1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Lý thuyết tài chính tiền tệ nguyễn ngọc hùng thống kê, 1998

418 487 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 418
Dung lượng 13,04 MB

Nội dung

Trang 1

i PTS NGUYEN NGOC HUNG

| Trường Đại học Kinh tế

Trang 3

Alm ` ` at a a Re

LOINOI DAU

Tài chính - Tiền Tệ là phạm trù kinh tế khách quan Chúng - ra đời và tôn tại trong nền kinh tế hàng hóa Nó đã dẫn dắt và thúc đẩy nên kinh tế hàng hóa đạt được những bước tiến khổng

lồ Ngược lại, kinh tế hàng hóa phát triển đã làm cho Tài chính — tiền tệ ngày càng trở nên da dạng hơn, phong phú hơn và có một vị trÍ và vai trò vô cùng quan trọng trong nên kinh tế hàng hóa

Ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành

theo cơ chế thị trường đã dân dân làm biến đổi các yếu tố cấu thành của nền kinh tế, có yếu tố cũ mất ải, có yếu tố mới ra đời,

có yếu tố vẫn giữ nguyên hình thái cũ, nhưng nội dung của nó đã bao hàm nhiều điều mới hoặc chỉ được biểu hiện trong những

khoảng không gian và thời gian nhất định

Lĩnh vực Tài chính — Tiên tệ được xem là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới Trong thời gian qua,

hội nhập với tiến trình đổi mới, lĩnh vực Tài chính — tiền tệ đã

đạt được nhiêu thành tựu đáng kể, song lĩnh vực này vẫn còn một

số vấn đề còn mang dấu ấn của cơ chế cũ hoặc chưa được giải

quyết thỏa đáng cả về mặt nhận thúc và thực tiễn

Ở các trường Đại học khối kinh tế, “Tài chính - tiền tệ” là

một trong những môn học cơ bản được giảng dạy cho sinh viên, học viên thuộc nhiều chuyên ngành đào tạo, Ởở các cấp độ khác nhau

Để kịp thời phục vụ công tác giảng dạy, học tập của sinh viên, học viên và cung cấp tài liệu tham khảo cho các bạn đọc có

yêu câu, chúng tôi biên soạn quyển sách “Lý Thuyết Tài chính — Aw

Trang 4

Với một số lượng trang in ấn vừa đủ liều lượng, nằm trong kết cấu tổng thể và chỉ tiết hợp lý, logich, quyển sách chứa đựng một khối lượng kiến thức rất phong phú, có tính hệ thống và đây thú vị,

hy vọng sẽ góp phần giải tỏa phần nào những vướng mắc đang đặt

ra cả về mặt nhận thúc và thực tiễn thuộc lĩnh vực Tài chính —

tiên tệ nơ

Tuy nhiên, Tài chính — tiền tệ là một lĩnh vực rất rộng lớn va phúc tạp Cho đến ngày nay, dù đã trải qua nhiều thập kỷ, người

ta vẫn chưa tìm ra hết những tiềm năng chứa đựng trong nó Chính vì thế, mặc dù, chúng tôi có rất nhiều cố gắng trong việc nghiên

cứu và biên soạn quyển sách này, song chắc chắn không thể tránh

khỏi những thiếu sót nhất định Chúng tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của bạn đọc

Tác Giả

Trang 5

MỤC LỤC

Lời nói đầu 5

Mục lục 7

⁄ Chương 1 TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 9 I Khái quát sự ra đời và phát triển của tài chính - 9

II Bản chất của tài chính - 12

HI Chức năng của tài chính 15 IV Hệ thống tài chính 21

V Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường 34

Chương 2 NGAN SACH NHA NUGC 51

I Khái niệm và bản chất của Ngân sách Nhà nước 51

II Vai trò của Ngân sách Nha nước trong nền kinh tế

thị trường 56

II Hệ thống Ngân sách Nhà nước ` 62

IV Thu Ngân sách Nhà nước 97

V Chi Ngân sách Nhà nước _125

VỊ Cân đối Ngân sách Nhà nước 143

Chương 3 TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP - 153

I Cac hình thái Doanh nghiệp ˆ 153 II Cổ phần hóa Doanh nghiệp Nhà nước 166

` II Bản chất và chức năng của Tài chính doanh nghiệp 186 `TV Những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức tài chính

` doanh nghiệp 193

V Nguồn vốn của Doanh nghiệp 195 ¬ VỊ Tài sản của Doanh nghiệp ———— 204 ~ VII Chi phi va gid thanh san phẩm của doanh nghiệp 222 >.VIHI Thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp 234

Trang 6

II Các lại Quỹ Dự trữ

II Công ty Bảo Hiểm

IV Bảo Hiểm Xã hội

-_ V Bảo Hiểm Y tế

hu

Chẳng 5 TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ

I Nguồn gốc ra đời và khái niệm tiền tệ

II Chức năng và vai trò của tiền tệ

II Các hình thái tiên tệ

IV Khối tiên tệ

'V Cung - cầu tiền tệ

VI Lạm phát

Qu“^® ZZ Chương 6 TÍN DỤNG

I Sự ra đời và phát triển của tín dụng II Ban chất và chức năng của tín dụng

HI Các hình thức tín dụng

IV Lãi suất tín dụng 344 356 _ Chương 7 QUAN HỆ TÀI CHÍNH, TIỀN TỆ TÍN DỤNG

VÀ THANH TOÁN QUỐC TẾ I Các loại cán cân trong thu — chi quốc tế II Tỷgiá hối đoái

III Quan hệ thanh toán quốc tế

IV Quan hệ tín dụng quốc tế

Chương 8 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH

I Khái niệm và cơ cấu thị trường tài chính

II Vị trí và vai trò của thị trường tài chính -

Trang 7

CHUONG I: TÀI CHÍNH VÀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH I KHÁI QUÁT SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIEN CUA TAI CHÍNH

Hoạt động tài chính rất phức tạp và đa dạng, đan xen trong một tập hợp hàng loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế Song không phải là những hoạt động hỗn loạn, mà chúng đều tuân thủ những nguyên tắc nhất định và đi theo một chu trình nhất định

Chu trình tái sản xuất trải qua bốn khâu : sản xuất - phân phối - trao đổi - tiêu dùng Chính trong lãnh vực phân phối đã nảy sinh ra tài chính, tuy nhiên không phải có phân phối là có tài chính mà tài chính ra đời cùng với sự ra đời của sản xuất hàng hóa và tiền tệ

Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng, lúc đầu con người sống thành từng bầy, kiếm ăn một cách tự nhiên, chưa có chiếm hứu tư nhân, chưa có sản xuất và trao đổi hàng hóa nên chưa có tiền tệ Tuy nhiên, _ ngay từ trong xã hội nguyên thủy đã xuất hiện mầm `

mống của sự trao đổi Ở đây, trao đổi chỉ mang tính

chất ngẫu nhiên và được tiến hành dưới hình thức trực

|

Trang 8

tiếp vật này đổi lấy vật khác Khi trong xã hội có sự phan cong lao động, đã phân định mỗi người sẽ làm

việc trong một lĩnh vực nhất định nào đó, song nhu cầu

của họ lại rất nhiều lĩnh vực và đa dạng Từ đây đòi

hỏi xuất hiện quá trình phân phối, trao đối sản phẩm

giữa các lĩnh vực với nhau Tất nhiên, nếu quá trình

phân phối và trao đổi trên đây diễn ra dưới hình thức

hiện vật thì vô cùng khó khăn và phức tạp

Theo đà phát triển của phân công lao động xã hội, sản xuất và trao đổi hàng hóa đã phát sinh ra tiền tệ

