1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Tài chính công - nguyễn thị cành chủ biên, đại học quốc gia tp HCM, 2006

472 3,6K 20
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 472
Dung lượng 19,71 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH KHOA KINH TẾ

GS - TS NGUYEN THI CANH (chi bién)

TÀI CHÍNH CƠNG

(Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa và bổ sung)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA

4 NG BHDL=KTCR TP HỒ CHÍ MINH - 2006

Trang 2

_ GT 492 KT(V) _ oo % 121-2006/CXB/115-11ĐHQGTPHCM

Trang 3

LOI GIGI THIEU “p>

Với mong muốn vận dụng các lý thuyết kinh tế và tài chính hiện đại

đã và đang sử dụng ở tác nước phát triển vào điều kiện Việt Nam, chúng tôi đã biên soạn tài liệu giảng dạy môn học Tài chính cơng này dựa vào một số giáo trình được giảng dạy tại nhiều trường Đại học ở Hoa Kỳ Qua -

gần ba năm xuất bản, cuốn sách “Tài chính cơng” đã phục vụ làm tài liệu

giảng dạy mơn học “Tài chính cơng” cho các chương trình giảng dạy đại học và sau đại học thuộc chuyên ngành tài chính - ngân hàng và các

chuyên ngành kinh tế khác tại Khoa Kinh tế —- Đại học Quốc gia TP Hồ

Chí Minh đã cung cấp cho người học những kiến thức, các kỹ thuật hiện đại

trong phân tích, đánh giá chính sách Tài chính cơng Cuốn sách lần đầu tiên

xuất bản năm 2003 cũng được rất nhiều bạn đọc từ các trường đại học, viện

nghiên cứu trong cả nước quan tâm Để đáp ứng nhu cầu đào tạo, đảm bảo

chất lượng cao và phù hợp với điều kiện Việt Nam, chúng tôi đã chỉnh sửa

và bổ sung một số chương, mục trong lần tái bản này

Như đã nêu ở lân đầu xuất bản, nội dung chủ yếu của cuốn sách

này được biên soạn dựa trên sách giáo trình “Tài chính công” tái bản lần thứ 5 của tác gid Harvey S Rosen — Gido su trudng Dai hoc Princeton, Hoa Kỳ Ngồi giáo trình của Harvey S Rosen, trong quá trình biên soạn, chúng tơi có tham khảo một số sách, tài liệu giảng dạy khác về tài chính cơng như giáo trình “Tài chính cơng” của GS David N Hyman thuộc Đại

học Bang North Carolina, Hoa Kỳ và một số bài giảng của các trường đại

học khác tại Hoa Kỳ và bài giảng của chương trình Fulbright tại Việt

Nam Trong lần tái bản này, chúng tôi đã tham khảo thêm một số tài liệu liên quan đến chính sách tài chính cơng tại Việt Nam để bổ sung minh

họa ở các chương mục

Cuốn sách này được thiết kế thành ba phan Phan I, là phần mở đầu

giới thiệu môn học và các công cụ phân tích tài chính cơng, gồm có ba chương Chương một giới thiệu môn học Tài chính cơng, chính phủ, và

những hoạt động thu — chi của chính phủ, những quan điểm chính trị ảnh

hưởng đến mục đích của tài chính cơng nhằm cung cấp một khuôn khổ lý thuyết chung của hệ thống tài chính cơng sẽ được để cập ở các chương

Trang 4

các nhà kinh tế Tài chính cơng vận dụng bao gồm công cụ phân tích thực chứng và phân tích quy chuẩn Nếu như phân tích thực chứng liên quan

đến nguyên nhân và kết quả, đánh giá tác động của các chính sách Tài

chính cơng thì phân tích qui chuẩn đòi hỏi một khuôn khổ đạo đức rõ

ràng Bởi vì nếu khơng có khn khổ đạo đức thì sẽ khơng thể nói được

cái gì là tốt Các cơng cụ phân tích này sẽ được vận dụng xuyên suốt trong các chương thuộc hai phần tiếp theo của cuốn sách này

Phần II trình bày những vấn đề liên quan đến các khía cạnh chi tiêu ngân sách, chỉ tiêu công cộng và xem xét thực tế các chương trình chỉ tiêu của chính phủ Hoa Kỳ được đánh giá như thế nào, minh họa thêm các

chương trình, chính sách chỉ tiêu công của Việt Nam Phần này gồm có 7_

chương Ba chương 4, 5 và 6 trình bày minh họa những vấn để liên quan

đến lý thuyết của kinh tế học phúc lợi, chú trọng vào sự thất bại của thị

trường và nghiên cứu phân phối thu nhập là nguyên nhân chính để xét

đến các can thiệp của chính phủ, đây cũng là cơ sở kinh tế cho hoạt động của chính phủ Cụ thể là chương 4 sẽ để cập đến hàng hóa cơng và chỉ

tiêu của chính phu;, chương 5 liên quan đến ngoại tác và các chính sách như thuế, trợ cấp, cùng các quy định của chính phủ; chương 6 trình bày phân phối lại thu nhập và các vấn để về quan điểm liên quan đến phạm vi tác động của các chính sách chỉ tiêu công của chính phủ Chương 7 trình bày phân tích chỉ tiêu cơng dựa trên lý thuyết phân tích chỉ phí — lợi ích Lý thuyết này làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá các dự án đầu tư

công cũng như đánh giá các chính sách và chi tiêu công của chính phủ

Chương 8 sẽ giới thiệu các chương trình chỉ tiêu cho người nghèo của Hoa Kỳ và Việt Nam, cụ thể là giới thiệu kinh nghiệm về chính sách và cách tiếp cận phân tích đánh giá chính sách chi tiêu hỗ trợ cho người nghèo

Hai chương tiếp theo của phân này sẽ để cập đến các chính sách về bảo

hiểm xã hội Cụ thể là chương 9 sẽ đề cập đến chính sách an sinh xã hội,

bảo hiểm thất nghiệp và chương 10 liên quan đến các chính sách và các chương trình bảo hiểm y tế, giới thiệu các chương trình chi tiêu của chính phủ đối với bảo hiểm xã hội, cũng như các chính sách cơng có liên quan

đến cung cấp dịch vụ bảo hiểm mang tính xã hội

Trang 5

bày vấn đề thuế và phân phối thu nhập; chương 12 liên quan đến thuế và

hiệu quả của thuế; chương 13 để cập đến tính hiệu quả và công bằng của

thuế Kết thúc phần II là chương 14 - tổng quan về chính sách thuế tại Việt Nam Ba chương đầu của phần này trình bày khung lý thuyết cho

việc phân tích, đánh giá các chính sách thuế, chú trọng nhấn mạnh vấn để đánh thuế như thế nào để nâng cao tính hiệu quả kinh tế và khuyến khích

phân phối thu nhập “công bằng”; chương cuối cùng giới thiệu tổng quan

về chính sách thuế đang áp dụng tại Việt Nam

Trong từng chương của cuốn sách đều có tóm lược nội dung, đưa ra các câu hỏi thảo luận và tài liệu tham khảo Do kỹ thuật phân tích của

các chương liên quan nhiều đến các công cụ phân tích kinh tế vi mô bao

gồm các khái niệm như: đường bàng quan, hiệu ứng thu nhập, hiệu ứng

thay thế, thặng dư người sản xuất, thặng dư người tiêu dùng , nên sẽ có

phụ lục trình bày chỉ tiết về những vấn để này ở một số chương Các phụ lục này là những tài liệu tham khảo giúp cho người đọc có thể hiểu kỹ

hơn các nội dung phân tích của các chương có liên quan

Sách “Tài chính cơng” do tập thể giảng viên bộ môn Kinh Tế tài chính - ngân hàng, thuộc Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TPHCM thực

hiện Những người tham gia biên soạn lần đầu bao gồm:

I- GS.TS Nguyễn Thị Cành, Trưởng Bộ môn, chủ biên, trực tiếp biên soạn một mục chương 1 (phần 1), toàn bộ chương 6, chương 7, một

phân chương 8, toàn bộ chương 9 và chương 10 thuộc Phần II và chịu

trách nhiệm chỉnh sửa toàn bộ các phần, các chương của sách;

2- TS Trần Viết Hồng, Phó Bộ Môn, tham gia biên soạn chương 4,

chương 5 thuộc Phần II và chương1 1, chương12, chương 13, chương

14 thuộc Phần II;

3- Th.S Hoàng Công Gia Khánh tham gia biên soạn chương 1 thuộc

Phan I;

4- Th.S Cung Trần Việt tham gia biên soạn chương 2 và 3 thuộc

_" Phần ];

5- T§ Trương Quang Thông tham gia biên soạn một phần chương 8

Trang 6

Những chỉnh sửa so với xuất bản lần đầu: Hầu hết tất cả các

chương đều có chỉnh sửa, đặc biệt là đã phân tích làm rõ thêm các khái niệm, định nghĩa về Tài chính cơng, chỉnh sửa một số để mục, làm rõ, ngắn gọn hơn phần lý thuyết, và bổ sung minh họa những thí dụ về thực tế Việt Nam Ngoài ra, trong lần tái bản này, chúng tôi đã bổ sung thêm

chương 14 - Giới thiệu hay tổng quan về chính sách thuế tại Việt Nam

Công việc chỉnh sửa, bổ sung để tái bản sách “Tài chính cơng” lần này do những người sau đây thực hiện:

-1- GS.TS Nguyễn Thị Cành đảm nhiệm phần I: Giới thiệu môn học và các công cụ phân tích Tài chính cơng; và phan II: Cơ sở kinh tế cho hoạt động của chính phủ và phân tích chỉ tiêu công;

2- TS Tran Viết Hoàng đảm nhiệm phần II: Cơ sở lý luận, khung

phân tích thuế và tổng quan về chính sách thuế tại Việt Nam

Tuy nhiên, chúng tôi mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của bạn

đọc để cho lần tái bản tiếp theo sách sẽ được chỉnh sửa tốt hơn Mọi đóng

góp xin gửi về địa chỉ:

Bộ môn Kinh tế tài chính - ngân hàng, Khoa Kinh tế, Đại học Quốc gia TPHCM Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TPHCM

DT: 08 7220850; Fax: 08 720851 Email: canhnt @yahoo.com

Thay mặt tập thể tác gia,

Trang 7

PHẦN 1

GIỚI THIỆU MÔN HỌC VÀ CÁC CƠNG CỤ

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CƠNG

Quan điểm của mọi người về việc chính phủ chỉ đạo hoạt động tài chính như thế nào chịu ảnh hưởng rất nhiều vào các triết lý chính trị của họ Đối với một số người, ưu tiên hàng đầu là tự do của cá nhân,

nhưng một số khác thì quan tâm đến các khía cạnh của lợi ích cộng

đơng Những triết lý khác nhau có thể và sẽ dẫn đến những bất đồng

về phạm vi thích hợp trong hoạt động kinh tế của chính phủ

Tuy nhiên, những quan điểm nhạy bén vê chính sách cơng khơng

chỉ địi hỏi một triết lý chính trị mà còn phải am hiểu về hoạt động

của chính phủ là gì; những quyên lực hợp pháp để chỉ đạo chính sách

kinh tế thuộc về đâu; chính phủ chỉ tiêu vào những khoản nào và làm

sao để tăng nguồn thu ngân sách Chương 1 giới thiệu mơn học tài

chính công theo các quan điểm khác nhau, thảo luận về những quan

điểm chính trị ảnh hưởng như thế nào đến mục đích của tài chính công và phác thảo hoạt động của hệ thống tài chính cơng của Hoa Kỳ và Việt Nam Nó cung cấp một khuôn khổ lý thuyết chung của ne thống tài chính công sẽ được thảo luận ở những chương sau

