- Kinh phí đầu tư v ừa
4.6. Phân tích tính khả thi của các giải pháp
Giải pháp 1:Đề ra quy trình thao tác chuẩn (SOP) cho quy trình rửa chai Tổtrưởng tổ rửa chai kết hợp với phòng Đảm Bảo Chất Lượng viết ra một quy trình thao tác chuẩn dễđọc, dễ hiểu và dễ thực hiện các thao tác trong quá trình rửa rồi phổ biến, tổ chức đào tạo cho công nhân làm trong khu vực rửa chai.
Tính khả thi về kỹ thuật: để thực hiện giải pháp này chỉ cần tổ chức một buổi đào tạo cho công nhân khu vực rửa chai. Sau đó pho to SOP này treo trong khu vực rửa chai để mọi người cùng thực hiện thao tác đúng với quy trình chuẩn.
Tính khả thi về kinh tế: Giải pháp này không cần đầu tư nhưng vẫn thu được lợi nhuận từ việc tiết kiệm nước và nhân công trong việc rửa chai.
Tính khả thi vềmôi trường: Thực hiện giải pháp này sẽ hạn chế tối đa việc làm sai quy trình rửa, hoặc phải rửa lại chai không đạt tiêu chuẩn. Loại bỏ tối đa các thao tác thừa. Vì thế sẽ giảm lượng nước sử dụng và giải tải lượng nước thải.
Giải pháp 2: Nhắc nhởcông nhân khóa van nước sau khi sử dụng
Các van nước sau khi sử dụng cần được khóa chặt lại, giải pháp thực hiện khi công nhân sử dụng van. Tổ trưởng nhắc nhở công nhân khóa van nước sau khi sử dụng và được tổtrưởng báo cáo cho Trưởng phân xưởng mỗi tuần.
Tính khả thi về kỹ thuật: giải pháp này không đòi hỏi kỹ thuật chỉ cần nâng cao ý thức của công nhân sử dụng.
Tính khả thi về kinh tế: Giải pháp này nhằm mục đích tiết kiệm nước sạch, kinh phí xử lý nước cấp, kinh phí xử lý nước thải.
Tính khả thi về môi trường: giải pháp này giúp kiểm soát lượng nước rò rỉ. Nước rò rỉlà lượng nước khó kiểm soát nên ta cần phòng ngừa – khắc phục.
Giải pháp 3: Lắp thêm đồng hồ nước tại khu vực rửa chai, phân xưởng viên bột, phân xưởng dầu nước.
Lắp thêm một đồng hồnước ngay đường ống dẫn nước vào khu vực rửa chai. Khi lắp đồng hồ cần xác định vị trí lắp đặt sao cho phù hợp và thuận tiện cho việc theo dõi.
Kinh nghiệm thực tế từ những công ty đã áp dụng Sản xuất sạch hơn thì việc lắp đồng hổ nước để theo dõi lượng nước sử dụng, được ghi chép số liệu cẩn thận mỗi ngày, thì lượng nước sử dụng ngay lập tức sẽ giảm khoảng 20% so với ban đầu. Do công nhân nghĩ rằng Ban lãnh đạo quan tâm nên họ tự có ý thức tiết kiệm lượng nước sử dụng.
Tính khả thi về kỹ thuật:
Việc lắp đặt đồng hồ nước không yêu cầu kỹ thuật cao, chỉ yêu cầu việc lắp đặt phù hợp với thiết kế của Phân xưởng và khu vực rửa chai.
Việc kiểm soát lượng nước sử dụng nhờ có đồng hồ bằng biểu mẫu “Theo dõi sử dụng nước”, và có giải pháp để điều chỉnh lưu lượng nước dùng.
