1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5 6 tuổi tại tỉnh bình phước

270 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 270
Dung lượng 6,05 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, vẫn còn một tỷ lệ lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hoàng Thị Hồng Thương

XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ NHẰM PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Hoàng Thị Hồng Thương

XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ NHẰM PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục Mầm non)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH

Thành phố Hồ Chí Minh - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Hoàng Thị Hồng Thương, tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 04 năm 2021

Tác giả

Hoàng Thị Hồng Thương

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh

Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm Thành phố

Hồ Chí Minh, đặc biệt là những Thầy Cô khoa Giáo dục Mầm non và những Thầy

Cô đã tận tình giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Bằng tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn đến PGS.TS Nguyễn Thị Kim Anh, người hướng dẫn khoa học đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ tận tình, hướng dẫn nghiên cứu tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn Tôi xin cảm ơn quý Thầy Cô phòng Sau đại học đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học và thực hiện luận văn

Đồng thời tôi cũng xin cảm ơn toàn thể Ban Giám Hiệu, Giáo viên, Cha mẹ của trẻ tại các trường mầm non trên địa bàn huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước nói chung và Ban giám hiệu cùng đội ngũ giáo viên trường Mầm non Đồng Tiến huyện Đồng Phú nói riêng đã giúp chúng tôi thực hiện khảo sát tìm hiểu vấn đề nghiên cứu trong thực tiễn tại trường

Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong hội đồng đánh giá luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và những người thân đã động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này

Do điều kiện và khả năng còn hạn chế nên luận văn sẽ không tránh được các sai sót Tôi rất mong sự góp ý của quý Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn Trân trọng cảm ơn!

Tác giả

Hoàng Thị Hồng Thương

Trang 5

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan i

Lời cám ơn ii

Mục lục iii

Danh mục các chữ viết tắt vii

Danh mục các bảng viii

Danh mục các hình vẽ, biểu đồ xi

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ NHẰM PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ 5-6 TUỔI 10

1.1 Lịch sử nghiên cứu về xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 10

1.2 Lý luận về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi 14

1.2.1 Khái niệm kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi 14

1.2.2 Các giai đoạn phát triển kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi 15

1.2.3 Đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi liên quan đến việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ 16

1.3 Lý luận về phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 17

1.3.1 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ 5-6 tuổi 17

1.3.2 Các dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục 18

1.3.3 Khái niệm phòng, chống xâm hại tình dục trẻ 5-6 tuổi 18

1.4 Lý luận về xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 19

1.4.1 Khái niệm xây dựng 19

1.4.2 Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 20

1.4.3 Xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 23

Trang 6

1.5 Đặc điểm tâm lý, đặc điểm kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi liên quan

đến phòng, chống xâm hại tình dục 34

1.5.1 Đặc điểm tâm lý của trẻ 5-6 tuổi liên quan đến việc xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục 34

1.5.2 Đặc điểm kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục của trẻ 5-6 tuổi 37

1.6 Quy trình xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 39

1.6.1 Quy trình xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 39

1.6.2 Quy trình tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ thông qua trải nghiệm được thực hiện qua 4 bước cơ bản sau: 42

1.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 43

Tiểu kết chương 1 46

Chương 2 THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ NHẰM PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC 48

2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 48

2.1.1 Mục tiêu khảo sát thực trạng 48

2.1.2 Khái quát chung về các trường mầm non tham gia khảo sát thực trạng tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước 48

2.1.3 Đối tượng khảo sát thực trạng 49

2.1.4 Nội dung khảo sát thực trạng 51

2.1.5 Mẫu khảo sát thực trạng 52

2.1.6 Phương pháp khảo sát thực trạng 54

2.2 Kết quả khảo sát thực trạng xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước 59

Trang 7

2.2.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ của trẻ về hoạt động

giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 592.2.2 Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 702.2.3 Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 762.2.4 Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 772.2.5 Thực trạng các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục kỹ năng tự

bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 792.2.6 Thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 81 2.2.7 Thực trạng mức độ tham gia tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự

bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi của các lực lượng giáo dục 83 2.2.8 Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự

bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 85 2.2.9 Kết quả phân tích hồ sơ liên quan hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 87 2.2.10 Kết quả quan sát hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng,

chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 89

Tiểu kết chương 2 91 Chương 3 XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ NHẰM PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI TÌNH DỤC CHO TRẺ 5-6 TUỔI TẠI HUYỆN ĐỒNG PHÚ, TỈNH BÌNH PHƯỚC 93

3.1 Xây dựng một số hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 93 3.1.1 Nguyên tắc xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm

phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 93

Trang 8

3.1.2 Xây dựng một số hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng,

chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại huyện Đồng Phú, tỉnh

Bình Phước 95

3.2 Thử nghiệm một số hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước 96

3.2.1 Mục đích thử nghiệm 96

3.2.2 Nội dung thử nghiệm 96

3.2.3 Khách thể thử nghiệm 97

3.2.4 Điều kiện thử nghiệm 97

3.2.5 Quy trình thử nghiệm 98

3.2.6 Kết quả thử nghiệm hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước 104

Tiểu kết chương 3 124

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 125

TÀI LIỆU THAM KHẢO 128 PHỤ LỤC PL1

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Cơ cấu các trường mầm non tại huyện Đồng Phú năm học

2020-2021 48 Bảng 2.2 Số lượng CBQL, GV lớp Lá tham gia khảo sát tại các trường MN

huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước 49 Bảng 2.3 Thông tin CBQL, GV, CMT tham gia khảo sát 50 Bảng 2.4 Mẫu và phương pháp khảo sát thực trạng xây dựng và tổ chức

hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại Bình Phước 52 Bảng 2.5 Quy ước cách xử lý thông tin phiếu trưng cầu ý kiến 55 Bảng 2.6 Mẫu quan sát hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng,

chống XHTD tại các trường mầm non 58 Bảng 2.7 Thực trạng nhận thức về kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống

XHTD cho trẻ 5-6 tuổi của CBQL,GV,CMT 60 Bảng 2.8 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng tự bảo vệ

nhằm phòng, chống XHTD cho trẻ 5-6 tuổi của CBQL,GV,CMT 61 Bảng 2.9 Thực trạng nhận thức của CBQL,GV,CMT về tính cần thiết của

việc xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 63 Bảng 2.10 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, CMT về việc xác định

hành vi báo động kẻ xâm hại tình dục trẻ 5-6 tuổi 65 Bảng 2.11 Thực trạng nhận thức của CBQL,GV,CMT về tầm quan trọng của

mục tiêu HĐ giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống XHTD cho trẻ 5-6 tuổi 67 Bảng 2.12 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ nhận thức các bộ phận

cơ thể, vùng riêng tư của mình, của người khác không được chạm vào và không chạm vào vùng riêng tư người khác 70 Bảng 2.13 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ kỹ năng nhận diện nguy

hiểm và biết tìm đến nơi an toàn, nhận diện các hành vi báo động

kẻ XHTD cho trẻ 5-6 tuổi 72

Trang 11

Bảng 2.14 Thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục trẻ các quy tắc ứng phó

trước những tình huống nguy hiểm, phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 74 Bảng 2.15 Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 76 Bảng 2.16 Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự

bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 77 Bảng 2.17 Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quá trình tổ chức

hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 79 Bảng 2.18 Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến hoạt động giáo

dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 80 Bảng 2.19 Thực trạng các điều kiện hỗ trợ hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 81 Bảng 2.20 Thực trạng mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục vào việc

xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 83 Bảng 2.21 Thực trạng những nguyên nhân khó khăn trong quá trình tổ chức

hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống XHTD cho trẻ 5-6 tuổi 86 Bảng 2.22 Kết quả quan sát hoạt động vui chơi và hoạt động học trong giáo

dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục trẻ

5-6 tuổi tại huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước 89 Bảng 3.1 Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động giáo dục trẻ quyền bảo vệ bản

thân em (* 1= Kém, 2= Yếu, 3= Trung bình, 4= Khá, 5= Tốt) 100 Bảng 3.2 Tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động giáo dục trẻ các quy tắc bảo

vệ bản thân (* 1= Kém, 2= Yếu, 3= Trung bình, 4= Khá, 5= Tốt) 100 Bảng 3.3 Mức độ cần thiết của các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 105

