra mất cân bằng giới tính khi sinh tại các nước châu Á nói chung và tại Việt Nam nói riêng Tâm lý ưa thích con trai có lịch sử lâu đời tại Việt Nam mặc dù nguyên do dẫn đến tâm lý này trong mỗi gia đình, cộng đồng và xã hội là khác nhau “Theo chế độ phụ hệ - cha truyền con nối, con trai nắm vị trí trung tâm trong hộ gia đình và đảm bảo duy trì nòi giống” (Bélanger, 2002; Khuất, 2009; UNFPA, 2011) “Một phần trách nhiệm đó được củng cố sau giai đoạn Đổi Mới với sự trỗi dậy của các truyền thống lấy gia đình làm trung tâm” (Lương, 2003; Werner, 2009) “Con gái dù thường giúp đỡ cha mẹ về mặt tài chính” (Barbieri, 2009) “nhưng không mang vai trũ cú ý nghĩa biểu tượng như con trai” (Rydstrửm, 2003) “Biểu hiện định kiến giới rừ ràng này phần lớn xuất phát từ mức độ phổ biến của hệ thống gia đình theo chế độ phụ hệ lấy con trai là người nối dõi Do đó, cha mẹ có tư tưởng rằng chỉ có con trai mới có thể nối dõi dòng họ, thờ cúng tổ tiên và thừa kế tài sản gia đình (đất đai, nhà cửa hoặc hoạt động kinh doanh) và sống cùng cha mẹ sau khi kết hôn” (Becquet và Lưu, 2017; Den Boer và Hudson, 2017)
Biến tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi bằng phương pháp siêu âm đại diện cho nhân tố sự tiếp cận với công nghệ cũng có tương quan thuận với TSGTKS Đây cũng là một trong ba điều kiện tiên quyết dẫn đến sự gia tăng TSGTKS mà Guilmoto (2009) đề cập đến trong nghiên cứu Giai đoạn quá độ của TSGTKS tại châu Á Kim (2004) cũng báo cáo nhân tố tiếp cận với các công nghệ chăm sóc y tế là một trong 4 nhân tố quyết định hành vi lựa chọn sinh con trai tại Hàn Quốc Hành vi này là đồng nhất tương đối bất kể họ sống ở đâu, ở khu vực nào hay có địa vị kinh tế xã hội như thế nào Với mô hình giả định có sự lựa chọn giới tính trước khi sinh và có việc nạo phá thai để lựa chọn giới tính, Kim (2004) chỉ ra rằng phần lớn phụ nữ Hàn Quốc đều thực hiện xác định giới tính trước khi sinh và đều thực hiện nạo phá thai để lựa chọn giới tính Thực hành lựa chọn giới tính phổ biến hơn trong các gia đình đô thị, có học vấn cao và khá Ở cả Trung Quốc và Hàn Quốc, nạo phá thai lựa chọn giới tính; do các công nghệ siêu âm cho phép xác định giới tính trước khi sinh đã được áp dụng rộng rãi kể từ cuối những năm 1980 trong khi đó mức sinh lại giảm nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế và việc áp dụng các chính sách của chính phủ là nguyên nhân trực tiếp khiến TSGTKS tăng cao (Poston, Juan
Wu, & Han Gon (2003), [ CITATION Son09 \l 1033 ] trích trong UNFPA (2010)). Thêm vào đó, theo sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, các công nghệ ngày càng tân tiến, sự sẵn có ngày càng tăng của xét nghiệm tiền sản không xâm lấn (NIPT) với chi phí thấp và dễ dàng thực hiện dựa trên phân tích DNA của thai nhi không có tế bào trong huyết tương của mẹ có thể khuyến khích hơn nữa việc xác định giới tính trước khi sinh [ CITATION Pet14 \l 1033 ] Tại Việt Nam, các dịch vụ siêu âm lần đầu được sử dụng phổ biến với mục đích xác định giới tính thai nhi vào những năm 1990 [ CITATION Bằn08 \l 1033 ] Qua các cuộc điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình cũng như TĐT dân số và nhà ở, tỷ lệ phụ nữ biết giới tính thai nhi trước khi sinh ngày một tăng Trong giai đoạn 2009 – 2019, trung bình97.33% phụ nữ biết giới tính thai nhi trước khi sinh.
