Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau: Cải thiện hiệu suất sản xuất; sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn; Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị; Giảm ô nhiễm; Giả
Trang 1MỞ ĐẦU
Trang 21 Sự cần thiết của đề tài
Nước ta đang trên con đường hội nhập và phát triển kinh tế, ngành công nghiệp là một trong những ngành quan trọng và chủ đạo mang lại doanh thu chính cho đất nước Hàng loạt các khu công nghiệp nổi lên khắp đất nước với nhiều ngành nghề khác nhau Việc phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp đã gây ra một vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện nay, đó là việc ô nhiễm môi trường và suy giảm nguồn tài nguyên Điều này gây ảnh hưởng xấu đến phát triển kinh tế, đời sống của người dân và hệ sinh thái môi trường đất, nước, không khí, sinh vật.Bên cạnh đó, việc giá thành ngày càng tăng của nguyên liệu, năng lượng, điện phục vụ cho sản xuất dẫn đến việc chi phí sản xuất ngày càng tăng cao Điều này ảnh hưởng đến hiệu suất sản xuất và lợi nhuận trong kinh doanh
Làm thế nào vừa đạt hiệu suất sản xuất vừa tăng lợi nhuận mà vẫn bảo vệ môi trường và phát triển bền vững là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp thì Sản xuất sạch hơn (SXSH) là một giải pháp đáp ứng được tất cả những khó khăn trên SXSH có ý nghĩa đối với tất cả các cơ sở doanh nghiệp dù lớn hay bé, tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nước dù nhiều hay ít Hầu hết các doanh nghiệp đều có tiềm năng giảm lượng nguyên liệu tiêu thụ từ 10% đến 15% Các doanh nghiệp áp dụng SXSH đã giảm thiểu các tổn thất nguyên vật liệu, do đó có thể đạt sản lượng cao, chất lượng ổn định, tổng thu nhập kinh tế cũng như tính cạnh tranh cao hơn Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng: SXSH không chỉ đem lại lợi ích kinh tế
mà còn lại ích về mặt môi trường Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau: Cải thiện hiệu suất sản xuất; sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn; Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị; Giảm ô nhiễm; Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải; Tạo nên hình ảnh về mình tốt hơn; Cải thiện sức khỏe nghề nghiệp và an toàn; Giảm nguyên liệu và năng lượng sử dụng
Đề tài “Khảo sát hiện trạng và đầ xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công
ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic” thành công sẽ một phần chứng minh được những lợi ích mà SXSH đem lại
Trang 32 Mục tiêu của đề tài
“Khảo sát hiện trạng và đầ xuất giải pháp Sản xuất sạch hơn cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic” với mục tiêu:
Giảm phát sinh chất thải trong quá trình sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công ty và toàn xã hội
Tăng hiệu suất sản xuất
3 Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu của đề tài, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu các nội dung sau:
Tổng quan về sản xuất sạch hơn, tình hình sản xuất sạch hơn ở Việt Nam
Tổng quan về hiện trạng môi trường và tình hình sử dụng tài nguyên, năng lượng, điện của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic
Khảo sát, xem xét hiện trạng các vấn đề của quy trình sản xuất thuốc
4 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp tham khảo tài liệu
Tham khảo các tài liệu chuyên ngành liên quan, tìm hiểu các tài liệu đề cập đến áp dụng SXSH trong các doanh nghiệp Các tài liệu hướng dẫn thực hiện SXSH
b Phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại các đơn vị sản xuất
Để thực hiện phương pháp này, nhân viên tiến hành khảo sát xem xét hiện trạng công nghệ sản xuất, biết được nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất, sản phẩm tạo
ra, dây chuyền công nghệ sản xuất tạo ra chất thải ở công đoạn nào Việc sử dụng nguyên liệu, năng lượng, nước tại các giai đoạn đã hợp lý chưa, công đoạn nào có khả năng áp dụng SXSH
Ưu điểm:
Có thể xác định chính xác các công đoạn phát sinh chất thải và tiêu hao năng lượng của dây chuyền sản xuất;
Trang 4 Có điều kiện đánh giá nguyên nhân phát sinh chất thải;
Có cơ sở để đánh giá các cơ hội thực hiện giải pháp SXSH cho từng công đoạn của dây chuyền sản xuất;
Số liệu khảo sát chính xác
