1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

chuyên đề tìm hiểu về cúm gia cầm và vaccine phòng bệnh ppt

46 1,4K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Dịch cúm A/H5N1 bắt đầu bùng phát vào cuối tháng 12/2003 tại Việt Nam, nhanh chóng lan rộng tới nhiều tỉnh/thành chỉ trong thời gian ngắn, liên tục tái bùng phát hàng năm trong cả nước cho đến nay. Để ngăn chặn dịch bệnh, hàng trăm triệu gia cầm đã bị tiêu huỷ, gây thiệt hại trầm trọng cho ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng, ảnh hưởng tới nền chăn nuôi nước nhà nói chung. Đã có 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó, 243 trường hợp đã tử vong, chiếm 63,11%, trong đó Việt Nam Indonesia là hai quốc gia có số người nhiễm tử vong cao nhất. Không giống như dịch cúm A/H5N1 giai đoạn 1996 - 2002, có thể khống chế bằng cách tiêu diệt loại trừ loài gia cầm trong vùng dịch, cúm A/H5N1 thể độc lực cao giai đoạn 2003 đến nay, với sự xuất hiện nhiều genotype khác nhau, lan truyền từ Nam Trung Quốc đến các nơi khác trên thế giới. Tính gây bệnh của A/H5N1 thể độc lực cao có hiệu ứng của sản phẩm đa gen khả năng tái tổ hợp tạo virus mới với đặc tính gây bệnh độc lực khác nhau. Về phương diện dịch tễ, tiến hóa, tạo biến chủng, biến đổi kháng nguyên - miễn dịch, tính mẫn cảm đề kháng với dược liệu, khác với nhiều virus khác ở gia cầm, virus cúm A/H5N1 có xu hướng đột biến nhanh để tạo nên nhiều biến chủng phân chia thành nhiều phân dòng khác nhau có tính thích ứng phổ rộng đối với loài mắc. Vaccine được phát triển từ nhiều chủng virus cúm A/H5N1 bằng kỹ thuật hiện đại, hứa hẹn tiềm năng phòng chống. Trong bài tổng quan này, giới thiệu những đặc điểm cơ bản của virus cúm A/H5N1 tóm lược những nghiên cứu về vaccine của cúm A/H5N1 ở Việt Nam Thế giới. [4] 1 Chương I. TỔNG QUAN VỀ CÚM A/H5N1 I TÌNH HÌNH CÚM GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI Ở VIỆT NAM 1. Sơ lược lịch sử của bệnh Bệnh cúm gia cầm được Porroncito mô tả lần đầu tiên khi nghiên cứu ổ dịch trên gia cầm tại Italia vào năm 1878 với tên gọi là dịch tả gà. Do bệnh gây ra tỉ lệ tử vong rất cao ở gia cầm nên Porroncito đã nhận định rằng đây là bệnh rất nguy hiểm quan trọng trong tương lai. Tuy nhiên phải tới năm 1901, Cettai Sawnozzi mới xác định được yếu tố gây bệnh là căn nguyên siêu nhỏ có khả năng qua lọc (Fillter agent). Qua một thời gian rất dài, đến năm 1955 Achafer mới xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh cúm gia cầm là do virus cúm typ A thông qua kháng nguyên bề mặt H7N7 H7N1. Năm 1963 virus cúm typ A đã được phân lập từ gà tây ở Bắc Mỹ do loại thủy cầm di trú dẫn nhập vào. Bệnh cũng được Beard. C.W mô tả tương đối kỹ vào năm 1971 qua đợt dịch cúm khá lớn trên gà tây ở Mỹ. Các năm tiếp theo bệnh tiếp tục được phát hiện ở Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Phi, Trung Cận Đông, Châu Âu, Châu Úc Châu Á. Đã có rất nhiều báo cáo về các đợt dịch cúm trầm trọng có liên quan đến các virus cúm typ A trong 20 năm qua nhưng đã không được quan tâm một cách đầy đủ. Theo thống kê của Alexander có thể kể đến các ổ dịch lớn: ở Australia (1975 – 1985), Anh (1979), Mỹ (1983 – 1984), Ireland (1983 – 1984), Mexico (1994). Đặc biệt ở Hồng Kông (1997). Cúm gia cầm đã gây nên đại