1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea

140 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 444,25 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU “XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH VINA KOREA” (14)
    • 1.1. Tính cấp thiết của đề tài (18)
    • 1.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu (19)
      • 1.2.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài (19)
      • 1.2.2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước (21)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (22)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (23)
    • 1.5. Phạm vi nghiên cứu (23)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu của luận văn (24)
    • 1.7. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu (25)
    • 1.8. Kết cấu của luận văn (25)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ (13)
    • 2.1. Bản chất, vai trò và nhiệm vụ kế toán trách nhiệm quản lý và mô hình kế toán trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp sản xuất (26)
      • 2.1.1. Bản chất của KTTN quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất (26)
      • 2.1.2. Vai trò và nhiệm vụ của KTTN quản lý trong các DN (28)
    • 2.2. Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ với KTTN quản lý (30)
      • 2.2.1. Sự phân cấp quản lý và các mô hình phân cấp quản lý (31)
      • 2.2.2. Mô hình KTTN quản lý trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý (40)
    • 2.3. Hệ thống các phương pháp sử dụng trong KTTN quản lý (42)
      • 2.3.1. Hệ thống phương pháp dự toán (42)
    • 2.4. Nội dung KTTN quản lý trong doanh nghiệp (50)
      • 2.4.1. Nội dung kế toán trung tâm chi phí (50)
      • 2.4.2. Nội dung kế toán trung tâm doanh thu (54)
      • 2.4.3. Nội dung kế toán trung tâm lợi nhuận (56)
      • 2.4.4. Nội dung kế toán trung tâm đầu tư (58)
  • CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH VINA KOREA (15)
    • 3.1. Khái quát về công ty TNHH Vina Korea (62)
      • 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển (62)
      • 3.1.2. Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm gần đây (63)
      • 3.1.3. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty (64)
      • 3.1.4. Tổ chức kế toán tại công ty (67)
      • 3.1.5. Phương pháp thu nhận thông tin thực hiện tại Công ty TNHH Vina Korea 52 3.2.Thực trạng phân cấp quản lý (69)
    • 3.3. Thực trạng kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea (73)
      • 3.2.1. Trung tâm chi phí (73)
      • 3.2.2. Trung tâm doanh thu (81)
      • 3.2.3. Trung tâm lợi nhuận (83)
  • CHƯƠNG 4: THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH VINA KOREA (18)
    • 4.1. Đánh giá thực trạng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại TNHH Vina Korea (85)
      • 4.1.1. Ưu điểm (85)
      • 4.1.2. Hạn chế (86)
    • 4.2. Nguyên tắc xây dựng mô hình KTTN quản lý tại công ty TNHH Vina Korea (87)
      • 4.2.1. Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý (87)
      • 4.2.2. Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản trị doanh nghiệp (87)
      • 4.2.4. Phù hợp với cơ chế quản lý của nền kinh tế Việt Nam (89)
      • 4.2.5. Phù hợp với quá trình toàn cầu hóa (89)
    • 4.3. Đề xuất mô hình KTTN quản lý tại công ty TNHH Vina Korea (89)
      • 4.3.1. Đối với trung tâm chi phí (90)
      • 4.3.2. Đối với trung tâm doanh thu (96)
      • 4.3.3. Đối với trung tâm lợi nhuận (98)
    • 4.3. Điều kiện để thực hiện mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty (101)
    • 4.4. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu (102)
  • PHỤ LỤC (108)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU “XÂY DỰNG MÔ HÌNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH VINA KOREA”

Tính cấp thiết của đề tài

Kế toán trách nhiệm quản lý (KTTN quản lý) là một trong những nội dung cơ bản của kế toán quản trị (KTQT) KTTN quản lý là phương pháp thu thập và báo cáo các thông tin dự toán và thực tế về đầu vào, đầu ra của các trung tâm trách nhiệm, là hạt nhân quan trọng trong hệ thống kiểm soát quản trị của doanh nghiệp KTTN quản lý có vai trò quan trọng trong công tác quản lý của doanh nghiệp nhưng vẫn là một nội dung tương đối mới ở Việt Nam, mặc dù KTQT và KTTN quản lý đã được các nước trên thế giới đề cập và phát triển tương đối lâu.

Dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong đó các doanh nghiệp may đóng vai trò chủ lực Số lượng các doanh nghiệp Dệt chỉ chiếm tỷ trọng 15% và đóng góp chưa đến 5% giá trị xuất khẩu của toàn ngành dệt may Ngành dệt may Việt Nam hiện đang được xem là một lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế đất nước với những lợi thế riêng biệt của ngành như thu hút được nhiều lao động, có điều kiện mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu năm 2012 đối với hàng dệt may và xơ sợi dệt các loại đạt 17,2 tỷ USD, tăng 8,5% so với 2011và mục tiêu đến năm 2020 đạt từ 25-27 tỷ USD Với vai trò quan trọng và to lớn của ngành dệt may đối với nền kinh tế của đất nước như vậy thì việc bảo đảm cho các doanh nghiệp may tăng trưởng và phát triển bền vững trong hoàn cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động là hết sức cần thiết, nhất là khi toàn thế giới vừa trải qua cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế.

Nằm trong bối cảnh chung của ngành dệt may Việt Nam, Công ty TNHH VinaKorea phải đặt mục tiêu cắt giảm chi phí, tăng lợi nhuận Nhu cầu thông tin về kế toán quản trị, đặc biệt là vai trò của Mô hình kế toán trách nhiệm quản lý rất quan trọng Mô hình kế toán trách nhiệm quản lý đánh giá vai trò của từng bộ phận vào lợi nhuận của công ty, giúp nhà quản lý đánh giá chính xác về chi phí lợi nhuận của công ty.

Do vậy, việc nghiên cứu đặc điểm và nội dung của mô hình kế toán trách nhiệm quản lý trên cơ sở đó tổ chức được mô hình này trong công ty TNHH Vina Korea là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Qua khảo sát thực tế tại công ty, Tác giả nhận thấy công ty chưa thiết lập mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty Tuy nhiên việc phân cấp, phân quyền tại công ty là điều kiện thuận lợi để xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty.

Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài nghiên cứu

1.2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Kiểm soát chi phí là vấn đề hàng đầu của nhà quản trị và kế toán trách nhiệm quản lý chính là một công cụ hữu ích để quản lý Nghiên cứu thông qua các công trình báo cáo, nghiên cứu khoa học nước ngoài Tác giả rút ra một số điểm sau: Tác giả Joseph P Vogel (1962) trong công trình “Rudiments of Responsibility Accounting in Public Utilities” đã đề cập đến việc thiết lập kế toán trách nhiệm quản lý (KTTN quản lý) để kiểm soát chi phí Theo tác giả, để hạn chế chi phí bằng cách quy trách nhiệm cá nhân, trên cơ sở này xác định trách nhiệm cá nhân với mỗi loại chi phí Theo Joseph P Vogel, KTTN quản lý phải được thiết kế phù hợp với cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp, tùy thuộc vào quy mô hoạt động mà phân cấp quản lý như Ban GĐ, phòng ban, phân xưởng, KTTN quản lý phải được xây dựng trên cơ sở cấp quản lý nhằm thu thập thông tin cũng như kiểm soát thông tin tại các bộ phận từ đó cung cấp thông tin cho nhà quản trị có quyết định hiệu quả. [21]

Qua công trình “Fundamentals of Responsibility Accouting” đăng trên tạp chí “National Association of Accountants” Martin N Kellogg (1962) đã trình bày nghiên cứu về sự phát triển của kế toán trách nhiệm quản lý với cơ cấu tổ chức, kế toán trách nhiệm quản lý với kế toán chi phí, kế toán trách nhiệm quản lý với ngân sách, kế toán trách nhiệm quản lý với kiểm soát chi phí Kế toán trách nhiệm quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với phân cấp quản lý và với kế toán chi phí Nguyên tắc để thiết lập một mô hình kế toán trách nhiệm quản lý là phải phân chia tổ chức thành các bộ phận, đơn vị theo từng chức năng cụ thể, phân công trách nhiệm cho các bộ phận đã được phân chia, yêu cầu các bộ phận này phải lập báo cáo và thực hiện giám sát từng cấp quản lý Ngoài ra tác giả cũng đề cập đến hệ thống kế toán chi phí được sử dụng như là công cụ quản lý, trước hết phải gắn trách nhiệm cho từng khoản chi phí Để kiểm soát được chi phí thì cần phải tìm hiểu và xác định được nguồn gốc chi phí phát sinh.[22]

Năm 1963, N.J.Gordon đã thông qua công trình “Toward a Theory of Responsibility Accounting Systems” đăng trên tạp chí “National Association of Accountants” đã trình bày những nghiên cứu về lý thuyết của mô hìnhkế toán trách nhiệm quản lý Cơ sở của Mô hình KTTN quản lý là lý thuyết kinh tế và tổ chức. KTTN quản lý chỉ phát huy hiệu quả khi doanh nghiệp có phân cấp quản lý Nghiên cứu KTTN quản lý cần tiến hành song song cả về mặt hiệu quả kinh tế và khía cạnh tổ chức của doanh nghiệp Vì vậy, cần thiết kế một mô hình quản lý sao cho lợi ích của mỗi người quản lý phải được gắn chặt với những hoạt động lợi nhuận cao nhất của doanh nghiệp [24]

Tác giả Nahum Melumad, Stefan Reichelstein (1992) trong công trình nghiên cứu “A theory of responsibility centers” cho rằng một trong những bộ phận quan trọng cấu thành KTTN quản lý là các trung tâm trách nhiệm Các trung tâm trách nhiệm được xây dựng phù hợp với cơ cấu tổ chức của từng doanh nghiệp Trong nghiên cứu này, tác giả đề xuất xây dựng ba trung tâm trách nhiệm là trung tâm chi phí, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư [23]

Cũng nghiên cứu về trung tâm trách nhiệm, tác giả Freeman, L Neal (2004) trong công trình “Responsibility centers promote effective financial control” cho rằng sử dụng các trung tâm trách nhiệm là một trong những kỹ thuật được thành lập và sử dụng rộng rãi trong kiểm soát tài chính KTTN quản lý chia một tổ chức lớn thành những đơn vị, bộ phận nhỏ hơn tạo điều kiện cho việc quản lý được dễ dàng hơn Các bộ phận nhỏ hơn đó gọi là các trung tâm trách nhiệm Một bước nghiên cứu sâu hơn so với tác giả Nahum Melumad, Stefan Reichelstein (1992) là Freeman, L Neal (2004) đề xuất xây dựng bốn trung tâm trách nhiệm là trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư [14]

Kế toán trách nhiệm quản lý là một công cụ quản lý và kiểm soát hiệu quả, đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau Trên cơ sở nghiên cứu các công trình đã công bố trên thế giới, tác giả đề tài có sự kế thừa và vận dụng KTTN quản lý để có thể vận dụng phù hợp với thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất hàng may mặc.

