MỤC LỤC
Bao gồm nhồn vốn liên doanh, liên kết vốn vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng, phát hành cổ phiếu - trái phiếu và các khoản nợ khác Đối với nguồn vốn này doanh nghiệp cần phải lựa chọn sao cho hiệu quả kinh tế mang lại là lớn nhất với chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Việc huy động và sử dụng vốn từ bên ngoài có ưu điểm lớn là nó tạo ra cho doanh nghiệp một cơ cấu tổ chức linh hoạt hơn, nó sẽ làm khuếch đại vốn chủ sở hữu nếu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả và khi doanh lợi vốn chủ sở hữu lớn hơn chi phí sử dụng vốn thì việc huy động vốn từ bên ngoài sẽ dễ dàng hơn và ngược lại.
Sử dụng nguồn vốn này có nhiều ưu điểm: Chủ động đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp, nắm bắt kịp thời các thời cơ trong kinh doanh, tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn, giữ được quyền kiểm soát doanh nghiệp, tránh được áp lực phải thanh toán đúng kỳ hạn. Nhưng bên cạnh đó hiệu quả sử dụng thường không cao và sự giới hạn về quy mô vốn là những nhược điểm cần được khắc phục của nguồn vốn này.
Ưu điểm của phương pháp này là người đi thuê được tài trợ toàn bộ số tiền đầu tư với sản xuất đảm bảo ít hơn so với đi vay ngân hàng, nắm bắt được những cơ hội tốt nhất của thị trường mà không làm đảo lộn cơ cấu tài chính của doanh nghiệp, giải quyết nhu cầu vốn lưu động, giảm thiểu rủi ro lạc hậu.Song lãi thuê thường cao hơn lãi vay ngân hàng,chi phí thuê và tư vấn cao, doanh nghiệp không là chủ sở hữu tài sản nên không thể sử dụng tài sản để thế chấp cho các chủ nợ. Nguồn này có các tính chất tương tự như việc phát hành trái phiếu song doanh nghiệp cần phải thế chấp bằng tài sản của mình và phải trình bày được phương án sử dụng vốn mà ngân hàng cho là có hiệu quả thì ngân hàng mới quyết định cho vay.
Ngược lại, nếu một doanh nghiệp nào đó thừa vốn mà không dùng để tái đầu tư thì đối với các nhà tài chính chính cũng như đối với các doanh nghiệp, đó quả là sự lãng phí lớn. Một sự quản lý vốn chính xác cụ thể, có hiệu quả là một tác nhân rất lớn giúp công ty giảm thiểu được các chi phí tài chính có thể phát sinh, kế hoạch hoá các nguồn vốn… và các tác động tích cực đến kết qủa sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp cần sử dụng bao nhiêu đồng VLĐ, hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều. * Hệ số hao mòn TSCĐ: Chỉ tiêu này một mặt phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng năng lực còn lại của TSCĐ cũng như VCĐ ở thời điểm đánh giá.
- Xác định đúng đắn nhu cầu vốn của doanh nghiệp: Nhu cầu vốn của mọi doanh nghiệp tại một thời điểm nào đó chính là tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thực hiện kế hoạch về doanh thu và lợi nhuận đã đề ra của doanh nghiệp. Xác định đúng đắn nhu cầu vốn giúp cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên liên tục không bị gián đoạn, từ đó sẽ không có hiện tượng trong lúc cần phải đi vay với lãi suất cao.Với số vốn tạm thới nhàn rỗi chưa sử dụng đến cần có biện phát xử lý linh hoạt như: Đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, góp vốn liên doanh, cho các đối tác vay…Để tránh tình trạng vốn nằm chết không sinh lời, không phát huy hiệu quả kinh tế.
- Xây dựng công trình công nghiệp 21 năm - Xây dựng công trình dân dụng và trang trí nội thất 21 năm - Xây dựng công trình giao thông 15 năm - Xây dựng công trình thuỷ lợi 15 năm - Xây dựng đường dây và trạm 15 năm Trên 90 người có trình độ đại học và trên đại học trong đó là thạc sỹ kỹ thuật chuyên ngành công trình,là kỹ sư xây dựng,kiến túc sư,kỹ sư kinh tế xây dựng,kỹ sư cầu đường,kỹ sư thuỷ lợi,kỹ sư kinh tế thuỷ lợi,kỹ sư kinh tế giao thông,kỹ sư điện,kỹ sư nước và nhiều cán bộ có thâm niên công tác từ 15 năm - 20 năm trong nghề trở lên. Ngoài ra công ty chúng tôi đã và đang chuẩn bị triển khai thi công một số công trình khác trên địa bàn Hà Nội, Nam Định, Cao Bằng,Yên Bái, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Thái Bình, Hà Nam, Lào cai, Hòa bình, Hưng Yên, Quảng Nam, Bình Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Đắc Lắc, Cần Thơ, Cà Mau các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Miền Trung và Tây Nguyên….
