Ðặc biệt, việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặtcòn góp phần tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng một cách thiết thực và hiệu quảthông qua việc đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng, đáp ứ
Trang 1ĐỒ ÁN TÀI CHÍNH TIỀN TỆ
VẤN ĐỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI VIỆT NAM
Ngành: KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Giảng viên hướng dẫn: ThS.Trần Thị Trúc Sơn
Sinh viên thực hiện :Nguyễn Lâm Phương Dung 121119027512DTC06Trần Mộng Nghi121119066912DTC06
Vũ Thị Mỹ Hạnh121119036412DTC06
Lê Hoàng Phúc121119079012DTC06
TP Hồ Chí Minh, 2014
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Chúng tôi xin cam đoan đây là bài làm của riêng nhóm, được xuất phát từyêu cầu phát sinh trong việc học để hình thành hướng nghiên cứu Các thông tin,tài liệu trích dẫn trong đồ án đã được ghi rõ nguồn gốc và kết quả trình bày đượcthu thập trong quá trình làm là trung thực
TP.HCM, ngày 14 tháng 04 năm 2014
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Chúng tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy
cô của trường Đại học Công nghệ TPHCM, đặc biệt là cô Trần Thị Trúc Sơn đãnhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đồ án môn học này
Trong quá trình làm đồ án môn học, khó tránh khỏi sai sót, rất mong cácThầy, Cô bỏ qua Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễncòn hạn chế nên bài đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót, chúng tôi rấtmong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để học thêm được nhiều kinh nghiệm
và sẽ hoàn thành tốt hơn bài đồ án môn học sắp tới
Trân trọng
TP.HCM, ngày 14 tháng 04 năm 2014
(Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TTKDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
POS Point of Sale - Hệ thống tính tiền
ATM Automated teller machine - Máy rút tiền tự động
Trang 5DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1: Thị phần tổng số lượng thẻ năm 2010 Nguồn: Hội Thẻ ngân hàng Việt
Trang 6MỤC LỤC
2 DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
Sơ đồ 1: Lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt 7
Trang 7VẤN ĐỀ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT
TẠI VIỆT NAM
Từ khóa: thanh toán, tiền mặt, ATM, POS, TTKDTM
1 Giới thiệu
Trong những năm gần đây, hòa chung vào nhịp độ tăng trưởng và phát triểncủa đất nước, hệ thống Ngân hàng Việt Nam đã từng bước đổi mới và phát triểnnhanh chóng Chúng ta đã từng bước tạo lập được hệ thống Ngân hàng lớn mạnh cả
về năng lực hoạch định chính sách, năng lực quản lý, năng lực điều hành kinhdoanh, mạnh cả về trình độ công nghệ, kỹ thuật hiện đại để tạo điều kiện cho hoạtđộng của Ngân hàng bắt kịp với tốc độ phát triển của cơ chế thị trường Trong sựhình thành của các hoạt động Ngân hàng nói chung, chúng ta không thể phủ nhậnvai trò to lớn của hoạt động thanh toán qua Ngân hàng đặc biệt là thanh toán khôngdùng tiền mặt Kết quả của hoạt động này không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho hầuhết mọi lĩnh vực kinh tế mà còn góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước
Thực tế cho thấy, việc mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt đã thật sựmang đến nhiều lợi ích cho mỗi quốc gia: thu hút nhiều hơn các khoản tiền nhàn rỗitrong xã hội; tăng nguồn vốn cho đầu tư, mở rộng sản xuất; tăng khả năng kiểm soátkhối lượng tiền trong nền kinh tế của Ngân hàng Trung ương, góp phần thúc đẩyđiều hành chính sách tiền tệ quốc gia; hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cườngcông tác phòng, chống tham nhũng, tội phạm kinh tế, nâng cao lòng tin của nhân
Trang 8dân vào Ðảng và Nhà nước Ðặc biệt, việc thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặtcòn góp phần tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng một cách thiết thực và hiệu quảthông qua việc đa dạng hóa các dịch vụ Ngân hàng, đáp ứng được các yêu cầu ngàycàng cao của xã hội trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng Ngoài ra, việc không sửdụng tiền mặt trong lưu thông còn là một trong những thước đo quan trọng của việcứng dụng công nghệ thông tin đối với các dịch vụ ngân hàng thương mại.
