HẠN CHẾ TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH

Một phần của tài liệu chuyên đề tìm hiểu về cúm gia cầm và vaccine phòng bệnh ppt (Trang 38 - 46)

Trong khi các cơ quan chức năng đang tìm nhiều biện pháp để ngăn chặn nguy cơ bùng phát của đại dịch cúm gia cầm thì người dân lại rất bình thản. Thịt gà, thịt vịt không có dấu thú y được bày bán khắp nơi. Thậm chí nhiều hộ chăn nuôi đã đưa gia cầm đi chỗ khác để trốn tiêm phòng cúm gia cầm vì sợ sẽ làm giảm sản lượng trứng và thịt.

 Vô tư trước nạn dịch chết người

Sau khi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công điện yêu cầu người dân tuyệt đối không được ăn tiết canh ngan, vịt nhiều cửa hàng vẫn bán món ăn khoái khẩu này một cách vô tư. Dạo quanh một loạt

các cửa hàng kinh doanh, hầu như không có cửa hàng nào bày bán công khai tiết canh. Tuy nhiên khi thực khách yêu cầu thì sẽ được đáp ứng ngay lập tức. Người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của dịch cúm gia cầm, mặc dù có tiếp xúc với những thông tin về dịch cúm qua truyền hình nhưng đó vẫn là món ăn dân dã, khoái khẩu rất khó bỏ. Một số cửa hàng bán bún, miến ngan cũng nhận thấy tình trạng tương tự, nếu được hỏi liệu đã biết về việc cấm ăn tiết canh ngan vịt chưa thì chủ cửa hàng đều cho biết họ chưa nhận được thông tin chính thức từ các cơ quan chức năng. Nếu có biết cũng chỉ nhờ xem tivi hay qua đọc báo.

Dường như công điện khẩn của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vẫn chưa được các cơ quan có trách nhiệm triển khai tới các cửa hàng chuyên bán tiết canh ngan vịt nên người bán cứ bán người ăn vẫn ăn.

Hình 3.1. Dgười dân thản nhiên ăn tiết canh trong mùa dịch

 Kinh hoàng việc mua bán, giết mổ gia cầm: Hàng chục gia cầm nằm san sát. Kẻ đứng người ngồi. Ngan gà bày la liệt trên mặt đất, các lồng bu treo trên xe máy, xe đạp chưa kịp tháo xuống. Đây là hình ảnh tiêu biểu của các

khu chợ buôn bán gia cầm sống. Khu giết mổ thì nước, tiết gà, lông, phân theo dòng nước chảy quanh co, mùi hôi hám nồng nặc. Hàng trăm gia cầm được giết mổ ngay tại khu bán gia cầm sống mà không được đưa vào khu giết mổ như quy định.

Hình 3.2. Khu chợ mua bán, giết mổ gia cầm.

 Trạm kiểm dịch có cũng như không

Gà vịt vẫn rầm rộ đổ bộ vào thành phố, ông Vũ Vĩnh Phú, nguyên Phó giám đốc sở thương mại Hà Nội thất kinh mỗi sớm mai tập thể dục khi nhìn thấy hàng trăm xe thồ lợn, gà phi như tên bắn hướng về nội đô. Trong khi đó ông Phạm Minh Tâm, phòng Dịch tễ, Chi Cục thú y Hà Nội cho biết hiện chỉ có hai trạm kiểm dịch động vật còn hoạt động. “Nếu có sự phối hợp của cảnh sát giao thông thì hoạt động kiểm dịch của hai trạm này mới thực hiện được. Bằng không “cán bộ thú y chỉ có nước đứng nhìn” ông Tâm nói.

Tại nhiều khu chợ vùng nội thành Huế như Đông Ba, An Cựu, Bến Ngự, Tây Lộc…hàng trăm con gia cầm sống vẫn được công khai bày bán, vẫn còn một lượng lớn gia cầm tại các chợ chưa qua kiểm dịch và nằm ngoài tầm

kiểm soát của lực lượng thú y. Những người tiếp xúc, vận chuyển, mua bán gia cầm khi được hỏi về nguy cơ đại dịch vẫn vô tư cho rằng, Huế vẫn chưa xảy ra dịch cúm gia cầm nên không việc gì phải sợ!...