dịch trong chăn nuôi gia cầm gây thiệt hại to lớn về mọi mặt cho đặc khu kinh tế này. đây cũng là lần đầu tiên người ta ghi nhận được 2 virus cúm gà gây bệnh trên gia cầm có thể lây nhiễm gây tử vong cho người. Do tính chất nguy hiểm của bệnh, nên từ sau khi phát hiện ra virus cúm typ A – Căn nguyên của bệnh, các nhà khoa học đã đi sâu ngiên cứu toàn diện về loài virus này. Các công trình nghiên cứu có hệ thống về bệnh đã lần lượt được công bố ở Úc – 1975, Anh – 1979, Mỹ 1983 – 1984, Ailen 1983 – 1984. đặc biệt sau lần hội thảo đầu tiên về cúm gia cầm vào năm 1981 của hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm trên thế giới 2 lần liên tiếp vào các năm 1987, 1992 đến nay thì cúm gia cầm luôn là nội dung quan trọng trong các hội nghị về dịch tễ thú y trên thế giới các nghiên cứu về bệnh nói chung càng chở nên phong phú đa dạng hơn.[1] 1.1. Tình hình cúm gia cầm trên thế giới Cúm A/H5N1 là một virus có độc lực cao, gây bệnh trên người, trong các vụ dịch cúm gà những năm 1996 - 2008, đặc biệt ác liệt là do virus cúm A/H5N1 thể độc lực cao (HPAI, highly pathogenic avian influenza) gây ra kể từ năm 2003 cho đến nay phát sinh nhiều dưới dòng (sublineage) nhóm/phân nhóm (clade) có độc lực rất cao (Hình 1.1.). 3 Hình 1.1. Bản đồ các quốc gia xảy ra dịch cúm A/H5N1 ( WTO tính đến 15/09/2008). Phần bôi đậm là vùng dịch cúm xảy ra trên gia cầm. Phần bôi nhạt là vùng dịch cúm chỉ xảy ra trên chim hoang dã. Chủng virus cúm A/H5N1 được phát hiện lần đầu tiên gây bệnh dịch trên gà tại Scotland vào năm 1959. Có thể gọi cúm A/H5N1 phân lập năm 1959 tại Scotland là virus cúm A/H5N1 cổ điển (danh pháp: A-Ck-Scotland-(59) (H5N1) (số đăng ký: X07869). Từ đó cho đến nay, H5 N1 đã có thay đổi lớn xét về cấu trúc thành phần gen kháng nguyên miễn dịch. Sau gần 40 năm không phát hiện, cúm A/H5N1 xuất hiện tại Quảng Đông (1996), Hồng Kông (1997) với biến đổi sâu sắc, không những gây chết gia cầm mà còn thích ứng gây chết người bệnh. Có thể coi dòng virus cúm A/H5N1 từ 1996 đến nay là cúm A/H5N1 hiện đại mới xuất hiện (de Jong, Hien, 2006). Đặc biệt, từ 2003 đến nay, virus H5N1 gây ra dịch cúm trên gia cầm tại Hồng Kông, Trung Quốc lây lan sang hàng chục quốc gia trên thế giới ở châu Á, châu Âu châu Phi. Cúm A/H5N1 giai đoạn 2003 đến nay, cơ bản về cấu trúc vẫn như trước đó, nhưng xét về độc lực (tính gây bệnh), loài 4 vật chủ nhiễm bệnh, tính kháng nguyên - miễn dịch mức độ truyền lây có nhiều nét đặc trưng hơn khác với nhiều biến chủng H5N1 trước đây. Từ cuối 2005, cúm A/H5N1, chủ yếu là các chủng virus thuộc phân dòng Thanh Hải (nguồn gốc vùng Bắc Trung Quốc) bắt đầu lan sang một số nước vùng Trung Á, trong đó có Nga, rồi tràn ngập Đông Âu xâm nhập vào các nước vùng Tiểu Á, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Bắc- Trung Phi, đặc biệt Ai Cập Nigeria là các nước chịu thiệt hại nhiều nhất. Nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan, trong hơn mười năm qua, trên thế giới đã có hàng trăm triệu gia cầm đã bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi kinh tế. Đặc biệt, số người nhiễm tử vong do virus cúm A/H5N1, mỗi năm một cao hơn, theo thống kê số người bị nhiễm cúm gia cầm H5N1 báo cáo với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), từ năm 2003 đến tháng 6/2008, đã có tới 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó, 243 trường hợp đã tử vong chiếm tới 63,11%. Việt Nam Indonesia là các 2 quốc gia có số người nhiễm tử vong cao nhất do virus cúm A/H5N1 trên thế giới.Trong số 16 nước có người chết do cúm gia cầm, Inonesia Việt Nam được WHO xác định là quốc gia “điểm nóng” có thể cúm A/H5N1 có được các điều kiện thuận lợi để tiến hóa thích nghi lây nhiễm trở thành virus của người.