Nhược điểm:
Tốn nhiều công khảo sát;
Tốn nhiều thời gian để có thể xác định khối lượng và thành phần chất thải;
Cần có sự chấp thuận của ban lãnh đạo công ty
5 Địa điểm thực hiện đề tài
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic
6 Giới hạn đề tài
Luận văn sẽ khảo sát, nghiên cứu trên toàn công ty
Do công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu Pharmedic tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn GMP – WHO (Good Manufacturing Practices For Pharmaceutical Products – World Health Organization) nên một sản phẩm trước khi đưa vào sản xuất phải được Phòng Nghiên Cứu Phát Triển tiến hành sản xuất thử ba lô liên tiếp để đưa ra định mức nguyên liệu và bao bì cho từng mặt hàng Quy trình sản xuất được soạn thảo dựa trên định mức và đáp ứng theo yêu cầu của GMP – WHO về nội dung và thông số kỹ thuật
Trong quá trình sản xuất sản phẩm, quy trình sản xuất tiếp tục được thẩm định và theo dõi để sửa đổi phù hợp với điều kiện thực tế với mục tiêu cho ra sản phẩm có chất lượng tốt nhất phù hợp với tiêu chuẩn GMP – WHO mà vẫn tiết kiệm được nguyên – nhiên vật liệu nhiều nhất
Hiện tại, hầu hết các quy trình sản xuất của các mặt hàng ở công ty đã ổn định qua xét duyệt của Cục Quản Lý Dược nên luận văn sẽ không đề cập đến quy trình sản xuất thuốc viên, thuốc nước mà chỉ khảo sát quá trình rửa chai và các giải pháp
về quản lý nội vi, cải tiến thiết bị và tái sử dụng của công ty trong quá trình sản xuất sản phẩm của công ty
Trang 57 Đối tượng khảo sát
9 Cấu trúc luận văn
Đề tài được thực hiện gồm có 6 chương như sau: mở đầu, chương 1, chương
2, chương 3, chương 4, chương 5 và kết luận - kiến nghị
Trang 71.1 Giới thiệu về sản xuất sạch hơn
“Sản xuất sạch hơn là một công cụ phát triển bền vững”
1.1.1 Sự hình thành và phát triển của SXSH
Các quá trình sản xuất công nghiệp gây ra ô nhiễm môi trường do khí thải, nước thải và chất thải rắn:
Hình 1.1: Sơ đồ tổng quát một quá trình sản xuất công nghiệp
Trong vòng hơn 40 năm qua, cách thức ứng phó với sự ô nhiễm công nghiệp gây nên suy thoái môi trường thay đổi theo thời gian:
Phớt lờ ô nhiễm: không quan tâm đến ô nhiễm do hậu quả do ô nhiễm gây ra chưa thực sự quan trọng, mức độ phát triển công nghiệp còn nhỏ lẽ
Pha loãng và phát tán:
Pha loãng: dùng nước nguồn để pha loãng nước thải trước khi đổ vào nguồn nhận
Phát tán: nâng chiều cao ống khói để phát tán khí thải
Xử lý cuối đường ống: lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải, khí thải ở cuối dòng để phân hủy hay làm giảm nồng độ các chất ô nhiễm nhằm đáp ứng yêu cầu bắt buộc trước khi thải vào môi trường Tuy nhiên xử lý cuối đường ống sinh ra các vấn đề như:
Trang 8 Gây ra sự chậm trễ trong việc tìm ra biện pháp xử lý;
Không thể áp dụng với các trường hợp có nguồn thải phân tán như nông nghiệp;
Đôi khi sản phẩm phụ sinh ra khi xử lý lại là các tác nhân ô nhiễm thứ cấp;
Chi phí đầu tư và sản xuất sẽ tăng thêm do chi phí xử lý
Phòng ngừa phát sinh chất thải: ngăn chặn phát sinh chất thải ngay tại nguồn bằng cách sử dụng năng lượng và nguyên vật liệu một cách có hiệu quả nhất, nghĩa
là có thêm một tỉ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm thay vì phải loại bỏ Tiếp cận này bắt đầu xuất hiện từ những năm 1980 với những cách gọi khác nhau như “phòng ngừa ô nhiễm”, “giảm thiểu chất thải” (waste minimization) Ngày nay, thuật ngữ “sản xuất sạch hơn” (cleaner production) được
sử dụng phổ biến trên thế giới để chỉ cách tiếp cận này, mặc dù các thuật ngữ tương đương vẫn còn yêu thích nhiều nơi
Trước đây, lối suy nghĩ của chúng ta trong việc giải quyết ô nhiễm môi trường vẫn tập trung sử dụng các phương pháp truyền thống xử lý chất thải mà không chú ý đến nguồn gốc phát sinh chứng Do vậy, chi phí quản lý chất thải ngày càng tăng nhưng ô nhiễm ngày càng nặng các ngành công nghiệp phải chịu hậu quả nặng nề
về mặt kinh tế và mất uy tín trên thị trường Để thoát khỏi sự bế tắt này, cộng đồng công nghiệp ngày càng trở nên nghiêm túc hơn trong việc xem xét cách tiếp cận sản xuất sạch hơn
(Dillute anh Disperse)
Hình 1.2: Sự phát triển logic của tiến trình ứng phó với ô nhiễm
Như vậy, từ phớt lờ ô nhiễm, rồi pha loãng và phát tán chất thải, đến kiểm soát cuối đường ống và cuối cùng là SXSH là một quá trình phát triển khách quan, tích