Chương 2 và 3 giới thiệu những cơng cụ phân tích được các nhà

kinh tế tài chính vận dụng Chương 2 tập trung vào những công cụ |

phân tích thực chứng liên quan đến những trình bày về nguyên nhân

và kết quả Vấn đề ở đây là các nhà kinh tế phải làm như thế nào để

đưa ra con số cho thấy những tác động của các chính sách khác nhau |

của chính phủ Tuy nhiên, chúng ta cân xác định không chỉ những tác

động của các chính sách của chính phủ, mà cịn xác định xem có nên

đưa ra những kết quả theo một lẽ thường nào đó hay khơng Đây là vai

trị của phân tích quy chuẩn, nó địi hỏi một khuôn khổ đạo đức rõ ràng, bởi vì nếu khơng có nó sẽ khơng thể nói được cái gì là tốt Khuôn khổ đạo đức này sẽ được đề cập ở chương 3

Trang 8

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU MÔN HỌC TÀI CHÍNH CƠNG,

CHÍNH PHỦ VÀ HOẠT ĐỘNG THU - CHI

'CỦA CHÍNH PHỦ

Tài chính cơng khơng có gì khác hơn là cuộc thảo luận phức tạp về mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước Khơng có mơn học nào được đào

tạo tốt hơn tài chính cơng

Vaclav Klaus — Nguyên Thủ tướng CH Séc

1.1 CÁC KHÁI NIỆM, ĐỊNH NGHĨA, VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MÔN HỌC “TÀI CHÍNH CƠNG”

Tài chính cơng là gắn với các hoạt động kinh tế của chính phủ Tuy nhiên, chính phủ được hình thành trên các hệ tư tưởng chính trị khác nhau,

vì thế ít nhiều sẽ có ảnh hưởng đến đặc điểm hình thành chính sách công,

và nội dung hoạt động tài chính cơng Chính phủ là cần thiết Xét cho

cùng mọi quốc gia đều phải có chính phủ, nhưng đồng thời chính phủ vẫn

có những khía cạnh phiên phức Những cảm nghĩ này về chính phủ gắn chặt với những hoạt động thu thuế và chỉ tiêu của chính phủ Nhà vua sẽ

phân phối tất cả các thứ mà con người cần nhưng chỉ khi họ phải trả gid

Nguồn thu cho tất cả những khoản chỉ tiêu của chính phủ cuối cùng cũng

đến từ khu vực tư nhân Nhà tiên tri học Samuel đã giải thích rất sinh động rằng thuế có thể trở thành một gánh nặng nghiêm trọng dưới chế độ quân chủ như sau:

“Đây sẽ là lề lối của một ông vua, người sẽ ngự trị tất cả các

bạn; ông ta sẽ cướp đi những đứa con trai của các bạn và triệu tập

chúng đến với ông ta để đánh trận và để làm ky sĩ cho ông ta, và

Trang 9

nho và những vườn ôliu của các bạn, ngày càng nhiều những 8ì tốt nhất của các bạn để phục vụ cho ơng ta Ơng ta sẽ lấy đi 1 phần 10 những bông sợi của các bạn và các bạn sẽ trở thành người hâầu cho ơng ta Đến lúc đó các bạn sẽ khóc vì vị vua này, người mà các bạn sẽ phải chọn ”

Nhiều thế kỷ đã trôi qua, những suy nghĩ pha trộn về chính phủ vẫn

còn tổn tại, và hầu hết những tranh luận vẫn còn xoay quanh các biểu hiện hoạt động tài chính của chính phủ - là đối tượng của môn học Tài

chính cơng Cuốn sách này để cập đến các hoạt động thu thuế và chỉ tiêu

của chính phủ là đối tượng của môn học Tài chính cơng Thuật ngữ này có

khi bị gọi nhầm bởi vì những vấn để nền tảng của nó đơi khi khơng phải

là tài chính (tức là liên quan đến tiền tệ) Hơn nữa, các vấn đề then chốt lại liên quan đến việc sử dụng các nguồn lực thực có Vì lý do này mà nhiều tác giả lại thích gọi bằng cái tên như Kinh tế học của khu vực công hay đơn giản hơn là Kinh Tế Công Dưới đây sẽ giới thiệu các định nghĩa về Tài chính cơng theo các học thuyết cổ điển và hiện đại

Định nghĩa Tài chính cơng của học thuyết cổ điển

"Theo quan niệm cổ điển (GS Duverger — Finances Publique — Dai

Học Paris,1965), Tài chính cơng là khoa hoc nghiên cứu những phương tiện mà một quốc gia sử dụng để tìm kiếm và sử dụng các nguồn lực (tài nguyên) cần thiết nhằm tài trợ cho các chỉ tiêu công bằng cách phân bổ cho mọi công dân những gánh nặng do chỉ tiêu công gây ra Với định

nghĩa này Tài chính cơng có thể hiểu là:

Thứ nhất, Tài chính cơng là một khoa học nghiên cứu sự tài trợ cho chỉ tiêu công Sự hiện hữu của thuế, hay một nguồn tài nguyên công là để tài trợ cho chỉ tiêu cơng Tín dụng cơng, dùng để chỉ trả các chỉ tiêu công mà các nguồn tài nguyên như thuế, hoa lợi công sản không đủ để ứng phó

Thứ hai, Tài chính công là khoa học nghiên cứu sự phân bổ các c gánh nặng của quốc gia Tài nguyên của một quốc gia là những gánh nặng công cộng mà toàn dân phải gánh vác Ấn định mức thuế mà mọi người

phải đóng tức là phân bổ các gánh nặng công Sự thiết lập ngân sách cũng

Trang 10

nặng là bao nhiêu tiền, phần thu ấn định những quy tắc phân bổ gánh

nặng một cách công bằng giữa các công dân

Định nghĩa Tài chính cơng theo các quan niệm hiện đại

Cũng theo GS Duverger — Finances Publique — Dai Hoc Paris, 1965, theo quan niệm mới, Tài chính cơng gắn với vai trị của chính phủ trong sử dụng các nguồn lực (tài nguyên) để can thiệp và tác động có hiệu quả vào nên kinh tế Theo cách nhìn này thì kỹ thuật tài chính là những

phương tiện để chính phủ can thiệp một cách có hiệu quả vào quá trình

phát triển kinh tế xã hội của quốc gia Định nghĩa Tài chính cơng cũng được mở rộng theo quan điểm này Theo đó, Tài chính công là khoa học

nghiên cứu các hoạt động của chính phủ và việc chính phủ sử dụng các kỹ

thuật đặc biệt để tác động vào nên kinh tế xã hội như các chính sách chỉ

tiêu cơng, chính sách thuế, chính sách tiễn tệ, ngân sách Với định nghĩa này Tài chính cơng có chức năng rộng hơn

Thứ nhất, việc sử dụng thuế quan là để phát triển kinh tế, đảm bảo

tính cơng bằng xã hội chứ không chỉ là để cung cấp tài nguyên phục vụ chỉ tiêu công của chính phủ Chẳng hạn, tăng thuế là để đánh vào các doanh nghiệp có sản phẩm mà quốc gia không muốn có nhiều và giảm thuế là khuyến khích các ngành kinh tế, sản phẩm mà quốc gia muốn

khuyến khích phát triển vì lợi ích chung của nền kinh tế

Thứ hai, việc thiết lập ngân sách phải đảm bảo thu và chỉ của nhà

nước phù hợp với nền kinh tế Nhà nước phải có biện pháp tài chính để duy trì giá trị vững chắc của đơn vị tiền tệ Khi nên kinh tế thịnh vượng,

- cầu tài sản và dịch vụ vượt cung của sức sản xuất, chính phủ phải giảm

cầu bằng cách thu hút về công quỹ phần dư của mại lực Ngược lại khi nên kinh tế ở giai đoạn đình trệ, nhà nước phải tổ chức làm sao cho bội chi kích thích hoạt động kinh tế hay còn gọi là biện pháp kích cầu

Trọng tâm của chúng ta là nhắm vào chức năng kinh tế vi mô của

chính phủ, đường lối của chính phủ ảnh hưởng đến việc phân bổ các nguồn lực và phân phối thu nhập như thế nào Ngày nay, chức năng | kinh '

tế vĩ mơ của chính phủ — sử dụng các chính sách thuế, chỉ tiêu và tiên tệ để tác động đến tỷ lệ thất nghiệp và mức giá thường được đưa vào

giảng dạy ở các môn học riêng biệt

Trang 11

Đôi khi phạm vi của tài chính cơng khơng chính xác rõ ràng Những chính sách điều hành của chính phủ có tác động lớn đến việc phân bổ các nguồn lực Các chính sách như vậy có những mục tiêu mà đôi khi có thể

đạt được bằng các thước đo về chỉ tiêu hay thu thuế của chính phủ Ví dụ,

nếu chính phủ muốn giới hạn quy mô hoạt động của các cơng ty thì một

chính sách có thể thực hiện là đánh thuế cao vào những công ty lớn Một

cách khác nữa là đưa ra các quy định về thành lập cơng ty, theo đó cơng ty phải có vốn vượt quá vốn pháp định Tuy nhiên, trong khí thuế cơng ty là một đối tượng được nghiên cứu kỹ lưỡng trong tài chính cơng, |! thì vấn đề chống độc quyền chỉ được đề cập đến sơ lược trong các nội dung của _ tài chính cơng và thay vào đó được nói nhiều trong những khóa học về tổ chức công nghiệp Trong khi việc thực hiện điều này dường như trở nên

tùy tiện thì điều cần thiết là phải giới hạn phạm vi của từng lĩnh vực Tài

liệu giảng đạy này đi theo hướng truyền thống là đặt trọng tâm vào những

hoạt động chỉ tiêu và những hoạt động để tăng thu nhập của chính phủ Như vậy, theo quan điểm hiện đại, đài chính công là lĩnh vực kinh ˆ

tế nghiên cứu các hoạt động của chính phủ và các phương cách lựa chọn

chỉ tiêu tài chính của chính phủ Khi nghiên cứu Tài chính cơng, chúng ta

sẽ học về cơ sở kinh tế cho các hoạt động của chính phủ Mục tiêu chủ

yếu của việc phân tích là để hiểu tác động của các chỉ tiêu, các quy định, thuế và vay mượn của chính phủ lên động cơ làm việc, đầu tư và sử dụng thu nhập

1.2 TÀI CHÍNH CƠNG VÀ HỆ TƯ TƯỞNG

Các chuyên gia về Tài chính cơng khơng chỉ phân tích tác động của các hoạt động đánh thuế và chỉ tiêu hiện thời của chính phủ mà còn phải

xem xét các hoạt động này nên như thế nào Các xem xét đã đề cập đến

việc chính phủ thực hiện chức năng trong nền kinh tế chịu ảnh hưởng bởi những quan điểm liên quan đến mối quan hệ giữa cá nhân và nhà nước

như thế nào Những triết lý chính trị được phân thành hai cách tiếp cận chính dưới đây:

1.2.1 Quan điểm của chính phủ về tổ chức

Xã hội được nhận thức như là một tổ chức tự nhiên Mỗi cá nhân là một phần của tổ chức này và chính phủ có thể được xem như là trái tim

Trang 12

của nó Yang - chang - chi, một thầy giáo về đạo đức của Mao Trạch

Đông ở Bắc Kinh đã nói rằng:”Mỗi quốc gia là một tổ chức hoàn chỉnh,

cũng giống như cơ thể con người cũng là một tổ chức hoàn chỉnh Nó

khơng giống như một cái máy mà ta có thể tháo rời một bộ phận và gắn bộ phận khác vào.” (trích dẫn trong Johnson, 1983, trang 197) Mỗi cá

nhân có ý nghĩa như là một phần của cộng đồng, và thành tích của mỗi cá

nhân được công nhận vào thành tích của tồn thể cộng đồng Vì vậy, cộng đông được tạo ra tự nhiên Ví dụ, trong nên Cộng hòa Plato, một hoạt -