- Với chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng bằng các biện pháp như: Hạ lãi suất cho vay với các DN thuộc ngành xây dựng, mở van tín dụng bất động sản… sẽ mở ra nhiều cơ hội cho công ty nói riêng và ngành xây dựng nói chung trong những năm tiếp theo. - Sức cạnh tranh gay gắt từ các DN hoạt động cùng ngành nghề, cũng lĩnh vực kinh doanh như: Tổng công ty VINACONEX, công ty xây dựng nhà HUD…đã tạo ra không ít khó khăn nếu công ty không tạo được sự khác biệt trong kinh doanh thì khả năng cạnh trạnh sẽ giảm đi.
Qua bảng trên cho thấy trong năm 2011 nguồn vốn kinh doanh của công ty giảm đi, nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn lưu động giảm, điều này dễ hiểu bởi đặc thù của ngành xây dựng vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn kinh doanh. Cụ thể vòng quay vốn kinh doanh giảm 0,806 vòng, vòng quay vốn lưu động giảm 0,82 vòng, điều đó thể hiện công tác tổ chức quản lý, sử dụng vốn kinh doanh và vốn lưu động của công ty là chưa tốt, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Các hệ số hoạt động kinh doanh như vòng quay vốn kinh doanh, vòng quay vốn lưu dộng đều giảm.
Duy nhất có một chỉ tiêu hình thành nên tài sản ngắn hạn là tăng đó là chỉ tiêu hàng tồn kho, đầu năm so với cuối năm hàng tồn kho đã tăng 5.232 trđ (tương ứng với tỷ lệ tăng 58,43%), điều này cho thấy dấu hiêu không mấy lạc quan trong năm 2011, nguồn vốn kinh doanh giảm thì giảm đi trong khi hàng tồn kho lại tăng lên rất mạnh. Cơ cấu tài sản như trên là chưa hợp lý, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của công ty là quá nhỏ, điều này cho thấy giá trị còn lại của tài sản cố định là rất nhỏ, điều này cho thấy doanh nghiệp không chú trọng đàu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất.
Trong năm 2011công ty nói riêng và ngành xây dựng nói chung gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là khó khăn về vốn, sản phẩm làm ra không tiêu thụ được trong khi lãi suất huy động vốn lại tăng mạnh đã gây không ít khó khăn. Bạn hàng của công ty chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng, họ cũng đang gặp những khó khăn chung về vốn nên việc chi trả các khoản nợ cũng bị hạn chế, làm cho các khoản phải thu của công ty giảm giảm nhưng rất ít.
Điều này cho thấy khả năng quản lý các khoản phải thu trong năm 2011 là rất kém, tình hình kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn. Công ty cần xem xét để đẩy nhanh thu hồi các khoản phải thu để tiếp tục đưa vốn vào tái sản xuất kinh doanh, tránh tình trạng nợ dây dưa gây ứ đọng vốn kinh doanh.
Bên cạnh đó khoản trả trước cho người bán cũng tăng nhưng rất ít, các khoản phải thu khác tăng tới 112,84% nhưng do tỷ trọng quá nhỏ (chỉ có 1,57%) nên cũng không ảnh hưởng tới việc các khoản phải thu giảm trong năm 2011. Tuy nhiên khoản phải trả người bán tăng rất mạnh đầu năm so với cuối năm, tăng tới 1.058,09 % cho thấy dấu hiệu bất thường trong khâu thanh toán của công ty với các bạn hàng, tỷ lệ nợ với người bán tăng đột biến ở thời điểm cuối năm sẽ tạo ra áp lực trả nợ cho công ty ở các năm tiếp theo.
Qua mô của vốn cố định và trình độ quản lý sử dụng nó là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến trình độ trang bị kỹ thuật của sản xuất kinh doanh. Để có thể đề ra được các biện pháp quản lý và sử dụng vốn cố định một cách có hiệu quả thì trước hết, các nhà quản lý cần nghiên cứu và phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn cố định trong hoạt động xây dựng kinh.
Tạo đựơc nguồn vốn sản xuất kinh doanh không bị ngừng trệ, tất cả các hợp đồng đã ký đều hoàn thành đúng tiến độ để giữ được chữ tín đối với khách hàng,các khoản nợ trước đây đang dần từng bước được giải quyết để tạo uy tín với các bạn hàng và nhà cung cấp vật tư, vốn. Trên đây là những vấn đề cần đặt ra trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển, từ thực tế này công ty cần phải nhìn nhận lại tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh để tìm ra biện pháp hữư hiệu nâng cao hiệu quả sử dụng VKD nhằm mang lại ngày càng nhiều lợi nhuận cho công ty.
Nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phát triển lực lượng xây dựng đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành và toàn xã hội; đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng thực hiện các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học trong năm 2012, đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng, thi công xây dựng nhà ở và hạ tầng kỹ thuật theo hướng công nghiệp hóa; chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai xây dựng các công trình trọng điểm quốc gia. - Xác định vị thế của công ty cổ phần xây dựng và Đầu tư phát triển là công ty đứng hàng đầu của ngành xây dựng, công ty hoàn toàn có đủ mọi điều kiện để trở thành một công ty mạnh với nhiều lợi thế cạnh tranh trong ngành xây dựng, trên cơ sở đó phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, kỹ sư giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, đội ngũ các đội trưởng công trình năng động, linh hoạt, giàu kinh nghiệm.