1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái

103 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 25,4 MB

Nội dung

Nội dung nghiên cứu  Nắm vững các kiến thức về du lịch sinh thái;  Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái ở Việt Nam;  Khảo sát hiện trạng du lịch sinh thái tại các điểm du lịch t

Trang 1

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Nước Việt Nam tuy là một quốc gia nhỏ bé nhưng được thiên nhiên ưu đãinhiều quan cảnh xinh đẹp, đa dạng và độc đáo, vừa mang tính chất văn hóa thế giớivừa có tính lịch sử đặc thù của dân tộc Việt Nam Với xu hướng phát triển khoa học

kỹ thuật như vũ bão thì nhu cầu thích tìm hiểu về thiên nhiên của con người ngàycàng gia tăng; những phong cảnh mang nét đẹp hoang sơ kèm theo bầu không khítrong lành là những nơi hấp dẫn du khách trên thế giới Vì thế, du lịch là một ngànhkinh tế có nhiều tác động đến môi trường hơn bất cứ một ngành kinh tế thị trườngnào khác

Nhưng tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho du lịch chủ yếu được khai thác từmôi trường nên hậu quả của nó (bao gồm suy thoái và ô nhiễm môi trường đất,nước, không khí; mặt khác còn suy thoái và giảm sút về đa dạng sinh học…) khôngthể lường hết được Và hình thức du lịch sinh thái (DLST) đã ra đời

1.2 Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, khi đất nước phát triển theo hướng công nghiệp hóa– hiện đại hóa, chất lượng cuộc sống được cải thiện và không ngừng nâng cao thìcon người càng có nhu cầu giải trí nhiều hơn; nhất là xu hướng nghỉ ngơi đi thamquan du lịch; mặc dù ở mỗi người khi chọn loại hình thư giãn này với nhiều mụcđích khác nhau nhưng nhìn chung đều là để khám phá về thế giới xung quanh,chiêm ngưỡng những cảnh quan đẹp hay viếng thăm các bảo tàng di tích lịch sử,thậm chí chỉ là muốn tận hưởng cảm giác được gần gũi, hòa mình vào thiênnhiên… Chính vì thế, ngành du lịch đặc biệt là du lịch ở thành phố Hồ Chí Minh

đang rất phát triển và thu hút một lượng du khách khá đông Do đó, đề tài “Khảo sát hoạt động Du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động Du lịch sinh thái”

sẽ tìm ra những giải pháp để nâng cao ý thức của mọi người về bảo vệ môi trường

Trang 2

1.3 Giới hạn của đề tài

Không gian nghiên cứu của đề tài mở rộng trên phạm vi cả nước nhưng sẽ

đi sâu vào khảo sát thực trạng DLST ở thành phố Hồ Chí Minh Do hạn chế về thờigian và điều kiện nên việc khảo sát thực địa của đề tài chỉ được tiến hành ở một sốnơi tiêu biểu của thành phố mang tên Bác này (như khu DLST ở Cần Giờ, khu ditích lịch sử địa đạo Củ Chi, Thảo cầm viên…)

1.4 Mục tiêu của đề tài

Khảo sát tình hình hoạt động du lịch sinh thái ở thành phố Hồ Chí Minh đểđưa ra những biện pháp khả thi nhằm xây dựng chương trình nâng cao nhận thứcbảo vệ môi trường cho cộng đồng khi tham gia hoạt động này

1.5 Nội dung nghiên cứu

 Nắm vững các kiến thức về du lịch sinh thái;

 Tổng quan về du lịch và du lịch sinh thái ở Việt Nam;

 Khảo sát hiện trạng du lịch sinh thái tại các điểm du lịch trên địa bàn thànhphố Hồ Chí Minh

 Đánh giá tình hình nhận thức bảo vệ môi trường của cộng đồng ở một sốđiểm du lịch sinh thái tại thành phố Hồ Chí Minh

 Đưa ra các biện pháp trong công tác quản lý hoạt động du lịch sinh thái

 Đề xuất giải pháp để xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môitrường cho cộng đồng

1.6 Phương pháp nghiên cứu

1.6.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu

Đây là phương pháp được áp dụng đầu tiên trong quá trình làm đề tài; thuthập, thanh lọc những tài liệu theo nội dung và sắp xếp theo từng đề mục, so sánh,đối chiếu để chọn lọc, xử lý

1.6.2 Phương pháp thống kê

Sau khi thu thập được nhiều dữ liệu, thống kê theo từng đề mục, nội dungcần nghiên cứu Xử lý các số liệu và đánh giá hiệu quả nhận thức bảo vệ môi trườngcủa xã hội thông qua hoạt động DLST

Trang 3

1.6.3 Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến chuyên gia và các nhà quản lý môi trường nhằm đưa racác giải pháp phù hợp, hiệu quả hơn trong công tác nâng cao nhận thức cho nhữngngười tham gia vào DLST

1.6.4 Phương pháp khảo sát thực địa

Điều tra nhận thức của cộng đồng mà tiêu biểu là du khách ở một số điểmDLST ở Thành phố Hồ Chí Minh về môi trường và ý thức tham gia các hoạt độngbảo vệ môi trường để nhìn nhận, có cách đánh giá xác thực nhằm xây dựng chươngtrình, đưa ra ý kiến đóng góp mang lại hiệu quả, phù hợp với thực tế hơn

Phương pháp thực hiện: Phỏng vấn trực tiếp và phát phiếu điều tra

Bảng tổng kết số phiếu điều tra thăm dò nhận thức của du khách tại một số điểm dulịch trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Bảng 1 Bảng tổng kết số phiếu điều tra tại các điểm du lịch

Tên khu du lịch Số phiếu điều tra (Phiếu)

Khảo sát tình hình DLST Khảo sát ý thức BVMT

Trang 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI Ở VIỆT NAM

2.1 Cơ sở lý thuyết về du lịch sinh thái

2.1.1 Định nghĩa du lịch sinh thái

Theo Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế: DLST là việc đi lại có trách nhiệmtới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi chongười dân địa phương

Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN): DLST là loại hình du lịch

và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại các điểm tự nhiên không bị tàn phá

để thưởng thức, hiểu biết về thiên nhiên và các đặc điểm văn hóa đã tồn tại trongquá khứ hoặc đang hiện hành; qua đó khuyến khích hoạt động bảo vệ, hạn chếnhững tác động tiêu cực do khách tham quan gây ra và tạo ra ích lợi cho nhữngngười dân địa phương tham gia tích cực ( Ceballos - Lascurain, 1996)

Và theo định nghĩa của Việt Nam: Du lịch sinh thái (Ecotourism) là một loại hình

du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường; cóđóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực củacộng đồng địa phương

Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn hiểu dưới nhiều góc độkhác nhau nhưng đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về DLST đều cho rằngDLST là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn vàđược nuôi dưỡng, quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái Khách du lịch sẽđược hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng caohiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra những tácđộng không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa bản địa DLST phảihội tụ đủ các yếu tố cần: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; trách nhiệm với

xã hội và cộng đồng; là kết tinh của khoa học, du lịch, văn hóa, kinh tế, xã hội và hệsinh thái môi trường học

Trang 5

Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội đối với DLST

Để phát triển một ngành “kinh tế xanh” có tính giáo dục môi trường cao, cósức cạnh tranh và đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng địaphương thì Du lịch sinh thái là một lĩnh vực nên được chú ý nhiều hơn bởi vì nómang những mục tiêu nổi bật như sau:

