CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐẤT ĐAI
1.1 Khái niệm đất đai Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến những khái niệm, định nghĩa về đất Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.
V.V.Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó Đất được coi là khác biệt với đá Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết.[1]
Tuy vậy, khái niệm này chưa đề cập đến khả năng sử dụng và sự tác động của các yếu tố khác tồn tại trong môi trường xung quanh Do đó sau này một số học giả khác đó bổ sung các yếu tố: nước của đất, nước ngầm và đặc biệt là vai trò của con người để hoàn chỉnh khái niệm về đất nêu trên.
Học giả người Anh V.RWiliam đó đưa ra khái niệm “Đất là lớp mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cho cây trồng”.[2]
Học giả E.Mitscherlich (1923) cho rằng “Đất chỉ là cái giá đỡ, cái kho cung cấp chất dinh dưỡng” và “Đất là cái khối hỗn hợp gồm các phân tử nhỏ, cứng rắn, nước, không khí cần thiết cho thực vật”[3]
Các Mác cho rằng: “Đất đai là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ người kế tiếp nhau”[4]
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái (FAO,1976) Với khái niệm này đất đai bao gồm mọi thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất Đất theo nghĩa đất đai bao gồm : dáng đất, địa hình, thổ nhưỡng, thủy văn, thảm thực vật tự nhiên, cỏ dại trên đồng ruộng, động vật tự nhiên, những biến đổi của đất do hoạt động của con người
Theo quan điểm của các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và quy hoạch Việt Nam cho rằng “Đất là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được” và đất được hiểu theo nghĩa rộng như sau: “Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm các cấu thành của môi trường sinh thái ngay bên trên và dưới bề mặt đó như: khí hậu thời tiết, thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước (hồ, sông suối…), các dạng trầm tích sát bề mặt cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật, trạng thái định cư của con người, những kết quả nghiên cứu trong quá khứ và hiện tại để lại” Đất là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với con người vì đất là môi trường sống trên cạn và con người Cùng với sản xuất nông nghiệp, đất cung cấp lương thực, thực phẩm – một nhu cầu không thể thiếu được đối với cuộc sống con người Bên cạnh đó đất là nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng chứa trong nó, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia Theo luật đất đai 1993: “Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng” Đất là một trong những nguồn lực quan trọng trong các nghành sản xuất Trong công nghiệp đất đai là nền móng, làm địa điểm xây dựng hạ tầng cơ sở như: nhà xưởng, đường giao thông, làm cơ sở để tiến hành thao tác Độ phì của đất không có tác dụng gì đối với vấn đề sản xuất ra sản phẩm của các nghành công nghiệp và xây dựng Tuy nhiên, đối với nghành nông nghiệp độ phì của đất lại rất quan trọng có tác động đến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi Trong nông nghiệp đất đai đóng vai trò vô cùng quan trọng “Bản thân đất đai phát sinh như một tư liệu sản xuất” Đối với sinh vật, đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng Năng suất cây trồng vật nuôi phụ thuộc vào chất lượng đất đai
Như vậy, Đất đai là một loại tài nguyên tự nhiên, một loại tài nguyên sản xuất,bao gồm cả lục địa và mặt nước trên bề mặt trái đất Theo quan điểm kinh tế học thì đất đai không chỉ bao gồm mặt đất còn bao gồm cả tài nguyên dưới đất và tất cả mọi thứ sinh sôi trên mặt đất và dưới đất không do lao động và con người làm ra,tức là bao gồm nước mặt đất và nước ngầm, thổ nhưỡng, thực vật và động vật Với nghĩa chung nhất, đó là lớp bề mặt của trái đất, bao gồm đồng ruộng, đồng cỏ, bãi chăn thả, cây rừng, bãi hoang, mặt nước, đầm lầy và bãi đá Với nghĩa hẹp thì đất đai biểu hiện khối lượng và tính chất của quyền lợi hoặc tài sản mà một người có thể chiếm đối với đất Nó có thể bao gồm lợi ích trên đất về mặt pháp lý cũng như những quyền theo tập quán không thành văn Đất đai là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, và chuyển tiếp qua các thế hệ, đồng thời cũng được coi là một dạng tài sản trong phương thức tích luỹ của cải vật chất của xã hội Đất đai là tài sản vì đất đai có đầy đủ thuộc tính của một tài sản như: đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người tức là có giá trị sử dụng; con người có khả năng chiếm hữu và sử dụng; là đối tượng trao đổi mua bán (tức là có tham gia vào giao lưu dân sự) nhưng chúng ta cần phải thấy rằng đất đai loại hàng hoá không đồng nhất, đa dạng, là loại tài sản mà giá thị trường không những chỉ phản ánh bản thân giá trị của đất mà còn phản ánh vị trí và các tài sản tạo lập gắn với đất đai Đồng thời đất đai còn được coi là một tài sản đặc biệt vì bản thân nó không do lao động làm ra, mà lao động tác động vào đất đai để biến nó từ trạng thái hoang hoá trở thành sử dụng vào đa mục đích Đất đai cố định về vị trí, có giới hạn về không gian và vô hạn về thời gian sử dụng Bên cạnh đó đất đai có khả năng sinh lợi vì trong quá trình sử dụng, nếu biết sử dụng và sử dụng một cách hợp lí thì giá trị của đất (đã được khai thác sử dụng) không những không mất đi mà có xu hướng tăng lên Khác với các tài sản thông thường khác trong quá trình sử dụng thì đất đai không phải khấu hao, giá trị của đất không những không bị mất đi, mà ngày càng có xu hướng tăng lên.
1.2 Vai trò của đất đai
Như ta đã biết đất đai có nguồn gốc từ tự nhiên, dưới tác động của con người con người đã cải tạo đất đai và biến đất đai từ sản phẩm của tự nhiên lại mang trong mình sức lao động của con người, tức cũng là sản phẩm của của xã hội. Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất Các Mác viết: “Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông, lâm nghiệp” Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay Trải qua một quá trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia
Rõ ràng, đất đai không chỉ có những vai trò quan trọng như đã nêu trên mà nó còn có ý nghĩa về mặt chính trị Tài sản quý giá ấy phải bảo vệ bằng cả xương máu và vốn đất đai mà một quốc gia có được thể hiện sức mạnh của quốc gia đó, ranh giới quốc gia thể hiện chủ quyền của một quốc gia Đất đai còn là nguồn của cải, quyền sử dụng đất đai là nguyên liệu của thị trường nhà đất, nó là tài sản đảm bảo sự an toàn về tài chính, có thể chuyển nhượng qua các thế hệ. Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác Đất đai cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ
Thực vậy, trong các điều kiện vật chất cần thiết, đất đai giữ vị trí và ý nghĩa đặc biệt quan trọng - là điều kiện đầu tiên, là cơ sở thiên nhiên của mại quá trình sản xuất, là nơi tìm được công cụ lao động, nguyên liệu lao dộng và nơi sinh tồn của xã hội loài người.
Tuy nhiên, vai trò của đất đai đối với từng ngành rất khác nhau :
Trong các ngành phi nông nghiệp: Đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ trong lòng đất ( các ngành khai thác khoáng sản ) Quá trình sản xuất và sản phẩm được tạo ra không phụ thuộc vào đặc điểm, độ phì nhiêu của đất, chất lượng thảm thực vật và các tính chất tự nhiên có sẵn trong đất.