Hình 3.3. Ngang nhiên qua trạm kiểm dịch

 Số gường điều trị chỉ đáp ứng được ¼ yêu cầu

Chiều 26/10/2005 tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp và cúm ở người, TS. Lý Ngọc Kính - Vụ trưởng Vụ điều trị ( Bộ y tế ) cho biết, tuyến dưới, hệ thống các khoa hồi sức cấp cứu, kho truyền nhiễm có năng lực chuyên môn không đồng đều, một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện còn yếu, đa số bệnh viện chưa có đủ phòng cách ly điều trị, thiếu phương tiện, trang thiết bị, thuốc, dịch truyền, phương tiện bảo hộ, xe cứu thương. Theo dự báo của Tổ chức Y tế Thế giới, trong trường hợp dịch bệnh bùng phát tại Việt Nam sẽ có khoảng 10% dân số mắc bệnh (8,2 triệu người) và 1% trong số đó tử vong (gần 1 triệu người). Khi đó

Chốt kiểm dịch thành lập để ngắm…kiểm dịch

Mất rất nhiều thời gian để tìm kiểm dịch viên đóng dấu.

Việt Nam cần 410.000 giường nằm điều trị cho bệnh nhân. Nhưng hiện nay trên cả nước chỉ có 127.000 giường nằm điều trị, đáp ứng được ¼ nhu cầu nếu dịch bệnh xảy ra trên diện rộng.

 Nỗi lo lắng của các cơ quan chức năng

Hiện nay việc tiêm phòng đã được tiến hành nhưng lượng vaccine không dồi dào cho nên không thể tiến hành đồng bộ ở mọi nơi , mà ưu tiên ở vùng trọng điểm trước. Các phương pháp phòng chống đã được đưa ra như tiếp tục tiêm phòng vaccine cho gia cầm từ vùng trọng điểm đến các vùng khác, huy động mạng lưới các bệnh viện với việc đầu tư trang thiết bị cần thiết để sẵn sàng đối phó khi có dịch. [6]

KẾT LUẬN

Nghiên cứu định type, biến đổi di truyền và gen học tiến hóa của virus cúm A/H5N1 được các cơ quan nghiên cứu của Việt Nam tiến hành ngay từ những tháng đầu tiên xảy ra dịch cúm gia cầm cuối năm 2003. Những chuỗi gen giúp xác định phân type H5, phân type N1 và các gen cấu trúc đã được Viện Công nghệ Sinh học, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, Viện Thú y giải mã và công bố trên Ngân hàng gen. Trên cơ sở phân tích trình tự gen kháng nguyên H5 và N1, các tác giả khẳng định nguồn gốc của virus cúm A gây bệnh trên gia cầm và người tại Việt Nam cùng nhóm với virus H5N1 phân lập tại Trung Quốc. Virus cúm gia cầm gây bệnh ở gia cầm và người tại Việt Nam là cúm H5N1 type A thuộc thế hệ mới đã có biến đổi cơ bản về gen H5 và gen N1, nhưng vẫn có cùng nguồn gốc với H5N1 từ vùng địa lý Nam Trung Quốc và Hồng Kông. Các chủng phân lập những năm 2004-2006 đã được nghiên cứu khá chi tiết về góc độ gen học và quan hệ phân tử với các chủng trong vùng và thế giới, kết quả khẳng định virus H5N1 vùng Nam và Đông Nam Á thuộc nhóm di truyền VTM (viết tắt: Vietnam-Thailand-Malaysia), có những đặc tính sinh học nhất định khác với các nhóm vùng Trung Quốc và Hồng Kông. Năm 2007, xuất hiện thêm biến chủng H5N1 dưới dòng Phúc Kiến tại Việt Nam, đã và đang làm phức tạp thêm vấn đề dịch tễ học và quan hệ kháng nguyên và miễn dịch, do tỷ lệ tương đồng kháng nguyên HA(H5) và NA(N1) thấp so với các chủng phân dòng Quảng Đông, tuy nhiên vẫn còn có khả năng bảo hộ miễn dịch.

Nghiên cứu vấn đề gen học kháng nguyên liên quan đến vaccine và miễn dịch, đã được Viện Công nghệ sinh học, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh, Viện Thú y trung ương tiến hành đó là việc thu thập gen kháng nguyên H5 và N1 từ các chủng phân lập trên gà, vịt,

ngan của Việt Nam các năm 2004 - 2008, và so sánh với trình tự chuỗi gen cúm A/H5N1 của các chủng cường độc đương nhiễm và vaccine của Việt Nam và thế giới. Năm 2007, xuất hiện thêm chủng H5N1 dưới dòng Phúc Kiến tại Việt Nam, chắc chắn làm phức tạp thêm vấn đề quan hệ kháng nguyên và miễn dịch, do tỷ lệ tương đồng kháng nguyên HA(H5) qua phân tích gen giữa các chủng phân lập tại Nghệ An (Việt Nam), với các chủng H5N1 thuộc phân dòng Quảng Đông, bao gồm một số chủng làm vaccine đang sử dụng, chỉ đạt 94%. Nhận định hỗn hợp virus gây bệnh và phân hóa kháng nguyên của virus cúm A/H5N1 tại Việt Nam cũng đã được xác nhận qua phân tích hàng chục chủng thu nhận từ nhiều vùng khác nhau trong cả nước. Điều này ảnh hưởng đến dịch tễ, chẩn đoán, phòng trừ và quan hệ lây nhiễm trong tự nhiên, cũng như vai trò miễn dịch của các chủng cổ điển đang làm vaccine tại Việt Nam và thế giới.