Trang 9cực có lợi cho môi trường và kinh tế cho các doanh nghiệp nói riêng và cho toàn xã hội nói chung
1.1.2 Khái niệm SXSH
Theo Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP, 1994)
Sản xuất sạch hơn là việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa về môi trường vào các quá trính sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu quả sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu độc hại, giảm lượng và tính độc hại của tất cả các chất thải nguy hại tại nguồn thải
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt vòng đời sản phẩm, từ khâu thiết kế đến thải bỏ
Đối với dịch vụ: SXSH đưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển dịch vụ
SXSH đòi hỏi áp dụng các bí quyết, cải tiến công nghệ và thay đổi thái độ Như vậy, SXSH không ngăn cản sự phát triển, SXSH chỉ yêu cầu rằng sự phát triển phải bền vững về mặt môi trường sinh thái Không nên cho rằng SXSH là một chiến lược về môi trường bởi nó cũng liên quan tới lợi ích kinh tế Trong khi xử lý cuối đường ống luôn tăng chi phí sản xuất thì SXSH mang lại lợi ích cho doanh nghiệp thông qua việc giảm thiểu sự tiêu thụ năng lượng và nguyên liệu hoặc phòng ngừa và giảm thiểu rác thải Do vậy có thể khẳng định SXSH là một chiến lược
“một mũi tên trúng hai đích”
Đặc điểm của sản xuất sạch hơn
Mục tiêu: nâng cao hiệu suất tổng thể và tăng cường khả năng sinh lợi nhưng đồng thời giảm thiểu các rủi ro đối với con người và môi trường
Nguyên tắc:
Tập trung vào phòng ngừa
Ngăn ngừa và giảm ô nhiễm ngay từ đầu nguồn
Trang 10 Tận dụng tối đa các nguyên liệu đầu vào
Thực hiện SXSH không khó chỉ cần doanh nghiệp:
Có cam kết thực hiện và sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận và mọi người trong doanh nghiệp
Thực hiện đúng trình tự/ phương pháp
Duy trì thường xuyên và cải tiến liên tục
1.1.3 Các nguyên tắc thực hiện sản xuất sạch hơn
Nguyên tắc: có 4 nguyên tắc
Tiếp cận có hệ thống
Tập trung vào các biện pháp phòng ngừa
Thực hiện thường xuyên và cải tiến liên tục
Huy động sự tham gia của mọi người
1.1.3.1 Tiếp cận có hệ thống
Nghiên cứu tất cả các công đoạn sản xuất một cách hệ thống
Phân tích để xác định tất cả các nguyên nhân trực tiếp/ gián tiếp, hiện hữu/ tiềm ẩn gây ra dòng thải
Trang 111.1.3.2 Tập trung vào phòng ngừa
Phòng ngừa và không đợi xử lý hậu quả thông qua các hoạt động đào tạo, kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng
Linh hoạt thích ứng các thay đổi
Thực hiện các hoạt động “phục và phòng ngừa” không để các sự cố tái diễn
1.1.3.3 Thực hiện thường xuyên và cải tiến liên tục
Gắn hoạt động SXSH với công tác điều hành tác nghiệp trong doanh nghiệp
Duy trì các mục tiêu cải tiến
Kịp thời thích ứng với các thay đổi
Đo lường và đánh giá hiệu quả liên tục
1.1.3.4 Huy động sự tham gia của mọi người
Cam kết của lãnh đạo cao nhất
Đảm bảo các nguồn lực cần thiết để thực hiện và duy trì SXSH
Tăng cường tuyên truyền và đào tạo nâng cao nhận thức về SXSH
Xây dựng các phong tào cải tiến
Tạo dựng tác phong công nghiệp và văn hóa cải tiến
Trang 121.1.4 Các giải pháp kỹ thuật để thực hiện SXSH
Các giải pháp (hay cơ hội) để đạt được SXSH bao gồm các nhóm sau:
Hình 1.3: Kỹ thuật thực hiện SXSH
1.1.4.1 Quản lý nội vi tốt
Quản lý nội vi là một loại giải pháp đơn giản nhất của SXSH Quản lý nội vi thường không đòi hỏi chi phí đầu tư và có thể thực hiện ngay sau khi xác định được các giải pháp SXSH Quản lý nội vi chủ yếu là cải tiến các thao tác công việc, giám sát vận hành, bảo trì thích hợp, cải tiến công tác kiểm kê nguyên vật liệu và sản phẩm Ví dụ:
Phát hiện rò rỉ, tránh các rơi vãi,
Bảo ôn tốt đường ống tránh rò rỉ,
Đóng các van nước hay tắt thiết bị khi không sử dụng để tránh tổn thất Mặc dù quản lý nội vi đơn giản nhưng vẫn cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc đào tạo nhân viên
Sản xuất Sạch hơn
Thay thế nguyên vật liệu
Cải tiến sản phẩm
Kiểm soát qui trình tốt
Thay đổi công nghệ
Trang 131.1.4.2 Thay thế nguyên vật liệu
Là việc thay thế các nguyên liệu đang sử dụng bằng các nguyên liệu khác thân thiện với môi trường hơn Thay đổi nguyên liệu còn có thể là việc mua nguyên liệu