 Mục tiêu sinh thái – môi trường

Nhà quản lý khu du lịch sẽ phải xem xét đến khả năng gánh chịu (sức chứa)của vùng sinh thái về lượng du khách; tính nhạy cảm của sinh vật và các hệ sinhthái, vấn đề ô nhiễm môi trường, tải lượng rác thải, nước thải và các quá trình làmgián đoạn sinh thái do du khách gây ra Vì thế, phát triển DLST sẽ phải đi đôi vớiviệc bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái bền vững, từ đó đề ra cơ chế quản lý phùhợp, liên tục đặt ra các kế hoạch, chương trình để truyền tải cho du khách

 Mục tiêu văn hóa – xã hội

Bảo tồn và phát huy nền văn hóa bản địa, lưu giữ những truyền thống, sinhhoạt tốt đẹp của dân tộc Do đó, trong quy hoạch DLST cần phải gắn kết việc giữgìn và phát huy các truyền thống văn hóa đặc trưng của địa phương, bảo tồn đượcmôi trường nhân văn trong sạch, đồng thời có những chính sách, biện pháp để khaithác tốt các di sản văn hóa có giá trị phục vụ cho du lịch

 Mục tiêu hỗ trợ phát triển

Nghiên cứu về DLST không chỉ để tìm hiểu về thị hiếu du khách nhằm tối đa

Sinh thái môi trường học

Khoa học, du lịch Văn hóa, kinh tế, xã hội học

DLST

Trang 6

những định hướng chiến lược cơ bản để khuyến khích hỗ trợ cho sự phát triển, xúctiến, lập kế hoạch, thiết lập mối quan hệ giữa các ban ngành, tạo lực đẩy cho sự pháttriển của ngành “ công nghiệp xanh” này

2.1.2 Các loại tài nguyên du lịch sinh thái

Tài nguyên DLST là các yếu tố cơ bản để hình thành các điểm, các tuyếnhoặc các khu DLST bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, giá trị nhân văn,các công trình sáng tạo của nhân loại

2.1.2.1 Tài nguyên thiên nhiên (TNTN)

• Rừng đặc dụng: Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù nơi có đa dạng sinh họccao (khu bảo tồn cảnh quan lịch sử, văn hóa, môi trường; vườn quốc gia; khu dự trữthiên nhiên; khu bảo tồn loài, nơi cư trú)

• Các nhóm hệ sinh thái: nông nghiệp (miệt vườn, trang trại, công viên, lànghoa ), hệ sinh thái điển hình

• Các tài nguyên sinh thái đặc thù

2.1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn

Đó là sự đa dạng văn hóa mà tiêu biểu là văn hóa bản địa

 Văn hóa bản địa bao gồm:

• Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật, địahình… phục vụ cho cuộc sống của cộng đồng

• Các đặc điểm sinh hoạt văn hóa, lễ hội truyền thống

Trang 7

• Khu, điểm du lịch (attractions): Là tất cả những phương tiện thiết bị kếthợp giữa vùng tự nhiên và cơ sở hạ tầng, các di tích văn hoá lịch sử, các trung tâmtrình diễn nghệ thuật.

2.1.3 Các nguyên tắc của du lịch sinh thái

Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái (HST) đặc thùlàm đối tượng để phục vụ cho du khách yêu thiên nhiên, thưởng ngoạn cảnh quanhay nghiên cứu về HST, nó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa pháttriển kinh tế du lịch với bảo vệ tài nguyên môi trường thiên nhiên và phát triển bềnvững Vì vậy, nguyên tắc du lịch sinh thái có thể tóm tắt như sau:

• Giảm thiểu các tác động tiêu cực lên thiên nhiên và văn hóa có thể phá hủymột điểm du lịch

• Giáo dục du khách về tầm quan trọng của bảo tồn

• Nhấn mạnh tầm quan trọng của các doanh nghiệp có trách nhiệm trongviệc hợp tác với chính quyền và dân cư địa phương để đáp ứng các nhu cầu của địaphương đồng thời mang lại lợi ích cho bảo tồn

• Mang lại thu nhập trực tiếp cho công tác bảo tồn, quản lý các khu vực tựnhiên và các khu vực được bảo vệ

• Nhấn mạnh sự cần thiết phải phân vùng du lịch địa phương và có kế họachquản lý du khách tại những vùng hoặc khu vực có định hướng trở thành điểm dulịch sinh thái

• Nhấn mạnh việc sử dụng các nghiên cứu về môi trường và cơ sở xã hộicũng như các chương trình kiểm tra dài hạn để đánh giá và giảm thiểu các tác động

• Cố gắng tối đa hóa lợi nhuận kinh tế cho dân cư, doanh nghiệp và các cộngđồng địa phương, đặc biệt là dân cư sống trong và xung quanh khu vực tự nhiênđược bảo vệ

• Bảo đảm rằng phát triển du lịch không vượt quá các giới hạn môi trường

và xã hội do các nhà nghiên cứu cùng với dân cư địa phương xác định

Trang 8

• Dựa trên cơ sở hạ tầng được thiết kế và xây dựng phù hợp với môi trường

tự nhiên và văn hóa đồng thời giảm tối thiểu việc sử dụng các nguồn nhiên liệu, bảotồn các loài động, thực vật hoang dã

• Nghiên cứu hỗ trợ cho du lịch: phải cung cấp cho du khách những thôngtin đầy đủ và có trách nhiệm nhằm nâng cao sự tôn trọng của du khách đến môitrường tự nhiên, xã hội và văn hóa du lịch, qua đó góp phần thỏa mãn các nhu cầucủa du khách

2.1.4 Các bên tham gia vào du lịch sinh thái

2.1.4.1 Tổ chức phi chính phủ

• Cung cấp các tiêu chuẩn trong ngành du lịch sinh thái;

• Tạo ra thị trường phi lợi nhuận và các chương trình du lịch ra nước ngoài;

• Là các chuyên gia về du lịch bền vững;

• Xây dựng các dự án về du lịch sinh thái ở các nước trong khu vực lân cậnhoặc những quốc gia trên thế giới có tuyến tham quan này và ít có xu hướng kinhdoanh mà thường hướng vào công tác bảo tồn

2.1.4.2 Cộng đồng địa phương

• Là một “sản phẩm” của hoạt động du lịch

• Tham gia vào quy hoạch phát triển du lịch, vào hoạt động và quản lý dulịch ở những vị trí, ngành nghề thích hợp;

• Có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực lên sự phát triển của DLST;

• Đóng góp vai trò trong công tác bảo tồn tài nguyên và di sản của địaphương và quốc gia

Trang 9

• Tôn trọng văn hóa địa phương và hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc nhữngnhà cung cấp dịch vụ địa phương.

