1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần chiếu sáng halitec

116 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh Tại Công Ty Cổ Phần Chiếu Sáng Halitec
Tác giả Nguyễn Mạnh Linh
Người hướng dẫn PGS. TS Phạm Ngọc Dũng
Trường học Học viện tài chính
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 1,06 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP (12)
    • 1.1 Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp (12)
      • 1.1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp (12)
      • 1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh (14)
        • 1.1.2.1 Vốn cố định của doanh nghiệp (14)
        • 1.1.2.2 Vốn lưu động của doanh nghiệp (17)
      • 1.1.3 Nguồn hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp (20)
    • 1.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường (22)
      • 1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (22)
      • 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (24)
      • 1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp (27)
        • 1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (27)
        • 1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định (29)
        • 1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh.21 1.3. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của (29)
      • 1.3.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp (31)
      • 1.3.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp (35)
    • 2.1. Khái quát về Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec (39)
      • 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty (39)
        • 2.1.1.1 Quá trình hình thành (39)
        • 2.1.1.2 Quá trình phát triển (40)
      • 2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu (40)
      • 2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty (41)
      • 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức và sản xuất kinh (42)
        • 2.1.4.1 Thuận lợi (42)
        • 2.1.4.2 Khó khăn (43)
    • 2.2. Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần chiếu sáng Halitec (44)
      • 2.2.1. Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec (44)
      • 2.2.2. Thực trạng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec. .43 1. Khái quát về tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty (51)
      • 2.2.3. Tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec (61)
        • 2.2.3.1. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec (61)
        • 2.2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng vốn cố định của Công ty (77)
        • 2.2.3.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec (83)
    • 2.3. Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty cổ phần chiếu sáng Halitec (87)
      • 2.3.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty (87)
  • CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHIẾU SÁNG HALITEC (39)
    • 3.1. Phương hướng phát triển của công ty cổ phần chiếu sáng Halitec (93)
    • 3.2. Những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần chiếu sáng Halitec (93)
    • 3.3. Một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công (94)
      • 3.3.1. Cơ cấu lại nguồn vốn, vốn tạo ra mô hình tài trợ an toàn, đáp ứng đợc nguyên tắc cân bằng (95)
      • 3.3.3. Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền, nợ phải thu và tăng cờng công tác thu hồi vốn bị chiếm dụng (99)
      • 3.3.4. Chú trọng công tác quản lý các khoản phải trả ngắn hạn (101)
      • 3.3.5. Đầu t đúng hớng tài sản cố định, thực hiện tốt công tác bảo dỡng, sữa chữa tài sản cố định nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định (102)
      • 3.3.6. Thực hiện tốt chế độ trích lập các quỹ dự phòng (104)
      • 3.3.7. Thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lợng hàng hoá; tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí quản lý kinh doanh (0)
      • 3.3.8. Thực hiện các biện pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ và xây dựng thơng hiệu cho sản phẩm của công ty (106)
      • 3.3.9. Xây dựng cơ cấu nguồn vồn, sử dụng đòn bẩy tài chính hợp lý (107)
      • 3.3.10. Đẩy mạnh việc cải tiến quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (108)
      • 3.3.11. Chú trọng đầu tư nâng cao trình độ tay nghề của công nhân viên trong Công ty (111)
      • 3.3.12. Nâng cao đầu tư cho hiện đại hóa thông tin, tăng cường quản trị nội bộ (112)
    • 3.4. Một số kiến nghị đối với Nhà nước (112)
  • KẾT LUẬN (38)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)
    • qua 3 năm 2010, 2011, 2012 (0)

Nội dung

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Đối với một doanh nghiệp, VKD không chỉ là điều kiện tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp mà còn là một trong những yếu tố giữ vai trò then chốt trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.

Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp ba yếu tố đầu vào: Sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Để có được ba yếu tố này, doanh nghiệp cần phải ứng ra một lượng vốn tiền tệ nhất định, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh Lượng vốn tiền tệ đó được gọi là VKD của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là tiền Sự vận động của vốn kinh doanh được gọi là sự tuần hoàn của vốn Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh diễn ra liên tục, không ngừng Do đó, sự tuần hoàn của vốn kinh doanh cũng diễn ra liên tục, lặp đi lặp lại có tính chất chu kỳ tạo thành sự chu chuyển của vốn kinh doanh Sự chu chuyển đó chịu sự chi phối rất lớn bởi đặc tính kinh tế - kỹ thuật của ngành kinh doanh Sự vận động của vốn kinh doanh trong doanh nghiệp được mô phỏng theo sơ đồ sau:

Vòng tuần hoàn của vốn bắt đầu từ hình thái vốn tiền tệ (T) chuyển hoá sang hình thái vốn vật tư hàng hoá (H) dưới dạng các TLLĐ và ĐTLĐ, qua quá trình sản xuất vốn được biểu hiện dưới hình thái H' ( vốn thành phẩm hàng hoá) và cuối cùng lại trở về hình thái vốn tiền tệ (T') Do sự luân chuyển không ngừng của vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nên cùng một lúc vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường tồn tại dưới các hình thức khác nhau trong lĩnh vực sản xuất lưu thông

Từ những phân tích trên, VKD có thể được hiểu như sau:

VKD của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động, sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời

Mặc dù ở mỗi góc độ khác nhau có thể đưa ra những quan niệm khác nhau về VKD nhưng VKD luôn phải mang một số đặc trưng cơ bản sau đây:

- Thứ nhất: Vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định, có nghĩa là vốn được biểu hiện bằng giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp Những tài sản đó có thể là tài sản hữu hình hoặc là tài sản vô hình Không thể có vốn mà không có tài sản hoặc ngược lại.

- Thứ hai: Vốn phải vận động để sinh lời Vốn được biểu hiện bằng tiền nhưng tiền chỉ là dạng tiềm năng của vốn Để trở thành vốn thì tiền phải được vận động sinh lời Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm khởi đầu và điểm kết thúc của một vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền tệ với giá trị lớn hơn Điều này đòi hỏi trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không được để vốn bị ứ đọng.

- Thứ ba: Vốn có giá trị về mặt thời gian Điều này có nghĩa là đồng vốn tại các thời điểm khác nhau có giá trị không giống nhau Khi bỏ vốn vào đầu tư, doanh nghiệp phải xét đến tính hiệu quả của đồng vốn mang lại Phải xem xét những yếu tố về sự trượt giá, lãi suất ảnh hưởng như thế nào đến sức mua của đồng tiền ở từng thời điểm từ đó đề ra các chính sách huy động và sử dụng vốn phù hợp.