có chất lượng tốt hơn để đạt được hiệu suất sử dụng cao hơn Ví dụ:
Thay thế mực in dung môi hữu cơ bằng mực in dung môi nước,
Thay thế acid bằng peroxit (Ví dụ: H2O2, Na2O2) trong tẩy rỉ…
1.1.4.3 Tối ưu hóa quá trình sản xuất
Để đảm bảo các điều kiện sản xuất được tối ưu hóa về mặt tiêu thụ nguyên liệu, năng lượng, sản xuất và phát sinh chất thải, các thông số của quá trình sản xuất như nhiệt độ, thời gian, áp suất, pH, tốc độ… cần được giám sát, duy trì, hiệu chỉnh càng gần với điều kiện tối ưu càng tốt, làm cho quá trình sản xuất đạt được hiệu quả cao nhất, có năng suất tốt nhất Ví dụ:
Tối ưu hóa tốc độ băng chuyền và hiệu chỉnh nhiệt độ thích hợp của máy màng co,
Tối ưu hóa quá trình đốt lò hơi…
Cũng như quản lý nội vi, việc kiểm soát quá trình tốt hơn đòi hỏi các quan tâm của ban lãnh đạo cũng như việc giám sát ngày một hoàn chỉnh hơn
1.1.4.4 Bổ sung thiết bị
Lắp đặt thêm các thiết bị để đạt được hiệu quả cao hơn về mọi mặt Ví dụ:
Lắp đặt máy ly tâm để tận dụng bia cặn,
Lắp đặt các thiết bị cảm biến (sensor) để tiết kiệm điện, nước Ví dụ: Thiết
bị cảm biến thời gian (time sensor), thiết bị cảm biến truyền động (motion sensor), vv…
1.1.4.5 Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho quá trình sản xuất hay sử dụng cho một mục đích khác Ví dụ:
Sử dụng siêu lọc để thu hồi thuốc nhuộm trong nước thải,
Trang 14 Thu hồi nước ngưng để dùng lại cho nồi hơi…
1.1.4.6 Sản xuất các sản phẩm phụ hữu ích
Tận dụng chất thải để tiếp tục sử dụng cho mục đích khác Ví dụ:
Sử dụng cồn từ rỉ đường phế thải của nhà máy đường,
Sử dụng lignin trong nước thải sản xuất giấy làm phụ gia pha chế thuốc trừ sâu…
1.1.4.7 Thiết kế sản phẩm mới
Thay đổi thiết kế sản phẩm có thể cải thiện quá trình sản xuất và làm giảm nhu cầu sử dụng các nguyên liệu độc hại Ví dụ:
Sản xuất pin không chứa kim loại độc như Cd, Pb, Hg…
Thay nắp đậy kim loại có phủ sơn bằng nắp đậy nhựa cho một số sản phẩm nhất định sẽ tránh được các vấn đề về môi trường cũng như các chi phí để sơn hoàn thiện nắp đậy đó
Chuyển đổi sang một công nghệ mới và hiệu quả hơn có thể làm giảm tiêu thụ tài nguyên và giảm thiểu lượng chất thải và nước thải Thiết bị mới thường đắt tiền, nhưng có thể thu hồi vốn rất nhanh Ví dụ:
Rửa cơ học thay vì rửa bằng dung môi,
Thay công nghệ sơn ướt bằng sơn khô (sơn bột)…
Giải pháp này yêu cầu chi phí đầu tư cao hơn các giải pháp SXSH khác, do đó cần phải được nghiên cứu cẩn thận Mặc dù vậy, tiềm năng tiết kiệm nguyên liệu và cải thiện chất lượng sản phẩm có thể cao hơn so với các giải pháp khác
Trang 151.1.5 Tóm tắt các bước thực hiện sản xuất sạch hơn trong các doanh nghiệp
Hình 1.4: Các bước thực hiện SXSH cho các doanh nghiệp
Tóm tắt các bước thực hiện:
Bảng 1.1: Các bước thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp
Bước 1
Tổ chức và lập kế hoạch
Công bố cam kết của lãnh đạo
Huy động mọi người tham gia
Thành lập đội SXSH
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết
Bước 2 Chuẩn bị đánh giá
Lên sơ đồ quá trình sản xuất
Tổng hợp số liệu nền
Xác định các dữ liệu cần thu thập
Chuẩn bị các điều kiện cần
IV Phân tích khả thi
Đánh giá tính khả thi của các giải pháp
Lựa chọn các phương án khả thi
II Chuẩn bị đánh giá
Lập sơ đồ quá trình sản xuất
Tổng hợp số liệu nền
Xác định các dữ liệu cần thu thập
Trang 16Bước 3 Đánh giá
Cân bằng vật chất và năng lượng
Phân tích nguyên nhân tổn thất
Phát triển các lựa chọn SXSH
Sàng lọc/phân loại các lựa chọn
Bước 4 Phân tích khả thi
Đánh giá tính khả thi của các giải pháp
Lựa chọn các phương án khả thi
Bước 5 Thực hiện và duy trì
Thực hiện các giải pháp SXSH
Đo lường và đánh giá kết quả
Duy trì và cải tiến SXSH
1.2 Hiện trạng và tiềm năng của SXSH
1.2.1 Sản xuất sạch hơn và phát triển bền vững
Từ khoảng hơn mười lăm năm nay, phát triển bền vững (PTBV) đã trở thành một khái niệm rất phổ biến Khái niệm này hiện đang có mặt trên hầu hết các tiêu đề của các tạp chí Môi trường Hiện nay, khi nhắc đến sự phát triển kinh tế hay xã hội, phát triển quốc gia hay địa phương, phát triển toàn cầu hay khu vực… tất cả các sự phát triển đều được hiểu và hướng theo nghĩa PTBV Tuy nhiên, định nghĩa được
chấp nhận rộng rãi nhất lại cũng rất mơ hồ: “Phát triển bền vững là sự phát triển
