1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển

78 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Và Đầu Tư Phát Triển
Tác giả Nguyễn Văn Thành
Người hướng dẫn ThS. Vũ Thị Hoa
Trường học Học viện tài chính
Chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 537 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh (4)
    • 1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (4)
      • 1.1.1 Khái niệm, thành phần, đặc trưng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (4)
      • 1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh (5)
        • 1.1.2.1 Vốn cố định(VCĐ) (6)
        • 1.1.2.2 Vốn lưu động (VLĐ) (7)
      • 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh trong doanh nghiệp (9)
        • 1.1.3.1 Theo quan hệ sở hữu (9)
        • 1.1.3.2 Theo thời gian huy động và sử dụng vốn (10)
        • 1.1.3.3 Theo phạm vi huy động vốn (11)
      • 1.1.4 Các mô hình tài trợ vốn kinh doanh (11)
        • 1.1.4.1 Nguồn vốn khai thác từ trong doanh nghiệp (12)
        • 1.1.4.2. Nguồn vốn khai thác bên ngoài doanh nghiệp (12)
    • 1.2 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (14)
      • 1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (14)
      • 1.2.2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (15)
      • 1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp (16)
        • 1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (16)
        • 1.2.3.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định (18)
        • 1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh (19)
      • 1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của (20)
        • 1.2.4.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (21)
  • Chương 2: Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển (25)
    • 2.1 Khái quát chung về công ty (25)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển (25)
      • 2.1.2 Lĩnh vực kinh doanh (26)
        • 2.1.2.1 Ngành, nghề kinh doanh (26)
        • 2.1.2.2 Số năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành (27)
      • 2.1.3 Thành tích đạt được trong những năm vừa qua (28)
      • 2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty (31)
      • 2.1.5 Tình hình tài chính chủ yếu của công ty (34)
        • 2.1.5.1 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động kinh doanh của công ty 34 (34)
        • 2.1.5.2 Kết quả kinh doanh chủ yếu một số năm (35)
        • 2.1.5.3 Tình hình tài chính chủ yếu (37)
    • 2.2 Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (39)
      • 2.2.1 Tình hình vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của công ty (39)
      • 2.2.2 Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển (44)
        • 2.2.2.1 Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động (44)
        • 2.2.2.2 Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định tại công ty (53)
        • 2.2.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty (59)
      • 2.2.3 Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn (61)
    • 3.1 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới (63)
      • 3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội (63)
      • 3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty (65)
        • 3.1.2.1 Mục tiêu, định hướng chung của ngành xây dựng năm 2012 (65)
        • 3.1.2.2 Định hướng hoạt động của công ty (67)
    • 3.2 Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới (69)
      • 3.2.1. Cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lý (69)
      • 3.2.2 Tăng cường công tác quản lý vốn cố định (70)
      • 3.2.3. Xác định nhu cầu vốn kinh doanh hợp lý (71)
      • 3.2.4. Đẩy mạnh công tác thanh toán thu hồi công nợ để hạn chế bị chiếm dụng vốn (73)
  • KẾT LUẬN.........................................................................................................77 (75)

Nội dung

Lý luận chung về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh

Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Hiện nay, chúng ta đã có 7 loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp nhà nước, công ty tư nhân, công ty cổ phần, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh và hợp tác xã Mỗi hình thức trên có những đặc điểm khác nhau nhưng tất cả đều phải được hình thành từ những cơ sở nhất định mà cái quan trọng nhất là vốn kinh doanh Không thể nói rằng một doanh nghiệp mới được hình thành mà không cần một lượng vốn tiền tệ nhất định để thực hiện những khoản đầu tư cho việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm trang thiết bị, mua nguyên vật liệu, trả lương công nhân, trả lãi các khoản vay… Người ta gọi chung các loại vốn tiền tệ này là vốn sản xuất kinh doanh hay vốn kinh doanh chính là “toàn bộ giá trị ứng cho quá trình sản xuất kinh doanh”.

Trong cơ chế thị trường, các đơn vị doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, trao đổi hàng hoá dịch vụ với các đơn vị kinh tế khác nhưng mục đích tối đa hoá lợi nhuận Để thực hiện được các hoạt động này, doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn, nhiều chủng loại và các hình thái khác nhau theo phạm vi mạng lưới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy, có thể coi vốn là tiền đề của mọi quá trình đầu tư sản xuất kinh doanh

Vốn có 5 đặc trưng cơ bản sau :

* Vốn được hiểu bằng giá trị của toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Vốn là lượng giá trị thực của tài sản hữu hình và vô hình.

* Vốn được tích tụ tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy được tác dụng Để đầu tư sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp được tích tụ thành một lượng tiền lớn tới mức ít nhất bằng vốn pháp định mà nhà nước đã qui định cho mỗi ngành nghề, lĩnh vực hoạt động Các nhà quản lý, các nhà đầu tư không chỉ khai thác mọi tiềm năng vốn của doanh nghiệp mà còn phải cân nhắc, tính toán để lựa chọn để chọn nguồn huy động đảm bảo yêu cầu của sản xuất kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh tế của đồng vốn.

* Vốn không đồng nhất với tiền tệ, tiền tệ là hình thái vốn ban đầu của các doanh nghiệp Tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để biến thành vốn thì tiền phải được đưa vào sản xuất kinh doanh và sinh lời Đồng thời, vốn phải không ngừng được bảo toàn, bổ sung và phát triển sau mỗi quá trình vận động để thực hiện tái sản giản đơn và mở rộng của doanh nghiệp.

* Vốn phải gắn với một chủ sở hữu nhất định để tránh sự chi tiêu lãng phí thất thoát và kém hiệu quả.

* Vốn là một thứ hàng hoá đặc biệt nó bán quyền sử dụng Người mua được quyền sử dụng vốn trong một thời gian nhất định và phải trả chi phí cho việc có quyền sử dụng vốn trong thời gian ấy.

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Với tầm quan trọng mang tính chất sống còn của vốn đã nêu trên thì việc quản lý và sử dụng vốn là hết sức cần thiết Để quản lý vốn tốt thì không thể không đề cập đến việc phân loại vốn Có phương pháp phân loại hợp lý sẽ làm cho việc sử dụng vốn

* Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển của vốn trong các giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, người ta chia vốn thành:

Trong điều kiện cuả nền kinh tế hàng hoá tiền tệ để hình thành xây dựng hoặc mua sắm các tài sản cố định thì các doanh nghiệp cần phải có vốn đầu tư ứng trước và số vốn đầu tư ứng trước để xây dựng mua sắm các tài sản cố định được gọi là vốn cố định của doanh nghiệp.