Tính khả thi về kinh tế:
Theo kết quả khảo sát thực tế, khi chưa lắp đồng hồnước lượng nước mà khu vực rửa chai
Lượng nước tiết kiệm sau khi lắp đồng hồnước = 130 x 20% = 26 m3/ngày Tiết kiệm = 26 x 22 x 12 x 7.400 = 50.793.600 VNĐ/năm
Tính khả thi vềmôi trường:
Giải pháp nhằm kiểm soát lượng nước sử dụng tại khu vực rửa chai và theo dõi lượng nước sử dụng hàng ngày một cách hiệu quảhơn, chính xác hơn. Qua đó ta sẽ xây dụng được định mức tiêu thụ nước cho việc rửa chai. Từđó, dẫn đến việc giảm lượng nước tiêu thụ và giải lượng nước thải ra môi trường.
Giải pháp 4: Phân loại rác có thể tái chế, tái sử dụng hoặc bán phế liệu để riêng, đúng nơi quy định
Tính khả thi về kỹ thuật:
Việc phân loại rác tại nguồn không yêu cầu có kỹ thuật cao. Việc này chỉ cần ý thức của cán bộ công nhân viên và có thùng riêng biệt có dán nhãn phân biệt.
Phân công hai nhân viên giám sát việc hủy hồ sơ hết hạn lưu đểđảm bảo bảo mật.
Tính khả thi về kinh tế: Giải pháp này cần chi phí đầu tư ít nhưng mang lại hiệu quả khá cao vì những lý do sau:
Theo khảo sát và tính toán, lượng thùng cacton, nhựa PVC, băng nhôm từ khâu ép vỉ thải ra trong quá trình sản xuất, đóng gói, từ kho ra khoảng 30kg/ngày. Vậy số tiền tiết kiệm trong một năm sẽ là:
Giá bán cho vựa phế liệu: 1.800 VNĐ/kg
Tiết kiệm = 30 x 22 x 12 x 1.800 = 14.256.000 VNĐ/năm (1) Lượng hồsơ, phiếu kiệm nghiệm, lệnh xuất xưởng hết hạn lưu phải hủy của khối văn phòng trung bình trong một năm khoảng 2.000kg. Nếu hủy theo cách thông thường thì một phòng ban cửhai người ra để xé vụn hồsơ rồi giao công ty môi trường đô thị xử lý như rác công nghiệp. Có thể bán cho công ty giấy Phú Thịnh làm nguyên liệu sản xuất giấy loại có chất lượng thấp hơn
Công ty giấy Phú Thịnh thu mua có giá: 2.850 VNĐ/kg
Tiết kiệm = 1.500 x 2.850 = 4.275.000 VNĐ/năm (2) Vậy giải pháp này tiết kiệm = (1) + (2) = 18.531.000 VNĐ/năm Tiết kiệm được giờ công lao động.
Tính khả thi vềmôi trường:
Giải pháp này giúp giảm được lượng chất thải rắn ra môi trường, tiết kiệm tài nguyên rừng.
Hình 4.3: Phân loại, lưu trữ hồsơ lô hết hạn lưu
Giải pháp 5: Thay các van bị rò rỉ hoặc đường kính nhỏ hạn chế lượng nước không cần thiết.
Tính khả thi về kỹ thuật: không yêu cầu kỹ thuật cho giải pháp này
Tính khả thi về kinh tế: đầu tư cho việc thay các van bị rò rỉ và đường ống có kích thước nhỏ phù hợp với nhu cầu không đáng kể.
Tính khả thi vềmôi trường: giải pháp này nhằm hạn chếnước rò rỉ gây thất thoát tài nguyên nước. Ngoài ra còn giảm lượng nước thải hiệu quả.
Giải pháp 6: Tăng nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh
Tính khả thi về kỹ thuật: nhân viên vận hành có kiến thức về môi chất lạnh, được đào tạo vềđiện – điện lạnh.
Tính khả thi về kinh tế: giải pháp này không cần đầu tư nhiều nhưng có hiệu quả tích cực trong việc tiết kiệm điện lãng phí.