Trong các ngành nông-lâm nghiệp: Đất đai là yếu tố tích cực của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian, đồng thời là đối tượng lao động( luôn chịu sự tác động của quá trình sản xuất như cày, bừa, xới xáo ) và công cụ hay phương tiện lao động ( sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi ) Quá trình sản xuất nông- lâm nghiệp luôn liên quan chặt chẽ với độ phì nhiêu quá trình sinh học tự nhiên của đất.
Thực tế cho thấy trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh vật chất-văn minh tinh thần, các tinh thành tựu kỹ thuật vật chất-văn hoá khoa học đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản- sử dụng đất.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế xã hội, khi mức sống của con người còn thấp, công năng chủ yếu của đất đai là tập trung vào sản xuất vật chất,đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp Thời kì cuộc sống xã hội phát triển ở mức cao, công năng của đất đã từng bước được mở rộng, sử dụng đất đai cũng phức tạp hơn, là căn cứ của khu vực 1, vừa là không gian và địa bàn của khu vực 2 Điều này có nghĩa đất đai đã cung cấp cho con người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về hưởng thụ và đấp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại Mục đích sử dụng đất nêu trên được biểu lộ càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển.
KHÁI NIỆM QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1 Khái niệm về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Một số khái niệm về quy hoạch, sử dụng đất đai của các học giả trên thế giới
Theo Dent (1988; 1993) QHSDĐĐ như là phương tiện giúp cho lãnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai.[5]
Một định nghĩa khác của Fresco (1992), quy hoạch sử dụng đất đai như là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác.[6]
Theo Mohammed (1999) [7], những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao Do đó quy, trong quy hoạch sử dụng đất đai một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED, 1992; trong FAO, 1993) đã đổi lại định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai như sau: quy hoạch sử dụng đất đai là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến những hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững nhất (FAO,
1995) Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của quy hoạch sử dụng đất đai là hướng dẫn sự quyết định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976), hay như là một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất đai (Van Diepen 1988)
Qua một số quan điểm trên ta có thể hình thành được khái niệm chung về quy hoạch, sử dụng đất đai
Quy hoạch: ta có thể hiểu chính là việc xác định một trật tự nhất định bằng nhũng hoạt động như: phân bố, xắp xếp, bố trí, tổ chức . Đất đai: là một phần lãnh thổ nhất định( vùng đất, khoanh đất, vạc đất,mảnh đất, miếng đất ) có vị trí, hình thể, diện tích với những tính chất tự nhiên hoặc mới được tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hoá tính ) tạo ra những điều kiện nhất định cho việc sử dụng đất vào các mục đích khác
Như vậy, để sử dụng đất cần phải làm quy hoạch, đây là quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo sáng tạo nhằm xác định ý nghĩa mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất những phương hướng sử dụng đất đai hợp lí, hiệu quả và tiết kiệm nhất.Qua phân tích ta có thể định nghĩa: Quy hoạch sử dụng đất đai là hệ thống các biện pháp của nhà nước ( thể hiện đựơc đồng thời ba tính chất kinh tế, kỹ thuật và pháp chế ) về tổ chức sử dụng đất đai phải hợp lý, đầy đủ và tiết kiệm nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai (khoan định cho các mục đích và các ngành ) và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai môi trường.
Như vậy, về thực chất quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đồng thời hai chức năng: điều chỉ các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp bảo vệ đất và môi trường.
Theo khoản 2,3 điều 2, chương 1 Luật đất đai 2013
- Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định.
- Kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là đôí tượng của các mối quan hệ sản xuất trong các lĩnh vực sử dụng đất đai Nó giữ vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội,nó gắn chặt chẽ với quá trình phát triển kinh tế xã hội Đất đai là địa điểm, là nền tảng, là cơ sở cho mọi hoạt động phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Vì vậy, Quy hoạch sử dụng đất đai là một hiện tượng kinh tế- xã hội cho nên phải đảm bảo tính kinh tế, tính kỹ thuật và tính pháp chế của Nhà nước Tính kinh tế thể hiện ở hiệu quả của việc sử dụng đất đai Tính kỹ thuật thể hiện ở các công tác chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu, Tính pháp lý nghĩa là việc sử dụng và quản lý đất đai phải tuân theo các quy định pháp luật của Nhà nước.
Tóm lại, quy hoạch sử dụng đất đai nông thôn là cơ sở quan trọng để hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa các loại đất đai ở nông thôn vào sử dụng bền vững và mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao nhất Nó thể hiện hai chức năng quan trọng: điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tổ chức sử dụng đất đai.
Kế hoạch sử dụng đất là việc xác định các biện pháp, thời hạn sử dụng đất đai theo quy hoạch.
2.2 Đặc điểm của quy hoạch kế hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại qui hoạch có tính lịch sử xã hội,tính khống chễ vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn, là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.Các đặc điểm qui hoạch sử dụng đấtđai được cụ thể như sau :
- Tính lịch sử - xã hội
Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát triển của mỗi loại giai đoạn khác nhau Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử phát triển xã hội chính là lịch sử phát triển của qui hoạch sử dụng đất đai Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều có một phương thức sản xuất thể hiện theo hai mặt : lực lượng sản xuất (quan hệ giữa người với sức hoặc vật tự nhiên trong quá trình sản xuất ) và quan hệ sản xuất ( quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất ) Trong qui hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh mối quan hệ giữa người với đất đai Các công việc của con người như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế đều liên quan chặt chẽ với đất đai, nhằm đưa đất đai vào sử dụng sao cho đầy đủ, hợp lý và hiệu quả cao nhất Quy hoạch đất đai thể hiện động thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất, vừa là yếu tố thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất,vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất xã hội.
Mặt khác, ở mỗi nước khác nhau đều có luật đất đai riêng của mình Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai của các nước cũng có nội dung khác nhau Ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội Bởi vì vậy, theo luật đất đai thì đất đai nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý và nhà nước giao đất cho các hộ gia đình và tổ chức sử dụng Điều đó góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn, tạo điều kiện cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin trong sản xuất và đầu tư, giúp cho việc bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của tùng lợi ích kinh tế xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẫn giữa các lợi ích trên với nhau.
- Tính tổng hợp Đất đai có vai trò quan trọng đối với đời ssống của con người và các hoạt động xã hội Cho nên quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tổng hợp rất cao, đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế, xã hội như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội dân số và đất đai, sản suất công nông nghiệp, môi trường sinh thái Quy hoạch sử dụng đất đai thường tác động đến việc sử dụng đất của sáu loại đất chính: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng, cũng như ảnh hưởng đến toàn nhu cầu sử dụng đất đai của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng không chỉ cho trước mắt mà cả lâu dài Căn cứ vào đặc điểm, điều kiện tự nhiên,phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của mỗi vùng lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai chi tiết của mình; Xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai; Làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh lương thực, phục vụ nhu cầu dân sinh, văn hoá- xã hội.
Mặt khác, quy hoạch sử dụng đất đai còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện, làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất lâm nghiệp, nông nghiệp ( đặc biệt là đất trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng ), ngăn ngừa được các hiện tượng tiêu cực, chanh chấp, lấn chiếm huỷ hoại đất, phá vỡ môi trường sinh thái, gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và rất nhiều các hiện tượng gây ra các hiệu quả khó lường về tình hình bất ổn chính trị, an ninh quốc phòng ở tùng địa phương,đặc biệt là trong những năm gần đây khi nhà nước hướng nền kinh tế theo hướng thị trường Hơn nữa, trên cơ sở phân hạng đất đai, bố trí sắp xếp các loại đất đai quy hoạch sử dụng đất đai tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai theo khung đó Điều đó cho phép việc sử dụng đất đai sẽ hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả hơn Bởi vì, khi các đối tượng sử dụng đất đai hiểu rõ được phạm vi ranh giới và chủ quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất đai của mình, do vậy hiệu quả sử dụng sẽ cao hơn.