- Thứ tư: Tại một thời điểm, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau, vốn không chỉ là biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà của cả các tài sản vô hình Tài sản vô hình ở đây có thể kể đến như thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, vị trí địa lý…Đặc trưng này giúp doanh nghiệp có sự nhìn nhận toàn diện về các loại vốn, từ đó đề xuất các biện pháp phát huy hiệu quả tổng hợp của VKD.

- Thứ năm: Vốn phải tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng trong hoạt động kinh doanh Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết và trong quá trình kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhuận để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Thứ sáu: Vốn phải gắn liền với chủ sở hữu nhất định và phải được quản lý chặt chẽ Nếu không có những điều này, việc sử dụng vốn sẽ gây lãng phí thất thoát, kém hiệu quả.

1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh

Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, vốn kinh doanh được chia thành hai loại: Vốn cố định và vốn lưu động.

1.1.2.1 Vốn cố định của doanh nghiệp

* Khái niệm vốn cố định Để hình thành các TSCĐ đòi hỏi doanh nghiệp phải ứng trước một lượng vốn tiền tệ nhất định; lượng vốn tiền tệ này được gọi là VCĐ của doanh nghiệp VCĐ là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước để hình thành nên

TSCĐ, có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và hoàn thành một vòng luân chuyển khi TSCĐ hết hạn sử dụng

* Đặc điểm luân chuyển của vốn cố định

Quy mô của VCĐ sẽ quyết định đến quy mô TSCĐ Song ngược lại, những đặc điểm kinh tế kĩ thuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại chi phối đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ TSCĐ có đặc điểm là tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh; TSCĐ hữu hình giữ nguyên hình thái hiện vật ban đầu; giá trị của nó dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm trong các chu kỳ sản xuất Đặc điểm này của TSCĐ đã quyết định đến đặc điểm luân chuyển của VCĐ:

Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường

1.2.1 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn lực vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một cách tổng quát, hiệu quả sử dụng vốn phụ thuộc vào hai nhân tố:

- Lợi nhuận thu được từ một vòng quay vốn Về cơ bản, lợi nhuận trên một vòng quay phụ thuộc vào công tác quản lý chi phí và chính sách giá của doanh nghiệp.

- Số vòng quay thực hiện được trong một thời kỳ nhất định Điều này đòi hỏi vốn cần được lưu thông thông suốt qua các giai đoạn luân chuyển và rút ngắn thời gian ở các khâu của quá trình luân chuyển.

Hiệu quả sử dụng VKD được hiểu theo các góc độ khác nhau:

Hiệu quả sử dụng VKD của DN đứng trên góc độ kinh tế: Là tối đa hoá lợi nhuận Như vậy có thể hiểu là với lượng vốn nhất định bỏ vào hoạt động SXKD sẽ đem lại lợi nhuận cao nhất và làm cho đồng vốn không ngừng sinh sôi, tức là hiệu quả sử dụng vốn thể hiện ở hai mặt: bảo toàn vốn và tạo ra được các kết quả theo mục tiêu kinh doanh, trong đó đặc biệt kết quả về sinh lời của đồng vốn Bên cạnh đó, phải chú ý cả sự tối thiểu hoá lượng vốn và thời gian sử dụng vốn của DN Kết quả sử dụng vốn phải thoả mãn được lợi ích của DN và các nhà đầu tư ở mức độ mong muốn cao nhất, đồng thời phải nâng cao được lợi ích xã hội.

Trên góc độ quản trị TCDN: Ngoài mục tiêu LN, sử dụng VKD có hiệu quả còn phải đảm bảo an toàn, lành mạnh về mặt tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh của DN trước mắt và trong tương lai. Đối với nhà đầu tư: cho rằng hiệu quả sử dụng vốn đánh giá thông qua tỷ suất sinh lời đòi hỏi mà DN có thể đáp ứng khi họ thực hiện đầu tư vào DN.

Dù đứng trên quan điểm nào thì bản chất hiệu quả sử dụng vốn là chỉ tiêu biểu hiện một mặt của hiệu quả kinh doanh, là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân lực, tài lực của DN để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất Hiệu quả sử dụng vốn của DN được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng huy động vốn, tốc độ luân chuyển vốn Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là điều kiện quan trọng để DN đứng vững và phát triển trên thị trường Để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn, chúng ta cần so sánh các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp so với các năm trước, so với kế hoạch đề ra, với đối thủ cạnh tranh và so với các chỉ tiêu trung bình của ngành Cụ thể, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chúng ta cần dựa trên những chỉ tiêu sau:

- Tính hợp lý của cơ cấu vốn kinh doanh.

- Tốc độ luân chuyển và hiệu suất sử dụng vốn và tài sản.

- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn.

- Tính hợp lý của cơ cấu tài trợ vốn.

1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong điều kiện hiện nay đang trở nên rất bức thiết đối với các doanh nghiệp Vốn là tiền đề vật chất để tiến hành hoạt động SXKD, là tiền đề xuyên suốt trong quá trình SXKD Các DN muốn tồn tại và phát triển cần phải quan tâm đến việc quản lý và sử dụng vốn một cách có hiệu quả Từ góc độ nhìn nhận khác nhau, quan điểm về hiệu quả sử dụng VKD cũng có cách hiểu khác nhau Nhưng nói chung, việc sử dụng vốn có hiệu quả là phải nhằm đạt được kết quả cao nhất trong quá trình SXKD với chi phí bỏ ra thấp nhất.

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn là mục tiêu hàng đầu của doanh nghiệp.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không những đảm bảo cho doanh nghiệp an toàn về mặt tài chính, hạn chế rủi ro, tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận mà còn giúp doanh nghiệp tăng uy tín và vị thế doanh nghiệp trên thương trường Và có thể nói rằng hiệu quả sử dụng vốn thực chất là thước đo trình độ sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, nó là vấn đề cơ bản gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậy để đạt được lợi nhuận tối đa, các doanh nghiệp không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất kinh doanh, trong đó việc tổ chức huy động vốn đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, sử dụng vốn có hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng Sự cần thiết này xuất phát từ những lý do sau:

- Xuất phát từ tầm quan trọng của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh

Vốn là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh Nếu không có vốn thì sẽ không thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thiếu vốn sẽ gây khó khăn cho sản xuất và dẫn đến giảm hiệu quả sử dụng vốn Nếu vốn của doanh nghiệp không được bảo toàn và phát triển thì mục tiêu đầu tư vốn sẽ không thực hiện được Do đó doanh nghiệp cần tìm mọi biện pháp để sử dụng vốn có hiệu quả Mặt khác, vốn là điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất, hạ giá thành, từ đó tăng lợi nhuận Do đó, yêu cầu đặt ra với các nhà quản trị tài chính doanh nghiệp là phải luôn tìm kiếm các giải pháp để không ngừng bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, việc thiếu vốn hoặc mất vốn đều có thể trở thành nguyên nhân trực tiếp khiến cho doanh nghiệp bị phá sản.

- Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh đối với doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là với số vốn nhất định doanh nghiệp có thể tạo ra được nhiều doanh thu, thu về nhiều lợi nhuận, đầu tư thêm được trang thiết bị máy móc, cơ sở vật chất, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất công nghệ… góp phần làm tăng quy mô kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận.

Việc bảo toàn và phát triển vốn là điều kiện cần để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bảo toàn là cơ sở nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lại chính là biện pháp hữu hiệu để bảo toàn vốn Bảo toàn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, song song tồn tại hỗ trợ nhau trong quá trình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Bảo toàn phát triển vốn sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp thực hiện các mục tiêu hoạt động: tăng doanh thu, tăng thị phần, tăng khả năng cạnh tranh, tối đa hóa lợi nhuận…

- Xuất phát từ thực tế hiện nay việc sử dụng vốn ở nhiều doanh nghiệp chưa hiệu quả

Trong thời kỳ bao cấp, vốn hầu như được tài trợ toàn bộ, vai trò của tài chính doanh nghiệp trở nên mờ nhạt Vì vậy đã triệt tiêu tính linh hoạt của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mặc dù nhiều doanh nghiệp thích ứng được, làm ăn có lãi nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp còn sử dụng vốn kém hiệu quả, không bảo toàn được vốn.

- Xuất phát từ ý nghĩa đối với xã hội

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

- Xuất phát từ xu thế hội nhập hiện nay

Ngày nay xu thế của thế giới là đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu kinh tế phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh việc liên kết với các nước trong khu vực và quốc tế để tạo thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, mở đường cho phát triển sản xuất kinh doanh Do vậy, hội nhập là con đường tất yếu, doanh nghiệp nào có tư tưởng chờ đợi sự bảo hộ chắc chắn sẽ bị đào thải, và thay vào đó là những doanh nghiệp thực sự vào cuộc vì sự sống còn của mình. Để tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp phải nỗ lực không ngừng trong việc đổi mới cơ cấu quản lý, sử dụng vốn kinh doanh một cách hiệu quả.

1.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp 1.2.3.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

* Hệ số khả năng thanh toán

Tổng tài sản lưu động

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời Nợ ngắn hạn

Tổng TSLĐ - Hàng tồn kho

Hệ số khả năng thanh toán nhanh Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời Nợ ngắn hạn

- Các hệ số này phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

* Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho Số hàng tốn kho bình quân trong kỳ

- Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ Hàng tồn kho quay được mấy vòng.

Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tốn kho

- Chỉ tiêu này phản ánh một vòng quay hàng tồn kho hết bao nhiêu ngày.

* Số vòng quay các khoản phải thu ngắn hạn

Doanh thu bán hàng (có thuế GTGT) Vòng quay các khoản phải thu Các khoản phải thu bình quân trong kỳ

- Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ các khoản phải thu quay được mấy vòng

Kì thu tiền bình quân Vòng quay các khoản phải thu

- Chỉ tiêu này phản ánh một kỳ thu tiền trung bình hết bao nhiêu ngày.

* Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động

Vòng quay VLĐ VLĐ bình quân trong kỳ

- Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ VLĐ quay được mấy vòng.

Số ngày một vòng quay VLĐ Số vòng quay VLĐ

- Chỉ tiêu này phản ánh một vòng quay VLĐ hết bao nhiêu ngày.

* Mức tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn

DTT kỳ so sánh DTT kỳ so sánh

V.quay VLĐ kỳ so sánh V.quay VLĐ kỳ gốc

- Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh so với kỳ gốc.

VLĐ bình quân Hàm lượng VLĐ DTT bán hàng

- Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng DTT cần bao nhiêu VLĐ.

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn lưu động

Tỷ suất lợi nhuận VLĐ VLĐ bình quân trong kỳ

- Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VLĐ sinh ra bao nhiêu đồng LNST.

1.2.3.2 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định

Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng VCĐ VCĐ bình quân

- Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ tạo nên bao nhiêu đồng DTT.

* Hệ số hao mòn TSCĐ

Số tiền khấu hao luỹ kế

Hệ số hao mòn TSCĐ Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá

- Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn TSCĐ của doanh nghiệp so với mức độ đầu tư ban đầu.

* Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ

- Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn cố định

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ VCĐ bình quân trong kỳ

- Chỉ tiêu này phản ánh một đồng VCĐ sinh ra bao nhiêu đồng LNST.

1.2.3.3 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn kinh doanh

* Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn

Vòng quay toàn bộ vốn VKD bình quân

- Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, VKD quay được bao nhiêu vòng.

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu _ROS

Tỷ suất LN sau thuế trên doanh thu Doanh thu thuần

- Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng DTT trong kì doanh nghiệp có thể thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên VKD _ROA E

LN trước lãi vay và thuế

Tỷ suất LN trước lãi vay và thuế VKD Tài sản hay VKD bình quân

- Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước lãi vay và thuế.

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD _ROA

Tỷ suất LN sau thuế trên VKD Tài sản hay VKD bình quân

- Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng vốn sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu_ ROE

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân

- Chỉ tiêu này phản ánh trong kỳ, một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra bình quân tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế Đây là chỉ tiêu thường được các nhà đầu tư, các ngân hàng quan tâm nhất.

Khái quát về Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec là một doanh nghiệp mới thành lập hoạt động trong lĩnh vực thi công, thiết kế, cung cấp thiết bị chiếu sáng.

Công ty được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số

0103038422 ngày 19 tháng 06 năm 2009 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố

Tên công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN CHIẾU SÁNG HALITEC

Tên tiếng anh : HALITEC LIGHTING JOINT STOCK COMPANY

Tên viết tắt : HALITEC.JSC

Hình thức sở hữu vốn : Công ty cổ phần

Trụ sở : Số 97, Kim Ngưu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

Lĩnh vực kinh doanh : Thi công, thiết kế, cung cấp thiết bị chiếu sáng. Ngành nghề chính : Kinh doanh thiết bị chiếu sáng.

Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec là một doanh nghiệp mới thành lập vào tháng 06 năm 2009, với số vốn điều lệ ban đầu là 9 tỷ 999 triệu, đến cuối năm 2012 vốn kinh doanh của công ty đã tăng lên trên 48 tỷ đồng.