Biến thứ ba có mối liên hệ thuận với TSGTKS tại Việt Nam trong giai đoạn
2009 – 2019 là thu nhập bình quân đầu người đại diện cho nhân tố trình độ phát triển kinh tế Khi thu nhập bình quân tăng 1 nghìn đồng, TSGTKS cũng tăng 0,0003% Ở Ấn Độ, TSGTKS xuất hiện ở nhóm có thu nhập thấp nhất Cũng tại quốc gia này, khu vực có TSGTKS cao thường là khu vực nông nghiệp truyền thống với trình độ phát triển kinh tế thấp (UNFPA, 2011) Mặt khác, Trung Quốc và Hàn Quốc lại chứng kiến sự chuyển đổi nhanh chóng từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường Như vậy, mối tương quan giữa trình độ phát triển kinh tế với TSGTKS ở các quốc gia khác nhau là không đồng nhất
Nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa thống kê giữa biến tỷ lệ phụ nữ có trình độ học vấn trên THPT đại diện cho nhân tố trình độ học vấn của người phụ nữ và biến tỷ lệ phụ nữ có dưới 2 con đại diện cho nhân tố sức ép giảm mức sinh với mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam Tuy nhiên, tại các quốc gia trên thế giới, hai nhân tố này đều cho thấy ảnh hưởng đối với TSGTKS Cụ thể:
Về sức ép giảm mức sinh, tại Trung Quốc, việc thực hiện chính sách một con kéo dài khiến mức sinh giảm nhưng lại xảy ra hiện tượng TSGTKS tăng nhanh. Guilmoto (2007) đề cập đến sức ép giảm mức sinh là một trong ba điều kiện tiên quyết khiến TSGTKS tăng Năm 2019, mức sinh của Việt Nam chỉ còn 2,09 con/phụ nữ Tâm lý ưa thích con trai và áp lực từ chính sách kế hoạch hóa gia đình mỗi gia đình chỉ có tối đa 2 con khiến các cặp vợ chồng thực hành các biện pháp lựa chọn giới tính khi sinh ngay từ lần sinh đầu tiên Việc lựa chọn giới tinh trước khi sinh đặc biệt rõ rệt ở nhóm dân số có trình độ học vấn cao và mức sống tốt hơn Bên cạnh đó, các cặp vợ chồng trẻ cũng có xu hướng có gia đình nhỏ hơn so với thế hệ trước, cùng với sự nhanh nhạy trong tiếp cận thông tin cũng được xem là nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng lựa chọn giới tính trước khi mang thai và khiến TSGTKS tăng
Về trình độ học vấn, một số nghiên cứu đã được thực hiện bởi UNFPA vào năm 2009 và 2019 lại nhận định trình độ học vấn của người mẹ có mối tương quan với TSGTKS TSGTKS cao hơn đối với những người có trình độ cao đẳng đại học,đang làm việc trong các cơ sở nhà nước, trong độ tuổi lớn hơn 30, những người có điều kiện sống tốt hơn như sống trong nhà gạch, nhà mái bê tông, các khu nhà căn hộ cao tầng, sử dụng gas để nấu ăn, sử dụng điện thoại, có máy tính, có máy giặt[ CITATION Gui10 \l 1033 ] Khi trình độ học vấn của người mẹ cao và có điều kiện kinh tế, thu nhập tốt, khả năng lạm dụng các tiến bộ khoa học và y khoa trong việc lựa chọn giới tính trước khi mang thai càng cao Nghiên cứu của Chung & Das Gupta (2007) chỉ ra rằng sự suy giảm mức độ ưa thích con trai bắt đầu từ các thành phần trí thức ưu tú có học vấn cao cư trú tại thành thị, là nhóm người được tiếp cận với thông tin đầu tiên và sau đó lan nhanh sang phần còn lại của dân số John, Kaur, Palriwala, Raju, & Sagar (2008) cũng phát hiện các địa bàn có tỷ số giới tính trẻ em thấp nhất chính lại là những nơi có con số lớn nhất các em gái có học vấn cao hơn. Nghề nghiệp của người mẹ cho thấy một bộ phận trong xã hội - ví dụ như các cán bộ nhà nước - dường như có động cơ nhiều hơn hoặc phải chịu áp lực nhiều hơn để có tác động tới giới tính của trẻ được sinh ra [ CITATION Bel03 \l 1033 ].