Trang 12

Bảng 3.4 Mức độ khả thi của các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 106 Bảng 3.5 Kết quả đánh giá kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi nhóm đối

chứng và nhóm thực nghiệm trong hoạt động giáo dục “Quyền bảo vệ bản thân em” trước thử nghiệm 107 Bảng 3.6 Kết quả đánh giá kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi nhóm đối

chứng và nhóm thực nghiệm trong hoạt động giáo dục “Các quy tắc bảo vệ bản thân” trước thử nghiệm 108 Bảng 3.7 Kết quả đánh giá KNTBV của trẻ 5-6 tuổi nhóm đối chứng và

nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm hoạt động giáo dục “Quyền bảo vệ bản thân em” 114 Bảng 3.8 Kết quả khảo sát KNTBV của trẻ 5-6 tuổi nhóm đối chứng và

nhóm thực nghiệm sau thử nghiệm hoạt động giáo dục trẻ các quy tắc bảo vệ bản thân 119

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1 Thực trạng nhận thức của CBQL,GV,CMT về tầm quan trọng

của kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống XHTD cho trẻ 5-6 tuổi 62 Biểu đồ 2.2 Thực trạng mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục vào

việc xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi 84

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xâm hại tình dục trẻ em hiện đang là một vấn đề thời sự gây nhiều bức xúc, phẫn nộ trong xã hội hiện nay Theo thống kê của Cục Bảo vệ - Chăm sóc trẻ em (thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), trong giai đoạn từ 2005 - 2007, đặc biệt là vào năm 2007, nạn xâm hại, ngược đãi, bạo hành trong gia đình tăng gấp 3 lần, ở cộng đồng tăng 7 lần, trong trường học tăng 13 lần Theo UNICEF, trong 5 năm qua, có khoảng 5.300 vụ xâm hại tình dục trẻ em tại Việt Nam, nghĩa là cứ 8 giờ trôi qua lại có một bé bị xâm hại Đau lòng hơn là hàng trăm trẻ em dưới 6 tuổi cũng trở thành nạn nhân về xâm hại tình dục Trong đó, trong 5 tháng đầu năm

2018, có 735 trẻ em bị xâm hại (Theo báo Tuổi Trẻ online ngày 28/7/2017) Tuy nhiên, những con số này trên thực tế còn lớn hơn rất nhiều bởi các vụ xâm hại tình dục vẫn còn bị che dấu do sự kém hiểu biết về pháp luật, đặc biệt là Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em

Bình Phước là một trong những tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao với nhiều khu công nghiệp và dân số nhập cư tăng cao, nhiều thành phần, tầng lớp khác nhau tạo nên vùng đất cư trú phức tạp, nhiều tội phạm trú ẩn Trong thời gian gần đây, Bình Phước đang có chiều hướng gia tăng về nạn xâm hại tình dục trẻ em và diễn biến ngày càng phức tạp Trên địa bàn tỉnh Bình Phước tính từ năm 2015 đến năm 2019, toàn tỉnh có 193 em bị xâm hại tình dục, riêng Quý I/2019 thì số trẻ em bị xâm hại tình dục là 33 em Đặc biệt nghiêm trọng là không ít trẻ em bị xâm hại tình dục ở lứa tuổi mầm non, tính chất từng vụ việc ngày càng phức tạp, như vụ việc một nạn nhân là trẻ mầm non sau khi bị xâm hại tình dục thì bị thả xuống giếng dẫn đến tử vong (UBND tỉnh Bình Phước, 2019)

Vấn nạn này để lại hậu quả nặng nề về thể chất và tinh thần cho các nạn nhân

Đa số nghiên cứu và số liệu thống kê đều cho thấy các nạn nhân bị xâm hại sẽ chịu ảnh hưởng kéo dài suốt cuộc đời (Worl Health Organnization, 2014) Các vụ xâm hại cơ thể nghiêm trọng có thể dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng về mặt thể chất, thậm chí có thể dẫn đến tử vong Những nạn nhân của bạo lực thân thể, tinh

Trang 15

thần, khi lớn lên có nguy cơ trở thành tội phạm (WHO, 2014) Riêng về hậu quả của xâm hại tình dục là rất sâu sắc, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần của những đứa trẻ lẫn người thân, và gây ra những sự hoang mang kèm theo bầu không khí tiêu cực

cho cộng đồng xung quanh (Angela Browne & David Finkelhor, 1986) Với trẻ em

nếu bị xâm hại nghiêm trọng, các tổn thương mà trẻ gặp phải có thể kể đến như: Tổn thương cơ quan sinh dục, tổn thương các phần khác của cơ thể, mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, và có thể dẫn đến các trường hợp tử vong Sang chấn tâm lý của trẻ bị XHTD cũng không kém phần nghiêm trọng Trẻ lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn, xấu hổ, trầm cảm Về lâu dài trẻ trở nên sống khép kín, mất tự tin Và tất cả biểu hiện này có thể kéo dài vài năm, có khi kéo dài suốt cuộc đời trẻ (Angela Browne, David Finkelhor, 1986)

Việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi giúp trẻ nhanh nhạy ứng phó với những hoàn cảnh bất lợi, nguy hiểm, có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống là rất cần thiết Thực tế hiện nay, ở các trường mầm non đã quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, trong đó có kỹ năng tự bảo vệ Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục chưa cao thể hiện ở việc: nhiều trẻ vẫn chưa biết cách chăm sóc, bảo vệ bản thân; còn ngỡ ngàng, lúng túng trước những khó khăn trong cuộc sống; sợ hãi, la hét trước các tình huống bất ngờ; không có kiến thức nên dễ bị tấn công tình dục, khi trẻ bị xâm hại cũng không biết cách thổ lộ với người khác Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ hiện tại và sau này Bên cạnh đó, vẫn còn một tỷ lệ lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa nhận thức đúng đắn về vai trò, mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ, cũng như chưa thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi thông qua trang bị kiến thức và kỹ năng để trẻ tự vệ, ứng phó trước hành vi xâm hại tình dục, giúp trẻ có thể xử lý, giải quyết những tình huống nguy hiểm khi cần thiết

Trang 16

Xuất phát từ những lý do trên chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại tỉnh Bình Phước”

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng và thử nghiệm một số hoạt động giáo dục giúp nâng cao kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại tỉnh Bình Phước một cách hiệu quả

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1 Khách thể nghiên cứu

Quá trình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

4 Giả thuyết nghiên cứu

Hiện nay việc xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi đã có những thành công bước đầu nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế Nếu GVMN được hướng dẫn quy trình, cách thức xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi thì sẽ giúp nâng cao kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ một cách hiệu quả

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Nghiên cứu lý luận về xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

5.2 Khảo sát thực trạng xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở một số trường mầm non tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

5.3 Xây dựng và thử nghiệm một số hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở 01 trường mầm non tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Trang 17

6 Giới hạn nghiên cứu

6.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

Xây dựng 04 hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi, nhưng chỉ tiến hành nghiên cứu thử nghiệm 02 hoạt động giáo dục do tình hình dịch bệnh Covid bùng phát ở tỉnh Bình Phước

6.2 Giới hạn địa bàn khảo sát

Địa bàn khảo sát thực trạng và thử nghiệm các hoạt động giáo dục của đề tài luận văn là huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Trên địa bàn huyện Đồng Phú có 13 trường mầm non (trong đó 11 trường mầm non công lập và 2 trường mầm non tư thục) Để đánh giá khách quan và chính xác thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi chúng tôi nghiên cứu tất cả 13/13 trường mầm non

6.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu:

Giới hạn thời gian khảo sát thực trạng: từ tháng 9/2020 đến tháng 11/2020 Giới hạn nội dung, địa bàn và thời gian thử nghiệm: Do dịch bệnh Covid nên chúng tôi chỉ thử nghiệm 2 hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại 01 trường mầm non tại huyện Đồng phú, tỉnh Bình Phước từ 4/1/2020 đến tháng 1/2/2021

6.4 Giới hạn khách thể nghiên cứu

Khách thể khảo sát bằng bảng hỏi: 172 mẫu khảo sát, trong đó có 80 giáo viên dạy trẻ lớp 5-6 tuổi; cán bộ quản lý bao gồm 01 chuyên viên phòng Giáo dục, 39 hiệu trưởng/ hiệu phó chuyên môn và 52 cha mẹ/người chăm sóc trẻ ở 13 trường mầm non tại huyện Đồng Phú, Bình Phước