1.2.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong nước

KTTN nói riêng và KTQT nói chung mới được đề cập và nghiên cứu tại Việt Nam 25 năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường ngày một phát triển đòi hỏi hệ thống kế toán cần được hoàn thiện, trong khi đó KTQT ở một số nước phát triển đã được sử dụng như một công cụ quản lý từ rất lâu Trước sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự ra nhập nhiều tổ chức quốc tế đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một mô hình KTQT cũng như tổ chức KTTN quản lý cho phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của công ty.

Tác giả Nguyễn Hữu Phú (2008) trong luận văn thạc sỹ “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty xây dựng miền Trung” đã phân tích và đánh giá trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm và trung tâm trách nhiệm đã được chia thành 4 trung tâm: Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư Đồng thời đánh giá các trung tâm trách nhiệm qua các chỉ tiêu như: Đối với trung tâm chi phí, tác giả đánh giá mức độ hoàn thành định mức và dự toán chi phí, tỷ lệ chi phí trên doanh thu Trung tâm đầu tư được đánh giá thông qua chỉ tiêu ROI, RI và phân tích báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của từng bộ phận Tuy nhiên tác giả chỉ mới đưa ra một số chỉ tiêu đánh giá 2 trung tâm chi phí và trung tâm đầu tư và báo cáo bộ phận, chưa phân tích cụ thể cho doanh nghiệp đặc thù ảnh hưởng bởi cơ cấu quản lý của doanh nghiệp đó.[7]

Một nghiên cứu khác về KTTN quản lýlà của tác giả Nguyễn Thị Kim Đính

(2012) trong luận văn thạc sỹ “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phầnVinaconex 25” Trong luận văn tác giả đã nghiên cứu đến các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp: Trung tâm chi phí, Trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tư Đồng thời tác giả cũng xây dựng hệ thống báo cáo KTTN quản lý tương ứng với các trung tâm trách nhiệm cho doanh nghiệp Các trung tâm trách nhiệm được trình bày ở góc độ phân công trách nhiệm, chưa xây dựng hệ thống chỉ tiêu hay hệ thống báo cáo hoàn chỉnh cho các trung tâm trách nhiệm để đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như trách nhiệm quản lý của từng trung tâm trách nhiệm Những đề xuất của tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ đề xuất nhỏ chưa xây dựng cụ thể và chi tiết cho từng bộ phận.[4]

Các tác giả đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về KTTN quản lý, đánh giá thực trạng công tác KTTN quản lý và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện KTTN quản lý tại các đơn vị tìm hiểu Tuy nhiên chưa có tác giả nào đề cập đến KTTN quản lý các doanh nghiệp may mặc mà cụ thể là tại công ty TNHH Vina Korea Trong khi đó ngành may mặc đang đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế Việt Nam.

Tóm lại, thông qua nghiên cứu tổng quan các đề tài có liên quan đến KTTN quản lý trên thế giới và trong nước, tác giả đã nhìn nhận được tầm quan trọng cũng như giá trị của KTTN quản lý đối với các doanh nghiệp KTTN quản lý ngày càng phát triển và được quan tâm, việc nghiên cứu KTTN quản lý sẽ ngày càng chuyên sâu và cụ thể cho từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động Trên cơ sở nghiên cứu trên kết hợp với thực trạng sản xuất kinh doanh và quản lý tại công ty TNHH VinaKorea, tác giả phát triển Mô hình KTTN quản lý về cả mặt lý thuyết và thực tiễn đảm bảo việc xây dựng mô hình KTTN quản lý phù hợp và hiệu quả Luận văn sẽ hoàn thiện các hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá, hệ thống báo cáo phù hợp theo từng trung tâm trách nhiệm theo đặc điểm cơ cấu quản lý và sản xuất kinh doanh của công ty.

Mục tiêu nghiên cứu

KTTN quản lý có vai trò rất quan trọng giúp nhà quản trị kiểm soát đánh giá hoạt động của các bộ phận quan trọng trong doanh nghiệp nhưng hiện nay việc áp dụng KTTN quản lý vào trong quản lý của các doanh nghiệp chưa được thực sự quan tâm.Trước thực tế đó tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu của luận văn như sau:

- Tiến hành nghiên cứu làm rõ bản chất, vai trò, nhiệm vụ và nội dung củaKTTN quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất.

- Làm rõ thực trạng kế toán trách nhiệm quản lý đang áp dụng tại công ty TNHH Vina Korea.

- Từ thực trạng trên đưa ra giải pháp xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea.

Với mục tiêu xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý phù hợp cho doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho các nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và trách nhiệm quản lý của từng bộ phận để đưa ra các quyết định kinh doanh Dựa trên mục tiêu nghiên cứu, luận văn xây dựng câu hỏi nghiên cứu.

Câu hỏi nghiên cứu

1 Kế toán trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp sản xuất gồm những nội dung nào? Mô hình kế toán trách nhiệm quản lý gồm những gì?

2 Kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea được thực hiện như thế nào?

3 Làm như thế nào để xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea?

Phạm vi nghiên cứu

Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý đối với các doanh nghiệp là một vấn đề quan trọng ảnh hưởng tới công tác tổ chức và quản lý của doanh nghiệp. Để xây dựng được mô hình kế toán trách nhiệm quản lý phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, quy mô kinh doanh đòi hỏi phải nghiên cứu trong thời gian dài, phương pháp nghiên cứu sâu rộng Nhưng do giới hạn về thời gian và không gian nghiên cứu nên luận văn chỉ đề cập tới những vấn đề nổi bật của việc xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý của công ty TNHH Vina Korea.

- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những nội dung cơ bản của kế toán trách nhiệm quản lý, nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty TNHH Vina Korea như việc phân cấp quản lý, công tác lập định mức, dự toán, báo cáo nội bộ theo từng phân cấp quản lý phục vụ cho việc đánh giá trách nhiệm của công ty.

- Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Vina Korea

- Thời gian nghiên cứu: Năm 2015

Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Để đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea, Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tình huống Bên cạnh đó,tiến hành thu thập dữ liệu về: cơ cấu tổ chức của công ty, đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của công ty Đồng thời tác giả cũng thu thập và nghiên cứu các tài liệu về các đề tài nghiên cứu trước đây như các luận văn, luận án, các bài báo được đăng trên các tạp chí trong nước và các bài viết được đăng trên internet có liên quan đến KTTN quản lý.

Số liệu được cung cấp trong luận văn này tác giả đã sử dụng 2 bộ số liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chính để hoàn thành nghiên cứu là các thông tin khảo sát thực tế tại công ty Dữ liệu thứ cấp là các thông tin thu thập được từ các nguồn khác nhau như báo chí, internet, dữ liệu của cơ quan thống kê

Thứ nhất, thu thập tài liệu thứ cấp: Các dữ liệu thứ cấp chủ yếu được thu thập từ internet, báo chí, các nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án trong nước và trên thế giới Từ các nội dung đã thu thập được tác giả trình bày tổng quan nghiên cứu và tạo ra hệ thống cơ sở lý luận góp phần đi sâu vào phát triển nghiên cứu lĩnh vực KTTN quản lý Ngoài ra hệ thống dữ liệu thứ cấp cũng được thu thập từ các thông tin trong nước về ngành may mặc để tìm hiểu đặc điểm sản xuất cũng như vai trò đối với nền kinh tế Việt Nam.

-Thứ hai, thu thập tài liệu sơ cấp: Tổ chức khảo sát thực tế và thu thập thông tin thực tế của Công ty TNHH Vina Korea

Từ các thông tin thu thập ở trên tác giả phân tích đánh giá để biết công ty đã có mô hình kế toán trách nhiệm quản lý chưa? Đồng thời thu thập các thông tin về các yếu tố sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty như: bộ máy phân cấp quản lý, hệ thống phương pháp KTTN quản lý và nội dung hạch toán các phần hành kế toán liên quan trực tiếp đến các trung tâm trách nhiệm Căn cứ vào các thông tin thu thập được cũng như sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính tác giả phân tích đánh giá những thuận lợi, khó khăn, bất cập và đề xuất hướng giải quyết, hoàn thiện.

Ngoài ra tác giả cũng sử dụng phương pháp chuyên gia: Trao đổi, xin ý kiến chuyên gia từ các nhà kinh tế xây dựng và tổ chức thực thi chính sách liên quan đến mô hìnhkế toán trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp thông qua các cuộc toạ đàm trao đổi.

Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

KTTN quản lý có vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành cũng như kiểm soát hoạt động của nhà quản lý.KTTN quản lý đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, nhưng ở Việt Nam đây vẫn là nội dung mới Thông qua các công trình nghiên cứu trong nước và thế giới, luận văn hệ thống các quan điểm, các công trình nghiên cứu của các tác giả Từ đó rút ra được

“Khoảng trống” tìm cho mình hướng nghiên cứu với đề tài “Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty TNHH Vina Korea”.

Những đóng góp của đề tài:

-Về mặt lý luận: Hệ thống hoá cơ sở lý luận về Mô hình KTTN quản lý trong các doanh nghiệp Làm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên ngành kế toán, quản trị kinh doanh.

- Về thực tiễn: Phân tích, đánh giá thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình KTTN quản lý, đề xuất Mô hình KTTN quản lý phù hợp cho công ty TNHH Vina Korea Từ đó công ty có thể áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả,chất lượng KTTN quản lý tại đơn vị mình.