Sự xuất hiện của tiền tệ là phát minh vi đại của loài

người trong li lĩnh vực kinh tế, nó đã thúc đẩy nhanh chóng các hoạt động giao _ lưu k kinh tế, nó đã làm thay đối bộ mặt của nền kinh tế - xã ã hội Từ đây, mọi vận

động của sản xuất và tiêu dùng đều lấy tiền tệ làm cơ

sở, tiền tệ trở thành thước đo chung cho tất cả các hoạt động của nền kinh tế Chính sự xuất hiện của tiền tệ

đã tạo nên cuộc cách mạng trong công nghệ phân phối,

chuyển từ phân phối bằng hiện vật (phân phối phi tài chính) sang phân phối bằng giá trị (phân phối tài chính) và tài chính bắt đầu ra đời từ đây

Đến khi chế độ tư hứu xuất hiện thì xã hội bắt đầu

phân chia thành giai cấp và có sự đấu tranh giữa các

giai cấp trong xã hội Trong điều kiện lịch sử đó, nhà nước đã xuất hiện, đó là hình thái nhà nước đầu tiên

của xã hội loài người - nhà nước của chế độ nô lệ Khi

nhà nước ra đời thì đồng thời nhà nước cũng có những nhu cầu chỉ tiêu về : quân đội, nhà tù, bộ máy quản lý, nhằm duy trì quyền lực của nhà nước Những

khoản này người dân phải gánh chịu dưới các hình thức

Trang 9

- thuế, công trái và từ đây phạm trủ tài chính nhà nước

(state finance) hay tài chính công (public finance) bat

đầu xuất hiện

Từ thế kỷ thứ XIX trở về trước, trong các nền kinh tế giản đơn cho đến chủ nghĩa tư bản, tài chính công được hình thành trên nền tảng của nền kinh tế tự cung tự cấp và nền kinh tế tự do cạnh tranh Nhà nước lúc bấy giờ tách biệt chức năng chính trị của mình với hoạt động kinh tế Hoạt động kinh tế là của cá nhân, tư nhân và được điều tiết bằng "bàn tay vô hình" Do đó,

tài chính công chỉ là để phục vụ cho các hoạt động đơn

thuần về mặt chính trị của nhà nước : Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đặc biệt là

sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933, với sự

xuất hiện của học thuyết kinh tế của Keynes, vai tro của nhà nước đã được thay đổi, chức năng quản lý kinh tế ngày càng được chú trọng song sSonE với chức năng

chính tri vốn có của nhà nước Tài chính công lúc này

khong còn là một yếu tố trung lập mà là một công cụ

để nhà nước can thiệp vào nền kinh tế Tuy nhiên, nội dung và phương pháp tác động tùy thuộc vào phương

thức sản xuất, chế độ xã hội mà nhà nước đó đang đeo

đuổi và có khác nhau trong từng giai đoạn phát triển,

phù hợp với hoàn cảnh của từng quéc gia

Như vậy, tài chính là một phạm trù kinh tế, sự ra

đời và tồn tại của tài chính gắn liền với sự ra đời và

tồn tại của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ.| Còn tài

chính công ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ và nhà nước Đối với tài chính công cổ điển, nó được xem là một

Trang 10

phạm trù lịch sử, còn tài chính công hiện đại (ngày

nay) là một phạm trù kinh tế đồng thời cũng là một -

phạm trù lịch sử, hay nói cách khác, nó là một phạm ' trù kinh tế mang tính lịch sử Bởi lẽ, cùng với quá

trình phát triển của nền kinh tế hàng hóa - tiền tệ, tài chính công đã tham gia vào quá trình quản lý nền

kinh tế, tức là nhà nước đã khai thác, vận dụng phạm

trù tài chính để điều hành nền kinh tế, thúc đẩy nền

kinh tế phát triển ¬¬

II BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH :

Tài chính phải thông qua đồng tiền để tiến hành phân phối tổng sản phẩm Quốc gia Chính từ đó đã làm

cho nhiều người lầm tưởng rằng tài chính là tiền hay

là quỹ tiền tệ, nhưng thật ra tài chính và tiền tệ có

rất nhiều điểm khác nhau

Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, nhà nước can

thiệp và kiểm soát tất cả các hoạt động của nền kinh tế - xã "hội, là cơ quan "tổng chỉ huy" trực tiếp các hoạt

động kinh tế Trong cơ chế này, sở hứu công cộng giữ vai trò chủ đạo, chỉ tồn tại thành phần kinh tế quốc doanh hoạt động theo sự chỉ đạo tập trung thống nhất của nhà nước Bên cạnh đó, cơ chế phân phối bình quân theo giá cả bao cấp cho cả sản xuất và tiêu dùng đã làm tê liệt các chức năng của tiền tệ, phá vỡ: mối quan hệ cung - cầu và quy luật giá trị Trên thực tế, đồng tiền trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung chỉ đóng vai trò vật trang sức, không phản ánh được bản chất của SỰ vận động kinh tế - xã hội Vì thế, tài chính trong cơ

chế kế hoạch hóa tập trung chịu tác động và ảnh hưởng

nặng nề của tính chất đơn nhất hóa nhà nước Từ đó

Trang 11

_đã dẫn đến nhận thức cho rằng, tài chính chỉ là những ©

quan hệ phân phối dưới hình thái gá trị phát sinh trong quá trình phân phối sản phẩm xá hội và thu nhập quốc dân hình thành nên những quỹ tiền tệ tập trung _và không tập trung nhằm phát triển tái sản xuất mở rộng không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tỉnh thần của nhân dân và thỏa mãn những nhu cầu khác của nhà nước Quan niệm này đã toát lên hình ảnh của tài chính bị gắn chặt vào tính chất nhà nước, bị bó hẹp phạm vi trong các hoạt động kinh tế của khu vực có

tầm bao quát của nhà nước, tách rời sự vận động của các: quy luật kinh tế Tài chính trở nên thụ động trong, việc thực hiện các mệnh lệnh hành chính và các chỉ

tiêu kế hoạch pháp lệnh của nhà nước, các công cụ tải chính ,bị xếp vào hàng thứ yếu, thậm chí bị lãng quên

khi nhà nước thực hiện quản lý kinh tế - xã hội

Trong cơ chế thị trường, tài chính mởi thật sự phát huy đầy đủ vai trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Bởi lẽ, trong cơ chế mới này, mọi sản phẩm của sản xuất đều mang tính chất hàng hóa, quan hệ hàng hóa - tiền tệ trở thành hình thức nội tại của sản xuất xã hội Các mệnh lệnh hành chính được thay thế bằng hệ thống luật pháp Cái ưu tiên cao nhất là hoàn thành kế hoạch pháp lệnh được thay thế bằng hiệu quả kinh tế Các thành phần kinh tế được tự do hoạt động trong khuôn khổ luật pháp Mọi doanh nghiệp đều phải tự lo nguồn vốn để đầu tư cho sản xuất kinh doanh và tìm hiểu khách hàng để tiêu thụ sản phẩm theo cơ chế giá do thị trường định đoạt Ở đây, nhu cầu giao lưu vốn xuất hiện, đồng tiền trở về đúng vị trí đích thực

Trang 12

của nó, phản ánh đúng quan hệ cung cầu và quy luật

giá trị, đồng thời phát huy mạnh mẽ vai trò của nó đối

với sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đời sống xã hội

Tiền tệ trở thành công cụ hứu hiệu đưa nền kinh tế

đạt được nhứng mục tiêu mong muốn Lúc này, hoạt

động tài chính thật sự trở nên phong phú, đa dạng,

phức tạp, sôi động và đan xen trong một tập hợp hàng

loạt các hoạt động khác nhau của nền kinh tế Tuy nhiên, chúng tuân theo những nguyên tắc và đi theo