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa rất quan trọng cho các ngành, các lĩnh vực hoạt động trong xã hội Nó định hướng sử dụng đất đai cho các ngành, chỉ rõ các địa điểm để phát triển các ngành, giúp cho các ngành yên tâm trong đầu tư phát triển Vì vậy, quy hoạch sử dụng đất đai cũng góp một phần rất lớn thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
NỘI DUNG, CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN
Theo chương IV Luật đất đai 2013 quy định về nội dung và căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm các nội dung sau:
4.1 Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã.
Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả.
Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
Dân chủ và công khai.
Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường.
Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
4.2 Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện; Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước;
Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã; Định mức sử dụng đất;
Tiến bộ khoa học và công nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
4.3 Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện Định hướng sử dụng đất 10 năm;
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
4.4 Căn cứ lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện
Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;
Nhu cầu sử dụng đất trong năm kế hoạch của các ngành, lĩnh vực, của các cấp;
Khả năng đầu tư, huy động nguồn lực để thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
4.5 Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện bao gồm:
Phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm trước;
Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện, cấp xã trong năm kế hoạch;
Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật đất đai 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã. Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh;
Xác định diện tích các loại đất cần chuyển mục đích sử dụng đối với các loại đất phải xin phép quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai 2013 trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện;
Giải pháp thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
QUY TRÌNH LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN
Theo chương III Thông tư số 29/2014/TT- BTNMT về quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
5.1 Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương
Việc điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp các thông tin, tư liệu của địa phương để lập quy hoạch sử dụng đất chi tiết và kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu được thực hiện theo nội dung quy định tại các điểm 1.1, 1.2 và 1.3 khoản 1 mục
I Phần III của Thông tư này.
Thu thập các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện đã được xét duyệt có liên quan đến việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết xã. Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính của xã.
5.2 Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của địa phương
Việc đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, so với xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ của địa phương được thực hiện theo nội dung quy định tại khoản 3 mục I Phần
II của Thông tư này.
5.3 Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch
Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tại địa phương.
Xác định khả năng đáp ứng về số lượng, chất lượng đất đai cho nhu cầu sử dụng đất đã được xác định tại điểm 6.1 khoản này.
Trên cơ sở nhu cầu sử dụng đất và khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng đất xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.
5.4 Xây dựng các phương án quy hoạch sử dụng đất chi tiết
Xây dựng các phương án phân bổ quỹ đất cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của địa phương, trong mỗi phương án cần xác định diện tích đất theo các mục đích sử dụng quy định tại các tiết a, b và c điểm 8.1 khoản 8 mục I Phần II của Thông tư này.
Thể hiện lên bản đồ địa chính các khu vực sử dụng đất theo từng phương án phân bổ quỹ đất đã được xác định tại điểm 7.1 khoản này và các khu vực sử dụng đất đã được khoanh định trong quy hoạch sử dụng đất của cấp trên. Đối với địa phương chưa có bản đồ địa chính thì được thay thế bằng loại bản đồ khác phù hợp nhất đang có tại địa phương.
5.5 Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của các phương án quy hoạch sử dụng đất Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã; tác động của phương án quy hoạch sử dụng đất đối với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn; nguồn thu cho ngân sách xã đối với mỗi phương án quy hoạch sử dụng đất. Đánh giá quá trình thay đổi tập quán canh tác cũ chuyển sang việc sử dụng đất ổn định đối với các xã thuộc khu vực dân tộc thiểu số. Đánh giá việc giải quyết quỹ nhà ở, khả năng giải quyết đất sản xuất nông nghiệp, mức độ thu nhập đối với xã vùng nông thôn không thuộc khu vực phát triển đô thị. Đánh giá mức độ ảnh hưởng đến đời sống các hộ dân phải di dời chỗ ở, số lao động mất việc làm do bị thu hồi đất, số việc làm mới được tạo ra từ việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đối với các xã thuộc khu vực quy hoạch phát triển đô thị. Đánh giá hiệu quả việc chỉnh trang khu dân cư nông thôn, khu đô thị, giải quyết ô nhiễm môi trường thuộc khu dân cư. Đánh giá hiệu quả giao rừng, việc bảo vệ và phát triển rừng đối với các xã miền núi. Đánh giá việc bảo tồn các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã; đánh giá việc bảo tồn bản sắc dân tộc đối với các xã thuộc khu vực dân tộc thiểu số.
5.6 Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết
Lựa chọn phương án hợp lý về quy hoạch sử dụng đất chi tiết của địa phương được thực hiện căn cứ vào kết quả phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của từng phương án quy hoạch sử dụng đất
5.7 Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất
Phân chia các chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng, diện tích đất phải chuyển mục đích sử dụng, diện tích đất phải thu hồi, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu và kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ cuối.
5.8 Lập kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu
Cụ thể hoá các chỉ tiêu sử dụng đất trong kế hoạch sử dụng đất chi tiết kỳ đầu đã được xác định tại khoản 10 mục này đến từng năm.
Dự kiến thu ngân sách từ việc đấu giá đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã và các chi phí cho quản lý đất đai tại xã.
NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Ngày 29 tháng 11 năm 2013, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội Khóa XIII đã thông quaLuật Đất đai năm 2013 Trong đó, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được thể hiện trong
Chương IV với 16 điều Với nội dung quy định trong 16 điều này, Luật Đất đai năm
2013 đã thể chế hóa quan điểm của Đảng trong Nghị quyết 19-NQ/TW, đó là: Đổi mới, nâng cao tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với quy hoạch xây dựng, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác có sử dụng đất theo hướng quy hoạch sử dụng đất phải tổng hợp, cân đối, phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả đất đai cho các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và đơn vị hành chính Quy hoạch xây dựng và quy hoạch ngành, lĩnh vực có sử dụng đất phải phù hợp với các chỉ tiêu, tiến độ sử dụng đất được phân bổ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đổi mới kế hoạch sử dụng đất hằng năm theo hướng phải thể hiện được nhu cầu sử dụng đất của các dự án đầu tư, của các ngành, lĩnh vực, làm căn cứ để Nhà nước thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và xây dựng chính sách tài chính về đất đai Tăng cường kiểm tra, giám sát thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Quản lý chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất có rừng phòng hộ, rừng đặc dụng Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy hoạch sử dụng đất. Đề ra các cơ chế, chính sách để thu hút đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch đồng bộ với cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội để khai thác tiềm năng đất đai tại các vùng trung du, miền núi, ven biển, hạn chế tối đa việc sử dụng đất chuyên trồng lúa.
Từng bước thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, các đơn vị sự nghiệp tập trung đông người ra khỏi trung tâm thành phố, nhất là các thành phố lớn, để khai thác, sử dụng đất có hiệu quả theo quy định, hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm ùn tắc giao thông.
Trên cơ sở đó, Luật Đất đai năm 2013 đã có những điểm đổi mới căn bản về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau đây:
- Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Nhằm khẳng định nâng cao vai trò, vị trí của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo; khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đồng thời làm căn cứ để văn bản dưới Luật quy định chi tiết trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc rà soát quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực,địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, Luật đất đai năm 2013 bổ sung những quy định quan trọng:
Tại Khoản 2 Điều 35: “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã” Dựa trên nguyên tắc về tính đặc thù, liên kết, tính chi tiết của quy hoạch sử dụng đất.