nhằm thỏa mãn các yêu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không tổn hại đến khả năng của các thế hệ tương lai trong việc đáp ứng các yêu cầu của chính họ” (Báo cáo
Brudland, 1987) Nói một cách dễ hiểu thì PTBV là sự phát triển kinh tế trong sự hài hòa với môi trường sinh thái và xã hội
Về mặt kinh tế, cần phải phân biệt giữa phát triển và tăng trưởng Tăng trưởng chỉ chú trọng tới vật chất và số lượng, tích lũy và bành trướng trong khi phát triển quan tâm đến tiềm năng, chất lượng, sự phục vụ con người một cách toàn diện
cả về vật chất lẫn tinh thần PTBV về mặt kinh tế đối nghịch với gia tăng sản xuất không giới hạn, chinh phục thị trường bằng mọi cách, thương mại hóa và tìm lợi
Trang 17nhuận tối đa PTBV kinh tế đòi hỏi phải cân nhắc ảnh hưởng bây giờ hay sau này của hoạt động sản xuất và tăng trưởng kinh tế lên chất lượng cuộc sống, xem xét cái
gì sẽ bị phí phạm, ảnh hưởng
Về mặt xã hội, bền vững có nghĩa là đảm bảo xã hội công bằng, cuộc sống bình an Sự PTBV đòi hỏi phải đề phòng tai biến, không có người sống ngoài lề xã hội hoặc bị xã hội ruồng bỏ Xã hội của một nước không thể PTBV nếu có một tầng lớp xã hội bị gạt ra ngoài tiến trình phát triển quốc gia Thế giới sẽ không có PTBV
về mặt xã hội nếu tính mạng của một phần nhân loại bị đe dọa bệnh tật, đói nghèo, thiên tai, … PTBV về mặt xã hội có nghĩa con người có môi trường sống hài hòa, công bằng và có an sinh
PTBV về phương diện môi trường có nghĩa là phải bảo đảm khả năng phục hồi của hệ sinh thái, mức độ sử dụng tài nguyên tái tạo phải thấp hơn tốc độ tái sinh, việc sử dụng tài nguyên không tái tạo phải tùy thuộc vào khả năng tìm được các nguyên liệu thay thế Sau cùng, mức ô nhiễm phải thấp hơn khả năng phục hồi và tái tạo của môi trường, môi sinh Kinh tế chỉ là một bộ phận của hệ sinh thái và phát triển kinh tế phải bảo toàn sự cân bằng sinh thái
Trong các ngành công nghiệp sản xuất, các nước phát triển cũng như đang phát triển thường đưa ra các công nghệ mà không nhận ra rằng họ sẽ phải trả giá để
xử lý ô nhiễm do những công nghệ này gây ra Họ cho rằng một sự cân bằng sẽ được thiết lập giữa phát triển kinh tế và môi trường và rằng phải chấp nhận một mức độ nào đấy để có sự phát triển kinh tế Tuy nhiên, lập luận này hiện nay không còn thích hợp SXSH có thể giảm thiểu hay loại bỏ nhu cầu cân bằng giữa phát triển kinh tế và môi trường Hiện nay, SXSH đặc biệt quan trọng đối với các nước đang trên con đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế SXSH tạo ra cơ hội “bước nhảy vọt” vượt qua công nghệ cũ được sử dụng lâu nay mà vẫn còn tiêu tốn nhiều tiền cho việc kiểm soát ô nhiễm do các công nghệ này gây ra
Như vậy có thể nói rằng SXSH là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho sự PTBV
Trang 18Bảng 1.2: Một số ví dụ SXSH giúp giải quyết các vần đề ô nhiễm
Vấn đề môi trường Giải pháp phòng ngừa ô nhiễm trong SXSH
Suy giảm tầng ozon Thay thế tất cả các chất làm suy giảm tầng ozon
bằng các chất an toàn Nóng lên toàn cầu Thay thế nhiên liệu hóa thạch bằng năng lượng mặt
Mua các sản phẩm bền Mua các sản phẩm ít độc Tái sử dụng các sản phẩm Yêu cầu dùng ít bao gói cho sản phẩm Mưa acid Sử dụng than sạch (có hàm lượng lưu huỳnh thấp)
cho các nhà máy điện
Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo được Sương mù quang hóa Sử dụng ô tô chạy bằng điện hay các nhiên liệu thay
thế Thay thế các sản phẩm tạo ra nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi như keo xịt tóc, sơn, bình nước hoa
Trang 191.2.2 Lợi ích của SXSH
Hình 1.5: Các lợi ích của SXSH đối với doanh nghiệp
Nói một cách tổng quát, SXSH vừa là công cụ quản lý, công cụ kinh tế, công cụ bảo vệ môi trường và là công cụ nâng cao chất lượng sản phẩm:
Tiết kiệm tài chính và cải thiện hiệu quả sản xuất do:
Tiết kiệm chi phí từ việc sử dụng nước, năng lượng, nguyên liệu hiệu quả hơn
Tiết kiệm chi phí xử lý cuối đường ống, chi phí loại bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải
Nâng cao hiệu xuất hoạt động của nhà máy
Sử dụng năng lượng/ nguyên liệu hiệu quả
Giảm chi phí nhờ giảm tổn thất nguyên, nhiên liệu
Nâng cao năng suất, giảm chi phí vận hành
Nâng cao khả năng cạnh tranh
Nâng cao chất lượng sản phẩm/ dịch vụ
Giảm chi phí sản xuất