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ

Bản chất, vai trò và nhiệm vụ kế toán trách nhiệm quản lý và mô hình kế toán trách nhiệm quản lý trong doanh nghiệp sản xuất

2.1.1 Bản chất của KTTN quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất

Kế toán trách nhiệm quản lý (KTTN quản lý) là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị, dựa trên cơ sở lý thuyết tổ chức và nhu cầu về quản lý, nhằm đo lường, kiểm soát và đánh giá kết quả họat động của các bộ phận

Về tính kiểm soát, theo Higgins (1952): KTTN quản lý là sự phát triển của hệ thống kế toán được thiết kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quan trực tiếp cho các cá nhân trong tổ chức, người chịu trách nhiệm kiểm soát Hệ thống kiểm soát này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý KTTN quản lý như một công cụ để kiểm soát hoạt động và chi phí [16]

Nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv D.Banker, Robert S.Kaplan and S.mark Young (1997) khẳng định: kế toán trách nhiệm quản lý là một hệ thống kế toán có chức năng thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan đến trách nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo chứa cả những đối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát đối với một cấp quản lý [11]

Bên cạnh tính kiểm soát của KTTN quản lý, tác giả còn đề cập đến các trung tâm trách nhiệm, sự phân cấp trong quản lý và các chỉ tiêu chi phí, doanh thu, lợi nhuận Theo Horngreen (1991): “KTTN quản lý là hệ thống kế toán được nhìn nhận qua các trung tâm trách nhiệm khác nhau trong toàn bộ tổ chức và phản ánh các kết quả và hoạt động của mỗi trung tâm này bằng chỉ tiêu về doanh thu và chi phí”.[17] Theo nhóm tác giả Jerry J Weygandt, Paul D Kimmel, Donalt E Kieso

(2008) cho rằng: KTTN quản lý là một bộ phận của KTQT, liên quan đến việc tích lũy, báo cáo về thu nhập, chi phí Trên cơ sở đó, nhà quản lý có quyền đưa ra những quyết định trong hoạt động hàng ngày về các vấn đề đó.[26]

Cũng theo James R.Martin trong tác phẩm “Management Accounting: Concepts, Techniques & Controvasial Issues” cho rằng: KTTN quản lý là công cụ đo lường, đánh giá hoạt động của những bộ phận liên quan đến đầu tư, thu nhập mà mỗi bộ phận đó có quyền kiểm soát và chịu trách nhiệm tương ứng [18]

Theo đó, cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp được chia thành các trung tâm trách nhiệm Điều này có ý nghĩa to lớn cho những tổ chức lớn nhiều bộ phận, chi nhánh, đa ngành nghề kinh doanh Trong quá trình quản lý, các bộ phận được giao quyền ra quyết định và trách nhiệm thực hiện một công việc nào đó Việc này tạo nên cơ cấu phân cấp nhiều bậc và đòi hỏi phải theo dõi, kiểm soát đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận đó Để có thể đánh giá được hiệu quả của các bộ phận, cần phải lượng hóa được đầu vào, đầu ra của các bộ phận, trên cơ sở đó xác định được các chỉ tiêu cụ thể để đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận Việc đo lường thành quả hoạt động của các bộ phận sẽ tạo điều kiện cho việc đánh giá chất lượng hoạt động của trưởng các bộ phận, đồng thời khích lệ họ điều hành hoạt động của bộ phận mình phù hợp với mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp.

KTTN quản lý không chỉ được đề cập đến các trung tâm trách nhiệm ở góc độ về chi phí, thu nhập, lợi nhuận hay tính kiểm soát mà còn được tác giả David F. Hawkins, V G Narayanan, Jacob Cohen, Michele Jurgens (2004) đưa ra: KTTN quản lý là một hệ thống tạo ra những thông tin tài chính và phi tài chính có liên quan, về những hoạt động thực tế và lập kế hoạch của những trung tâm trách nhiệm của một công ty Trung tâm trách nhiệm là những đơn vị thuộc tổ chức có những nhà quản lý đứng đàu chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của đơn vị họ Những bộ phận chủ yếu bao gồm: Hệ thống dự toán ngân sách, các báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo biến động, giá chuyển giao nội bộ…KTTN quản lý đi sâu vào so sánh việc thực hiện và kế hoạch của các trung tâm trách nhiệm, xác định giá chuyển giao giữa các trung tâm Cũng giống quan điểm này Anthony cho rằng KTTN quản lý là “loại hình kế toán thu nhập và báo cáo cả 2 thông tin kế toán kế hoạch và thực tế về các trung tâm trách nhiệm” [28]

Như vậy có rất nhiều quan điểm về KTTN quản lý, các quan điểm thể hiện cách nhìn của tác giả về KTTN quản lý ở các góc độ khác nhau về đặc điểm, ý nghĩa, cơ chế tổ chức KTTN quản lý tại doanh nghiệp Sự khác nhau không mang tính đối lập và bổ sung cho nhau để có một cái nhìn toàn diện về KTTN quản lý Bản chất của KTTN quản lý được thể hiện: KTTN quản lý là một nội dung cơ bản của KTQT và là quá trình thu thập, tập hợp và báo cáo các thông tin tài chính và phi tài chính, được dùng để kiểm soát các quá trình hoạt động và đánh giá hiệu quả của từng bộ phận trong tổ chức Thực chất KTTN quản lý chính là thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm cho mỗi bộ phận, cá nhân và một hệ thống chỉ tiêu, công cụ báo cáo kết quả của mỗi bộ phận.

KTTN quản lý chỉ thực hiện được ở các đơn vị có cơ cấu tổ chức quản lý được phân quyền rõ ràng Mô hình KTTN quản lý trong các tổ chức khác nhau được xây dựng đa dạng phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý, mức độ phân quyền trong tổ chức, mục tiêu cũng như quan điểm, phong cách của nhà quản trị trong doanh nghiệp, môi trường quản lý của doanh nghiệp.

2.1.2 Vai trò và nhiệm vụ của KTTN quản lý trong các DN

Kế toán trách nhiệm quản lý là một phương pháp phân chia cấu trúc của một tổ chức thành những trung tâm trách nhiệm khác nhau để đo lường biểu hiện của chúng Nói cách khác, KTTN quản lý là một "công cụ" để đo lường về kết quả hoạt động của một khu vực nào đó trong tổ chức, qua đó giúp nhà quản trị kiểm soát và đánh giá trách nhiệm quản trị ở từng cấp quản trị khác nhau Vai trò của KTTN quản lý được thể hiện ở những khía cạnh sau đây:

- Thứ nhất, KTTN quản lý giúp xác định sự đóng góp của từng đơn vị, bộ phận vào lợi ích của toàn bộ tổ chức.

- Thứ hai, KTTN quản lý cung cấp một cơ sở cho việc đánh giá chất lượng về kết quả hoạt động của những nhà quản lý bộ phận.

- Thứ ba, KTTN quản lý được sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của các nhà quản lý và do đó, nó ảnh hưởng đến cách thức thực hiện hành vi của các nhà quản lý này.

- Thứ tư, KTTN quản lý thúc đẩy các nhà quản lý bộ phận điều hành bộ phận của mình theo phương cách phù hợp với những mục tiêu cơ bản của toàn bộ tổ chức.

 Đối với nhà quản trị cấp cao:

Kế toán trách nhiệm quản lý cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng tổ chức và điều hành của doanh nghiệp KTTN quản lý xác định các trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công việc của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá KTTN quản lý giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp.

 Đối với nhà quản trị cấp trung:

Kế toán trách nhiệm quản lý cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý Thông qua KTTN quản lý, nhà quản trị có thể phân tích, đánh giá chi phí, doanh thu và lợi nhuận thực hiện của từng bộ phận. Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho người quản lý biết thực hiện kế hoạch của các bộ phận ra sao, nhận diện các vấn đề hạn chế để có sự điều chỉnh các chiến lược mục tiêu sao cho kết quả kinh doanh là tốt nhất Đây có thể xem là nguồn thông tin quan trọng để nhà quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng doanh thu, giảm chi phí một cách hợp lý, và cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận.

 Đối với nhà quản trị cấp thấp:

Sự phân cấp quản lý và mối quan hệ với KTTN quản lý

Mô hình KTTN quản lý gắn liền với sự phân cấp quản lý Thật vậy nếu không có sự phân cấp quản lý sẽ không tồn tại Mô hình KTTN quản lý và Mô hình KTTN quản lý sẽ không có ý nghĩa Mô hình KTTN quản lý chỉ tồn tại và hoạt động đạt hiệu quả tối ưu trong các tổ chức phân quyền Sự phân quyền trong tổ chức xuất phát từ lý thuyết tổ chức và chức năng tổ chức, trong phần này tác giả sẽ trình bày nội dung về các cơ cấu tổ chức và các mô hình tổ chức làm cơ sở trong việc chia,thiết lập các bộ phận trong tổ chức để hình thành các trung tâm trách nhiệm quản trị trong doanh nghiệp.

2.2.1 Sự phân cấp quản lý và các mô hình phân cấp quản lý

2.2.1.1 Phân cấp quản lý trong doanh nghiệp sản xuất

Bất kỳ doanh nghiệp nào ngay sau khi thành lập cũng phải xác định cấu trúc tổ chức bộ máy, phân chia trách nhiệm, quyền hạn cho các cá nhân và bộ phận trong doanh nghiệp.

Mục tiêu của chức năng tổ chức tạo nên một môi trường nội bộ thuận lợi cho mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phát huy được năng lực và nhiệt tình của mình, đóng góp tốt nhất vào việc hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức

Phân quyền là hiện tượng tất yếu khi tổ chức đạt đến một quy mô và trình độ phát triển nhất định mà một người hay một cấp quản lý không thể đảm đương được mọi công việc quản trị Tuy nhiên phân quyền cũng có những nguy cơ tiềm ẩn là thiếu sự nhất quán trong chính sách, tình trạng mất khả năng kiểm soát của cấp trên với cấp dưới, tình trạng cắt cứ của các nhà quản trị bộ phận Khi phân quyền ở mức độ cao, những nhà quản lý trở thành những người điều hành độc lập trong các bộ phận, dẫn đến tình trạng trùng lặp chức năng, gây thiệt hại về tài chính cho tổ chức. Mức độ phân quyền trong tổ chức: là việc xác định tập trung hay phân tán quyền lực chịu ảnh hưởng của những nhân tố chủ yếu sau:

+ Chi phí của các quyết định: Nếu quyết định càng tạo ra nhiều chi phí cho tổ chức thì càng được tập trung vào các nhà quản lý gia cấp cao và ngược lại Do vậy, đây là yếu tố quan trọng nhất trong việc xác định mức độ tập trung.

+ Sự thống nhất về chính trị, chính sách: Các chính sách thống nhất cho phép so sánh tính hiệu quả của từng bộ phận của tổ chức, đó là cơ sở để quyết định ủy quyền hay tập trung.

+ Nền văn hóa của doanh nghiệp Yếu tố này có vai trò rất quan trọng đối với việc có nên tập trung quyền lực hay không? Trong những tổ chức có bầu không khí cởi mở, nhân viên được khuyến khích tham gia vào quá trình ra quyết định có ảnh hưởng tới họ.

+ Sự sẵn sàng của các nhà quản lý: Đối với những tổ chức coi kinh nghiệm thực tế là cách huấn luyện tốt nhất để phát huy tiềm năng quản lý thì họ có thể sẵn sàng chấp nhận những lỗi lầm của các nhà quản lý Do đó, cấp trên có thể sẵn sàng ủy quyền và giao nhiệm vụ cho cấp dưới.

+ Cơ chế kiểm soát: Chỉ có những doanh nghiệp có cơ chế kiểm soát hữu hiệu mới có thể áp dụng chính sách ủy quyền rộng rãi và ngược lại.

+ Ảnh hưởng của môi trường: Các yếu tố bên trong và bên ngoài có thể tác động đến mức độ tập trung của doanh nghiệp.