Tại Khoản 7 Điều 35:“Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trường”. Dựa trên nguyên tắc ưu tiên trước sau trong quy hoạch sử dụng đất
Tại Khoản 8 Điều 35:“Quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt” Dựa trên nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp, thống nhất của các quy hoạch ngành với quy hoạch sử dụng đất
- Về kỳ kế hoạch sử dụng đất: Đối với kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, kế thừa Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 vẫn quy định kỳ kế hoạch là 5 năm Tuy nhiên, đối với kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định tại Khoản 2 Điều 37: “Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm” Việc đổi mới này cùng với đổi mới về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là “kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện”nhằm khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan (thường tập trung vào những năm đầu của kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm và cũng chính là đầu nhiệm kỳ như hiện nay), tránh tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên đất.
- Về căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
+ Quy định đầy đủ, rõ ràng căn cứ và nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp nhằm khắc phục được những khó khăn khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định riêng cho từng cấp để vừa đảm bảo tính chặt chẽ, khoa học, vừa đáp ứng được yêu cầu quản lý của từng cấp; đảm bảo nguyên tắc “Quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các vùng kinh tế - xã hội; quy hoạch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử dụng đất của cấp xã”.
+ Điểm đổi mới đặc biệt và có tính đột phá trong nội dung lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật đất đai năm 2013 là tại Điểm c Khoản 4 Điều 40 quy định cụ thể “Nội dung kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” Trong đó quy định: “Xác định vị trí, diện tích đất phải thu hồi để thực hiện công trình, dự án sử dụng đất vào mục đích quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này trong năm kế hoạch đến từng đơn vị hành chính cấp xã Đối với dự án hạ tầng kỹ thuật, xây dựng, chỉnh trang đô thị, khu dân cư nông thôn thì phải đồng thời xác định vị trí, diện tích đất thu hồi trong vùng phụ cận để đấu giá quyền sử dụng đất thực hiện dự án nhà ở, thương mại, dịch vụ, sản xuất, kinh doanh” Đồng thời Luật cũng quy định tại Điểm đ Khoản 4 Điều 40:“Lập bản đồ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” để thể hiện được công trình, dự án này. Đổi mới trong việc quy định nội dung lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện làm cơ sở thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất gắn với nhu cầu sử dụng đất trong năm của các ngành, lĩnh vực, của các cấp, phù hợp với khả năng đầu tư và huy động nguồn lực, khắc phục lãng phí trong việc giao đất cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư.
+ Để tránh chồng chéo trong quy hoạch, Luật Đất đai năm 2013 đã quy định mối liên kết giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị trên địa bàn quận tại Khoản 5 Điều 40, cụ thể là: “Đối với quận đã có quy hoạch đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì không lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh”
Với quy định này sẽ tạo sự rõ ràng, minh bạch trong thu hồi đất, tạo được sự công bằng hơn trong việc sử dụng đất, khắc phục tình trạng chỉ một bộ phận dân cư bên cạnh công trình hạ tầng (được nhà nước đầu tư) được hưởng lợi từ quy hoạch sử dụng đất đem lại; hạn chế tiêu cực, tham nhũng trong việc triển khai thực hiện QHKHSD đất, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo ổn định xã hội.
- Đổi mới về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Luật Đất đai 2013 thiết kế riêng một điều quy định hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Điều 36) Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo cấp hành chính, Luật Đất đai 2013 quy định gồm 3 cấp (quốc gia, tỉnh và huyện) Luật quy định lồng nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp xã vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, tăng tính đồng bộ giữa quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp trong công tác lập quy hoạch; nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời rút ngắn thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Đây là nội dung được bổ sung mới trong Luật Đất đai năm 2013 và được quy định tại Điều 43, trong đó quy định: Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng; hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp; việc xây dựng báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân và hoàn thiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trước khi trình Hội đồng thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cơ quan tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng thực hiện Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khả thi của của việc lấy ý kiến, nâng cao vai trò, ý nghĩa của việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Luật còn giao Chính phủ quy định chi tiết Điều này Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số vấn đề như: Quy định cụ thể về hồ sơ lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh và cấp huyện; quy định việc công khai trên trang thông tin điện tử Báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Đổi mới về chỉ tiêu sử dụng đất.
Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia được quy định tại Luật đất đai với 20 loại đất nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh; đảm bảo an ninh lương thực quốc gia; bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; phát triển công nghiệp, đô thị và các công trình hạ tầng, cụ thể được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 38 Luật Đất đai 2013, gồm: ”nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng; trong đó xác định diện tích một số loại đất gồm đất trồng lúa, đất chuyên trồng lúa nước, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất quốc phòng, đất an ninh, đất khu công nghiệp, đất khu chế xuất, đất khu công nghệ cao, đất khu kinh tế, đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất đô thị và đất bãi thải, xử lý chất thải”.Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định về chỉ tiêu sử dụng đất gồm hai nhóm: chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh gồm: khu sản xuất nông nghiệp; khu lâm nghiệp; khu bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khu phát triển công nghiệp;khu đô thị; khu thương mại - dịch vụ; khu dân cư nông thôn Chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng trong quy hoạch sử dụng đất cấp huyện gồm: khu vực chuyên trồng lúa nước; khu vực chuyên trồng cây công nghiệp lâu năm; khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất; khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu đô thị - thương mại - dịch vụ; khu du lịch; khu ở, làng nghề, sản xuất phi nông nghiệp nông thôn.
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH SỬU DỤNG ĐẤT CẢ NƯỚC TRONG THỜI GIAN QUA
7.1.Những kết quả đạt được trong thời gian qua
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau 10 năm thực hiện đã đạt được những kết quả tích cực: Tăng cường một bước hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai, khai thác tốt tiềm năng đất đai phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã khoanh định quỹ đất sản xuất nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, có dự trữ chiến lược và xuất khẩu; việc bảo vệ và phát triển rừng có chuyển biến; đáp ứng cơ bản nhu cầu đất để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển đô thị; đóng góp nguồn thu quan trọng cho ngân sách nhà nước thông qua đấu giá, thu tiền khi giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; diện tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác đưa vào sử dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi trường. Trong thời gian qua đã cơ bản hoàn thành việc lập quy hoạch sử dụng đất các cấp Đến nay, Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015) của 63/63 tỉnh, thành phố, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh; 564/708 huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-2015), đạt 80%; có 7.900/11.909 xã, phường, thị trấn, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011-
2015), đạt 66%, trong đó phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lồng ghép với quy hoạch xây dựng nông thôn mới là 2.626 xã, phường, thị trấn; các xã còn lại chưa phê duyệt quy hoạch, sẽ thực hiện lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào thực chất, góp phần tích cực cho việc sử dụng đất hợp lý và hiệu quả; việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cơ bản đã bám sát và tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Thủ tướng cho phép các địa phương chuyển mục đích 6.013 ha đất (5.724 ha đất lúa, 275 ha đất rừng phòng hộ, 14 ha đất rừng đặc dụng) để thực hiện các dự án
Dựa theo bản dự thảo về “Báo cáo thuyết minh tổng hợp về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia “ cho thấy, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất trong 5 năm qua đạt bình quân khoảng 94,53% so với các chỉ tiêu mà Quốc hội quyết định tại Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22 tháng 11 năm 2011, trong đó: nhóm đất nông nghiệp vượt 0,91%, nhóm đất phi nông nghiệp đạt 91,03%, nhóm đất chưa sử dụng còn lại đạt 91,66% Về chi tiết, có 04 chỉ tiêu vượt chỉ tiêu Quốc hội duyệt (nhóm đất nông nghiệp; đất cơ sở văn hóa; đất cơ sở y tế; đất di tích danh thắng), có 09 chỉ tiêu đạt từ 90% đến dưới 100% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (đất trồng lúa; đất chuyên trồng lúa nước; đất rừng đặc dụng; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; nhóm đất phi nông nghiệp; đất phát triển hạ tầng; đất ở tại đô thị; nhóm đất chưa sử dụng còn lại), có 07 chỉ tiêu đạt từ 70% đến dưới 90% so với chỉ tiêu Quốc hội duyệt (đất làm muối; đất an ninh; đất khu công nghiệp; đất cơ sở giáo dục - đào tạo; đất cơ sở thể dục thể thao; đất bãi thải xử lý chất thải, diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng) Riêng chỉ tiêu đất rừng phòng hộ và đất quốc phòng không tính tỷ lệ thực hiện do chỉ tiêu Quốc hội duyệt tăng nhưng thực tế thực hiện lại giảm.