Công ty là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong một ngành mới đang phát triển ở Việt Nam, là một ngành có nhiều cơ hội cho phát triển mở rộng thị trường

Bộ máy của công ty với lực lượng nòng cốt là các cán bộ đã có kinh nghiệm nhiều năm công tác, nắm giữ những vị trí quan trọng trong các tập đoàn hàng đầu trong lĩnh vực chiếu sáng như: Công ty Hapulico, tập đoàn Emerson Network Power…Sản phẩm của công ty đã được Tổng cục đo lường chất lượng Quốc gia cấp chứng nhận chất lượng(quatest) về lĩnh vực chiếu sáng, thiết bị công nghiệp.

Kể từ khi thành lập công ty đã không ngừng phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ Lúc đầu đi vào hoạt động công ty cũng đã gặp không ít khó khăn, song với sự nỗ lực vươn lên không ngừng của tập thể cán bộ công nhân viên, công ty đã đạt được những thành công nhất định trong con đường kinh doanh của mình Doanh thu và lợi nhuận không ngừng gia tăng qua các năm, sản phẩm của công ty ngày càng được nhiều người biết đến, đời sống người lao động ngày càng được quan tâm hơn…

Với mạng lưới khách hàng rộng khắp toàn quốc, công ty đã triển khai cung cấp nhiều dự án quan trọng, được đánh giá cao về chất lượng và kỹ thuật như: Cung cấp hệ thống chiếu sáng đường Bắc Thăng Long-Nội Bài, Chiếu sáng đường ven biển Nha Trang, Chiếu sáng quốc lộ 1 vào sân bay Đồng Hới- Quảng Bình…

Với uy tín và thương hiệu của mình, Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec đã được Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Chiếu sáng và Thiết bị đô thị( HAPULICO) tín nhiệm và lựa chọn là đại lý ủy quyền phân phối sản phẩm chiếu sáng Ngoài ra công ty còn là đối tác chiến lược, nhà cung cấp cho các hãng nổi tiếng khác như OSRAM LIGHTING, Cáp Thăng Long

2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu a Chức năng:

Kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm. b Nhiệm vụ :

- Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh.

- Chủ động trong việc cung ứng vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh đạt chất lượng và hiệu quả cao.

- Thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước. c Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu:

Hiện nay công ty đang hoạt động trong bốn lĩnh vực đó là:

- Lĩnh vực thiết kế: thiết kế bản vẽ thi công các công trình cấp điện chiếu sáng, điện trang trí cho các công trình giao thông, kiến trúc.

- Lĩnh vực xây lắp: cung cấp vật tư nhân công, thi công lắp đặt hệ thống chiếu sáng cho các công trình xây dựng.

- Lĩnh vực kinh doanh thiết bị điện: Cung cấp các loại thiết bị điện chiếu sáng, điện trang trí.

- Lĩnh vực cung cấp xe chuyên dụng: Cung cấp xe ô tô vận chuyển rác phục vụ công tác môi trường.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh của công ty Đứng đầu công ty là giám đốc có nhiệm vụ quản lý chung tình hình công ty,rồi đến các phó giám đốc quản lý trực tiếp các phòng ban.

2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức và sản xuất kinh doanh của Công ty

- Là một Công ty mới thành lập nhưng công ty đã có một lượng khách hàng lớn, trải khắp cả nước, đem lại nguồn thu nhập ổn định và có chiều hướng gia tăng qua từng năm.

Công ty có đội ngũ quản lý, kĩ sư, chuyên gia giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chiếu sáng Đội ngũ cán bộ, công nhân trẻ, nhiệt huyết, luôn phấn đấu vì sự phát triển của công ty.

Hội đồng quản trị ( HĐQT)

Sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo Công ty đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh Đại hội đồng cổ đông đã hoạch định chiến lược phát triển Công ty phù hợp với xu thế thời đại và khả năng hiện có.

Khả năng tài chính tốt, được đánh giá xếp loại tín dụng cao nên công ty có thể dễ dàng huy động nguồn tài trợ từ phía ngân hàng.

Cơ chế, chính sách, phân cấp quản lý trong Công ty thông thoáng, tạo tính linh hoạt trong đầu tư, điều hành là cơ sở cho sự phát triển của Công ty trong giai đoạn qua.

Với các mục tiêu chiến lược dài hạn, ngắn hạn cụ thể rõ ràng, với tiêu chí tất cả vì sự phát triển của Doanh nghiệp gắn với sự phát triển của xã hội là động lực để Công ty ngày càng phát triển.

Công ty được thành lập vào giai đoạn khủng hoảng tài chính đang xảy ra Điều đó đã có tác động không nhỏ gây nên sự cản trở đối với quá trình phát triển của công ty Thời gian qua tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam không ổn định, Chính phủ liên tục thay đổi chính sách tài khóa Những bất ổn của nền kinh tế đã khiến hoạt động kinh doanh của công ty không ổn định được như mục tiêu đề ra, đã có những lúc doanh thu lợi nhuận bị sụt giảm.Tuy công ty hoạt động trong một lĩnh vực có thị trường khá rộng nhưng cũng phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty khác cùng lĩnh vực Điều này gây khó khăn trực tiếp cho việc ký các hợp đồng mới, và phải mất một khoản chi phí lớn hơn để dành được hợp đồng.

Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần chiếu sáng Halitec

2.2.1 Khái quát tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec Để xem xét và đánh giá thực trạng sử dụng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec trong thời gian vừa qua trước hết ta đi xem xét tình hình sản xuất kinh doanh của công ty thông qua: bảng 2.1.Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua các năm 2010, 2011, 2012.

Trong thời kì này, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có những biến động đáng kể thể hiện trên bảng 2.2.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã liên tục tăng qua thơi gian Cụ thể năm 2011 doanh thu tăng 7.450.196.819 tương ứng với tỉ lệ tăng là 8,1%, năm 2012 doanh thu tăng 28.978.907.835 tương ứng với tỷ kệ tăng 29,13% Điều này đã cho thấy sự cố gắng nỗ lực trong quá trình tìm kiếm và phát triển thị của công ty Thời kỳ này, nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động khó lường nhưng doanh thu của doanh nghiệp vẫn giữ được sự gia tăng liên tục là một dấu hiệu tốt Không những vậy, tỷ lệ tăng qua từng năm cũng thay đổi theo chiều hướng đi lên, từ 8,1% của năm 2011 lên29,13% năm 2012 Đây là điều mà không phải doanh nghiệp nào cũng có thể làm được Nó cho thấy khả năng phát triển của công ty trong tương lai là rất lớn.