• Quản lý một cách có trách nhiệm các hoạt động và dùng những quy tắc chỉđạo của địa phương để hướng dẫn thói quen của du khách

2.1.4.4 Hướng dẫn viên du lịch

Ngoài những yêu cầu chung của một hướng dẫn viên du lịch thì hướng dẫnviên DLST còn có những yêu cầu như sau:

• Phải có hiểu biết nhất định về lý thuyết DLST

• Nhận biết các dạng hình hệ sinh thái với những thành phần và cấu trúc củachúng cũng như nhận dạng, phân biệt một số loài động thực vật điển hình trong hệsinh thái đó

• Phải có tính cách nhã nhặn, kiên trì để trình bày, giải thích nhưng cũng tỏ

rõ thái độ kiên quyết với những du khách có hành vi gây tệ hại cho sinh thái môitrường (chọc phá thú, ngắt hoa, bẻ cành, dẫm lên cỏ…)

2.1.4.6 Các nhà quản lý tài nguyên, điểm du lịch

• Tôn trọng cảnh quan môi trường ban sơ trong quy hoạch của điểm du lịch

để giảm thiểu tác động của việc xây dựng lên môi trường

• Bảo vệ yếu tố tự nhiên như hệ động thực vật

• Thiết kế các khu lưu trú phải hạn chế tối đa việc sử dụng các nguồn tàinguyên thiên nhiên, nhất là các nguồn tài nguyên không tái tạo được

• Có chiến lược giảm sử dụng năng lượng và nước cũng như có kế hoạchquản lý rác thải thông qua việc tái sử dụng và tái chế

• Khuyến khích và hợp tác với cộng đồng địa phương tham gia vào DLST

Trang 10

2.2 Tổng quan về tình hình phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng

2.2.1 Khái quát chung về tình hình du lịch

Du lịch tại Việt Nam là một trong những ngành khá hấp dẫn, thu hút mộtlượng khách khá đông đảo nhất là hiện nay, Việt Nam đang là điểm đến được khánhiều nước chọn lựa

• Tốc độ tăng trưởng trung bình là 10.5 % và dự báo từ năm 2008 đến 2017trung bình là 7.8 % Xếp hạng thứ 6/176 quốc gia trên thế giới

• Mỗi năm ngành du lịch đóng góp cho nhà nước 3.1 % GDP, còn kinh tế dulịch đóng góp 11.2 %

2.2.1.1 Những mặt thuận lợi

Với thế mạnh về tự nhiên và nhân văn, Việt Nam đứng trước cơ hội lớn để đẩymạnh phát triển du lịch sinh thái thành mũi nhọn của ngành du lịch

Nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa, lãnh thổ Việt Nam trải dài trên 15

độ vĩ tuyến với 3/4 là địa hình đồi núi và cao nguyên, hơn 3200 km đường bờ biển,hàng ngàn hòn đảo, trải dài ở thềm lục địa Việt Nam là các rạn san hô quần tụ nhiềuloài sinh vật khác nhau, nhiều loài có màu sắc sặc sỡ và có giá trị kinh tế cao Tínhđến năm 2006, cả nước đã có 128 khu rừng đặc dụng: Theo quyết định số62/2005/QĐ-BNN ngày 22 tháng 10 năm 2005 về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng:

Trang 11

Rừng đặc dụng Số lượng

 Vườn quốc gia: 30

 Khu bảo tồn thiên nhiên gồm: 62

° Khu dự trữ thiên nhiên: 49

° Khu bảo tồn loài – sinh cảnh: 13

 Khu bảo vệ cảnh quan: 38

(Gồm khu rừng, di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh)  Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: 15 (khu bảo tồn biển) (Nguồn: Bộ NN và PTNT, 2006) Các tiềm năng nhân văn cho phát triển DLST ở Việt Nam cũng rất đa dạng và phong phú thể hiện trên nền văn hóa đa dạng bản sắc của 54 dân tộc anh em trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước thông qua: - Các di tích lịch sử ghi dấu ấn những chiến tích năm xưa; - Các lễ hội gắn liền với sinh hoạt văn hóa; - Các làng nghề thủ công truyền thống với kỹ năng độc đáo; - Nghệ thuật ẩm thực… Tính đến tháng 8/2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 400 nguồn nước nóng từ 40 – 1500C; 117 bảo tàng; có 6 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam và 8 khu dự trữ sinh quyển thế giới

Chính vì thế, đất nước ta có đủ các yếu tố để phát triển mạnh mẽ ngành du lịch đặc biệt là DLST – một loại hình du lịch chứa yếu tố giáo dục cộng đồng Do vậy, DLST nên được quan tâm nhiều hơn để không chỉ có hướng đi đúng giúp bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị tài nguyên quý giá của quốc gia mà còn trở thành

Trang 12

một trong những lĩnh vực chiếm ưu thế của tiến trình phát triển ngành công nghiệp

du lịch ở đất nước ta bền vững cả hiện tại và tương lai

2.2.1.2 Tình hình du lịch

Trong những năm qua, ngành du lịch ở nước ta có những bước chuyển biến mạnh

mẽ cùng với tốc độ tăng trưởng khá nhanh thể hiện qua Biểu đồ 1

o Lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh hơn trong những năm gầnđây (Năm 2009 có giảm sút do tình trạng khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu)

o Doanh thu từ các dịch vụ du lịch cũng tăng khá nhanh  Lợi nhuận củangành du lịch mang lại chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng doanh thu của quốcgia;

o Chính sách hỗ trợ và mở cửa của nhà nước hướng ra toàn cầu  Là điều kiệntốt để nhà nước ta tiếp tục thu hút nguồn vốn đầu tư từ các nước trên thế giới vàtrong khu vực;

o Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giớiWTO Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức rất lớn cho ngành du lịch vì ngoài tăngthêm lượng ngoại tệ từ các đoàn du khách quốc tế thì du lịch nước ta phải đối mặtvới nhiều khó khăn trong tương lai;

o Có sự đa dạng trong cơ cấu tổ chức về sản phẩm và loại hình du lịch

 Trong thời gian tới Việt Nam có những bước tiến dài trong hoạt động kinh doanh

du lịch

Trang 13

Bảng 2 Thống kê khách quốc tế đến nước ta trong bốn tháng đầu năm 2011

Phương tiện vận chuyển

Trang 14

- Đầu tư phát triển các loại hình du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái;

- Tạo cơ hội cho du lịch trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn;

- Góp phần tăng trưởng GDP cho nền kinh tế quốc dân, nâng cao mứcsống cho người dân ở những vùng có hoạt động du lịch ;

- Huy động nguồn kinh phí để bảo tồn và phục hồi các tài nguyên dulịch đang bị xuống cấp

- Giữ gìn và phát huy các giá trị tài nguyên trong tương lai;

- Xây dựng các chương trình tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môitrường thông qua các hoạt động du lịch

2.2.2 Thực trạng của hoạt động du lịch sinh thái tại Việt Nam

Vài thập kỷ gần đây, du lịch sinh thái phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc giatrên thế giới và ngày càng thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xãhội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch, tìm hiểu lịch sửthiên nhiên và văn hóa

Trang 15

Bảng 3 Một vài điểm du lịch mà du khách muốn đến nhất Việt Nam

Địa điểm du lịch Đặc điểm hấp dẫn thu hút

Du Lịch Hạ Long Là vùng vịnh được UNESCO công nhận là di sản

thiên nhiên thế giới với nhiều cảnh đẹp trù phú

Du Lịch Huế Đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và có bề dày

truyền thống lịch sử - văn hoá như Kinh thành Huế, dòngsông Hương, nhã nhạc cung đình Huế…

Phong Nha – Kẻ Bàng Một trong những công viên quốc gia và Di sản Thế

giới nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Bình. Nơi này cómột rừng đá vôi - một điểm thu hút phổ biến tại các điểm

du lịch này là hang động Tiên Sơn

Du Lịch Nha Trang Có 19 hòn đảo với kho tàng di tích lịch sử khá

phong phú Cũng là nơi có nhiều danh lam thắngcảnh với những truyền thuyết gắn liền như: HònChồng, dốc Lết, thành cổ Diên Khánh, tháp Bà,suối Hồ, suối Tiên, vịnh Vân Phong… Đặc sản nổitiếng là yến sào