Theo ENERTEAM (ET): mỗi mức tăng nhiêt độ thiết bịbay hơi thêm 10C có thể thiết kiệm 3% năng lượng tiêu thụ.
[Nguồn: Giáo trình tập huấn SXSH cho cán bộ kỹ thuật tháng 7 năm 2011 – Trung tâm Sản xuất sạch hơn – Chi Cục Bảo VệMôi Trường]
Tính khả thi về môi trường: giải pháp này giúp tiết kiệm 3% số KW diện tiêu thụ, giảm ô nhiễm khí.
Giải pháp này được thực hiện bởi nhân viên phụ trách vận hành hệ thống làm lạnh trung tâm. Giải pháp này không ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của phân xưởng. Việc cài đặt nhiệt độ cần ghi chép lại để theo dõi và chọn ra một nhiệt độ thích hợp nhất sao cho vừa đáp ứng các tiêu chuẩn của GMP – WHO mà vẫn tiết kiệm lượng năng lượng.
Tính khả thi về kỹ thuật: nhân viên phụ trách phải được đào tạo và có chuyên môn về hệ thống lạnh. Việc cài đặt nhiệt độ phải được trang bị thiết bị đo nhiệt độ bề mặt từ xa, cụ thể là súng đo nhiệt độ hồng ngoại. Cần theo dõi, quan sát và ghi chép với tần suất ngày 2 lần (sáng, chiều).
Tính khả thi về kinh tế: giải pháp này đầu tư không đáng kể
Theo ENERTEAM (ET): mỗi mức tăng nhiêt độ thiết bị bay hơi thêm 10C có thể thiết kiệm 3% năng lượng tiêu thụ.
[Nguồn: Giáo trình tập huấn SXSH cho cán bộ kỹ thuật tháng 7 năm 2011 – Trung tâm Sản xuất sạch hơn – Chi Cục Bảo VệMôi Trường]
Tính khả thi vềmôi trường: Giải pháp này giải thiểu năng lượng sử dụng và hạn chế lượng nhiệt thất thoát ra môi trường. Đồng thời, giải pháp này cũng giảm bớt khảnăng hư hao sản phẩm trong kho do nhiệt độ không phù hợp.
Hình 4.5: Thực hiện cài đặt nhiệt độ hệ thống lạnh trung tâm hợp lý
Giải pháp 8: Bảo ôn/ bọc cách nhiệt hệ thống đường ống dẫn hơi lạnh Tính khả thi về kỹ thuật: giải pháp này không yêu cầu kỹ thuật cao chỉ cần có tính cẩn thận. Giải pháp này đòi hỏi phải bọc cách nhiệt toàn bộ hệ thống, không để xót bất cứ vịtrí nào trên đường ống cung cấp.
Tính khả thi về kinh tế: không cần đầu tư nhiều nhưng đem lại hiệu quả cao nhờ giảm thất thoát nhiệt ra môi trường, tiết kiệm chi phí cho năng lượng.
Tính khả thi vềmôi trường: giảm thiểu lượng nhiệt thất thoát ra môi trường, giảm tiêu hao năng lượng
Hình 4.6: Bảo ôn/bọc cách nhiệt đường ống dẫn hơi của hệ thống lạnh trung tâm
Giải pháp 9: Nhắc nhở công nhân ra vào phải đóng kín cửa
Tính khả thi về kỹ thuật: không yêu cầu kỹ thuật chỉ cần nâng cao ý thức của công nhân viên
Tính khả thi về kinh tế: Không cần đầu tư chi phí, chỉ cần mở một cuộc hợp nhằm nâng cao ý thức nhân viện về việc gây lãng phí như thế nào nếu không đóng kín các của ra vào nhằm tránh thất thoát nhiệt. Qua đó, cũng cần giải thích cho công nhân viên hiểu rằng nếu như tránh thất thoát lãng phí, thì sẽ tiết kiệm được chi phí sản xuất, vì vậy thu nhập của nhân viên cũng tăng lên mà còn bảo vệmôi trường và tiết kiệm tài nguyên, năng lượng.