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec Giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

I Tiền và các khoản tương đương tiền 7.855.508.363 27,46 1.167.464.077 2,76 2.016.159.118 4,32

2 Các khoản tương đương tiền - - - - - -

II Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - -

III Các khoản phải thu ngắn hạn 11.559.204.023 40,4 21.098.607.757 49,97 29.584.394.146 58,1

1 Phải thu của khách hàng 11.223.968.457 97,1 14.932.802.906 70,78 21.572.392.152 70,42

2 Trả trước cho người bán 136.749.900 1,18 5.556.343.541 26,34 8.012.001.994 29,58

5 Các khoản phải thu khác 198.485.666 1,72 609.461.310 2,89 -

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - - - -

V Tài sản ngắn hạn khác 358.895.696 1,25 763.547.972 1,81 665.218.610 1,43

1 Chi phí trả trước ngắn hạn - - - - - -

2 Thuế GTGT được khấu trừ 358.895.696 100% 763.547.972 100% 664.265.192 99,86

3 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước - - - - - -

5 Tài sản ngắn hạn khác - 12,37 11,65 953.418 0,14

1 Tài sản cố định hữu hình 955.964.400 69,05 1.739.936.000 82,25 1.511.403.515 70,09

- Giá trị hao mòn lũy kế (92.469.496) (10,03) (325.738.805) (33,11) (607.316.714) (2,70)

2 Tài sản cố định thuê tài chính - - - - - -

3 Tài sản cố định vô hình - - - - - -

4 Chi phí xây dựng dở dang

II Bất động sản đầu tư - - - - - -

III Các khoản đầu tư tài chính dài hạn - - - - - -

IV Tài sản dài hạn khác 428.464.460 30,95 375.584.453 7,78 645.118.536 7,42

2 Tài sản dài hạn khác 428.464.460 100 164.618.724 43,83 160.079.312 24,81

1 Vay và nợ ngắn hạn - - 5.800.000.000 17,75 10.520.000.000 30,03

3 Người mua trả tiền trước 12.523.034.624 63,39 13.768.990.027 42,13 8.805.588.323 25,13

4 Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 343.597.564 1,74 107.582.805 0,33 229.353.042 0,65

5 Phải trả người lao động 147.340.000 0,75 102.130.000 0,31 41.980.000 0,12

9 Các khoản phải trả phải nộp khác - - - - - -

4 Vay và nợ dài hạn - - - -

1 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 8.880.000.000 86,72 9.999.000.000 85,78 9.999.000.000 72,78

10 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 1.359.961.098 13,28 1.657.486.544 14,22 3.740.532.983 27,22

II Nguồn kinh phí và quỹ khác -

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần chiếu sáng Halitec

Bảng 2.2: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2010 - 2012

TT CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 92.023.195.346 99.473.392.165 128.452.300.000 7.450.196.819 8,1 28.978.907.835 29,13

2 Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - -

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 92.023.195.346 99.473.392.165 128.452.300.000 7.450.196.819 8,1 28.978.907.835 29,13

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.848.279.080 5.213.757.607 8.214.276.000 365.478.527 7,54 3.000.518.393 57,55

6 Doanh thu hoạt động tài chính 48.773.749 33.667.043 31.661.663 (15.106.706) (30,97) (2.005.380) (5,96)

8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.512.100.254 4.705.472.678 5.382.827.548 1.193.372.424 33,98 677.354.870 14,4

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.384.952.575 360.636.904 2.524.904.774 (1.024.315.671) (73,96) 2.164.267.870 600,12

10 Tổng lợi nhuận trước thuế 1.384.952.575 360.636.904 2.524.904.774 (1.024.315.671) (73,96) 2.164.267.870 600,12

11 Chi phí thuế TNDN hiện hành 346.268.273 63.111.458 441.858.336 (283,156,815) (81,77) 378.746.878 600,12

12 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.038.684.302 297.525.446 2.083.046.438 (741.158.856) (71,36) 1.785.520.992 600,12

Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần chiếu sáng Halitec

Song song với thay đổi về doanh thu lợi nhuận trước và sau thuế cũng có nhiều thay đổi Trong giai đoạn này, lợi nhuận công ty luôn là số dương, tức công ty làm ăn có lãi Tuy nhiên so với sự thay đổi về doanh thu thì sự thay đổi lợi nhuận lại có những điểm khác biệt Năm 2010 lợi nhuận sau thuế của công ty là 1.038.684.302, nhưng đến năm 2011 lợi nhuận giảm xuống chỉ còn 297.525.446, tương ứng với tỷ lệ giảm 71,36% Doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại giảm Không những vậy tỷ lệ giảm lợi nhuận cũng khá cao lên đến 71,36%. Đây là một tín hiệu không tốt trong kinh doanh Nếu nói đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ thì năm 2011 vẫn tăng so với năm 2010 Tuy nhiên sự gia tăng doanh thu của năm 2011 đi kèm với sự tăng lên quá nhiều của chi phí quản lý doanh nghiệp do đó lợi nhuận của công ty đã bị sụt giảm mạnh.

Cụ thể chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng 33,98% trong năm 2011 nhiều gần gấp 4 lần tỷ lệ tăng doanh thu Một mặt điều này thể hiện sự chưa hợp lý, có sự lãng phí trong quản lý Tuy nhiên nếu xét ở một khía cạnh khác thì sự sụt giảm đó cũng có sự hợp lý riêng của nó Năm 2011 là một năm khá khó khăn đối với công ty khi mà khủng hoảng kinh tế lan rộng, sự cạnh tranh trở nên khốc liệt, để duy trì lượng khách hàng cũ, phát triển thị trường mới công ty đã phải chi rất nhiều chi phí quản lý doanh nghiệp Với chiến lược phát triển lâu dài công ty đã hy sinh phần lợi nhuận trước mắt để hướng tới mục đích xa hơn Kết quả đến năm 2012 lợi nhuận của công ty đã có một bước nhảy vọt từ 297.525.446 lên 2.083.046.438 tương ứng với tỷ lệ tăng 600,12% So với tỷ lệ tăng doanh thu thì tỉ lệ này lớn gấp nhiều lần Nó cho thấy sự phát triển của công ty cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Như vậy nếu nhìn một cách tổng thể lợi nhuận sau thuế của công ty đã có sự thay đổi theo chiều hướng tốt Tuy nhiên công ty cũng cần phải xem xét lại sự sụt giảm lợi nhuận trong năm 2011 cả về những nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan để rút ra những bài học nhằm quản lý tốt hơn.

