1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu

164 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
Trường học trường cao đẳng nghề tại hà nội
Chuyên ngành đào tạo dạy nghề
Thể loại luận văn
Thành phố hà nội
Định dạng
Số trang 164
Dung lượng 1,66 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN (10)
    • 1.1. Đặc điểm hoạt động quản lý tài chính và vai trò của tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu tại miền Bắc (10)
      • 1.1.1. Đơn vị hành chính sự nghiệp trong tổ chức kinh tế xã hội (10)
      • 1.1.2. Các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu trong hệ thống đơn vị hành chính sự nghiệp (10)
      • 1.1.3. Đặc điểm quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu (11)
      • 1.1.4. Cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu (16)
      • 1.1.5. Vai trò, nhiệm vụ và yêu cầu của tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu (17)
    • 1.2 Nguyên tắc và căn cứ của tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu (19)
      • 1.2.1. Nguyên tắc cơ bản tổ chức hạch toán kế toán (19)
      • 1.2.2. Căn cứ tổ chức hạch toán kế toán`trong đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu (20)
    • 1.3. Tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu (23)
      • 1.3.2. Tổ chức công tác hạch toán kế toán theo quy trình hạch toán kế toán (26)
        • 1.3.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán (26)
        • 1.3.2.2 Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán (33)
        • 1.3.2.3 Tổ chức hệ thống sổ kế toán và hình thức sổ kế toán (35)
        • 1.3.2.3 Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán (47)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO DẠY NGHỀ CÓ THU (51)
    • 2.1. Đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính ngành đào tạo dạy nghề (51)
    • 2.2. Tình hình tổ chức hạch toán kế toán trong các trường Cao đẳng Nghề tại Hà Nội (72)
      • 2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán hiện hành (72)
      • 2.2.2. Tổ chức vận dụng chế độ, chính sách kế toán chung tại các trường Cao đẳng Nghề tại Hà Nội (77)
      • 2.2.2 Tổ chức một số phần hành kế toán cụ thể (85)
        • 2.2.2.1 Kế toán tiền, vật tư, sản phẩm và tài sản cố định (85)
        • 2.2.2.2 Kế toán các khoản thanh toán (90)
        • 2.2.2.3 Kế toán các khoản kinh phí, nguồn vốn và quỹ cơ quan (91)
        • 2.2.2.3 Kế toán các khoản thu, chi hoạt động và cung ứng dịch vụ (100)
      • 2.2.4. Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu (101)
    • 2.3. Đánh giá thực trạng tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu (105)
      • 2.3.1. Ưu điểm (105)
      • 2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân (106)
        • 2.3.2.1 Về quá trình lập dự toán và quyết toán kinh phí (106)
        • 2.3.2.2 Về tổ chức công tác kế toán (107)
        • 2.3.2.3 Hệ thống báo cáo kế toán (109)
        • 2.3.2.4 Về cơ chế chính sách tài chính (110)
  • CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO DẠY NGHỀ CÓ THU (111)
    • 3.1. Sự cần thiết và yêu cầu phải hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán (111)
      • 3.2.1. Nguyên tắc hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán (111)
      • 3.2.2. Các quan điểm định hướng hoàn thiện tổ chức Hạch toán kế toán (114)
    • 3.3. Giải pháp hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu (117)
      • 3.3.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về kế toán (117)
      • 3.3.2. Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trên góc độ vận dụng chế độ kế toán hiện hành (121)
    • 3.4. Điều kiện thực hiện giải pháp (129)
      • 3.4.1. Điều kiện vĩ mô (129)
      • 3.4.2. Điều kiện vi mô (130)
  • PHỤ LỤC (33)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN

Đặc điểm hoạt động quản lý tài chính và vai trò của tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu tại miền Bắc

1.1.1 Đơn vị hành chính sự nghiệp trong tổ chức kinh tế xã hội Đơn vị hành chính sự nghiệp là một loại hình đơn vị được Nhà nước ra quyết định thành lập thực hiện chức năng quản lý Nhà nước hay nhiệm vụ chuyên môn nhất định nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước giao Đây là các đơn vị thuộc bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương gồm lực lượng vũ trang, các hội quần chúng Đặc trưng cơ bản của các đơn vị hành chính sự nghiệp là toàn bộ các chi phí hoạt động và thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao được đảm bảo bằng nguồn kinh phí từ Ngân sách Nhà nước hoặc từ quĩ công theo nguyên tắc không bồi hoàn trực tiếp Điều đó đòi hỏi việc quản lý chi tiêu, hạch toán kế toán phải tuân thủ luật pháp, đúng mục đích, trong phạm vi dự toán đã phê duyệt của từng nguồn kinh phí, từng nội dung chi tiêu theo tiêu chuẩn, định mức nhà nước.