động của người dân là đáng mong muốn khi nó có khả năng đưa đến xã

hội cơng bằng Có lẽ hầu hết những xét xử về việc quyển công dân theo

quan điểm tổ chức của chính phủ là được hình thành từ chủ nghĩa quốc xã: -

“Xã hội chủ nghĩa dân tộc không cơng nhận vị trí xã hội của từng cá nhân

riêng biệt nếu tách rời khỏi cộng đồng, mà những cá nhân phải được nhà nước bảo vệ cẩn thận để tránh bất kỳ trở ngại nào Nên mỗi hoạt động

hằng ngày trong cuộc sống đều mang đầy ý nghĩa và giá trị để phục vụ - cho toàn thể cộng đồng (Struckart and Globke 1968, trang 330)

Các mục tiêu của xã hội do nhà nước đặt ra và nhà nước đã hướng xã hội thực hiện các mục tiêu đó của họ Dĩ nhiên, việc lựa chọn mục

tiêu sẽ khác nhau đáng kể Theo quan điểm Plato, mục tiêu của nhà

nước cần phải đạt đến thời kỳ hoàn kim theo đặc điểm và hoạt động của con người sẽ được hướng dẫn bởi sự hợp lý hoàn hảo nhất Mặt khác,

Adolf Hitler (1971/1925, trang 393) đã xem xét mục tiêu của nhà nước

¡xà đạt được sự trong sạch về chủng tộc:”Nhà nước là một phương tiện để

đạt sự cứu cánh Sự kết thúc của nó nằm trong sự duy trì và thăng tiến

của những người thuần nhất.” Theo Lénin, nhà nước vô sản mới là mục tiêu để “lãnh đạo toàn dân đi đến chủ nghĩa xã hội, gồm những nhà

giáo, người hướng dẫn, nhà lãnh đạo toàn bộ công việc và mọi người bị

bóc lột ”' | |

_ Bởi vì các mục tiêu của xã hội có thể khác nhau, và điều cốt yếu là chúng sẽ được chấp nhận như thế nào Những người để xướng quan điểm

tổ chức thường lập luận rằng những mục tiêu chắc chắn là tự nhiên cho

các tổ chức xã hội theo đuổi Việc theo đuổi quyền lực tối cao toàn bộ

một vùng địa lý nào đó là ví dụ cho mục tiêu tự nhiên này (Quan điểm

Trang 13

Tuy nhiên, mặc dù thực tế là các triết gia đã cố gắng qua nhiều thế kỷ để

giải thích như thế nào là tự nhiên, câu trả lời vẫn chưa được làm rõ

1.2.2 Quan điểm của chính phủ về cơ chế

Theo quan điểm này thì chính phủ không là một bộ phận tổ chức của

xã hội Hơn thế, nó là một sự sắp xếp được tạo ra bởi những cá nhân để

thuận lợi hơn trong việc đạt đến những mục tiêu cá nhân của họ Vào năm 1829, một chính khách Mỹ - ông Henry Clay — da dé xuat:”Chinh

phủ là một sự tín nhiệm và những viên chức chính phủ là những người

được tín nhiệm; cả sự tín nhiệm và người được tín nhiệm đều phải đem lại

lợi ích chung cho mọi người” Mỗi cá nhân đều có một vị trí quan trọng

đối với toàn cộng đồng |

- Mọi người đều thừa nhận rằng chính phủ tổn tại là vì lợi ích của mọi người, và chúng ta vẫn còn bị lãng quên trong việc xác định rõ về lợi ích

và chính phú phải hành động như thế nào để làm tăng lợi ích Hầu như có

một sự thoả thuận chung rằng điều tốt đẹp cho mỗi cá nhân là khi họ

được chính phủ bảo vệ khỏi các cuộc bạo động Để làm điều này, chính

phủ phải được độc quyền về quyển lực cưỡng bức Mặt khác, tình trạng -_

vơ chính phủ sẽ gia tăng và như triết gia Thomas Hobbes (1963/1651, trang 143) đã viết vào thế kỷ 17: “Cuộc sống con người nếu khơng có

chính phủ sẽ trở nên cô độc, xấu xa, tàn bạo và ngắn ngủi” Hobbes đã

xác nhận qua các quan sát về những sự kiện mới đây ở Somalia, một quốc gia vơ chính phủ và bạo động lan rộng Tương tự, trong sách “Sự thịnh

vượng của quốc gia” của Ađam Smith, ông đã chỉ ra rằng “chính phủ nên

bảo vệ xã hội khỏi nạn bạo động và sự xâm lược của các quốc gia khác”,

và “bảo vệ bằng tất cả khả năng có thể của mình đối với mỗi thành viên

trong xã hội khỏi những áp bức, bất công.” (1971/1776, quyỀn 5, trang

182, 198)

Tuy nhiên, chức năng của chính phủ cũng cần có những giới hạn nhất định để tránh tình trạng có nhiều thành viên chính phủ trở thành áp bức mà thiếu tính khách quan Hơn nữa, Ađam Smith cũng cho rằng chính phủ

nên có trách nhiệm trong việc “xây đựng và bảo vệ những công việc chung và những thể chế công nào đó, và điều này khơng thể vì lợi ích của

bất cứ cá nhân hay của nhóm cá nhân nào” Ở đây người ta nghĩ về

những đối tượng như hệ thống cầu đường, cống rãnh, tức chính phủ cần

Trang 14

phải, thực hiện chức năng đảm bảo cơ sở hạ tầng cho xã hội (1977/1776,

quyển 5, trang 210 — 211)

Theo quan điểm này, những ý kiến nằm trong quan điểm về cơ chế

đã có phân rõ Những người tán thành chủ nghĩa tự do thì tin vào quyền lực có giới hạn của chính phủ, họ lập luận để chống lại bất kỳ vai trị nào

của chính phủ trong nên kinh tế Theo Ađam Smith, “mỗi con người, cho

tới khi họ không cịn vì phạm pháp luật nữa, thì họ hồn tồn đánh mất tự do của mình để theo đuổi lợi ích của mình bằng con đường của chính

mình ” (1971/1776, quyỀn 5, trang 180) Những người theo chủ nghĩa tự do thì hồi nghi rất nhiều vào khả năng cải tạo phúc lợi xã hội của chính phủ Như Thomas Jefferson đã nhận xét một cách cay cú:

“Đôi khi con người không thể đặt niềm tin vào nhà nước của mình Khi đó, có thể anh ta sẽ tin tưởng vào một chế độ khác? Hoặc chúng ta phải tìm một quyên lực tối cao nào đó để lãnh đạo chúng ta? Hãy để

cho lịch sử trả lời điều này ” ˆ

Ngược lại, những người theo quan điểm xã hội dân chủ thì tin rằng sự

can thiệp của chính phủ có giá trị thực sự đối với lợi ích của mỗi cá nhân Những sự can thiệp này có thể được thực hiện theo nhiều hình thức khác

nhau như sự bảo đảm an toàn nơi làm việc, luật cấm phân biệt chủng tộc, sự phân biệt giới tính trong việc cấp nhà ở và những trợ cấp phúc lợi xã

hội cho người nghèo Khi những người xã hội dân chủ phải đối diện với sự

chống đối mà những can thiệp như vậy có thể đụng chạm đến quyền tự do

cá nhân thì họ đã nhanh trí phản ứng lại rằng tự do ám chỉ sự ít hiện diện hơn sự áp bức thể chất Một cá nhân bị bần cùng hóa có thể có quyền tự

do chỉ tiêu từ thu nhập của mình lúc nào anh ta muốn, nhưng phạm vi của

quyển tự do đó là hồn tồn bị giới hạn Dĩ nhiên, giữa quan điểm của những người theo chủ nghĩa tự do và những người theo chủ nghĩa dân chủ xã hội là một chuỗi các quan điểm đối với phạm vi thích hợp về sự can: thiệp của chính phủ

1.2.3 Quan điểm đề cập trong sách này

Với quan điểm rằng mỗi cá nhân chứ không phải một nhóm người là

hết sứe quan trọng và có những mối quan hệ khác nhau Historian Lawrence Stone (1977; trang 4 — 5) lưu ý rằng, trước thời kỳ hiện đại:

Trang 15

Nhìn chung, người ta chấp nhận rằng lợi ích của một nhóm, có thể là một dịng tộc hoặc một làng hoặc nhiều hơn là một nhà nước, đã mang đến ưu đãi đối với mong muốn của một cá nhân và đã đạt được mục đích của anh ta “Cuộc sống, tự do và theo đuổi hạnh phúc ” là lý tưởng sống cơ bản của mỗi cá nhân, con người đã được giáo ‹ dục từ thế kỷ 16 chắc chắn sẽ phải bác bỏ những mục tiêu ban đâu về lợi

ích xã hội

Tuy nhiên, từ khi đó, quan điểm về cơ chế của chính phủ đã trở thành

thống trị trong suy nghĩ chính trị của những người Mỹ gốc Anh Nhưng ưu

-_ thế này chưa phải là tất cả Một người nào đó có thể đưa ra yêu sách là

mọi việc đều được làm vì “lợi ích quốc gia” khơng xem xét đến phúc lợi xã hội của một cá nhân hay một nhóm nào, hoàn toàn là một quan điểm theo tổ chức Một cách khái quát, ngay cả trong xã hội mà chủ nghĩa cá nhân được để cao, đôi khi con người cảm thấy cần thiết phải hành động

thay mặt cho quốc gia, kể cả khi phải hy sinh cuộc sống của họ cho quốc gia Như là Kenneth Arrow (1974, trang 15) đã nhận xét: “Sự căng thẳng

giữa xã hội và cá nhân là không thể tránh khỏi Các yêu cầu của họ làm © tranh đấu bên trong lương tâm mỗi cá nhân cũng giống như trên vũ đài xung đột xã hội °

Chúng ta không ngạc nhiên khi những ý tưởng kinh tế của người Mỹ

gốc Anh cũng phát triển theo chủ nghĩa cá nhân Mỗi cá nhân và những

nhu câu của họ là trọng tâm của những dòng chảy kinh tế, điều này đã

được để cập trong phần này Tuy nhiên, như đã được dé cập trước đây trong chủ nghĩa cá nhân truyền thống, đã có nhiều các cuộc tranh luận về

vai trị thiết thực của chính phủ phải được thực hiện như thế nào Do đó,

chấp nhận quan điểm về cơ chế tự nó khơng thể cung cấp cho chúng ta hệ

tư tưởng để nói được rằng một sự can thiệp cụ thể nào đó của chính phủ

vào nên kinh tế là có nên hay khơng

Điều này thì quan trọng bởi vì chính sách kinh tế không chỉ đơn thuần

dựa trên việc phân tích kinh tế Những khao khát về phương cách hành động (hoặc không hành động) của chính phủ chắc chắn phụ thuộc một phần vào đạo lý và phán xét đạo đức về chính trị Khi mà nước này vẫn

còn tiếp tục tranh cãi quá nhiều về những vấn để của tài chính cơng thì

Trang 16

những người có lý lẽ sẽ có thể khơng đồng tình với điểu này Chúng ta cố

gắng để phản ánh các quan điểm khác nhau càng khách quan càng tốt 1.3 SƠ LƯỢC VỀ CHÍNH PHỦ