Trên nền tảng công nghệ thông tin, đặc biệt là internet, hoạt động thương mạiđiện tử ở Việt Nam trong những năm qua đã có sự phát triển mạnh mẽ Theo kếtquả điều tra của Bộ Công thương cuối năm 2009 cho thấy, gần như 100% doanhnghiệp được điều tra đã tổ chức triển khai ứng dụng thương mại điện tử ở nhiều quy
mô và mức độ khác nhau và phát triển trên hầu khắp các tỉnh thành của cả nước.Cùng với đó, hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ trực tuyến trên internet đã từngbước phát triển và dần trở nên quen thuộc Nhờ đó, hoạt động thanh toán khôngdùng tiền mặt đã có những bước phát triển đáng kể và đang ngày càng thể hiện vaitrò và lợi thế vượt trội so với các phương tiện thanh toán truyền thống trước đây
Từ năm 2008 đến nay, các dịch vụ, phương tiện TTKDTM đã được pháttriển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên nền tảng ứng dụng CNTT như internet banking,mobile banking, ví điện tử,… đang dần đi vào cuộc sống, phù hợp với xu thế thanhtoán của các nước trong khu vực và trên thế giới
2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu
Các dữ liệu định tính và định lượng được tham khảo từ những trang web đãthống kê trước đây, cùng với những trang web đưa tin về vấn đề TTKDTM của cácNgân hàng tại Việt Nam Dữ liệu định tính được sử dụng để đưa ra tính chất và diễngiải cho những vấn đề mà dữ liệu định lượng đã thể hiện trên biểu đồ
Kết quả tìm được dựa trên cơ sở dùng các phương pháp như: phương phápthống kê nhằm tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng; phương pháp mô tả nhằmđưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng nghiệp vụ TTKDTM đối với khách hàng cánhân; phương pháp lịch sử nhằm so sánh, đối chiếu các thông tin trong quá khứ đểthể hiện khả năng phát triển của TTKDTM
Trang 9Phương pháp nghiên cứu của đồ án đi từ cơ sở lý thuyết và thực tiễn, từ đóđưa ra những phân tích, so sánh, nhận xét Với mong muốn thanh toán không dùngtiền mặt sẽ phát triển và được chấp nhận rộng rãi, chúng tôi chỉ tập trung vào hìnhthức thanh toán bằng thẻ thanh toán Nhằm giúp cho người đọc hiểu rõ hơn về sựphát triển và tầm quan trọng của TTKDTM, chúng tôi đã tìm và trình bày dữ liệutheo bố cục sau:
- Thông tin thực trạng sự phát triển TTKDTM.
- Các cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ cho TTKDTM.
- Hoạt động thanh toán thẻ tại ĐVCNT.
- Sự cần thiết của việc phát triển TTKDTM.