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay nước ta có khoảng 106500 đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm các loại hình sau:

- Các đơn vị hành chính sự nghiệp thuần tuý (Bộ máy quản lý Nhà nước)

- Các đơn vị hành chính sự nghiệp có thu.

- Các đơn vị sự nghiệp kinh tế.

- Các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp.

1.1.2 Các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu trong hệ thống đơn vị hành chính sự nghiệp Đơn vị sự nghiệp có thu là các đơn vị sự nghiệp hoạt động có thu do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thành lập hoạt động trong các lĩnh vựcGiáo dục – Đào tạo, Y tế, Khoa học công nghệ, Văn hoá thông tin, Thể dục thể thao, sự nghiệp kinh tế khác… kể cả các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc các doanh nghiệp.

Các đơn vị sự nghiệp có thu có đặc điểm:

- Được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên để thực hiện nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao.

- Được phép thu một số khoản theo quy định của Nhà nước: phí, lệ phí, hoạt động sản xuất kinh doanh, thu khác…

Phân loại các đơn vị sự nghiệp có thu theo mức độ đảm bảo chi phí hoạt động:

- Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên cho đơn vị (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi tiêu hoạt động).

- Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động thường xuyên, là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa đủ trang trải toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước cấp một phần chi tiêu hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi tiêu hoạt động).

Phân loại theo chức năng hoạt động của các đơn vị sự nghiệp có thu bao gồm:

- Các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân

- Các cơ sở khám chữa bệnh, phòng bệnh, điều dưỡng và phục hồi chức năng

- Các tổ chức nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ

- Các đoàn nghệ thuật, nhà văn hoá, thư viện bảo tồn, bảo tàng, đài phát thanh truyền hình, báo chí, xuất bản…

- Các trung tâm huấn luyện thể dục – thể thao, câu lạc bộ thể dục – thể thao

- Các trung tâm chỉnh hình, kiểm định an toàn lao động

- Các đơn vị sự nghiệp kinh tế: Nông, lâm, ngư nghiệp, giao thông, địa chính…

- Các đơn vị sự nghiệp có thu khác

1.1.3 Đặc điểm quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu

Theo luật Ngân sách Nhà nước, kế toán đơn vị HCSN được tổ chức theo hệ thống dọc tương ứng với từng cấp NS nhằm phù hợp với công tác chấp hành NS cấp đó a) Hiện nay các đơn vị HCSN được tổ chức theo các cấp NS sau:

- Đơn vị dự toán cấp I: Là đơn vị trực tiếp nhận kinh phí NS cấp hàng năm từ cơ quan tài chính, phân bổ NS cho các đơn vị dự toán cấp dưới Các đơn vị cấp I chịu trách nhiệm trước Nhà nước về tổ chức thực hiện công tác kế toán và quyết toán NS của cấp mình với các cấp trực thuộc Đơn vị dự toán cấp I quan hệ trực tiếp với cơ quan tài chính (Bộ, Sở, phòng Tài chính).

- Đơn vị dự toán cấp II: là đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I có nhiệm vụ quản lý kinh phí ở cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp I và cấp III trong một hệ thống Đơn vị cấp II nhận dự toán NS từ đơn vị cấp I và phân bổ cho đơn vị dự toán cấp III trực thuộc Đơn vị cấp II có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán NS của cấp mình và cấp dưới trực thuộc.