- VCĐ là số vốn đầu tư ứng trước vì vậy số này cần phải được thu hồi lại một cách đầy đủ bảo toàn VCĐ.

- Do VCĐ là vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ vì vậy quy mô cuả VCĐ là lớn hay nhỏ sẽ quyết định quy mô TSCĐ của doanh nghiệp cũng như rình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

- Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của TSCĐ trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh sẽ chi phối đặc điểm vận động ( chu chuyển) của VCĐ.

* Các đặc đỉêm chu chuyển của VCĐ:

So với VLĐ trong quá trình tham giá sản xuất kinh doanh sự vận động cuả VCĐ có các đặc đỉêm sau:

+ VCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.VCĐ có đặc điểm này do TSCĐ được sử dụng lâu dài trong nhiều chu kỳ sản xuất nhất định. + VCĐ chu chuyển dần dần từng phần trong các chu kỳ sản xuất kinh doanh Trong mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh chỉ có một bộ phận VCĐ được chu chuyển và cấu thành chi phí sản xuất kinh donah dưới hình thức khấu hao TSCĐ tương ứng với phần giá trị hao mòn của TSCĐ Bộ phận còn lại chưa chu chuyển tồn tại dưới hình thức là giá trị còn lại của TSCD.

Bộ phận này ngày một giảm đi cùng với sự gia tăng về thời gian sử dụng của TSCĐ.

+ VCĐ chỉ hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ đã hết thời gian sử dụng

Như vậy VCĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ mà đặc điểm cuả nó là chu chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ đã hết thời hạn sử dụng Chính vì VCĐ có đặc điểm luân chuyển như trên nên đòi hỏi việc quản lý VCĐ phải luôn gắn liền với việc quản lý hình thái hiện vật của nó là TSCĐ bên cạnh đó phải có những biện pháp tổ chức và sử dụng VCĐ sao cho vừa bảo toàn vừa phát triển được VCĐ.

Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn tiền tệ ứng trước về các TSLĐ sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành một cách thường xuyên và liên tục.

Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của TSLĐ nên đặc đỉêm vận động của VLĐ luôn chịu sự chi phối bởi những đặc đỉêm của TSLĐ Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh ngoài các TSLĐ doanh nghiệp còn cần phải có TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông.

-TSLĐ sản xuất của doanh nghiệp bao gồm:

+ Các đối tượng lao động như các vật tư dự trữ trong quá trình sản xuất( nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu và các vật tư đang nằm trong quá trình chế biến ) ví dụ như sản phẩm dở dang của quá trình kinh doanh, các loại bán thành phẩm sửa chữa.

+ Một bộ phận tư liệu lao động của doanh nghiệp không đủ tiêu chuẩn làTSCĐ hữu hình để tiện cho việc quản lý và đầu tư mua sắm theo chế dộ tài chính hiện hành chúng cũng được xếp vào TSCĐ tài chính của doanh nghiệp gọi tên là công cụ, dụng cụ hoặc gọi là công cụ lao động thuộcTSCĐ.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Mỗi một doanh nghiệp trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh đều phải sử dụng vốn để hoạt động Có những công ty chỉ với một lượng vốn nhỏ nhưng lợi nhuận mà công ty đó thu được lại tương xứng với một doanh nghiệp khác, nơi mà quy mô vốn lớn gấp nhiều lần so với công ty đó.

Vậy điều gì đã tạo ra sự khác biệt này Để giải thích cho vấn đề này có rất nhiều nguyên nhân khác nhau Có thể là do biến động thị trường mà hàng hoá của doanh nghiệp có quy mô nhỏ bán chạy hơn dẫn đến lợi nhuận mà công ty làm ra tăng lên Song một nguyên nhân lớn đó là do công tác sử dụng vốn của công ty quy mô nhỏ có hiệu quả.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù để chỉ chất lượng của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh trong một đơn vị kinh tế trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định.

Khi nhắc tới hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tron một đơn vị kinh tế, người ta thường đề cập đến 3 phần lớn là:

- Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh.

- Hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

- Hiệu quả sử dụng vốn cố định.

1.2.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh:

Vốn kinh doanh là một bộ phậnkhông thể tách rời của doanh nghiệp Một doanh nghiệp không thể tồn tại và hoạt động nếu không cóvốn kinh doanh.Nếu một doanh nghiệp thiếu vốn thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó ngay lập tức sẽ bị ảnh hưởng Ngược lại, nếu một doanh nghiệp nào đó thừa vốn mà không dùng để tái đầu tư thì đối với các nhà tài chính chính cũng như đối với các doanh nghiệp, đó quả là sự lãng phí lớn.

Một công ty hoạt động sản xuất kinh doanh ngoài mục tiêu lợi nhuận thì vấn đề trước tiên mà công ty quan tâm là việc phải bảo toàn vốn, tránh thất thoát lãng phí…

Tất cả các phạm trù trên đều nằm trong phạm vi của vốn Một sự quản lý vốn chính xác cụ thể, có hiệu quả là một tác nhân rất lớn giúp công ty giảm thiểu được các chi phí tài chính có thể phát sinh, kế hoạch hoá các nguồn vốn… và các tác động tích cực đến kết qủa sản xuất kinh doanh Và ngược lai, sự kém hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng vốn lạị những tác động tiêu cực không nhỏ tới toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Thông thường khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, việc sử dụng tông hợp nhiều chỉ tiêu sẽ làm chi việc đánh giá trở nên chính xác và rõ ràng hơn Hiện nay, việc đánh giá này được sự trợ giúp của rất nhiều chỉ tiêu Chúng ta có thể chia thành 4 loại chỉ tiêu chính như sau:

1.2.3.1.Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

- Số lần luân chuyển vốn lưu động: Phản ánh số lần luân chuyển VLĐ thực hiên được trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm)

Số lần luân chuyển VLĐ DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Số dư bình quân về vốn lưu động - Kỳ luân chuyển VLĐ : Phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một vòng luân chuyển.

Kỳ luân chuyển vốn lưu động

Số dư bình quân về VLĐ

* Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển:

Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn được thể hiện bằng chỉ tiêu mức tiết kiệm tương đối.

Công thức tính như sau:

Trong đó: Vtk - Vốn lưu động tiết kiệm tương đối

M1 - Tổng mức luân chuyển vốn năm kế hoạch.

K0 - Kỳ luân chuyển vốn năm báo cáo.

K1 - Kỳ luân chuyển vốn năm kế hoạch.

*Tỷ suất lợi nhuận VLĐ: Phản ánh một đồng VLĐ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế (trước thuế)

Số vốn lưu động bq trong kỳ

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ, hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.