3 Kết quả nghiên cứu
Thanh toán không tiền mặt đã trở thành phương thức thanh toán phổ biến tạinhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Bỉ, Pháp, Canada với giá trị chi tiêukhông dùng tiền mặt của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hằngngày Ở Việt Nam, theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ sử dụng tiền mặttrên tổng phương tiện thanh toán đang có xu hướng giảm dần từ 20,3% năm 2004xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%
Dịch vụ tài khoản cá nhân của hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM)phát triển khá nhanh Số lượng tài khoản cá nhân tăng trung bình mỗi năm từ 130%
- 150% về số tài khoản và 120% về số dư Có được kết quả như trên là do nhiều yếu
tố tác động như: môi trường pháp lý trong lĩnh vực thanh toán ngân hàng có nhữngthay đổi theo hướng phù hợp hơn, mạng lưới điểm giao dịch của các ngân hàngđược mở rộng, thanh toán điện tử liên ngân hàng được triển khai có hiệu quả,…
Thẻ ngân hàng đã và đang trở thành PTTT phổ biến tại VN, được các NHTMchú trọng phát triển, có tốc độ phát triển nhanh chóng Đến cuối tháng 6/2011,lượng thẻ phát hành đạt khoảng 36 triệu thẻ với khoảng 234 thương hiệu thẻ, trong
đó thẻ ghi nợ chiếm tới 95% Dịch vụ thẻ phát triển đã giúp NHTM có thêm kênhhuy động vốn và phát triển thêm các dịch vụ cung cấp cho khách hàng qua tài khoảntại ngân hàng; cung cấp các giá trị gia tăng trên sản phẩm thẻ với nhiều tiện íchkhác nhau
Trang 10Cùng với việc phát hành thẻ đa tiện ích và đầu tư thêm POS/EDC tại cácĐơn vị chấp nhận thẻ, các NHTM cũng bắt đầu quan tâm đến độ an toàn, bảo mậtđối với thẻ thanh toán Một số NHTM đã phát hành các loại thẻ chip có độ bảo mật,
an toàn cao và có khả năng tích hợp đa tiện ích, mạng lại nhiều tiện lợi cho kháchhàng Việc chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip là phù hợp với xu thế chung, có ýnghĩa quan trọng, mở ra cơ hội phát triển mới cho thẻ thanh toán và mở rộng cácdịch vụ dùng thẻ
- Internet banking: năm 2004, mới chỉ có sự tham gia của 3 NHTM thì đến
năm 2008, con số này đã lên tới 25 và đến nay thì hầu hết các NHTM đều tham giacung cấp dịch vụ internet banking cho khách hàng Ngoài các tiện ích cơ bản nhưtruy vấn thông tin tài khoản, xem tỷ giá, lãi suất, sao kê tài khoản, thông tin giaodịch, dịch vụ internet banking còn cho phép khách hàng thực hiện thanh toán hóađơn dịch vụ như tiền điện, nước, cước viễn thông, phí bảo hiểm, phí giao dịchchứng khoán, tiết kiệm online…
- Mobile banking: xuất hiện ở Việt Nam năm 2003 nhưng cho đến nay các
NHTM hầu hết chỉ sử dụng kênh SMS để truy vấn thông tin chung của ngân hàng
và thông tin tài khoản Mặc dù chức năng thanh toán/chuyển khoản trên kênhmobile banking được phát triển từ năm 2006 nhưng đến nay chỉ có một vài ngânhàng cung cấp Nhìn chung mobile banking chưa là kênh thanh toán phổ biến trongdân cư
- Kênh thanh toán qua ví điện tử: xuất hiện và sử dụng tại VN từ cuối năm