Du Lịch TP Hồ Chí

Minh

Một địa điểm hấp dẫn bởi sự phồn hoa của một thành phốphát triển nhất Việt Nam nhưng vẫn còn lưu giữ nhữngdanh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử mang đậm dấuchân của cuộc chiến ngày xưa

Từ bảng thống kê trên, ta rút ra được đặc điểm chung mà các nhà đầu tư tập trungkhai thác nguồn tài nguyên du lịch nhằm thu hút du khách đó là:

 Nhiều cảnh quan thiên nhiên mang nét đẹp hoang sơ;

 Nằm trong danh sách di sản văn hóa của Việt Nam và thế giới;

 Lưu giữ được những bản sắc văn hóa truyền thống đặc sắc của dântộc;

Trang 16

 Có những di tích lịch sử là minh chứng cho một thời hào hùng của đấtnước;

 Có chiến lược quy hoạch cụ thể và chi tiết cho từng vùng;

 Thiết kế các sản phẩm du lịch đa dạng và phong phú…

Ngày nay phát triển du lịch sinh thái đang là hướng đi được các nhà đầu tưlựa chọn bởi những lợi ích về mặt kinh tế và có ý nghĩa đặc biệt đối với sự pháttriển bền vững cho xã hội của ngành du lịch trên quan điểm tài nguyên và môitrường Thế nhưng, DLST ở nước ta vẫn còn một số thuận lợi và khó khăn xuất phát

từ lợi ích của nhà đầu tư và nhu cầu của khách du lịch Cụ thể:

 Kích thích chính quyền địa phương có những cải thiện tốt hơn về cơ

sở hạ tầng như hệ thống điện nước, đường giao thông, bưu chính viễn thông

 Nguồn vốn sử dụng để xây dựng DLST không nhiều; chủ yếu dựa vàonguồn tài nguyên có sẵn và văn hóa bản địa;

 Nguồn nhân lực phục vụ trong các khu sinh thái chủ yếu lấy trực tiếp

từ địa phương

 Lợi nhuận kinh tế cao vì nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và quan tâm

từ phía cộng đồng xã hội nhờ vào:

- Nhu cầu tìm hiểu về thiên nhiên của xã hội;

- Bảo vệ các giống loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng;

- Khôi phục các làng nghề truyền thống, văn hóa phi vật thể;

- Khơi dậy lòng nhân ái của con người đối với tài nguyên môi trường

b Khó khăn

Trang 17

 Công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản và quy hoạch phát triển thànhkhu DLST còn hạn chế

 Tại các khu bảo tồn, các vườn quốc gia, công việc xây dựng các khuvực theo từng chức năng chưa rõ ràng, chi tiết, và cụ thể

 Chưa có nhiều chuyên gia giàu kinh nghiệm trong thiết kế, quản lýkhu du lịch sinh thái vì tính mới mẻ của loại hình này;

 Dễ phá hủy các cảnh quan sinh thái nguyên sơ trong quá trình xâydựng, mở rộng các khu nghỉ dưỡng, giải trí và khu lưu trú

 Chưa có quy định cụ thể nào về sức chứa của một khu DLST;

 Chưa chú trọng đến các vấn đề môi trường mà chủ yếu quan tâm đếnmức độ hài lòng và thỏa mãn của khách du lịch;

 Nguồn nhân lực được đào tạo có trình độ chuyên môn về quản lýDLST chưa được đáp ứng đầy đủ;

 Dễ xảy ra mâu thuẫn với địa phương nếu không có các biện pháp giảiquyết thỏa đáng;

 Các sản phẩm DLST còn thiếu tính cạnh tranh và chưa đa dạng,phong phú; đặc trưng cho sinh thái;

 Chưa có các hình thức quảng bá du lịch phổ biến, tạo sự chú ý chokhách nội địa và quốc tế

c Một số hạn chế về môi trường du lịch

Nếu các nhà đầu tư trong DLST chỉ chú trọng đến lợi ích kinh doanh hiện tại màkhông quan tâm đến sự phát triển bền vững trong tương lai thì về lâu dài sẽ gây ranhững ảnh hưởng xấu đến các nguồn tài nguyên, môi trường và xã hội

Tác động đến môi trường đất do:

- Sử dụng bừa bãi các loại phân bón, chất tăng trưởng và thuốc bảo vệthực vật để chăm sóc cỏ hoặc cây trồng, vườn hoa

- Khai thác đất đá trong khu du lịch phục vụ cho xây dựng các hạngmục công trình;

Trang 18

- Nâng cấp và mở rộng nhiều cơ sở hạ tầng, chuyển đổi mục đích sửdụng đất quá nhanh nhưng chưa có quy hoạch kỹ càng;

- Không thiết kế hệ thống xử lý nước thải, thu gom chất thải tại nguồnlàm phát sinh nhiều loại chất độc hại;

Trang 19

Tác động đến môi trường nước do:

- Các chất thải được đổ trực tiếp ra sông, suối khichưa có sự kiểm soát chất gây ô nhiễm;

- Phá rừng ngập mặn để xây bến cảng làm cho quátrình trầm lắng tăng nhanh và nước bị đục;

- Sử dụng nguồn nguyên liệu không sạch vì vấn đềchi phí lợi ích;

Tác động đến môi trường không khí do:

- Các chất thải từ các phương tiện chuyên chở khách hoạt động trongkhu du lịch;

Hình 1 Ô nhiễm biển do hoạt động du lịch

Trang 20

- Nạn kẹt xe kéo dài tại các tuyến đường đến khu du lịch vào các ngàycao điểm như nghỉ lễ

- Ô nhiễm tiếng ồn cao bởi tình trạng quá tải, âm thanh từ các máy mócxây dựng, vận hành thiết bị trong khu du lịch

Tác động đến hệ sinh thái do:

- Chưa có các biện pháp bảo vệ nguyên vẹn cảnh quan sinh thái;

- Xây dựng nhiều hạng mục giải trí trên vùng sinh thái nhạycảm;

- Chiếm dụng nơi cư trú của một số loài; gây cản trở hoạt độngkiếm ăn, bắt mồi của một số động vật hoang dã;

- Sử dụng các loài nhất là nhiều loài quý hiếm trong vùng sinhthái để thỏa mãn nhu cầu của một số khách du lịch

Tác động đến tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống

- Sự du nhập của cách sống hiện đại đã thay thế cho các tập tục truyềnthống của các đồng bào dân tộc;

- Gây đảo lộn lối sống và phong tục ở một số địa phương;

Trang 21

- Gây nên sự khó chịu, nhàm chán cho khách du lịch;

- Không mang nội dung tuyên truyền, giáo dục cho cộng đồng

2.2.2.2 Khách du lịch

Khách du lịch là thành phần rất quan trọng và quyết định sự phát triển cho khu

du lịch Trong các tour DLST đòi hỏi du khách phải có ý thức về bảo vệ môitrường, tôn trọng tài nguyên Tuy nhiên tại rất nhiều điểm DLST, khách du lịch lại

là thành phần gây ra những hạn chế cho khu du lịch

Trang 22

 Gây suy giảm đa đạng sinh học bằng cách:

- Tạo ra quá trình chọn lọc tự nhiên cho HST sinh vật không mongmuốn;

- Chọc phá động vật gây ảnh hưởng đến đời sống của chúng;