Như đã nêu, hệ tư tưởng có thể có ảnh hưởng đến quan điểm của mỗi

con người đối với phạm vi hoạt động thích hợp của chính phủ Tuy nhiên,

để hình thành những quan điểm đúng đắn về chính sách cơng địi hỏi nhiều vấn để khác hơn nghiên cứu hệ tư tưởng Chúng ta cũng cần phải có

những thơng tin về việc chính phủ thật sự thực hiện các chức năng như thế nào Những ép buộc hợp pháp nào được đặt lên cho khu vực cơng? Chính phủ chỉ tiêu vào những việc gì và việc chi tiêu này được tài trợ như thế

nào? Trước khi nghiên cứu sâu chỉ tiết hệ thống tài chính cơng của Hoa Kỳ, chúng tôi để cập một cách ngắn gọn và khái quát về những vấn đề

này Ngoài ra, trong mục này sẽ nêu một bức tranh tổng quan về một số điều quy định của luật Ngân sách Việt Nam, cũng như khái quát về thu chỉ ngân sách của Việt Nam

1.3.1 Khuôn khổ pháp luật

Mỗi quốc gia có một khuôn khổ pháp luật riêng phụ thuộc vào chế độ:

chính trị và bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của mỗi nước Nhìn chung, các quan tâm của người sáng lập về sự can thiệp của chính phủ vào nên kinh tế được phản ánh trong Hiến Pháp Nhiễu nước phương tây như Hoa

Kỳ, Úc, Đức xây, dựng nhà nước theo thể chế liên bang, bang Trước

tiên, chúng ta thảo luận về những điều khoản theo hiến pháp liên quan

đến các hoạt động chỉ tiêu và, đánh thuế của chính phủ Liên bang, và sau

đó quay trở lại các bang Dưới đây sẽ xem xét trường hợp của Hoa Kỳ

Chính phủ Liên bang: Theo điều 1, mục 8 Hiến pháp Hoa Kỳ cho phép Quốc hội “(hanh toán các khoản nợ và cung cấp cho hệ thống quốc

phòng và phúc lợi xã hội chung của Mỹ” Trong nhiều năm, khái niệm

phúc lợi xã hội đã được Quốc hội và Hội đồng giải thích một cách đại khái Hiện nay, khơng có sự ràng buộc nào đối với chỉ tiêu của chính phủ Hiến pháp Hoa Kỳ không đưa ra giới hạn chỉ tiêu của liên bang hoặc là

quy mô tuyệt đối hay quy mô tương đối đối với nên kinh tế Những dự

luật về chỉ phí hợp lý (cũng như là những điều luật khác trong thực tế) có

thể đều bắt nguồn từ Nghị viện Một dự luật đặc biệt sẽ trở thành luật

Trang 17

pháp khi nó nhận được đa số phiếu bầu của Nghị viện và được Tổng

thống phê duyệt Nếu Tổng thống không chấp nhận một dự luật, nó vẫn có thể trở thành luật pháp nếu nó nhận được 2/3 số phiếu bầu của mỗi

Nghị viện (Thượng nghị viện và Hạ nghị viện)

Quốc hội sẽ tài trợ cho những chỉ tiêu này như thế nào? Theo điều 1,

mục 8 về chính sách thuế của liên bang: “Quốc hội có quyển đưa ra chính sách thuế và thu các loại thuế như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt ” Những dự luật về chỉ tiêu không giống nhau là “tất

cả những dự luật nhằm làm tăng ngân khố quốc gia được đưa ra từ Hạ NGHỊ VIỆN” (Điều 1, mục 7)

Trong tình trạng bất mãn nghiêm trọng đối với chính sách thuế của

chính phủ Anh trong suốt thời kỳ thực dân, những ép buộc trong quyền lực

về thuế của chính phủ được xem xét kỹ lưỡng, và được mô tả như sau:

1 “Tất cả các loại thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ

đặc biệt sẽ được thực hiện đồng bộ trong toàn nước Mỹ.” (điều 1, mục 8) Quốc hội khơng có sự phân biệt giữa các bang khi thiết lập biểu thuế suất Nếu Chính phủ Liên bang đánh thuế vào mặt hàng xăng dầu, thì

thuế suất của nó phải đồng nhất giữa các bang Điều này không cho thấy

rằng những khoản thu thuế tính theo đâu người của mỗi bang là như nhau

Có lẽ, ở nhiều bang, số người lái xe nhiều hơn mức trung bình và phải có

nghĩa vụ thuế cao hơn, trong điều kiện các vấn để khác là như nhau Do đó, vẫn có thể (và thực tế là như vậy) là các loại thuế khác nhau sẽ dẫn đến một số bang sung túc hơn các bang khác

2 "Khơng có loại thuế trực thu nào được đưa ra, trừ khi tương xứng

với việc điều tra dân số hay những thống kê trong tài liệu này trước khi được đưa ra thực hiện." (theo điều 1, mục 9) Thuế trực thu là loại thuế thu trên một cá nhân chứ không thu qua hàng hóa Về cơ bản, điều khoản

này nói rằng, nếu nước A có dân số đông gấp đôi nước B, thì thuế trực thu

mà quốc hội nước A thu được sẽ được lợi gấp đôi so với nước B

Cuối thế kỷ 19, những nỗ lực để đưa ra chính sách thuế thu nhập của

liên bang đã khơng được tịa án tối cao công bố hợp pháp bởi vì việc đánh

thuế thu nhập này đã đưa đến những gánh nặng về thuế của nhà nước mà không tương xứng với dân số Chỉ có một cách để công bố thuế thu nhập

Trang 18

là phải thông qua việc sửa đổi, điều chỉnh hiến pháp Lần sửa đổi thứ 16, được phê chuẩn năm 1913 của chính phủ, “Quốc hội sẽ có quyền đánh

thuế và thu thuế thu nhập, cho dù nó có nguồn gốc xuất phát từ đâu, khơng có sự phân biệt giữa các bang và khơng kể đến tình hình dân số cũng như những thống kê." Hiện nay, thuế thu nhập cá nhân là một trong

những khoản thu chính trong nguồn thu nhập của chính phủ Liên bang

3 “Sẽ không ai bị cướp đi cuộc sống, quyền tự do và quyên sở hữu,

không kể những trường hợp phải chịu sự xử lý của pháp luật; cũng sẽ

khơng có quyền sở hữu cá nhân nào bị tước đoạt để sử dụng cho mục đích

cơng, ngoại trừ việc bị xử lý buộc phải bôi thường hay đến bù.” (sửa đổi

lần 5) Theo quan điểm này của chính sách thuế, điều này có nghĩa là luật

thuế sẽ tạo nên những sự khác biệt có thể xảy ra Tuy nhiên, không phải

lúc nào cũng dễ dàng để khẳng định những khác biệt nào là “có khả năng”, và nó phải là một phần phát triển của việc lập pháp và các quá

trình phán xét của tịa án

4 “Khơng có bất cứ một loại thuế hay trách nhiệm nào trong lĩnh vực

xuất khẩu được công bố từ bất cứ bang nào.” (điều 1, mục 9) Điều khoản này để cập đến việc đảm bảo cho những bang ở phía Nam trong việc xuất

khẩu thuốc lá của họ và.những hàng hóa khác sẽ khơng bị chính phủ trung

'ương gây trở ngại Điểu này có tác động nhỏ đến sự phát triển của hệ

thống tài chính cơng

Chính phủ liên bang khơng yêu câu phải tài trợ để bù đắp hết tất cả

những chỉ tiêu của chính phủ Nếu chỉ tiêu vượt quá nguồn thu ngân sách, thì “vẫn có thể vay mượn từ quỹ tín dụng của nhà nước Mỹ” (điều 1, mục 8) Ngay lập tức, hiến pháp được sửa đổi để có được sự cân đối ngân sách

liên bang và nhận được một vài sự ủng hộ, nhưng nó không đủ để hiến

pháp được thơng qua

Bang và chính quyển địa phương: Theo lần sửa đổi thứ 10, “hiến

pháp không giao quyền lực cho nhà nước liên bang, và cũng không ngăn

cấm quyển lực của các bang, mà quyển lực được duy trì đối với các bang

và những con người tương ứng.” Vì vậy, phân quyền lực rõ ràng cho các bang tương ứng trong chỉ tiêu và đánh thuế là không cần thiết Tuy nhiên ˆ hiến pháp cũng giới hạn các hoạt động kinh tế của các bang Theo Điều

1, mục 10 đã xác định: “Không có bất cứ một bang nào, ngoại trừ được

Trang 19

các phiên họp quốc hội thông qua, được công bố bất cứ một loại thuế

nhập khẩu hay thuế hải quan nào lên hàng hóa nhập hoặc xuất khẩu.” Vì vậy, chính sách kinh tế quốc tế phải dø chính phủ liên bang quyết định

Hơn nữa, nhiều điều khoản trong hiến pháp đã được giải thích cũng như yêu cầu nhà nước không được đánh thuế một cách quá tùy tiện, khơng có

sự phân biệt đối xử với người nước ngồi cũng như khơng được đánh thuế cao vào hàng nhập khẩu từ các bang khác cũng như các nước khác Ví dụ,

năm 1986, Tịa án tối cao đã công bố một đạo luật của bang Alaska là

không phù hợp với hiến pháp về việc quy định 95% số công nhân trong

các dự án công cộng phải là người Alaska

_ Các bang có thể phải tự chịu những giới hạn trong chỉ tiêu và đánh thuế theo các quy định luật lệ của chính họ Các quy định luật của bang là

khác biệt cơ bản đối với những loại vấn để kinh tế mà chúng có liên quan

đến Trong những năm gần đây, một trong những phát triển thú vị về Tĩnh vực tài chính cơng đã làm chuyển đổi ở một số bang trong việc sửa đổi bổ

sung một số quy định về việc giới hạn phạm wi chi tiêu của khu vực công Từ một quan điểm pháp lý, quyển lực của chính phủ địa phương trong việc đánh thuế và chỉ tiêu đã được các bang công nhận, giống một phán xét được đưa ra từ thế kỷ 19 như sau:

Các hội đồng thành phổ có được nguồn gốc của họ để tìm thấy tồn

bộ quyền lực và các quyển của họ từ cơ quan lập pháp bang Điều này

tạo nên sức sống cho các hội đồng thành phố, mà không kể đến việc các

tổ chức này không thể tổn tại được Nó có thể được lập ra và nó cũng có

thể bị triệt tiêu Nếu nó có thể bị triệt tiêu thì nó cũng có thể bị hạn chế

và bị kiểm soát (City of Clinton v Cedar Rapids, 1868.)