2.5.2 Sự khác biệt trong tỷ số giới tính khi sinh và mất cân bằng giới tính khi sinh giữa các vùng kinh tế - xã hội
Dựa trên kết quả phân tích, đề tài tìm ra sự khác biệt trong TSGTKS của đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với các vùng khác, cụ thể:
Biến Vung1 đại diện cho đồng bằng sông Hồng có hệ số -4,209 với mức ý nghĩa 5%, tức là nếu tỉnh, thành phố đó thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, TSGTKS sẽ thấp hơn các vùng khác 4,209% Kết quả ngày chưa thực sự phù hợp với thực trạng TSGTKS ở vùng này Trên thực tế, các tỉnh, thành phố thuộc đồng bằng sông Hồng luôn có TSGTKS cao trong giai đoạn 2009 – 2019, tỉnh có TSGTKS cao nhất cả nước cũng thuộc vùng này (Hưng Yên – 130,7 bé trai/100 bé gái năm 2009; Bắc Giang – 126,3 bé trai/100 bé gái năm 2019) Khi so sánh TSGTKS của các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Hồng với TSGTKS trung bình của các vùng khác với dữ liệu TSGTKS trong các năm 2009, 2014 và 2019 (Phụ lục
2), năm 2009, Hà Nam có TSGTKS thấp hơn các vùng khác 0,29%; năm 2014,Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình có TSGTKS thấp hơn các vùng còn lại lần lượt là 9,63%; 8,55%; 8,91%; 1,4% và 11,6% Năm 2019, Quảng
2.5.2 Sự khác biệt trong tỷ số giới tính khi sinh và mất cân bằng giới tính
Một số đề xuất nhằm giảm mất cân bằng giới tính
Tại Việt Nam, TSGTKS chưa có dấu hiệu giảm, mất cân bằng giới tính khi sinh đã và đang xảy ra và đem đến những hệ lụy, tác động tới mọi mặt của kinh tế,chính trị và xã hội Từ kết quả phân tích dữ liệu, nghiên cứu chỉ ra rằng tâm lý ưa thích con trai, sự tiếp cận với công nghệ và trình độ phát triển có tác động dương đến TSGTKS và mất cân bằng giới tính khi sinh Khi tâm lý ưa thích con trai không thay đổi mà trở nên nặng nề hơn, sự tiếp cận với các công nghệ hỗ trợ chọn lọc giới tính thai nhi trở nên dễ dàng hơn, cùng với việc trình độ phát triển càng cao hơn có thể khiến TSGTKS tăng cao, làm trầm trọng tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh Thêm vào đó, TSGTKS cũng như mất cân bằng giới tính khi sinh tại các vùng là không giống nhau, cần có các chính sách, biện pháp riêng nếu muốn giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh.
Như vậy, với mục tiêu giảm TSGTKS, hướng tới mức TSGTKS tự nhiên, cân bằng lại TSGT trong tương lai, những biện pháp được đề xuất như sau:
Thứ nhất, để tác động và làm giảm tâm lý ưa thích con trai, một số biện pháp có thể thực hiện là tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi quan niệm truyền thống trọng nam trong xã hội; phát triển hệ thống chăm sóc y tế, an sinh xã hội cho người già để giảm tâm lý mong muốn có con trai để nương tựa khi về già Cụ thể:
Về công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi quan niệm truyền thống trọng nam trong xã hội, việc thực hiện cần nhất quán, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương và điều chỉnh để phù hợp với đặc điểm riêng của từng vùng Trung ương nên là người đề ra kế hoạch, lộ trình thống nhất theo từng vùng vì tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở từng nơi lại có những đặc điểm riêng Địa phương là cơ quan triển khai thông qua các hành động thiết thực, các chiến dịch theo đúng lộ trình, kế hoạch của Trung ương, đảm bảo mục tiêu được thực hiện Các cán bộ truyền thông, tham gia vào quá trình tuyên truyền các hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh cũng cần được đào tạo để đảm bảo nắm rõ nội dung tuyên truyền, mục đích mà việc tuyên truyền muốn hướng tới Chỉ khi cán bộ hiểu, họ mới có thể khiến những người khác hiểu và nghe theo những gì họ nó Các chiến dịch nên được chia thành các giai đoạn triển khai nhỏ với mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như chính sách “Chăm lo cho trẻ em gái” mà chính phủ Trung