Vấn đề chẩn đoán và xây dựng phương pháp phát hiện nhanh và phân biệt cúm A với các tác nhân gây triệu chứng hô hấp khác, cũng như phân biệt các phân type HA và NA đã được các nhà khoa học Việt Nam quan tâm, kết hợp nghiên cứu với các tổ chức thế giới. Phát hiện nhanh H5N1 và các phân type khác bao gồm việc sử dụng kháng nguyên hoặc kháng thể, hoặc sinh học phân tử đã được xây dựng thành phương pháp. Nghiên cứu vaccine và miễn dịch, các nhà khoa học Việt Nam cũng đã có những đóng góp nhất định về tạo chế phẩm kháng nguyên, tạo vaccine di truyền ngược hoặc vector tái tổ hợp trên nền virus cúm A/H5N1 của Việt Nam. Về nghiên cứu sản xuất vaccine, Viện Công nghệ sinh học được giao đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng qui trình sản xuất vaccine cúm A/H5N1 cho gia cầm” và “Đánh giá chất lượng vaccine phòng bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm tại Việt Nam bằng chủng NIBRG-14” trong giai đoạn 2006 - 2008, kết hợp với Viện Thú y, Xí nghiệp thuốc Thú y trung ương (VETVACO), Công

ty Thuốc thú y trung ương II (NAVETCO), Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc thú y trung ương, thực hiện nghiên cứu có được vaccine sản xuất từ chủng NIBRG-14. Đây là chủng vaccine được tạo ra bằng công nghệ di truyền ngược tại Viện Tiêu chuẩn và Kiểm định sinh học Quốc gia (Vương quốc Anh), thích ứng trên phôi gà 10 ngày tuổi và vaccine tạo ra dưới dạng vô hoạt nhũ dầu. Đề tài được thực hiện trong 3 năm (2006 - 2008), kết quả là đã xây dựng được các quy trình sản xuất giống, sản xuất vaccine, kiểm nghiệm và bảo quản vaccine cúm A/H5N1 và kiểm nghiệm miễn dịch đạt chất lượng bằng phương pháp huyết thanh học và thử thách cường độc. Ngoài ra, một số đề tài nhà nước khác nghiên cứu dịch tễ học phân tử, chẩn đoán, vector tái tổ hợp dẫn truyền gen kháng nguyên sử dụng adenovirus hoặc LaSoTa virus, chuyển gen vào thực vật cũng được tiến hành. Một số nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật/công nghệ cao (di truyền ngược, tái tổ hợp vector) sử dụng nguồn gen H5N1 của Việt Nam, công nghệ tái tổ hợp sản xuất chế phẩm kháng nguyên H5 trong thực vật và tế bào, cũng đang được tiến hành tại Viện Công nghệ sinh học, Viện Thú y, Viện Di truyền nông nghiêp và một số cơ sở nghiên cứu khác. Song song với những nội dung nghiên cứu về cúm gia cầm ở gia cầm, các cơ sở y tế gồm bệnh viện, viện nghiên cứu đều có những triển khai các lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến cúm A/H5N1 trên người.

Những kết quả nghiên cứu về cúm A/H5N1 ở gia cầm và người trên nền virus cúm A/H5N1 của Việt Nam đã và đang làm sáng tỏ thêm về mối quan hệ tiến triển bệnh học lây nhiễm, dịch tễ học phân tử, phát triển tiến hóa và genotype và kháng nguyên - miễn dịch - vaccine của cúm gia cầm tại Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO[1] http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-tai-nghien-cuu-mot-so-dac-diem-benh- [1] http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/de-tai-nghien-cuu-mot-so-dac-diem-benh- ly-chu-yeu-cua-benh-cum-gia-cam-.742005.html. [2] http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/luan-van-thac-sy-thiet-ke-vector-mang-gen- ha1-ma-hoa-protein-be-mat-cua-virus-h5n1-.299694.html. [3] http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tao-chung-vaccine-cum-bang-phuong-phap- reassortment.309649.html. [4] http://www.kilobooks.com/threads/73550-T%E1%BB%95ng-quan-v %E1%BB%81-virus-c%C3%BAm-A-H5N1. [5] http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/tong-quan-cum-a-h5n1.277850.html.

[6] SOS Đại dịch cúm gia cầm, Nhà xuất bản Thông Tấn, Hà Nội – 2005, Trang 80 – 93. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu chuyên đề tìm hiểu về cúm gia cầm và vaccine phòng bệnh ppt (Trang 38 - 46)