2008, Ví điện tử cho phép người dùng có thể giao dịch, thanh toán trực tuyến cáchàng hóa, dịch vụ tại các wesite thương mại điện tử và thực hiện nhiều dịch vụ tiệních khác Đến nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cho phép 1 NHTM và 8 tổchức không phải ngân hàng được thực hiện thí điểm dịch vụ Ví điện tử Các tổ chứcnày đã chủ động, tích cực triển khai hợp tác với các NHTM, đơn vị kinh doanhthương mại điện tử để cung cấp các sản phẩm với nhiều tiện tích như: thanh toáncho các giao dịch mua bán trên các website thương mại điện tử, thanh toán trựctuyến bằng điện thoại di động, thanh toán hóa đơn, tiền mua hàng…
- Kênh thanh toán qua www.paypal.com: hiện đã có một số ngân hàng liên kết
với Paypal để cung cấp dịch vụ xác nhận, rút tiền Hiện tại, số lượng và giá trị giaodịch qua kênh này chưa lớn
Trang 11* Cơ sở hạ tầng công nghệ phục vụ TTKDTM đã được thiết lập
Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng giai đoạn 2 đã hoàn thành kết nối
63 chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố, đánh dấu một giai đoạn mới của hệ thốngthanh toán ngân hàng với những thay đổi cơ bản về kỹ thuật, công nghệ tiên tiến,hiệu năng xử lý và quy trình nghiệp vụ hiện đại theo thông lệ quốc tế, đáp ứng nhucầu thanh, quyết toán tức thời và số lượng giao dịch thanh toán ngày càng cao củanền kinh tế Đây là hệ thống thanh toán tạo ra bước phát triển đột phá về nền tảng
cơ sở vật chất, kỹ thuật cho việc phát triển các phương tiện TTKDTM mới
Hệ thống thanh toán nội bộ của các NHTM cũng có sự phát triển vượt bậc,nhờ sự đầu tư về cơ sở hạ tầng và triển khai ứng dụng mạnh mẽ công nghệ phục vụcho hoạt động thanh toán Hầu hết các NHTM đã thiết lập được hệ thống corebanking, hệ thống thanh toán nội bộ với công nghệ tiên tiến, cho phép các NHTMcung ứng các dịch vụ, PTTT hiện đại và khả năng kết nối trực tuyến, mang lại nhiềutiện ích cho khách hàng
Nhìn chung hạ tầng kỹ thuật trang bị cho dịch vụ thẻ nói riêng và dịch vụthanh toán nói chung đã được cải thiện đáng kể Số lượng ATM và POS có tốc độtăng trưởng rất nhanh Tính đến cuối tháng 6/2011, trên 12.800 ATM và 63.400POS/EDC đã được lắp đặt Sau khi 3 liên minh thẻ Banknet - Smartlink - VNBChoàn thành kết nối liên thông hệ thống ATM trên phạm vi toàn quốc, chủ thẻ của 3liên minh này đã có thể thực hiện các giao dịch trên hệ thống ATM của nhau Hệthống POS của 8 NHTM ở Hà nội, 15 NHTM ở Tp.HCM và Đà nẵng đã liên thôngnên chủ thẻ của một số ngân hàng có thể sử dụng thẻ để thanh toán tại POS của cácngân hàng khác, tạo tiện ích và giá trị lớn hơn cho người sử dụng thẻ, tiết kiệm chophí đầu tư mở rộng mạng lưới POS và góp phần giảm tải hệ thống ATM của từngngân hàng Sự kiện kết nối liên thông ATM và hệ thống POS là bước phát triển đầutiên trong việc triển khai xây dựng hạ tầng thanh toán điện tử hiện đại, mang lại cáctiện ích và văn minh thanh toán đến đông đảo tầng lớp dân cư Ngoài việc cung cấpcác dịch vụ cơ bản như rút tiền mặt, chuyển khoản, các ngân hàng còn chủ độngnghiên cứu và triển khai nhiều tính năng gia tăng trên hệ thống ATM như thanhtoán hóa đơn dịch vụ (điện, nước, viễn thông, bảo hiểm…), góp phần mang lại tiệních cho khách hàng, các ngân hàng đã rất tích cực trong việc mở rộng phạm vi
Trang 12ngành hàng phối hợp lắp đặt mạng lưới POS, trong đó chú trọng các ngành kinhdoanh bán lẻ, các đơn vị cung ứng dịch vụ hàng ngày như dịch vụ taxi, dịch vụ bán
vé tàu xe,… qua đó giảm thiểu việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán
Biểu đồ 1: Thị phần tổng số lượng thẻ năm 2010
Nguồn: Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam Biểu đồ 2: Số lượng thẻ ATM và POS đến 30/6/2011
Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số tháng 9/2011
* Hoạt động thanh toán thẻ tại ĐVCNT
Với nỗ lực mở rộng mạng lưới, doanh số thanh toán thẻ của các NHTM đãkhông ngừng gia tăng qua các năm Năm 2010, doanh số thanh toán thẻ quốc tế củatoàn thị trường đạt gần 1.500 triệu USD, cao gấp 3 lần năm 2006 Mạng lưới thanhtoán thẻ tại VN đã sẵn sàng chấp nhận thanh toán các thẻ mang thương hiệu Visa,MasterCard, Amerrican Express, JCB, Dinners Club, CUP và DiscoverCard là cácthương hiệu thẻ hàng đầu và phổ biến nhất thế giới hiện nay Đối với hoạt động
Trang 13thanh toán thẻ nội địa, thời gian gần đây, các NHTM đã chú trọng đầu tư và tích cực
mở rộng mạng lưới ĐVCNT nội địa, trong đó chú trọng các ĐVCNT trong các lĩnhvực kinh doanh nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại, siêu thị, các sản phẩmthời trang và một số dịch vụ tiện ích hàng ngày khác nhằm tạo cơ sở thuận lợi và dễdàng cho khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa để thanh toán hàng hóa, dịch vụ
Với lợi thế đặc thù xuất phát từ tính chất phổ biến rộng rãi dịch vụ thanh toánthẻ ghi nợ nội địa đang dần thể hiện các đóng góp quan trọng trong việc tạo thóiquen và nâng cao nhận thức của người dân về PTTT hiện đại, đẩy mạnh hoạt độngTTKDTM trong dân cư Năm 2010, doanh số thanh toán thẻ nội địa tại ĐVCNT củacác ngân hàng đã đạt hơn 2.000 tỷ đồng và thẻ quốc tế đạt gần 1.370 triệu USD,tăng 29% so với năm 2009 Cùng với việc tích cực kết nối mạng lưới POS nội địa
và sự hiểu biết, thói quen dùng thẻ ngày càng tăng trong đại bộ phận dân cư, doanh
số này chắc chắn sẽ gia tăng mạnh hơn rất nhiều trong thời gian tới
* Khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TTKDTM đang từng bước hoàn thiện
Nghị định 35/2007/NĐ-CPP quy định về giao dịch điện tử trong hoạt độngngân hàng; Chỉ thị 20/2007/CT-TTg, Chỉ thị 05/2007/CT-NHNN về việc trả lươngqua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước; Quyết định20/2007/QĐ-NHNN ban hành Quy chế về phát hành, sử dụng, thanh toán và cungcấp dịch vụ hỗ trợ thẻ ngân hàng cộng với những sửa đổi bổ sung về lĩnh vực thanhtoán trong Luật NHNN và Luật các Tổ chức tín dụng năm 2010 đã và đang từngbước xác lập và hoàn thiện hành lang pháp lý cho các dịch vụ ngân hàng hiện đại,tạo điều kiện cho ngân hàng tham gia sâu rộng và các hoạt động thương mại điện tử,cung cấp các dịch vụ thanh toán cho các chủ thể tham gia kinh doanh trực tuyếntrên mạng trong phạm vi toàn xã hội
Ngoài ra, Bộ Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng quy định các tộidanh cụ thể liên quan đến công nghệ cao, tạo điều kiện cho việc đấu tranh phòngchống tội phạm trong thanh toán, là chế tài quan trọng nhằm tạo niềm tin của ngườidân trong sử dụng các phương tiện TTKDTM Điều này đặc biệt quan trọng bởi lẽhiện nay, đối tượng tham gia cung ứng dịch vụ thanh toán trong khu vực dân cưkhông còn giới hạn ở các ngân hàng mà còn có các công ty cung cấp dịch vụ trunggian thanh toán, vì thế mức độ cạnh tranh trên thị trường sẽ gay gắt hơn