- Đơn vị dự toán cấp III: là đơn vị trực tiếp sử dụng vốn NS để thực hiện nhiệm vụ được giao Đơn vị dự toán cấp III nhận KPNS từ đơn vị cấp II hoặc cấp I (trong trường hợp không có cấp II) Đơn vị cấp III tổ chức thực hiện công tác kế toán, quyết toán NS của đơn vị mình và đơn vị dự toán cấp dưới (nếu có). b) Hiện nay các đơn vị có thu được chia làm 2 loại:

+ Đơn vị sự nghiệp có thu không tự đảm bảo chi tiêu hoạt động thường xuyên: là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải được toàn bộ chi tiêu hoạt động thường xuyên, Ngân sách Nhà nước cấp một phần chi tiêu hoạt động thường xuyên của đơn vị được xác định theo công thức sau nhỏ hơn 100%:

Mức tự đảm bảo chi tiêu hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp (%)

Tổng số nguồn thu sự nghiệp

X 100 Tổng chi hoạt động thường xuyên

+ Đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo chi tiêu hoạt động thường xuyên:

- Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp đảm bảo được toàn bộ chi tiêu hoạt động thường xuyên, ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên cho đơn vị Bao gồm các đơn vị sau:

- Có mức tự đảm bảo chi tiêu hoạt động thường xuyên của đơn vị mình theo công thức tính trên lớn hơn từ 100 % trở lên.

- Đơn vị sự nghiệp đã tự đảm bảo chi tiêu hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp, ngân sách Nhà nước không cấp kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên cho đơn vị.

- Đơn vị sự nghiệp đã tự đảm bảo chi tiêu hoạt động thường xuyên từ nguồn thu sự nghiệp và từ nguồn ngân sách Nhà nước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đặt hàng.

- Đơn vị sự nghiệp làm công tác kiểm dịch, kiểm nghiệm, giám định, kiểm tra chất lượng…mà nguồn thu đã đảm bảo chi tiêu hoạt động thường xuyên từ các dịch vụ trên theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền qui định Ngân sách Nhà nước không cấp thêm kinh phí để đảm bảo hoạt động thường xuyên c) Nguồn kinh phí của đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu bao gồm:

+ Ngân sách Nhà nước cấp:

- Kinh phí hoạt động thường xuyên Mức kinh phí ngân sách Nhà nước cấp được ổn định theo định kỳ 3 năm và hàng năm được tăng thêm theo tỉ lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định Hết thời hạn 3 năm, mức ngân sách Nhà nước bảo đảm sẽ được xác định lại cho phù hợp.

- Kinh phí thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ, ngành; chương trình mục tiêu quốc gia và các nhiệm vụ đột xuất khác được cấp có thẩm quyền giao.

Nguyên tắc và căn cứ của tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu

vị sự nghiệp đào tạo có thu

1.2.1 Nguyên tắc cơ bản tổ chức hạch toán kế toán

Các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu thường được tổ chức thành những đơn vị dự toán các cấp Đồng thời tuỳ theo phân cấp quản lý và chức năng, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo các trường còn được tổ chức thành đơn vị kế toán độc lập, đơn vị kế toán các cấp (cấp chủ quản, cấp trung gian, cấp cơ sở) hay phụ thuộc Thông thường các trường học thuộc hệ thống giáo dục phổ thông không tổ chức kế toán riêng mà chỉ bố trí từ một đến hai nhân viên hạch toán Các nhân viên này có nhiệm vụ mở sổ theo dõi các khoản thu, chi, lập chứng từ ban đầu gửi về phòng kế toán (thuộc phòng, Sở Giáo dục – Đào tạo) để kiểm tra và ghi sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết Các trường học thuộc hệ thống đào tạo là các đơn vị dự toán kế toán cấp 1, cấp 2 hay cấp

3 Các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu này có tổ chức bộ máy kế toán riêng, có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ các phần hành kế toán trong bộ phận kế toán để thu nhận, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho việc quản lý thu, chi theo dự toán.

Tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc phù hợp: Việc tổ chức hạch toán kế toán trong đơn vị hành chính – sự nghiệp phải phù hợp với từng cấp dự toá (cấp I, cấp II, cấp III) và phù hợp với qui mô hoạt động và khối lượng nghiệp vụ phát sinh của đơn vị.

+ Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả: Tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị hành chính – sự nghiệp phải sap cho vừa gọn, nhẹ, tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo thu thập thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác

+ Nguyên tắc bất kiêm nhiệm: Nguyên tắc này phân nhiệm phát sinh từ yêu cầu quản lý an toàn công quỹ Nhà nước và phân công lao động hợp lý Theo nguyên tắc này, tổ chức kế toán công trong đơn vị hành chính – sự nghiệp đòi hỏi phải tách rời chức năng chuẩn chi, chuẩn thu với chức năng thực hiện chi, thực hiện thu của cán bộ, không được để một cán bộ kiêm nhiệm cả hai chức năng này Việc tách hai chức năng chuẩn chi (chuẩn thu) với chức năng thực hiện chi (thu) chính là cơ sở để Nhà nước tạo lập ra sự kiểm soát lẫn nhau giữa hai cán bộ đó

1.2.2 Căn cứ tổ chức hạch toán kế toán`trong đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu

Có 3 căn cứ chính để tổ chức hạch toán kế toán tại các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu là: a) Văn bản pháp luật của Nhà nước

Hàng năm, nguồn tài chính hoạt động của các đơn vị hành chính, sự nghiệp được lấy từ 2 nguồn là ngân sách Nhà nước cấp và nguồn thu sự nghiệp của đơn vị. Nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp hàng năm được xác định trên cơ sở chênh lệch giữa dự toán chi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nguồn thu sự nghiệp được phép để lại bổ sung kinh phí hoạt động, ngân sách Nhà nước sẽ cấp bổ sung số còn thiếu.

Từ năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu và triển khai thực hiện đến tất cả các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu Theo cơ chế này, các đơn vị sự nghiệp có thu được chia thành 2 loại:

+ Tự đảm bảo toàn bộ chi tiêu hoạt động thường xuyên.

+ Tự đảm bảo một phần chi tiêu hoạt động thường xuyên.

Thực hiện theo cơ chế tự chủ tài chính, đến nay các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu đang hoạt đông theo những văn bản hướng dẫn pháp quy sau:

+ Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

+ Thông tư số 25/2002/TT-BTC ngày 21/03/2002 của Bộ tài chính về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu.

+ Thông tư số 50/2003/TT-BTC ngày 22/05/2003 của Bộ tài chính hướng dẫn các đơn vị sự nghiệp có thu xây dựng qui chế chi tiêu nội bộ theo theo quy định tại Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 của Chính phủ.

Về chế độ kế toán, hiện nay các đơn vị hành chính, sự nghiệp có thu đang thực hiện theo chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định TC/QĐ/CĐKT ngày 02/11/1996 và các văn bản hướng dẫn bổ sung sau:

+ Quyết định 351 TC/QĐ/CĐKT ngày 22/05/1997 của Bộ Tài chính ban hành Chế độ quản lý, sử dụng và tính hao mòn tài sản cố định trong các đơn vị hành chính sự nghiệp.

+ Thông tư 184/1998/TT- BTC ngày 28/12/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán vật tư, hàng hoá tồn kho, giá trị khối lượng sửa chữa lớn, XDCB hoàn thành ở thời điểm cuối năm của đơn vị hành chính sự nghiệp.

+ Thông tư 109/2001/TT-BTC ngày 31/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán tiếp nhận hàng viện trợ.

+ Thông tư 121/2002/TT-BTC ngày 13/01/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán đơn vị sự nghiệp có thu.

+ Thông tư số 03/2004/TT-BTC ngày 13/01/2004 của Bộ tài chính hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện luật ngân sách Nhà nước và khoản chi hành chính.

+ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/05/2004 của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán Nhà nước.

+ Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2004 của bộ tài chính hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách Nhà nước qua Kho bạc Nhà nước

+ Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng

Tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu

sự nghiệp đào tạo có thu

1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Tổ chức bộ máy kế toán phải đảm bảo phương châm gọn và hiệu quả Đặc điểm cơ bản của kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu là ngoài việc ghi chép kế toán còn thực hiện chức năng quản lý tài chính, lập dự toán và phân bổ kinh phí, kiểm tra giám sát tình hình sử dụng tài sản ở các đơn vị, bộ phận cấp dưới trực thuộc. Ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu tổ chức kế toán độc lập (kế toán đơn vị dự toán cấp I, cấp II, cấp III), công việc kế toán thường được phân ra các phần hành Nhiệm vụ của tổ chức công tác kế toán là tạo ra mối liên hệ giữa các công việc trong từng phần hành kế toán cụ thể Mỗi phần hành kế toán là sự cụ thể hoá nội dung (đối tượng) hạch toán kế toán cụ thể Mức độ cụ thể hoá tuỳ thuộc vào quy mô của từng đơn vị cũng như số lượng nghiệp vụ phát sinh Tuy nhiên về tổng thể, trong một đơn vị hành chính – sự nghiệp thường bao gồm các phần hành kế toán sau đây:

+ Bộ phận kế toán vốn bằng tiền;

+ Bộ phận kế toán tài sản, vật tư;

+ Bộ phận kế toán thanh toán;

+ Bộ phận kế toán nguồn kinh phí; quỹ cơ quan và các quỹ tài chính tại đơn vị hạch toán;

+ Bộ phận kế toán các khoản thu;

+ Bộ phận kế toán các khoản chi;

+ Bộ phận kế toán tổng hợp.