Hàm lượng VLĐ = Số VLĐ bình quân trong kỳ

* Vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ hàng tồn kho quay được mấy vòng

Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán

Trị giá hàng tồn kho *Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Chỉ tiêu này cho biết số ngày hàng tồn kho chuyển thành doanh thu( hàng tồn kho quay một vòng hết bao nhiêu ngày)

Số ngày 1 vòng quay HTK = 360

Vòng quay hàng tồn kho

* Vòng quay các khoản phải thu

Vòng quay các khoản phải thu Doanh thu có thuế Các khoản phải thu bình quân

* Kỳ thu tiền trung bình

Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.

Kỳ thu tiền trung bình Số dư bình quân các khoản phải thu Doanh thu có thuế

1.2.3.2 Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định:

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Phản ánh một đồng VCĐ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng DTT trong kỳ.

Hiệu suất sử dụng vốn cố định = DTT bán hàng và cung cấp dịch vụ

Số dư bình quân về VCĐ

* Hiệu suất sử dụng TSCĐ: Phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng DTT.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

* Hệ số huy động VCĐ: Phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Hệ số huy động VCĐ Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh

Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp

* Hệ số hao mòn TSCĐ: Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mònTSCĐ trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng năng lực còn lại của TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá.

Hệ số hao mòn TSCĐ Số khấu hao lũy kế tại thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá

*Hàm lượng VCĐ : Phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra 1 đồng DTT trong kỳ.

Hàm lượng VCĐ Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ DTT trong kỳ

*Hệ số trang thiết bị TSCĐ cho một công nhân trực tieps sản xuất: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ trang bị giá trị TSCĐ trực tiếp cho 1 công nhân trực tiếp sản xuất là cao hay thấp.

Hệ số trang bị TSCĐ / 1 CN Nguyên giá TSCĐ trực tiếp sản xuất

Số lượng CN trực tiếp sản xuất

*Tỷ suất lợi nhuận VCĐ: Phản ánh 1 đồng VCĐ tham gia trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế).

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ Lợi nhuận sau thuế (trước thuế) VCĐ bình quân trong kỳ

1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh

*Vòng quay toàn bộ VKD: Phản ánh trong kỳ vốn của doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.

Vòng quay toàn bộ vốn Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân

*Tỷ suất lợi nhuận trên VKD: Chỉ tiêu này phản ánh trong 1 kỳ đồng vốn bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (sau thuế).

Tỷ suất lợi nhuận trên VKD Lợi nhuận sau thuế (trước thuế) VKD bình quân trong kỳ

*Tỷ suất lợi nhuận VCSH : Phản ánh 1 đồng VCSH bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu.

Tỷ suất lợi nhuận VCSH Lợi nhuận sau thuế (trước thuế) VCSH bình quân trong kỳ

*Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản:

ROA E Lợi nhuận trước lãi vay và thuế VKD bình quân

*Thu nhập 1 cổ phần thường trong năm :

Thu nhập 1 CPT trong năm Tổng lợi nhuận sau thuế - cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi Tổng số cổ phần thường đang lưu hành

1.2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Bởi trong nền kinh tế thường xuyên xảy ra tình trạng lạm phát, giá cả biến đổi, sức mua của đồng tiền bị giảm sút Do đó nếu doanh nghiệp không điều chỉnh kịp thời giá trị tài sản sẽ làm cho VKD của doanh nghiệp bị giảm dần do đồng tiền bị mất giá

Bên cạnh đó còn có những rủi ro bất thường trong hoạt động sản xuất kinh doanh như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, mất mùa…làm ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ ,mà doanh nghiệp không lường trước được cũng ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VKD.

+ Do trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp yếu kém, hoạt động kinh doanh thua lỗ kéo dài làm cho đồng vốn bị thâm hụt…

+ Do lựa chọn phương án đầu tư không đúng đắn, không phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Do quản lý vốn không chặt chẽ dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí vốn đặc biệt là VLĐ trong khâu mua sắm dự trữ Việc mua sắm các vật tư không phù hợp với quá trình sản xuất, không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng quy định, trong quá trình sử dụng lại không tận dụng hết phế phẩm… cũng là nguyên nhân làm giảm hiệu quả sử dụng VKD.

Do việc bố trí cơ cấu vốn bất hợp lý cũng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp Nếu vốn lại đầu tư vào những tài sản không cần dùng lớn thì nó không phát huy được tác dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh mà nó còn bị hao hụt dần dần, làm cho hiệu quả sử dụng VKD bị giảm sút.

+ Do xác định nhu cầu vốn thiếu chính xác dẫn đến hiện tượng thừa hoặc thiếu vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh từ đó ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn.

1.2.4.1 Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Thực trạng sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển

Khái quát chung về công ty

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

+ Tên viết bằng tiếng Việt:

CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG VÀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

+ Tên viết bằng tiếng Anh:

CONSTRUCTION AND INVESTMENT DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY

- Trụ sở chính: Đường Pháp vân, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

Mã số doanh nghiệp: 0100104700 Đăng ký lần đầu: ngày 01 tháng 09 năm 2005 Đăng ký thay đổi lần thứ 4: ngày 15 tháng 12 năm 2011

“CHUYỂN ĐỔI (CPH) DNNN THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 4470/QĐ/BNN- TCCB NGÀY 9/2/2004 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN”

“CẤP LẠI MÃ SỐ DN TỪ ĐKKD SỐ: 0103008883 DO PHÒNG ĐKKD-

SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ THÀNH PHỐ HÀ NỘI CẤP NGÀY 01/09/2005”

- Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản từ năm 1990 trực thuộc công ty xây dựng Nông nghiệp-Bộ nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm sau đó trực thuộc liên hiệp các xí nghiệp XDNN và PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Ngày 09/02/2004 Bộ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ra quyết định số: 4470/QĐ/BNN-TCCB về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước công ty xây dựng và phát triển nông thôn chín thành công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển.

Vốn điều lệ (Thời điểm 01/09/2005) : 5.500.000.000 (Năm tỷ năm trăm triệu Việt Nam đồng)

Bằng chữ: Năm tỷ năm trăm triệu đồng

Mệnh giá cổ phần: 100.000 đồng

Vốn tín dụng : 45.000.000.000 (Bốn mươi năm tỷ việt nam đồng)

- Quảng cáo (Trừ dịch vụ quảng cáo thuốc lá).

- Tư vấn,đấu giá bất động sản.

- Lắp đặt hệ thống điện,hệ thống cấp thoát nước và lắp đặt xây dựng khác.

- Hoạt động kiến trúc; kiểm tra và phân tích kỹ thuật.

- Giám sát thi công xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, đường nội bộ (lĩnh vực xây dựng – hoàn thiện).

- Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp.