Tính khả thi vềmôi trường: giảm thiểu lượng nhiệt thất thoát ra môi trường, giảm tiêu hao năng lượng
Giải pháp 10: Thường xuyên theo dõi và bảo trì hệ thống lạnh
Giải pháp bảo trì thiết bị lạnh là giải pháp nhằm tìm ra vị trí rò rỉ nhiệt và ngăn chặn các vị trí có thể gây rò rỉ hay làm thất thoát nhiệt. Giải pháp này thực hiện bởi nhân viên vận hành hệ thống lạnh trung tâm của công ty. Việc bảo trì thiết bị lạnh
thực hiện ngoài giờ vào thứ 7, chủ nhật. Việc bảo trì được ghi chép và lập bảng theo dõi hoạt động của thiết bịđể có giải pháp khắc phục – phòng ngừa kịp thời.
Tính khả thi về kỹ thuật: Giải pháp này không yêu cầu kỹ thuật
Tính khả thi về kinh tế: Giải pháp không cần đầu tư về kinh tếnhưng mang lại hiệu quả kinh tếnhư giảm được lượng điện tiêu thụ lãng phí
Tính khả thi về môi trường: Bảo trì thiết bị lạnh để thiết bị tránh hư hỏng hay tìm chổhư hỏng kịp thời. Bênh cạnh đó, thiết bị lạnh là nguyên nhân sinh ra các khí độc như: NH3, SO2,… Nếu không bảo trì thường xuyên sẽ dễ gây ô nhiễm không khí và môi trưường làm việc.
Hình 4.7: Giải pháp quản lý nội vi theo dõi và bảo trì hệ thống lạnh thường xuyên
Giải pháp 11: Tiết kiệm năng lượng trong khối văn phòng
Tiết kiệm nói chung và tiết kiệm điện nói riêng là vấn đề Quốc sách, phải thực hiện lâu dài trong suốt quá tình tiêu thụ điện, chứ không phải chỉ thực hiện vào lúc thiếu điện.
Bảng 4.7: Công suất các loại đèn tiết kiệm điện
Loại đèn T10 T8
Công suất 40W 36W
Hiệu suất phát quang 2450 lm 3350 lm
[Nguồn: Philips – 2006]
Tính khả thi về kỹ thuật: Giải pháp này không yêu cầu cao về kỹ thuật nhưng cần có sự am hiểu về công dụng, công suất của các loại đèn.
Đánh giá tình hình sử dụng điện qua kiểm tra và đề ra giải pháp kỹ thuật tiết kiệm điện.
Mở rộng hoặc mở thêm các cửa sổ và lắp kính kể cả trần (nếu có thể) để tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên.
Thay tất cả các bóng đèn tròn sợi đốt bằng đèn compact hoặc đèn ống huỳnh quang để tiết kiệm điện.
Thay bóng đèn ống neon thế hệ cũ 40W, 20W bằng bóng đèn ống neon thế hệ mới 36W, 18W và thay chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử để tiết kiệm điện (khi thay một chấn lưu sắt từ bằng chấn lưu điện tử của đèn 40W, ta tiết kiệm được mỗi giờ 4Wh và cho lưới điện 12,9Wh do không phải chuyên chở điện phản kháng).
[Nguồn: http://enerteam.org/enerteam/?module=2&do=1&id=38]
Lắp máng, chảo chụp ở các đèn còn thiếu để tăng độ phản chiếu ánh sáng và điều chỉnh lắp đèn ở độ cao thích hợp để có độ phản chiếu ánh sáng cao. Thực hiện mỗi đèn một công tắc đóng, mở.