2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức và mô hình cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp sản xuất Để quản trị, điều hành mọi hoạt động trong tổ chức cần có một tổ chức bộ máy doanh nghiệp Đó là tổng hợp các bộ phận (đơn vị, cá nhân) khác nhau có mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có những trách nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp, từng khâu khác nhau nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản trị và mục đích đã xác định của doanh nghiệp Các mô hình cơ cấu được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau.

Theo phương thức hình thành các bộ phận (nhờ chuyên môn hóa và hợp nhóm các công việc, nhiệm vụ, chức năng để tạo nên các bộ phận) có các kiểu cơ cấu tổ chức sau:

- Cơ cấu đơn giản: Đây là cấu trúc đơn giản nhất Mọi việc nói chung phụ thuộc vào người chủ doanh nghiệp Người chủ doanh nghiệp quyết định và làm mọi công việc quản lý. Những người nhân công được tuyển để thực hiện những nhiệm vụ cụ thể Các tổ chức nhỏ như hộ kinh doanh cá thể, trang trại thường có loại cấu trúc này Theo cơ cấu này, trong doanh nghiệp không phân chia trách nhiệm quản lý do vậy không hình thành nên các trung tâm trách nhiệm.

Nhiệm vụ quản trị được phân chia cho các đơn vị riêng biệt theo các chức năng quản trị và hình thành nên những người lãnh đạo được chuyên môn hóa chỉ đảm nhận thực hiện một chức năng nhất định, ví dụ nhân sự, tài chính kế toán…

Phòng kế hoạch Phòng vật tư Phòng công nghệ Phòng năng lượng

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức chức năng của doanh nghiệp sản xuất [2]

Trong kiểu cấu trúc tại sơ đồ 2.1, các đơn vị chức năng có quyền chỉ đạo trực tiếp, do đó mỗi người cấp dưới có thể có nhiều cấp trên trực tiếp của mình.Trong cơ cấu này những người thừa hành nhiệm vụ ở cấp dưới chẳng những nhận mệnh lệnh từ những người lãnh đạo doanh nghiêp, mà cả từ những người lãnh đạo chức năng khác nhau Bởi vậy, vai trò của người lãnh đạo doanh nghiệp phải phối hợp cho được sự ăn khớp giữa những người lãnh đạo chức năng đảm bảo sự thống nhất trong chỉ đạo, tránh tính trạng mâu thuẫn, trái ngược nhau.

+ Ưu điểm: Phản ánh logic các chức năng; Tuân theo nguyên tắc chuyên môn hóa ngành nghề; Giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng chủ yếu; Giảm chi phí và rút ngắn thời gian đào tạo, dễ đào tạo và dễ tìm nhà quản trị; Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách của nhân viên, không đòi hỏi người quản trị phải có kiến thức toàn diện; Tạo điều kiện cho kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất + Nhược điểm: Thường dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra các chỉ tiêu và chiến lược; Thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban chức năng; Các quyết định được đưa ra đôi khi bị chậm; Chuyên môn hóa quá mức và tạo ra cách nhìn quá hạn hẹp ở các cán bộ quản lý; Hạn chế việc phát triển đội ngũ cán bộ quản lý chung; Đổ trách nhiệm về vấn đề thực hiện mục tiêu chung của tổ chức cho cấp lãnh đạo cao nhất.

Hệ thống các phương pháp sử dụng trong KTTN quản lý

2.3.1 Hệ thống phương pháp dự toán

Dự toán là quá trình tính toán chi tiết nguồn lực cho kỳ tới, nhằm huy động và sử dụng tối đa nguồn lực theo các mục tiêu đã đề ra Có hai dạng dự toán là dự toán tĩnh và dự toán linh hoạt Dự toán tĩnh là dự toán chi phí cho một mức hoạt động dự kiến Trên thực tế, mức hoạt động dự kiến hiếm khi trùng với mức hoạt động thực tế do vậy số liệu của dự toán tĩnh rất ít sử dụng cho công tác so sánh và kiểm soát chi phí mà chỉ sử dụng trong việc lập kế hoạch Dự toán linh hoạt là dự toán chi phí cho nhiều mức hoạt động có thể xảy ra Vì thế, dự toán linh hoạt rất hữu ích cho việc so sánh giữa số liệu thực tế và số liệu dự toán ở các mức độ hoạt động nhằm kiểm soát các hoạt động xảy ra

Hoạt động SXKD của doanh nghiệp gồm nhiều quá trình có liên quan mật thiết với nhau như quá trình thu mua, dự trữ và tiêu thụ Định kỳ doanh nghiệp tiến hành lập dự toán tổng quát bao gồm tập hợp các dự toán chi tiết cho tất cả các quá trình của hoạt động SXKD của doanh nghiệp

Dưới đây là một hệ thống dự toán thông thường của 1 DN

Sơ đồ 2.5 Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh [tr180,5]

Trong đó, một bộ phận dự toán quan trọng là Dự toán chi phí SXKD gồm có các loại: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, Dự toán chi phí nhân công trực tiếp, Dự toán chi phí sản xuất chung, Dự toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, Dự toán giá vốn hàng bán Các dự toán này đều được lập trên cơ sở đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và sản xuất trong kỳ.

 Phương pháp xây dựng dự toán chi phí

Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp thống kê kinh nghiệm hoặc phương pháp tỷ lệ để tiến hành xây dựng các dự toán chi phí [tr74,2].

- Phương pháp thống kê kinh nghiệm sử dụng chi phí thực tế đã được tập hợp các kỳ trước đó, làm cơ sở để ước tính tổng dự toán chi phí cho kỳ hiện tại Sử dụng phương pháp này cần đánh giá mức độ tương đồng của các hoạt động được so sánh để điều chỉnh các dự toán chi phí Quá trình lập dự toán chi phí được tiến hành từ tổng thể đến chi tiết nên còn được gọi là phương pháp dự toán từ trên xuống Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện nhanh chóng nhưng thường ít chính xác hơn các phương pháp dự toán từ dưới lên

Dự toán tồn kho cuối kỳ

Dự toán CPNCTT Dự toán CPNVLTT Dự toán CPSXC

- Phương pháp tỷ lệ là phương pháp lập dự toán cho từng công việc, dựa trên các nguồn lực sử dụng và tỷ lệ phân bổ của các nguồn lực bị hao phí cho công việc đó Chẳng hạn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì tỷ lệ phân bổ là 100% Tổng dự toán chi phí được thực hiện từ dự toán chi phí cho từng công việc cụ thể Do vậy, phương pháp này còn được gọi là phương pháp lập dự toán từ dưới lên Kết quả của phương pháp này thường chính xác và tin cậy.

Tuy nhiên, tác giả cho rằng cho dù thực hiện phương pháp nào thì việc lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh cũng bắt đầu từ việc tổng hợp thông tin thực hiện như tình hình thực hiện dự toán năm trước, các định mức tiêu chuẩn… kết hợp với các thông tin hiện hành như kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp, giá cả các yếu tố đầu vào, diện tích mặt bằng thực hiện sản xuất, sự biến động cung - cầu của sản phẩm đầu ra trên thị trường… trên cơ sở đó sẽ lập nên một hệ thống bảng dự toán chi phí sản xuất kinh doanh hoàn chỉnh.

2.3.2 Hệ thống phương pháp cung cấp các thông tin thực hiện của các trung tâm trách nhiệm

Thông tin thực hiện (còn gọi là các thông tin quá khứ) là nguồn thông tin thu nhận được từ những sự kiện kinh tế đã phát sinh trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp Thông tin thực hiện là các thông tin liên quan đến các chỉ tiêu thực tế phát sinh và được chi tiết theo từng mặt hàng, từng bộ phận, từng mục tiêu theo yêu cầu của nhà quản lý.

Thông tin thực hiện do kế toán quản trị cung cấp nhấn mạnh đến trách nhiệm của các nhà quản lý thuộc các cấp quản lý (trong đó tập trung vào cấp quản trị cấp thấp như các tổ, đội, phân xưởng sản xuất hay bộ phận quản lý và phục vụlà nơi trực tiếp phát sinh các chi phí) nhằm gắn trách nhiệm của các nhà quản trị với các chỉ tiêu phát sinh thông qua hình thức thông tin thực hiện được cung cấp theo các trung tâm trách nhiệm. Để thu nhận, xử lý và phản ánh hệ thống thông tin thực hiện, KTTN quản lý vận dụng các phương pháp kế toán như phương pháp chứng từ, phương pháp tài khoản, phương pháp tổng hợp cân đối,

Về hệ thống chứng từ

Khi các hoạt động được thực hiện, tổ chức thu thập thông tin ban đầu được hiểu là việc xác định các loại chứng từ và quy trình luân chuyển chứng từ để theo dõi sự vận động của tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp Để tăng cường công tác quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận cũng như để cung cấp các thông tin đặc thù cho mô hình kế toán trách nhiệm quản lý, ngoài các nội dung có sẵn trên mẫu chứng từ, các doanh nghiệp có thể thiết kế bổ sung thêm các thông tin chi tiết về các nghiệp vụ kinh tế Đối với các chứng từ chi phí cần phân loại chi phí theo mức độ hoạt động (biến phí, định phí) Đối với các chứng từ doanh thu, vốn đầu tư cần ghi rõ đối tượng cụ thể nhằm đáp ứng yêu cầu kiểm soát của các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp.

Về hệ thống tài khoản, sổ kế toán

Tài khoản kế toán là công cụ ghi chép, phản ánh và theo dõi một cách có hệ thống từng đối tượng riêng biệt thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Số liệu ghi trên các tài khoản kế toán là một trong những nguồn số liệu quan trọng nhất, là cơ sở để xây dựng các chỉ tiêu khi lập báo cáo kế toán Để bóc tách được dữ liệu cho hệ thống các trung tâm trách nhiệm, Mô hình KTTN quản lý cần xây dựng hệ thống tài khoản kế toán đảm bảo việc phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có mối liên hệ với các bộ phận.

Từ hệ thống chứng từ ban đầu là cơ sở để ghi vào sổ kế toán, hệ thống sổ sách sẽ được thiết kế đảm bảo theo các quy định của Nhà Nước ban hành hoặc theo hệ thống chứng từ nội bộ mà doanh nghiệp sử dụng Đồng thời phải đảm bảo sổ sách chi tiết về doanh thu, chi phí, lợi nhuận, đặc biệt là các sổ sách thể hiện được số thực tế và số kế hoạch, chi phí phải được phân lọai thành định phí và biến phí.

+ Sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản 621, 622, 627,

641, 642 để quản lý chi phí phát sinh trong kỳ.

+ Sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản 511, 515, 811 để quản lý doanh thu phát sinh trong kỳ.

+ Sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản 421 để quản lý lợi nhuận phát sinh trong kỳ.

+Sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp của các tài khoản 62, 622, 627,

641, 642, 635, 511, 515, 421 để quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận phát sinh trong kỳ.