Quốc thực hiện từ những năm 2000 với sự hỗ trợ của Quỹ Ford và Unicef Để tạo được môi trường sống thuận lợi cho trẻ em gái, chiến dịch đã không chỉ tập trung vào một số biện pháp cụ thể nhằm xử phạt việc lựa chọn giới tính không sử dụng các biện pháp y học, nạo phá thai lựa chọn giới tính và giết trẻ sơ sinh mà còn chú ý đến rất nhiều khía cạnh khác liên quan như củng cố hệ thống an sinh xã hội, nâng cao nhận thức cho nam giới và mẹ chồng, cung cấp các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình và các dịch vụ sức khỏe sinh sản bền vững và “trọn gói”, đồng thời phổ biến hình thức hôn nhân “ở rể” Giai đoạn 1 được thực hiện thí điểm tại tỉnh An Huy, sau đó khi thấy được hiệu quả mới mở rộng giai đoạn 2 ra 24 hạt và cuối cùng là nhân rộng trên phạm vi cả nước Giai đoạn 3 có thêm chính sách can thiệp như chương trình thanh niên tình nguyện, tổ chức thi đua toàn quốc, xuất bản sách hướng dẫn và khuyến khích sự tham gia của các tổ chức thông tin đại chúng quốc gia cũng như tạo sự hỗ trợ quốc tế và sự hỗ trợ của các tổ chức xã hội dân sự ở một phạm vi nhỏ Phương pháp đo lường hiệu quả của các chiến dịch, công tác tuyên truyền cũng cần được xây dựng để lượng hóa, tìm ra điểm còn thiếu sót để cải tiến, khắc phục nhằm hướng tới hiệu quả và mục tiêu cao hơn.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền cần được thực hiện với đa dạng hình thức, trên đa dạng các phương tiện Thay vì việc truyền thanh qua truyền hình, hệ thống loa, thông báo bản tin, địa phương có thể phát động công tác truyền thông tới các khu công nghiệp, công ty, nhà máy trên địa bàn Thông tin cần truyền thông sẽ tiếp cận gần hơn tới người dân sinh sống và làm việc ở đó Internet và mạng xã hội cũng nên được tận dụng Trong thời đại công nghệ số và bùng nổ thông tin, đây chính là những kênh truyền thông nhanh và có sức lan tỏa lớn nhất Hình thức truyền thông có thể đa dạng, từ hình ảnh, video đến việc phát động các cuộc thi như thiết kế poster, sáng tác slogan… cho từng giai đoạn và lộ trình của việc truyền thông.
Công tác giáo dục về bình đẳng giới, đề cao vai trò của phụ nữ, trẻ em cũng nên được đưa vào chương trình giáo dục tại các trường học Tùy từng cấp học và mức độ nhận thức của học sinh, hình thức tiếp cận nên đa dạng, lồng ghép vào những hoạt động thực tiễn của học sinh, xây dựng nền tảng về bình đẳng giới trong tiềm thức của thế hệ tương lai của đất nước Từ đó làm giảm nhẹ và dần loại bỏ tâm lý ưa thích con trai trong các thế hệ tương lai.
Về việc phát triển hệ thống chăm sóc y tế, an sinh xã hội cho người cao tuổi, vấn đề này cần được quan tâm một cách thích đáng hơn Đây là một trong những nguyên nhân khiến người Việt ưa thích con trai và mong muốn có con trai để nương tựa tuổi già Khi họ già yếu, không còn sức lao động, họ cần có được những sự chăm sóc cả về mặt thể chất và tinh thần Việc nương tựa vào con cái vừa là truyền thống, vừa là tất yếu bởi hệ thống chăm sóc y tế dành cho người già chưa được phát triển Một số viện dưỡng lão cũng đã được thành lập nhưng chưa có mức đầu tư phù hợp về cả cơ sở vật chất cũng như đội ngũ nhân viên y tế Xã hội Việt Nam cũng có định kiến trong việc người già không ở cùng con cái mà sống tại viện dưỡng lão trong khi đây là một việc hết sức bình thường tại các nước phát triển Bởi vậy, cần phát triển hệ thống chăm sóc y tế, cả về thể chất và tinh thần dành cho người cao tuổi, dần xóa bỏ định kiến về hệ thống viện dưỡng lão tại Việt Nam và giảm nhẹ tâm lý muốn có con trai để nương tựa khi về già Muốn vậy, nhà nước cần kêu gọi sự đầu tư của các đơn vị tư nhân trong việc phát triển dịch vụ dưỡng lão, hướng tới biến viện dưỡng lão trở thành nơi mà những người già muốn tới, nơi họ có được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, có những người bầu bạn, chia sẻ.