_ một chu trình nhất định

Trong nền kinh tế thị trường, mọi vận hành kinh

tế đều được tiền tệ hóa, do vậy tương ứng với chu trình

tuần hoàn của nền kinh tế đã hình thành nên các luồng chuyển dịch không ngừng giá trị các nguồn lực tài

chính Từ đó tạo ra hàng loạt các mối quan hệ qua lại

dưới hình thức giá trị của các ngưồn lực đó Chúng diễn

ra ở mọi khu vực hành chính nhà nước, hoạt động sản

xuất kinh doanh và đời sống dân cư Ngưồn lực tài chính không chỉ bó hẹp ở dạng tiền tệ vận động qua

hai kênh ngân sách và ngân hàng trong phạm vi hoạt động kinh tế của khu vực nhà nước, mà ngưồn lực tài

chính trong nền kinh tế thị trường bao gồm giá trị của cải xã hội, tài sản Quốc gia, tổng sản phẩm quốc dân ở cả dạng vật chất và tiềm năng luân chuyển theo nhiều kênh khác nhau trong nền kinh tế - xã hội Chúng hình thành, vận động và chuyển dịch xoay quanh thị trường tài chính để tạo lập nên các quỹ tiền tệ và sử dụng các quỹ tiền tệ vào các mục đích gắn liền với các chủ thể kinh tế, xã hội Các chủ thể này chính là các tế bào của thị trường tài chính, giữa chúng luôn phát

Trang 13

sinh những mối quan hệ kinh tế qua lại với nhau Các

tế bào của thị trường tài chính không chỉ là các thực thể tài chính của khu vực nhà nước, nó còn mở rộng

và phát triển ở cả khu vực tư nhân

Cau 2 : Vì vậy, có thể hiểu tài chính trong nền kinh tế thị trường là tổng thể (hệ thống) những mối quan hệ kinh tế giữa các thực thể tài chính phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các ngưồn lực tài chính

II CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH

Chức năng của tài chính là sự cụ thể hóa bản chất của tài chính, nó là nhiệm vụ chủ yếu có thể thực hiện trong thực tiến Khi bàn về chức năng của tài chính, hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau Theo chúng tôi, khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế

thị trường, tài chính có ba chức năng :

— Chức năng tổ chức vốn _— Chức năng phân phối

— Chức năng giám đốc

Để hiểu rõ chức năng của tài chính, sau đây chúng ta sẽ lần lượt đi sâu phân tích cụ thể từng thành tố `

của nó

1 Chức năng tổ chức vốn

"TS chức vốn chính là sự thu hút vốn bằng nhiều

hình thức từ các thành phần kinh tế, các chủ thể khác

nhau, các lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế như : vay mượn, đóng góp tự nguyện để hình thành các quỹ

Trang 14

tian tệ nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, hoặc |

tiêu dùng và phát triển kinh tế - xã hội

Tổ chức vốn là một chức năng vô cùng quan trọng,

nó "làm cho việc luân chuyển của vốn từ nhứng người

cung ứng đến với những người sử dụng được tiến hành một cách thuận lợi và trôi chảy." Thông thường thì hó

- bất đầu bằng việc nhận dạng ra những người sử dụng

và những người cung ứng vốn bởi các tổ chức tài chính

và chấm dứt với việc tạo ra nhứng sản phẩm để thỏa

mãn cả hai đối tượng.”

Những sản phẩm hứu hiệu được tạo ra bởi các tổ

chức tài chính mang lại lợi ích cho cả hai đối tượng tham gia, đáp ứng được yêu cầu về thời gian, địa điểm

của ngưồn vốn, khối lượng vốn và chi phí vốn để cung

ứng hay sử dụng

® Các tổ chức tài chính giúp cho khách hàng của mình định giá trị của những sản phẩm thay thế, tìm kiếm _ những ngưồn vốn có chi phí thấp nhất cho những người sử dụng và mang lại những khoản lợi tốt nhất có thể đạt được về cho nhứng người cung cấp

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, mối quan

tâm lớn nhất của các tổ chức tài chính là duy trì được

sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà nước, chức năng

huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế trong hệ thống này tương đối đơn giản Trên thực tế, người cung ứng chủ yếu là ngân sách nhà nước va hệ thếng ngân hàng một cấp

Trong nền kinh tế thị trường, người cung ứng vốn được đa dạng hóa và vốn được cung ứng cho tất cả các

16

Trang 15

_tổ chức, cá nhân có nhu cầu bằng một hệ thống các tổ chức tài chính rộng lớn, tỉnh vi, cạnh tranh lẫn nhau

nhằm không ngừng đảm bảo cho bên cung ứng cũng

như bên sử dụng vốn thỏa mãn được nhu cầu về khối lượng vốn, chi phí vốn, lợi nhuận, thời gian và nơi - chốn

2 Chức năng phân phối :

*®Phân phối là khâu gắn liền giữa sản xuất và tiêu dùng Phân phối do sản xuất quyết định Song nếu phân phối không được thực hiện một cách hứu hiệu thì sản xuất và tiêu dùng cũng bị đình trệ

Công nghệ phân phối bằng giá trị hay phân phối

tài chính được thực hiện như sau :

Trước tiên, người sản xuất có sản phẩm, họ mang nó ra tiêu thụ trên thị trường Khi sản phẩm được bán, người sản xuất sẽ mất quyền sở hữu đối với chúng, nhưng ngược lại họ được quyền sở hữu một khoản tiền tệ, được gọi là doanh thu tiêu thụ Đặc điểm của khoản doanh thu này là về mặt khối lượng nó luôn luôn tương ứng với giá trị của khối lượng sản phẩm đã tiêu thụ và đây là khoản doanh thu bằng tiền nên về mặt sử dụng, nó rất thuận tiện và linh hoạt Đối với người sản xuất,

doanh thu bằng tiền sẽ giúp họ giải quyết được tất cả

các khoản chi phí cần thiết, từ việc trả lương cho người lao động, trả lợi tức cho người có cổ phần, nộp thuế cho nhà nước, đến việc bử đắp chi phí về khấu hao máy móc, thiết bị và mua sắm nguyên vật liệu để tái sản xuất Đây chính là quá trình phân phối lần đầu

Sau đó, trong tay những người chủ mới như : các

Trang 16

hộ gia đình, nhà nước, các doanh nghiệp đồng tiền lại

tiếp tục tung hoành vào mọi ngõ ngách của đời sống

kinh tế, xã hội Đó chính là quá trình phân phối lại

của doanh thu

Về phương diện tài chính, khoản doanh thu bằng

tiền của các doanh nghiệp sản xuất chính là nguồn lực

tài chính Như vậy, ngưồn lực tài chính được xuất hiện trước tiên ở các doanh nghiệp sản xuất Cần lưu ý rằng, chỉ tới khi hàng hóa được tiêu thụ thì người sản xuất mới có được ngưồn lực tài chính để trang trải các khoản chi phí cần thiết Sau đó, qua phân phối, nguồn lực tài chính được di chuyển đến các tụ điểm và các lĩnh vực

khác nhau Ngoài ra, các nguồn lực tài chính trong nước

cũng có quan hệ mật thiết với các ngưồn lực tài chính ngoài nước được biểu hiện thông qua việc hình thành lường di chuyển vốn bởi hoạt động tài chính đối ngoại nhằm mục đích thu hút vốn cho nền kinh tế

Điểm cần nhấn mạnh ở đây là mọi hiện tượng déu có sinh và có tử, tức là mỗi nguồn lực tài chính được hình thành, trải qua quá trình phân phối chúng được di chuyển qua các lưồng khác nhau để tới những tụ