Về hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm quản lý

Kết quả của mỗi trung tâm trách nhiệm sẽ được tổng hợp định kỳ trên các báo cáo trách nhiệm Tùy thuộc vào nhu cầu thông tin của các cấp quản trị mà hệ thống báo cáo KTTN quản lý được thiết kế phù hợp đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ và cần thiết cho các cấp quản lý Báo cáo trách nhiệm chỉ ra kết quả tài chính chủ yếu theo dự toán và thực tế phù hợp với loại trung tâm trách nhiệm liên quan Và qua đó, báo cáo cũng chỉ ra sự chênh lệch giữa dự toán và thực tế Các dữ liệu trong báo cáo sau khi đã loại trừ chi phí và doanh thu không kiểm soát được sẽ cung cấp thông tin giúp các nhà quản trị sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản lý đối với các trung tâm trách nhiệm và kiểm soát được các hoạt động của tổ chức một cách có hiệu quả

Hệ thống báo cáo trách nhiệm phải cung cấp được thông tin đáp ứng hai nhu cầu:

(1) Đánh giá sự đầu tư các nguồn lực của công ty cho các bộ phận.

(2) Đánh giá thành quả quản lý của các nhà quản lý bộ phận.

2.3.3 Hệ thống phương pháp phân tích đánh giá trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm Để đánh giá được hoạt động và kết quả của các trung tâm trách nhiệm hay là trách nhiệm của các nhà quản lý cần phải sử dụng một số phương pháp để tính toán, phân tích, đánh giá từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp với mục tiêu, nhu cầu của nhà các quản lý.

So sánh là phương pháp nhằm xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích Để áp dụng được phương pháp này vào phân tích đánh giá trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp, trước hết cần phải xác định được số gốc để so sánh Mục tiêu sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích đánh giá hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm là để xác định mức độ hoàn thành: So sánh giữa chi phí thực hiện với dự toán, doanh thu thực hiện với doanh thu dự toán, lợi nhuận thực tế với lợi nhuận dự toán Để đảm bảo tính chất so sánh được của chỉ tiêu thì các chỉ tiêu phải được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên ba mặt sau: Phải cùng phản ánh nội dung kinh tế, Phải cùng một phương pháp phân tích, Phải cùng một đơn vị đo lường Giá trị so sánh có thể chọn là số tương đối, số tuyệt đối hoặc là số bình quân.

Phương pháp so sánh được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong bất kỳ một hoạt động phân tích nào của doanh nghiệp Trong phân tích, đánh giá trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm được sử dụng rất đa dạng linh hoạt.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH VINA KOREA

Khái quát về công ty TNHH Vina Korea

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển Được thành lập vào năm 2001, Công ty được sở Kế hoạch và đầu tư Tỉnh Vĩnh Phúc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quyết định số 14/GP-VP ngày 3/12/2001, và chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 6 triệu USD. Tổng giám đốc là ông LEE JEA WAN, quốc tịch Hàn Quốc, là công ty 100% vốn Hàn Quốc Là một trong những chi nhánh của tập đoàn may mặc Yakjin Hàn Quốc tại Việt Nam (Công Ty TNHH Yakjin Việt Nam tại Vĩnh Phú thọ và công ty TNHH Michigan Hải Dương tại Hải Dương) Tập đoàn YakJin có rất nhiều công ty con ở các nước: Trung Quốc, Lào, Indonexia, Mỹ, Việt Nam, Campuchia.

Từ khi thành lập đến nay công ty tiến hành các giao dịch với tên chính thức là Công ty TNHH Vina Korea, tên giao dịch tiếng anh là Vina Korea Company Limited (Vina Korea Co., Ltd) Hiện tại công ty có trụ sở chính tại CN 13, Khu Công nghiệp Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc.

Là một trong 2 DN đi đầu trong lĩnh vực may mặc có vốn đầu tư từ Hàn Quốc thành công nhất tại Vĩnh Phúc, công ty chuyên may mặc xuất khẩu quần áo dệt kim chất lượng cao sang các nước: Mỹ, Nhật, Canada, EU Khách hàng của công ty là những nhà cung cấp nổi tiếng thế giới như: Gap Inc, Wal-Mart, AEO, Ann taylor, Limited Brands, Li&Fung, A&F Để khẳng định uy tín, vị thế về lĩnh vực xuất khẩu may mặc sang thị trường các nước, DN cũng không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hoá, chuyên môn hoá các dây chuyền sản xuất, tạo ra các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn với chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế Chỉ tính 6 tháng đầu năm

2014, công ty đã xuất khẩu được 7,5tr sản phẩm đạt kim ngạch xuất khẩu là 30tr USD.

Từ khi thành lập tới nay Công ty luôn chấp hành tốt các chính sách, pháp luật của nhà nước Việt nam và các quy định của địa phương, đồng thời chú trọng chăm lo các quyền lợi của người lao động, bảo đảm an toàn lao động Công ty còn liên tục triển khai những khóa học nâng cao kỹ năng cho người lao động Trong những năm gần đây, công ty đã chú trọng đào tạo đào tạo kỹ năng sống, giao tiếp, sắp xếp thời gian khoa học và quản lý tài chính cho toàn bộ công nhân… giúp công ty phát triển bền vững cả chiều rộng và chiều sâu.

Ngoài việc đảm bảo các quyền lợi của người lao động, thì công ty cũng luôn chăm lo đến các công tác xã hội, Cứ đều đặn mỗi tháng, thông qua Quỹ Cộng đồng, số tiền 60 triệu đồng mà Vina Korea đóng góp được chuyển tới 31 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và các cháu thuộc lớp tiền hòa nhập của Hội Người mù tỉnh. Không dừng ở đó, từ năm 2011, Vina Korea đã trích 90 triệu đồng cho Dự án Nuôi bò giảm nghèo, giúp hàng chục người có hoàn cảnh kém may mắn ở địa phương có nguồn thu nhập ổn định Năm 2013, nối tiếp niềm vui cho những hoàn cảnh kém may mắn, Vina Korea phối hợp với Quỹ Hỗ trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện Dự án Xây dựng nhà tình thương Chứng kiến những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, ông Lee Jae Wan, Tổng giám đốc Vina Korea khẳng định, thời gian tới, những hộ kém may mắn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ cả vật chất và tinh thần từ Công ty.

3.1.2 Tình hình kinh doanh của công ty qua các năm gần đây

Trải qua 14 năm hoạt động tại Việt Nam, công ty đã không ngừng phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt được những kết quả đáng khích lệ Sản lượng, doanh thu, vốn kinh doanh ngày càng tăng, đời sống công nhân viên ổn định, Công ty cũng không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, tăng cường đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại hoá, chuyên môn hoá các dây chuyền sản xuất,tạo ra các sản phẩm chủ lực, mũi nhọn với chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế

Bảng 3.1: Một số kết quả đạt được trong những năm qua Đơn vị tính: Đồng

1 Doanh thu thuần về BH & CCDV 942.618.544.302 979.922.431.049 37.303.886.747 0,040

2 Lợi nhuần thuần từ HĐKD 35.504.701.205 40.640.824.276 5.136.123.071 0,145

( Nguồn: BCTC năm 2014, 2015 của công ty TNHH Vina Korea)

Qua bảng số liệu trên ta thấy:

Vốn chủ sở hữu của công ty năm 2015 không thay đổi so với năm 2014 Tuy nhiên tổng tài sản năm 2015 giảm 8.713.043.656đ tương ứng với tỷ lệ giảm 0,012% Do công ty đã tăng cường được việc thanh toán các khoản nợ phải trả.

Doanh thu thuần năm 2015 tăng 37.303.886.747đ so với năm 2014 tương ứng tỷ lệ tăng 0,04% Tương đương lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng 5.299.285.969đ so với năm 2014 tương ứng tỷ lệ 0,172%.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế cũng như nhu cầu tiêu dùng của người tiêu dùng Công ty TNHH Vina Korea đã xây dựng phương hướng, nhiệm vụ cho năm 2016 và các năm tiếp theo Cụ thể một số chỉ tiêu kế hoạch năm 2016 của công ty như sau:

Tổng doanh thu bán hàng: 970.078.694.511đ

3.1.3 Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của công ty

* Hội đồng Thành viên là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, là đại diện của Tập đoàn Jakin Hàn Quốc, hoạt động thông qua các cuộc họp Hội đồng thành viên thường niên, bất thường và thông qua việc lấy ý kiến bằng văn bản Hội đồng thành viên thay mặt Hội đồng quản trị của Tập đoàn quản lý Công ty toàn diện về mọi mặt thông qua các nghị quyết, quyết định và Điều lệ hoạt động của Công ty. Đồng thời, Hội đồng thành viên có toàn quyền quyết định cho vị trí Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc.

* Chủ tịch Hội đồng thành viên: là người đại diện theo pháp luật của Công ty có quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan đến mặt chiến lược ngắn hạn và trung hạn của Công ty, về tổ chức cán bộ, ban hành các quyết định bổ nhiệm từ PhóTổng Giám đốc trở xuống

* Ban Giám đốc: gồm Tổng Giám đốc do Hội đồng Thành viên bầu ra và phó tổng Giám đốc điều hành do Chủ tịch Hội đồng thành viên bổ nhiệm để giúp đỡ công việc hàng ngày cho Tổng Giám đốc Các vị này trực tiếp quản trị, điều hành, giám sát các hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Thành viên và Chủ tịch Hội đồng thành viên về kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty

* Ban kiểm soát: là người thay mặt Hội đồng thành viên để kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh và điều hành công ty Ban kiểm soát có 3 thành viên do Hội đồng Thành viên bầu ra.

* Phòng Hành chính – Nhân sự: Phụ trách vấn đề nhân sự như: tuyển dụng đào tạo, bố trí nhân sự….xây dựng các kế hoạch về tiền lương, định mức lao động, tham vấn cho giám đốc về khen thưởng kỷ luật cũng như giải quyết các vấn đề về quyền lợi, chế độ chính sách cho công nhân viên và các vấn đề khác về hành chính như: trà nước, vệ sinh, cung cấp văn phòng phẩm, soạn thảo hợp đồng

* Phòng Kỹ thuật: tiếp nhận và phân tích các thông tin khoa học và kinh tế mới nhất, tiến hành nghiên cứu và chế thử sản phẩm mới, đồng thời tổ chức đánh giá quản lý các sáng kiến cải tiến kỹ thuật của công ty và tổ chức các cuộc kiểm tra trình độ tay nghề của công nhân viên Xây dựng các định mức kỹ thuật, bảo trì, bảo dưỡng các máy móc thiết bị, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, kết hợp với phòng Kế toán – Tài chính để thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, hệ thống tính toán giá thành và lợi nhuận.

THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY TNHH VINA KOREA

Đánh giá thực trạng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại TNHH Vina Korea

4.1 Đánh giá thực trạng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại TNHH Vina Korea

- Công ty có cơ cấu tổ chức rõ ràng Bộ máy của công ty được tổ chứctheo mô hình trực tuyến- chức năng, do vậy có sự phân cấp quản lý rõ ràng, các bộ phận, phòng ban được giao chức năng, nhiệm vụ cụ thể, không chồng chéo Đây là một trong những điều kiện đầu tiên để có thể xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý cũng như các trung tâm trách nhiệm như Trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, giúp các nhà quản trị có thể kiểm soát, đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận riêng biệt.

Trong công ty, HĐTV có trách nhiệm rõ ràng trong việc quản lý và quyết định của công ty Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐTV và ban GĐ Ban GĐ gồm Tổng giám đốc và phó tổng giám đốc có nhiệm vụ tổ chức điều hành và quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà máy sản xuất có giám đốc nhà máy chịu trách nhiệm về hoạt động của nhà máy mình, các phòng ban chức năng đều có trưởng phòng chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về hoạt động của phòng ban mình phụ trách Các cấp quản trị được phân cấp rõ ràng, quy định quyền hạn và trách nhiệm cụ thể cho từng đối tượng, không có sự kiêm nhiệm phụ trách giữa các bộ phận với nhau.

- Công tác lập định mức và dự toán được công ty thực hiện đều đặn hàng năm. Các chỉ tiêu giao khoán chi phí, sản lượng, doanh thu cho các cửa hàng được chi tiết rõ ràng, cụ thể hàng tháng dựa trên kế hoạch của công ty Định mức được xây dựng hợp lý, mang tính hai chiều dựa trên kế hoạch cấp trên và có sự đàm phán với các chi nhánh, bộ phận bên dưới.

- Hệ thống tài khoản rất chi tiết Mỗi loại chi phí phát sinh đều có một số hiệu tài khoản riêng biệt, thuận lợi cho việc trích lọc dữ liệu.

- Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kế toán đã được quan tâm bằng việc sử dụng phần mềm hỗ trợ, thuận lợi cho việc trích lọc dữ liệu Phần mềm E-ANA 7.0 hỗ trợ rất tích cực trong công tác kế toán Ngoài những mẫu chuẩn theo quy định của bộ tài chính phần mềm tạo sẵn còn cho phép người sử dụng phát triển thêm các biểu báo cáo để trích lọc dữ liệu theo mục đích sử dụng của mình Đây là cơ sở thuận lợi để xây dựng thêm các báo cáo theo yêu cầu của kế toán trách nhiệm quản lý.

- Công ty đã sử dụng phương pháp so sánh giữa thực tế và dự toán để đánh giá hiệu quả hoạt động của các phòngban, bộ phận hỗ trợ cho HĐTV đưa ra các quyết định.

Tuy công tác kế toán phục vụ quản trị doanh nghiệp tại Công ty TNHH Vina Korea có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện kế toán trách nhiệm quản lý nhưng tại đây kế toán trách nhiệm quản lý vẫn còn rất mơ hồ Cụ thể:

- Việc phân cấp quản lý: Mặc dù công ty đã tổ chức phân cấp quản lý, phân chia trách nhiệm và quyền hạn cho các chi nhánh, phòng ban song chưa vận dụng được những thông tin kế toán phục vụ đánh giá trách nhiệm của các bộ phận Trong cơ cấu tổ chức quản lý của công ty chưa có sự hình thành các trung tâm trách nhiệm riêng biệt Việc chỉ đạo, điều hành trực tiếp đến từng hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản vẫn tập trung vào Ban giám đốc công ty.

- Công tác định mức chi phí và doanh số chỉ nhằm mục tiêu là xác định kế hoạch sản xuất kinh doanh, không phải dùng để xác định trách nhiệm quản lý Các khoản mục chi phí chưa được tách biệt thành chi phí cố định và chi phí biến đổi làm ảnh hưởng đến việc phân tích hiệu quả của các trung tâm lợi nhuận Việc phân loại chi phí cũng chỉ nhằm mục tiêu chính là tập hợp tính giá thành sản phẩm không phải vì mục đích thực hiện kế toán trách nhiệm quản lý Hệ thống báo cáo chi phí được lập chủ yếu mang tính chất so sánh giữa thực tế và kế hoach,chưa thực sự tìm hiểu nguyên nhân của sự biến động là do yếu tố về lượng hay yếu tố về giá của chi phí

Các báo cáo kết quả kinh doanh của công ty chỉ thể hiện số liệu tổng hợp của tất cả các sản phẩm hiện nay công ty đang cung cấp Tuy nhiên thị hiếu của người tiêu dùng có sự khác biệt đối với mỗi loại sản phẩm nên doanh thu và lợi nhuận của mỗi loại sản phẩm mang lại sẽ khác nhau Kế toán công ty chưa tiến hành tập hợp chi phí cho từng loại sản phẩm, chưa tiến hành phân bổ chi phí chung cho từng loại sản phẩm Do đó các nhà quản trị gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Mọi kế hoạch chủ yếu được lập dựa vào số liệu của năm trước nên tính chính xác chưa cao.

- Hệ thống báo cáo trách nhiệm: Các báo cáo trách nhiệm trong các công ty đã được quan tâm song còn đơn giản, chỉ đánh giá giữa thực tế và kế hoạch, chưa phân tích các nhân tố và nguyên nhân gây biến động giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định Các nhà quản trị chỉ mới thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình mà chưa đi theo mục tiêu chung của toàn công ty.

Nguyên tắc xây dựng mô hình KTTN quản lý tại công ty TNHH Vina Korea

Khi tiến hành xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý cần dựa vào các nguyên tắc sau:

4.2.1 Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý

Mô hình KTTN quản lý có mối quan hệ mật thiết với mô hình phân cấp quản lý, do vậy khi xây dựng mô hình KTTN quản lý, công ty TNHH Vina Korea cần đảm bảo tính phù hợp với mô hình quản lý của công ty Cơ cấu tổ chức quản lý được thực hiện thông qua việc giao quyền và trách nhiệm cho các bộ phận khác nhau.Vì vậy mô hình KTNN quản lý phù hợp sẽ phát huy tối đa nhiệm vụ kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như trách nhiệm quản lý của các cấp quản trị.

Từ đó đưa ra các thông tin hữu ích giúp cho các nhà quản trị đưa ra quyết định kinh doanh.

4.2.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản trị doanh nghiệp

KTTN quản lý là một bộ phận của KTQT, vì vậy các nội dung của KTTN quản lý cũng sẽ được thiết lập theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp và phù hợp với trình độ tổ chức quản lý của từng doanh nghiệp.

Qua đánh giá thực tế công tác kế toán quản trị tại Công ty TNHH Vina Korea có thể nói cơ cấu tổ chức tại Công ty đã giúp định hình được các trung tâm trách nhiệm khá rõ nét Vấn đề còn lại là vận dụng các kiến thức về kế toán trách nhiệm quản lý để xây dựng và tạo thành một hệ thống đánh giá trách nhiệm quản lý của các cấp quản trị tại công ty một cách rõ ràng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Việc xây dựng mô hình KTTN quản lý tại công ty TNHH Vina Korea sẽ bao gồm các nội dung sau:

- Xây dựng hệ thống dự toán tương ứng với các trung tâm trách nhiệm.

- Phân loại các khoản chi phí phát sinh theo khả năng kiểm soát và theo cách ứng xử với mức độ hoạt động.

- Xây dựng các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm bằng các báo cáo thành quả bộ phận của các trung tâm trách nhiệm

- Thực hiện công tác đánh giá thành quả bộ phận bằng các công cụ của KTTN quản lý.

4.2.3 Phù hợp và hài hòa giữa chi phí và lợi ích mà công ty đã đề ra trong từng thời kỳ

Mục tiêu của các nhà quản trị là lợi nhuận, và việc thiếp lập mô hình KTNN quản lý không nhằm ngoài mục tiêu trên, nên khi tiến hành xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý phải căn nhắc giữa chi phí bỏ ra và lợi ích đạt được. Không nên lãng phí, xây dựng mô hình KTTN quản lý không phát huy được hiệu quả cao hay khi các nhà quản trị cảm thấy không cần thiết với công ty mình.

Mô hình KTTN quản lý ngoài việc phù hợp với mô hình, yêu cầu và trình độ của các cấp quản lý, nó còn mang tính hiệu quả cho công ty Mô hình KTTN quản lý phải vừa đảm bảo cung cấp thông tin hữu ích cho việc kiểm soát hoạt động cũng như đánh giá trách nhiệm quản lý vừa phải đảm bảo không chiếm tỷ lệ chi phí quá lớn và có thể chấp nhận được Các nhà quản trị cần phải cân nhắc xây dựng mô hìnhKTTN quản lý phù hợp với quy mô của công ty mình

4.2.4 Phù hợp với cơ chế quản lý của nền kinh tế Việt Nam

KTTC và KTQT là 2 bộ phận của hệ thống kế toán doanh nghiệp, do vậy khi xây dựng mô hình KTTN quản lý cần phải đảm bảo cơ chế quản lý của nền kinh tế. Cần phải kết hợp KTTC và KTQT để tổng hợp thông tin, làm cơ sở dữ liệu để phân tích, đánh giá KTTN quản lý tránh trùng lặp gây lãng phí lao động và nguồn lực. Xây dựng mô hình KTTN quản lý đảm bảo các cơ chế quản lý kinh tế là cơ sở pháp lý bảo vệ các quyền lợi trong nội bộ công ty Đặc biệt trong những trường hợp tranh chấp liên quan đến tài sản, quyền lợi bộ phận, quyền lợi cá nhân trong công ty.

4.2.5 Phù hợp với quá trình toàn cầu hóa

Việt Nam đang trong quá trình toàn cầu hóa, hội nhập nền kinh tế với các nước trên thế giời Công ty TNHH Vina Korea cũng không nằm ngoài quá trình này, vì vậy vấn đề đặt ra với công ty không chỉ là tiền tệ, lao động, thị trường, sản xuất, công nghệ …mà hệ thống kế toán nói chung, KTTN quản lý nói riêng cũng cần phải được xây dựng phù hợp với quá trình toàn cầu hóa, phù hợp với nền kinh tế mới Mô hình KTTN quản lý được xây dựng cần phải có chọn lọc, có kế thừa, học hỏi kinh nghiệm của thế giới, bên cạnh đó phải phù hợp và mang đặc trưng riêng của công ty.

Công ty TNHH Vina Korea là công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tạiViêt Nam và theo quy định của Việt Nam, tuy nhiên vẫn phát sinh các vấn đề về tỷ giá… Chính vì vậy, hệ thống KTTN quản lý cũng cần phải được xây dựng phù hợp với yêu cầu quốc tế góp phần nâng cao quản lý, kiểm soát và điều hành các bộ phận,trung tâm của công ty đáp ứng quá trình toàn cầu hóa của đất nước.