Nội dung công việc kế toán của mỗi phần hành – bộ phận, bao gồm: lập chứng từ kế toán, ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính, kiểm tra và phân tích số liệu, tài liệu kế toán, lưu trữ hồ sơ tài liệu kế toán.

Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, phần hành trong bộ máy kế toán của các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu:

+ Kế toán trưởng hay người phụ trách kế toán: chịu trách nhiệm chung có nhiệm vụ tổ chức phân công, phân nhiệm trong bộ phận kế toán và hướng dẫn các nhân viên kế toán thực hiện các phần việc được giao theo đúng chế độ quy định của Nhà nước về kế toán thống kê và quản lý kinh tế.

+ Bộ phận kế toán vốn bằng tiền: có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các loại tiền Cung cấp những thong tin về số hiện có và tình hình biến động tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc nhà nước

+ Bộ phận kế toán tài sản, vật tư: có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết tài sản cố định, các loại vật tư và công cụ, dụng cụ Cung cấp thông tin về số hiện có và tình hình biến động của các loại tài sản, vật tư trong trường học.

+ Bộ phận kế toán thanh toán: có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các khoản thanh toán như thanh toán với cán bộ, công nhân viên, học sinh, sinh viên về tiền lương, sinh hoạt phí, học bổng, học phí, thanh toán với người bán, người mua và các khoản thanh toán khác Cung cấp những thông tin về tình hình công nợ trong toàn trường

+ Bộ phận kế toán nguồn kinh phí và các quĩ: có nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết nguồn kinh phí Nhà nước, cấp trên cấp, các khoản học phí, lệ phí… của học sinh, sinh viên, các nguồn kinh phí khác và quỹ của các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu Cung cấp thông tin về số hiện có và tình hình biến động của từng nguồn kinh phí và các quỹ.

+ Bộ phận kế toán các khoản thu: có nhiệm vụ chủ yếu thực hiện ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các khoản thu, cung cấp thông tin về số hiện có và tình hình biến động các khoản thu.

+ Bộ phận kế toán chi: có nhiệm vụ chủ yếu thực hiện ghi chép kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết các khoản chi Cung cấp thông tin về số hiện có và tình hình biến động các khoản chi Quyết toán các khoản chi với cấp trên và Ngân sách nhà nước

+ Bộ phận kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu, tài liệu của các bộ phận kế toán khác gửi đến để lập báo cáo tài chính Thực hiện việc lập dự toán kinh phí, dự toán thu, chi và quyết toán kinh phí toàn trường với các cơ quan có liên quan Ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu có các đơn vị, bộ phận trực thuộc không có tổ chức kế toán riêng (chỉ có các nhân viên hạch toán báo sổ) Bộ phận kế toán tổng hợp còn có thể được phân công nhiệm vụ ghi chép phần hành kế toán của các đơn vị, bộ phận trực thuộc không tổ chức kế toán riêng trên cơ sở các chứng từ ban đầu do các nhân viên hạch toán gửi đến theo định kỳ. Ở các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu qui mô nhỏ, thường không có tổ chức bộ máy kế toán nên chỉ thực hiện thu, chi kinh phí được cấp trên tạm ứng để thanh toán và ghi sổ Các đơn vị này thường chỉ bố trí các nhân viên hạch toán (chuyên trách hoặc kiêm nhiệm).