điểm vốn khác nhau, cuối cùng cũng đến giai đoạn chuyển hóa hay kết thúc tồn tại Đó là trường hợp

chúng được đem ra sử dụng cho mục đích tiêu dùng ở

thị trường tư liệu sản xuất và thị trường vật phẩm tiêu

dùng Tuy nhiên, sự chuyển hóa của ngưồn lực tài chính

này lai mở đầu cho sự xuất hiện ngưồn lực tài chính

mới Điều này giống như hiện tượng con gà đẻ ra những

quả trứng, những quả trứng lại nở ra những con gà Sự việc cứ thế tiếp diễn Nền kinh tế càng-phát triển, nhu -

Trang 17

cầu giao lưu càng tăng thì các ngưồn lực tài chính sẽ

xuất hiện, vận động, chuyển hóa, rồi lại xuất hiện kế

tiếp nhau ngày càng đồn dập trong sự điều tiết của quy

luật thị trường và sự chi phối của chính phủ."

v⁄3 Chức năng giám đốc

Chức năng giám đốc là một thuộc tính khách quan vốn có của tài chính, bắt ngưồn từ bản chất của tài chính Giám đốc của tài chính không chỉ đơn thuần là kiểm tra và giám sát Nó bao gồm nhiều khía cạnh,

trong đó có những khía cạnh chủ yếu đó là :

— Kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện

— Quản trị rủi ro — Tư vấn

Kiểm tra và giám sát của tài chính mang những đặc

điểm sau đây :

— Là sự kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền nhưng

nó không đồng nhất với mọi loại kiểm tra, giám sát

bằng đồng tiền nói chung trong xã hội Nó được thực hiện thông qua sự vận động của tiền vốn nhưng không phải với tất cả các chức năng của tiền tệ mà chỉ sử

dụng các chức năng thước đo giá trị và phương tiện thanh toán

— Kiểm tra, giám sát bằng đồng tiền của tài chính

được thực hiện thôrg qua việc phân tích các chỉ tiêu

tài chính

— Được thực hiện đối với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ

Trang 18

| _ — Được thực hiện ở tất cả các giai đoạn trước, trong

và sau khi thực hiện

— Được thực hiện không những đối với sự vận động

của tiền vốn mà còn đối với sự vận động của các yếu tố vật tư và lao động, không những đối với hoạt động phân phối sản phẩm quốc dân, tổ chức vốn mà còn đối với mọi hoạt động kinh tế - xã hội Tức là, ở đâu có việc sử dụng các ngưồn lực tài chính thì ở đó có sự

kiểm tra, giám sát tài chính

Quản trị rủi ro của tài chính là quá trình đưa những

khách hàng đến gần với những rủi ro trong tầm hạn

mong muốn của họ, bằng cách giúp đỡ họ tránh xa những rủi ro ngoài ý muốn, hoặc chấp nhận những rủi ro mới phù hợp với quỹ đầu tư của họ Điều này có thể được thực hiện một cách đơn giản bằng cách kết hợp một khách hàng - người mà muốn tránh xa một rủi ro với một người mà họ muốn chấp nhận rủi ro đó Như vậy, quản trị rủi ro của tài chính là quá trình lựa chọn các hoạt động tài chính phục vụ sản xuất kinh doanh với rủi ro thấp nhất

Tư vấn của tài chính là bằng các nội dung như lãi suất, nguồn vốn, điều kiện cung ứng vốn để tạo ra

những thông tin và lời khuyên, giúp khách hàng đưa

ra những quyết định tốt hơn cho bản thân mình Chúng ta đều biết rằng, trong nền kinh tế kế hoạch

hóa tập trung không có thị trường tài chính Sự phân

phối tài sản tài chính được căn cứ vào mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, khái niệm rủi ro là bao trùm

nhưng không thể hiện ngạy Cơ quan kế hoạch nhà

Trang 19

nước, Độ tài chính và các Độ chuyên ngành là các cơ

quan phê chuẩn kế hoạch, ngân hàng trung ương với vai trò là người thủ quỹ chỉ có nhiệm vụ cung ứng vốn

theo chỉ tiêu mà không có một sự tư vấn, kiểm tra, giám sát Các cơ quan phân bổ ngưồn tài chính cũng là các cơ quan có quyền kiểm tra, giám sát nhưng sự kiểm

tra, giám sát này chỉ mang tính hình thức Trên thực tế, một khi các ngưồn tiền vốn được xuất ra từ ngân sách thì hầu như nhà nước khơng kiểm sốt được quá trình sử dụng chúng ngay cả quá trình cấp phát chúng Trong nền kinh tế thị trường, người cung ứng vốn là các cá nhân, các tổ chức phi tài chính, các trung gian tài chính và cả nhà nước ; người sử dụng vốn cũng chính là các đối tượng trên Người cung ứng vốn tham

gia kiểm tra, giám sát chặt chế quá trình huy động và

sử dụng nguồn vốn Đặc biệt nhà nước tham gia rất có hiệu quả vào quá trình quản trị rủi ro, tư vấn tài chính và kịp thời ngăn chặn các khủng hoảng tài chính bằng

các chính sách, công cụ tài chính rất hứu hiệu "

IV HỆ TEỐNG TÀI CHÍNH |

1 Nhứng điểm khác biệt co bản giứa hệ thống tài chính trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường

Hệ thống tài chính là tổng hợp những khâu tài

chính trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng giữa chúng vó mối quan hệ hữu cơ với nhau troag quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài

chính

Trong cơ ch TRố thưa Ely (hia MAGNirung, hệ thống tài

THƯ VIỆN | - |

Trang 20

chính là tổng thể các quan-hệ tài chính dưới các dạng

cụ thể gắn với cơ cấu tổ chức và quỹ tiền tệ nhất định dựa trên chế độ sở hứu toàn dân và tập thể về tư liệu sản xuất nên hệ thống tài chính bao gồm hai phân hệ : Tài chính nhà nước và Tài chính tổ chức kinh tế tập thể, cụ thể như sau : — Sơ đồ : Hệ thống tài chính trong nền kinh tế kế ñoạch hóa tập trung Hệ thống tài chính ` Tài chính Tài chính tổ chức nhà nước kinh tế tập thể Ngân Bảo Bảo Tín Tài Tài Tài Tài sách | | hiểm | | hiểm | | dụng | | chính chính | | chính | | chính nhà xã nhà ngân xí HTX || HTX | | HTX nước || hội nước | | hàng | [nghiệp nông | | tiểu mua quốc lâm tHủ bán doanh ngư công nghiệp

_Trong cơ chế thị trường, tài chính không còn được hiểu theo nghĩa hẹp như trong cơ chế kế hoạch hóa tập

trung, phạm vi hoạt động của tài chính được mở rộng

hơn và bao quát hơn Điều đó cho phép nhà nước có khả

Trang 21

năng thực hiện vai trò điều chỉnh vĩ mô các hoạt động kinh tế - xã hội kiềm chế và kiểm sốt lạm phát thơng

qua việc sử dụng các công cụ tài chính như : chính:

sách thuế, chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ Mặt khác, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung tài chính chỉ đóng vai trò thụ động, còn trong cơ chế thị trường, vai trò của tài chính đã thay đổi, phân phối tài chính được thực hiện trên thị trường, theo các nguyên tắc của thị trường, thậm chí còn tồn tại một thị trường

tài chính để thỏa mãn quan hệ cung - cầu về các nguồn

lực tài chính Ở đây, tài chính đã có tính độc lập nhất

định trong quá trình vận động, mặc dù các ¢ nguon luc tài chính xuất phát từ sản xuất

Một vấn đề khác có liên quan đến nguồn lực tài chính, đó là trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, sản