Về tương quan giữa doanh thu và giá vốn, ta thấy trong năm 2011 sự gia tăng của doanh thu và giá vốn là khá tương đồng Đến năm 2012 tỷ lệ tăng giá vốn đã thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu, trong khi tỷ lệ tăng doanh thu là 29,13% thì tỷ lệ tăng giá vốn chỉ là 27,56% Đây là một tín hiệu rất đáng mừng Một mặt nó cho thấy công ty đã cố gắng sử dụng chi phí đầu vào tiết kiệm, hiệu quả hơn. Mặt khác nó cũng cho thấy công ty đã có những sự dịch chuyển nhất định trong cơ cấu kinh doanh Trong năm 2012 công ty đã đẩy mạnh phát triển dịch vụ tư vấn thiết kế các công trình chiếu sáng Nếu so với mảng thương mại buôn bán thiết bị thì mảng này tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh sẽ cao hơn, tỷ lệ giá vốn trên doanh thu sẽ thấp hơn

Về doanh thu hoạt động tài chính thì ở đây ta không phân tích vì khoản này phát sinh ở công ty chủ yếu chỉ do lãi suất từ khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng

Về chi phí hoạt động tài chính ta thấy từ năm 2011 công ty mới bắt đầu đi vay ngân hàng và phát sinh khoản chi phí này Năm 2012 chi phí này tăng từ 181.315.068 lên 338.205.341 tương ứng với tỷ lệ tăng 86,53% Khoản chi phí này vừa cho thấy công ty đã vay được một lượng vốn nhiều hơn trong năm 2012 vừa cho thấy gánh nặng về chi phí lãi vay mà công ty phải chịu Điều quan trọng là công ty phải xác định được cơ cấu vốn tối ưu của mình để có thể sử dụng vốn vay hiệu quả nhất Vốn vay là một con dao hai lưỡi, nếu sử dụng tốt nó sẽ gia tăng rất nhanh giá trị doanh nghiệp Nhưng nếu sử dụng không tốt nó có thể dẫn doanh nghiệp đến bờ vực phá sản.

Với những phân tích sơ bộ ở trên ta thấy tình hình kinh doanh của công ty là khá khả quan Nếu sử dụng tốt vốn kinh doanh công ty sẽ có những bước tiến mạnh mẽ trong tương lai, vị thế của công ty càng ngày sẽ càng lớn trên thị trường Việt Nam.

2.2.2 Thực trạng vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec

2.2.2.1 Khái quát về tình hình vốn và nguồn vốn của Công ty

Một doanh nghiệp có thể phát triển và tồn tại trong điều kiện nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi phải không ngừng tự đổi mới để thích ứng với tình hình mới Với quyền tự chủ trong quản lý vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải tìm ra cho mình cơ cấu vốn hợp lý, phù hợp với ngành nghề kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp Vì vậy công tác tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ và từng kế hoạch phát triển của doanh nghiệp Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có biện pháp tổ chức vốn một cách cụ thể và kịp thời để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra thường xuyên, liên tục.

Vì vậy, Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec đã không ngừng phát triển quy mô vốn kinh doanh bằng việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau Để đánh giá được sự hợp lý của cơ cấu vốn và nguồn vốn của Công ty thì việc nghiên cứu tình hình tổ chức và bố trí cơ cấu vốn, nguồn vốn là điều rất cần thiết.

Qua bảng 2.3 và biểu đồ 2.1 ta thấy cơ cấu vốn kinh doanh của công ty có sự biến động rõ rệt Năm 2010 giá trị tài sản lưu động là 28.610.888.800 đồng chiếm 95,38 % tổng vốn, giá trị tài sản cố định là 955.964.400 đồng chiếm3,19% tổng vốn Năm 2011 giá trị tài sản lưu động tăng lên mức 42.225.259.285 đồng chiếm 95,23% tổng vốn, giá trị tài sản cố định cũng tăng lên mức 1.739.936.000 đồng chiếm 3,92% tổng vốn Đến năm 2011 giá trị tài sản lưu động đạt 46.617.424.549 đồng chiếm 95,58% tổng vốn, giá trị tài sản cố định giảm xuống còn 1.511.403.515 chiếm 2,96% tổng vốn Qua những con số này ta thấy cơ cấu vốn của vốn của công ty khá ổn định qua các năm.

Trong cơ cấu vốn của công ty có thể thấy vốn lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn.

Sở dĩ có điều này vì chủ yếu công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, không cần đầu tư nhiều về tài sản cố định nhưng lại cần phải dự trữ một lượng hàng tồn kho lớn.

Xem xét cụ thể hơn cơ cấu vốn lưu động của Công ty Cổ phần Chiếu sáng

Halitec ta có thể thấy trong tổng số vốn lưu động thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá cao và tăng dần qua các năm Năm 2010 các khoản phải thu ngắn hạn chiếm 40,4 % vốn lưu động, năm 2011 các khoản phải thu chiếm49,97%, con số này trong năm 2012 là 58,1 % Trong các khoản phải thu thì khoản phải thu khách hàng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất Song song với nó là khoản trả trước cho người bán Trong năm 2010 khoản trả trước cho người bán chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ trong khoản phải thu ngắn hạn, nhưng đến năm 2011,khoản này đã tăng lên nhanh chóng và tiếp tục tăng trong năm 2012 Ngoài ra trong các khoản phải thu ngắn hạn còn có khoản phải thu khác Tuy nhiên khoản này chiếm tỉ trọng nhỏ, thậm chí đến năm 2012 khoản này đã không còn nữa

Bảng 2.3: Cơ cấu vốn kinh doanh của công ty cổ phần Chiêú sáng Halitec giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

I Tài sản ngắn hạn và đầu tư tài chính ngắn hạn 28.610.888.800 95,38 42.225.259.285 95,23 46.617.424.549 95,58

2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn - - - - -

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 11.559.204.023 40,4 21.098.607.757 49,97 27.084.394.146 58,1

5 Tài sản ngắn hạn khác 358.895.696 1,25 763.547.972 1,81 665.218.610 1,43

II Tài sản dài hạn và đầu tưtài chính dài hạn 1.384.428.860 4,62 2.115.520.453 4,77 2.156.522.051 4,22

2 Bất động sản đầu tư - - - -

3 Tài sản dài hạn khác 428.464.460 30,95 375.584.453 17,75 645.118.536 29,91

Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Chiếu sáng Halitec năm 2010, 2011, 2012

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012

Trong thời gian qua, để sẵn sàng cho việc cung cấp hàng hóa, mở rộng thị trường, công ty luôn duy trì một lượng hàng tồn kho lớn Nếu năm 2010 lượng hàng tồn kho chỉ là 8.837.280.718 đồng chiếm 30,89% vốn lưu động thì đến năm

2011 lượng hàng tồn kho đã là 19.195.639.479 đồng chiếm 45,46% vốn lưu động Trong năm 2012 hàng tồn kho giảm chỉ còn 16.851.652.675 đồng và chiếm 36,15% vốn lưu động Trong năm 2012 việc giảm lượng hàng tồn kho cùng với việc gia tăng doanh thu là một dấu hiệu cho thấy công ty đã chú trọng vào việc đẩy nhanh vòng quay hàng tồn kho, vừa đáp ứng nhu cầu dự trữ, vừa tránh việc bị ứ đọng vốn.