1.3.2 Tổ chức công tác hạch toán kế toán theo quy trình hạch toán kế toán

1.3.2.1 Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán Để thu thập thông tin đầy đủ, có độ chính xác cao về tình hình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, phục vụ kịp thời cho kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành các định mức chi tiêu và làm căn cứ để ghi sổ kế toán, cần thiết phải sử dụng chứng từ. Chứng từ kế toán là những chứng minh bằng giấy tờ về nghiệp vụ kinh tế - tài chính phát sinh trong việc sử dụng kinh phí và tình hình thu, chi Ngân sách của các đơn vị hành chính – sự nghiệp đã phát sinh và thực sự đã hoàn thành Mọi nghiệp vụ phát sinh trong các đơn vị hành chính – sự nghiệp đều phải được phản ánh vào chứng từ theo đúng mẫu quy định, trong đó phải được ghi chép đầy đủ, kịp thời các yếu tố, các tiêu thức và theo đúng quy định về phương pháp lập của từng loại chứng từ. Tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất hoạt động của từng đơn vị hành chính – sự nghiệp, trên cơ sở hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn mà Nhà nước ban hành, kế toán sẽ xác định những chứng từ cần thiết mà đơn vị phải sử dụng Từ đó, hướng dẫn các cá nhân và bộ phận liên quan nắm bắt được cách thức lập (hoặc tiếp nhận), kiểm tra và luân chuyển chứng từ Sau đây là danh mục chứng từ kế toán sử dụng trong các đơn vị hành chính – sự nghiệp (Ban hành theo quyết định số 19/2006/QĐ – BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

Bảng 1.1: Danh mục chứng từ kế toán

Nội dung tổ chức chứng từ kế toán trong các đơn vị hành chính – sự nghiệp + Xác định hệ thống bản chứng từ được dùng để chứng minh tính hợp pháp của việc hình thành các nghiệp vụ kinh tế thuộc đối tượng hạch toán kế toán và là căn cứ ghi sổ kế toán.

+ Xác định kế hoạch luân chuyển chứng từ nhằm thông tin kịp thời về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phản ánh trạng thái và sự biến động của các đối tượng hạch toán kế toán

Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán

Hệ thống biểu mẫu chứng từ kế toán áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, gồm:

- Chứng từ kế toán chung cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, gồm 4 chỉ tiêu:

+ Chỉ tiêu lao động tiền lương;

- Chứng từ kế toán ban hành theo các văn bản pháp luật (Các mẫu và hướng dẫn phương pháp lập từng chứng từ ).

Các nội dung cơ bản của chứng từ bao gồm:

+ Tên và số hiệu chứng từ

+ Ngày, tháng, năm lập chứng từ

+ Tên đơn vị, cá nhân lập chứng từ

+ Tên đơn vị, cá nhân nhận chứng từ

+ Nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh

+ Các chỉ tiêu về số lượng, đơn giá, số tiền của nghiệp vụ kinh tế phát sinh + Họ tên và chữ ký của người lập, người duyệt chứng từ

Lập chứng từ kế toán

+ Tất cả nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động của đơn vị kế toán đều phải lập chứng từ kế toán Chứng từ kế toán chỉ lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính

+ Chứng từ kế toán phải được lập rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, chính xác theo nội dung quy định trên mẫu Trường hợp chứng từ kế toán chưa quy định mẫu thì đơn vị được tự lập chứng từ nhưng phải có đủ nội dung theo quy định của chứng từ kế toán

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP ĐÀO TẠO DẠY NGHỀ CÓ THU

Đặc điểm hoạt động và quản lý tài chính ngành đào tạo dạy nghề

2.1.1 Tổng quan về đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu a) Đặc điểm hoạt động:

Chúng ta nhớ rằng, giáo dục phổ thông không chỉ dạy kiến thức khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, mà còn nhằm mục đích đào tạo nghề, nó có tầm quan trọng rất thiết thực hiện nay ở nước ta Trong thời gian vừa qua chúng ta quên điều này, đưa đến sự phát triển trong giáo dục phổ thông và cơ cấu không hợp lý (76% số học sinh tốt nghiệp THCS và THPT, chỉ có 13-14% vào các trường dạy nghề, (còn xa mới đạt được chỉ tiêu 25% như trong nghị quyết Trung ương Đảng lần 2 khóa VIII đã đề ra) và cơ cấu trình độ đại học – trung học chuyên nghiệp – công nhân là 1-1,5 – 3,5 Cơ cấu này ở các nước thường là 1-4-10 hoặc phải 1-5-20 Hiện nay, để xây dựng đất nước, xây dựng các vùng và các khu kinh tế lớn, nhỏ, phải chăm lo đào tạo những người có học vấn cao, đồng thời, phải đào tạo đội ngũ công nhân làm tốt và rất tốt những ngành nghề thông thường trong nền kinh tế Một số chuyên gia nước ngoài về GD&ĐT bày tỏ sự lo ngại về tình trạng không bình thường là chúng ta coi nhẹ đào tạo nghề. Ở các nước phát triển người ta rất coi trọng các trường dạy nghề, và nó không kém gì các trường đại học Ở các nước ấy người ta phân luồng học sinh như sau: 50%học sinh tốt nghiệp THCS vào các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề; 50% học sinh còn lại lên THPT sau khi học xong THPT lại tiếp tục phân luồng, một phần vào đại học, phần còn lại vào các trường dạy nghề Nước ta đang tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa từ trình độ thấp, thì đào tạo nghề lại càng quan trọng, cho nên cần phải coi trọng việc phân luồng học sinh sau THCS vào các trường trung học chuyên nghiệp - dạy nghề Chúng ta làm một số việc cần thiết để đẩy mạnh việc đào tạo nghề