_ xuất được hiểu theo nghĩa hẹp, tức là yoni bao gồm các

hoạt động có tạo ra của cải vật chất cụ thể, còn các

hoạt động dịch vụ không phải là hoạt động sáng tạo ra

của cải vật chất cụ thể nên không phải là sản xuất, mà chỉ là hoạt động phục vụ cho sản xuất Từ đó, đi đến cho rằng, chỉ có khu vực sản xuất vật chất mới tạo ra ngưồn tài chính, còn khu vực dịch vụ được coi là khu vực phi sản xuất, không tạo ra ngưồn tài chính, mà chỉ tham gia phân phối lại ngưồn tài chính đã được tạo ra ở khu vực sản xuất vật chất Trong cơ chế thị trường, khái niệm về sản xuất đã được mở rộng, theo đó, hoạt động của con người, dù ở đâu và như thế nào, nếu là

hoạt động nhằm thỏa mãn yêu cầu của xã hội và có thu

nhập đều được coi là hoạt động sản xuất Sản xuất được chia thành hai khu vực : sản xuất vật chất và sản xuất

Trang 22

dịch vụ, cả hai khu vực này đều là sản xuất sáng tạo, có khả năng tạo ra các nguồn lực tài chính Do vậy, những người hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ cũng là những người tạo ra giá trị cho xã hội, chứ không phải họ chỉ được "chia lại" phần giá trị của khu vực sản xuất

vật chất

— Bên cạnh đó, cấu trúc nền kinh tế ở hai cơ chế cũng khác nhau, trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung là nền kinh tế đơn nhất, còn trong cơ chế thị trường là nền kinh tế đa thành phần

Từ những luận cứ trình bày trên đây cho phép chúng ta khẳng định :

Trong cơ chế thị trường các hoạt động kinh tế có phạm vi rất rộng bao trùm nhiều lĩnh vực : sản xuất kinh doanh quản lý hành chính và đời sống xã hội

Trong đó, các thực thể tài chính hình thành, hoạt động

đan xen ở nhiều dạng khác nhau Chính vì thế, các yếu tố cấu thành của hệ thống tài chính cũng được mở rộng Hay nói cách khác, các tế bào của hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường rất phong phú và đa dạng Giữa hệ thống tài chính trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường có những điểm khác biệt cơ bản sau đây :

Trang 23

Hệ thống tài chính trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Hệ thống tài chính trong - nền kinh tế thị trường 1 Các ngưồn lực tài chính hình thành, vận động trong các tổ chức xã hội, trong từng gia đình và từng cá nhân gần như bị lãng quên 2 Được điều chỉnh bằng các quyết định của chính phủ ở Hệ thống ngân: hàng một cấp 4 Ngân hàng trung ương phụ thuộc

5 Khéng o6 mat thi trường tài chính (bởi vốn không được coi là hàng hóa) 6 Mục tiêu phi lợi nhuận 7, Không có cạnh tranh 8 Có rất ít thể- chế tài chính phi ngân hàng 9 Bộ Tài chính và các bộ chủ quản giám sát công ty 10 Hệ thống thanh toán đơn sơ 1 Các nguồn lực tài chính hình thành, vận động trong các tổ chức xã hội, trong từng gia đình và tửng cá nhân rất sống động và trở

thành đối tượng không thể

thiếu được trong cấu thành và tham gia vào thị trường tài chính 2 Được điều chỉnh bằng luật pháp 3 Hệ thống ngân hàng hai cấp : 4 Ngân hàng trung ương độc lập

Trang 24

2 Cấu trúc hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường

21 Căn cứ uào hình thức sở hữu các nguồn lực tài chính, hệ thống tài chính được chia làm hơi bộ phận

cấu thành : tài chính công va tai chính tư

a) Tài chính công :

Tài chính công gắn liền với các hoạt động kinh tế của khu vực nhà nước Trong điều kiện nền kinh tế hỗn hợp, sức nặng và vai trò của các hoạt động kinh tế khu vực nhà nước rất quan trọng Mặc dù hàng hóa và dịch vụ cần thiết để duy trì cuộc sống được cung cấp bởi các

hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân thông qua thị

trường ; nhưng khu vực tư nhân không thể đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công chúng cho rất nhiều hàng hóa và dịch vụ trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế như : Bảo vệ quốc gia, ngoại giao luật pháp, cảnh sát, phòng chữa cháy, giáo dục và cụ thể hơn là các phương tiện công cộng của hạ tầng cơ sở như : đường sá, công viên, cấp thoát nước Do đó, nhà nước phải sử dụng các nguồn thu thông qua thuế và các nguồn thu khác (như phát hành trái phiếu ) để cung cấp tài chính đối với các loại hàng hóa và dịch vụ cho các nhu cầu cơ bản của đời sống kinh tế - xã hội mà các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân không thể cung cấp Vì vậy, tài chính công là khía cạnh kinh tế của những hoạt động gắn với các chức năng của nhà nước

Do tài chính công là khía cạnh kinh tế các hoạt 1

Trang 25

_ năng của nhà nước Mặt khác, vai trò của tài chính công

là tố chức thiết lập một môi trường, trong đó cơ chế thị trường có thể vận hành có hiệu quả cũng như tạo ra sự đồng bộ cho cơ chế đó

Trong hệ thống lý luận của nhiều lý thuyết gia kinh

tế ở các nước có nền kinh tế thị trường mà Nhật Bản là một ví dụ, đã cho rằng tài chính công có ba chức năng : phân phối các ngưồn lực tài chính, điều chỉnh thu nhập và ổn định kinh tế vĩ mô

Với chức năng phân phối các ngưề+ lực tài chính trong nền kinh tế đòi hỏi tài chính công phải cung cấp các nguồn vốn để thỏa mãn các yêu cầu về hàng hóa và

dịch vụ công cộng mà tài chính của khu vực tư nhân không thể thực hiện được Việc làm này tạo nên sự phất

triển cân bằng giữa hàng hóa, dịch vụ tư nhân và hàng

hóa, dịch vụ công cộng, đồng thời tạo ra sự phối hợp

trong việc phân bổ các ngưồn vốn của nền kinh tế Chức năng điều chỉnh thu thập đòi hỏi tài chính

công phải thực hiện việc điều chỉnh sự thiếu công bằng

trong phân phối thu nhập của nền kinh tế

Về chức năng ổn định kinh tế vĩ mô, tài chính công

có thể giúp nền kinh tế tăng trưởng, phát triển ổn định

thông qua các chính sách như : chính sách thuế, chính

sách ngân sách, chính sách phát triển khu vực kinh tế

nhà nước, chính sách tín dụng nhà nước

Từ vai trò và chức năng của tài chính công nêu trên

cho thấy phạm vi của tài chính công rất rộng lớn, liên

quan đến các quan hệ thu, chi, vay và trả nợ cũng như

các quan hệ cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng

Trang 26

của nhà nước Do vậy, hệ thống tài chính công bao gồm :

ngân sách nhà nước, hệ thống thuế nhà nước, cơ quan

quản lý vay và trả nợ của nhà nước và tổ chức quản lý các đơn vị cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng

b) Tài chính tư :

Tài chính tư gắn liền với các hoạt động kinh tế của

khu vực tư nhân mà biểu hiện rõ nét qua hoạt động kinh doanh và dịch vụ của các doanh nghiệp tư và của các cá nhân trong nền kinh tế hỗn hợp Thông qua các hoạt động kinh tế của khu vực tư nhân rất nhiều hàng hóa và dịch vụ cung ứng cho nền kinh tế và cuộc sống con người được thực hiện Khu vực này còn phạm vi rất rộng lớn liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội của một quốc gia có nền kinh tế thị trường Vì vậy, tài chính tư là khía cạnh kinh tế của những hoạt động gắn liền với các chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp tư nhân và các cã nhân