- Thiết kế san nền, cấp thoát nước.

- Hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan (chỉ thiết kế trong phạm vi ngành nghề đăng kí).

- Thi công san lấp mặt bằng các công trình xây dựng: dân dụng,công nghiệp,giao thông,thuỷ lợi,cảng biển,cảng sông.

- Xây dựng các công trình hạ tầng đô thị,khu vui chơi giải trí,khu chế xuất,khu công nghệ cao và các công trình cấp thoát nước.

- Tư vấn đầu tư xây dựng.

- Sản xuất,khai thác và cung ứng vật liệu ây dựng (gồm: đá,cát,sỏi,gạch).

- Xây dựng đường dây và trạm biến thế điện từ 35KV trở xuống.

- Xây dựng công trình giao thông và thuỷ lợi.

- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và cung ứng vật tư.

- Xây dựng các công trình dân dụng và trang trí nội thất.

- Xây dựng các công trình công nghiệp.

(Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật).

2.1.2.2 Số năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành:

- Xây dựng công trình công nghiệp 21 năm

- Xây dựng công trình dân dụng và trang trí nội thất 21 năm

- Xây dựng công trình giao thông 15 năm

- Xây dựng công trình thuỷ lợi 15 năm

- Xây dựng đường dây và trạm 15 năm Trên 90 người có trình độ đại học và trên đại học trong đó là thạc sỹ kỹ thuật chuyên ngành công trình,là kỹ sư xây dựng,kiến túc sư,kỹ sư kinh tế xây dựng,kỹ sư cầu đường,kỹ sư thuỷ lợi,kỹ sư kinh tế thuỷ lợi,kỹ sư kinh tế giao thông,kỹ sư điện,kỹ sư nước và nhiều cán bộ có thâm niên công tác từ

15 năm - 20 năm trong nghề trở lên Có hàng trăm công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao là thợ xây dựng trong đó: Thợ nề,mộc,điện,nước,cơ khí và trang trí nội thất giỏi.

- Tổ chức hoạt động kinh doanh

Công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển có trụ sở chính tại Đường Pháp vân, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.

+Tên chi nhánh: chi nhánh công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển tại Bình Thuận. Địa chỉ: Số 266 Trần Quang Diệu, Phường Xuân An, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.

+Tên chi nhánh: Trung tâm tư vấn đầu tư và xây dựng-Chi nhánh công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển. Địa chỉ: Đường Pháp Vân, Phường Hoàng Liệt, Quận Hoàng Mai, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam.

+ Chi nhánh tại thị xã Tam Điệp Ninh Bình

Trụ sở: Phường Bắc Sơn – Thị xã Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình Điện thoại: 030.864113

+ Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh:

Trụ sở: 26/19 Đinh Tiên Hoàng – Quận Bình Thạnh – TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.8412396

2.1.3 Thành tích đạt được trong những năm vừa qua

+ Cán bộ quản lý có trên 90 người có trình độ đại học và trên đại học trong đó là thạc sỹ kỹ thuật chuyên ngành công trình, là kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư, kỹ sư kinh tế xây dựng, kỹ sư cầu đường, kỹ sư thủy lợi, kỹ sư kinh tế thủy lợi, kỹ sư kinh tế giao thông, kỹ sư điện, kỹ sư nước và nhiều cán bộ có thâm niên công tác từ 15 năm – 20 năm trong nghề trở lên.

+ Có hàng trăm công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao là thợ xây dựng trong đó: Thợ nề, điện, nước, cơ khí và trang trí nội thất giỏi.

+ Trên tất cả các công trình xây dựng đều được sử dụng trang thiết bị thi công tiên tiến, phù hợp với các yêu cầu kỹ thuật hiện nay như: Cần cẩu, máy đào, máy ủi, máy san gạt, máy đầm, máy trộn, máy nghiền sàng đá, vận thăng, khung giáo …

+ Công ty có xưởng sản xuất vật liệu, gia công cơ khí, cấu kiện phục vụ cho sản xuất kinh doanh.

+ Có đội xe cơ giới, cần cẩu, phục vụ vận chuyển, san nền, máy ép cọc thủy lực, máy khoan cọc nhồi tiên tiến và hiện đại.

+ Có các thiết bị thả rồng, xáng cạp, tầu hút, máy san ủi, máy xúc, máy lu…phục vụ cho thi công công trình thủy lợi giao thông.

+ Công ty là thành viên của Tổng công ty có các thiết bị thi công hiện đại. + Trạm bê tông tươi của hãng TEKA cộng hò liên bang Đức, công suất 35M3/h.

+ Máy khoan cọc nhồi đường kính lớn, cần cẩu tháp, bộ khung giáo, bộ khung giáo trượt và trạm thiết bị thi công lớn đủ đáp ứng thi công các công trình từ 10 tầng trở lên, công trình liên doanh với nước ngoài giá trị lớn, kỹ thuật phức tạp.

1 Năng lực thực hiện thi công các công trình:

+ 17.000-20.000 m2 sàn/năm, 40.000 đến 45.000 m3 bê tông các loại 50-

70 km kênh bê tông và công trình trên kênh, 50-60 km đường giao thông các loại.

+ Giá trị sản lương xây lắp hàng năm đạt 50 tỷ đồng.

+ Nhiều công trình cao tầng, công trình thủy lợi, giao thông đòi hỏi kỹ thuật, mỹ thuật cao, giá trị xây lắp lớn từ 30-50 tỷ đồng.

2 Các công trình đã và đang thi công trong 5 năm gần đây:

- Công trình dân dụng và công nghiệp:

+ Trụ sở tòa án nhân dân huyện Từ Liêm-HN

+ Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định

+ Trụ sở tỉnh đoàn Bắc Cạn

+ Trường ầm non tư thục Bình Minh Hà Nội

+ Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội

+ Đường giao thông Bạch Thông Bắc Kạn

+ Đường giao thông Tân Giang Ninh Thuận

+ Đường giao thông nông thôn 2 Bắc Ninh

+ Đường liên tỉnh lộ 42 Sóc Trăng

+ Đường bãi thải xỉ Nhà máy Nhiệt điện Hải phòng

+ Thủy lợi Tân Giang Ninh Thuận

+ Cống Bình Hải và kênh Nghĩa Hưng Nam Định

+ Nạo vét sông Thái Sư-Thái Bình

+ Công trình thủy lợi Krông Bông-Đắc Lắc

+ Cống Ma Lôi dự án Bắc Thăng Long Nội Bài

- Các công trình đường dây trạm điện:

+Thi công đường dây, trạm điện thuộc dự án đưa điện về các xã vùng cao miền núi tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lò cai, Yên Bái vùng cao.