- Có nhu cầu sử dụng những đặc sản quý hiếm từ tự nhiên cho hoạtđộng ăn uống, làm sản phẩm lưu niệm

- Vứt rác bừa bãi làm ô nhiễm các nguồn tài nguyên - là môi trườngsống của nhiều thành phần sinh vật;

- Chưa có ý thức tôn trọng các khu hệ sinh thái nhạy cảm như đi trênbãi đá ngầm, thả neo tại những bãi đá san hô (nơi sinh sống của nhiều loài sinh vậtdưới nước)

- Là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển quá mức của nhiều sinhvật ngoại lai

Gây cạn kiệt tài nguyên môi trường do:

- Sử dụng nguồn tài nguyên nước lãng phí;

- Chưa có ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và đúngmục đích trong các khu lưu trú;

- Làm phai mờ nền văn hóa, biến đổi các phong tục có từlâu đời của đồng bào dân tộc thiểu số

- Gây ô nhiễm đến các khu nuôi trồng thủy sản và đờisống sinh hoạt của dân cư bản địa;

- Là nguyên nhân của những hành vi khai thác tài nguyên,thủy sản trái phép của người dân;

Trang 23

2.3 Tác động và vai trò giữa hoạt động DLST và môi trường

2.3.1 Tác động của môi trường đến hoạt động DLST

Môi trường được xem là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chấtlượng và tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch, qua đó ảnh hưởng đến khả năngthu hút du khách, đến sự tồn tại của hoạt động du lịch

Những ảnh hưởng chủ yếu của môi trường đến hoạt động phát triển du lịchđược thể hiện theo sơ đồ dưới đây (Sơ đồ 2)

Sơ đồ 2 Sự tác động của môi trường đến hoạt động phát triển du lịch

Hình 2 Ảnh minh hoạ cạn kiệt tài nguyên

Trang 24

Như vậy có thể thấy trạng thái môi trường (chất lượng, điều kiện, sự cố-taibiến) ở những mức độ và khía cạnh khác nhau sẽ có những ảnh hưởng trực tiếphoặc gián tiếp đến hoạt động phát triển du lịch

2.3.2 Tác động của hoạt động phát triển du lịch sinh thái đến môi trường

Hoạt động phát triển du lịch đồng nghĩa với việc gia tăng lượng khách dulịch, tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng, dịch vụ và gia tăng nhu cầu sử dụng tàinguyên…, từ đó dẫn đến sự gia tăng áp lực của du lịch đến môi trường Trong nhiềutrường hợp, do tốc độ phát triển quá nhanh của hoạt động du lịch vượt ngoài nhậnthức và năng lực quản lý nên đã tạo sức ép lớn đến khả năng đáp ứng của tài nguyên

và môi trường, gây ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái lâu dài

 

Sơ đồ 3 Tác động giữa môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội

Ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước

Du lịch sinh thái phát triển nhanh sẽ tác động xấu đến môi trường làm gia tăng:

 Rác thải từ các cửa hàng ăn uống và từ ý thức của du khách;

Trang 25

 Chất lượng nước giảm thấp do sự phân hủy các chất thải,

 Thay đổi tính chất dòng chảy do việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất

 Nước thải sinh hoạt từ hệ thống nhà hàng, khách sạn và các dịch vụ khác;

 Dầu mỡ từ các phương tiện giao thông tham gia vận chuyển hành khách; từquá trình vận hành các thiết bị máy móc xây dựng; bảo dưỡng các công trình dulịch

 Hiện tượng phú dưỡng hóa tại các nguồn nước trong khu du lịch gây ônhiễm nguồn nước mặt  nguồn nước ngầm

Ảnh hưởng lên tài nguyên không khí

 Ô nhiễm bụi, khí thải do quá trình xây dựng các công trình;

 Khói thải từ hoạt động giao thông phục vụ du lịch tăng cao;

 Sử dụng phương tiện thô sơ, hao tốn nhiều nguyên liệu làm phát thải nhiềukhí thải độc hại;

 Ô nhiễm tiếng ồn;

 Khói thải từ hoạt động nấu nướng của nhà hàng, của khách du lịch diễn racùng thời điểm

Ảnh hưởng lên tài nguyên đất

 Ô nhiễm cao do sự gia tăng của rác thải và nước thải trong khu du lịch

 Gây xói mòn ở các sườn dốc; tình trạng hoang hóa và sa mạc hóa xuất hiệnnhiều hơn do phá rừng, làm đường giao thông;

 Bờ biển bị xuống cấp nghiêm trọng và dần mất đi;

Trang 26

 Diện tích đất bị xâm chiếm và thu hẹp do:

- Khai phá và chuyển đổi mục đích sử dụng thiếu tính hợp lý;

- Xây dựng và mở rộng nhiều khách sạn, nhà nghỉ, khu vui chơi giải trí phục

vụ du lịch;

- San lấp mặt bằng, phá rừng ngập nước để tạo ra các công trình du lịch

Ảnh hưởng lên tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học

Đất bờ bị sụt lở và sự tồn đọng của rác thải làm tăng hàm lượng bùn, các chất cặn

 gây ra nhiều chất độc hại là nguyên nhân:

 Phá vỡ các cấu trúc hệ sinh thái tự nhiên;

 Xuất hiện sinh vật ngoại lai cùng với sự phát triển nhanh của chúng;

 Suy giảm đa dạng sinh học ở một số loài; mất cân bằng sinh thái do:

- Phá vỡ điều kiện sống của chúng;

- Làm thay đổi sinh lý và hành vi của động vật;

- Một số sinh vật quá nhạy cảm với sự biến đổi môi trường…

 Vì thế cần có những hình thức tuyên truyền nâng cao ý thức về môi trườngtrong quản lý du lịch cũng như cần tích cực phát huy những hình thức du lịch vì môitrường để kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng thông qua hoạt động du lịch, giảmthiểu những tác động nặng nề gây tổn thương đến môi trường

2.3.3 Vai trò của hoạt động du lịch sinh thái và môi trường

 DLST mang lại nhiều lợi ích cụ thể trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển bềnvững nguồn tài nguyên quốc gia

Trang 27

Ở Cốsta Rica và Vênêxuêla, một số chủ trang trại chăn nuôi đã bảo vệ nhiều diệntích rừng nhiệt đới quan trọng, và do bảo vệ rừng mà họ đã biến những nơi đó thànhđiểm du lịch sinh thái hoạt động tốt

 DLST tạo ra hiệu quả tốt đối với việc sử dụng hợp lý và bảo vệ tối ưu môitrường du lịch; góp phần vào việc tu bổ, phục hồi các hệ thống đền đài lịch sử, kiếntrúc mỹ thuật…

 Sử dụng môi trường du lịch để phát triển du lịch sinh thái đúng cách sẽ cónhững tác động tích cực như:

- Giảm áp lực cho công tác bảo vệ rừng,

- Tăng thêm mức độ đa dạng sinh học nhờ những dự án có các công viên, khunuôi động vật, nuôi trồng nhân tạo…

- Bổ sung thêm vẻ đẹp cảnh quan do các dự án quy hoạch thường trồng nhiềucây xanh, hồ nước…

- Tạo cơ hội khôi phục các làng nghề truyền thống tại địa phương

- Nâng cao ý thức tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường

 DLST cải thiện mức sống cho dân địa phương, đưa việc bảo tồn và phát huytài nguyên tự nhiên hay văn hóa bản địa thành việc làm chính cho họ