[5] 1.2. Tóm tắt dịch cúm gia cầm ở Việt Nam Dịch cúm gia cầm A/H5N1 bùng phát tại Việt Nam vào cuối tháng 12/2003 ở các tỉnh phía Bắc, sau đó đã nhanh chóng lan tới hầu hết các tỉnh/thành trong cả nước chỉ trong một thời gian ngắn. Đây là lần đầu tiên dịch cúm gia cầm A/H5N1 xảy ra tại Việt Nam, có tới hàng chục triệu gia cầm bị tiêu hủy, gây thiệt hại nặng nền tới nền kinh tế quốc dân. Tính đến tháng 10/2008, dịch cúm gia cầm liên tục tái bùng phát hàng năm tại nhiều địa phương trong cả nước, có thể phân chia thành các đợt dịch lớn như sau: 5 - Đợt dịch thứ nhất từ tháng 12/2003 30/03/2004, dịch cúm xảy ra ở các tỉnh Hà Tây, Long An Tiền Giang. Dịch bệnh lây lan rất nhanh, chỉ trong vòng hai tháng đã xuất hiện ở 57/64 thành trong cả nước. Tổng số gà thủy cầm mắc bệnh, chết thiêu hủy hơn 43,9 triệu con, chiếm 17% tổng đàn gia cầm. Trong đó, gà chiếm 30,4 triệu con, thuỷ cầm 13,5 triệu con. Ngoài ra, có ít nhất 14,8 triệu chim cút các loại khác bị chết hoặc thiêu huỷ. Đặc biệt, có 3 người được xác định nhiễm virus cúm A/H5N1 cả 3 đã tử vong trong đợt dịch này. - Đợt dịch thứ 2 từ tháng 4 đến tháng 11/2004: dịch bệnh tái phát tại 17 tỉnh, thời gian cao điểm nhất là trong tháng 7, sau đó giảm dần đến tháng 11/2004 chỉ còn một điểm phát dịch. Tổng số gia cầm tiêu hủy được thống kê trong vụ dịch này là 84.078 con. Trong đó, có gần 56.000 gà; 8.132 vịt; 19.950 con chim cút. đã có tới 27 người mắc bệnh virus cúm A/H5N1, trong đó có 9 ca tử vong. - Đợt 3 từ tháng 12/2004 cho đến tháng 15/12/2005: dịch cúm gà xảy ra trên 36 tỉnh thành trong cả nước. Số gia cầm bị tiêu hủy được Cục Thú y thống kê là 1,846 triệu con (gồm 470.000 gà, 825.000 thủy cầm 551.000 chim cút). Vào những tháng cuối năm 2005, dịch cúm gà xảy ra trong tháng 10/2005 lan nhanh trong gần 40 tỉnh thành giảm dần trong tháng 12/2005. - Sau một năm (2006), do áp dụng chương trình tiêm chủng rộng rãi cho các đàn gia cầm trong cả nước, cùng với các biện pháp phòng chống dịch quyết liệt, dịch cúm A/H5N1 không xảy ra ở Việt Nam. Mặc dù vậy, đến 06/12/2006 dịch cúm gia cầm A/H5N1 đã tái bùng phát ở Cà Mau, sau đó lan sang các tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang, Vĩnh Long Cần Thơ. - Trong năm 2007, dịch bệnh tái phát tại Hải Dương vào ngày 17/02/2007 được khống chế sau 1 tháng. Tuy nhiên, đến ngày 01/05/2007 dịch bệnh tiếp tục tái phát tại Nghệ An, sau đó lan sang nhiều tỉnh, thành phố trong cả 6 nước. Theo Báo cáo của Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn) đến ngày 10/06/2007 dịch đã xảy ra trên 16 tỉnh, thành phố (Nghệ An, Quảng Ninh, Cần Thơ, Sơn La, Nam Định, Đồng Tháp, Hải Phòng, Bắc Giang, Ninh Bình, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Nam, Hưng Yên, Thái Bình Phú Thọ), chỉ được khống chế hoàn toàn vào 8/2007. - Gần đây, dịch bệnh lại tiếp tục tái bùng phát ở một số tỉnh phía Bắc vào tháng 3/2008. Cho đến tháng 6/2008, dịch cúm gia cầm A/H5N1 về cơ bản đã được khống chế trên toàn quốc.