+ Trạm biến áp Lạc Giang-Bắc giang

+ Trạm biến áp Gia Lợi-Hải Dương

+ Thi công đường điện chiếu sáng thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên

+ Thi công đường dây, tram biến áp 35kv Bắc Ninh

+ Đường dây 500 KV Bắc Nam đoạn PlâyKu – Quảng Ngãi

Ngoài ra công ty chúng tôi đã và đang chuẩn bị triển khai thi công một số công trình khác trên địa bàn Hà Nội, Nam Định, Cao Bằng,Yên Bái, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thái Bình,

Hà Nam, Lào cai, Hòa bình, Hưng Yên, Quảng Nam, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Đắc Lắc, Cần Thơ, Cà Mau các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Miền Trung và Tây Nguyên…

Do có đội ngũ kỹ sư giỏi, đội ngũ công nhân lành nghề và trang thiết bị thi công tiên tiến, trong thời gian qua Công Ty đã trúng thầu nhiều công trình công nghiệp dân dụng, giao thông, thủy lợi đạt chất lượng cao được các cơ quan,chủ đầu tư tín nhiệm.

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty:

Biểu 1 : Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty

Các chính sách kế toán chủ yếu của công ty Ước tính kế toán

Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Biểu 5: Bảng cơ cấu và biến động tài sản của công ty trong năm 2011 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

I Tiền và các khoản tương đương tiền 7.029 11.29 434 0,74 (6.595) (93,83) (10,55)

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 5.150 8.27 3.150 5,36 (2.000) (38,83) (2,91)

III Các khoản phải thu ngắn hạn 41.082 65,98 41.020 69,78 (62) (0,15) 3,8

V Tài sản ngắn hạn khác 49,8 0,08 (1,3) (0,0022) (51,1) (102,61) (0.,0822)

I Các khoản phải thu dài hạn

II Tài sản cố định 284 37,97 157 86,74 (127) (44,72) 48,77

III Bất động sản đầu tư

IV Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

V Tài sản dài hạn khác 464 62,03 24 13,26 (440) (94,83) (48,77)

Tổng tài sản cuối năm so với đầu năm giảm 4.043,1 trđ (tương ứng với tỷ lệ giảm 6,42%) là do tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm

Tài sản ngắn hạn cuối năm so với đầu năm giảm 3.476,1 trđ (tương ứng với tỷ lệ giảm 5,58% ) là do các nguồn hình thành tài sản cố định đều giảm, trong đó tỷ lệ giảm mạnh nhất là chỉ tiêu tài sản ngắn hạn khác đã giảm tới 102,61%, tiền và các khoản tương đương tiền giảm 6.595 trđ (tương ứng với tỷ lệ giảm 93,83% Duy nhất có một chỉ tiêu hình thành nên tài sản ngắn hạn là tăng đó là chỉ tiêu hàng tồn kho, đầu năm so với cuối năm hàng tồn kho đã tăng 5.232 trđ (tương ứng với tỷ lệ tăng 58,43%), điều này cho thấy dấu hiêu không mấy lạc quan trong năm 2011, nguồn vốn kinh doanh giảm thì giảm đi trong khi hàng tồn kho lại tăng lên rất mạnh

Tài sản dài hạn cuối năm so với đầu năm giảm rất mạnh, giảm tới 75,8%, nguồn này ở công ty chủ yếu được hình thành từ tài sản dài hạn khác ở đầu năm, tuy nhiên ở giai đoạn cuối năm thì tỷ trọng tài sản cố định lại chiếm phần đa số Chỉ tiêu tài sản dài hạn khác cuối năm so với đầu năm đã giảm 440 trđ (tương ứng với tỷ lệ giảm 94,83%).

Cơ cấu tài sản như trên là chưa hợp lý, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của công ty là quá nhỏ, điều này cho thấy giá trị còn lại của tài sản cố định là rất nhỏ, điều này cho thấy doanh nghiệp không chú trọng đàu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất.

Qua phân tích bảng trên cho ta thấy tình hình tiêu thụ năm 2011 của công ty gặp nhiều vấn đề khó khăn, khối lượng hàng tồn kho tăng rất mạnh trong khi nguồn vốn kinh doanh giảm cho thấy dấu hiệu đáng lo ngại Hàng tồn kho tồn đọng quá nhiều sẽ gây ra ứ đọng vốn kinh doanh Cơ cấu tài sản bất hợp lý, tỷ trọng tài sản cố định quá nhỏ sẽ không đảm bảo về máy móc trang thiết bị hiện đại cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Biểu 6: Bảng cơ cấu nguồn vốn của công ty năm 2011 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

II Nguồn kinh phí và quỹ khác

Bảng số liệu trên cho ta thấy nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp qua mấy năm gần đây được hình thành chủ yếu bằng nguồn vốn vay nợ là chủ yếu ( năm 2010 là 89,94% và năm 2011 là 89,1%), điều này là do đặc thù kinh doanh của ngành xây dựng cần nguồn vốn lớn mà thời gian thi công lại dài nên chủ yếu là phải huy động từ nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp.

Tuy nhiên xu hướng này lại gảm dần qua các năm 2010 và 2011, thay vì đó thì lượng vốn chủ sở hữu lại tăng dần Điều này cho thấy doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong việc huy động từ nguồn vốn bên ngoài do tình hình lãi suất tăng, tình hình kinh tế suy thoái khiến nguồn vốn huy động thông qua kênh này gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung qua các năm gần đây tình hình kinh doanh của công ty cũng gặp phải rất nhiều khó khăn, nguồn vốn kinh doanh giảm dần qua các năm, kèm theo đó là lợi nhuận cũng giảm (năm 2010 và 2011 lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã âm)

2.2.2 Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển

2.2.2.1 Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Biểu 7: Bảng kết cấu vốn lưu động của công ty năm 2011 Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

I Tiền và tương đương tiền 7.029 11,29 434 0,74 (6.595) (93,83) (10,55)

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 5.150 8,27 3.150 5,36 (2.000) (38,83) (2,91)

III Các khoản phải thu ngắn hạn 41.082 65,98 41.020 69,78 (62) (0,15) 3,8

V Tài sản ngắn hạn khác 49,8 0,08 (1,3) 0,0022 (51,1) (102,61) (0,0778)