Thêm vào đó, cần xem xét điều chỉnh mức trợ cấp đối với những người già neo đơn, người già thuộc diện khó khăn Trên thực tế, theo Nghị định 20/2021/NĐ-
CP của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, mức chuẩn trợ cấp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 07 năm 2021 là 360.000 đồng Mức này sẽ được nhân với hệ số tùy vào đối tượng áp dụng Tuy nhiên, với mức sống hiện tại, tình hình lạm phát và giá cả ngày một tăng cao, mức hỗ trợ này khó có thể giúp một người đảm bảo cuộc sống Tuy nhiên, tăng mức hỗ trợ sẽ gây áp lực lên ngân sách bảo hiểm xã hội Đây là một bài toán khó đối với các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách Tuy nhiên, mức chuẩn trợ cấp này nên được cân nhắc để điều chỉnh theo sự biến động của kinh tế, xã hội và giá cả thị trường. Các cơ quan ở cấp Trung ương cũng cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo những khoản hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích.
Thứ hai, nhằm tác động vào sự tiếp cận dễ dàng với công nghệ và dựa trên kinh nghiệm của Hàn Quốc – quốc gia có TSGTKS giảm trong giai đoạn 1991-
2003, Việt Nam cần có các biện pháp mạnh để ngăn cấm các hoạt động sàng lọc và nạo phá thai Hiện tại, việc nạo phá thai tại Việt Nam không bị cấm hoàn toàn Quy định tại phần 8 Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản Ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT, việc nạo phá thai chỉ được thực hiện cho đến khi thai đủ 22 tuần tuổi Việt Nam chỉ có quy định về xử phạt hành vi phá thai vì mục đích lựa chọn giới tính tại Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 3 đến 20 triệu đồng Với việc các công nghệ hỗ trợ lựa chọn giới tính trước khi mang thai và chẩn đoán ngày càng chính xác giới tính thai nhi, Việt Nam cần xem xét để điều chỉnh luật hiện tại với mức xử phạt mạnh hơn, hoặc ban hành bộ luật mới quy định chi tiết về việc nạo phá thai Đồng thời, các chế tài xử lý đối với các cơ sở y tế công lập và tư nhân khi phát hiện tình trạng tiết lộ giới tính thai nhi cũng như thực hiện các thủ thuật nạo phá thai sai luật định cũng cần quy định rõ ràng Các đơn vị, cá nhân vi phạm cần được xử lý đúng luật Trong tương lai gần, chính phủ có thể xem xét việc ban hành quy định ngăn cấm xác định giới tính thai nhi.
Công tác thanh tra, kiểm tra các cơ sở y tế, xử lý nghiêm các vi phạm liên quan đến lựa chọn giới tính thai nhi cần được quan tâm hơn nữa Người dân không thể lựa chọn giới tính thai nhi nếu không có sự hỗ trợ của cơ quan y tế Và mặc dù đã có Pháp lệnh nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức, nhiều cán bộ y tế vẫn chưa thực hiện nghiêm việc này Các địa phương cần thành lập các tổ thanh tra để tiến hành kiểm tra đột xuất, không thông báo trước nhằm nắm được tình trạng thực tế về cách vận hành của cơ sở y tế Trường hợp có vi phạm, cần xử lý nghiêm khắc để làm gương răn đe cho các đơn vị khác Công tác thanh tra, kiểm tra cũng cần thực hiện thường xuyên nhưng không nên theo một tần suất cố định.
Có như vậy, công tác này mới thu được hiệu quả, tránh tình trạng đối phó, phản ánh đúng thực trạng đang diễn ra tại cơ sở y tế.