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu chỉ nhận xét một cách thiển cận về sự

thiếu hụt ngân khố của chính quyền địa phương tự trị Ở nhiều thành phố và thị trấn có những quyền lực chính trị cốt yếu và lại khơng có trách

nhiệm trong việc hoàn thành những mong muốn của chính quyền bang và

liên bang Một sự tiến bộ thú vị trong những năm gần đây là có sự cạnh

tranh giữa các bang và các thành phố cho các quỹ liên bang Những thành phố thì thường thành công hơn mong các hoạt động vận động hành lang so với các bang

Trang 20

Xem xét các quy định phân cấp ngân sách tại Việt Nam

Khác với các nước phát triển và Hoa Kỳ, quản lý ngân sách của Việt Nam theo một hệ thống tập trung, và phân cấp cho các chính quyền địa

phương theo qui định của luật Ngân sách Điều 3 Luật Ngân sách Nhà nước Việt Nam quy định ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, cơng khai minh bạch, có phân cấp quản lý gắn với quyền hạn và trách nhiệm

Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước (2002) quy định ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các đơn vị hành chính các cấp có hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân Ngân sách trung ương giữ vai trò chủ

đạo Ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu đảm bảo chủ động

trong thực hiện những nhiệm vụ được giao

Theo Điều 15, Luật Ngân sách Nhà nước, Quốc hội có nhiệm vụ, quyền hạn làm luật, sửa đổi luật trong lĩnh vực ngân sách; quyết định chính sách tài chính — tiền tệ, quyết định dự toán ngân sách thu, chi, giám sát thực hiện ngân sách nhà nước, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước

Điều 30 của luật Ngân sách Nhà nước quy định nguồn thu của ngân sách trung ương bao gồm:

1/ Các khoản thu ngân sách trung ương hưởng 100%:

-_ Thuế giá trị gia tăng hàng hóa nhập khẩu; - Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

- Thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu;

- _ Thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các đơn vị hạch tốn tồn ngành ; - Các khoản thu thuế và thu khác từ dầu, khí;

- Tiên thu hổi vốn của ngân sách trung ương tại các tổ chức kinh tế,

thu nợ từ tiền ngân sách cho vay, thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu nhập từ vốn góp của nhà nước;

- _ Viện trợ không hòan lại của các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân cho chính phủ Việt Nam; ¬

Trang 21

~_ Các khoản phí, lệ phí nộp vào ngân sách trung ương

_2/ Các khoản thu chia theo tỷ lệ phần trăm giữa ngân sách trung ương

và ngân sách địa phương gồm:

- _ Thuế giá trị gia tăng không kể hàng hóa nhập khẩu;

-_ Thuế thu nhập doanh nghiệp không kể các đơn vị hạch tốn tồn ngành;

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài;

- _ Thuế tiêu thụ đặc biệt từ hàng hóa, dịch vụ trong nước;

- Phíxăng dầu

Điều 32 Luật Ngân sách Nhà nước quy định nguồn thu của ngân sách địa phương gồm:

1/ Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100%:

-_ Thuế nhà, đất,

- _ Thuế tài nguyên không kể dầu khí;

- Thuế mơn bài; |

- Thuế chuyển quyển sử dụng đất; thuế sử dụng đất nông nghiệp; - _ Tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất;

- _ Tiền cho thuê và tiền bán nhà thuộc sở hữu nhà nước;

- Lệ phí trước bạ; thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, ˆ

- _ Thu hồi vốn của ngân sách địa phương tại các tổ chức kinh tế, thu nợ từ tiền ngân sách cho vay, thu từ quỹ dự trữ tài chính, thu nhập từ vốn góp của địa phương;

- _ Viện trợ khơng hịan lại của các tổ chức quốc tế, các cá nhân cho chính quyền địa phương; _

- _ Các khoản phí, lệ phí thu từ các hoạt động sự nghiệp và các khoản thu khác nộp vào ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật, FRUHE OHO RTA ích; và thu hoa lợi công sản khác;

Trang 22

- Huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định và đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước

Với quy định của luật định hiện nay, chính quyển địa phương của

Việt Nam khơng có quyền hạn rộng rãi như các bang ở Hoa Kỳ (có thuế

bang và liên bang), vì thế ở các bang có thể có thuế suất và chính sách

thu, chỉ khác nhau Chính quyền địa phương ở Việt Nam chỉ được quy định phân nguồn thu và mức chi theo một chính sách thu, chỉ thống nhất

1.3.2 Quy mơ của chính phủ

Năm 1996, theo đường lối phổ biến từ nhà nước thuộc liên bang,

_ Tổng thống Bill Clinton đã công bố: “Thời đại của một chính phủ to lớn

đã kết thúc” Lời phát biểu tiên đoán rằng có một vài cách để xác định

xem liệu quy mơ của chính phủ sẽ lớn hay không Chỉ có một cách là phải

đo lường xem quy mơ đó như thế nào

Một cách đo mà các nhà chính trị và các nhà báo thường sử dụng là

tính số lượng nhân viên làm việc trong khu vực công Tuy nhiên, kết luận về quy mơ của chính phủ từ việc vẽ nên một con số nhân viên được thuể

mướn có thể bị sai lệch Hình dung đến một quốc gia mà ở đó một vài

công chức điều hành một cái máy điện toán quyền lực để hướng dẫn cán

bộ ra các quyết định kinh tế Ở nước này, con số những cá nhần theo quỹ lương của chính phủ chắc chắn sẽ đánh giá không đúng mức về chính phủ

Tương tự, cũng khơng khó để xây dựng nên một khung cảnh mà trong đó

một số lượng lớn nhân viên có liên quan với một khu vực công tương đối

yếu kém Mặc dù, đối với nhiễu mục tiêu số lượng lao động làm việc trong khu vực công là một thơng tin hữu ích, nhưng nó khơng làm sáng tỏ

được những vấn để chủ yếu — phạm vi đối với những nguồn lực nào của

xã hội là đối tượng đo chính phủ kiểm soát

Một các tiếp cận phổ biến là xác định quy mơ của chính phủ bằng

mức độ chỉ tiêu hàng năm của chính phủ, theo đó nó được chia ra làm ba

loại cơ bản:: co

1 Chỉ tiêu về mua hàng hóa và dịch vụ của chính phủ: Chính phủ :

mua nhiều loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau, từ tên lửa đến những dịch vụ canh gác, bảo vệ rừng

-

Trang 23

2 Các khoản chuyển nhượng thu nhập cho người dân, cho các hoạt

động kinh doanh, hay cho các chính phủ khác Chính phủ lấy thu nhập từ

các cá nhân hay các tổ chức kinh tế để cấp cho những người khác Ví dụ

những chương trình phúc lợi như tem phiếu thực phẩm, trợ giá cho nông dân để sản xuất các loại hàng hóa nông nghiệp (hoặc phi nông nghiệp)

nào đấy

3 Trả lãi vay: Trong hoạt động của mình, chính phủ thường phải đi

vay mượn, và cũng như bất cứ những người đi vay khác, chính phủ phải

trả lãi vay cho khoản nợ của mình

Chính phủ liên bang ghi những khoản chỉ tiêu của mình vào một tài

liệu được gọi là “Ngân sách hợp nhất” Năm 1999, chỉ tiêu của liên bang

(không kể đến việc cấp phát cho các bang và chính quyền địa phương) là

khoảng 1.530 tỷ USD Cộng thêm với chỉ tiêu của các bang và chính

quyền địa phương trong năm đó thì tổng chỉ tiêu là 2.620 tỷ USD (Theo Báo cáo về kinh tế của Tổng thống năm 2000, trang 401) Những con số về chi tiêu của chính phủ là một điều hiển nhiên và được công bố rộng rãi Đặc biệt, khi chỉ tiêu của chính phủ tăng lên, người ta có thể kết luận

rằng chính phủ đó đã phát triển và ngược lại Tuy nhiên, một số hoạt

động của chính phủ có tác động quan trọng đến việc phân bổ các nguồn

lực ngay cả khi nó chỉ bao gồm những khoản kinh phí tối thiểu nhất Ví

dụ, việc ban hành các quy định tự nó khơng làm mất một khoản chỉ phí

cao, nhưng để thực hiện đúng những quy định này thì chỉ phí bỏ ra có thể là rất cao Những túi khí địi hỏi phải tăng giá của xe hơi lên Những lệ

phí cấp phép và xét duyệt khác làm tăng giá nhà ở lên Những điều luật

trong thị trường lao động như là quy định tiền lương tối thiểu có thể tạo

nên tình trạng thất nghiệp, và những quy định trong ngành cơng nghiệp

dược có thể làm chậm lại tiến độ phát triển khoa học

'Có một vài ý kiến để nghị rằng các chỉ phí tác động mạnh đối với nền kinh tế do những quy định của chính phủ hoặc được công bố trong

bảng điều chỉnh ngân sách hàng năm Bằng cách này, việc tính toán rõ

ràng các chi phí cho một quy định sẽ phải có Khơng may là q khó để

tính ra được những chỉ phí như vậy Ví dụ để chúng ta có thể dễ dàng hình

dung ra, ngay cả những chuyên gia ngành dược cũng không thể tán đồng

với việc phát triển những cách chữa trị mới mà không kể đến những

Trang 24

nguyên tắc của ngành Tương tự như vậy, sẽ rất khó để ta ước lượng được

mức độ tác động của việc ban hành các quy định an toàn tại nơi làm việc

đối với chỉ phí sản xuất Từ những vấn đề nêu trên, sẽ khơng bao giờ có

được một ngân sách quy định chính thức' Tuy nhiên, lại có những ước

tính khơng chính thức đã đề nghị rằng chi phí hàng năm của liên bang cho

các quy định có lẽ là quá cao, trên 700 tỷ đôla mỗi năm (Nivola 1998, trang 8)

Chúng ta có thể kết luận một cách miễn cưỡng rằng, không thể nào tổng kết lại thành một con số đơn giản về quy mô tác động của chính phủ đối với nên kinh tế Để chấp nhận điều này, chúng ta vẫn phải bỏ qua những vấn để trong thực tế của việc tìm ra một chỉ tiêu hợp lý nào đó về quy mơ của chính phủ mà có thể được sử dụng để tính xu hướng theo sự

phát triển của nó Hầu hết các nhà kinh tế thường hay chấp nhận xác định

chỉ tiêu của chính phủ như một phép gần đúng nhưng là một số đo hữu

ích Cũng như những số đo khơng hồn hảo khác, nó sẽ có được những

hiểu biết sâu sắc cho đến khi nào các giới hạn của nó được hiểu rõ

Bang 1.1: Chỉ tiêu của chính quyền địa phương, bang và chính phủ liên

bang Hoa Kỳ

Năm Tổng chỉ phí | Tính theo giá đơla năm Tính theo giá đôla năm Phần trăm

(tỷ USD), 1999 (tỷ USD)” 1999 bình quản đầu người GDP

1929 | 10 112 922 9,9% 1940 19 224 1.704 18,4 1950 61 406 2.672 21,3 1960 120 559 3.098 22,7 1970 286 1.019 4.970 27,5 1980 812 1.476 6.485 29,1 1990 1.778 2.137 8.550 30,6 1999 | 2.619 2.619 9.588 28,3

* Tính theo giá đôla năm 1999, được áp dụng chỉ số giảm phát theo GDP Nguồn: Tính tốn dựa theo Báo cáo kinh tế của Tổng thống, 2000 (Washington,

DC: US Government Printing Office, 2000) trang 306, 310, 345, 401)

! Quy định là một việc xấu không cần thiết bởi vì nó tạo ra các chỉ phí Giống như một

hoạt động nào đó của chính phủ, nó chỉ có thể được lượng giá qua việc đánh giá chi phi này như lợi ích (Xem phân tích chỉ phí — lợi ích ở Chương 10)

Trang 25

Với những dự báo hợp lý, số liệu được giới thiệu trong Bảng 1.1 thể

hiện toàn bộ chỉ tiêu của chính phủ Hoa Kỳ trong nhiều giai đoạn Cột đầu tiên cho thấy chỉ tiêu hàng năm của chính phủ tăng dần qua các năm từ năm 1929 Số liệu này không phản ánh chính xác về sự phát triển của chính phủ vì nhiều lý do:

1 Do lạm phát, đồng đôla bị giảm giá *rong suốt thời kỳ Ở cột 2, thể

hiện mức chỉ tiêu theo giá trị đồng đôla ở năm 1999 Trên thực tế, chi tiêu của chính phủ vào năm 1999 gấp 23 lần so với năm 1929

2 Dân số cũng tăng lên qua các giai đoạn Dân số càng tăng thì càng địi hỏi khu vực cơng lớn hơn (Ví dụ như yêu cầu thêm nhiều đường xá, cống rãnh, tạo thêm nơi ở cho nhiều người.) Cột 3 cho thấy mức chỉ tiêu thực của chính phủ bình quân đầu người Năm 1999 gấp 10 lần năm 1929

3 Đôi khi cần phải kiểm tra chỉ tiêu của chính phủ để so sánh với

quy mô của nền kinh tế Nếu chính phủ tăng gấp đôi về quy mơ, nhưng cùng lúc đó nền kinh tế lại phát triển gấp ba lần, thì sẽ dẫn đến một nhận thức rằng, chính phủ đang thu hẹp lại Cột 4 cho thấy chỉ tiêu của chính phủ theo tỷ lệ GDP, giá trị hàng hóa dịch vụ được tạo nên trong một quốc gia trong một năm Năm 1929, chỉ tiêu của chính phủ so với GDP là 9,9%, :và năm 1999 đã lên là 28,3%