Thực hiện hai chế độ ánh sáng trong phòng: ánh sáng đi lại sinh hoạt và ánh sáng làm việc. Dùng đèn ống neon treo trên tường đủ ánh sáng đi lại cho sinh hoạt và đèn bàn compact cho mỗi bàn làm việc của cán bộ (chỉ bật khi làm việc) Bố trí chiếu sáng này sẽ tiết kiệm được nhiều điện năng.
Ví dụ: Một phòng làm việc 10m2, kê 4 bàn làm việc cho 4 cán bộ vậy phải bốtrí bao nhiêu bóng đèn theo tiêu chuẩn?
Áp dụng phương pháp công suất đơn vị Po (W/m2) để tìm sốlượng bóng đèn cần trang bị.
Pt = P/S (w/m)
Với: P1: Tổng công suất điện của toàn bộbóng đèn (Watt) S: Diện tích của phòng (m2)
Theo bảng tính sẵn trong sổ tay kỹ thuật, Pocho các văn phòng làm việc là Po = 15
P = Po . S = 15 X 10 = 150W Nếu bố trí theo kiểu một chế độ ánh sáng (vừa sinh hoạt, vừa làm việc) và dùng bóng đèn ống neon 36W thì phải bố trí: (1) N = Pt/Pd = 150/36 = 4,13 Gần bằng 4 bóng, vậy bốn bóng đèn ống neon là: 4 x 36W = 144W Nếu bố trí theo kiểu hai chếđộ ánh sáng thì chỉ dùng: (2) Một bóng đèn ống neon 36W cho ánh sáng sinh hoạt = 36W
Một bóng đèn bàn compact cho ánh sáng làm việc với mỗi bóng là 15W
Vậy 4 bóng đèn bàn compact cho ánh sáng làm việc: 15 x 4 = 60W = 60W
So việc bố trí (2) với (1), ta tiết kiệm được: (1)– (2) = 144 - 96 = 48W
Ghi chú: tiết kiệm được mỗi giờ là 48Wh là lấy với hệ sốđồng thời k của 4 đèn compact bằng 1 (k = 1), thực tế có lúc k < 1.
[Nguồn: http://enerteam.org/enerteam/?module=2&do=1&id=38]
Ở các phòng có đặt máy điều hoà nhiệt độ cần:
Củng cố lại độ kín của các cửa sổ
Lắp bộ tựđộng đóng lại cho cửa ra vào
Bố trí lại máy điều hoà nhiệt độđể lợi dụng tối đa luồng không khí mát bên ngoài.
Máy điều hoà nhiệt độ chỉ được đặt ở 25 – 27oC. Ở những phòng có lắp nhiều máy điều hoà nhiệt độ thì bật điện từng máy đặt ở nhiệt độ 25 – 27oC, nếu sau 1/2 tiếng không khí trong phòng đạt được 25 – 27oC thì thôi. Các máy dư thừa được tháo đi.
Giảm 50% độ Sáng của các hành lang, nhà vệ sinh và thay vào đó các đèn compact 9W.
Mạng lưới điện trong cơ quan
Thay các đoạn dây cũ, nát, rò điện bằng dây mới cùng tiết diện
Sửa chữa các mối nối, các chỗ tiếp xúc ở cầu dao, cầu chì, phích cắm bị phát nóng quá mức.
Treo công tơ phụ cho từng phòng, ban trước khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm đến để biết được mức tiêu thụ đến của từng phòng ban trước và sau khi tiến hành các biện pháp tiết kiệm điện và sau này để giao chỉ tiêu điện năng tiêu thụhàng tháng chơ từng phòng ban.
(Nếu bố trí chiếu sáng hợp lý, và thực hiện các điều trên lượng điện năng tiêu thụ của khu vực các phòng ban sẽ giảm đi được từ 1 - 2%)
[Nguồn http://www.dut.edu.vn/dien/]
Tính khả thi về kinh tế:chi phí đầu tư không nhiều nhưng mang lại hiệu quả