 Tạo ra một số ngành nghề mới phục vụ du lịch, giảm bớt việc thanh niên đinơi khác tìm việc làm;

 Có sự cải thiện về mặt phúc lợi xã hội, chú trọng đến các công trình và dịch

Trang 28

2.3.4 Vai trò của tài nguyên đối với du lịch sinh thái

2.3.4.1 Bảo vệ khu du lịch không bị ảnh hưởng của thiên tai, chống xói mòn

Những vỉa san hô, rừng ngập mặn và vạt cỏ biển hình thành để bảo vệ các bãi biểnmột cách tự nhiên vốn không được ngành du lịch tập trung bảo vệ, cung cấp nhữngdịch vụ hệ sinh thái thiết yếu mà ngành công nghiệp này phụ thuộc vào Ngoài ra,chúng có khả năng chống bão, chống xói mòn bờ biển và tạo môi trường sống chohàng ngàn loài sinh vật biển như cá, rùa biển, tôm hùm…

2.3.4.2 Rừng là một hệ sinh thái bao gồm hệ động – thực vật và vi sinh vật phong phú cùng với môi trường vật lý của chúng

Sự đa dạng sinh học của rừng thể hiện ở sự đa dạng về các loài động - thựcvật, sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng… hình thành nên những nét riêng biệt vềthành phần loài, điều kiện khí hậu của các khu vực có rừng khác nhau, tạo ra sứchút đối với du khách khi tham gia các hoạt động DLST

2.3.4.3 Nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa, chiến tích lịch sử phục vụ cho DLST

Rừng là nơi “lưu giữ” nhiều sự kiện lịch sử mà qua đó con người có thể tổ chứccác cuộc dã ngoại, các hoạt động vui chơi, tham quan Đây là một cơ hội để pháttriển loại hình DLST_lịch sử - Về nguồn…

 Nói tóm lại, từ mối quan hệ lợi ích giữa DLST và môi trường thì DLST là loạihình cần được đẩy mạnh phát triển trên cơ sở khai thác hợp lý các thế mạnh tiềmnăng của tài nguyên du lịch

DLST mang lại những điều kiện vô cùng thuận lợi mà các loại hình khác không thể làm được đó là:

DLST chỉ có thể tồn tại dựa vào nguồn tài nguyên bao gồm tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn.

DLST còn tạo ra nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác bảo tồn, trùng tu các tài nguyên du lịch đang bị suy thoái, xuống cấp;

Mang lại cơ hội việc làm, cải thiện đời sống cho dân địa phương.

Khôi phục các làng nghề truyền thống cho cư dân bản địa.

Trang 29

Điểm nổi bật mà DLST đem đến là giáo dục cho cộng đồng ý thức bảo tồn tài nguyên quốc gia, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua hoạt động nghỉ ngơi, giải trí

2.4 Giới thiệu một số mô hình du lịch sinh thái kết hợp chương trình bảo vệ môi trường trên thế giới và trong nước

2.4.1 Mô hình Làng du lịch ở Australia

 Tiêu chuẩn chọn lựa (đặc trưng)

- Điển hình cho một vùng có chùa, đền hay nhà thờ;

- Độ cao nhà cửa ≤ 3 tầng

- Kiến trúc nhà kiểu mới hay kiểu cổ phải hài hòa, cân bằng;

 Tiêu chuẩn sinh thái

- Nông lâm nghiệp: cảnh quan tự nhiên được duy trì, hạn chế tối đa sử dụnghóa chất nông nghiệp

- Chất lượng không khí và tiếng ồn: cách xa đường ô tô ít nhất 3 km, đặc biệt

là đường cao tốc;

- Giao thông: đường dành cho xe đạp, đi bộ, phương tiện công cộng

- Hàng hóa và chất thải: tiến hành tái chế, phân loại rác, tránh bao bì khôngcần thiết, bán các sản phẩm địa phương;

- Chất lượng và trang bị cơ sở hạ tầng: Xây dựng hòa hợp với môi trường, phùhợp với cả người dân địa phương và trẻ em;

 Tiêu chuẩn xã hội và du lịch

- Dân số cực đại của làng ≤ 1.500 người

- Nhà nghỉ: ≤ 25% nhà địa phương;

- Số giường nghỉ cực đại = số dân địa phương (1:1)

- Tránh xây dựng khách sạn lớn

Trang 30

- Cộng đồng địa phương tích cực tham gia vào các quyết định phát triển du lịch;

- Cơ sở hạ tầng cho khách du lịch: có một văn phòng thông tin du lịch, không có hoặc có rất ít cơ sở dịch vụ như làm đầu, nướng bánh, tạp phẩm chỉ dành cho du khách dễ tiếp cận với các tiện nghi môi trường (hệ thống đường mòn, đường đi dạo)

2.4.2 Mô hình Ecomost: Mô hình du lịch bền vững của cộng đồng Châu Âu

Mô hình này được xây dựng thử nghiệm tại Mallorca - Tây Ban Nha Đây làmột trung tâm du lịch lớn nhất Châu Âu, Mallorca phát triển được là nhờ du lịch(50% thu nhập nhờ du lịch cuối tuần)

Theo mô hình Ecomost, phát triển du lịch bền vững cần gắn kết ba mục tiêu:

 Bền vững về mặt sinh thái: Bảo tồn sinh thái và đa dạng sinh học – Phát triển

du lịch cần phải tôn trọng khả năng tải của hệ sinh thái

 Bền vững về văn hóa – xã hội: Bảo tồn được bản sắc xã hội, muốn vậy mọi

quyết định phải có sự tham gia của cộng đồng

 Bền vững về mặt kinh tế: Đảm bảo hiệu quả kinh tế và quản lý tốt tài nguyên

sao cho tài nguyên có thể tiếp tục phục vụ cho các thế hệ tương lai

Ba yêu cầu chính nhằm duy trì khu du lịch:

- Dân số cần được duy trì hợp lý và giữ vững bản sắc văn hóa

- Cảnh quan cần duy trì được sự hấp dẫn cho du khách

- Không làm gì gây hại cho sinh thái

Muốn đạt được ba yêu cầu trên cần có một yêu cầu thứ tư: Phải có một cơchế hành chính hiệu quả Cơ chế này nhằm vào thực hiện các nguyên tắc phát triểnbền vững, đảm bảo thực thi một kế hoạch hiệu quả và tổng hợp cho phép sự thamgia của cộng đồng vào hoạch định các chính sách du lịch

Trang 31

Ecomost đã chia nhỏ các mục tiêu của du lịch bền vững thành các thành tố và sau

đó các thành tố được nhận diện, đánh giá qua các yếu tố sau:

- Văn hóa xã hội: Dân số phù hợp, bảo tồn hiệu quả kinh tế và bảo tồnbản sắc văn hóa

- Du lịch: thỏa mãn du khách và các nhà kinh doanh tour du lịch, bảo trì

và hiện đại hóa điều kiện ăn ở, giải trí

- Sinh thái: Khả năng tải, bảo tồn cảnh quan, sự quan tâm đến môitrường

- Chính sách: đánh giá được chất lượng du lịch, chính sách định hướngsinh thái, quy hoạch vùng, sự tham gia của cộng đồng và các nhóm quyền lợitrong quá trình quy hoạch

Ecomost xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể trong đó chia các hành độngdựa vào mức độ ưu tiên và xác định rõ trách nhiệm của các cá nhân và tổ chứcliên quan

Hình 3 Đảo Mallorca - Tây Ban Nha

Trang 32

2.4.3.Mô hình DLST ở khu cắm trại vịnh Maho và Estate (Đảo Virgin, Mỹ)

Sử dụng các ứng dụng bền vững để bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường, đề ra các biện pháp giảm thiểu đến mức thấp nhất tác động của con người đến môi trường xung quanh.