Từ những thảo luận trước, số liệu ở bảng 1.1 đưa đến một cảm nhận sai lâm về độ chính xác Vẫn khơng có một nghỉ ngờ về vai trò kinh tế của chính phủ đã phát triển mạnh trong thời gian dài Với hâu hết sự tăng trưởng GDP ở cột 3 của khu vực cơng, chính phủ thực sự là một thế lực kinh tế to lớn

Bảng 1.2: Chỉ tiêu của chính phủ một số nước phát triển tính theo phân

trăm GDP Australia 32,9% Nhật 36,9% Canada | 421 — | Thụy Điển 60,8

Pháp | 54,9 Anh 40,2

Dttc 46,9

Nguồn: Cục Thống kê Mỹ, Statistical Abstract of the United States, 1999, trang 847

Trang 26

Sử dụng dữ liệu của Hoa Kỳ giúp ta thực hiện việc so sánh trên toàn

cầu Bảng 1.2 thể hiện chỉ tiêu của chính phủ so với GDP ở những nước phát triển Số liệu này cho thấy, khơng chỉ có Mỹ mới có một khu vực

công quan trọng Thực tế, khi so sánh với các nước như Thụy Điển và Pháp, thì khu vực cơng của Mỹ hoàn toàn nhỏ bé Trong khi có nhiêu lý

do dẫn đến sự khác nhau về quy mô của khu vực công giữa nhiêu quốc

gia, các xem xét thuộc về hệ tư tưởng đã được để cập ở những phần trước

trong chương này chắc chắn đóng một vai trị quan trọng Ví dụ, để giải

thích về quy mô to lớn của khu vực công ở Thụy Điển, chính phủ phải chỉ trả hầu hết cho hoạt động bảo hiểm y tế mà theo quan niệm của họ nó thuộc về trách nhiệm của xã hội Ngược lại, ở Mỹ, bảo hiểm y tế được

xem như trách nhiệm của từng cá nhân, do đó, việc tính phần lớn các chỉ

phí về bảo hiểm y tế được thực hiện tại khu vực tư nhân 1.3.3 Chỉ tiêu của chính phủ

Bay giờ chúng ta quay về xem xét quy mô chỉ tiêu của chính phủ với

việc cấu thành của chúng Không thể phản ánh hết được phạm vi to lớn

trong hoạt động chỉ tiêu của chính phủ chỉ trong một bảng tóm tắt được

Trong bảng ngân sách Liên bang Hoa Kỳ năm 2001, danh sách của những

chương trình và các mô tả được yêu cầu là trên 1.000 trang (Xem chỉ tiết

tai Web site: http://w3.access.gpo gov/usbudget/index.html)

Hình 1.3 : Chỉ tiêu của Chính phủ liên bang Hình 1.2 : Chỉ tiêu của quyền địa

phương và tiêu bang

100% 90% m khác ‘ oon 4 ] 80% + Lái ròng cox + 70% 4 An ninh xã hội 70+ 60% + eu% 4 OKhéc

som tiBäo hiểm thụ nhập Phúc lợi công cộng

8 Đường cao tốc

sow achém sóc sức 40% 4 Giáo dục

20% 4 mvtề 30% 4

20% + mã Quốc phòng 2+

10% 4

10% 4 % 4

0% 4 1865 1899 1965 1999

Nguôn: Báo cáo của Tổng théng, 2000 (Washington, DC, US

Trang 27

Những khoản chỉ tiêu cơ bản của chính phủ Liên bang Hoa Kỳ năm 1965 được mô tả trên hnh 1.1; số liệu về chỉ tiêu của các bang và địa phương thể hiện trên hnh 1.2 Những khía cạnh đáng chú ý của các số liệu

trên như sau:

- Chi phí quốc phòng là một thành phần quan trọng trong chi tiêu

của chính phủ, nhưng nó giảm đi nhiều trong suốt các giai đoạn Năm 1965, chi phí quốc phịng chiếm 47% tổng ngân sách, đến năm 1999, con số này giảm xuống chỉ còn 16%

~_ Bảo hiểm xã hội tăng một cách nhanh chóng Trong đó, gồm có cả

chương trình chuyển nhượng thu nhập cho các cá nhân khi họ nghỉ hưu

Đây là một khoản chi đơn lớn nhất của ngân sách Liên Bang hiện nay - _ Về y tế, hệ thống bảo hiểm y tế cho người cao tuổi thậm chí khơng tỔn tại vào năm 1965; đến nay, năm 1999, nó chiếm khoảng 11% trong ngân sách liên bang

- Các hoạt động phúc lợi xã hội đã được phát triển Trong hình 1.2, từ

năm 1965 đến năm 1995, tỷ lệ này đã tăng lên gấp đôi, từ khoảng 8% lên

16% ngân sách của bang và địa phương Cùng lúc đó, tỷ lệ ngân sách của bang và địa phương dành cho các đường cao tốc tất yếu là bị sụt giảm

-_ Các khoản lãi vay phải trả cũng tăng lên gấp đôi dé tương xứng

với những chỉ tiêu của liên bang từ năm 1965 Hiện nay, năm 1999, con số

đó chiếm khoảng 13% trong tổng chỉ tiêu của liên bang

Cần lưu ý rằng các khu vực phát triển quá nhanh như bảo hiểm xã hội

và lãi vay phải trả là tương đối cố định theo ý nghĩa là chúng đã được xác định qua những quy định trước đó Thực tế, hâu hết ngân sách của chính phủ bao gồm những chương trình được gọi là các chương trình được phép, những chương trình với chi phí được xác định không chỉ bằng những khoản chỉ phí cố định mà còn do một nhóm người định tính chất Luật điều hành quản lý bảo hiểm xã hội, nhiều chương trình phúc lợi xã hội, trợ giá nông nghiệp, v.v bao gồm các quy tắc để xác định ai là người được phép hưởng các lợi ích này và quy mơ của những lợi ích đó Vì vay, chi phi của những chương trình này nằm ngồi sự kiểm sốt của chính phủ hiện tại trừ

khi nó làm thay đổi các quy tắc Tương tự, những khoản nợ phải thanh

Trang 28

hâu như nằm ngồi sự kiểm sốt của những người ra quyết định Theo đa số các ước tính thì khoảng 34 ngân sách liên bang là không thể kiểm soát được Trong chương 8, chúng ta sẽ để cập đến vấn đề là liệu các chỉ tiêu của chính phủ có nằm ngồi tâm kiểm sốt hay khơng, và nếu như vậy, chúng ta phải làm gì

Điều có ích là phải cắt bớt những khoản chỉ tiêu của chính phủ

Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ sử dụng khoảng 52% ngân sách cho chỉ tiêu trực tiếp điều hành liên bang, 21% cho các bang và 27% cho các địa phương Chính quyền ở các bang và các địa phương có Vai trị quan trọng Họ phải tính đến số lớn các khoản chỉ tiêu như là cho lực lượng cảnh sát, cứu hoả, giáo dục và giao thông vận tải Những khoản phúc lợi xã hội trọng yếu cũng được thực hiện đây đủ ở các bang Những phức tạp ở các cấp độ khác nhau trong hoạt động ngân sách của chính

phủ vẫn cứ tăng lên

Chi tiêu của chính phủ Việt Nam giai đoạn 2000 — 2002 được phản ánh qua bằng 1.3 dưới đây Việt Nam là nước đang phát triển, có quy mơ thu nhập quốc dân thấp, do đó tỷ trọng chỉ cho đầu tư phat triển chiếm trên 40% tổng chỉ tiêu công trong những năm qua Trong tổng chỉ phát triển sự nghiệp kinh tế xã hội, thì khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất là chi cho giáo dục — đào tạo và chỉ lương hưu và đảm bảo xã hội |

Bang 1.3 Quyết toán chỉ ngân sách Nhà nước Việt Nam giai đoạn 2000 — 2002

ĐV tính: Tỷ đồng,% - 2000 2001 2002

Chỉ tiêu Tran nTrrtertrrttrrrreTerrerrrerrrrcsrrerrrtecrrr Jtđ|ị % |đ| % | ÿđ | %

[TONG cH |rsmeltue0|saơe]ru6m|teanae|tung

Trong tổng ch |_ |

Chi ddu tu phattrién _ _— |29624|39.47 |40238 43.04| 45218 | 43.86 | Trong đồ-CMXDCS _ _ |26211|34.83|36139|38.86 | 40740 | 38.82

Chí phát triển sự nghiệp kinh tế

xãhji | 44579] 59.40 | 52391 | 56.05 | 57333 | 95.62,

Trong IO! | |

Trang 29

Chi su nghiệp y tế 3453 | 4.60 | 4211 | 4.50 | 4656 | 4.52

Chỉ sự nghiệp thể dục, thé thao | 387 | 0.52 | 483 | 0.82 | 586 | 0.57 Chí lượng hưu, bảo đâm xã hội [10739] 14.81 | 13425 | 14.38 | 13221 | 1288

Chỉ sự nghiệp kinh 6Ï 5796 | 7.72 | 6888 Chỉ quản lý hành chỉnh 7 | 6.73 | 7987 | 775

Í 8089 | 10.78 | 8734 | 9.34 | 8599 | 8.34

Chi hổ Sung quỹ dự trữ tài chính 846 | 1.13 | 849 0.91 © 535 0.52

Nguồn: World Bank

1.3.4 Thu ngân sách

Các thành phần chủ yếu của bảng thuế Liên bang Hoa Kỳ được mơ tả trong hình 1.3; thông tin về thuế của các bang và địa phương được thể hiện trên hình 1.4 Đối với liên bang, thuế thu nhập cá nhân hiện là một nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách chính phủ, nó được tính khoảng 48% tổng số thuế thu được các loại Lưu ý đến tầm quan trọng của khoản mục Bảo hiểm xã hội trong hình 1.3 Việc thu thuế có vai trò để tài trợ

cho các khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế Hiện nay, những khoản

này chiếm hơn 1/3 tổng thu ngần sách nhà nước Việc giảm bớt trong các khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có vài ưu điểm Năm 1965, khoản thu này chiếm khoảng 22% tổng thu ngân sách; hiện nay, con số này chỉ còn 10% Ở các bang và các địa phương, có hai thay đổi đáng chú

ý trong thời kỳ này là việc giảm tầm quan trọng của thuế tài sản và tăng sự tín nhiệm đối với thuế thu nhập cá nhân

Trang 30

Hình 1.3 Thu nhập của Chính phủ liên bang Hình 1.4 Thu nhập của chính quyền địa phương và tiểu bang 100% 7 20% 100% ws | os BH ke

70% [] Khác "x4 Ta - JB Tài to tị chính phủ liên bang

sosS + Bảo hiểm xãhộ 0% LÌ Thuế thu nhập

Sos - Bi Thué thu nhap ox |

doanh nghiép -s- ER Thuế thú nhập doanh nghiệp o*%, 1 Thuế thu nhập cá nhân

“| cá nhân we BB thug danh ba

“ey 2% 4 BB Thus tai san

19% te

os %4

1985 ves , wes oon

Nguôn: Báo cáo của Tổng thống, 2000 |

(Washington, DC, US Government Printing Office, 2000), trang 399

Các thành phần chủ yếu của bảng thuế Liên bang Hoa Kỳ được mô

tả trong hình 1.3; thơng tin về thuế của các bang và địa phương được thể

hiện trên hình 1.4 Đối với liên bang, thuế thu nhập cá nhân hiện là một

nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách chính phủ Hoa Kỳ, nó được tính là khoảng 48% tổng số thuế thu được các loại Lưu ý đến tầm quan trọng

của khoản mục bảo hiểm xã hội trong hình 1.3 Việc thu thuế có vai trị

để tài trợ cho các khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế Hiện nay,

những khoản này chiếm hơn 1/3 tổng thu ngân sách nhà nước Việc giảm _ bớt trong các khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có vài ưu điểm