Vốn cố định của công ty chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn kinh doanh Tỉ trọng này qua các năm 2010, 2012, 2013 lần lượt là 4,62%, 4,77%,

CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHIẾU SÁNG HALITEC

Phương hướng phát triển của công ty cổ phần chiếu sáng Halitec

Trong bối cảnh nền kinh tế có xu hướng phát triển trở lại thì việc quản lý và sử dụng luồng vốn sao cho đạt được hiệu quả tối đa là điều rất cần thiết. Công ty phải chủ động xây dựng phương án kinh doanh hợp lý để tận dụng thời cơ, đi trước đón đầu, nhằm tạo ra những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là mục tiêu rất quan trọng đổi với Công ty Nhận thức rõ được điều này Công ty đã xây dựng cho mình kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới để chủ động hơn trong hoạt động sản xuất:

- Ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mô tài sản cũng như quy mô nguồn vốn.

- Đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh Ngoài tập trung vào lĩnh vực chính là thương mại, công ty sẽ đầu tư thêm vào các lĩnh vực khác như tư vấn thiết kế, cung cấp xe chuyên dụng cho công tác môi trường đô thị để vừa gia tăng doanh thu lợi nhuận vừa giảm bớt rủi ro trong quá trình kinh doanh

- Mở thêm chi nhánh ở thị trường phía nam, tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển hệ thống tiêu thụ.

- Không ngừng cải tiến mô hình quản lý sao cho phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ của chiến lược kinh doanh, đặc biệt trong việc đa dạng hóa chiến lược kinh doanh.

Những định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần chiếu sáng Halitec

cổ phần chiếu sáng Halitec

Thứ nhất là phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh: Công ty lấy hiệu quả sử dụng vốn là thước đo chủ yếu cho sự phát triển bền vững của mình Từ đó mở rộng về quy mô tài sản, nguồn vốn khá trên thị trường.

Thứ hai là đặt chỉ tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận từ 30%-40%: Mục tiêu tăng doanh thu và lợi nhuận cũng chính là mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Vốn phải được sử dụng một cách hiệu quả, vừa nâng cao số vòng quay của vốn vừa nâng cao tác dụng của từng đồng vốn bỏ vào kinh doanh

Thứ ba là lành mạnh hóa tình hình tài chính: Tăng cường thu hồi các khoản nợ, giảm thiểu số tiền ứng trước cho nhà cung cấp, đánh giá kĩ khách hàng trước khi cấp tín dụng thanh toán là những mục tiêu công ty đang hướng tới Công ty đặt mục tiêu đưa chỉ số thanh toán nhanh trong năm 2013 lên 1,1 và chỉ số thanh toán tức thời lên 0,8 Đồng thời với đó là tăng vòng quay các khoản phải thu từ 5,25 lên 8

Thứ tư là tối ưu hóa năng suất sản xuất dựa trên cơ sở không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, gia tăng vòng quay vốn lưu động.

Thứ năm là đầu tư phát triển nguồn nhân lực Đối với mỗi doanh nghiệp nó được coi là nguồn lực của nguồn lực Đầu tư vào con người là đầu tư bền vững nhất, nó quyết định tới việc sử dụng, khai thác nguồn lực khác Nhân tố con người rất quan trọng đối với hiệu quả sử dụng vốn Con người được đề cập đến ở đây gồm nhà quản lý doanh nghiệp và những người trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh Vì vậy doanh nghiệp cần quan tâm chú trọng tới đội ngũ nhân lực, đào tạo bồi dưỡng thường xuyên để họ có thể phát huy tối đa khả năng của từng vị trí, từ đó đạt hiệu quả sử dụng vốn cao nhất.

Một số giải pháp cơ bản góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công

Qua những phân tích thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại

Công ty cho thấy vốn kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả ở mức nhất định.Tuy vậy, kết quả đó vẫn chưa thực sự cao, Công ty cần chú trọng hơn nữa quả sử dụng vốn kinh doanh và thực hiện được những mục tiêu đề ra trong thời gian tới, Công ty có thể tham khảo một số giải pháp sau:

3.3.1 Cơ cấu lại nguồn vốn, vốn tạo ra mô hình tài trợ an toàn, đáp ứng đợc nguyên tắc cân bằng

Việc một công ty xác định mô hình tài trợ là rất quan trọng Quan sát bảng 2.5 “Mối quan hệ giữa cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của công ty”, ta thấy tình hình tài trợ vốn của công ty có những điểm cha hợp lý: Việc dùng quá nhiều nguồn vốn dài hạn để đầu t cho tài sản ngắn hạn mặc dù tạo ra tính an toàn trong kinh doanh nhng sẽ gia tăng chi phí sử dụng vốn cho công ty bởi vì các nguồn vốn dài hạn bao giờ cũng có chi phí sử dụng cao hơn so với các nguồn vốn ngắn hạn Vì vậy công ty cần điều chỉnh mô hình tài trợ cho phù hợp.

Có 3 mô hình tài trợ vốn cho công ty:

- Mô hình thứ nhất: Toàn bộ TSCĐ và TSLĐ thờng xuyên đợc đảm bảo bằng NVTX Toàn bộ TSLĐ tạm thời đợc đảm bảo bằng NVTT.

- Mô hình thứ hai: Toàn bộ TSCĐ, TSLĐ thờng xuyên và một phần của TSLĐ tạm thời đợc đảm bảo bằng NVTX Phần TSLĐ tạm thời còn lại đợc đảm bảo bằng NVTT.