Đề xuất mô hình KTTN quản lý tại công ty TNHH Vina Korea

Như đã trình bày ở trên nội dung của mô hình KTTN quản lý trong doanh nghiệp bao gồm: Sự phân cấp quản lý, hệ thống phương pháp sử dụng trong KTTN quản lý và các trung tâm KTTN quản lý Mô hình KTTN quản lý gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sự phân cấp về quản lý Các cấp quản lý khác nhau được quyền ra quyết định và chịu trách nhiệm trong phạm vi quyền hạn của họ Một tổ chức có sự phân quyền sẽ dẫn đến hình thành các trung tâm trách nhiệm Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận phụ thuộc cơ cấu tổ chức quản lý của một tổ chức mà người quản lý ở đó có quyền và chịu trách nhiệm đối với kết quả tài chính các hoạt động thuộc phạm vi mình quản lý Việc phân cấp và hình thành các trung tâm trách nhiệm tạo cho các nhà quản trị có tính tự chủ cao, tạo điều kiện phát huy khả năng lãnh đạo và năng lực quản lý các cấp.

Qua nghiên cứu thực tế ở công ty đã trình bày ở chương 3 thì cơ cấu tổ chức của công ty đã hình thành nên sự phân cấp quản lý và có sự phân công trách nhiệm cho các cấp quản lý Đồng thời do sự công ty là công ty con, chịu sự quản lý của tập đoàn Jakin Hàn Quốc nên tác giả đề xuất xây dựng 3 trung tâm trách nhiệm cho công ty là Trung tâm chi phí, Trung tâm doanh thu và trung tâm lợi nhuận Thực tế nghiên cứu ở chương 3 thì công ty đã thực hiện một số nội dung của kế toán trách nhiệm, tuy nhiên để các trung tâm trách nhiệm thực hiện được vai trò và nhiệm vụ của mình thì cần phải xây dựng một mô hình kế toán trách nhiệm cùng với hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá phù hợp Đồng thời các thông tin tài chính của từng bộ phận, đơn vị hay toàn công ty đều cần phải được phản ánh thông qua các báo cáo đánh giá trách nhiệm Qua nghiên cứu tìm hiểu, tác giả mạnh dạn đề xuất một mô hình kế toán trách nhiệm cho công ty như sau:

4.3.1 Đối với trung tâm chi phí

Phân chia trung tâm chi phí

Dựa vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất, công ty nên chia trung tâm chi phí thành 3 nhóm chính: Trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất, trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh và trung tâm chi phí thuộc khối quản lý như đã đề cập ở mục 3.2.1

 Đối với trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất: Có 3 cấp độ là trung tâm chi phí cấp độ nhà máy (nhà máy sản xuất) giám đốc nhà máy là người chịu trách nhiệm cao nhất trước giám đốc sản xuất, trung tâm chi phí thuộc phân xưởng (Phân xưởng cắt, Phân xưởng may…) người chịu trách nhiệm cao nhất trước giám đốc nhà máy là các quản đốc phân xưởng, trung tâm chi phí cấp độ sản xuất (Các tổ đội sản xuất của mỗi phân xưởng sản xuất) chịu trách nhiệm chính là tổ trưởng, đội trưởng và chịu trách nhiệm trước quản đốc phân xưởng.

 Đối với trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh:Theo đặc điểm hoạt động của công ty trên nhiều nước nên chia thành các cấp độ: Trung tâm chi phí cấp độ khu vực (Châu Âu, Châu Mỹ…), người chịu trách nhiệm cao nhất của trung tâm này là giám đốc khu vực và phải báo cáo cho giám đốc công ty, trung tâm chi phí cấp độ chi nhánh (Mỹ, Canada…) người chịu trách nhiệm cao nhất ở trung tâm này là giám đốc chi nhánh và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc khu vực Trung tâm chi phí cấp độ cửa hàng, người chịu trách nhiệm là cửa hàng trưởng và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc chi nhánh.

 Đối với trung tâm chi phí thuộc khối quản lý: các bộ phận thuộc khối quản lý là các phòng ban: Phòng kỹ thuật, phòng kế toán, phòng nhân sự Người chịu trách nhiệm cao nhất của các phòng ban này là các trưởng phòng và phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc chức năng (Giám đốc kỹ thuật, Giám đốc nhân sự,…)

Lập định mức chi phí sản xuất Định mức chi phí sản xuất được lập cho trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất là định mức CPSX (Định mức này được lập theo thực tế của công ty ở phụ lục 08)

Hệ thống dự toán của trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất

Dự toán là quá trình tính toán chi tiết nguồn lực cho kỳ tới, nhằm huy động và sử dụng tối đa nguồn lực theo các mục tiêu đã đề ra Do đó, ứng với trách nhiệm của mình, mỗi trung tâm chi phí sẽ có hệ thống dự toán riêng.

 Trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất sẽ lập Dự toán sản xuất, Dự toán

CPNVLTT, Dự toán CPNCTT, Dự toán CP SXC (được lập theo thực tế thực hiện của công ty – Phụ lục 09, Phụ lục 10,Phụ lục 13, Phụ lục 16).

Sau khi đã lập dự toán CPNVLTT, CPNCTT và CPSXC, công ty nên lập Dự toán chi phí sản xuất để xác định toàn bộ chi phí cần để sản xuất số lượng sản phẩm theo dự toán sản xuất Từ đó có biện pháp cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.Tác giả kiến nghị lập Dự toán chi phí sản xuất theo phụ lục 33

 Trung tâm chi phí thuộc khối quản lý sẽ lập dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp (được lập theo thực tế thực hiện của công ty- Phụ lục 21)

 Trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh sẽ lập dự toán chi phí bán hàng

(được lập theo thực tế thực hiện của công ty- Phụ lục 24).

Hạch toán thông tin thực hiện

Hiện tại hệ thống TK cấp 1, 2 và cấp 3 (nếu có) được sử dụng của công ty đã phù hợp với công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm Tuy nhiên để kiểm soát chi phí nhằm tối thiểu hóa chi phí, cần phải tách chi phí theo cách ứng xử với mức độ hoạt động (định phí và biến phí…) Như vậy cần xây dựng hệ thống tài khoản và hạch toán các loại chi phí theo biến phí và định phí Tác giả kiến nghị xây dựng một hệ thống tài khoản cho trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất như sau:

- Phần 1: thể hiện số tài khoản theo quy định của nhà nước như TK 621, TK

- Phần 2 : Thể hiện bộ phận quản lý chi phí như TK 6211- CPNVLTT phân xưởng cắt

- Phần 3: Thể hiện loại sản phẩm dùng để sản xuất sản phẩm như TK 62111-

CP vải dùng ở phân xưởng cắt

- Phần 4: Thể hiện tính chất là biến phí (B) hay định phí (Đ) VD: TK 62111B,

VD: TK 62741Đ là chi phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận cắt là chi phí cố định

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và phương pháp đánh giá

Một trong những chức năng quan trọng của KTTN quản lý là cung cấp thông tin cho các nhà quản trị đánh giá trách nhiệm thông qua kết quả hoạt động của từng trung tâm, bộ phận trong công ty Do vậy chỉ tiêu đo lường kết quả của các trung tâm trách nhiệm phải thực hiện được điều này Với các trung tâm chi phí các chỉ tiêu phải cung cấp thông tin nhằm đánh giá trách nhiệm quản lý và sử dụng chi phí tại các bộ phận, đơn vị có phát sinh trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc kiểm soát được của các nhà quản trị cấp cao nhất của trung tâm đó Đồng thời thông qua các chỉ tiêu này cũng giúp nhà quản trị có cơ sở để xem xét các biện pháp tiết kiệm chi phí nhằm tối thiểu hóa chi phí Do vậy, hệ thống các chỉ tiêu sử dụng để đánh giá từng trung tâm chi phí là CPNVLTT, CPNCTT, CPSXC, giá thành sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.

Phương pháp đánh giá các trung tâm chi phí là so sánh giữa chi phí thực tế phát sinh với chi phí định mức, chi phí dự toán ở các bộ phận, đơn vị trực thuộc trung tâm Ngoài ra còn phải phân tích nguyên nhân biến động trực tiếp và gián tiếp của từng nhân tố chi phí , từ đó tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp khắc phục. Bằng cách phân loại chi phí thành chi phí cố định và chi phí biến đổi Ngoài các chi phí tài chính thì công ty cũng nên xem xét đến các yếu tố phi tài chính như: công nghệ sản xuất, trách nhiệm của nhân viên sản xuất và các cấp quản lý, công tác đảm bảo nguồn lực trong công tác lập dự toán cũng như thực hiện thực tế để giảm chi phí đến mức tối thiểu…

VD, trong quý III/2015 đối với sản phẩm Áo sơ mi A055 thực tế công ty đã hoàn thành vượt mức kế hoạch 421.000 chiếc (Phụ lục 09) Tuy nhiên chi phí thực tế phát sinh phục vụ cho quá trình sản xuất áo sơ mi A055 của công ty đã vượt định mức (Bảng 4.1)

Bảng 4.1: Bảng phân tích biến động các nhân tố Đơn vị tính: 1000 Đồng

Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất cho 421 chiếc áo Thực tế/Định mức Định mức Thực tế Tổng số Lượng Giá

Nguồn: tác giả tính toán dựa trên số liệu của phòng kế toán tài chính- Công ty

Qua bảng phân tích 4.1 ta thấy công ty đã thực hiện tốt trong việc quản lý sản xuất Thực hiện đúng định lượng sản xuất theo mức đã đề ra Nhưng thực tế tổng chi phí thực tế phát sinh cho 533.000 chiếc áo sơ mi A055 tăng 2.931.500.000đ so với định mức Nguyên nhân của sự biến động chi phí sản xuất là do:

Điều kiện để thực hiện mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty

ty TNHH Vina Korea Để xây dựng thành công mô hình KTTN quản lý tại công ty TNHH Vina Korea đòi hỏi một số điều kiện để thực hiện:

Mô hình KTTN quản lý tại công ty TNHH Vina Korea có được xây dựng thành công hay không một phần phụ thuộc vào trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp

Trước hết đối với đội ngũ quản lý cần có nhận thức đúng đắn và xác định được tầm quan trọng của mô hình KTTN quản lý đối với quản lý bộ phận và đánh giá trách nhiệm quản lý các cấp

Ngoài ra mô hình KTTN quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với phân cấp quản lý do đó các cấp quản lý có trình độ chuyên môn tốt, thường xuyên được đào tạo phù hợp với công việc được giao, góp phần vào thành công của mô hình KTTN quản lý

Như vậy doanh nghiệp phải có chính sách và kế hoạch kinh phí đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên KTQT có kiến thức về phân tích, thống kê, quản trị học… để thực hiện quy trình tổ chức, xây dựng các trung tâm trách nhiệm, xác định các chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm và lập các báo cáo KTTN quản lý theo yêu cầu của các nhà quản trị, từ đó cung cấp các thông tin hữu ích cho nhà quản trị ra quyết định. Để khuyến khích nhân viên có trách nhiệm với công việc của mình, thì công ty nên có chính sách khen thưởng, đãi ngộ hợp lý về cả vật chất và tinh thần.