2.4.3.1.Giảm thiểu tác động lên môi trường

- Đường đi bằng gỗ cao hơn mặt đất

- Tránh không cho đất bị dồn lại do có đường

- Tránh sự thay đổi điều kiện phát triển của các loài động thực vật

- Sử dụng mặt dưới của đường đi để dẫn các hệ thống đường điện

- Vật liệu “xây dựng xanh”: Vật liệu tái chế từ nhựa hoặc kim loại.

2.4.3.2 Bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Bảo tồn và cải thiện môi trường tự nhiên: Có khu vực quan sát hệ thực vật trên đảo và xây dựng 3000 m đường đi bộ bằng gỗ.

động-24.3.3 Giảm việc sử dụng nguồn tài nguyên khó tái tạo

o Nguồn nước:

- Tiết kiệm sử dụng nước sạch

- Lấy nước mưa: 345000 gallons/năm

o Năng lượng:

- Giảm việc sử dụng năng lượng điện

- Sử dụng các nguồn năng lượng thay thế: năng lượng mặt trời, gió

- Sử dụng trọng lực hơn là bơm đẩy

o Giảm lượng nước thải

o Giảm việc sử dụng bao bì.

Trang 33

- Gỗ dùng trong xây dựng: Nhựa tái chế

- Đinh vít: thép tái chế từ các vật liệu trong nhà…

24.3.6 Chương trình biến rác thải thành đồ mỹ nghệ

Xây dựng trung tâm tái chế từ năm 1997 để hình thành nơi mang lại nguồn lợi cho:

- Nghệ nhân; Khu du lịch ; Khách du lịch và môi trường

Trang 33

Trang 34

1 2.4.4 Mô hình DLST ở Giao Xuân (huyện Xuân Thủy – Tỉnh Nam Định)

Xây dựng thành công mô hình du lịch sinh thái tham quan vườn quốc giaXuân Thủy - Làng chài - Làng nghề và tuyến đê biển… với mục tiêu:

- Bảo tồn hệ sinh thái sinh vật trong vườn quốc gia Xuân Thủy

- Tuyên truyền ý thức bảo vệ cảnh quan sinh thái cho khách du lịch

- Đa dạng sản phẩm du lịch;

- Thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước;

- Tạo điều kiện cho dân địa phương tham gia bảo vệ môi trường bằng cách tạo

sự liên kết, gắn bó quyền lợi của người dân với môi trường thiên nhiên

- Người dân có việc làm ổn định: từ khai thác tài nguyên trái phép chuyểnsang làm du lịch hoặc tham gia vào đội bảo vệ cho vườn quốc gia…

- Khôi phục một số nghề như nuôi dế cơm, nuôi dông…

- Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản như nuôi ngao, vạng…

Hình 5 Vườn quốc gia Xuân Thủy

Trang 35

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN VÀ DU LỊCH SINH THÁI

 Phía Bắc giáp Bình Dương

 Phía Tây Bắc giáp Tây Ninh

 Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai

 Phía Nam giáp biển Đông

 Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang

Trang 36

Hình 6 Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 37

- Độ ẩm trung bình cả năm khoảng 77,5%

- Biên độ nhiệt trung bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi

cho việc tăng trưởng và phát triển quanh năm của động thực vật

Ngoài ra, TP.HCM có thuận lợi là không trực tiếp chịu tác động của bão lụt Về mặt môi trường, sự phân bố nhiệt độ trong năm như vậy đã tạo điều kiện dễ dàng cho các quá trình hoạt động sinh hóa xảy ra, dẫn đến hiện tượng phân hủy nhanh các chất hữu cơ chứa trong các chất thải (rắn và lỏng) góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường cho thành phố.

Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình 3-5 mm/ngày.

Mùa khô lượng bốc hơi khá cao, từ 100 – 180 mm/tháng Cán cân nước tự nhiên bịthiếu hụt nghiêm trọng trong mùa khô

Lượng mưa: Thành phố có 2 mùa mỗi năm: Mùa khô và

mùa mưa Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 hàng năm và chấm dứt vào tháng 10.Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau Ở giữa mùa khô thường cóhạn ngắn kéo dài 5 đến 10 ngày Lượng mưa vào mùa mưa chiếm 80 – 85% tổnglượng mưa hàng năm Mưa lớn tập trung vào tháng 6 và tháng 9, trung bình từ 250– 330 mm/tháng, cao nhất lên tới 683 mm Mưa ở TP.HCM mang tính mưa ràonhiệt đới: Đến nhanh, kết thúc nhanh, thường cơn mưa trung bình kéo dài từ 1 – 3giờ Cường độ mưa khá lớn (0,8 – 1,5 mm/phút)

Trang 38

Lượng mưa phân bố nhiều trong mùa mưa cũng ảnh hưởng ít nhiều đến môi trường thành phố:

- Làm quá tải khả năng thu nước của hệ thống cống rãnh và thoát nước;

- Gây ra hiện tượng ngập lụt trong một số khu vực sau những cơn mưa dài,

- Gia tăng mức độ ô nhiễm nước do việc nước mưa hòa lẫn với nước thải từ các cống thoát nước.

Gió: TP.HCM nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của hai

hướng gió mùa chủ yếu:

- Từ ngoài biển Đông thổi về theo hướng Đông Nam - Tây Bắc trong khoảngthời gian từ tháng 2 đến tháng 4;

- Từ Ấn Độ Dương thổi về theo hướng Tây Nam - Đông Bắc trong khoảngthời gian từ tháng 6 đến tháng 10

Ngoài ra còn có hướng gió từ phương Bắc thổi về trong tháng 11, tháng 12 vàtháng 1

Hướng gió hoạt động trong năm có ý nghĩa quan trọng trong việc bố trí các khu công nghiệp và dân cư của thành phố, nhất là các ngành công nghiệp có khả năng gây ô nhiễm không khí.

3.1.3 Hệ thống sông ngòi

Hệ thống sông rạch thành phố có tổng chiều dài 7.955 Km, mật độ dày vàphân bố chằng chịt ở khu vực Cần Giờ, Nhà Bè Tổng diện tích nước mặt 33.814ha

TP.HCM nằm giữa hai sông lớn: sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chịuảnh hưởng lớn của sông Đồng Nai Tại địa phận quận Thủ Đức sông rộng 400 - 600

m Lòng sông không sâu so với các sông khác, độ sâu trung bình 12 -15 m Dòngchảy trung bình 500 m3/s Sông Đồng Nai nối thông qua sông Sài Gòn bằng hệthống kênh Rạch Chiếc

Hệ thống kênh rạch của TP.HCM có hai hệ thống chính: Hệ thống các kênhrạch đổ vào sông Sài Gòn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc -Thị Nghè Hệ thống các kênh rạch đổ vào sông Bến Lức và kênh Đôi - kênh Tẻ

Trang 39

như: rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hóa - Lò Gốm Đặc điểm của cáckênh rạch này là chúng đều độc lập, có một phần chảy trọng lực và bắt nguồn từvùng đất cao Gò Vấp.

Với mạng lưới sông rạch như vậy và chế độ bán nhật triều không đều của Biển Đông đã tạo nên sự phức tạp trong chế độ thủy văn, thủy vực vùng cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn Tuy nhiên nó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thủy và phát triển thủy sản.