Năm 1965, khoản thu này chiếm khoảng 22% tổng thu ngân sách; hiện

nay, con số này chỉ còn 10% Ở các bang và các địa phương, có hai sự _ thay đổi đáng chú ý trong thời kỳ này là việc giảm tầm quan trọng của thuế tài sản và tăng sự tín nhiệm đối với thuế thu nhập cá nhân Chính

phủ liên bang thu thuế được khoảng 2/3 trên tổng tất cả các nguồn thu

ngân sách, nhưng vẫn luôn không đạt được mức thu thuế lớn nhất Ví dụ,

năm 1902, chỉ có 37,4% tổng thu ngân sách được tăng thêm từ Chính phủ Liên bang, 51,3% tăng thêm từ các địa phương và các bang thì giữ như cũ

Khác với ở Hoa Kỳ, đa phần các khoản thu là thuế trực thu (thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế lương), tại Việt Nam,

Trang 31

nguồn thu chủ yếu là thuế gián thu (thuế giá trị gia tăng, thuế xuất - nhập khẩu, thu từ dầu khí) (xem bảng 1.4 dưới đây)

Bảng 1.4: Thụ ngân sách của Việt Nam giai đoạn 2000 — 2002

2000 2001 2002

Chi tiu | ä s sreee-se diis-eerer ¬ tỷ đ % tỷ đ % tỷ đ % TONG THU 90749 | 100.00 | 103888 | 100.00 123860 | 100.00

Ta tong vớt tiên tế Da di wa | ss | sss | sar | soe | eas | s1z0 Tu TT TT Tnhh wise |” 217 | a9 | 2230] ames | mai “uu OW ow ei tne ogi nas | 520 | sae | sae] rare | ga “iw tatu we cra hang ontp, en [PPP Vụ ngoài quốc doanh 5802 6.39 po pe

6723 6.47 7764 L 6.27

“hol ag atv ang ime | ise |e] ove] rel ove Tim map drnposwa Po Po PP pepe cao 1831 2.02 2058 1.98 2338 | 1.89 tema r= soa] 8Ì HHỊ TRỊ 1000 |

“hd in nl Nga! ng 2| | 2| 1g 10 | bar | aes | aan [aoe | 2 Shoo ——— | 2m] | 249] smi[ aaa PT trv 68 wea an] mà ưnn" NT TY ire | 198 | issa | ts | ast | ase" Tween zat | 2520 | ze | asa] 20s | Hà Twenga tt | 2089| zen) ize | avert | 250 [mưa mẽ má nem [Pp pepe biệt hàng nhập khẩu 13437 14.81 17458 16.8 | 21915 17.69

Thế i tng tng eng mào —— [ me| sự | sore | sn | meee Tee -Tụ tim ơi ga im hạn tập lậu | ti | ase] tte] on | 168 | one Thu viện trợ khơng hồn lại 2028 2.23 2011 1.94 2249

1.82

Nguồn: World Bank

Thay đổi theo giá trị thực của các khoản nợ: Trong hầu hết các

thảo luận, thuế luôn luôn được xem là nguồn thu duy nhất của ngân sách

chính phủ Tuy nhiên, khi chính phủ đang bị mắc nợ và giá cả tăng lên, thì việc thay đổi giá trị thực của các khoản nợ sẽ là một nguồn thu rất quan trọng của ngân sách Để giải thích, giả sử rằng, đầu năm bạn nợ một

Trang 32

khoản là 1.000 đôla và cho đến cuối năm mới phải hoàn trả khoản vay

này Tiếp tục, trong suốt năm đó, giá cả: hàng hóa tăng lên 10% Sau đó,

vào thời điểm bạn trả nợ đồng đôla bị giảm giá 10% so với thời điểm bạn vay nợ Dưới tác động của lạm phát giá trị thực tế khoản nợ của bạn giảm xuống 100 đôla (10% của 1.000 đơla) Nói cách khác, thu nhập thật sự của bạn tăng thêm 100 đôla do có lạm phát Tất nhiên, lúc đó, thu nhập của người cho vay sẽ giảm di 100 dola

Thu từ đầu thô (thuế xuất khẩu dầu thô và thuế lợi tức kinh tế) và thu

thuế xuất nhập khẩu chiếm từ 46% — 47% tổng thu ngân sách của Việt Nam Trên 50% tổng thu ngân sách là nguồn thu nội địa chủ yếu gồm các loại thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp từ các khu vực kinh tế, một tỷ lệ khiêm tốn là thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, một số loại thuế và phí khác

Đầu năm tài chính năm 2000, khoản nợ của chính phủ Liên bang vào

khoản 3.600 tỷ đôla Trong suốt năm 2000, tỷ lệ lạm phát khoảng 2,1% Theo một trình tự như trên, lạm phát sẽ làm giảm giá trị thực của khoản nợ là 76 tỷ đôla (2,1% của 3600 tỷ đôla) Dưới tác động này, đây được xem là một khoản thu của chính phủ và được thể hiện như một khoản thu thuế trong hình 1.3 Tuy nhiên, trong q trình tính tốn, chính phủ loại bỏ đi những khoản lợi ích có được từ các khoản nợ dưới tác động của lạm phát mà khơng tính vào nguồn thu ngân sách Hiện nay, các khoản thu nhập tiểm ẩn kiểu này cũng giảm đáng kể, một phần vì tỷ lệ lạm phát thấp, một phần vì thặng dư ngân sách được dùng để thanh toán làm giảm các khoản nợ

1.4 CẤU TRÚC MÔN HỌC “TÀI CHÍNH CƠNG” VÀ PHÂN BIỆT THUẬT NGỮ “TÀI CHÍNH CƠNG”, “TÀI CHÍNH NHÀ NƯỚC ” Tại Việt Nam, khái niệm :ài chính cơng mới được xuất hiện trong những năm gần đây Do đặc điểm lịch sử phát triển nên kinh tế chuyển từ nền kinh tế kế họach tập trung sang kinh tế thị trường, một số môn học, đặc biệt là các môn học trong lĩnh vực kinh tế — tài chính của chúng ta đã được chuyển đổi cả về nội dung lẫn tên gọi Mơn học “Tài chính nhà nước” được giảng dạy tại Trường Đại học Tài chính — Kế toán Hà Nội kế thừa và phát triển trên cơ sở của ba môn học trước đây là Ngân sách Nhà

Trang 33

nước, Kho bạc và Cấp phát đầu tư xây dựng cơ bản Như vậy, trên thực tế chúng ta đã có môn học về quản lý tài chính nhà nước, và bây giờ lại xuất

hiện môn học theo thuật ngữ mới là “Tài chính cơng” Để thấy được sự khác biệt giữa hai phạm trù của các môn học này, dưới đây sẽ đề cập lại các khái niệm đã có trong giáo trình nước ngồi và Việt Nam

Tài chính cơng (theo giáo trình của Đại học bang Bắc Carolina, Mỹ)

là lĩnh vực kinh tế nghiên cứu các hoạt động của chính phủvà các phương

cách lựa chọn chỉ tiêu tài chính của chính phủ Khi nghiên cứu Tài chính

cơng, chúng ta sẽ học về cơ sở kinh tế cho các hoạt động của chính phủ

Mục tiêu chủ yếu của việc phân tích là để hiểu tác động của các chỉ tiêu,

các quy định, thuế và vay mượn của chính phủ lên động cơ làm việc, đầu tư và sử dụng thu nhập Nghiên cứu Tài chính cơng là để hiểu vai trò của

nhà nước trong nền kinh tế và tác động của nó đối với sử dụng các nguồn

lực và đối với tình trạng sung túc của người dân

Tài chính nhà nước (theo giáo trình của GS.TS Hồ Xuân Phương, Đại học Tài chính — Kế tốn Hà Nội — 2000) là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện các chức năng kinh tế — xã hội của nhà nước Tài chính nhà nước phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế

giữa nhà nước với các chủ thể khác trong xã hội nảy sinh trong quá trình

nhà nước phân phối nguồn tài chính để tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ

của nhà nước Giáo trình “Tài chính nhà nước” xem xét các nội dung quản

lý dựa trên các bộ phận cấu thành của tài chính nhà nước theo các cách tiếp cận khác nhau

Thứ nhất, theo chủ thể quản lý thì tài chính nhà nước được chia thành:

-_ Tài chính chung của nhà nước Tài chính chung của nhà nước gắn

liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước, gồm các bộ

phận: ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, ngân hàng nhà nước trung

ương;

-_ Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước Tài chính của các

cơ quan hành chính nhà nước gồm hệ thống các cơ quan lập pháp, hành

pháp và tư pháp các cấp từ trung ương đến địa phương Thu nhập của các bộ phận tài chính này chủ yếu là do ngân sách nhà nước đẳm trách;

Trang 34

- Tài chính của các đơn vị sự nghiệp nhà nước Các đơn vị sự nghiệp

nhà nước gồm các đơn vị cung cấp các dịch vụ xã hội công cộng như giáo dục, y tế Hiện nay thu nhập của các đơn vị sự nghiệp là do ngân sách nhà nước cấp toàn bộ hay một phần;

- "Tài chính các đơn vị doanh nghiệp nhà nước Các đơn vị doanh nghiệp nhà nước gồm có doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc doanh

nghiệp do nhà nước góp một phần hùn vốn (liên doanh)

Thứ hai, theo nội dung quản lý thì tài chính nhà nước được chia thành:

- Ngân sách nhà nước Ngân sách nhà nước là một hệ thống gồm các cấp ngân sách phù hợp với hệ thống chính quyển nhà nước theo hiến

pháp và theo luật định;

- _ Tín dụng nhà nước Tín dụng n nhà nước được sử dụng để động viên các nguôn tài chính tạm thời nhàn rỗi của các pháp nhân và thể nhân trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu tạm thời của các cấp chính quyền n nhà

nước trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế — xã hội;

- Các quỹ ngoài ngân sách nhà nước Các quỹ ngoài ngân sách nhà nước bao gồm quý bảo hiểm xã hội, quỹ quốc gia giải quyết việc làm, quỹ đầu tư phát triển, quỹ bảo vệ môi trường, quỹ dự trữ tài chính

Những nội dung cơ bản của quản lý tài chính nhà nước cũng là những

nội dung được để cập trong môn học “Quản lý tài chính nhà nước”, đó là

quản lý quá trình thu của tài chính nhà nước; quần lý quá trình chỉ của tài

chính nhà nước; quản lý và thực hiện các biện pháp cân đối thu chỉ tài

chính nhà nước (quản lý tín dụng nhà nước, quản lý các quỹ tài chính nhà nước), phân cấp quản lý tài chính nhà nước

Trong chương trình thiết kế mơn học Tài chính cơng tại Khoa Kinh tế —

Đại học Quốc gia TPHCM, chúng tôi sẽ vận dụng những kiến thức mới của nước ngoài, đồng thời cũng tính đến tính kế thừa các môn học của Việt Nam đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành tài chính nhà nước — Tài chính cơng Kết hợp các kiến thức và sự kế thừa này chúng tôi sẽ chia môn học

Tài chính cơng thành ba mơn học có sự liên hệ và nối kết nhau đó là:

Trang 35

(1) Mơn học “Tài chính cơng” hay “Tài chính cơng cơ sở” mà chúng

tôi thiết kế trong cuốn sách này sẽ để cập đến những vấn đề thuộc về cơ sở lý thuyết nghiên cứu tài chính cơng gỗm có ba phần:

Phân I: Giới thiệu môn học và các cơng cụ phân tích tài chính công;

Phần II: Cơ sở kinh tế cho hoạt động của chính phủ và phân tích chỉ

tiêu cơng;

_ Phần II: Cơ sở lý luận, khung phân tích thuế và tổng quan về chính

sách thuế tại Việt Nam

(2) Môn học quán lý ngân sách nhà nước sẽ gồm các phân:

Phần I: Quản lý quá trình thu — chỉ của ngân sách nhà nước;

Phần II: Quần lý hoạt động tín dụng, vốn vay ODA của nhà nước

Phần II: Quản lý các quỹ và kho bạc nhà nước

(3) Môn học hệ thống thuế tại Việt Nam sé dé cập đến hệ thống thuế và chính sách thuế tại Việt Nam

TÓM LƯỢC CHƯƠNG 1

"_ Tài chính cơng, cũng được hiểu như Kinh tế học của khu vực công hay Kinh tế công, chủ yếu để cập đến các hoạt động thu thuế và chỉ tiêu

của chính phủ và những ảnh hưởng của nó trong việc phân bổ các nguồn

lực và phân phối thu nhập

s Các nhà kinh tế học về Tài chính cơng phân tích cả hai: các chính sách hiện tại và phát triển các đường lối chủ đạo cho các hoạt động của

chính phủ Sau đó, bằng những quan điểm của mình, các nhà kinh tế sẽ đề

cập đến vai trò của chính phủ trong xã hội :

« Theo quan điểm tổ chức xã hội, các cá nhân chỉ được đánh giá

bằng việc đóng góp của họ vào việc thực hiện các mục tiêu của xã hội

Những mục tiêu này của xã hội được chính phủ định rõ

# Theo quan điểm cơ chế của xã hội, chính phủ là một bộ máy được

Trang 36

chính phủ có thể hòa hợp được các mục tiêu cá nhân đôi khi đối lập xung

đột lẫn nhau như thế nào

=_ Việc đưa ra những quyết định cá nhân là trọng tâm của kinh tế học và nó phù hợp với quan điểm triết học đã thong qua trong quyển sách này Điều này không loại trừ những trang luận về vai trị thích hợp của

nhà nước trong nền kinh tế

s Hiến pháp thể hiện những ràng buộc trong hoạt động kinh tế của

chính phủ Liên bang và các bang ‘

« Chính phủ liên bang có thể đảm bảo một cách có hiệu quả bất kỳ

chi phí nào mà Chính phủ cần và có thể dùng các khoản nợ và các khoản

thu thuế bù đắp các chi phí ‹ đó Chính phủ liên bang không phân biệt giữa các bang khi chọn thuế suất và có thể cũng không đặt việc thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu của các bang Lần sửa đổi hiến pháp thứ 16 cho

phép chính phủ liên bang đánh thuế thu nhập cá nhân

se Chính quyển bang bị cấm đánh thuế nhập khẩu, cấm phân biệt đối xử với cư dân nước ngoài hay đánh thuế lên những sản phẩm của các bang khác Hầu hết các bang đều được yêu cầu lập bảng cân đối ngân sách

= Những thước đo chung v về quy mơ của chính phủ —- sử dụng nhân viên, chi phí, thu nhập, v.Vv đều có những thiếu sót Đặc biệt, những

cách đo này đều bỏ qua tác động của chỉ phí quy định đập pháp) Dù

sao cũng đã có những chứng cứ cụ thể để cho thấy rằng tác động trong

việc phân bổ các nguồn lực quốc gia của chính phủ được tăng lên qua

các thời kỳ

= Mức độ chỉ tiêu của chính phủ đã tăng lên cả hai: về giá trị danh nghĩa và giá trị thực tế tuyệt đối được tính trên đầu người, và theo tỷ lệ

tăng với tổng sản phẩm quốc nội

w Tỷ lệ chi phí quốc phịng trong tổng chỉ tiêu của liên bang được

giảm dân qua các giai đoạn, trong khi bảo hiểm xã hội, phúc lợi xã hội và

những khoản nợ còn tổn đọng lại tăng lên đáng kể Sự phối hợp của các chương trình cho phép và thanh toán các khoản phúc lợi được cắt giảm hàng năm đã điều chỉnh toàn bộ mức độ chi tiêu

Trang 37

" Thuế thu nhập cá nhân và quỹ lương bảo hiểm xã hội hiện là những nguồn thu lớn nhất cho ngân sách nhà nước

CÂU HỎI THẢO LUẬN

1 Hãy chỉ ra xem phát biểu nào sau đây phù hợp với quan điểm của

chính phủ về tổ chức hoặc cơ chế:

a “Nhà nước lớn mạnh của Nga là không có gì là khơng bình thường,

và khơng có gì để phải chống lại, trái lại còn là người khởi xướng và là

thế lực chủ chốt của những thay đổi.” (Tổng thống Nga — Vladimir Putin)

b “Mục đích cao nhất mà nhà nước có thể đáp ứng được là phục vụ

không mệt mỏi và hết mình, nhưng sự hiện hữu của nó đơn thuần là

những công cụ của các cá nhân nhằm giúp họ thực hiện được mục tiêu của mình.” (Thẩm phán tịa án tối cao William Rehnquist, trong luận cương cử nhân của ông ta ở trường Đại Học Stanford.)

2 Luật pháp của nước Pháp yêu cầu các rạp chiếu phim phải dành ra

20 tuần chiếu phim trong một năm để chiếu những phim của nước Pháp

Mục đích này là để giảm số lượng phim Mỹ chiếu trong nước Pháp và từ

đó sẽ giảm được mức độ ảnh từ nền văn hóa của Mỹ vào Pháp Luật pháp

sẽ phải hành động như thế nào sau đây:

a Một người nào đó với nhận thức của nhà nước theo quan điểm tổ chức

b Theo phái Tự do

c Theo phái Dân chủ xã hội

3 Trong mỗi tình huống sau, hãy cho biết liệu có tác động nào của

chính phủ vào nền kinh tế: làm nên kinh tế tăng hay giảm và tại sao?

Trong từng trường hợp, bạn hãy trả lời và so sánh.như thế nào với các thước đo tiêu chuẩn đã cho về quy mô của chính phủ?

a Thơng thường, khi những người thuê mướn lao động cung cấp những phúc lợi về bảo hiểm y tế cho công nhân, thì những khoản phúc lợi này thường được tính ln cho cả chồng và vợ của cơng nhân đó Nhiều

năm trước đây, San Francisco thông qua điều luật yêu cầu các công ty

Trang 38

kinh doanh trong thành phố phải thực hiện bảo hiểm y tế và những phúc

lợi khác cho cả hai như nhau và kể cả những người chưa có gia đình 2

b Ty lệ tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ của chính phủ so với tổng sản phẩm quốc nội là giảm

c Ngân sách liên bang cần đạt được sự cân đối bằng việc cắt giảm

trợ cấp cho các chính quyền địa phương và các bang

4 Năm 2000, tỷ lệ lạm phát ở Anh đã là khoảng 3,2% Đầu năm,

nước Anh nợ khoảng 332 tỷ bảng Anh Hãy thảo luận về những gợi ý từ các dữ kiện như trên nhằm.đo lường thu nhập của chính phủ nước này

trong năm 2000

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Văn phòng Ngân sách Quốc h6i: The Economic and Budget

Outlook: nam tài chính !2002 — 2011 (Washington, DC:US Government

Printing Office, 1/2001)

2 Adam Smith, The Wealth of Nations, Luan Dén: J.M.Dent and Sons, 1997 (1976) (Quyển 5, Chương 1)

3 GS Duverger — Finances Publique — Dai Hoc Paris, 1965

4 GS.TS Hồ Xuân Phương, giáo trình “Quản lý tài chính nhà nước”, ĐH Tài chính - Kế tốn Hà Nội, 2000

'PHỤ LỤC: NGHIÊN CỨU TRONG TÀI CHÍNH CƠNG

Thơng qua những gì đã trình bày, chúng ta đã trích dẫn nhiều sách,

báo và các điểu khoản Các tham khảo này là rất có ích khi muốn đi sâu nghiên cứu chỉ tiết về các vấn dé chuyên biệt Sinh viên muốn nghiên cứu

về Tài chính cơng cần tham khảo các tài liệu chuyên sâu sau:

- _ Tài chính cơng và thuế quốc tế

Tạp chí Kinh tế cơng

Tạp chí Thuế quốc gia

Tài chính công

Trang 39

_=_ Tài chính hàng quý

Bên cạnh đó, các tạp chí kinh tế tổng hợp cũng thường để cập đến

các vấn đề Tài chính cơng Các tạp chí tiêu biểu, nhưng không chỉ giới

hạn trong các số này, là

American Economic Review

Journal of Economic Perspectives Journal of Political Economy Quarterly Journal of Economics Review of Economics and Statirtics

Các bài báo trong các tạp chí nêu trên và các tap chi khác được liệt

_ kê trong Journal oƒ Economic Literature và có thể tìm thấy trên internet

Sinh viên có thể tham khảo thêm 6 cdc dn ban ctia Studies of Government Finance Các cuốn sách trên đề cập đây đủ và cập nhập

thường xuyên những thảo luận quan trọng về các van dé Tài chính cơng

Văn phịng ngân sách của Quốc hội cũng cung cấp các báo cáo tranh luận về các chính sách hiện hành Danh sách những tài liệu được cung cấp tại

Website: http://www.cbo.gov

Các tài liệu làm việc của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia có sẵn

trong thư viện của nhiều trường đại học và các nguồn tài liệu khác nghiên

cứu về Tài chính cơng Tuy nhiên, khó khăn về mặt kỹ thuật là các tài

liệu này nhiều khi không cho phép lấy từ địa chỉ http://www.nber.org

Rất nhiều dữ liệu sẵn có về chỉ tiêu của chính phủ và các quy định về thuế Có thể tìm kiếm các thông tin này trong các tài liệu xuất bản của

Van phong Chinh phi My (US Government Printing Office) và các tài liéu trén internet:

— Statistical Abstract of the United States

(http://www.census.gov/prod/www/statistical — abstract — us.html)

- Economic Report of the President (http://w3.access.gpo.gov/eop/) - Budget of the United States (http:/Aw3.access.gpo.gov/usbudget/index.html) ~ U.S Census of Govemment (http:/www.census.gov/govs/www/cog,html)

Trang 40

Tất cả các tài liệu nói trên được xuất bản hàng năm, ngoại trừ Tổng

điểu tra của chính phủ Mỹ (U.S Census of Government) được công bố 5

năm 1 lần Các con số và sự kiện về Chính phủ (Fact and Figures on Government) được xuất bản hàng năm bởi cơ quan Thuế, là tóm tắt khác về các dữ liệu thuế và chỉ tiêu của chính phủ Các dữ liệu từ thế kỷ 18 có

thể tìm thấy trong Lịch sử thống kê Mỹ (Historical Statistic of the United States from Colonical Times to 1970) (US Government Printing Office), Các độc giả quan tâm đặc biệt về Tài chính cơng của chính quyền địa phương và chính phủ liên bang có thể đọc các báo cáo của Hội đồng tư vấn về các quan hệ đối nội Hoa Kỳ (US Advisory Commission on Intergovernmental Relations)

Một số lượng lớn các đữ kiện về tài chính cơng có thể được tìm thấy

trên internet Đặc biệt, một trang web rất hữu ích là Resources for

Economists on the Internet (http://rfe.org) Nó liệt kê đến hơn 900 nguồn dữ liệu Trang web của Cục thống kê (http://www.census.gov/econ/www/) cũng rất hữu ích Cuối cùng, để cập nhật thông tin kịp thời về các chính sách thuế, nên tham khảo trang web của Trường Đại học Michigan về các

nghiên cứu trong chính sách thuế của chính phủ (http://otpr.org)

Tài liệu tham khảo tại Việt Nam có thể xem tại trang web của Bộ

Ngày đăng: 08/05/2014, 21:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w