Giảm chi phí xử lý chất thải
Giảm phát sinh chất thải chất
Cải thiện môi trường làm việc
Tuân thủ qui định, luật môi trường tốt hơn Giảm áp lực từ phía cộng đồng, cơ quan QLMT
Tạo thiện cảm với cộng đồng, đối tác, cơ quan QLMT
Mở rộng thị trường kinh doanh
Trang 20 Đáp ứng yêu cầu của các bên hữu quan
Cải thiện môi trường làm việc
Giảm tải lượng dòng thải và tuân thủ luật/ tiêu chuẩn môi trường
Nâng cao trách nhiệm với cộng đồng và xã hội
Hình 1.6: Lợi ích của SXSH đối với cơ quan quản lý nhà nước
1.2.3 Việc áp dụng SXSH ở Việt Nam
1.2.3.1 Hiện trạng và tiềm năng SXSH ở Việt Nam
Khái niệm SXSH đã được giới thiệu và thử nghiệm áp dụng trong công nghiệp đầu tiên ở nước ta từ năm 1995 qua hai dự án do quốc tế tài trợ là “SXSH trong công nghiệp giấy” (1995 – 1997) và “Giảm thiểu chất thải trong công nghiệp dệt” ở
Hà Nội (1995 – 1996) do UNEP/NIEM tại Bangkok (Thái Lan) và CIDA – IDRC (Canada) tài trợ Hai dự án này mới dừng ở mức giới thiệu khái niệm và xác định tiềm năng giảm thiểu chất thải Tiếp đó, các khái niệm “Phòng ngừa ô nhiễm”,
“Hiệu suất sinh thái”, “Sản xuất không phế thải” và “Năng suất xanh” cũng được giới thiệu về nước ta Mặc dù dưới các tên gọi khác nhau, song bản chất của các khái niệm trên hoàn toàn tương tự nhau với mục đích: “Nâng cao hiệu quả sử dụng nguyên liệu, năng lượng và chủ động ngăn chặn sự tạo thành chất thải ngay tại nguồn phát sinh ra chúng, giảm thiểu chất ô nhiễm đi vào môi trường” Vào ngày 22 tháng 9 năm 1999, Bộ trưởng Bộ KHCN&MT (trước đây) Chu Tấn Nhạ đã ký Tuyên ngôn Quốc tế về SXSH, khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam với chiến lược phát triển bền vững
Đánh giá mức độ tuân thủ các qui định bảo vệ
môi trường của doanh nghiệp
Trang 21Trong những năm vừa qua, các hoạt động về SXSH ở nước ta chủ yếu tập trung vào:
Phổ biến thông tin và nâng cao nhận thức;
Trình diễn kỹ thuật đánh giá SXSH tại doanh nghiệp nhằm thuyết phục giới công nghiệp tiếp nhận tiếp cận SXSH vào hoạt động sản xuất kinh doanh;
Đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng năng lực quốc gia về SXSH;
Xây dựng cơ sở pháp lý cho việc xúc tiến SXSH
Như vậy, SXSH ở nước ta có thể đạt kết quả cao hơn nữa về cả lợi ích môi trường và lợi ích kinh tế khi các giải pháp SXSH được áp dụng Song, với thực tiễn
về trình độ và phát triển và tiềm lực tài chính hiện nay, thích hợp hơn cả đối với doanh nghiệp nước ta là tìm kiếm các công nghệ tốt nhất và hấp dẫn về mặt kinh tế (BEAT = Best Economically Attractive Technology) trong quá trình đổi mới công nghệ (Ngô Thị Nga, 2005)
Các dự án đã và đang triển khai
NIEM/UNEP (1995): Dự án áp dụng SXSH trong công nghiệp giấy
CIDA/IDRC (1996): Giảm thiểu chất thải trong ngành dệt (do INEST thực hiện)
UNIDO/SECO (1998): Trung tâm Sản xuất sạch hơn Việt Nam (VNCPC)
Dự án SXSH tại Thành Phố Hồ Chí Minh (2001 – 2002) do ADEME tài trợ
CIDA (1997 – 2004) – dự án VCEP – Hợp phần phòng ngừa ô nhiễm/SXSH của dự án VCEP
Hợp phần SXSH trong công nghiệp (CPI) do DANIDA tài trợ (2005 – 2010)
1.2.3.2 Các thách thức trong việc áp dụng SXSH ở Việt Nam
Mặc dù SXSH có nhiều ưu việt, song cho đến nay SXSH vẫn chưa được áp dụng một cách triệt để trong các hoạt động công nghiệp cũng như dịch vụ Nguyên
do có thể là:
Thói quen trong cách ứng xử trong giới công nghiệp đã được hình thành hàng trăm năm nay,
Trang 22 Năng lực để thực hiện SXSH trong các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế,
Các rào cản về tài chính,
Ở Việt Nam, mặc dù đã xây dựng được một nguồn lực đánh giá và thực hiện SXSH cho các doanh nghiệp, tuy nhiên do đặc thù của một tiếp cận mang tính chất
tự nguyện, SXSH vẫn chưa phổ biến rộng rãi với các doanh nghiệp Bài học rút ra
từ các doanh nghiệp đã tham gia thực hiện SXSH trong thời gian vừa qua cho thấy:
Chưa có sự quan tâm đúng mức về SXSH trong chiến lược và chính sách phát triển công nghiệp, thương mại và công nghệ môi trường,
Các cấp lãnh đạo của nhà máy chưa có nhận thức đầy đủ về SXSH và ngại thay đổi,
Thiếu các chuyên gia ở các ngành cũng như các thông tin kỹ thuật Đồng thời cũng thiếu cả các phương tiện kỹ thuật để đánh giá hiệu quả SXSH,
Thiếu các nguồn tài chính và cơ chế tài trợ thích hợp cho đầu tư theo hướng SXSH,