7.2 Một số hạn chế còn tồn tại trong quy hoạch sử dụng đất
Trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch, sử dụng đất vẫn còn những yếu kém, hạn chế Trong xây dựng cơ bản, việc triển khai xây dựng các dự án đầu tư phát triển nhà ở, khu dân cư, khu công nghiệp tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh còn kéo dài lãng phí, gây bức xúc trong nhân dân Tại các khu đô thị mới Yên Hòa, Mễ Trì, Văn Quán, Linh Ðàm (Hà Nội) đã đi vào hoạt động từ rất lâu, nhưng tỷ lệ nhà biệt thự liền kề, chưa được đưa vào sử dụng chiếm rất cao Nhiều ngôi biệt thự đã xây thô, bỏ hoang gần năm năm nay không có người tới ở Ðó là chưa kể đến những lãng phí từ "quy hoạch treo", việc đầu tư nhiều công trình hạ tầng nhưng không sử dụng, trong khi đó ở nhiều nơi người dân thiếu đất sản xuất, trẻ em thiếu trường lớp để học, thiếu nơi để vui chơi giải trí Mặc dù, các ngành chức năng đã kiên quyết thu hồi một số dự án kéo dài, không có khả năng triển khai, nhưng tình trạng lãng phí từ những biệt thự bỏ hoang đến nay vẫn là bài toán chưa có lời giải.
Bên cạnh đó, nhiều dự án đã được phê duyệt từ nhiều năm nhưng vẫn chậm, bỏ hoang ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân, nhưng không có ai bị kiểm điểm, xử lý.
Cụ thể, ngay tại Hà Nội, trước khi sát nhập, một số địa phương khi còn đang nằm trong kế hoạch sát nhập vào Hà Nội đã ra hàng loạt quyết định giao đất cho chủ đầu tư với 772 dự án, tổng diện tích 75.695 ha Sau hợp nhất, Bộ Xây dựng đã kiểm tra và phát hiện, trong số trên chỉ có 58 dự án được tiếp tục triển khai, 153 dự án cần điều chỉnh chức năng xây dựng hoặc diện tích, 77 dự án tạm dừng để chờ quy hoạch điều chỉnh và 30 dự án phải dừng hẳn Điển hình là Dự án Bệnh viện Quốc tế Hà Đông do Công ty TNHH Đầu tư phát triển sản xuất Hạ Long (BIM Group) làm chủ đầu tư Đây là dự án được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) cấp giấy chứng nhận đầu tư từ tháng 6/2008, với diện tích 16,7 ha trên địa bàn phường Dương Nội, quận Hà Đông Sau khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội ngày 29/9/2011, UBND TP Hà Nội đã có văn bản số 8295/UBND-XD chấp thuận cho phép lập điều chỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/500 và yêu cầu chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhưng đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng Còn dự án “Tháp Thiên niên kỷ Hà Tây” do Công ty TNHH TSQ Việt Nam làm chủ đầu tư tại Phường Yết Kiêu, quận Hà Đông, Hà Nội có quy mô 2 tòa tháp cao 45 tầng và 4 tầng hầm với tổng vốn đầu tư 37,6 triệu USD được cấp phép từ tháng 11/2006 đến nay vẫn là bãi đất hoang.
Còn tại các Khu công nghiệp, Khu kinh tế, việc quy hoạch và phát triển các khu này ở một sốđịa phương còn dàn trải, thiếu sự thống nhất trên quy mô liên vùng, liên tỉnh Khả năng thu hút đầu tư kém dẫn tới tiến độ thực hiện chậm, tỷ lệ lấp đầy các khu, cụm công nghiệp… thấp, đất đai bị bỏ hoang, lãng phí nguồn tài nguyên đất Mặt khác, trong lúc nhiều khu không hút được đầu tư thì không ít các chủđầu tư lại tiếp tục xin bổ sung dự án khác vào quy hoạch Điều này dẫn đến tình trạng đất đai bị khoanh bao, đầu tư hạ tầng tốn kém, dàn trải mà khả năng thu hút đầu tư sẽ thấp hơn nữa.
THỰC TRẠNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KÌ ĐẦU (2011-2015) CỦA HUYỆN
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA HUYỆN THANH OAI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
Thanh Oai là một huyện đồng bằng nằm ở phía Tây Nam của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý liền kề với quận Hà Đông, với trung tâm kinh tế - chính trị là thị trấn Kim Bài cách quận Hà Đông khoảng 14 km, cách trung tâm thành phố Hà Nội
20 km về phía Bắc Toàn huyện có 20 xã và 01 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 12.385,56 ha và dân số là 176.336 người Huyện có địa giới hành chính tiếp giáp như sau:
- Phía Đông giáp huyện Thường Tín, huyện Thanh Trì;
- Phía Tây giáp huyện Chương Mỹ;
- Phía Nam giáp huyện Ứng Hoà và huyện Phú Xuyên;
- Phía Bắc giáp quận Hà Đông.
Với vị trí nằm liền kề với quận Hà Đông và trung tâm thành phố Hà Nội. Thanh Oai có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán đặc biệt thuận lợi trong việc tiêu thụ các sản phẩm nông sản và các sản phẩm sản xuất từ các làng nghề truyền thống.
Thanh Oai có địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng với hai vùng rõ rệt là vùng đồng bằng sông Nhuệ và vùng bãi sông Đáy, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam Điểm cao nhất là xã Thanh Mai với độ cao 7,50 m so với mực nước biển và điểm thấp nhất là xã Liên Châu có độ cao 1,50 m so với mực nước biển.
Với đặc điểm địa hình như vậy, huyện có đủ điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất đa dạng hoá cây trồng và vật nuôi, có khả năng thâm canh tăng vụ.
Thanh Oai nằm trong huyện đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng của lưu khí quyển cơ bản nhiệt đới gió mùa của miền Bắc với 2 mùa rõ rệt, đó là mùa mưa nắng nóng, mưa nhiều, mùa khô lạnh rét mưa ít với số giờ nắng trong năm từ 1.600 - 1.700 giờ.
- Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa tập trung nhiều nhất vào etháng 8, 9 và các tháng này thường hay có gió, bão Lượng mưa bình quân năm của huyện khoảng 1.600-1.800 mm, lượng mưa tập trung vào mùa hè với khoảng 80% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô kéo dài từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
- Độ ẩm không khí từ 84-96%, lượng bốc hơi cả năm 700-900 mm, lượng bốc hơi nhỏ nhất vào tháng 12, tháng1, lớn nhất vào tháng 5 vàtháng 6.
Vớí điều kiện khí hậu như vậy cho phép đa dạng hóa các loại cây trồng, vật nuôi đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm của nhân dân trong huyện cũng như cung cấp cho các vùng lân cận.
Hệ thống thuỷ văn của huyện bao gồm hai con sông lớn đó là sông Nhuệ và sông Đáy với các hệ thống hồ, đầm lớn tập trung ở các xã Thanh Cao, Cao Viên, Cao Dương
Sông Đáy chạy dọc phía Tây của huyện với chiều dài khoảng 20,5 km với độ rộng trung bình từ 100 -125m Đây là tuyến sông quan trọng có nhiệm vụ phân lũ cho sông Hồng.
Sông Nhuệ ở phía Đông của huyện có chiều dài 14,50 km lấy nước từ sông Hồng để cung cấp cho sản xuất nông nghiệp và phục vụ đời sống của nhân dân các xã ven sông như Liên Châu, Tân Ước, Đỗ Động và còn là nơi cung cấp nguồn nước cho công trình thuỷ lợi La Khê.
1.2.1 Tài nguyên đất Đất đai trên địa bàn huyện Thanh Oai được hình thành chủ yếu do quá trình bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng, thông qua sông Đáy Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng trên địa bàn huyện có các loại đất chính sau:
- Đất phù sa được bồi hàng năm (Pb): Loại đất này được phân bố ở khu vực ngoài đê trong vùng phân lũ sông Đáy, có độ màu mỡ cao, thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ, thích hợp cho canh tác các loại rau màu và cây trồng cạn.
- Đất phù sa không được bồi (P): Loại đất này chiếm chủ yếu, phân bố rộng khắp khu vực đồng bằng, đã được khai thác cải tạo lâu đời phù hợp cho thâm canh tăng vụ
- Đất phù sa glây (Pg):Phân bố chủ yếu ở các khu vực địa hình trũng và canh tác ruộng nước, mực nước ngầm nông Đây là loại đất chuyên để chuyển đổi sang dạng lúa - cá, lúa - cá - vịt, nuôi trồng thủy sản
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
2.1 Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Nhìn chung trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Thanh Oai phát triển khá toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh, năm 2005 đạt 930,7 tỷ đồng, đến năm 2010 đạt 1.792,5 tỷ đồng, gấp 1,92 lần so với năm 2005 Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 12,96%, cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân chung của thành phố Hà Nội (TP Hà Nội 10,2%); thu nhập bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,63 triệu đồng, đến năm 2010 đạt 10,48 triệu đồng/người/năm.
Bảng1.1.Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm
Giá trị Cơ cấu Giá trị Cơ cấu
(Nguồn: Tình hình phát triển KT-XH huyện Thanh Oai 2005-2010)
(Nguồn: phòng TN&MT huyện Thanh Oai)
Biểu đồ 1: Tình hình phát triển KT- XH huyện Thanh Oai
2.1.2.Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong những năm qua cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch quan trọng [nhất là khi tỉnh Hà Tây (cũ) được tách về Hà Nội] theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại - du lịch, đồng thời phát huy lợi thế trong từng ngành, lĩnh vực.
Bảng 1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai qua một số năm Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2009 Năm 2010
Cơ cấu GTSX (theo giá HH) 100 100 100
- Dịch vụ - thương mại - du lịch 24,71 27,97 29,51
(Nguồn: Tình hình phát triển KT-XH huyện Thanh Oai 2005-2010)
2.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
2.2.1 Khu vực kinh tế nông nghiệp
Ngành nông nghiệp giữ vai trò khá quan trọng và có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế của huyện Năm 2010 ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng 28,37% trong tổng GDP của huyện Tốc độ phát triển của ngành giai đoạn 2005 -
2010 trung bình ở mức 3,4%/năm và năm 2010 đạt 4,49%
Bảng 1.3 Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
1 Giá trị SX (94) Tỷ đồng 452 439,2 455,7 521,6 554,1
2 Cơ cấu kinh tế ngành % 100 100 100 100 100
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Oai) Ngành trồng trọt
Trong những năm qua mặc dù chịu ảnh hưởng của yếu tố thời tiết, sâu bệnh nhưng năng suất các loại cây trồng chính trong huyện tăng khá, một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển như: đậu tương năm 2005 có
360 ha, đến năm 2010 toàn huyện có 1.500 ha; rau màu các loại tăng 177 ha so với năm 2005…
Bình quân giá trị sản xuất trên 1 ha canh tác ở huyện còn chưa cao, năm 2005 đạt 26,6 triệu đồng/ha/năm, tới năm 2010 đạt 30,0 triệu đồng/ha/năm.
Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của huyện giai đoạn 2005 - 2010 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.4.Thống kê diện tích một số cây trồng chính
3 Tổng SL lương thực quy thóc Tấn 91.413 84.83
4 BQ lương thực đầu người Kg 540 500 492 530 556,4
5 BQ giá trị SX/1ha canh tác (Tr.đ
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Oai) Ngành chăn nuôi
Cho đến nay chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Thanh Oai Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn và gia cầm
Ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu cung cấp nhu cầu thực phẩm cho huyện và các quận nội thành Tuy nhiên, ngành chăn nuôi còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của một huyện ngoại thành
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản của huyện là 333,20 ha Sản lượng đánh bắt thủy sản đạt 589 tấn; sản lượng nuôi trồng đạt 2.351 tấn Trong thời điểm hiện tại khi mà dịch cúm gia cầm tiếp tục gây ảnh hưởng đến kinh tế của các hộ nông dân thì việc năng suất và sản lượng cá đạt cao, cộng với việc giá bán cao đã giúp người nông dân phần nào giảm bớt khó khăn trong nuôi trồng thuỷ sản.
2.2.2 Khu vực kinh tế công nghiệp
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đã khôi phục lại được các làng nghề truyền thống thành các điểm du lịch làng nghề (quạt Vác, tăm hương, giò chả Ước Lễ, nón Chuông ), mở rộng được các loại hình ngành nghề mới (mộc, đồ gỗ gia dụng) từng bước ổn định phát triển theo cơ chế thị trường.
Trên địa bàn huyện giá trị ngành công nghiệp chủ yếu được tạo ra từ các cơ sở ngoài quốc doanh Tốc độ tăng trưởng của các cơ sở ngoài quốc doanh tăng nhanh, dự báo trong tương lai công nghiệp ngoài quốc doanh sẽ phát triển nhanh và ngày càng chiếm tỷ trọng cao.