Phải tuyên truyền, giáo dục thanh niên, học sinh có nhận thức đúng đắn học tập là công việc thường xuyên, là suốt đời Điều cốt yếu trước mắt là có được cái nghề để lập nghiệp, để cống hiến, ổn định cuộc sống bản thân, và tích lũy một ít vốn kiến thức để tiếp tục học tập lên cao Ở cộng hòa Liên Ban Đức, phần đông học sinh tốt nghiệp PTCS vào các trường trung học dạy nghề Sau 2-3 năm học tốt nghiệp trường nghề bắt đầu đi làm, thì số học sinh khác tốt nghiệp THPT Sau 3-4 năm tiếp theo, những công nhân đã ổn định nghề nghiệp, có chỗ làm việc, có nhà, có xe hơi và có thể thành lập gia đình Sau vài năm tiếp theo họ có thể tiếp tục ở bậc đại học và con đường học tập sau đại học cũng mở rộng đối với họ mà học phí do nhà máy, công ty, xí nghiệp đài thọ Trong khi đó số học sinh tốt nghiệp PTTH vất vả lắm mới vào được đại học thì mới bắt đầu ra trường tìm việc làm

Phải khẩn trương xây dựng mạng lưới các trường nghề trong cả nước Nâng cấp các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề hiện có, mở thêm các trường khu chế xuất…, với các trang bị đủ và thích hợp với các ngành nghề ngày càng hiện đại phục vụ cho đào tạo nghề theo bề rộng đồng thời tập trung vào cá ngành mũi nhọn thêm định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất cho cả nước và địa phương

Phải chăm lo đào tạo đội ngũ giáo viên dạy nghề giỏi, và có chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với đội ngũ này, phải đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề

Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ tài chính cho đào tạo nghề Ở Thụy Sĩ, công tác dạy nghề tư thục dân lập rất được nhà nước giúp đỡ không những miễn thuế mà còn đầu tư trang thiết bị, các phương tiện dạy học từ 30-50% Vì đây là công việc gắn liền với xã hội, giảm bớt gánh nặng của nhà nước trong lĩnh vực này Mặt khác, tìm khả năng vay vốn của nước ngoài để phát triển dạy nghề với các nước có kinh nghiệm Chúng ta cần kết hợp giáo dục phổ thông với đào tạo nghề và phát triển các ngành nghề theo nhiều trình độ và quy mô khác nhau nhằm phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân địa phương.

Trong 10 năm gần đây, hệ thống dạy nghề trong cả nước đã đã được phục hồi và có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, góp phần tăng trưởng kinh tế và phát triển con người Mạng lưới cơ sở dạy nghề được phát triển nhanh, rộng khắp trên toàn quốc, tính đến tháng 11 năm 2009 có 265 trường TCN, 107 CĐN và

684 TTDN và hơn 1000 cơ sở khác có tham gia dạy nghề Quy mô dạy nghề tăng nhanh ( năm 2001 dạy nghề cho 887,3 ngàn người, đến năm 2008 là 1,538 triệu người), nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề năm 2008 lên 26%, dự kiến năm 2009 là 28% Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động Đã tổ chức dạy nghề đối với người dân tộc thiểu số, bộ đội xuất ngũ, người nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn , góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho người lao động Chất lượng và hiệu quả dạy nghề có bước chuyển biến tích cực (khoảng 70% học sinh tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, ở một số nghề và một số cơ sở dạy nghề tỷ lệ này đạt trên 90%) Các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy nghề đã từng bước được cải thiện

Nghề là một lĩnh vực hoạt động lao động mà trong đó, nhờ được đào tạo, con người có được những tri thức, những kỹ năng để làm ra các loại sản phẩm vật chất hay tinh thần nào đó, đáp ứng được những nhu cầu của xã hội.