Chúng ta đều biết rằng mục tiêu kinh doanh chủ yếu của khu vực tư nhân trong nền kinh tế thị trường là tìm kiếm lợi nhuận Ngoài ra, nó còn là điều kiện,

là cơ sở của cạnh tranh Dĩ nhiên, lợi nhuận có được

phải trải qua một quá trình sản xuất kinh doanh mà trong đó tài chính có vai trò thiết yếu để tạo ra các yếu

tố của quá trình đó Do vậy, có thể nói rằng tài chính

tư có chức năng chủ yếu là tạo lập và sinh lời vốn

2.2 Can cit vao đặc điểm hình thành, phân phối uò

sử dụng các nguồn lực tòi chính cùng uới phạm u¡ tác động uò chức năng hoạt động, người ta tách các chủ

thể trong nền kinh tế thành năm khu uực thể chế uà

Trang 27

từ đó hình thành năm khâu của hệ thống tài chính,

đó là: -

1 Khu vực nhà nước, có tài chính nhà nước

2 Khu vực sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phi tài chính có tài chính của khu vực phi

tài chính

3 Khu vực sản xuất, kinh doanh các dịch vụ tài

chính, có tài chính của khu vực tài chính (hay tài chính

của các tổ chức tài chính trung gian)

4 Khu vực gản xuất và tiêu dùng ở các hộ gia đình, có tài chính các hộ gia đình

ð Khu vực hoạt động của các tổ chức xã hội không

vì mục đích kinh doanh, được gọi là khu vực vô vị lợi,

có tài chính của khu vực vô vị lợi (hay tài chính của các tổ chức xã hội, chẳng hạn như : tổ chức từ thiện, hội bảo thọ, quỹ xã hội.) _

Hệ thống tài chính này œ6 thể được khái quát dưới

sơ đồ sau đây :

Sơ đồ : Hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường HỆ THỐNG TẢI CHÍNH Š

Tài chính Tài chính Tài chính Tài chính | Tài chính

nhà - của khu của các hộ các nước vực phi khu vực gia đình tổ chức

tài chính | - | tài chính xã hôi

Trang 28

_ — Tài chính nhà nước bao gồm ngân sách nhà nước

và tín dụng nhà nước Đây là khâu quan trọng của hệ

thống tài chính gắn liền với quỹ tiền tệ liên quan đến các hoạt động kinh tế của khu vực nhà nước Nó đóng vai trò chỉ đạo và tổ chức các hoạt động của hệ thống

tài chính Điều này được chứng tỏ bằng sự chi phối, tác

động và phối hợp hoạt động của nó với các khâu khác

của hệ thống tài chính Trong nền kinh tế thị trường,

tài chính nhà nước không chỉ đóng vai trò huy động

ngưồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chỉ tiêu cho

bộ máy nhà nước, cho an ninh Quốc phòng và các mục

đích khác nhằm củng cố chính quyền nhà nước, mà nó còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội Để thực hiện được vai trò này đòi hỏi tài chính nhà nước phải có các nguồn vốn được huy động từ các khu vực kinh tế, từ dân cư và từ các nguồn tài chính ngoài nước Từ đó, thực hiện các khoản chỉ về đầu tư

kinh tế và ngoài kinh tế Hoạt động thu va chi cua tai chính nhà nước làm nảy sinh các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội, giữa nhà nước này với các nhà

nước khác hoặc các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế

Việc chỉ tiêu của tài chính nhà nước cho các mục tiêu:

kinh tế và ngoài kinh tế sẽ có tác động làm gia tăng nguồn vốn ở các tụ điểm nhận vốn, chẳng hạn, việc trả lương cho viên chức của nhè nước hoặc trợ cấp xã hội cho các đối tượng xã hội sẽ làm tăng ngưồn vốn tài

chính của các hộ gia đình -

— Tài chính của khu vực phi tài chính hay còn gọi

Trang 29

là tài chính các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh và

dịch vụ là tụ điểm tích tụ và tập trung các ngưồn lực tài chính gắn với sản xuất sản phẩm và cung ứng các

dịch vụ xã hội Chính ở đây ngưồn lực tài chính xuất

hiện và cũng chính ở đây thu hút trở về phần quan trọng các nguồn lực tài chính trong nền kinh tế Quá trình phân phối các ngưồn vốn của tài chính doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và dịch vụ làm nảy sinh

hàng loạt các mối quan hệ tài chính, trong đó, có những

quan hệ sẽ tiếp tục phát triển, thay đổi ở các tụ điểm vốn tiếp theo, có những quan hệ kết thúc và nguồn lực tài chính đi vào tiêu dùng cho sản xuất và phi sản xuất, chẳng hạn như : dùng ngưồn bù đắp chi phí sản xuất để mua tư liệu sản xuất, dùng quỹ phúc lợi tập thể cho

các mục đích phúc lợi chung

— Tài chính của khu vực tài chính hay còn gọi là

tài chính các tổ chức tài chính trung gian bao gồm các

ngân hàng thương mại, các công ty tài chính, các hợp

tác xã tín dụng, các công ty bảo hiểm và hàng loạt các tổ chức tài chính khác chuyên làm nhiệm vụ môi giới để biến nhứng ngưồn vốn tài chính tạm thời nhàn rỗi

ở các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức khác

thành những ngưồn vốn dành để đầu tư cho kinh tế

Đây là khâu quan trọng của hệ thống tài chính, hoạt động của nó đóng vai trò nhịp cầu trung gian huy động

và cung ứng các ngưồn vốn giữa các thực thể tài chính với nhau và giữa các thực thể tài chính với thị trường

tài chính Tính chất hoạt động của các tổ chức tài chính

trung gian phản ánh các quan hệ kinh doanh đặc thù

Trang 30

trong lĩnh vực "tạo tiền và cung ứng tiền" cho các mục đích của nền kinh tế - xã hội

— Tài chính các hộ gia đình là một bộ phận hợp

thành của hệ thống tài chính gắn với các quỹ tiền tệ

của từng cá nhân, các hộ gia đình hình thành từ các ngưồn thu nhập về lao động, đầu tư và kinh doanh, thừa kế, quà tặng Được sử dụng cho các mục đích tiêu dùng

như ăn, mặc, đi lại và các mục đích sinh lời thông

qua tích lũy, đầu tư vào các hoạt động kinh tế và đầu

tư tài chính, tham gia vào các hoạt động của thị trường

tài chính Ở các quốc gia có nền kinh tế thị trường

phát triển ngưồn tài chính này rất được chú ý nghiên

cứu và khai Bde Ở nước ta, trước đây ngưồn tài chính

_của các hộ gia đình không được chú ý, song thực tế thời

gian gần đây đã chứng minh rằng, tài chính các hộ gia đình là một tụ điểm vốn quan trọng, việc khai thác chúng một cách hiệu quả triệt để không chỉ đáp ứng

nhu cầu đầu tư kinh tế, mà còn góp phần tọ lớn vào

việc thực hiện các chính sách về định hướng tích lũy và tiêu dùng của nhà nước Do vậy, các công cụ tài chính cần thiết phải được huy động để khai thác, biến các ngưồn vốn "chết" trong mỗi hộ gia đình thành những ngưồn vốn để đầu tư sinh lời trong sản xuất, kinh doanh Sự đa dạng và phong phú của các hình thức huy động sẽ cho phép các hộ gia đình có khả năng lựa chọn lĩnh vực dự trữ để đảm bảo sự tin cậy và khả năng

_ginh lời cao nhất

_— Tài chính các tổ chức xã hội, đây cũng là một tụ điểm vốn quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động tài _chính trong toàn bộ hệ thống tài chính Đặc điểm hoạt