Các dự án thuê đất của các công ty, hộ đã tổ chức sản xuất, kinh doanh ổn định và có giá trị sản xuất lớn như: Công ty DHA, công ty sản xuất cấu kiện bê tông Ngọc Hương, Công ty TNHH Minh Châu, các cơ sở sản xuất đồ nhựa gia dụng Tình hình phát triển của ngành công nghiệp xây dựng từ năm 2005 - 2010 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.5.Tình hình phát triển ngành công nghiệp - xây dựng
1 Giá trị tăng thêm (Giá cố định 1994) 171,9 457,6
2 Giá trị sản xuất (Giá cố định 1994) 382 995,3
(Nguồn: Phòng Thống kê huyện Thanh Oai)
Tóm lại: ngành công nghiệp xây dựng của huyện Thanh Oai trong những năm qua phát triển nhanh Huyện đã quy hoạch được các cụm, điểm công nghiệp đã phát huy được các làng nghề truyền thống, phát triển được các làng nghề mới
Ngành thương mại dịch vụ của huyện trong thời gian qua chưa phát triển tương xứng với tiềm năng sẵn có Năm 2010 tổng giá trị sản xuất đạt 529 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành đạt 18,13%/ năm Tỷ trọng tăng từ 24,71% năm 2005 lên 29,51% năm 2010. Đến năm 2010, toàn huyện có 4.800 hộ kinh doanh thương nghiệp, với các loại hình thương nghiệp dịch vụ khá phong phú đa dạng: bảo dưỡng, sửa chữa, bán lẻ phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt của người dân.
Hiện nay, toàn huyện đã có 21 chợ ở 17 xã và 1 thị trấn Một số chợ có hoạt động kinh doanh lớn, chợ truyền thống kinh doanh lâu đời: chợ Tư (xã Bình Minh), chợ Hôm (xã Tam Hưng) song đa số còn lại là chợ nhỏ, lẻ họp ngoài trời, lều lán tạm, chợ cóc họp trên trục đường Nguồn thu từ chợ không đáng kể
Mạng lưới bán lẻ xăng dầu trên địa bàn huyện rất đa dạng, đáp ứng đủ số lượng, yêu cầu để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện
2.3 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Tính đến thời điểm điều tra, dân số huyện có 176.336 người, mật độ bình quân là 1.423 người/km 2
- Dân số đô thị 5.849 người chiếm 3,32% dân số toàn huyện, mật độ dân số bình quân là 1.353 người/km 2
- Dân số nông thôn là 170.487 người, chiếm 96,68% dân số toàn huyện, mật độ dân số bình quân là 1.426 người/ km 2
Bảng 1.6 Hiện trạng diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Thanh Oai
STT Đơn vị hành chính
Mật độ dân số (người/km 2)
Quy mô hộ (người/hộ)
(Nguồn: UBDS Gia đình & Trẻ em huyện Thanh Oai)
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-KINH TẾ-XÃ HỘI .42 1 Những lợi thế
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ Ở cửa ngõ quận Hà Đông và có Quốc lộ 21B đi qua làm cho vị trí của huyện có lợi thế rất đặc biệt cho phát triển toàn diện kinh tế - xã hội, mở rộng thị trường, giao lưu hàng hóa và thu hút vốn đầu tư Cũng như chuyển giao công nghệ tiên tiến.
Là một huyện đồng bằng phì nhiêu và vùng bãi sông Đáy có thể trồng các loại cây lâu năm, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao.
Có nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng cùng với hệ thống khu công nghiệp, cụm công nghiệp được phát triển tạo ra địa bàn thu hút vốn đầu tư Thanh Oai được coi là trung tâm sản xuất nông sản của thành phố, đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Thanh Oai có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và cảnh đẹp, là tiềm năng lớn để phát triển du lịch văn hóa, lễ hội, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề nếu biết tận dụng, khai thác tiềm năng to lớn nói trên.
Thanh Oai có nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề. Trình độ dân trí khá cao, một bộ phận dân cư có trình độ sản xuất hàng hóa, năng động với cơ chế thị trường.
Với các lợi thế trên, Thanh Oai có triển vọng phát triển cả về kinh tế- xã hội, trong tương lai gần, với vị trí địa lý thuận lợi cùng tiền đề có sẵn Thanh Oai có thể trở thành khu vực trung tâm, do đó phân bổ quy hoạch hợp lý đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất, sẽ đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của địa phương Từ các lợi thế của địa phương sẽ đưa ra các quy hoạch sử dụng đất sao cho hiệu quả nhất, ưu tiên phát triển trọng điểm, khai thác tối đa thế mạnh của địa phương
Diện tích đất có khả năng khai thác đưa vào sử dụng không còn nhiều, ngoài diện tích sông, đất bãi cát bồi ven sông Đáy sản xuất không ổn định Hàng năm vào mùa mưa thường bị ngập úng cục bộ, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Điểm xuất phát kinh tế của huyện còn thấp, tốc độ phát triển kinh tế chưa bền vững Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất chưa đáp ứng được yêu cầu, nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế
Cơ sở hạ tầng sản xuất cũng như sinh hoạt tuy có được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội chưa đồng đều trên các bộ phận lãnh thổ huyện Còn thiếu một đội ngũ quản lý, cán bộ chuyên môn và kỹ thuật giỏi, có trình độ quản lý và điều hành các dự án lớn và tiếp thu nhanh các công nghệ tiên tiến và hiện đại.
Chất lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách, chuyển giao công nghệ
Tình hình thời tiết, khí hậu, thiên tai diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Điều tra, đánh giá khách quan các vấn đề còn tồn tại trên địa bàn huyện là vô cùng quan trọng giúp nhận biết thực trạng sử dụng đất của các địa phương, những khu vực nào quy hoạch còn kém hiệu quae, chưa phù hợp, vấn đề nằm ở đâu (nhân lực, cơ sở hạ tầng, ) từ đó, để hạn chế và giải quyết các tồn tại trên làm sao quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với mỗi địa phương.
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI
4.1 Tình hình quản lý đất đai
4.1.1 Tình hình quản lý đất đai
- Tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai
Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật,
UBND huyện đó có nhiều cố gắng đưa công tác quản lý đất đai trên địa bàn dần đi vào nề nếp và ngày càng chặt chẽ hơn, phần lớn quỹ đất đó được giao cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu dài Chính quyền huyện đặc biệt quan tâm tới công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật với mục đích để nhân dân hiểu và chấp hành tốt Luật Đất đai.
- Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Thực hiện Nghị định 64/CP, Nghị định 88/CP, Nghị định 60/CP về giao đất, Nghị định 85/CP và Chỉ thị 245/TTg về cho thuê đất
- Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Việc đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính được thực hiện theo đúng quy định pháp luật Tính đến ngày 01/01/2010, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện đạt được các kết quả sau:
+ Cấp được 22.762 giấy chứng nhận đất nông nghiệp
+ Cấp được 28.081 giấy chứng nhận đất
- Công tác thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Thực hiện chính sách quản lý Nhà nước về đất đai, cùng với sự chỉ đạo hướng dẫn về chuyên môn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, toàn huyện đã triển khai công tác thống kê đất đai hàng năm và kiểm kê định kỳ 5 năm
Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành thường xuyên theo đúng quy định của pháp luật.
Nhìn chung, công tác thống kê được tổ chức hàng năm, phòng TN&MT đã chủ động triển khai, hướng dẫn, đôn đốc phối hợp, các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra biến động, chỉnh lý số liệu Phòng Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, hoàn thiện tài liệu để báo cáo UBND huyện và UBND huyện trình UBND thành phố để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường xét duyệt đảm bảo thời gian quy định.
Trong năm 2010, huyện Thanh Oai tiến hành kiểm kê đất đai theo đúng quy định Phòng Tài nguyên và Môi trườngđã tổ chức triển khai, hướng dẫn đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện kiểm kê theo hướng dẫn mới của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay đã cơ bản hoàn thành.