3.1.4 Tài nguyên thiên nhiên

- Đất mặn: với diện tích 19.757 ha, chiếm khoảng 15,99% diện tích vùng khảo sát.

Phân bố tập trung ở huyện Cần Giờ

- Đất phèn: chủ yếu là đất phèn tiềm tàng, diện tích khoảng 44.535 ha chiếm

36,04% diện tích vùng khảo sát Phân bố ở các vùng thấp, trũng, tiêu thoát nướckém như: phía Nam huyện Bình Chánh, Nhà Bè, ven sông Đồng Nai, Sài Gòn vàphía Bắc huyện Cần Giờ

- Đất phù sa: có diện tích khoảng 20.405 ha, chiếm 16,51% diện tích vùng khảo

sát, trong đó loại đất phù sa ngọt chỉ chiếm khoảng 3% Phân bố chủ yếu ở vùngNam Bình Chánh và một số nơi ở Củ Chi, Hóc Môn, độ cao khoảng 1,5 m

- Đất xám: có diện tích khoảng 31.255 ha, chiếm khoảng 25,29% diện tích vùng

khảo sát Phân bố chủ yếu trên vùng đất cao, gò ở huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn,quận Thủ Đức, quận 9 và phía Bắc huyện Bình Chánh

- Đất đỏ vàng: có diện tích khoảng 2.430 ha, chiếm 1,98% diện tích vùng khảo sát.

Phân bố trên vùng gò ở huyện Củ Chi và quận Thủ Đức, quận 9

Diện tích còn lại không khảo sát là 85.990 ha, gồm đất phi nông nghiệp (đất ở,

Trang 40

3.1.4.2. Tài nguyên nước

- Nước mặt: Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong vùng hạ lưu của hệ thống sông

Đồng Nai - Sài Gòn, giáp với biển Đông, nên nguồn nước ngọt của sông Đồng Nai

là nguồn nước ngọt chính với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km2, hàng năm cungcấp 15 tỷ mét khối nước

- Nước dưới đất: Nguồn nước dưới đất phân bố khá rộng, nước dưới đất ngọt phân

bố chủ yếu ở các tầng chứa nước Pliocen ở độ sâu 100 - 300 m, cá biệt có nơi 0 - 50

m Tập trung ở các huyện Củ Chi, Hóc Môn, phía Bắc huyện Bình Chánh, các quậnTân Bình, Gò Vấp… Trữ lượng nước khai thác ước tính 300 - 400 m3/ngày Tổnglưu lượng nước hiện đang khai thác khoảng 600.000 m3/ngày

3.1.4.3 Tài nguyên rừng

Rừng phân bố tập trung ở Cần Giờ, Bình Chánh và Củ Chi; trong đó chủ yếu

là diện tích rừng ngập mặn Cần Giờ (chiếm khoảng 94% diện tích rừng) Đặc biệtkhu rừng ngập mặn Cần Giờ không những là rừng phòng hộ mà còn là Khu Dự trữsinh quyển của thế giới được UNESCO công nhận vào năm 2000

3.1.4.4 Tài nguyên biển

Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có huyện Cần Giờ là có biển với chiều dài bờbiển 23 km kéo dài từ giáp ranh tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu đến tỉnh Tiền Giang với haivịnh lớn nhất là vịnh Đồng Tranh và vịnh Gành Rái

3.1.4.5 Đa dạng sinh học

 Thực vật bậc thấp - tảo : 555 loài

 Thực vật bậc cao:      

- Thực vật thủy sinh và ven bờ  : 448 loài

- Thực vật bậc cao có mạch mọc hoang : 572 loài

- Động vật không xương sống  : 654 loài

- Lớp cá  : 171 loài

- Lớp lưỡng cư   : 14 loài

Ngày đăng: 17/06/2014, 20:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. GS-TS Lê Huy Bá, GS-TS Lâm Minh Triết. Sinh thái môi trường học cơ bản. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Tháng 12-2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS-TS Lê Huy Bá, GS-TS Lâm Minh Triết. "Sinh thái môi trường học cơbản
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh. Tháng 12-2006
2. PGS-TS Hoàng Hưng. Con người và môi trường. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS-TS Hoàng Hưng. "Con người và môi trường
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốcgia TP. Hồ Chí Minh. Năm 2009
3. GS-TSKH Lê Huy Bá. Du lịch sinh thái. Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: GS-TSKH Lê Huy Bá. "Du lịch sinh thái
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh
4. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu. Du lịch bền vững. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. Năm 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu. "Du lịch bền vững
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại họcquốc gia Hà Nội. Năm 2001
10. Giáo dục cộng đồng - National Marine Sanctuarieshttp://sanctuaries.noaa.gov/management/international/pdfs/day1_concepts_manual_viet.pdf Link
11. Tiếp thị và lợi tức - National Marine Sanctuarieshttp://sanctuaries.noaa.gov/management/international/pdfs/day6_market_manual_viet.pdf Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội đối với DLST - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Sơ đồ 1. Mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và xã hội đối với DLST (Trang 5)
Bảng 2. Thống kê khách quốc tế đến nước ta trong bốn tháng đầu năm 2011 - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Bảng 2. Thống kê khách quốc tế đến nước ta trong bốn tháng đầu năm 2011 (Trang 13)
Bảng 3. Một vài điểm du lịch mà du khách muốn đến nhất Việt Nam Địa điểm du lịch Đặc điểm hấp dẫn thu hút - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Bảng 3. Một vài điểm du lịch mà du khách muốn đến nhất Việt Nam Địa điểm du lịch Đặc điểm hấp dẫn thu hút (Trang 15)
Hình 1. Ô nhiễm biển do hoạt động du lịch - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Hình 1. Ô nhiễm biển do hoạt động du lịch (Trang 18)
Sơ đồ 2. Sự tác động của môi trường đến hoạt động phát triển du lịchHình 2. Ảnh minh hoạ cạn kiệt tài nguyên - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Sơ đồ 2. Sự tác động của môi trường đến hoạt động phát triển du lịchHình 2. Ảnh minh hoạ cạn kiệt tài nguyên (Trang 22)
Sơ đồ 3. Tác động giữa môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Sơ đồ 3. Tác động giữa môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế - xã hội (Trang 23)
Hình 3. Đảo Mallorca - Tây Ban Nha - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Hình 3. Đảo Mallorca - Tây Ban Nha (Trang 30)
Hình 5. Vườn quốc gia Xuân Thủy - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Hình 5. Vườn quốc gia Xuân Thủy (Trang 33)
Hình 6. Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Hình 6. Bản đồ Thành phố Hồ Chí Minh (Trang 35)
Hình 8. Nhà thờ Đức Bà - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Hình 8. Nhà thờ Đức Bà (Trang 44)
Bảng 5. Khảo sát về sự quan tâm của du khách đến DLST - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Bảng 5. Khảo sát về sự quan tâm của du khách đến DLST (Trang 50)
Bảng 6.  Tìm hiểu ý thức về môi trường trong DLST - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Bảng 6. Tìm hiểu ý thức về môi trường trong DLST (Trang 51)
Bảng 7. Một số công cụ có thể sử dụng trong quy hoạch và quản lý DLST - khảo sát hoạt động du lịch sinh thái ở tphcm và xây dựng chương trình nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch sinh thái
Bảng 7. Một số công cụ có thể sử dụng trong quy hoạch và quản lý DLST (Trang 62)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w