Trang 31

động của các tổ chức xã hội chủ yếu là dựa trên nguồn

kinh phí đóng góp của các hội viên, ngoài ra có một số

_tổ chức xã hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ phần

- nào Chỉ tiêu của các tổ chức xã hội không vì mục đích kinh doanh chủ yếu dành cho các mục đích tiêu dùng

khác nhau Tuy nhiên, khi các tổ chức xã hội này tạm

thời nhàn rỗi nguồn tài chính có thể gửi nó vào các tổ chức tài chính trung gian để sinh lợi hoặc tham gia vào

các hoạt động của thị trường tài chính Do vậy, tài

chính các tổ chức xã hội cũng được xem là một tụ điểm vốn khá quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế

Như vậy, khi đề cập đến hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường chính là đề cập đến các thực thể tài chính gắn liền với quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các ngưồn lực tài chính hay cụ thể hơn là các quỹ tiền tệ biểu hiện giá trị các ngưồn lực tài chính Tất nhiên, phạm vi hay khung cảnh diễn ra quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các ngưồn lực tài chính của từng chủ thể kinh tế có khác nhau trong hệ thống tài chính song giữa chúng đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau và cùng quay xung quanh phạm vi các hoạt động kinh tế của thị trường tài chính Điều này có thể được khái quát hóa bằng sơ đồ sau đây :

Trang 32

Sơ đồ : Mối quan hệ giứa các bộ phận cấu thành trong hệ thống tài chính Tài chính nhà nước Tài chính của Tài chính khu vực phi các tổ chức tài chính xã hội THỊ TRƯỜNG TẢI CHÍNH Tài chính của Tài chính khu vực các hộ _ tải chính gia đình V VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRUONG

“Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa

phát triển cao khi sản xuất hàng hóa mang tính phổ

biến, bản thân sức lao động cũng trở thành hàng hóa,

quan hệ hàng hóa - tiền tệ trở thành hình thức nội tại

của sản xuất xã hội Hay nói cách khác, nền kinh tế

Trang 33

thị trường là nền kinh tế mà mọi quan hệ kinh tế -

xã hội cơ bản được giải quyết thông qua thị trường và

cơ chế thị trường.'`Tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, tài chính mới thật sự phát huy đầy đú vai

trò của mình đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cả ở tầm nhìn vĩ mô lẫn vi mô

Xét ở góc độ vĩ mô tài chính có những vai trò chủ

yếu sau đây :

1 Tài chính là công cụ phân phối sản phẩm quốc dân Chúng ta đều biết rằng phân phối sản phẩm quốc dân vốn là thuộc tính vốn có khách quan của tài chính

và nó có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt

động của đời sống kinh tế - xã hội

* Tài chính tiến hành phân phối sản phẩm quốc dân

để hình thành các ngưồn vốn tích lũy và tiêu dùng Nhà nước thông qua các chính sách và công cụ tài chính thực hiện phân phối GNP theo hướng ưu tiên cho tích lũy để ốn định và phát triển kinh tế Chi tích lũy của nhà nước chủ yếu để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

kinh tế - xã hội cũng như tăng dự trứ nhà nước Mặt khác, phân phối của tài chính cũng phải bảo

đảm cung cấp các nguồn vốn để thỏa mãn các yêu cầu về hàng hóa công cộng, mà tài chính của khu vực tư

nhân không thể thực biện được Điều này sẽ tạo nên ˆ sự phát triển cân bằng giữa hàng hóa cá nhân và hàng

hóa công cộng, đồng thời tạo ra sự phối hợp trong việc - phân bổ các ngưồn vốn của nền kinh tế

Trang 34

Ngoài ra, phân phối của tài chính còn phải bảo đảm duy trì sự hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo đảm

an ninh Quốc phòng

"Đối với thu nhập cá nhân, nhà nước thông qua công cụ tài chính thực hiện phân phối theo lao động hoặc

phân phối theo số lượng vốn cổ phần trong các doanh

nghiệp

Suy cho cùng" mọi quan hệ phân phối tài chính đều -

xoay quanh mục tiêu trọng yếu của nhà nước là nâng cao phúc lợi toàn dân.*Khi vận động song hành với các quan hệ kinh tế, phân phối của tài chính luôn là đòn bẩy kính thích hoặc công cụ điều chỉnh các quan hệ kinh tế đó theo những hướng có lợi cho quốc kế dân sinh đã được xác định

Cũng thông qua các quan hệ tài chính mà việc tạo

lập, huy động và sử dụng vốn, các ngưồn tài nguyên và

giá trị tài sản quốc gia được thực hiện một cách có hiệu

quả, khuyến khích tiết kiệm, tích lũy tăng đầu tư, đi

đến tăng việc làm chống thất nghiệp Từ đó, góp phần

tăng thu nhập, tăng trưởng kinh tế

2 Tài chính là công cụ quản lý và điều tiết vĩ mô nền

kinh tế - xã hội |

Cho tới ngày nay kinh tế thị trường vẫn tỏ rõ là

mô hình kinh tế ưu việt nhất, hiệu quả nhất, đầy sức

sống và sức thuyết phục nhất Bởi lẽ, nó chứa đựng , những ưu điểm sau : - "

— Kinh tế thị trường có khả năng tạo ra hàng hóa,

Trang 35

dịch vụ phong phú, là không gian phát huy mọi tiềm

năng: sáng tạo của một quốc gia oe

— Trong kinh tế thị trường sự tác động của quy

luật giá trị, sự nghiệt ngã của cạnh tranh, sự khắt khe

_ của thị trường và quy luật cung cầu buộc người sản xuất

phải năng động và biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, -

tiết kiệm, cải tiến chất lượng và hình thức hàng hóa cho phù hợp nhu cầu xã hội v.v Kết quả là thúc đẩy

lực lượng sản xuất phát triển và tăng năng suất lao

động, gắn sản xuất với thị trường v.v

— Thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất nhanh chóng, làm cho sự phân công chuyên môn hóa sản xuất

sâu sắc, hiệp tác hóa chặt chẽ, hình thành các mối liên

hệ kinh tế và sự phụ thuộc lẫn nhau của nhứng người

_ sản xuất, hình thành thị trường trong nước và thế giới

— Thúc đẩy quá trình tích tu va tap trung sản xuất

là cơ sở thúc đẩy quá trình dân chủ hóa, bình đẳng va

tiến bộ xã hội

— Kiến tạo được một đời sống tự do trong xã hội,

bảo đảm được quyền lợi cá nhân, khiến cho óc sáng kiến tư nhân nảy nở và khiến cho ý muốn người tiêu thụ

được tôn trọng vì người tiêu thụ được tự do trong vấn

đề lựa chọn

— Thực hiện được sự phát triển và sự thịnh vượng

về kinh tế."