Trên thế giới hiện nay có trên dưới 2000 nghề Nhiều nghề chỉ thấy có ở nước này nhưng lại không thấy ở nước khác Hơn nữa, các nghề trong xã hội luôn ở trong trạng thái biến động do sự phát triển của khoa học và công nghệ Nhiều nghề cũ mất đi hoặc thay đổi về nội dung cũng như về phương pháp sản xuất Nhiều nghề mới xuất hiện rồi phát triển theo hướng đa dạng hóa Theo thống kê gần đây, trên thế giới mỗi năm có tới 500 nghề bị đào thải và khoảng 600 nghề mới xuất hiện Ở nước ta, mỗi năm ở cả 3 hệ trường (dạy nghề, trung học chuyên ngiệp và cao đẳng - đại học) đào tạo trên dưới 300 nghề bao gồm hàng nghìn chuyên môn khác nhau.

Theo ngạch quản lý các trường thuộc ngành đào tạo nghề thuộc về 2 ngạch quản lý là trung ương và địa phương:

+ Ở cấp trung ương bao gồm các trường: Cao đẳng Nghề, các trường Đại học; Cao đẳng; Trung cấp; Trung học có dạy nghề, các trung tâm dạy nghề; các cơ sở dạy nghề khác.

+ Ở cấp Địa phương bao gồm các trường: Cao đẳng Nghề, các trường Đại học; Cao đẳng; Trung cấp; Trung học có dạy nghề, các trung tâm dạy nghề; các cơ sở dạy nghề khác.

Sơ đồ 2.1: Hệ thống các trường sư phạm trong hệ thống giáo dục quốc dân b) Chức năng, nhiệm vụ và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

Với chức năng là các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu thuộc khối nghề do vậy đối tượng đào tạo, bồi dưỡng chính của các đơn vị này là tất cả mọi công dân có nhu cầu học nghề.

Các trường Cao đẳng nghề là trực thuộc Trung Ương quản lý là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, đơn vị sự nghiệp có ĐT Tiến sĩ

Trung học chuyên nghiệp (3-4 năm)

Trẻ dưới 6 tuổi Nhà trẻ

Tiểu học (5 năm) Trung học cơ sở (4 năm)

Dạy nghề dài hạn (1-3 năm) Dạy nghề ngắn hạn

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:39

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ  1.1: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung   CHỨNG TỪ KẾ TOÁN - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
1.1 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký chung CHỨNG TỪ KẾ TOÁN (Trang 40)
Sơ đồ 1.2: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
Sơ đồ 1.2 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái (Trang 43)
Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
Sơ đồ 1.3 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ (Trang 45)
Sơ đồ 1.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
Sơ đồ 1.4 Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính (Trang 47)
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy quản lý của các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
Sơ đồ 2.3 Sơ đồ bộ máy quản lý của các đơn vị sự nghiệp đào tạo có thu (Trang 59)
Sơ đồ 2.4:  Mô hình bộ máy kế toán tập trung - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
Sơ đồ 2.4 Mô hình bộ máy kế toán tập trung (Trang 66)
Sơ đồ 2.5: Mô hình bộ máy kế toán phân tán - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
Sơ đồ 2.5 Mô hình bộ máy kế toán phân tán (Trang 67)
Sơ đồ 2.6:  Sơ đồ mô hình tổ chức bộ  máy kế toán trong các trường Cao đẳng Nghề - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
Sơ đồ 2.6 Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy kế toán trong các trường Cao đẳng Nghề (Trang 73)
Sơ đồ 2.7: Trình tự luân chuyển số liệu theo hình thức chứng từ ghi sổ - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
Sơ đồ 2.7 Trình tự luân chuyển số liệu theo hình thức chứng từ ghi sổ (Trang 83)
Sơ đồ 2.8: Trình tự ghi sổ hạch toán công cụ, dụng cụ trong các trường CĐN - Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán trong các đơn vị sự nghiệp đào tạo dạy nghề có thu
Sơ đồ 2.8 Trình tự ghi sổ hạch toán công cụ, dụng cụ trong các trường CĐN (Trang 87)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w