Ngoài việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhân viên việc áp dụng công nghệ thông tin vào mô hình KTTN quản lý cũng góp phần giúp nhà quản trị kiểm soát, đánh giá hiệu quả bộ phận và cung cấp thông tin được nhanh chóng.

Ứng dụng công nghệ thông tin Đặc điểm của KTQT là cung cấp thông tin cho nhà quản trị ra quyết định, nó hướng tới tương lai và mang tính linh hoạt cao, nhất là KTTN quản lý với chức năng đánh giá hoạt động của các bộ phận và kiểm soát, đánh giá trách nhiệm của các nhà quản trị trong doanh nghiệp Đòi hỏi hệ thống quản lý nói chung và kế toán nói riêng phải có được các thông tin về hoạt động của các bộ phận trong toàn công ty một cách kịp thời nhanh chóng Công ty cần lắp hệ thống phần mềm thống nhất cho toàn công ty kể cả nhà máy sản xuất Với hệ thống mạng internet như hiện nay,các nhà quản trị có thể theo dõi doanh số cũng như chi phí phát sinh hàng ngày trên máy tính mà không cần chờ báo cáo Việc lập định mức, dự toán cũng cần được lập trên phần mềm tạo sự đồng bộ cho doanh nghiệp cũng như đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho các bộ phận một cách thường xuyên Đồng thời công ty nên triển khai hệ thống ERP cho toàn công ty, để có thể kết nối thông tin giữa các phòng ban với nhau, các nhà quản trị sẽ có những thông tin cần thiết kịp thời và nhanh chóng không chỉ về thông tin tài chính mà cả về nhân sự, kế hoạch….

Những hạn chế của đề tài nghiên cứu và một số gợi ý cho các nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này chủ yếu là phương pháp nghiên cứu định tính bởi mô hình KTTN quản lý tại công ty chưa thực sự được thiết lập Do đó sử dụng nghiên cứu định tính để phát hiện vấn đề là cơ sở để bước đầu xây dựng mô hình KTTN quản lý Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn là chủ yếu kết hợp với việc sử dụng các thông tin dữ liệu được công ty cung cấp do đó không thể tránh khỏi tính chủ quan.

Thứ hai, ngành sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam khá lớn do đó số lượng các doanh nghiệp may cũng nhiều nhưng phạm vi nghiên cứu của đề tài còn hẹp. Hướng nghiên cứu mới: Với tiềm năng phát triển lớn mạnh của ngành sản xuất hàng may mặc, nó không chỉ là sản xuất để tiêu thụ trong nước mà còn có xu thế xuất khẩu ra các nước trên thế giới Để có thể tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và kế toán trách nhiệm quản lý nói riêng, áp dụng các phương thức quản lý hiện đại Khi đó việc nghiên cứu sẽ đa dạng và hiệu quả hơn, phạm vi nghiên cứu không chỉ là một doanh nghiệp mà còn có thể nghiên cứu cho cả ngành sản xuất may mặc Đồng thời có thể sử dụng phương pháp định lượng để kiểm định sự hiệu quả khi sử dụng phương pháp BSC trong các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc ở Việt Nam.

Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi và hội nhập nền kinh tế thế giới, trước tình hình đó các doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức Việc nền kinh tế mở cửa và hội nhập tạo cho doanh nghiệp môi trường kinh doanh rộng lớn với nhiều tiềm năng và cơ hội học hỏi Và việc các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đang du nhập vào càng nhiều với cách thức sản xuất và kinh doanh đa dạng, phương thức quản lý hiện đại Yêu cầu các doanh nghiệp phải luôn trang bị những công cụ quản lý hiện đại và hiệu quả nhất.

Thông qua các mô hình KTTN quản lý trên thế giới luận văn đưa ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt Nam Đồng thời đã đi sâu vào nghiên cứu thực tế tại công ty TNHH Vina Korea, một khái niệm với công ty còn mới mẻ Bằng phương pháp phỏng vấn và thu thập thông tin qua bộ máy quản lý công ty, tác giả nhận thấy Mô hình KTTN quản lý tại công ty chưa được xây dựng Do vậy, các nhà quản trị các cấp trong công ty gặp khó khăn trong công tác quản lý Cho nên, công ty cần xây dựng mô hình KTTN quản lý phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, cơ cấu tổ chức, yêu cầu và trình độ quản lý hiện tại.

Qua thời gian nghiên cứu tác giả nhìn nhận thấy những hạn chế và ưu điểm nhất định cho việc xây dựng mô hình KTTN quản lý tại công ty Do đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất các giải pháp xây dựng mô hình KTTN quản lý cho công ty nhằm hướng tới phương pháp mang tính hiệu quả cao.

Mô hình KTTN quản lý trong các doanh nghiệp khá đa dạng và mới mẻ đối với các doanh nghiệp Vì thế, luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính xin quý thầy cô, các nhà nghiên cứu cùng bạn đọc quan tâm đóng góp ý kiến cho luận văn hoàn thiện hơn.

1 Bộ tài chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 về hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.

2 Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Ngọc Huyền (2009), Giáo trình Quản trị học, NXB Tài chính.

3 Khoa Kế toán, Trường ĐH Kinh tế TP HCM (2006), Kế toán quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội.

4 Nguyễn Thị Kim Đính (2012) “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần

Vinaconex 25”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường đại học kinh tế Đà Nẵng.

5 Nguyễn Ngọc Quang (2011), Kế toán quản trị doanh nghiệp, NXB đại học kinh tế quốc dân.

6 Nguyễn Năng Phúc, (2010), Phân tích báo cáo tài chính, Nhà xuất bản kinh tế quốc dân.

7 Nguyễn Hữu Phú (2008) “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Tổng công ty xây dựng miền trung”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học kinh tế Đà Nẵng.

8 Phạm Văn Dược, Đặng Kim Cương, (2010), Kế toán quản trị, NXB thống nhất,

9 Phạm Văn Dược, Trần Văn Tùng, Phạm Xuân Thành, Trần Phước (2010), Mô hình báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị công ty niêm yết, NXB Phương Đông.

10 Anthony A.Atkinson (1988), The Management Control Funtion, Boston: Havard Business School Press.

11 Anthony A.Atkinson, Rajiv D Banker, S Mark Young, Robert S. Kaplan(1997), Management Accounting and Cases, Prentice Hall.

12 Clive R Emmanuel, David T Otley, Kenneth A Merchant(1990), “Accouting for Management Control”, 2th Edition, Cengage Learning EMEA. of Business research Papers Vol.7 No 5 Pp 53-67.

14 Freeman, L Neal (2004), “Responsibility centers promote effective financial control”, Ophthalmology Times; Aug 15,29,16.

15 Garrison, R H and Noreen, E W (1995), Management Accounting, Chicago,

16 Higgins, J(1952), Responsibility accounting, in: The Arthur Andersen choronicle, Vol.12(Arthur Andersen, Chicago, IL).

17 Horngren, C and G Foster(1991) Cost accounting: A managerial emphasis, 7 th ed (Prentice Hall, Englewood Cliffs, NJ)

18 James R.Martin, Management Accounting: Concepts, Techniques &

Controvasial Issues, Chapter 14: Investment Centers, Return on Investment,

Residual Income and Transfer Pricing.

19 Johnson, H T and Kaplan, R S (1987), Relevance Lost: The Rise and Fall of

Managemet Accounting, Boston, MA, Harvard Business School Press.

20 Johnson, H Y (1975), Management accounting in an early integrated industry: E.I, du Pont de Nemours Power Company 1903-1912, Businesss History

21 Joseph P Vogel (1962), “Rudiments of Responsibility Accounting in Public Utilities”, National Association of Accountants, 43,5.

22 Martin N Kellogg (1962), “Fundamentals of Responsibility Accouting”, National Association of Accountants

23 Nahum Melumad, Stefan Reichelstein (1992),“A theory of responsibility centers”, Journal of Accounting and Economics,15.

24 N.J.Gordon (1963), “Toward a Theory of Responsibility Accounting Systems”, National Association of Accountants.

25 Scapens, R W (1994), “Never mind the gap: toward an instititiona perspective on management accounting practice”, Management Accouting Research, 5, 301-

321. framework”, address: http://www.docstoc.com/docs/52046875/Resposibility-accouting-conceptual- framework.

28 David F Hawkins, V G Narayanan, Jacob Cohen, Michele Jurgens(2004),

“Introduction to Responsibility Accounting Systems, Online Tutorial”, address:http://hbr.org/product/introduction-to-responsibility-accounting-systems/an/105703-HTML-ENG

Ngày đăng: 12/09/2023, 18:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức chức năng của doanh nghiệp sản xuất [2] - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức chức năng của doanh nghiệp sản xuất [2] (Trang 33)
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức trực tuyến [2] - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức trực tuyến [2] (Trang 35)
Sơ đồ 2.3. Cấu trúc tổ chức trực tuyến - chức năng [2] - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Sơ đồ 2.3. Cấu trúc tổ chức trực tuyến - chức năng [2] (Trang 36)
Bảng 2.1: Mối quan hệ giữa chiến lược và cơ cấu tổ chức [2] - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Bảng 2.1 Mối quan hệ giữa chiến lược và cơ cấu tổ chức [2] (Trang 39)
Sơ đồ 2.4. Mô hình KTTN quản lý trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp [5] - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Sơ đồ 2.4. Mô hình KTTN quản lý trong mối quan hệ với cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp [5] (Trang 41)
Sơ đồ 2.5. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh [tr180,5] - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Sơ đồ 2.5. Hệ thống dự toán sản xuất kinh doanh [tr180,5] (Trang 43)
Sơ đồ 2.6: Mô hình phân tích Dupont [tr36,6] - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Sơ đồ 2.6 Mô hình phân tích Dupont [tr36,6] (Trang 49)
Bảng 3.1: Một số kết quả đạt được trong những năm qua - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Bảng 3.1 Một số kết quả đạt được trong những năm qua (Trang 64)
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ bộ máy quản lý (Trang 67)
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Trang 69)
Bảng 4.1: Bảng phân tích biến động các nhân tố - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
Bảng 4.1 Bảng phân tích biến động các nhân tố (Trang 94)
BẢNG ĐỊNH MỨC CHI PHÍ SẢN XUẤT Sản phẩm: Áo sơ mi A055 - Xây dựng mô hình kế toán trách nhiệm quản lý tại công ty tnhh vina korea
n phẩm: Áo sơ mi A055 (Trang 111)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w