Khách thể nghiên cứu: thử nghiệm tại 01 lớp Lá (5-6 tuổi) ở 01 trường mầm non công lập là trường mầm non Đồng Tiến, xã Đồng Tiến huyện Đồng Phú Nhóm trẻ thực nghiệm: 40 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi và nhóm trẻ đối chứng: 40 trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi; không nghiên cứu trẻ 5-6 tuổi tại gia đình

7 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích nghiên cứu, chúng tôi phối kết hợp đa dạng các phương pháp nghiên cứu khoa học như sau:

Trang 18

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Thu thập, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá các thông tin: thu thập thông tin

từ các báo cáo, internet, các giáo trình, tài liệu tham khảo, các công trình nghiên cứu

có liên quan đến xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ, phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi Dựa trên các tài liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích, sàng lọc thông tin, lựa chọn những nội dung khoa học, có tính học thuật cao, phù hợp với nội dung nghiên cứu lý luận của đề tài luận văn để sử dụng vào việc xây dựng cơ sở lý luận của đề tài

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích nghiên cứu

Sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi nhằm xác định thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại 13/13 trường mầm non huyện Đồng Phú tỉnh Bình Phước

Công cụ điều tra thực trạng là bảng hỏi và chúng tôi đã xây dựng 02 bảng hỏi, trong đó bảng hỏi 1 dành cho nhóm CBQL và GVMN, bảng hỏi 2 dành cho cha mẹ của trẻ

Mẫu nghiên cứu: Lựa chọn hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên, phát bảng hỏi cho

80 giáo viên dạy trẻ lớp 5-6 tuổi; 52 cha mẹ/ người chăm sóc trẻ Phát phiếu hỏi cho tất cả 39 người trong Ban giám hiệu của 13 trường mầm non (11 trường MN công lập, 02 trường MN tư thục) và 01 chuyên viên phòng Giáo dục huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước Dữ liệu thu được mã hóa để bảo mật thông tin

7.2.2 Phương pháp phỏng vấn

Mục đích: Nhằm bổ sung thông tin và dữ liệu chi tiết hơn cho kết quả nghiên

cứu bằng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát sư phạm, phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Nội dung phỏng vấn

Chia làm 3 nhóm để phỏng vấn: Nhóm CBQL; Nhóm GVMN; Nhóm cha mẹ của trẻ

Trang 19

Công cụ phỏng vấn là hệ thống câu hỏi cho 3 khách thể CBQL, GVMN, và cha mẹ của trẻ nhằm thu thập thông tin về :- Nhận thức của CBQL, GVMN và cha

mẹ của trẻ về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi; - Thực trạng về mục đích, phương pháp, hình thức, phương tiện tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước và những khó khăn gặp phải

- Chúng tôi chọn 03 CBQL là Ban giám hiệu, 06 cha mẹ/ người nuôi dưỡng trẻ

và 06 giáo viên mầm non của 03 trường (02 trường công lập, 01 trường tư thục) trong số những người đồng ý để tiến hành phỏng vấn

7.2.3 Phương pháp quan sát

Mục đích:

Sử dụng phương pháp quan sát nhằm làm rõ thông tin trong bảng hỏi và phỏng vấn CBQL, GV và cha mẹ của trẻ để đánh giá khách quan tính hiệu quả của việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi nhằm phòng, chống xâm hại tình dục ở trường mầm non như: giờ học, hoạt động vui chơi trong lớp, ngoài trời

Mẫu quan sát:

Chúng tôi quan sát 04 hoạt động giáo dục: 02 giờ học, 02 hoạt động vui chơi trong lớp, ngoài trời ở trường MN tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước để đánh giá những ưu điểm, hạn chế của các việc xây dựng, tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp thử nghiệm

7.2.4 Phương pháp nghiên cứu hồ sơ

Mục đích: Nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thực hiện sự chỉ đạo, hướng

dẫn của Bộ, Phòng, Sở Giáo dục và Đào tạo trong tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi Đồng thời, nắm được thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục của các trường MN trong thực hiện các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

Trang 20

Mẫu hồ sơ, sản phẩm nghiên cứu

Phân tích hồ sơ, thực hiện nghiên cứu kế hoạch giáo dục trẻ, sổ ghi chép các hoạt động chuyên môn, sổ theo dõi trẻ, phân tích giáo án, sử dụng trong các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Đồng Tiến và trường mầm non Thuận Lợi

7.2.5 Phương pháp thực nghiệm

Nhằm chứng minh giả thuyết khoa học của đề tài về tính khả thi của một số hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

Do hạn chế về quy mô và thời gian tổ chức một số hoạt động giáo dục nên đề tài chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm một số hoạt động giáo dục đã đề xuất trên trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Đồng Tiến, nơi có tình hình xã hội phức tạp và gặp nhiều khó khăn

Mẫu thử nghiệm và mẫu đối chứng:

Nghiên cứu được tiến hành với 02 lớp trẻ 5-6 tuổi tại 01 trường mầm non, huyện Đồng Phú Chúng tôi chọn hai lớp: 01 lớp thực nghiệm (40 trẻ), 01 lớp đối chứng (40 trẻ) Thời gian thử nghiệm các hoạt động giáo dục: 04/01/2021 đến 05/02/2021 Tuy nhiên, do dịch Covid bùng phát từ ngày 02/02/2021 nên thử nghiệm dừng lại vào ngày 01/02/2021

Cách tiến hành:

Chúng tôi xây dựng 04 hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ qua hoạt động trải nghiệm Và tiến hành nghiên cứu thử nghiệm 02 hoạt động giáo dục

Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu thử nghiệm để trao đổi với BGH Trường mầm non Đồng Tiến, huyện Đồng Phú về kế hoạch thử nghiệm và các hoạt động thử nghiệm tại trường Phối hợp với BGH nhằm lựa chọn 2 lớp 5-6 tuổi Trao đổi gặp

gỡ giáo viên, tập huấn giáo viên về kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục dự kiến, để nhận được sự phối hợp trong quá trình thử nghiệm

Các bước tiến hành thử nghiệm:

- Đề xuất biện pháp, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên;

Trang 21

- Thiết kế sắp đặt môi trường tổ chức;

- Lựa chọn nội dung, hình thức và thời điểm tổ chức;

- Thử nghiệm các hoạt động giáo dục;

- Đánh giá kết quả thử nghiệm

7.3 Phương pháp thống kê toán học

Sử dụng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences) 22.0 để

xử lý số liệu thu thập được từ khảo sát bằng bảng hỏi và thử nghiệm Xử lý một số qua phần mềm Microsoft Excel để tiến hành phân tích thống kê với 2 thông số cơ bản là tỉ lệ phần trăm và giá trị trung bình Sử dụng thống kê tần suất để tính tỷ lệ phần trăm các phương án trả lời và vẽ biểu đồ Sử dụng kiểm nghiệm T-test cho hai mẫu độc lập để so sánh sự khác biệt ý nghĩa giữa tính cần thiết và tính khả thi của các hoạt động giáo dục đề xuất Điểm trung bình sẽ cho biết sự phân tầng, thứ tự của các chỉ số trong bảng thống kê Bên cạnh đó kết hợp phương pháp xử lý số liệu định tính để phân tích kết quả phỏng vấn, quan sát

8 Cấu trúc của đề tài

Phần mở đầu

Phần nội dung

Chương 1 Cơ sở lý luận về xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

Chương 2 Thực trạng xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Chương 3 Xây dựng và thử nghiệm một số hoạt động giáo dục kỹ năng tự

bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước

Phần kết luận và khuyến nghị;Tài liệu tham khảo; Phụ lục

9 Đóng góp mới của đề tài

Về lý luận

Đề tài đã tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận

văn trên thế giới và ở Việt Nam Phân tích lý luận về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6

Trang 22

tuổi; lý luận về phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi; lý luận về xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ

5-6 tuổi

Về thực tiễn

Đề tài đã khảo sát, đánh giá thực trạng xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi tại huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước, là địa bàn có tình hình xã hội phức tạp, trẻ 5-6 tuổi đối diện với nguy cơ bị xâm hại tình dục cao

Từ đó, cùng GVMN và CBQL thảo luận, xây dựng 04 hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi Qua đó giúp giáo viên xây dựng kế hoạch và tiến hành tổ chức một số hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi Kết quả thử nghiệm là minh chứng xác thực khẳng

định tính khả thi của đề tài

Trang 23

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

KỸ NĂNG TỰ BẢO VỆ NHẰM PHÒNG, CHỐNG XÂM HẠI

TÌNH DỤC CHO TRẺ 5-6 TUỔI 1.1 Lịch sử nghiên cứu về xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

Các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam trên bình diện khoa học

đã được khái quát thành các hướng nghiên cứu sau:

- Hướng nghiên cứu thứ nhất về hoạt động giáo dục kỹ năng sống trong đó có

kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi

Tìm hiểu các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non nói chung và cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng cho thấy: các nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi được lồng ghép trong các nghiên cứu về hoạt động giáo dục kỹ năng sống Các nghiên cứu chuyên sâu về xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục của trẻ mầm non và trẻ 5-6 tuổi nói riêng chưa nhiều Tuy nhiên, vẫn phải khẳng định việc nghiên cứu hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 5-6 tuổi và hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ 5-6 tuổi không phải là vấn đề mới, mà đây là một vấn đề đã được nhiều nhà nghiên cứu giáo dục học, tâm lý học,… trên thế giới

đã và đang quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau Trong đó, có rất nhiều chương trình dự án nghiên cứu của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ của các nước trên thế giới như Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), Tổ chức

Y tế Thế giới (WHO), Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) Điều này khẳng định vai trò và vị trí quan trọng của các nghiên cứu về vấn đề này đối với con người và sự phát triển xã hội

Tổng quan tình hình nghiên cứu về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi có thể tổng hợp thành các hướng nghiên cứu sau:

- Hướng nghiên cứu về mục đích, hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi

Trang 24

Thế kỷ XIX, K.Mark (1818-1883) và Ph.Anghen (1820-1895) đã xây dựng học thuyết mới trong lịch sử phát triển loài người Theo quan điểm của K.Mark và Ph.Anghen, kết quả của giáo dục là con người có sức khoẻ, biết làm và có khả năng thích ứng với sự biến đổi của nghề nghiệp đặc biệt có kỹ năng biết tự bảo vệ mình Trong những nghiên cứu về giáo dục, Lênin đã đánh giá rất cao vai trò của kỹ năng

tự bảo vệ trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người mà trong đó

kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em chính là phương tiện dẫn đến việc hình thành, phát triển nhân cách con người trong xã hội (Đào Thanh Âm, 2004)

Ở các nước trong khu vực Châu Á nói chung và những nước trong khu vực Đông Nam Á, gần với Việt Nam thì việc nghiên cứu và áp dụng thử nghiệm các hoạt động giáo dục các kỹ năng sống cơ bản, trong đó có kỹ năng an toàn và kỹ năng tự bảo vệ cũng rất được quan tâm Như vậy, một số quốc gia trên thế giới đã quan tâm đến hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ

độ tuổi mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng Mục đích nhằm hình thành kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mầm non giúp chúng thích ứng và thành công trong cuộc sống tương lai (Phan Tú Anh, 2013)

- Hướng nghiên cứu về nội dung chương trình và phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ em

Tác giả Donald Walters đã công bố một nghiên cứu công phu, nghiêm túc về phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em trong tác phẩm “Giáo dục vì cuộc sống (Education for life)” nhằm cung cấp cho các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ một

số phương pháp và các kỹ thuật giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em Donald Walters

đã khẳng định, vai trò quan trọng của việc sử dụng các phương pháp giáo dục tích hợp giữa kiến thức khác nhau với vốn kinh nghiệm sống và sự trải nghiệm, nghệ thuật sống (Donald Walters, 2009)

Trong cuốn sách: “Protecting the Gift – Keeping Children and Teenagers Safe (and Parents Sane)” (Giúp trẻ em và thiếu niên an toàn) của tác giả Gavin De Becker (2004) đã phân tích các nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho con như: tự bảo vệ trước những tình huống nguy hiểm, tự bảo vệ bản thân và tìm trợ

Trang 25

giúp khi bị lạc, kỹ năng phòng tránh lạm dụng tình dục và các kỹ năng tự bảo vệ bản thân khác, (Kadzamira, E.C, 2006)

Các phương pháp giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ mẫu giáo dễ thực hiện và

dễ áp dụng trong tình huống thực của cuộc sống cũng được trình bày trong cuốn sách có tựa đề “45 cách dạy trẻ tự bảo vệ mình” của tác giả Yoon Yeo Hong (2011) Các phương pháp dạy trẻ kỹ năng tự bảo vệ bản thân được trình bày cụ thể, chi tiết với những nội dung trình bày xem kẽ giữa lý thuyết và thực hành như: giúp trẻ nhận biết các mối nguy hiểm; nâng cao cảnh giác và bảo vệ an toàn cho chính mình; hướng dẫn trẻ cách đối phó hoặc thoát khỏi nguy hiểm (Yoon Yeo Hong, 2011)

- Hướng nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động giáo dục kỹ năng

tự bảo vệ cho trẻ em

Kadzamira (2006) chỉ ra tình trạng giáo viên tại các trường thiếu năng lực giảng dạy kỹ năng sống (KNS), các chương trình giáo dục phải đối mặt với các thách thức phát sinh từ việc nhà trường không tuân thủ các nguyên tắc về chất lượng giáo dục Chẳng hạn, các trường học không giới thiệu các biện pháp đo lường, đánh giá và cấp chứng chỉ về giáo dục KNS, điều này làm giảm giá trị và sự ghi nhận về vị trí của giáo dục KNS trong nhà trường Tương tự, người học cũng không có các khóa học được đánh giá một cách nghiêm túc, vì thế họ cũng không dành sự quan tâm xứng đáng cho giáo dục KNS Ngoài ra, tập quán văn hóa của người dân không khuyến khích người lớn và trẻ nhỏ tham gia các cuộc thảo luận liên quan đến tình dục và chủ đề sức khỏe sinh sản Vì vậy, điều này tạo ra một số xung đột ở cả người học và giáo viên; kết quả là không khuyến khích được người học tham gia, họ có thể cảm thấy khó chịu, miễn cưỡng và nhút nhát khi tham gia thảo luận về tình dục và chủ đề sức khỏe sinh sản (Kadzamira, 2006)

- Hướng nghiên cứu về xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng

tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại cho trẻ em

Các nghiên cứu chuyên sâu của Goldman, J D (2013) đã khẳng định rằng trường học đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục về giới tính, an toàn cho trẻ

vì trong nhiều nền văn hóa, ở nhiều quốc gia thì cha mẹ rất ngần ngại trong việc

Trang 26

giáo dục các nội dung này cho trẻ hoặc bản thân họ cũng không đủ hiểu biết, không

đủ kỹ năng để truyền đạt cho con (Goldman, 2013)

Theo UNICEF (2016) đã hỗ trợ thực hiện chương trình thực nghiệm giáo dục

“Sống khỏe mạnh và kỹ năng sống” Chương trình tập trung vào việc tổ chức giáo dục cho trẻ về kiến thức và kỹ năng tự bảo vệ bản thân khỏi các tệ nạn xã hội như nghiện thuốc lá, rượu bia; phòng tránh xâm hại tình dục; phòng tránh và ứng phó với tình huống căng thẳng (UNICEF, 2016) Giáo dục tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em đã được nhiều quốc gia nghiên cứu với các cấp độ khác nhau trong đó có nhấn mạnh đến việc nhận diện hành vi xâm hại tình dục, trường học là nơi giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục tốt nhất

Ở Việt Nam, hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống lạm dụng tình dục cho trẻ ở trường mầm non được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu khoa học như:

Tài liệu hỗ trợ thoát hiểm “Chạm trán với kẻ quấy rối XHTD” xuất bản năm

2011 của tác giả Thu Trang nêu rõ các dạng xâm hại, những quyền lợi và cách thức

để phòng, tránh XHTD ở các môi trường khác nhau Tác giả cũng nêu cách thức để

xử lý, vượt qua nếu bị XHTD

Tác giả Vũ Thị Ngọc Minh và Nguyễn Thị Nga trong cuốn sách: “Giúp bé có

kỹ năng nhận biết và phòng tránh một số nguy cơ không an toàn” đã đưa ra 9 tình huống phổ biến trong cuộc sống mà trẻ có thể gặp nguy hiểm cùng với những biện pháp giúp phụ huynh và giáo viên hướng dẫn, giáo dục cho trẻ (Vũ Thị Ngọc Minh, 2012) Tác giả Nguyễn Lan Hải đã cô đọng kiến thức về giới tính bằng công thức dễ nhớ nhất trong “Cẩm nang Giáo dục giới tính giúp trẻ tránh bị xâm hại – “Luật bàn tay” và “Nguyên tắc bikini (đồ lót)” (2016) Tác giả đề ra bốn tiêu chuẩn của hành

vi tình dục có đạo đức mang tên 3D (được, đúng, đẹp) giúp các bạn trẻ có được cái nhìn trong sáng về hành vi tình dục (Nguyễn Lan Hải, 2016)

Tác giả Huỳnh Văn Sơn (chủ biên) bộ sách trang bị kỹ năng thiết yếu cho học sinh Trong đó, cuốn kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ mầm non tập hợp những câu chuyện kể ngắn gọn, những tình huống trẻ em gặp phải trong đời sống, cùng những chỉ dẫn, gợi ý ngắn gọn giúp trẻ dễ dàng thực hiện Đây là tài liệu mang tính

Trang 27

giáo dục có thể nói thích hợp với việc phổ biến vấn đề phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ theo các nguyên tắc giáo dục cơ bản, thích hợp Đây là cẩm nang cũng có thể sử dụng cho các nghiên cứu liên ngành nếu muốn triển khai công tác giáo dục phòng, chống xâm hại tình dục ở trẻ em Việt Nam (Huỳnh Văn Sơn, 2017)

Tại Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 16 /5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em nêu rõ: thời gian vừa qua, các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, nhất là xâm hại tình dục trẻ em có chiều hướng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận xã hội, vì thế cần xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và tăng cường giáo dục kỹ năng phòng

tránh (Thủ tướng Chính phủ, 2017)

Như vậy, xây dựng và tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi đã được nhiều tác giả quan tâm Điểm nổi bật của các nghiên cứu trong và ngoài nước đã hướng đến việc phân tích giá trị, vai trò của hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục với sự tồn tại khách quan của con người trong bối cảnh công nghệ số Đồng thời, các tác giả cũng đã khẳng định trẻ em cần rèn luyện những kỹ năng cụ thể, phù hợp để bản thân có được sự an toàn, phòng, chống xâm hại Tuy nhiên, hạn chế của phần lớn công trình nghiên cứu là tỷ lệ công trình có liên quan đến độ tuổi mầm non và hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục chưa nhiều, do vậy chưa có đánh giá cụ thể, mang tính khái quát, độ tin cậy của khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi chưa cao và các biện pháp đề xuất chưa gắn liền với thực tiễn

1.2 Lý luận về kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi

1.2.1 Khái niệm kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi

Theo Từ điển Tiếng Việt tự bảo vệ có nghĩa là: Tự che chở, tự bảo vệ lấy mình, tự mình giữ lấy mình, chống lại sự xâm hại của kẻ khác (Nguyễn Như Ý, 2010)

Tự bảo vệ là kỹ năng ứng xử phù hợp nhất trong những hoàn cảnh nhất định

để giữ an toàn cho bản thân, bao gồm: Kỹ năng giữ an toàn tránh khỏi những nguy hại, những mối nguy hiểm như bị tổn thương về thể chất lẫn tinh thần; Kỹ năng tự

Trang 28

nhận thức các mối nguy hiểm, tự phòng tránh và có thái độ tâm lý đúng đắn; Kỹ năng duy trì sự điềm tĩnh và tự tin ứng xử an toàn trước người lạ (Alaina et al., 2014)

Từ việc phân tích khái niệm kỹ năng tự bảo vệ đã nêu dẫn ở trên, trong nghiên

cứu này xác định khái niệm kỹ năng tự bảo vệ như sau: “Kỹ năng tự bảo vệ là sự vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã có của cá nhân để nhận diện và biết cách ứng phó trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy đến để bản thân được an toàn”

Và “Kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi là khả năng trẻ 5-6 tuổi vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm của trẻ để nhận diện đồng thời biết cách ứng phó trước các tình huống bất lợi, những hoàn cảnh nguy hiểm có thể xảy đến để bản thân được an toàn”

1.2.2 Các giai đoạn phát triển kỹ năng tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuổi

Theo tác giả Phan Tú Anh (2013), các giai đoạn phát triển phát triển kỹ năng

tự bảo vệ của trẻ 5-6 tuồi như sau:

Giai đoạn nhận thức: là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành kỹ năng tự bảo vệ Giai đoạn này rất quan trọng vì để hành động có hiệu quả con người phải thực hiện và nắm được những điều kiện cần thiết của hành động đó Ở giai đoạn này, người lớn hoặc giáo viên mầm non hướng dẫn trẻ nắm được lý thuyết hành động, nhận thức đầy đủ mục đích, cách thức, điều kiện hành động chứ chưa hành động thực sự

Giai đoạn làm thử: là giai đoạn trẻ bắt đầu hành động Lúc này, trẻ hoàn toàn

có thể làm theo mẫu trên cơ sở nhận thức đầy đủ về mục đích, cách thức, điều kiện hành động hoặc trẻ có thể hành động theo hiểu biết của mình Ở giai đoạn này, hành động của trẻ vẫn còn nhiều sai sót, các thao tác còn lúng túng, hành động có thể đạt

ở mức độ thấp hoặc không đạt kết quả

Giai đoạn kỹ năng bắt đầu hình thành: là giai đoạn trẻ đã có thể hành động độc lập, ít sai sót, các hành động tự bảo vệ thực hiện thuần thục hơn, hành động đạt kết quả trong những điều kiện quen thuộc

Trang 29

Giai đoạn kỹ năng được hoàn thiện: là giai đoạn trẻ thực hiện hành động tự bảo vệ có kết quả không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà cả trong những hoàn cảnh mới, các thao tác thuần thục, các hành động đã có sự sáng tạo (Phan Tú Anh, 2013)

1.2.3 Đặc điểm của trẻ 5-6 tuổi liên quan đến việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

Đặc điểm giải phẫu và sinh lý Do tầm vóc nhỏ nên trẻ có góc nhìn và trường

nhìn hẹp Trẻ 5- 6 tuổi có cơ hội quan sát các sự kiện trong vùng 10 mét, khoảng 0,1 phần trường nhìn của người lớn (Коджаспирова Г М., Коджаспиров А Ю 2003) Trẻ em dưới 8 tuổi gặp khó khăn trong việc xác định phương hướng và nguồn âm, họ không thể nhanh chóng chuyển hướng nhìn từ vật ở gần sang vật ở xa

và ngược lại

Khó khăn trong quản lý hành vi, tính bốc đồng của trẻ Những đặc điểm này

có liên quan đến mức độ điều khiển có chủ đích, sự tự chủ thấp, do đó các hành động thường được thực hiện dưới tác động của cảm xúc

Tăng động kết hợp với sự bùng nổ hành vi, cảm xúc và sự tò mò khi thiếu

kiểm soát bởi người lớn có thể khiến trẻ em gặp phải những tình huống nguy hiểm

Cảm xúc sợ hãi là nguyên nhân của nhiều tình huống có vấn đề Đồng thời,

những đứa trẻ "không sợ gì" (theo các nhà khoa học, số lượng của chúng đang tăng lên) và những đứa trẻ mẫu giáo, có cuộc sống "ngập tràn nỗi sợ hãi", có thể gặp nguy hiểm Cả những người này và những người khác đều không có khả năng, không biết cách hành động trong tình huống sợ hãi (A.I.Belousov, A.I Zakharov, Ts.P Korolenko và những người khác) Trong những tình huống nguy hiểm, họ thể hiện phản ứng phòng thủ thụ động, lạc lối, rơi vào trạng thái tuyệt vọng, sự bất an Hoàn cảnh càng khó khăn, sự ức chế phát triển mạnh hơn ở hệ thần kinh trung ương

Phản ứng của trẻ em chậm hơn người lớn Ví dụ, để một người đi bộ trưởng

thành nhận thức được tình hình, suy nghĩ kỹ, đưa ra quyết định và hành động, mất khoảng 1 giây Trẻ mất 3-4 giây (14) Trẻ em chậm chạp và thường đưa ra những quyết định sai lầm hơn, vì chúng bị lạc và không biết phải làm gì

Khó phân phối và chuyển sự chú ý từ đối tượng này sang đối tượng khác

Thông thường sự chú ý của trẻ mẫu giáo hoàn toàn được tập trung chỉ trên các hành

Trang 30

động cụ thể của riêng chúng Ngoài ra, trẻ mẫu giáo chỉ phản ứng với những âm thanh mà họ quan tâm

Không nhớ và / hoặc lường trước mọi rủi ro có thể xảy ra trong môi trường

công nghệ, tự nhiên và xã hội, ngay cả trong trường mầm non cao cấp Không phải lúc nào trẻ 5-6 tuổi cũng có thể hiểu và dự đoán được những hậu quả có thể xảy ra

do hành vi của mình, để thấy được nguy cơ tiềm ẩn, đôi khi không biết thuộc tính thực của đồ vật, không phân biệt một số tình huống trong cuộc sống và trò chơi

1.3 Lý luận về phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

1.3.1 Khái niệm xâm hại tình dục trẻ 5-6 tuổi

a) Khái niệm phòng, chống

“ Phòng, chống” có nghĩa là: phòng trước và sẵn sàng chống lại (Hoàng Phê, 2003)

b) Khái niệm xâm hại tình dục

Theo đại từ điển tiếng Việt xâm hại là “xâm phạm, gây tổn hại” (Nguyễn Như

Ý, 2010) Theo định nghĩa của Hiệp hội Tâm lý học Hoa kỳ (APA) XHTD là hoạt động tình dục không mong muốn, với thủ phạm là người sử dụng vũ lực, de dọa hoặc lợi dụng nạn nhân không thể đồng ý Hầu hết nạn nhân và thủ phạm đều biết nhau Phản ứng tức thì đối với lạm dụng tình dục bao gồm sốc, sợ hãi hoặc hoài nghi các triệu chứng lâu dài bao gồm lo lắng sợ hãi hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Encyclopedia of Psychology, 2019)

Xâm hại tình dục còn được hiểu là “Trẻ em không thể đồng tình thực hiện hành vi tình dục với người lớn” và kết tội hành vi này vào người lớn “Mọi người lớn thực hiện hành vi tình dục với trẻ em là đang phạm tội hình sự và là hành vi phi đạo đức mà xã hội không thể chấp nhận, không thể coi là bình thường” (Trần Thị Cẩm Nhung, 2012)

c) Khái niệm xâm hại tình dục trẻ em

Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác Xâm hại tình dục trẻ

em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu,

Trang 31

dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức (Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2016)

Trong đề tài này chúng tôi chọn định nghĩa xâm hại tình dục trẻ em là: Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em

1.3.2 Các dấu hiệu nhận biết trẻ em bị xâm hại tình dục

a) Dấu hiệu hành vi- thái độ

Khi bị XHTD trẻ em có thể có những dấu hiệu về hành vi - thái độ như: Bị trầm cảm, rối loạn, tự cô lập, tránh một số nơi chốn/người nhất định; sợ sệt, ngượng ngùng mỗi khi giáp mặt đối tượng; - Hay bị giật mình, bất an hoảng loạn; Tâm trạng thoáng vui, thoáng buồn; Khóc lóc, gặp ác mộng; Sống thu mình lại, không muốn ra ngoài, không muốn trò chuyện với mọi người…

Đối với một số dạng tật như bị trầm cảm, lo âu, khuyết tật về sức khỏe tâm thần khi bị XHTD sẽ có thay đổi về các hành vi thái độ hoặc làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn

b) Dấu hiệu chấn thương thể chất

Khi bị XHTD nghiêm trọng có thể có những vết cào, bầm tím/trầy xước, chảy máu, bị thương trên cơ thể hoặc tổn thương ở bộ phận sinh dục, miệng hoặc hậu môn, mắc bệnh qua đường tình dục; ung thư cổ tử cung; mang thai ngoài ý muốn, rối loạn tiêu hóa; biến chứng phụ khoa; chứng đau nửa đầu và đau đầu thường xuyên

1.3.3 Khái niệm phòng, chống xâm hại tình dục trẻ 5-6 tuổi

* Phòng, chống xâm hại tình dục trẻ 5-6 tuổi

Từ điển Tiếng Việt (2019) của tác giả Hoàng Phê, Viện ngôn ngữ học định

nghĩa “phòng” có nghĩa là Liệu để có biện pháp tránh, ngăn ngừa hoặc lâm thời đối phó với điều không hay có thể xảy ra

Phòng, chống xâm hại tinh dục có thể hiểu là kỹ năng nhận diện và ứng phó với những nguy hiểm của bản thân hoặc những nguy hiểm từ hành động của người khác với mình nhằm tránh bị kẻ xấu xâm hại vì mục đích nào đó để đảm bảo cho

Trang 32

mình thoát khỏi nguy cơ bị xâm hại và có khả năng được an toàn cao nhất (Nguyễn Thị Tính, 2018)

Trên cơ sở tổng hợp các quan điểm khoa học đã nêu, phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi trong phạm vi đề tài được hiểu là dự liệu, dự tính trước những biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa hay ứng phó với những nguy cơ, hành vi xâm hại tình dục trẻ 5-6 tuổi nhằm làm hạn chế ít nhất những tổn hại về thể ehất hay tinh thần, thân thể của trẻ và những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra với trẻ

* Tầm quan trọng của phòng chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

Phòng, chống xâm hại giúp trẻ có kiến thức, thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh Trẻ biết cách phòng, chống xâm hại sẽ luôn vững vàng trước những tình huống rủi ro xảy ra trong cuộc sống, biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp Phòng, chống xâm hại giúp trẻ thành công hơn trong cuộc sống, làm chủ cuộc sống trong tương lai Ngược lại thiếu kỹ năng phòng, chống xâm hại sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị xâm hại cao hơn người khác và thường có cách xử lý tiêu cực khi bị rơi vào tình huống rủi ro gây ảnh hưởng không tốt đến tinh thần và thể chất của bản thân

Việc phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt để đổi mới giáo dục mầm non trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, hội nhập quốc tế hiện nay

1.4 Lý luận về xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

1.4.1 Khái niệm xây dựng

Xây dựng là một hoạt động nhằm tạo nên một sản phẩm nào đó trong một khoảng thời gian nhất định theo một mục tiêu cụ thể Sản phẩm được tạo ra có tác dụng phục vụ đời sống vật chất (xây nhà để ở ) hoặc đời sống tinh thần (xây dựng chương trình giáo dục, xây dựng lý thuyết khoa học ) Quy mô kết quả của quá trình xây dựng được đánh giá qua sản phẩm: Mức độ hài lòng của người sử dụng sản phẩm, hiệu quả của sản phẩm trong một thời gian nhất định, tính lợi ích sản phảm phục vụ xã hội (Huỳnh Văn Sơn, 2018)

Trang 33

Theo Từ điển Tiếng Việt xây dựng là làm nên công trình kiến trúc theo một

kế hoạch nhất định; làm cho hình thành một chỉnh thể xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa theo một phương hướng nhất định; tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần, có

ý nghĩa trừu tượng (Hoàng Phê, 2010, trang 510) Định nghĩa này đã chỉ ra được

rằng “xây dựng” là một hoạt động kiến tạo và sản phẩm của hoạt động này không chỉ là những công trình thuộc phạm trù vật chất mà còn tạo ra những giá trị thuộc đời sống tinh thần

Trong đề tài này thuật ngữ xây dựng là một hoạt động có mục tiêu tạo ra sản phẩm có giá trị về đời sống tinh thần nhằm đáp ứng nhu cầu giúp trẻ được an toàn

và phát triển toàn diện

1.4.2 Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

a) Giáo dục

Từ điển Tiếng Việt định nghĩa: “Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra” (Hoàng Phê, 2010, tr.510)

Theo tác giả Trần Thị Hương, Giáo dục được hiểu là hoạt động giáo dục tổng thể hình thành và phát triển nhân cách được tổ chức một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm phát triển tối đa những tiềm năng (sức mạnh thể chất và tinh thần) của con người, bao gồm giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục lao động do nhà trường phụ trách trước xã hội (nghĩa rộng) Theo nghĩa hẹp, giáo dục là một bộ phận của hoạt động giáo dục (nghĩa rộng), là hoạt động giáo dục nhằm hình thành thế giới quan khoa học, tư tưởng chính trị, đạo đức, thẩm mỹ, lao động, phát triển thể lực, những hành vi và thói quen ứng xử đúng đắn của cá nhân trong các mối quan hệ xã hội Theo nghĩa này, giáo dục (nghĩa hẹp) bao gồm các bộ phận: đức dục, mỹ dục, thể dục, giáo dục lao động (Trần Thị Hương, 2014, tr.29)

Trong phạm vi đề tài luận văn, Giáo dục là một hoạt động có kế hoạch, có nội dung và bằng phương pháp khoa học của các nhà sư phạm trong các tổ chức giáo

Trang 34

dục, trong nhà trường nhằm giúp người học ý thức, tình cảm, thái độ, các thói quen hành vi, các phẩm chất đạo đức cho con người

b) Khái niệm hoạt động giáo dục

Theo quan điểm lý thuyết về hoạt động, A.N Leontiev cho rằng hoạt động “là một tổ hợp các quá trình con người ảnh hưởng vào đối tượng nhằm đạt mục tiêu thỏa mãn một nhu cầu nhất định và chính kết quả của hoạt động là sự cụ thể hóa nhu cầu của chủ thể” (Trần Thị Hương, 2014)

Theo Luật Giáo dục “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lí học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” (Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2005)

Theo Điều lệ trường mầm non “Hoạt động giáo dục trẻ bao gồm hoạt động chơi, hoạt động học, hoạt động lao động, hoạt động ngày hội, ngày lễ” (Bộ Giáo dục

và Đào tạo, 2015)

Chương trình Giáo dục Mầm non hiện hành (Thông tư số 51/2020) đã khái quát đối với trẻ mẫu giáo (trên 36 tháng – 72 tháng tuổi) bao gồm 4 hoạt động giáo dục: Hoạt động chơi (Trò chơi đóng vai theo chủ đề; Trò chơi ghép hình, lắp ráp, xây dựng; Trò chơi đóng kịch; Trò chơi học tập; Trò chơi vận động; Trò chơi dân gian; Trò chơi với phương tiện công nghệ hiện đại); Hoạt động học; Hoạt động lao động (lao động tự phục vụ; lao động trực nhật; lao động tập thể); Hoạt động ăn, ngủ, vệ sinh cá nhân (Chương trình Giáo dục Mầm non, 2021)

Nhìn chung, Hoạt động giáo dục cho trẻ 5-6 tuổi là tổng hợp các tác động có mục đích, có kế hoạch của các lực lượng giáo dục tới trẻ nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất tâm lý và phát triển nhân cách cho trẻ

c) Khái niệm hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục trẻ trong trường hợp này là quá trình huy động rộng rãi cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức, nhà trường, quần chúng nhân dân tham gia phòng, ngừa tệ nạn xâm hại tình dục trẻ

em, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống XHTDTE Trong đó, người giáo viên

Trang 35

vận dụng các phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp để trẻ 5-6 tuổi có khả năng gọi đúng tên vùng nhạy cảm, trẻ biết cự tuyệt, tránh xa khi gặp tình huống có nguy

cơ bị XHTD, trẻ không giữ bí mật một mình, trẻ nhận biết, phân biệt cảm xúc của bản thân, trẻ nhận biết cảm giác an toàn hay không an toàn nhằm xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em, giảm thiểu nguy cơ trẻ em bị xâm hại tình dục hoặc rơi vào hoàn cảnh đặc biệt

Dựa trên các khái niệm có liên quan, chúng tôi chọn định nghĩa về hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

như sau: Hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của giáo viên thông qua thực hiện những nội dung, chủ đề cụ thể với những phương pháp, hình thức giáo dục phù hợp, linh động nhằm trang bị cho trẻ 5-6 tuổi những kiến thức sơ đẳng về bảo vệ an toàn bản thân, nhận biết và thực hiện các hành động phù hợp và kịp thời

để trẻ tự ứng phó với tất cả các hình thức xâm hại, tránh khỏi mọi hành vi bạo lực

về thể chất hoặc tinh thần bản thân, tránh bị lạm dụng tình dục, bị đánh đập hoặc

bỏ mặc, bị ngược đãi hoặc bóc lột

Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

Giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng đối với chính bản thân trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng vì giúp trẻ: (1) nhận diện được hành vi của XHTD; (2) Trẻ có kiến thức về vùng riêng tư của mình và của người khác và biết ứng xử phù hợp, có

kỹ năng ứng phó trong trường hợp bị XHTD; (3) Trẻ phân biệt được những đụng chạm an toàn và đụng chạm không an toàn và biết cách từ chối, dời đi chỗ khác và chia sẻ với người thân, trẻ học cách ứng xử an toàn, phù hợp với người lạ, biết cách tìm kiếm sự giúp đỡ; (4) Trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích; Trẻ có khả năng xử lý tình huống nguy hiểm khi cần thiết; (5) Giúp trẻ sống an toàn và khỏe mạnh trong một xã hội với nhiều biến đổi, giảm nguy cơ bị tổn thương, thương tật suốt đời…và phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần (Nguyễn Hương Linh, 2019)

Trang 36

Ý nghĩa của việc xây dựng các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

Xây dựng và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống XHTD cho trẻ 5-6 tuổi là việc làm rất cần thiết trong trường mầm non và có nhiều ý nghĩa như: (1) giúp giáo viên nắm rõ mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục trong giáo dục kỹ năng tự bảo vệ cho trẻ nhằm phòng tránh xâm hại tình dục; (2) thiết kế và triển khai các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ, phòng, chống XHTD ngày càng phong phú, hấp dẫn, thu hút trẻ 5-6 tuổi tích cực tham gia hoạt động; (3) trẻ được trang bị kiến thức, nhận diện hành vi XHTD, thực hành trải nghiệm cách phản ứng an toàn để bảo vệ bản thân những nguy cơ bị xâm hại và thoát khỏi nguy hiểm khi cần thiết; (4) giúp trẻ hiểu rõ và chủ động thực hiện các biện pháp, quy tắc phòng, chống XHTD; (5) là nguồn tài liệu tham khảo gợi ý tổ chức hoạt động có ý nghĩa cho giáo viên mầm non; (6) giúp đội ngũ giáo viên nâng cao khả năng thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo

vệ nhằm phòng, chống XHTD cho trẻ 5-6 tuổi; (7) giúp đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên, cha mẹ của trẻ nâng cao nhận thức, trách nhiệm về phòng, chống

và ứng phó với những hành vi quấy rối tình dục cho trẻ (Phạm Đình Văn, 2019)

1.4.3 Xây dựng hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

a) Mục tiêu giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ em 5-6 tuổi

Mục tiêu tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống XHTD cho trẻ 5-6 tuổi là một trong những mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non, mục tiêu bao gồm:

Trẻ nhận thức được mối nguy hiểm khi có nguy cơ bị XHTD;

Trẻ học cách ứng xử đúng mực với người lạ để phòng tránh XHTD;

Trẻ học cách thông báo cho người lớn, tìm kiếm sự giúp đỡ khi có nguy cơ bị XHTD; Trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích; Trẻ biết cách cự tuyệt, tránh xa những tình huống có nguy cơ bị xâm hại tình dục;

Trang 37

Phát triển cho trẻ những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực, khắc phục loại

bỏ những biểu hiện của hành vi tiêu cực để phòng ngừa, ứng phó với nguy cơ bị XHTD Nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong việc thực hiện tổ chức các hoạt động phòng, chống XHTD cho trẻ 5-6 tuổi;

Xây dựng môi trường sống, học tập cho trẻ em an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần cho trẻ

b) Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

Nội dung giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống XHTD cho trẻ 5-6 tuổi được xây dựng dựa theo chương trình Giáo dục mầm non hiện hành và Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi gồm:

(1) Giáo dục trẻ nhận thức về các bộ phận cơ thể, vùng riêng tư của mình người khác không được chạm vào và không chạm vào vùng riêng tư người khác (2) Giáo dục trẻ kỹ năng nhận diện nguy hiểm và biết tìm đến nơi an toàn, nhận diện các hành vi báo động đâu là người có hành vi xâm hại

(3) Giáo dục trẻ những ai có thể là người có hành vi xâm hại, và ai có thể

về phòng tránh XHTD và kỹ năng phòng vệ); Bình tĩnh (Giúp trẻ linh hoạt trong mọi tình huống khi gặp nguy hiểm, trẻ cần bình tĩnh quan sát địa hình và tìm cách thoát hiểm); Cẩn thận (Phụ huynh hãy dạy trẻ luôn phòng tránh, đề cao cảnh giác); Dám ứng phó (Dạy trẻ dám tự vệ, tấn công kẻ xấu và tìm cách thoát khỏi kẻ xấu) (Phạm Thị Thúy & Tuấn Hiển, 2016)

Trang 38

- Quy tắc NO-GO-TELL

Quy tắc NO-GO-TELL được hiểu là: No (Trẻ cần biết nói “ Không”! với hành

vi xâm hại, biết la to và kêu cứu); Go (Trẻ cần biết chạy đi, tìm cách thoát khỏi kẻ xâm hại); Tell (Trẻ dám kể ra với những người lớn trẻ tin cậy chuyện ai đó đã XHTD trẻ, hay ai đó có những hành động khiến trẻ thấy xấu hổ, sợ hãi hay lo lắng) (Jayneen Sanders & Nhã Nam, 2017)

- Quy tắc PANTS rules

PANTS rules (Tạm dịch: Quy tắc đồ lót) do NSPCC- Tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em Anh Từ “PANTS” được ghép từ 5 kí tự đầu tiên của thông điệp về bộ phận riêng tư, luôn nhớ cơ thể thuộc về con, nói không, kể ra những bí mật, tìm sự giúp

đỡ Qua đó, cha mẹ và giáo viên cần phải nắm vững quy tắc và hướng dẫn trẻ, như: Privates are private (Những bộ phận riêng tư là riêng tư): Cha mẹ và giáo viên hướng dẫn trẻ biết những bộ phận được đồ lót che là những bộ phận riêng tư của trẻ, không ai được nhìn hay chạm tay vào Đôi khi bố mẹ, bác sĩ hay y tá có thể chạm vào những vùng riêng tư này của trẻ nhưng trước khi chạm họ cần giải thích với trẻ

lý do vì sao họ cần làm thế và cần được sự đồng ý của trẻ;

AlWays remember your body belongs to you (Luôn nhớ cơ thể con thuộc về con): Cha mẹ và giáo viên dạy trẻ luôn ghi nhớ cơ thể của trẻ thuộc về chính trẻ Không ai có quyền làm bất kì điều gì với cơ thể của trẻ mà khiến trẻ xấu hổ, khó chịu Giúp trẻ hiểu rằng trẻ luôn có quyền không cho ai đụng chạm cơ thể mình, kể

cả người thân trong gia đình Điều quan trong nhất là trẻ cảm thấy thế nào khi bị đụng chạm Giúp trẻ hiểu, nếu muốn từ chối ai đó trẻ hãy mạnh dạn từ chối Nếu ai

đó đòi xem hay cố tình chạm vào những bộ phận cơ thể được đồ lót che của trẻ, trẻ kiên quyết từ chối ngay và kể ngay chuyện này với người mà trẻ tin tưởng;

No means No (Không là Không): Cha mẹ và giáo viên dạy trẻ hiểu rằng trẻ luôn có quyền không cho ai đụng chạm vào cơ thể mình, kể cả người thân trong gia đình Điều quan trọng nhất là trẻ cảm thấy thế nào khi bị đụng chạm;

Talk about secrects that upset you (Kể ra những điều bí mật giúp khiến con buồn phiền): Giúp trẻ hiểu rằng trẻ cần kể ngay với những người lớn mà trẻ tin

Trang 39

tưởng về “những bí mật xấu” tức những bí mật khiến trẻ buồn phiền, lo lắng và sợ hãi;

Speak up, someone can help (hãy lên tiếng ai đó có thể giúp con): Cha mẹ và giáo viên dạy trẻ khi trẻ buồn lo lắng, sợ hãi chuyện gì đó, trẻ nên nói ra điều đó với những người trẻ tin tưởng Những người này sẽ giúp con giải quyết vấn đề và giúp con cảm thấy ổn hơn (NSPCC- Tổ chức chuyên bảo vệ trẻ em Anh)

- Quy tắc Năm ngón tay

Ngón cái - gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín; Ngón trỏ - tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa Song chỉ dừng lại

ở đó Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi cha mẹ hoặc những người thân để kẻ xấu dừng ngay hành vi đụng chạm vào “vùng đồ bơi”;

Ngón giữa - người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha

mẹ Những người này, trẻ chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi;

Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu Với những người này, trẻ chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào;

Ngón út - ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến trẻ thấy lo sợ, bất an Với những người này, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh (Nguyễn Lan Hải, 2016)

- Quy tắc Sáu cánh hoa

Giáo viên và cha mẹ trẻ hướng dẫn trẻ quy tắc 6 cánh hoa của Tổng đài Quốc gia Bảo vệ Trẻ em, các quy tắc bao gồm: cánh hoa thứ 1: Không nhận quà khi chưa hỏi ý kiến cha mẹ, kể cả là từ người quen; cánh hoa thứ 2: Không đi cùng người lạ đến nơi vắng vẻ; cánh hoa thứ 3: Không cho người khác nhìn hoặc chạm vào vùng

đồ bơi của mình và ngược lại; cánh hoa thứ 4: Người thân quen và bạn bè chỉ được

ôm mình một cách bình thường, không được đụng chạm vào vùng đồ bơi; cánh hoa

Trang 40

thứ 5: Hét lên “không” và bỏ chạy đến nơi đông người khi có ai đó chạm vào vùng

đồ bơi của mình hoặc bắt mình chạm vào vùng đồ bơi của họ; cánh hoa thứ 6: Không sợ đe dọa, không giữ bí mật với cha mẹ, thầy cô nếu những điều kia xảy ra với mình

c) Hình thức giáo dục kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi

Hình thức tổ chức các HĐGD cho trẻ MN được thực hiện dựa trên mục đích, nội dung, vị trí không gian và số lượng để tổ chức thực hiện HĐGD phù hợp, bao gồm: Tổ chức hoạt động có chủ định của GV và theo ý thích của trẻ; Tổ chức lễ hội, các sự kiện quan trọng trong năm liên quan đến trẻ có ý nghĩa giáo dục và mang lại niềm vui cho trẻ; Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong phòng hoặc ngoài trời, theo nhóm (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017, Chương trình giáo dục mầm non) Theo đó,

có nhiều hình thức khác nhau trong quá trình thực hiện HĐGD cho trẻ, để tổ chức HĐGD kỹ năng tự bảo vệ nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5 -6 tuổi

được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng tự bảo vệ

nhằm phòng, chống xâm hại tình dục cho trẻ 5-6 tuổi theo hướng trải nghiệm Theo quan điểm của Kolb cho thấy, học tập là quá trình mà trong đó kiến thức được tạo ra thông qua việc chuyển đổi kinh nghiệm Chu trình trải nghiệm (Experiential learning) hay còn gọi là Chu trình học tập Kolb bao gồm 4 bước, cụ thể: (1) Củng cố trải nghiệm (Concrete Experience) là sự kiện đã hoặc vừa xảy ra chứa đựng vấn đề cần quan tâm; (2) Suy nghĩ về trải nghiệm mới (Reflective Observation) người học tìm hiểu, suy nghĩ để tìm ra những mâu thuẩn giữa trải nghiệm mới và những hiểu biết của mình qua việc nhìn lại kinh nghiệm đã trải qua, phát hiện ra những đặc điểm, ý nghĩa của kinh nghiệm đó; (3) Hình thành khái niệm trừu tượng (Conceptualization) là tìm xu hướng, lý luận chung trong kinh nghiệm trải qua, đúc kết thành những khái niệm, lý thuyết, suy nghĩ về ý tưởng mới hoặc điều chỉnh một khái niệm đã biết; (4) trải nghiệm chủ động (Active Experimentation) là thay đổi cách làm cũ, thử nghiệm cách làm mới, thực hành hằng ngày trong thực tế (Kolb et al., 2002)

Ngày đăng: 31/08/2023, 16:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w