[5] 1.3. Nguyên nhân gây bệnh Bệnh cúm gia cầm là một bệnh truyền nhiễm cấp tính của mọi loại chim do các Subtype khác nhau của virus cúm typ A họ Orthomyxoviridea gây ra. Tùy theo độc lực chủng virus gây bệnh các điều kiện ngoại cảnh mà biểu hiện bệnh lí ở gia cầm mắc bệnh có sự thay đổi tương đối lớn. Với chủng có độc lực cao HPAI (Highly Pathgenic Avian Influenza) thường gây biển hiện bệnh lí trầm trọng với tỉ lệ chết có thể lên tới 100% gia cầm nhiễm bệnh sau vài giờ đến vài ngày lây nhiễm. Vì thế tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) đã xếp Cúm gia cầm vào nhóm A – nhóm những bệnh nguy hiểm nhất. Bên cạnh đó đã xác định được căn nguyên gây cúm gia cầm cũng có thể gây bệnh cúm ở người một số động vật có vú khác, vì thế hơn bao giờ hết bệnh cúm gia cầm đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn cho sức khỏe con người sản xuất chăn nuôi nói chung.[1] 7 2. VIRUS CÚM H5N1 2.1. Đặc điểm hình thái cấu trúc chung của virus 2.1.1. Đặc điểm hình thái Virus cúm typ A thuộc họ Orthomyxoviridae, gây bệnh cho mọi loài chim, một số động vật có vú có thể lây sang người. Cùng với virus cúm A thuộc họ Orthomyxoviridae còn có 3 nhóm (typ) virus khác là:  Virus cúm typ B chỉ gây bệnh cho người  Virus cúm typ C gây bệnh cho người lợn  Virus nhóm Thogotovirus [1] Các hạt virus cúm A (virion) có hình cầu hoặc hình khối đa diện, đường kính 80 -120 nm, đôi khi cũng có dạng hình sợi, khối lượng phân tử khoảng 250 triệu Da. Phân tích thành phần hóa học một virion có chứa khoảng 0,8 - 1,1% RNA; 70 - 75% là protein; 20 - 24% lipid 5 - 8% là carbonhydrate (Murphy, 1996). Hạt virus có cấu tạo đơn giản gồm vỏ (capsid), vỏ bọc ngoài (envelope) lõi là RNA sợi đơn âm - negative single strand. 8 Hình 1.2. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử (A), mô hình (B), phức hợp ribonucleoprotein RNP (C) của virus cúm A. A: Các dạng hình thái khác nhau của virus cúm A dưới kính hiển vi điện tử; B: Mô hình cấu tạo hạt virus cúm A (Hemagglutinin: phân tử kháng nguyên HA, Neuraminidase: phân tử kháng nguyên NA; PB2, PB1, PA: ba dưới đơn vị phức hợp enzyme polymerase của virus). C: Cấu trúc của phức hợp ribonucleoprotein RNP Vỏ virus có chức năng bao bọc bảo vệ vật chất di truyền RNA của virus, bản chất cấu tạo là màng lipid kép, có nguồn gốc từ màng tế bào nhiễm được đặc hiệu hóa gắn các protein màng của virus. Trên bề mặt có khoảng 500 “gai mấu” nhô ra phân bố dày đặc, mỗi gai mấu dài khoảng 10 - 14 nm có đường kính 4 - 6 nm, đó là những kháng nguyên bề mặt vỏ virus, bản chất cấu tạo là glycoprotein gồm: HA, NA, MA (matrix) các dấu ấn khác của virus. Có sự phân bố không đồng đều giữa các phân tử NA HA (tỉ lệ khoảng 1NA/4HA), đây là hai loại protein kháng nguyên có vai trò quan trọng trong quá trình xâm nhiễm của virus ở tế bào cảm nhiễm. Vật chất di truyền (còn gọi là hệ gen) của virus cúm A là RNA sợi đơn âm (viết tắt là (-) ssRNA), gồm 8 phân đoạn riêng biệt (HA, NA, M, NS, NP, PA, PB1 PB2) nối với nhau thành một sợi duy nhất bên trong vỏ virus, mã 9 hóa cho 11 protein tương ứng