HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM DƯỢC LIỆU PHARMEDIC
3.1. Các nguồn gây tác động môi trường
3.1.1. Nước thải
3.1.1.1. Nước thải sinh hoạt
Nguồn phát sinh nước thải sinh hoạt là do hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân viên, chủ yếu nước thải sinh hoạt phát sinh từ các nhà vệ sinh với lượng phát sinh khoảng 10m3/ngày (nhà máy không hoạt động bếp ăn tập thể tại xưởng sản xuất).
Nước thải sinh hoạt có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hòa tan, có thể có chứa các vi trùng. Loại nước thải này cần thiết phải tiến hành xử lý để đạt các quy chuẩn môi trường quy định trước khi xả vào cống thoát nước chung của khu vực.
3.1.1.2. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa thường được quy ước là “nước sạch”, tuy nhiên khi nước mưa chảy qua khu vực có chứa chất ô nhiễm sẽ làm phát sinh nước chứa thành phần ô nhiễm và lượng nước này cũng cần phải được xử lý trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận của khu vực.
Tuy nhiên, tại nhà máy công ty, toàn bộ nền nhà xưởng, khu vực sản xuất được che chắn tốt nên nước mưa chảy tràn trên mái nhà xưởng rồi theo đường ống chảy trực tiếp ra cống thoát nước chung của khu vực.
3.1.1.3. Nước thải sản xuất
Nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh trong quá trình pha chế thuốc, vệ sinh thiết bị, rửa chai từ2 phân xưởng: xưởng sản xuất thuốc viên bột; xưởng dầu nước và một lượng nhỏnước thải từ phòng kiểm nghiệm sản phẩm của nhà máy. Lượng nước thải sản xuất phát sinh khoảng 86 m3/ngày.
Nước thải sản xuất của nhà máy được dẫn ra hệ thống xử lý nước thải của công ty với công suất 80m3/ngày theo hệ thống cống ngầm để được xử lý bằng công nghệ vi sinh hiếu khí. Nước thải sau xử lý phải đạt chuẩn cột B theo QCVN
24:2009/BTNMT mới được thoát vào nguồn tiếp nhận của khu vực, sau đó chảy vào hệ thống kênh Tham Lương.
3.1.2. Khí thải
Quá trình hoạt động của doanh nghiệp phát sinh các nguồn ô nhiễm không khí như sau:
3.1.2.1. Nguồn ô nhiễm khí thải, bụi từ giao thông
Nguồn ô nhiễm khí thải từ giao thông phát sinh từcác phương tiện vận chuyển và từ khâu nhận nguyên liệu có chứa các thành phần chất ô nhiễm trong khí thải, chủ yếu là CO, NOx, SOx, cacbonhydro, bụi… Mức độ ô nhiễm khí thải giao thông phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường sá, mật độ giao thông và số lượng nhiên liệu tiêu thụ. Đây là nguồn chất thải di động và vùng khuếch tán rộng, do đó ô nhiễm khí thải giao thông không đáng kể.
3.1.2.2. Nguồn ô nhiễm khí thải từ vận hành máy phát điện dự phòng
Để đáp ứng luôn luôn cung cấp điện ổn định cho hoạt động sản xuất của nhà máy, nhà máy có trang bị 01 máy phát điện dự phòng có công suất là 250KVA đề phòng lưới điện khu vực đột ngột bị mất. Với nhiên liệu sử dụng là dầu DO (0,05%S), khí thải của máy phát điện chứa những chất ô nhiễm như: bụi, SO2, NOx, CO, VOC…
Tuy nhiên, máy phát điện này chỉ hoạt động trong trường hợp mất điện và hiện nay trong khu vực nguồn điện rất ổn định, do đó máy phát điện thường sử dụng không thường xuyên và tổng lượng phát thải từmáy phát điện là không đáng kể.
3.1.2.3. Nguồn ô nhiễm bụi từ quá trình sản xuất
Quá trình sản xuất có phát sinh bụi từ công đoạn pha chế, phối trộn nguyên liệu, đặc biệt là các công đoạn sản xuất thuốc dạng bột. Bụi phát sinh từ quá trình này thường có kích thước nhỏ nên có khảnăng gây ô nhiễm trực tiếp đến công nhân lao động tại xưởng nếu hít vào mà không có biện pháp giảm thiểu xử lý thích hợp.
Bụi sinh ra trong các công đoạn sản xuất ở trên có tác hại khác nhau đối với sức khỏe của công nhân, có thể gây hại đến công nhân trực tiếp lao động tại xưởng
mà trước hết là gây ra bệnh bụi phổi. Ngoài bệnh bụi phổi, một số loại bệnh khác ở đường hô hấp cũng do bụi gây như phù thủng niêm mạc, viêm loét lòng phế, khí quản. Bụi các loại còn gây nên những thương tổn cho da, gây chấn thương mắt và gây bệnh đường tiêu hóa.