Qua bảng trên ta thấy nguồn vốn lưu động cuối năm so với đầu năm giảm đi 3.476,1 trđ (tương ứng với tỷ lệ giảm 5,58% Nguyên nhân chủ yếu là do: Tiền và các khoản tương đương tiền giảm 6.595 trđ (tương ứng với tỷ lệ giảm 93,83%), trong khi đó hàng tồn kho lại tăng 5.232 trđ (tương ứng với tỷ lệ tăng 58,43%) và các khoản phải thu ngắn hạn cũng giảm nhưng rất ít 62 trđ (tương ứng với tỷ lệ giảm 0,15% Điều này cho thấy tình hình mất cân đối về vốn lưu động của công ty trong năm 2011 Các khoản thu về ít trong khi hàng thì bị ứ đọng rất nhiều gây nên ứ đọng vốn lớn ở hàng tồn kho, khoản tiền mặt để đảm bảo khả năng thanh toán cũng giảm cho thấy nguồn vốn lưu động trong năm 2011 ở tình trạng rất khó khăn Công ty cần xem xét ở khâu tiêu thụ để giảm lượng hàng tồn kho, tránh tình trạng ứ đọng vốn quá lớn, bên cạnh đó cần xem xét đẩy mạnh thu các khoản phải thu. Trong năm 2011công ty nói riêng và ngành xây dựng nói chung gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về vốn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được trong khi lãi suất huy động vốn lại tăng mạnh đã gây không ít khó khăn Bạn hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, họ cũng đang gặp những khó khăn chung về vốn nên việc chi trả các khoản nợ cũng bị hạn chế, làm cho các khoản phải thu của công ty giảm giảm nhưng rất ít.

Như vậy: Trong năm 2011 nói chung tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty tương đối kém, làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động cũng giảm đi so với các năm trước Hàng tồn kho tăng ứ đọng quá nhiều, tình hình thu hồi các khoản nợ rất kém là những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn kém trong năm 2011 Công ty cần có biện pháp đẩy nhanh tiến độ thu hồi các khoản nợ, giảm lượng hàng tồn kho để có nguồn vốn tái sản xuất kinh doanh.

Biểu 8: Bảng chỉ tiêu phản ánh tình hình thu hồi công nợ năm 2010,

1 Doanh thu bán hàng Trđ 72.344 20.139 (52.205) (72,16)

2 Doanh thu bán hàng có thuế Trđ 79.578,4 22.152,9 (57.425,5) ( 72,16)

3 Số dư bq các khoản phải thu Trđ 41.082 41.020 (62) (0,15)

4 Vòng quay các khoản phải thu

5 Kỳ thu tiền trung bình

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng số vòng quay các khoản phải thu đầu năm so với cuối năm giảm 1,27 vòng (tương ứng với tỷ lệ giảm 72,16%) Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản phải thu, nếu số vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì tốc độ thu hồi các khoản phải thu càng nhanh và ngược lại Số vòng quay các khoản phải thu giảm chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của công ty năm 2011 kém hơn so với năm 2010 Chính vì thế đã làm cho kỳ thu tiền trung bình năm

2011 tăng lên so với năm 2010, năm 2010 công ty mất 204,55 ngày để có được một vòng quay các khoản phải thu, nhưng sang năm 2011 con số này lên tới 734,69 ngày (hơn 2 năm) , tăng 530,14 ngày (tương ứng với tỷ lệ tăng 259,17%) Nguyên nhân của điều này là do doanh thu thuần giảm mạnh

(72,16%) trong khi số dư bình quân các khoản phải thu lại giảm rất chậm (0,15%) Điều này cho thấy khả năng quản lý các khoản phải thu trong năm

2011 là rất kém, tình hình kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn Công ty cần xem xét để đẩy nhanh thu hồi các khoản phải thu để tiếp tục đưa vốn vào tái sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng nợ dây dưa gây ứ đọng vốn kinh doanh.

Biểu 9: Bảng so sánh tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn năm 2011 Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch

2 Trả trước cho người bán 70 0,25 70 0,33 0 0,08 0

3 Các khoản phải thu khác 148 0,54 315 1,51 167 0,97 112,84

II Các khoản phải trả 45.712 100 36.156 100 (9.556) 0 (20,9)

2 Người mua trả tiền trước 9.103 19,91 8.726 24,13 (377) 4,22 (4.14)

3 Thuế và các khoản phải nộp

4 Phải trả người lao động 0 109 0,3 109 0,3

5 Các khoản phải trả, phải nộp khác 33.524 73,34 23.776 65,76 (9.748) (7,58) (29,08)

6 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 200 0,44 245 0,68 45 0,24 22,5

III Phải thu - phải trả (18.256) (15.248) 3.008 (16,48)

Qua bảng số liệu cho ta thấy cuối năm 2011các khoản phải thu giảm 6.548 Trđ (tương ứng với tỷ lệ giảm 23,85 %), bên cạnh đó các khoản phải trả cũng giảm 9.556 Trđ (tương ứng với tỷ lệ giảm 20,9%), nhưng nhìn chung các khoản phải trả luôn lớn hơn các khoản phải thu, tức là công ty đi chiếm dụng vốn nhiều hơn là vốn bị chiếm dụng.

Các khoản phải thu giảm chủ yếu là do khoản phải thu khách hàng giảm 24,65%, khoản này chiếm tỷ trọng rất lớn 98,16% Bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán cũng tăng nhưng rất ít, các khoản phải thu khác tăng tới 112,84% nhưng do tỷ trọng quá nhỏ (chỉ có 1,57%) nên cũng không ảnh hưởng tới việc các khoản phải thu giảm trong năm 2011 Đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng cho công ty trong năm 2011, cho thấy tốc độ thu hồi nợ của công ty vẫn ổn định.

Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội:

1 Kinh tế thế giới và nguy cơ suy thoái kép:

Hơn 2 năm phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nền kinh tế thế giới vẫn chưa mang lại cảm giác an toàn cho đa số những người dân ở các quốc gia phát triển Những chỉ số đánh giá niềm tin của người tiêu dùng và các nhà đầu tư cũng liên tục trồi sụt trong thời kỳ phục hồi đầu tiên sau khủng hoảng.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới thứ 2 giai đoạn 2008-2009 được xem là tác động có mức độ tiêu cực nhất kể từ sau Đại khủng hoảng giai đoạn 1929-1932 của nước Mỹ Chỉ số dow Jones cũng đã sụt 53% giá trị Them vào đó là cuộc khủng hoảng nợ ở châu âu và nguy cơ tiềm tàng từ Trung Quốc Tới thời điểm hiện tại, mặc dù nguy cơ về một cuộc khủng hoảng mới đã tạm qua đi nhưng không vì thế mà bức tranh kinh tế thế giới tỏ ra sáng sủa hơn.

2 Nợ công châu âu mối nguy chưa được giải tỏa

Cuộc khủng hoảng nợ công bùng nổ vào cuối năm 2009 tại Hy Lạp đã lan sang các nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu và kéo dài cho đến tận bây giờ Sau Hy Lạp và Ireland, các nước Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha và ý cũng trong nguy cơ vỡ nợ.