- Tuy có nhiều ưu thế, nhưng kinh tế thị trường cũng chứa đựng hàng loạt các khuyết tật mà bản thân nó không thể tự giải quyết được Những khuyết tật đó là :

Trang 36

— Thị trường nhiều khi phát ra những tín hiệu sai,

không có khả năng định hướng lâu dài, bao quát do đó

dễ dàng đưa đến tình trạng mất cân đối giữa cung và

cầu, giữa sản xuất và tiêu dùng gây nên rối loạn thị trường, hiện tượng khủng hoảng kinh tế Mỗi lần khủng hoảng kinh tế, hàng hóa bị ứ đọng, nhân công bị thất nghiệp Theo đà phát triển công nghệ, các chu kỳ khủng hoảng kinh tế rút ngắn dần Ngày nay, cứ 8, 9 hay 10, 11 năm lại xảy ra một cuộc khủng hoảng kinh tế

— Hiện tượng lạm phát, phá sản và thất nghiệp dường như là những căn bệnh đặc trưng vốn có của kinh tế thị trường và chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau Nếu lạm phát cao, thì phá sản và thất nghiệp thấp ; ngược lại nếu lạm phát thấp thì phá sản và thất nghiệp lại cao Năm 1960 A.W Phillips nhà kinh tế Mỹ đã đưa ra biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa thất nghiệp

và việc tăng giá cả và tiền lương Biểu đồ này ngày nay

ở Mỹ người ta gọi là đường cong Phillips

Đường cong: Phillips cho thấy tỷ lệ tiền lương trên

trục dọc bên phải cao hơn tỷ lệ lạm phát trên trục dọc bên trái 2% là tỷ lệ tăng giá giả định của năng suất

lao động trung bình ; Lạm phát và thất nghiệp tỷ lệ nghịch với nhau - đó là nội dung quan trọng nhất của đường cong Phillips

Trang 37

AP/P _ = a 6 8 | 10 - S9 32 7L J9 E ng oO 6| {8 a xơ 5} 47 > > wo 4| 46 Z œ = 3L 45 2 E aL 14 `¬ 3 1Ị 43 ĐÐ 0 2 j8 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tỷ lệ thất nghiệp (%)

— Thị trường phát triển dẫn đến độc quyền và độc

quyền áp đảo cạnh tranh làm giảm động lực phát triển,

làm cho giá cả hàng hóa không do quan hệ cung cầu

chi phối mà do người bán độc quyền ấn định

— Thị trường trong nhiều trường hợp kìm hãm tiến bộ khoa học và công nghệ (khi độc quyền quá mức )

— Thị trường đẻ ra chiến tranh kinh tế gay gắt và nhiều khi ác liệt

— Thị trường tàn phá môi sinh một cách tàn bạo, khai thác cạn kiệt tài nguyên

— Thị trường gắn liền với hiện tượng mua bán gian lận, đầu cơ, hiện tượng cá lớn nuốt cá bé, có nghĩa là dựa vào tự do tư hữu, tự do cạnh tranh, "chủ lớn" dùng thủ đoạn để thao túng thị trường, gây suy sụp cho các

Trang 38

"chủ bé" để rồi đi đến độc quyền kinh tế trong ngành

mình Lúc đó "chủ lớn" tha hồ bóp chẹt người tiêu thụ — Phân "hóa người sản xuất thành kẻ giàu người _ nghèo, gây ra sự bất công trong xã hội : chủ bóc lột

_ thợ, thiểu số giàu, đa số nghèo, tạo ra sẽ chênh lệch về

- thu nhập giứa kẻ giàu và người nghèo ngày càng cao — Khu vực tư nhân sẽ không đầu tư vào hàng công cộng hoặc những lĩnh vực cần vốn lớn, chậm thu hồi hoặc tỉ suất lợi nhuận còn thấp mặc dù nó thiết yếu cho nền kinh tế Từ đó nó tạo ra những bất hợp lý, mất cân đối về kinh tế - xã hội

Tóm lợi : Kinh tế thị trường không phải là nền

kinh tế hoàn toàn thuần túy những mặt ưu điểm, mà

bên cạnh đó nó cũng chứa đựng hàng loạt những mặt khuyết tật nhất định mà bản thân nó không thể tự điều

chỉnh Chính vì vậy, sự can thiệp của Nhà nước vào ©

nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan

Mục đích cơ bản can thiệp của Nhà nước vào nền ` kinh tế thị trường là nhằm :

— Chita nhting căn bệnh, những khuyết tật vốn có

cho cơ chế thị trường, làm cho nó hiệu quả hơn

— Kết hợp với cơ chế thị trường cùng nhau giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội của một quốc gia, đảm bảo mọi điều kiện cần thiết (pháp luật, tài chính

- tiền tệ, xã hội) cho nền kinh tế hoạt động nhịp nhàng,

định hướng phát triển lâu dài cho đất nước Nói ngắn

gọn là nhằm tạo ra nền kinh tế hiệu quả (cả kinh tế — xã hội), có cơ cấu hợp lý, phát triển kinh tế nhanh, ổn

Trang 39

định, sử dụng hiệu quả mọi tiềm năng vốn có (nhân tài vật lực) của quốc gia

_Như vậy, trong cơ chế thị trường thuộc bất kỳ hình thái kinh tế - xã hội nào, vai trò của Nhà nước không hề bị suy giảm Tuy nhiên,"vai trò của Nhà nước trong - nền kinh tế thị trường và nền kinh tế kế hoạch hóa

tập trung hoàn toàn khác nhau Điều này biếu hiện ở chỗ, trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung Nhà nước can thiệp và kiểm soát tất cả các hoạt động kinh

tế —- xã hội, là cơ quan "Tổng chỉ huy" trực tiếp các "hoạt động kinh tế bằng các chỉ tiêu pháp lệnh, bằng

các mệnh lệnh hành chính Còn trong nền kinh tế thị trường Nhà nước chỉ đóng vai trò là người điều chỉnh vĩ mô đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, tức là điều chỉnh những khuyết tật mà kinh tế thị trường

không tự khắc phục được thông qua các công cụ, chính

sách, luật pháp Tuy nhiên, thực hiện được vai trò này -_ đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt vấn đề :

— Nhà nước nên can thiệp vào đâu, khí nào và mức

độ ra sao ? -

— Nhà nước can thiệp thông qua những công cụ gì

và tác động giữa các công cụ ra sao ?

Trong nền kinh tế thị trường vai trò kinh tế của Nhà nước được tập trung ở hiệu lực quản lý kinh tế vĩ mô, mà nhiều nhà kinh tế cho rằng nó được đánh giá

bởi mức độ hồn thiện của cơng thức Nhà nước mạnh

+ luật pháp hoàn chỉnh + thực lực kinh tế đủ mạnh Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước mạnh trước hết phải là Nhà nước giỏi chiến lược bao gồm biết hoạch

Trang 40

định, lựa chọn và tổ chức thực hiện chiến lược có hiệu quả cao nhất Nhờ đó mà nâng đỡ mọi doanh nghiệp,

mọi thành phần kinh tế lựa chọn được phương án đầu tư trong chiến lược dài hạn của họ nhưng không xen

vào quyết, định nghiệp vụ của họ

— Thứ hai, Nhà nước mạnh là Nhà nước biết kích

- thích các tác nhân kinh tế, biết khơi dậy mọi tiềm nang bằng một hệ thống chính sách thích hợp để khuyến khích tiết kiệm, đầu tư và giải quyết việc làm

— Thứ ba, Nhà nước mạnh không phải là Nhà nước can thiệp quá liều lượng vào nền kinh tế, mà là người điều hòa của nền kinh tế thị trường mở, tạo ra được mặt bằng kinh tế, luật pháp cho các thị trường để tăng cường tính cạnh tranh của mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế

— Thứ tư, Nhà nước mạnh phải được thể hiện ở cơ

cấu tổ chức và phương thức hoạt động của nó Đó là

một Nhà nước gọn nhẹ và thành thạo, không quản lý đất nước bằng số lượng nhân viên của mình hay bằng các quyết định tùy tiện mà bằng các viên chức Nhà nước không nhiều nhưng có trình độ cao Thực tế cho -

thấy rằng chiến lược giỏi, chính sách hay vẫn chẳng mang lại kết quả mong muốn nếu cơ cấu, bộ máy tổ chức Nhà nước cồng kènh, số lượng nhân viên càng đông thì hiệu lực hoạt động của bộ máy càng thấp, tập trung quan liêu tất dẫn đến chỉ huy phân tán

— Thứ năm, về thực lực kinh tế của Nhà nước Đây là vấn đề còn nhiều quan điểm trái ngược nhau Quan điểm cá nhân cho rằng Nhà nước có thực lực kinh tế

Ngày đăng: 08/05/2014, 21:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w