Chưa có động lực của thị trường trong nước thúc đẩy các nhà công nghiệp,
do vậy đánh giá SXSH chưa thành nhu cầu thực sự,
Chưa có thể chế và tổ chức thúc đẩy SXSH đi vào thực tiễn hoạt động công nghiệp
1.3 Giới thiệu về sản xuất sạch hơn
Trong hơn 10 triển khai và phát triển, SXSH đã được áp dụng trong địa phương với các ngành sau:
Các dự án trình diễn tại các địa phương: 58 dự án
Bảng 1.3: Các dự án SXSH trình diễn triển khai tại các tỉnh
Phú Thọ 13 Thực phẩm, giầy, xi măng, giấy, mạ, pin
ắc quy, bột đá, cao lanh Thái Nguyên 11 Giấy, xi măng, kim loại, thép, tấm lợp,
vật liệu chịu lửa, ván dăm
Trang 231 Ngành sản xuất giấy và bột giấy
2 Ngành sản xuất bia – rượu
1.4.1 Công ty Cổ phần Giấy xuất khẩu Thái Nguyên
Sản phẩm: giấy vàng mã xuất khẩu sang Đài Loan
Nguyên liệu: gỗ, tre, nứa
Công suất: 6.500 tấn/ năm
Tổng số cán bộ - công nhân viên: 200
Trang 24 Vấn đề môi trường: nước thải và khí thải
Thực hiện SXSH từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2007, công ty đã thành lập đội SXSH với đội trưởng là phó giám đốc công ty và 12 thành viên để tiến hành đánh giá
Một số giải pháp và lợi ích tiêu biểu:
Bảng 1.5: Một số giải pháp SXSH tại công ty cổ phần giấy Thái Nguyên
Vệ sinh và thu hồi mảnh rơi vãi
Xử lý các chỗ rò rỉ tại bể ngâm, ủ
Kinh tế:
Đầu tư 7 triệu VNĐ
Tiết kiệm 108 triệu VNĐ/ năm từ việc giảm thất thoát mảnh
Thu hồi vốn sau 20 ngày
Kinh tế
Đầu tư 370 triệu VNĐ
Tiết kiệm 315 triệu VNĐ/ năm
Thu hồi vốn: sau 14 tháng
Môi trường
Thu hồi 44% bột giấy
Trang 25thô (khoảng 373 tấn/ năm)
Giảm tiêu thụ 30% nước (khoảng 89.000m3/ năm); giảm nước thải
Hình ảnh:
Hình 1.7: Các giải pháp SXSH thực hiện tại Công ty giấy Thái Nguyên
[Nguồn: Trung tâm SXSH Việt Nam]
1.4.2 Nhà máy chè Ngọc Lập – Phú Thọ:
Sản phẩm: chè đen các loại
Công suất thiết kế: 1.000 tấn/ năm
Số cán bộ công nhân viên: 120 người
Vấn đề môi trường: bụi, khí thải, tiếng ồn
Thực hiện SXSH: từ tháng 5 năm 2007, Công ty đã thành lập đội SXSH với đội trưởng là Giám đốc công ty và 11 thành viên để tiến hành đánh giá SXSH Do công ty không lớn nên đội SXSH quyết định đánh giá SXSH cho toàn bộ công ty
Giải pháp SXSH:
Giai đoạn 1: 19 giải pháp đơn giản (đầu tư 25,87 triệu đồng, thu về 621,39 triệu đồng/ năm; giảm tiêu thụ than từ 1,15 tấn/ tấn sản phẩm còn 0,85 tấn/ tấn sản phẩm; tăng 16% chè phẩm cao cấp)
Giai đoạn 2: 8 giải pháp nâng cấp cải tiến thiết bị (tổng vốn đầu tư 1,7 tỷ đồng)
Trang 26 Một số giải pháp và lợi ích tiêu biểu:
Bảng 1.6: Một số giải pháp SXSH tại nhà máy chè Ngọc Lập – Phú Thọ
Hoàn thiện công tác bảo dưỡng, triệt để khắc phục sự cố chảy dầu, giảm chè rơi vãi không thể thu hồi do dính dầu
Kinh tế:
Đầu tư 4 triệu VNĐ
Tiết kiệm góp phần tiết kiệm 212 triệu VNĐ/ năm nhờ giảm suất tiêu thụ chè tươi từ 4,37kg/ kg còn 4,33kg/ kg
Bảo ôn các thiết bị dẫn nhiệt
Xây dựng kho chứa than
Kinh tế
Đầu tư 5,4 triệu VNĐ đồng, tiết kiệm 100 triệu VNĐ/ năm nhờ giảm suất tiêu thụ than từ 1,35 tấn/ tấn xuống còn 1,15 tấn/ tấn sản phẩm
Trang 27Lắp đặt hệ thống thu bụi chè, tiết kiệm
nguyên liệu
Xây dựng nhà kho chứa than
Hình 1.8: Một số giải pháp SXSH tại nhà máy chè Ngọc Lập – Phú Thọ 1.4.3 Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Hưng
Sản phẩm: vải tẩy trắng, vải nhuộm (sợi canh đã hồ và một số loại vải cotton làng nghề)
Sản lượng: 1,1 triệu mét vải/ năm
Số cán bộ công nhân viên: 20 người
Vấn đề môi trường: nước thải
Một số giải pháp và lợi ích tiêu biểu:
Bảng 1.7: Một số giải pháp SXSH tại Công ty TNHH sản xuất và thương mại Nam Hưng
Đầu tư thiết bị mới
Thay thế lò hơi kiểu đứng (1 pass) thành lò hơi dạng nằm ngang (3 pass) có bộ thu hồi nhiệt khói thải
Kinh tế:
Đầu tư 1,2 tỷ VNĐ
Tiết kiệm 376 triệu
VNĐ/ năm Môi trường
Giảm phát thải bụi trong khói thải
Giảm phát thải 814 tấn CO2/ năm
Hình ảnh:
Trang 28Hình 1.9: Lò hơi mới và thiết bị thu hồi nhiệt khói thải 1.4.4 Công ty Cổ phần Mía đường Bến Tre
Sản phẩm: đường kính trắng
Công suất thiết kế: 2.000 tấn mía/ ngày
Số cán bộ công nhân viên: 350 người
Vấn đề môi trường: nước thải
Một số giải pháp và lợi ích tiêu biểu:
Bảng 1.8: Một số giải pháp SXSH tại Công ty Cổ phần Mía đường Bến Tre
Trang 29Hình 1.10: Hệ thống lưới lọc 1.4.5 Dự án SXSH trong ngành Thủy sản Thành phố Hồ Chí Minh