Nhiều quốc gia trong khu vực đã phải áp dụng chính sách thắt lưng buộc bụng khiến người dân bất bình Hiện tại, trong khi lãnh đạo các nước thuộc liêu minh châu Âu vẫn chưa tìm được một biện pháp triệt để, từng thông tin từ châu Âu đều tác động mạnh đến thế giới Nguy co tan rã của khu vực đồng Euro hiện đang hiển hiện hơn lúc nào hết.

3 Kinh tế mỹ vẫn ì ạch

Dù khủng hoảng kinh tế đã trôi qua, nền kinh tế mỹ vẫn không thể phục hồi mà trái lại, đang ngày càng suy yếu nghiêm trọng.

Ngày 5/8/2011, S&P hạ mức tín nhiệm của chính phủ Mỹ một bậc, từ AAA xuống còn AA+ Những lý do mà S&P dẫn giải cho việc hạ điểm này là thâm hụt ngân sách khổng lồ và gánh nặng nợ nần gia tăng của Washington. Đây là lần đầu tiên trong lich sử, nền kinh tế lướn nhất thế giới không giữ được mức tín nhiệm cao nhất này.

Theo S&P, việc đánh tụt hạng phản ánh quan điểm rằng kế hoạch mà chính phủ Mỹ đưa ra để ổn định các khoản trung hạn không mang lại hiệu quả. Quyết định hạ cấp diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ đang hết sức khó khăn, thâm hụt ngân sách cùng lạm phát ở mức cao kỷ lục, cùng những tranh cãi chính trị gay gắt trong nội bộ Nhà Trắng.

Mặc dù trong quý 4 nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu hồi phục, dự báo năm 2012 sẽ vẫn là một năm đầy khó khăn với nền kinh tế lớn nhất thế giới Khi tăng trưởng vẫn ở mức thấp và do tác động của các nền kinh tế lướn khác trên thế giới.

4 Kinh tế trung quốc triển vọng xấu.

Chỉ số PMI của Trung Quốc đã giảm trong tháng 11 Các tổ chức lớn như Goldman sachs cũng đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới Các chuyên gia nhận định,nhiều khả năng xảy ra sau năm

2013, khi Trung quốc không thể duy trì việc tăng đầu tư cố định.

Ngoài ra còn phải kể đến tình hình chính trị bất ổn ở Bắc phi và trung đông, động đất sóng thần ở Nhật Bản… đã gây ra thiệt hại rất lớn và ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế-An ninh chính trị trên toàn thế giới.

5 Ảnh hưởng đến Việt nam

Trước nhựng khó khăn chung của nền kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam.

Năm 2012, Chính phủ tiếp tục chính sách tiền tệ chặt chẽ, linh hoạt và chính sách tài khoá thắt chặt để kiềm chế lạm phát Mục tiêu của Chính phủ trong năm 2012 là lạm phát dưới 10% và mức tăng trưởng GDP đạt 6% Tuy nhiên chúng ta sẽ khó có thể đạt được mức tăng trưởng này nếu như không điều chỉnh cơ cấu đầu tư, cơ cấu tín dụng hướng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp xuất khẩu Bên cạnh đó, Chính phủ cũng có chủ trương giảm, dãn thuế thu nhập cho doanh nghiệp, cắt giảm thủ tục hành chính, đây cũng là một phương thức hỗ trợ để các doanh nghiệp thoát khỏi khó khăn hiện tại.

Với bối cảnh nền kinh tế khó khăn như vậy, Công ty cần xem xét khó khăn, cơ hội để cải cách, tái cơ cấu doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Doanh nghiệp cần điểu chỉnh về sản phẩm, thị trường phù hợp với điều kiện mới, liên doanh, liên kết để giảm chi phí sản xuất…

3.1.2 Mục tiêu và định hướng hoạt động của công ty:

3.1.2.1 Mục tiêu, định hướng chung của ngành xây dựng năm 2012 :

Trong năm 2012, ngành xay dựng triển khai quyết liệt một số nhiệm vụ trọng tâm lớn như: Tiếp tục hoàn thiện thể chế, hệ thống pháp lý về đô thị, nhà ở, kinh doanh bất động sản.

Cụ thể là tổ chức thực hiện điều chỉnh định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2010-2015; Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn 2009-2020 và các định hướng phát triển nhà ở, hạ tầng đô thị;…

Tiếp tục rà soát, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng các khu đô thị mới, phát hiện những bất cập và nghiên cứu các giải pháp để đảm bảo hệ thống hạ tầng kỹ thuật tại các khu đô thị mới phải được xây dựng đồng bộ và kết nối với hạ tầng kỹ thuật Thực hiện rà soát quy hoạch xây dựng vùng, vùng tỉnh và quy hoạch đô thị; tăng cường công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch đô thị.

Tập trung quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt ngày 30/11/2011 Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển lực lượng xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và toàn xã hội; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong năm 2012, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây dựng nhà ở và hạ tầng kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia.

Các biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty trong thời gian tới

Từ những tồn tại nêu trên, việc đề ra những pháp cũng như để thực thi nhưng giải pháp đó là một việc hết sức cấp bách Tôi xin trình bày một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển như sau:

3.2.1 Cơ cấu lại nguồn vốn cho hợp lý.

Trước hết là nguồn tài trợ của công ty Lấy một vị dụ cụ thể ở năm 2010, trong tổng giátrị còn lại tài sản cố định của công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển là 430 triệu đồng.Trong khi đó, nợ dài hạn của công ty là 152 triệu đồng và năm 2011 là bằng 0, số còn lại được tài trợ bởi nguồn vốn ngắn hạn. Với cách kết hợp như trên, mặc dù công ty có thể giảm thiểu chi phí tài chính từ các khoản vay song tính ổn định của các nguồn vốn dài hạn rất thấp Do đặc tính của các nguồn vốn ngắn hạn là rủi ro và sự bất ổn định là khá cao cho nên nguồn tài trợ của công ty cần được cơ cấu lại Đối với các khoản nợ dài hạn của công ty cần phải tăng lên để đáp ứng ít nhất bằng số tài sản cố định đi vay và tương ứng là các khoản nợ ngắn hạn được giảm xuống Có như vậy, khi có biến động ở các nguồn vốn ngắn hạn hoặc khi các nguồn vốn ngắn hạn đã đến hạn trả, công ty không phải tiến hành quá trình thanh lý các tài sản cố định để trang trải và quá trình sản xuất thi công của công ty được diễn ra liên tục Giải pháp này tuy được nhược điểm là làm tăng thêm các chi phí tài chính mà công ty phải trả song về lâu dài, nó mang lại sự ổn định cho công ty. Để có nguồn vốn dài hạn đầu tư vào tài sản cố định, một mặt công ty sử dụng nguồn vốn khấu hao tài sản cố định của mình, mặt khác công ty có thể huy động từ thị trường tài chính Hiện nay trên thị trường tài chính, việc huy động nguồn vốn dài hạn cũng rất thuận lợi với nhiều hình thức khác nhau để doanh nghiệp lựa chọn Doanh nghiệp có thể vay dài hạn để tài trợ cho các tài sản cố định hoặc doanh nghiệp có thể đi thuê tài chính.