của virus, trong đó phân đoạn M mã hóa cho 2 protein là M1 M2; phân đoạn NS mã hóa cho 2 protein là NS NEP, phân đoạn PB1 mã hóa cho 2 protein là PB1 PB1-F2. Về danh pháp, nhóm virus cúm A được phân chia thành nhiều phân type (subtype), các phân type này được phân biệt bởi sự khác nhau ở các đặc tính kháng nguyên bề mặt (NA HA), cho đáp ứng miễn dịch khác nhau giữa các chủng virus ở cơ thể bị nhiễm. Có 16 phân type HA 9 phân type NA đã được phát hiện, sự tổ hợp giữa các phân type này, về lí thuyết, có thể tạo ra hơn 254 biến chủng khác nhau, trừ chủng ban đầu. Hiện nay, dữ liệu gen hệ gen của virus cúm A có thể được tìm thấy trong Ngân hàng gen, tại Mạng lưới chuyên gia cúm gia cầm của Tố chức Nông lương thế giới (FAO) Tổ chức Thú y thế giới (OIE) tại trang web của Trung tâm dữ liệu các gen virus cúm . Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã quy định thống nhất danh pháp theo thứ tự kí hiệu: Tên serotype - Loài động vật bị nhiễm - Vùng địa lí phân lập-Số hiệu đăng kí chủng virus - Thời gian phân lập - Loại hình phân type [HA(H) NA(N)]; ví dụ: A/Chicken/Vietnam/ HG4/2005(H5N1). Đối với các virus được phân lập trên người bệnh, thì không cần ghi loài mắc trong danh pháp, ví dụ: A/Vietnam/1194/2004(H5N1). [3] 2.1.2 Cấu trúc Cấu trúc của virus chỉ gồm có 2 phần: - Lớp vỏ bên ngoài gồm các glycoprotein, được gọi là các kháng nguyên (như HIV có kháng nguyên GP 120, hay virus cúm A chứa kháng nguyên H N loại rất độc lưu hành hiện nay được định danh H5N1). - Phần nhân bên trong (còn gọi là capsid) chỉ chứa protein bộ gen là DNA hoặc RNA (như virus cúm có bộ gen là RNA gồm 8 mảnh rời nhau, HIV có bộ gen là 2 chuỗi RNA).[7] 10 [...]... dàng thích ứng lây nhiễm gây bệnh từ gia cầm sang người giữa người với người.[2] 20 6.2 Sự lây truyền Virus cúm gia cầm phân bố khắp thế giới trong các loại gia cầm, dã cầm động vật có vú Nhìn chung sự lưu hành phân bố của virus cúm rất khó xác định chính xác bị ảnh hưởng bởi các loài vật nuôi hoang dã, tập quán chăn nuôi gia cầm, đường di trú của dã cầm, mùa vụ ngay cả chủ quan của con... khả năng gây bệnh hoặc điều kiện môi trường bất lợi thì tỷ lệ tử vong có thể đạt 60 – 70% các triệu chứng lâm sàng cũng dần nặng hơn.[1] 26 Chương II TỔNG QUAN VỀ TÌM HIỂU VACCINE PHÒNG BỆNH 1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT VACCINE PHÒNG CÚM A/H5N1 Ở VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI 1.1 Tình hình nghiên cứu cúm A/H5N1 ở Việt Nam trên thế giới Cúm A/H5N1 là một virus có độc lực cao, gây bệnh trên người... biện pháp khống chế cúm khoa học, phù hợp với hoàn cảnh dịch bệnh ở nước ta, các nghiên cứu về cúm gia cầm bước đầu thu được kết quả: 23 * Kết quả nghiên cứu phân lập virus, tìm hiểu nguồn gốc dịch cúm Virus cúm gia cầm đầu tiên được phân lập ở Việt Nam vào ngày 7/8/2003 từ các mẫu bệnh phẩm ngan mắc bệnh Tiếp đó nhờ sự hợp tác giúp đỡ của Trung tâm khống chế dịch bệnh CDC (Mỹ), vào tháng 9/2003 đã... ruột trở thành nguồn reo rắc virus cho loài khác đặc biệt là gia cầm Về loài mắc bệnh: gà, vịt, ngan, chim cút, vẹt, bồ câu chim hoang đều có nguy cơ mắc cúm Ngoài ra nhiều loài động vật có vú như lợn, ngựa, chồn, hải cẩu, thú hoang dã khác cũng có thể bị mắc bệnh do một số subtyp của cúm typ A gây nên