Địa điểm thực hiện: Xí nghiệp Agrex Saigon và Xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Quận 8
Năm thực hiện: 2002
Vấn đề môi trường: nước thải
SXSH đem lại lợi ích như sau:
Bảng 1.9: Một số giải pháp SXSH cho ngành Thủy sản Tp Hồ Chí Minh
Kinh tế:
Đầu tư: 6 đến 15 triệu VNĐ
Tiết kiệm từ 2,5 - 4 triệu VNĐ/ tháng
Hoàn vốn sau 3 đến 6 tháng Môi trường
Tiết kiệm từ 15 đến 27 m3nước/ ngày
Giảm lượng chất tẩy rửa, nước thải cần xử lý
Hệ quả lao động
Trang 30tẩy rửa Hệ thống rửa áp lực chỉ cần
có 2 người làm trong 30 phút
Hình ảnh minh họa:
Hình 1.11: Sử dụng vòi rửa áp lực
Trang 312 CHƯƠNG 2:
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM
DƯỢC LIỆU PHARMEDIC
Trang 32Hình 2.1: Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic
2.1 Giới thiệu về công ty
2.1.1 Thông tin chung
Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC
Địa chỉ: 1/67 Nguyễn Văn Quá, KP5, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12,
TP HCM
Điện thoại: 39200300 Fax: 39200096
Email: pmdsacom@hcm.vnn.vn
Trang 332.1.2 Địa điểm hoạt động:
Vị trí khu đất tại: 1/67 Nguyễn Văn Quá, KP5, Phường Đông Hưng Thuận, Quận 12, TP HCM
Qui mô đầu tư xây dựng công trình: nhà 1 tầng Trong đó các hạng mục xây dựng chính bao gồm: khu văn phòng, phân xưởng viên bột, phân xưởng dầu nước, kho nguyên liệu – bao bì, kho thành phẩm, khu vực phòng kiểm nghiệm…
Cơ sở hạ tầng: đường tráng nhựa, có hệ thống cống ngầm
Năm 1997: chuyển thể thành Công Ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC (Pharmaceutical and Medicinal Public Company) theo quyết định số 4261/QĐ-UB ngày 13/08/1997
Trang 34Tất cả sản phẩm xuất xưởng đều phải qua kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn Thực Hành Kiểm Nghiệm Tốt Thuốc (GLP), được bảo quản và tồn trữ theo tiêu chuẩn Thực Hành Tồn Trữ Tốt Thuốc (GSP)
Đa dạng về chủng loại như: thuốc nước uống, thuốc dùng ngoài, thuốc viên – bột, thuốc mỡ kem…
Về lĩnh vực phân phối thuốc: thuốc được phân phối đến khách hàng qua hệ thống bán hàng thuận tiện với mạng lưới các công ty phân phối, bộ phận giao hàng chuyên nghiệp của PHARMEDIC
2.3 Cơ cấu tổ chức
Hệ thống cơ cấu công ty gồm có:
15 phòng ban
02 phân xưởng sản xuất
Sơ đồ tổ chức công ty:
Trang 35Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic
TP KH – ĐĐ SẢN XUẤT GIÁM ĐỐC CHẤT LƯỢNG
TP BẢO TRÌ
TP NC PHÁT TRIỂN
TP KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
TP ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
Trang 36 Trải qua thời gian dài hoạt động với sự đóng góp của cán bộ nhân viên và lãnh đạo qua nhiều thời kỳ, Công ty đã từng bước phát triển đi lên Nhờ đạt được những thành tích xuất sắc trong sản xuất, kinh doanh, Công ty đã đạt được các danh hiệu thi đua như sau:
GMP, GLP ASEAN lần đầu năm 2004 do Bộ Y Tế cấp, số QLD ngày 10/9/2004 Là đơn vị đạt GMP đầu tiên của ngành dược thuộc Sở
Được Nhà Nước trao tặng danh hiệu:
Huân Chương Lao Động hạng III ngày 12/5/1995
Huân Chương Lao Động hạng II ngày 15/1/2003
2.3.1 Hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty
Trang 37 Quy trình công nghệ chính được thể hiện qua hình sau:
Thuốc viên:
Hình 2.3: Quy trình sản xuất thuốc viên, bột
Cân, Trộn bột khô, trộn bột ướt, sấy, xát hạt, trộn hoàn tất
Nguyên liệu Dung môi
Thành phẩm Bán thành phẩm
Cốm
Dập viên
Ép vỉ, Đóng gói
Trang 38 Thuốc nước:
Hình 2.4: Quy trình sản xuất thuốc nước
2.3.1.2 Nhu cầu nguyên liệu và nhiên liệu
Nguyên liệu: Với quy trình sản xuất dược phẩm, nhà máy sản xuất – công ty Pharmedic đang sử dụng các nguyên liệu sản xuất như sau:
Bảng 2.1: Nhu cầu nguyên liệu trung bình tháng
Stt Mã số Tên nguyên liệu Số lượng/
Cân, Hòa tan, phối hợp thành phần
Thành phẩm Bán thành phẩm
Dung dịch thuốc
Lọc
Đóng gói
Trang 3929 0097 Nipagin (Methyl parapen) 26
30 0098 Nipasol (Propyl parapen) 12
Trang 40[Nguồn: Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Dược Liệu PHARMEDIC]
Nhiên liệu: Đa số các thiết bị của nhà máy đều sử dụng điện để vận hành do
đó hầu như không sử dụng nhiên liệu cho quá trình sản xuất Tuy nhiên, quá trình hoạt động tại nhà máy có sử dụng một lượng dầu DO vận hành máy phát điện dự phòng tại nhà máy với lượng sử dụng trung bình như sau: