CÔNG TÁC KiỂM SOÁT TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP- Hợp tác là sự hợp sức, hợp lực của các cá nhân có cùng mục đích thành một sức mạnh chung để giải quyết các công việc mà mỗi cá nhân riêng
Trang 1CÔNG TÁC KiỂM SOÁT TRONG HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP
- Hợp tác là sự hợp sức, hợp lực của các cá nhân có cùng mục đích thành một sức mạnh chung để giải quyết các công việc mà mỗi cá nhân riêng rẽ không làm được hoặc làm kém hiệu quả so với việc thực hiện bằng sự hợp tác
1.1.2 Nguyên tắc của hoạt động hợp tác
Hơp tác là một khái niệm chỉ hành động của những người có
- Mục tiêu giống nhau tự nguyện làm việc với nhau Sự tự nguyên bắt nguồn
tự sự nhận thức về những kết quả của quá trình hợp tác mang lại chứ không phải là
từ các yếu tố phi hợp tác mang lại
- Không bị giới hạn bởi địa bàn hành chính và các yếu tố khác ( tôn giáo, giới tính….)
- Có mục tiêu định trước Moi người chỉ tham gia hợp tác một cách bênvững và với tinh thần tích cực khi và chỉ khi họ thấy được rõ được những lợi ích từ hợp tác mang lại
1.1.3 Mục tiêu của hơp tác
Trang 2- Tạo ra sức mạnh chung để giải quyết công việc mà mỗi thành viên không làm được hoặc làm kém hiệu quả so với việc thực hiện bằng sự hơp tác
Để thực hiện được mục tiêu, phát huy được sức mạnh của hợp tác phải biếtkhoa học và kỹ thuật tổ chức các nhóm hợp tác Nếu không làm được điều đó quá trình hợp tác không những không đạt được kết quả mong muốn , thậm trí còn mang lại kết quả trái ngược với điều mong muốn
1.2 Tính khách quan và vai trò của hợp tác
- Hợp tác là thuộc tính tự nhiên, yếu tố nội sinh của cộng đồng người, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích, tự nguyện tham gia và gắn liền với tư duy, nhận thức, pháttriển từ thấp đến cao
Ngay từ khi hình thanh, cộng đồng người đã có nhu cầu hợp tác Các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu và xác nhận điều đó Lý do xuất hiện nhu cầu hợp tác của cộng đồng người vì lý do tồn tại của công đồng người với các lý do cụ thể sau
+ Bảo vệ các thành viên của cộng đồng người trước các địch thủ muốn tiêu diệt thành viên của cộng đồng
+ Khai thác thế mạnh và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tự nhiên Ảnh hưởng, tác động của tự nhiên vốn là sức mạnh to lớn sơ với sức mạnh của mỗi con người riêng lẽ, cho nên để bắt tự nhiên phục vụ cho lợi ích của côn người, cũng như hạn hế các ảnh hưởng tiêu cực của tự nhiên tới đời sống con người
đã buộc con người phải tự nguyện hợp tác với nhau
+ Phát huy sức mạnh cũng như hạn chế điểm yếu của mỗi cá nhân
Với đặc điểm và ưu thế của tính hợp tác nó cho phép các thành viên khi tham gia hợp tác nhờ sợ tác động hỗ trợ giữa các thành viên làm cho năng lực của mỗi thành viên lớn lên
+ Bảo vệ và nâng cao hiệu quả sản xuất
Trang 3Trong điều kiện kinh tế thị trường để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của thị trường đến lợi ích của các thành viên tham gia thị trường, như tính độc quyền,
sự ép giá bán và mua khi cung cầu mất cân đối., hợp tác là một công cụ quan trọng
để hạn chế các ảnh hưởng đó
Hợp tác giúp xã viên nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường Có thể mô phỏng tác động này thông qua mô hình sau
Trang 4Hợp tác nâng cao hiệu quả sản xuất
Lao động cá th ể
Đầu vào
(Mua vật tư)
Đầu ra(Bán sản phẩm )
Hiệu quả kinh tế
KhôngÍt
KhôngKhông
Hiệu quả KT cao
Hợp tác xã
Trang 5có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần phát triển kinh tế xã hội
Theo khái niệm nêu trong luật HTX năm 2003
+ Về tính chất : HTX là tổ chức KT tập thể
+ Về nguyên tắc: xã viên tự lập lên, trên cơ sở lợi ích XV tự nguyên tham gia bằng cách góp vốn, góp sức và tuân thủ pháp luật
+ Mục tiêu: Giúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
để nâng cao đời sống vật chất, tinh thân cho bản thân góp phần phát triên xã hội
Trang 614 Sự khác nhau giữa HTX với tổ chức KT khác
1 Mục tiêu -Phát huy sức mạnh của TT và CN
- Giúp nhau thực hiện có hiệu quả hoạt động SXKD
Lãi
2 Đối tượng
phục vụ
3 Cổ phần Không vượt quá 30% vốn ĐL Theo khả năng
4 Quan hệ
thành viên
5 Biểu quyết Dân chủ không phụ thuộc vào vốn góp Theo vốn góp
-Theocông sức đóng góp
- Theo mức sử dụng DV
Trang 7Robert Owen (1771 – 1858) người sáng tạo ra tư tưởng hợp tác xã cuối thế kỷ 18
Trang 8Liên minh Hợp tác xã quốc tế ((International Co-operative Alliance ICA) thành lập ngày 19/8/1895 tại Vương quốc Anh Trụ sở của ICA đóng tại Geneve (Thụy Sỹ)
- Liên minh Hợp tác xã quốc tế (ICA – International Co-operative Alliance)
+ Được thành lập ngày 19/8/1895 tại Vương quốc Anh Trụ sở của ICA đóng tại Geneve (Thụy Sỹ)
+ ICA là một trong những tổ chức quốc tế lớn nhất trên thế giới, phần lớn các nước có phong trào HTX đều là thành viên của ICA Hiện nay, ICA đại diệncho trên 800 triệu xã viên của 225 tổ chức HTX quốc gia của 96 nướ
+ Mục tiêu: Phát triển củng cố các HTX độc lập trên toàn thế giới, cụ thể:
* Bảo vệ và phát triển nguyên tắc giá trị của HTX
Trang 9* Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các quan hệ hợp tác
* Đạt được sự tiến bộ cao hơn nữa trong cộng đồng và các thành viên
* Giáo dục đào tạo và cung cấp thông tin
* Hợp tác giữa các hợp tác với nhau
* Quan tâm tới cộng đồng
- Hợp tác xã nông nghiệp ở Hà Lan:
cung cấp 90% vốn, 50% thức ăn gia súc, 50% lượng phân bón, và đảm bảo tiêu thụ 87% Nông sản hàng hóa cho nông dân
- Hợp tác xã nông nghiệp ở Nhật
+ 1843 bắt đầu có HTX, 1900 có luật HTX, 1947 luật HTX được thông qua Hiện nay ở Nhật 92% ND tham gia HTX
+ Nguyên tắc , tự nguyện, tự chịu trách nhiệm, tự hoạch toán,tự kiểm soát
+ HTXNN được chia 3 cấp: Liên đoàn toàn quốc HTXNN; Liên đoàn HTXNN tỉnh; HTXNN cơ sở HTXNN cơ sở có HTX đơn chức năng và HTX đa chức năng
+ Hoạt động của HTX
* Cung cấp DV hướng dẫn giáo dục kỹ thuật
** Giúp nông dân tiêu thụ hàng hóa có lợi nhất theo hình thức ký gửi hoặc
ủy thác
Trang 10**Cung cấp hàng hóa cho nông dân theo đơn đăth hàng và giá thống nhất, hợp lý
** Cung cấp tín dụng cho nông dân và nhận tiền gửi
** Giúp NN sử dụng các phương tiện SX lớn của HTX
** HTX là diễn đàn giúp ND kiến nghị với Chính phủ
+ Nguyên tắc : Hợp tác xã nông nghiệp không thay thế kinh tế hộ, kinh tế trang trại, kinh tế cá tư của người nông dân mà chỉ hỗ trợ các thành viên Thực hiện cung cấp dịch vụ với chi phí thấp, hiệu quả hơn, có lợi ích kinh tế lớn hơn cho cácthành viên
1.6 HTX nông nghiệp của Việt Nam
Có thể chia quá trình hình thành và phát triện Hợp tác xã sản xuất nôngnghiệp của Việt nam theo 3 giai đoạn sau
- Giai đoạn 1960 – 1980
Đây là giai đoạn Hợp tác xã nông nghiệp thực hiện theo mô hình
Trang 11+ Về tư liệu sản xuất ( ruộng đất, trâu, bò công cụ sản xuất ) thực hiện tậpthể hóa triệt để tư liệu sản xuất
+ Về tổ chức sản xuất : Hợp tác xã tổ chức quản lý, điều hành toàn bộ quátrình sản xuất
+ Về phân phối sản phẩm: Hợp tác xã năm toàn bộ sản phẩm và quyết định hình thức phân phối
- Giai đoạn 1980 – 1987
Đây là giai đoạn Hợp tác xã sản xuât nông nghiệp bắt đầu có sự chuyển đổi
về công tác tổ chực quản lý sản xuất, thông qua việc thực hiện Chỉ thị 100 CT/ TƯ
về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động Đặc điểm cơ bản của HTXNN trong giai đoạn này so với giai đoạn 1960- 1980 về cơ ban là không thay đổi; các nội dung về sở hữu tư liệu sản xuất và quản lý phân phối sản phẩm không thay đổi , giai đoạn này chỉ thay đổi công tác tổ chức quản lý quá trình sản xuất Cụ thể trong
8 khâu của sản xuất lúa Hợp tác xã đảm nhận tổ chức điều hành 5 khâu , còn xãviên đảm nhận 3 khâu: bón phân, chăm sóc và thu hoạch, xã viên được hưởng phần sản lượng vượt khoán
- Giai đoạn 1988 – nay
Đây là giai đoạn Hợp tác xã sản xuât nông nghiệp thực hiện Nghị quyết 10 Ngày 5 tháng 4 năm 1988 của Đảng về đổi mới công tác quản lý nông nghiệp Vớiviệc thực hiện Nghị quyết 10, Hợp tác xã nông nghiệp đã có sự chuyển đổi toàn diện trên cả 3 lĩnh vực; Sở hữu tư liệu sản xuất ; Tổ chức quản lý các hoạt động sản xuát kinh doanh và quản lý phân phối sản phẩm Cụ thể
+ Về sở hữu tư liệu sản xuất; Toàn bộ ruông đất được chuyển giao về cho các hộ xã viên quản lý sử dụng với thời hạn cho phép 2o năm, Trâu, bồ và các tư liệu sản xuất khác cũng được chuyển giao về cho các hộ xã viên
Trang 12+ Về tổ chức quản lý qua trình sản xuất : Xã viên được hoàn toàn chủ độngquyết định việc lựa chọn giống cây trồng cũng như tổ chức quá trình sản xuất
+ Quản lý và phân phối sản phẩm” Xã viên quản lý toàn bộ sản phẩm làm ra Nhiệm vụ của Hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn này được thay đổi, cụ thể ; thay vì việc quản lý, điều hành sản xuất bằng việc dịch vụ cho xã viên
Có thể tóm tắt nội dung chuyển đổi của HTX nông nghiệp trong giai đoạn này theo mô hình sau
Sự chuyển đổi nội dung hoạt đông của Hợp tác xã nông nghiệp
- HTX
Dịch vụ cho XV
Trang 131 Những
tác động
lớn
- 61-75 Cải tiến QLHTX : Mở rộng quy mô HTX bậc thấp lên bậc cao
HTX chịu sự thử thách của chiên tranh
- 76-80: Mở rông quy mô, cải tiến phân phối, Tổ chức lai sản xuất theo Chi thị 61 61CP/74
- Chỉ thị 100 CT/3/1/81
về Khoán sản phẩm
- Ổn định nghĩa vụ lương thực 5 năm (1983), xóa bỏ nghĩa vụ bán lương thực
-Giảm ngày công lao động nghĩa vụ
Hợp tác xã quản lý, điều hành 5 khâu, Xã viên tự chủ 3 khâu
Xã viên quản lý điều hành
4.Phânphối + HTX nắm sản
phẩm+ Phân phối theo định suất , theo ngày công
HTX nắm sản phẩm+ Phân phối theo ngày công
+ Xã viên có vượt khoán
X ã viên năm toàn
bộ sản phẩm
Trang 145 Kết quả + Sản xuất liên tục
giảm xút+ Đời sống của xã viên ngày khó khăn thêm
Thời gian đầu phát triển phát triển+ Đời sống của xã viên bớt khó khăn
Xuất hiện tư tưởng tra ruộng, không muốn nhận khoán
+ Sản xuất PT , Đời sống xã viên khá
+ HTX phải giải thể hoặc chuyển sang mô hình mới + THX mới, HTX chuyển đổi nội lực còn yếu, hiệu quả thấp, chưa có sức lôi quốn xã viên, năng lực tổ chức yếu
Ưu điểm của mô hình hợp tác xã giai đoạn 1960 - 1980
-Vai trò và vị trí của HTX được thể hiện rõ
- Cơ sở vật chất kỹ thuật của HTX được tăng cường
- Công trình phúc lợi ở nông thôn được mở rộng
- Đảm bảo cho nhiều chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước được thực hiện thuận lợi
Nhược điểm của mô hình hợp tác xã giai đoạn 1960 – 1980
- Năng suất cây trồng vật nuôi giảm
- Đời sống xã viên gặp khó khăn
Trang 15` -Tư tưởng xã viên không thiết tha, gắn bó với HTX
Nguyên nhân tồn tại của mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1960- 1980
1 Mô hình hợp tác xã chưa phù hợp với đặc điểm nghề nông
Nghề nông với đối tượng là cây trồng, vật nuôi, là những sinh vật sống vớihai đặc điểm rất cơ bản là
- Sự sinh trưởng, phát triển và kết quả sản xuất các loại cây trồng Phụ thuộc rất chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên; đất, nước, khí hậu
- Mỗi loại cây trồng, vật nuôi có quy luật sống riêng
Với những đặc điểm cơ bản trên đòi hỏi người sản xuất nông nghiệp phải thực sự quan tâm tới các điều kiện ngoại cảnh tác động đến sản xuất nông nghiệpcũng như những yêu cầu có tính quy luật riêng của tững loại cây trồng, con gia súc
Để làm được điều đó, người lao động nông nghiệp phải thực sự là người làm chủ,thực sự quan tâm đến đời sống của cây trồng, vật nuôi Song do thực hiện mô hình hợp tác xã với các đặc điểm chính là:
+ Tập thể hoá triệt để tư liệu sản xuất ( ruộng đất, trâu, bò, và công cụ sản xuất…)
+ Hợp tác xã tổ chức và quản lý toàn bộ quá trình sản xuất
+ Hợp tác xã quản lý toàn bộ sản phẩm và quyết định các hình thức phân phối sản phẩm
Với mô hình trên đã làm người nông dân mất vai trò làm chủ thực sự, người nông dân trở thành người làm công cho hợp tác xã ( làm thuế lấy công cho hợp tácxã) làm trải với yêu cầu của sản xuất nghề nông là người sản xuất phải là người chủ thực sự, thậm trí còn quay lưng lại với các yêu cầu của cây trông và vật nuôi
Trang 162- Mô hình hợp tác xã nông nghiệp chứa đựng những nhân tố phi kinh tế Cũng với đặc điểm của mô hình hợp tác xã nêu trên đã làm người nông dân thoát ly vai trò làm chủ tư liệu sản xuất, mảnh ruộng, con trâu… từ chỗ có chủ thực
sự, nay trở thành những tài sản không có chủ đích thực Người nông dân vốn trước đây chăm lo tới mảnh ruộng, con trâu, cái cày, cái bừa vì nó là của chính họ, cònnay toàn bộ những tài sản đó ít được quan tâm với ý thức và thái độ làm chủ, màtheo dạng “ Cha chung không ai khóc” cho nên những tài sản đó dễ bị sử dụng lãng phí, mất mát
3 Phương thức quản lý còn hạn chế động lực phát triển sản xuất
Thứ nhất là lao động nghề nông là lao động linh hoạt, tuy thuộc vào hoàn cảnh thời tiết khí hậu, song cách điều hành lao động của các hợp tác xã trước đâytheo kiểu công nghiệp “đánh kẻng ghi tên” làm hạn chế đến năng suất lao động
Thứ hai trình tự phân phối trong hợp tác xã ít quan tâm tới lợi ích của ngườilao động, nên giá trị ngày công lao động của xã viên rất thấp
Thứ 3 cách phân phối mang tính chất bình quân, không gắn với sản phẩm cuối cùng nên không khuyến khích được tính tích cực của người sản xuất
Nguyên nhân tồn tại của các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp hiện nay
1- Nhận thức chưa đúng về HTX ( NQ 13 nhằm thống nhất nhận thức về
quan điểm, khẳng định tính khách quan về phát triển KTTT ) dẫn đến:
+ Trách nhiệm với HTX thấp
+ Tư tưởng trông chờ vào sự cung cấp…
+ Tư duy và cách làm theo kiểu cũ
2- Sức sản xuất của nông dân thấp (ruộng đất, tư tưởng SX tự cung, tự cấp ),nhu cầu hợp tác thấp
3 - Vốn, cơ sở vật chất kỹ thuaath của HTX còn yếu kém
Trang 174 - Cán bộ quản lý các hợp tác xã nông nghiệp chưa thật có nhiệt huyết cao
và trình độ còn bất cập với yêu cầu việc thực hiện sứ mệnh mới của hợp tá xã
II KHÁI NIÊM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG CỦA KIỂM SOÁT TRONG HTX NÔNG NGHIỆP
Có khá nhiều khái niệm về kiểm soát, theo Từ điển Tiếng Anh Kiểm soát "
"Supervise" có nghĩa là giám sát, trông nom, kiểm tra ai đang làm gì, hoặc cái gì đang được làm để đảm bảo cái đó được làm đung đắn Từ điển Tiếng việt “ Kiểm soát là việc xem xét, ngăn chặn những gì trái với quy định” Kiểm soát là “ đặt trong phạm vi quyền hành của một người , tổ chức nào đó” Ví dụ: Địa phận đóthuộc quyền kiểm soát của Việt Nam
Như vậy có thể hiểu công tác kiểm soát của hợp tác xã là một loại hoạt theo giõi, giám sát toàn diện và liên tục các hoạt động của hợp tác xã
giõi, giám sát toàn diện và liên tục các hoạt động của hợp tác xã , xác mức độ hoàn thành, đúng sai so với các tiêu chuẩn đã định ra, để từ đó đề xuất các giải pháp điều chỉnh đảm bảo cho các hoạt động được tiến hành đúng hướng, đùng kế hoạch, đúng mục tiêu ban đầu nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của hợp tác xã
2 Vai trò của công tác kiểm soát trong Hợp tác xã Nông nghiệp
Khi đề cập đến vai trò của hoạt động kiểm soát nói chung, người ta thường nếu ra các tình huống như không kiểm soát được tình hình giá cả; không kiểm soát được tình hình đầu tư bất động sản; không kiểm soát được tinh hình tai nạn giao
Trang 18thông… Tất cả các tình hình đó phản ảnh sự rối loạn trong quản lý, gây ảnh hưởng hoang mang, mất lòng tin vào khả năng điều hành Qua đó cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động kiểm soát trong hoạt động quản lý
- Công tác kiểm tra, kiểm soát tại các hợp tác xã (HTX) đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn tiêu cực, làm trong sạch bộ máy quản lý, đồng thời nâng cao năng lực ban kiểm soát và phát huy quyền làm chủ của xã viên Hiện nay, quyền hạn và nghĩa vụ của ban kiểm tra, kiểm soát tại các HTX bao gồm: kiểm tra chấp hành điều lệ, nội quy và nghị quyết đại hội xã viên; giám sát hoạt động của ban quản trị, chủ nhiệm HTX và xã viên theo đúng pháp luật; kiểm tra tài chính, kế toán Tiếp nhận các khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công việc HTX; giải quyết hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật Vai
Trang 19trò của công tác kiểm soát trong các HTX NN được thể hiện trong cácc nội dung sau:
2.1 Hoạt động kiểm soát là một trong bốn chức năng quan trong của hoạt động quản lý và có mặt trong tất cả các loại hình tổ chức
Theo các tác giả của tài liệu “ Management” thì quản lý là một loại hoạt
động nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức thong qua 4 chức năng cơ bản là ;
+ Lập kế hoạch
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch
+ Lãnh đạo
+ Kiểm tra, đánh giá
Bốn chức năng này có liên quan mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, trong đó kiểm soát là một trong những công cụ quan trong đảm bảo cho các hoạt động của tổ chức được tiến hành đúng hướng, đúng mục tiêu, kế hoạch đã định ra
Thực chất của hoạt động kiểm soát xem xét các hoạt động thực tế và so sánh chúng với các quy định của quản lý, các tiêu chuẩn, cũng như các chuẩn mực của quản lý để phát hiện sự đúng sai từ đó có các giải pháp quản lý điều chỉnh bổ sung các hoạt động thực tế Mục tiêu và nhiệm vụ của hoạt động kiểm soát là đảm
bảo cho các quy định của quản lý được thực hiện đúng
Hợp tác xã nông nghiệp là một tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có nhu cầu lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của Luật hợp tác xã để phát huy sức mạnh tập thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả cac hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất tinh thân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội Với tính chất là một tổ chức kinh tế tập thể do các thành viên tự nguỵện góp vốn,
Trang 20góp sức lập lên, hoạt động kiểm soát càng thể hiện vai trò quan trọng và tính cần thiết của nó, vì chỉ có hoạt động kiểm soát tốt thi các thành viên mới tin tưởng , yên tậm vào các hoạt động của hợp tác xã
2 Kiểm soát là một công cụ quan trong bảo đảm quyền làm chủ đầy đủ của
XV, giúp XV bảo vệ quyền lợi của mình, của người khác và của HTX, đảm bảo tính công bằng và sự phát triển bền vững của HTX
Như khái niệm về Hợp tác xã, tính chất của HTX là một tổ chức kinh tế tập thể do các thành viên tự nguỵện góp vốn, góp sức lập lên, là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt khác với các tổ chức kinh tế khác ở nhiều khía cạnh, như:
+ Nguyên tác hình thành
+ Tạo vốn
+ Mục tiêu của HTX
+ Vai trò của xã viên
+ Phân phối lợi ích
+ Quản lý dân chủ
Với tính chất là một tổ chức kinh tế tập thể, cho nên chủ nhân của HTX là tất cả các thành viên tham gia HTX ( xã viên hợp tác xã) là người quyết định và chịu trách nhiệm kết quả hoạt động của HTX Vai trò làm chủ của các xã vên phải được thể hiện trong tất cả các hoạt động của hợp tác xã từ việc bầu ban Ban Quản trị, Ban kiểm soát, tham gia xây dựng các phương hướng kế hoạch hoạt động của hớp tác xã đến các hoạt động thường ngày diễn ra đối với HTX Vai trò làm chủ đỏ chỉ được thực hiện đúng nghĩa nghĩa của nó khi xã viên kiểm soát được tất cả các hoạt động của HTX Hay nói cách khác như khái niệm về kiểm soát thì tất cả các hoạt động của HTX phải đặt trong sự kiểm soát của xã viên Xã viên chỉ thực hiện
Trang 21qqược quyền làm chủ thực sự và đầy đủ khi xã viên kiểm soát được tất cả các hoạt động của HTX
Vai trò làm chủ đẩy đủ của xã viên được thực hiện việc kiểm soát đầy đủ các hoạt động của HTX thông qua cơ chế:
+ Xã viên trực tiếp tham gia tham gia vào các hoạt động quản lý của HTX, như tham gia đại hội xã viên để bầu Bộ máy quản lý hợp tác xã, tham gia các ý kiến vào việc xây dựng điều lệ hợp tác xã, vào phương hướng mục tiêu và cách thức quản lý để thực hiện mục tiêu
+ Cử đại diện ( bầu Ban kiểm soát) thay mặt cho xã viên thực hiện việc kiểm soát các công việc khác mà xã viên không có điều kiện, hoặc không có khả năng kiểm soát trực tiếp, như việc tổ chức thực hiện điều lệ của hợp tác xã, thực hiện các nghị quyết của đại hội xã viên, thực hiện kế hoạch và các mục tiêu, nhất là việc thực hiện các chế độ tài chính kế toán, sử dụng công quỹ và phân chia lợi ích của hợp tác xã
Quyền và lợi ích của xã viên được đảm bảo chỉ khi xã viên được làm chủ chủ đầy đủ hay kiểm soát toàn bộ các hoạt động của hợp tác xã Một khi xã viên kiểm soát được toàn bộ các hoạt động của hợp tác xã thì lòng tin của xã viên với hợp tác xã, của xã viên với ban quản lý hợp tác xã, giữa các xã viên với nhau sẽ được củng cố , đó chính là nhân tố quan trọng giúp hợp tác xã phát triển bền vững, nếu không làm được điều đó thì tình thế sẽ ngược lại
3 Kiểm soát là công cụ đảm bảo cho cho các hoạt động của HTX tiến hành đúng hướng
Với chức năng là xem xét, giám sát các hoạt động phát hiện và ngăn chặn những hoạt động diễn ra trái với quy định, hoạt động kiểm soát thực sự là công cụ đảm bảo cho các hoạt động của hợp tác xã được tiến hành đúng hướng
Trang 22Khái niệm đúng hướng được hiểu một cách cụ thể là: Các hoạt động của hợp tác xã phải tiến hành đúng
+ Luật hợp tác xã
+ Điều lệ của hợp tác xã
+ Các Nghị quyết của Đại hội xã viên
+ Chế độ quản lý của nhà nước ( chế độ kế toán, tài chính )
Kiểm soát là công cụ đảm bảo cho các hoạt động của hợp tác xã được tiến hành đúng hướng, bởi lẽ: Quá trình quản lý thực chất là quá trình trao đổi thông tin giữa hai giữa hai hệ thống : Hệ thống quản lý và hệ thống bị quản lý, hay giữa chủ thể quản lý và khách thể quản lý Quá trình trao đổi thông tin này được thực hiện theo 2 kênh
+ Thông tin chỉ huy:
+ Thông tin phản hồi
Sơ đồ trao đổi thông tin trong quá trình quản lý
Thông tin chỉ huy
Thông tin ngoài
Thông tin phản hồi
Thông tin chỉ huy được bắt nguồn từ hệ thống quản lý được chuyển đến hệ thống bị quản lý với mục đích điều khiển đối tượng quản lý Thông qua thông tin
Hệ thống quản lý Hệ thống bị quản
lý
Trang 23chỉ huy hệ thống bị quản lý biết mình cần là gì? Làm bao nhiêu? Làm ở đâu ? với ai? Khi nào bắt đầu? Khi nào kết thúc? Các tiêu chuẩn cần hoàn thành?
Thông tin phản hồi có được là do kết quả của hoạt động kiểm soát, do hoạt động trực tiếp của kiểm soát, hoặc do hoạt động kiểm soát yêu cầu các đối tượng phải báo cáo Thông qua thông tin này chủ thể quản lý hay hệ thống quản lý sẽ biết được đối tượng quản lý ở đâu? Như thế nào? Đang làm gì? Cần gì? Chính nhờ thông tin này mà chủ thể quản lý mới có các quyết định mới, hoặc bổ sung, điều chỉnh các quyết định đã có trước, để điều khiển hành vi của các đối tượng quản lý đảm bảo cho các hoạt động của hợp tác xã đi đúng hướng
4 Hoạt động kiểm soát là phương tiện giảm thiểu những yếu tố gây tác động xấu tới các hoạt động của một công việc, một đối thượng nào đó, từ đó nó góp phần vào việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất , ngăn ngừa lãng phí , nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX
Với tư cách là hoạt động giám sát một cách liên tục, phát hiện và điều chỉnh các hoạt động, cho phép hoạt động kiểm soát phát hiện được yếu tố có khả năng gây tác động xấu tới các kết quả hoạt động của hợp tác xã Nó cũng giống người lái
xe luôn phải lắng nghe, quan sát việc hoạt động của xe, máy để có thể sớm, kịp thời phát hiện ra được những điều bất trường trong hoạt động của xe, máy, từ đó kịp thời đưa ra các giải pháp điều chỉnh Điều đó cho phép giảm thiểu được rất nhiều rủi ro, hạn chế dược nhiều phí tổn
Tượng tự trong Hợp tác xã tất cả các hoạt được giám xát bởi các hoạt động kiểm soát, nó cho phép kịp thời phát hiện và ngăn chặn, điều chỉnh những hoạt
động không đúng quy định của quản lý, từ đó góp phần giảm thiểu rủi ro, góp phần
vào việc sử dụng tiết kiệm các nguồn lực sản xuất , ngăn ngừa lãng phí , nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX
Trang 245- Tiến hành tốt các hoạt động kiểm soát sẽ góp phần tăng niềm tin của xã viên với hợp tác xã, với Ban quản trị, và giữa xã viên với xã viên, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, tạo thêm sức mạnh và uy tín của HTX
Thực hiện tốt các hoạt động kiểm soát đồng nghĩa với việc xã viên kiểm soát được tất cả các hoạt động của Hợp tác xã, làm nâng cao vai trò làm chủ xã viên, cho phép xã viên nắm bắt được tình hình của tất cả các hoạt động của Hợp tác xã Điều đó góp phần tăng niềm tin của xã viên với hợp tác xã, với Ban quản trị, và giữa xã viên với xã viên, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, tạo thêm sức mạnh và uy tín của HTX
Làm tốt hoạt động kiểm soát còn là " chỗ dựa" cho Chủ nhiệm hợp tác xã, các thành viên Ban quản trị thêm yên tâm làm việc, vì bên cạnh công việc của họ luôn có sự trợ giúp của các hoạt động kiểm soát đển đảm bảo cho các hoạt động của Chủ nhiệm hợp tác xã cũng như của các thành viện giảm thiểu rủi ró, ít sai sót
về các khía cạnh quản lý
3 Chức năng của hoạt động kiểm soát
Hoạt động kiểm soát bao gồm các chức năng sau:
(1) Theo dõi, giám sát toàn diện và liên tục các hoạt động của hợp tác xã
- Theo dõi, giám sát toàn diện yêu cầu hoạt động kiểm soát phải, theo dõi giám sát:
+ Với tất cả các công việc có liên quan đến hợp tác xã, như việc thực hiện Luật Hợp tác xã, Điều lệ Hợp tác xã, các nghị quyết của Đại hội xã viên, các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ; thực các chế độ tài chính, kế toán ( thu, chi, phân phối, huy động sử dụng vốn, quỹ; phân phối, công nợ )
Trang 25+ Với hoạt động có liên quan đến hợp tác xã của tất cả các thành viên Các thành viên bao gồm hoạt động của ban quản lý, ban điều hành, các xã viên và các đối tượng khác có tham gia vào các hoạt động của HTX
- Theo dõi, giám sát liên tục yêu cầu giám sá theo dõi theo tính hệ thống của công việc, từ khâu hình thành chủ trương, khâu chuẩn bị, khâu tổ chức thực hiện,
Yêu cầu của công việc là phải đánh giá đúng; đúng việc, đúng mức độ (việc
gì? Sai hay đúng? Mức độ sai đúng? Nguyên nhân? ), công bằng, trung thực khách quan, tránh tình trạng đánh giá chung chung, không chỉ ra cái sai, cái đúng
cụ thể cũng như mức độ đúng, sai cụ thể, hay nể nang, thiên vị hoặc tô vẽ thêm mức độ đúng sai Điều đó rất khó cho các công việc sử lý, điều chỉnh những sai xót của các hoạt động được đánh giá
Điều kiện đảm bảo đánh giá đúng Muốn đánh giá đúng phải đảm bảo các điều kiện sau
Thứ nhất : Phải có hệ thống chuẩn mực đánh giá đúng Hệ thống chuẩn mực đánh giá chính là các quy định về quản lý các hoạt động của hợp tác xã Hệ thông chuẩn mực đánh giá gồm
+ Luật Hợp tác xã