Trong chăn nuôi, theo Lê Văn Nam (2004), bệnh thường xảy ra ở gia cầm 4 – 66 tuần tuổi Gia cầm. .. khắp cả nước Virus cúm gia cầm H5N1 Việt Nam có nguồn gốc từ các virus cúm lưu hành ở Trung Quốc * Kết quả nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học Trong quá trình nghiên cứu đã xác định được các loại gia cầm mắc bệnh là gà, gà tây, chim cút, đà điểu, bồ câu, vịt, ngan ngỗng Thực tế về loài mắc bệnh ở Việt Nam có điểm khác so với loài mắc của cúm gia cầm trước đây chỉ mắc ở gà, gà tây chim cút (các loài... cứu vaccine miễn dịch, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có những đóng góp nhất định về tạo chế phẩm kháng nguyên, tạo vaccine di truyền ngược hoặc vector tái tổ hợp trên nền virus cúm A/H5N1 của Việt Nam Nghiên cứu sản xuất vaccine, Viện Công nghệ sinh học được giao đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất vaccine cúm A/H5N1 cho gia cầm “Đánh giá chất lượng vaccine phòng. .. lại kéo màng endosome vào sát màng virus rồi hợp nhất hai màng này Ngay lúc này, các thành phần của virus, bao gồm RNA genome, tự do hoà vào tế bào chất.[2] 2.2 Vaccine phòng bệnh hiện nay Đối với bệnh truyền nhiễm, vaccine được coi là biện pháp có tính chiến lược, nhằm ngăn chặn lây lan, tạo bảo hộ miễn dịch Đối với dịch cúm A/H5N1 ở gia cầm dự phòng dịch cúm trên người, nghiên cứu phát triển vaccine. .. hộ miễn dịch Các vaccine phòng bệnh hiện nay dựa trên cơ sở hai loại chính: vaccine truyền thống vaccine thế hệ mới.[5] 2.2.1 Vaccine truyền thống  Vaccine vô hoạt đồng chủng: Là vaccine được sản xuất chứa chủng virus gây bệnh cúm thực địa (auto genous) hay còn gọi là vaccine tự phát sinh Vaccine này được sử dụng tại Mexico, Pakistan gần đây là ở Trung Quốc Một trong những vaccine thuộc loại... tuần tuổi Gia cầm dễ mắc bệnh có tỉ lệ chết cao ở những nơi bệnh phát ra đầu tiên ở gia cầm có độ tuổi sắp đẻ hoặc đang trong thời kì đẻ trứng cao nhất Gia cầm có khả năng sản xuất càng cao thì càng mẫn cảm với bệnh, gia cầm cái mẫn cảm hơn so với con trống 21 Nhiều thông báo cho rằng vịt nuôi mặc dù nhiễm virus nhưng ít phát bệnh hơn, tuy nhiên thực tế diễn biến dịch cúm gia cầm ở Việt Nam trong vụ... hiệu ứng của sản phẩm đa gen khả năng tái tổ hợp tạo virus mới với đặc tính gây bệnh độc lực khác nhau là vấn đề cần tính đến Hàng ngàn công trình nghiên cứu về cúm A nói chung cúm A/H5N1 nói riêng, đặc biệt trong 5 năm gần đây, trong đó có phát triển công nghệ các loại vaccine gây miễn dịch cho gia cầm chuẩn bị đối phó với đại dịch có thể xảy ra ở người Virus cúm A/H5N1 có 3 trong 4 tính . cúm A/H5N1 ở Việt Nam và Thế giới. [4] 1 Chương I. TỔNG QUAN VỀ CÚM A/H5N1 I TÌNH HÌNH CÚM GIA CẦM TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 1. Sơ lược lịch sử của bệnh Bệnh cúm gia cầm được Porroncito mô. lần hội thảo đầu tiên về cúm gia cầm vào năm 1981 của hiệp hội các nhà chăn nuôi gia cầm trên thế giới và 2 lần liên tiếp vào các năm 1987, 1992 đến nay thì cúm gia cầm luôn là nội dung quan. nguyên gây cúm gia cầm cũng có thể gây bệnh cúm ở người và một số động vật có vú khác, vì thế hơn bao giờ hết bệnh cúm gia cầm đang ngày càng trở nên nguy hiểm hơn cho sức khỏe con người và sản xuất

Ngày đăng: 18/06/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w