3.2.2 Tăng cường công tác quản lý vốn cố định

Trước hết, trong công tác qủan lý vốn cố định, căn cứ vào đặc điểm thi công của công ty đó là phạm vi thi công trải rộng lại chủ yếu thi công ngoài trời, do đó các tác động của thiên nhiên trực tiếp ảnh hưởng đến các thiết bị

Có thể nói, việc quản lý, trích khấu hao đối với các tài sản cố định của công ty là hết sức khó khăn và phức tạp Mặc dù hiện nay, công ty đã có những biện pháp quản lý hết sức cụ thể như lập thẻ theo dõi chi tiết cho từng tài sản cố định và tất cả được lưu giữ cẩn thận ở công ty song đây vẫn là các biện pháp mang tính chất vĩ mô còn thực tế ở các đội công trình lại có những thay đổi thất thường Chẳng hạn như có những loại máy móc hoạt động ở những khu vực có điều kiện thời tiết khắc nhiệt như ở gần biển hoặc ở những nơi mưa nhiều cũng được tính khấu hao như ở những khu vực có điều kiện thời tiết thuận lợi cho thi công khác Theo ý kiến bản thân em, ngoài việc tính và theo dõi tình hình của từng loại còn cần phải căn cứ vào điều kiện thời tiết nơi máy móc đó thi công mà trích thêm những khoản khấu hao phụ để cho việc quản lý và trích khấu hao được chính xác.

Về mặt thời gian trích khấu hao, công ty cần phải có sự bàn bạc kỹ lưỡng về thời gian cụ thể để trích khấu hao cho từng loại tài sản cố định Mặc dù các thiết bị thi công có hao mòn vô hình tương đối cao song song không vì thế mà áp dụng khung thời gian tối thiểu cho loại tài sản cố định này Hiên tại công ty đang áp dụng phương pháp tình hình khấu hao bình quân là hoàn toàn hợp lý song thời gian khấu hao lại không phù hợp.

3.2.3 Xác định nhu cầu vốn kinh doanh hợp lý.

Trong điều kiện sản xuất hàng hóa, doanh nghiệp muốn hoạt động thì không thể thiếu vốn Do vậy, việc chủ động xây dựng kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh là một trong những biện pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, Song trong quá trình lập kế hoạch huy động và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh, công ty cần chú ý tới một số vấn đề chủ yếu sau:

- Xác định một cách chính xác nhu cầu tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nhu cầu thu mua nguyên vật liệu trước mùa xây dựng

Từ đó có biện pháp tổ chức huy động nhằm cung ứng vốn một cách đầy đủ kịp thời tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hay thiếu vốn gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Xác đinh nhu cầu vốn lưu động đúng đắn hợp lý là một trong những biện pháp quan trọng để tăng cường hiệu qủa sử dụng vốn lưu động nói rêng, vốn sản xuất kinh doanh nói chung.

Nhu cầu vốn lưu động tính ra đòi hỏi đủ để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục, nhưng đồng thời phải thực hiện tiết kiệm một cách phù hợp lý Có như vậy mới thúc đẩy công ty ra sức phân đấu cải tiến hoạt động, phương thức kinh doanh, tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, củng cố chế độ hạch toán kinh doanh nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ số vốn lưu động bỏ ra và bảo toàn được vốn lưu động của mình.

Nhu cầu vốn lưu động được xác định đúng đắn còn là cơ sở để tổ chức tốt các nguồn vốn hợp lý đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.

Từ sự cần thiết của việc phải xác định nhu cầu vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh, qua số liệu đã trình bày và những tồn tại trong việc quản lý vốn lưu động ở công ty, nhận thấy công ty cần thiết phải xác định một mức tỷ trọng vốn lưu động ở công ty, nhận thấy công ty cần thiết phải xác định một mức tỷ trọng vốn lưu động hợp lý để phân bổ cho các khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông Mức tỷ trọng này có thể được xác định cho doanh nghiệp mình hoặc cũng có thể căn cứ vào tình hình thực tế kỳ trước để xác định cho kỳ tiếp theo khí có sự thay đổi về quy mô sản xuất.

Trên cơ sở nhu cầu vốn đã tập hợp, công ty xây dựng kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp, xác định khả năng vốn hiện có của doanh nghiệp, số thiếu cần tìm nguồn tài trợ phù hợp đảm bảo cung ứng vốn đầy đủ cho sản xuất, với chi phí Sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế khả năng rủi ro có thể xảy ra và tạo cho công ty có một cơ cấu vốn linh hoạt.

Ngoài kế hoạch tổ chức huy động vốn, công ty cũng cần chủ động lập kế hoạch nhằm hình thành nêm các dự định về phân phối và sử dụng vốn đã tạo lập sao cho có hiệu quả nhất.

Khi thực hiện, công ty căn cứ vào kế hoạch đã lập làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của mình.

Trong thực tế, nếu phát sinh nhu cầu thêm vốn, công ty cần chủ động cung ứng kịp thời bảo đảm cho sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn.

Ngày đăng: 30/08/2023, 12:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Biểu 2: Bảng kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010 và 2011 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển
i ểu 2: Bảng kết quả kinh doanh của công ty qua 2 năm 2010 và 2011 (Trang 36)
Biểu 8: Bảng chỉ tiêu phản ánh tình hình thu hồi công nợ năm 2010, 2011 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển
i ểu 8: Bảng chỉ tiêu phản ánh tình hình thu hồi công nợ năm 2010, 2011 (Trang 46)
Biểu 9: Bảng so sánh tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn năm 2011 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển
i ểu 9: Bảng so sánh tình hình chiếm dụng và bị chiếm dụng vốn năm 2011 (Trang 48)
Bảng 12: Bảng tình hình khả năng thanh toán năm 2011 - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển
Bảng 12 Bảng tình hình khả năng thanh toán năm 2011 (Trang 52)
Biểu 13: Bảng phân tích tình hình tài sản cố định của công ty - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng và đầu tư phát triển
i ểu 13: Bảng phân tích tình hình tài sản cố định của công ty (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w