- Mô hình thứ ba: Toàn bộ TSCĐ và một phần TSLĐ th- ờng xuyên đợc đảm bảo bằng NVTX Phần TSLĐ thờng xuyên còn lại và toàn bộ TSLĐ tạm thời đợc đảm bảo bằng NVTT. Mỗi mô hình đều có u điểm và nhợc điểm riêng Mô hình thứ nhất có chi phí sử dụng vốn thấp, hạn chế đợc rủi ro thanh toán, mức độ an toàn cao nhng lại không tạo ra sự trì một lợng vốn thờng xuyên khá lớn Mô hình thứ hai phải trả một khoản chi phí cao hơn vì dùng nhiều NVTX hơn, nh- ng mang khả năng thanh toán và độ an toàn ở mức cao, nó cũng sẽ phù hợp với công ty có thời vụ tăng đột biến, lúc này sẽ dùng nguồn dài hạn để tài trợ cho phần tăng đột biến Mô hình thứ ba cũng có chi phí thấp vì sử dụng NVTT nhiều hơn, nhng lại tạo ra sự không ổn định về TSLĐ thờng xuyên, khả năng gặp rủi ro sẽ cao hơn

Với đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty là hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thơng mại, không phụ thuộc nhiều vào tính mùa vụ, và thờng có sự thay đổi về TSLĐ tạm thời theo quy mô mỗi hợp đồng, vì vậy mô hình thứ ba sẽ rất thích hợp với doanh nghiệp Sẽ luôn luôn có một lợng NVTX để đáp ứng một phần cho nhu cầu TSLĐ thờng xuyên nh dự trữ nguyên vật liệu, thành phẩm, nợ phải thu của khác hàng…. giúp quá trình sản xuất kinh doanh đợc tiến hành liên tục. Khi sản lợng sản xuất tăng, doanh nghiệp có thể dùng thêm nguồn vốn từ việc khách hàng trả trớc tiền hàng, và vay ngắn hạn Ngân hàng Lúc này một phần tín dụng ngắn hạn đợc xem nh “vốn thờng xuyên” giúp công ty sản xuất bình thờng. Khi sản lợng giảm ta lại không phải duy trì lợng “vốn thờng xuyên” này nữa, giúp giảm chi phí cho công ty.

Mô hình tài trợ doanh nghiệp cần hớng tới

Nguồn vốn TSLĐ thờng xuyên thờng xuyên

Vì vậy, để phát triển ổn định, sử dụng vốn linh hoạt hiệu quả, trong những năm tới, công ty cần chuyển dịch dần cơ cấu vốn, nguồn vốn để tối u hoá mô hình tài trợ

Công ty có thể thực hiện việc này bằng các biện pháp sau:

- Tăng NVTX Vì hệ số nợ của công ty đã cao, và đặc biệt là vay dài hạn lớn, vì vậy doanh nghiệp không nên vay thêm nữa mà nên tăng NVTX qua việc tăng vốn chủ sở hữu:

+ Tăng vốn đầu t của chủ sở hữu: Việc công ty đi theo một hớng mới là đầu t một công ty con cùng hoạt động trong lĩnh vực bao bì, đóng tại tỉnh Hng Yên, có thể nói là một bớc ngoặt của công ty, làm tăng đáng kể quy mô và vị thế của công ty Với một tơng lai đem lại thu nhập cao nh vậy, Ban giám đốc có thể thuyết phục các thành viên công ty tăng vốn góp của mình vào công ty Mặt khác điều này sẽ làm cho hệ số vốn chủ sở hữu tăng, giúp tăng niềm tin của công ty đối với ngân hàng, công ty có thể vay vốn ngân hàng ổn định hơn, thuận lợi cho quá trình đầu t và kinh doanh.

+ Tăng lợi nhuận để lại: Đây là nguồn hỗ trợ tích cực cho nhu cầu vốn kinh doanh, thể hiện sự độc lập và khả thể chủ động sử dụng cho mục đích của mình mà không bị phụ thuộc bởi các điều kiện cho vay của các tổ chức tín dụng Với lợi nhuận năm 2012 tăng mạnh, việc trích một lợng lớn lợi nhuận để lại có thể coi là hợp lý và không ảnh hởng nhiều tới việc chia lợi tức cho thành viên công ty.

- Tăng tài sản dài hạn: Cùng với sự phát triển về quy mô của công ty, về mục tiêu thành lập các chi nhánh ở phía nam thì việc đầu t thêm vào tài sản dài hạn là điều cần thiết đối với công ty Công ty nên đầu t nhiều hơn nữa vào tài sản dài hạn nh mua sắm thêm tài sản cố định, xây dựng các chi nhánh ở các tỉnh thành…Nó sẽ làm cho tỷ lệ vốn dài hạn trên tài sản dài hạn giảm xuống, hợp lý hơn tỷ lệ 637% của năm 2012.

- Giữ các khoản phải thu ngắn hạn, các khoản ứng truớc cho nguời bán, dự trữ hàng tồn kho ở một mức hợp lý thấp hơn tốc độ tăng của tổng tài sản.

3.3 2 Nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho, đảm bảo vốn dự trữ tồn kho ở mức cần thiết nhằm giảm hàng tồn kho gây tồn đọng vốn

Việc đảm bảo vốn tồn kho ở mức cần thiết là điều mà công ty cần phải quan tâm bởi dự trữ đúng mức sẽ giúp công ty không bị gián đoạn trong quá trình kinh doanh, không thiếu hàng hóa để tiêu thụ đồng thời lại tránh đợc tình trạng tồn đọng vốn ở hàng tồn kho.

Năm 2012 so với 2010, vòng quay hàng tồn kho giảm gần

3 vòng, làm kéo dài số ngày một vòng quay hàng tồn kho.Vì vậy công ty cần dựa vào kế hoạch sản xuất năm để xác hợp lý, tránh tình trạng tồn đọng hàng tồn kho nhiều và lâu dài Một số biện pháp cần thiết trong quản lý và sử dụng hàng tồn kho của công ty:

- Việc mua dự trữ hàng hoá khi giá mua vào thấp để tránh biến động giá là hợp lý Nhng cũng phải căn cứ vào tình hình kinh doanh trong tơng lai, tránh mua nhiều gây tồn đọng và mất chi phí quản lý Nh trong năm 2011 công ty đã dự trự một luợng hàng tồn kho lớn gấp đôi so với năm

2010, , trong khi tình hình sản xuất cuối năm lại không đụơc tốt làm lợng tồn đọng vẫn còn cao, lợi nhuận bị sụt giảm mạnh.

- Do đặc thù của các sản phẩm chiếu sáng, nên công ty cũng cần trú trọng công tác bảo quản và sắp xếp hàng tồn kho, không để sản phẩm bị xuống cấp, giảm chất lợng

Ngày đăng: 25/05/2023, 10:48

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w