- Quản lý tài chính về đất đai
Công tác quản lý tài chính về đất đai được triển khai thực hiện theo đúng quy định của pháp luật Huyện đã thực hiện tốt việc quản lý thu, chi ngân sách như: thuế chuyển quyền, thuế trước bạ,…
- Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản
Việc chuyển quyền sử dụng đất được UBND huyện quan tâm nhằm thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển Trong năm qua huyện đã làm thủ tục xác nhận chuyển quyền sử dụng đất theo quy định tạo điều kiện thực hiện tốt các quyền của người sử dụng đất và quản lý đất đai theo pháp luật
Thực hiện nghị định số 08/2000/NĐ-CP của Chính phủ và các Thông tư hướng dẫn của liên Bộ TN&MT - Tư Pháp về đăng ký giao dịch bảo đảm, ngành đó triển khai thực hiện đăng ký thế chấp, bảo lãnh bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu Bước đầu đã triển khai thực hiện, tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
Trước đây, công tác quản lý giám sát thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa được quan tâm đúng mức Đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai chưa cao.
Thi hành các quy định pháp luật về đất đai hiện nay, huyện đã quan tâm, bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định về đất đai luôn được quan tâm sát sao, phòng TN&MT chủ động xây dựng kế hoạch và phối hợp với các ngành liên quan và các xã, thị trấn triển khai thanh tra, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn huyện Cùng với thanh tra thường xuyên, hoạt động thanh tra theo các chuyên đề dưới sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện được thực hiện kịp thời; đặc biệt là thanh tra các nội dung về giao đất, cho thuê đất, sử dụng đất, quản lý mặt bằng đất canh tác.
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai
Hàng năm trên địa bàn huyện vẫn xảy ra một số vụ tranh chấp đất đai giữa các hộ sử dụng đất liền kề và trong dòng tộc về ranh giới sử dụng đất, quyền thừa kế,… song đã được huyện và các cấp có thẩm quyền giải quyết, cụ thể trong những năm gần đây huyện đã tham gia giải quyết được nhiều vụ tranh chấp, không để tồn đọng các hiện tượng tranh chấp nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn, góp phần làm ổn định trật tự an ninh xã hội tại địa phương.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
Thời kỳ trước năm 2003, trong tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về đất đai ở Thanh Oai chưa có đơn vị nào có chức năng chuyên về hoạt động dịch vụ công trong lĩnh vực đất đai Thực hiện Luật Đất đai năm 2003 huyện có thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, thực hiện cơ chế “một cửa” ở huyện và điều chỉnh công khai các thủ tục về nhà đất, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đăng ký, thế chấp, bảo lãnh quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
4.1.2 Đánh giá chung về tình hình quản lý đất đai:
Trong những năm qua, với sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ của UBND tỉnh Hà Tây (cũ) - nay là UBND thành phố Hà Nội - cùng Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện Thanh Oai nói chung và Phòng TN-MT nói riêng đã cố gắng, nỗ lực hết mình, chỉ đạo sâu sát công tác quản lý đất đai Đội ngũ cán bộ công chức có tinh thần trách nhiệm trong việc phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ công tác được giao Sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng có liên quan trong việc giải quyết dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai Tuy nhiên, đất đai luôn là lĩnh vực nhạy cảm và nóng bỏng, có nhiều diễn biến phức tạp khó khăn trong công tác quản lý, luật đất đai và các văn bản dưới luật luôn có sự thay đổi, điều chỉnh và bổ sung Trong những năm qua công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện luôn được làm tốt, tham mưu kịp thời cho cấp trên trong việc quản lý và sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
4.2 Hiện trạng sử dụng đất và biến động các loại đất
4.2.1 Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI VÀ ĐỊNH HƯỚNG DÀI HẠN SỬ DỤNG ĐẤT
5.1.Đánh giá tiềm năng đất đai Đất đai là một trong năm yếu tố cơ bản của nền sản xuất xã hội, yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, mức độ ảnh hưởng của đất đai đến sự phát triển của các ngành có khác nhau Việc đánh giá đất đai về mặt lượng và chất theo khả năng thích hợp với từng mục đích sử dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng, hình thành những căn cứ để xây dựng định hướng sử dụng đất lâu dài, nhằm khai thác sử dụng đất tiết kiệm và hợp lý.
Tiềm năng đất đai thể hiện ở khả năng khai thác quỹ đất chưa sử dụng và khả năng khai thác chiều sâu, khả năng sinh lợi đối với đất đang sử dụng bằng việc chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện.
5.1.1 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ sản xuất nông nghiệp
Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của huyện phân bố tương đối đều đối với các xã, thị trấn Một số xã có diện tích lớn như xã Tam Hưng, xã Hồng Dương
Quá trình sản xuất nông nghiệp liên quan chặt chẽ với các yếu tố tự nhiên như đặc điểm thổ nhưỡng, tính chất nông hoá của đất Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp còn phụ thuộc vào việc bố trí hợp lý các cây trồng, vật nuôi, mặt khác những tác động của thị trường ảnh hưởng không nhỏ đối với sản xuất nông nghiệp
Tuy nhiên với 8.571,93 ha đất nông nghiệp như hiện nay, tiềm năng khai thác mở rộng thêm diện tích đất này là không thể vì Thanh Oai là một huyện ven đô của thành phố Hà Nội nên nhu cầu về xây dựng hạ tầng là tương đối lớn chính vì thế diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp để chuyển mục đích sang các loại đất khác.
Vì vậy tiềm năng khai thác chỉ có thể là hình thức thâm canh và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
5.1.2 Đánh giá tiềm năng đất đai để phục vụ cho việc phát triển khu công nghiệp, mở rộng đô thị, xây dựng khu dân cư nông thôn
Các chỉ tiêu đánh giá mức độ thuận lợi cho phát triển công nghiệp như vị trí địa lý, địa hình, địa chất, nguồn nguyên liệu, điều kiện về hạ tầng cơ sở, thị trường,nguồn lao động và chính sách đầu tư phát triển:
Thanh Oai có 1 tuyến Quốc lộ chạy qua đó là tuyến Quốc lộ 21B Quốc lộ 21B có vai trò rất quan trọng, là một lợi thế trong giao lưu kinh tế, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và thu hút vốn đầu tư đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp. Đất đai của huyện có nền địa chất ổn định thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp có quy mô lớn.
Lực lượng lao động khá dồi dào, có sức khoẻ, là nơi tập trung chất xám lao động kỹ thuật có trình độ cao là nguồn lực lớn cho phát triển công nghiệp.
Là một huyện ven đô, có điều kiện giao thông tương đối thuận lợi, có vị trí chiến lược trong việc phát triển kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng cũng như của thành phố Hà Nội nên tốc độ đô thị hóa trong giai đoạn tới của Thanh Oai được dự báo là rất nhanh.
Sự phát triển nhanh của các hành lang kinh tế tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các khu đô thị mới Song song với tiến trình này việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn là những điều kiện cơ bản để đô thị hoá nông thôn Tiềm năng để phát triển đô thị của Thanh Oai rất lớn đòi hỏi phải có quy hoạch cụ thể tạo không gian hài hoà trong phát triển đô thị của vùng đặc biệt cần sử dụng tiết kiệm quỹ đất.
Dự kiến đến năm 2020 Thanh Oai sẽ có các khu đô thị mới được mở về phía Đông Bắc của huyện Cụ thể là khu đô thị Thanh Hà - Cự Khê với diện tích 280 ha và khu đô thị Cenco 5 - Mỹ Khê (nằm trên địa bàn 2 xã Cự Khê và Mỹ Hưng) với diện tích 181 ha.
- Khu dân cư nông thôn
Việc phát triển các điểm dân cư nông thôn mới để đáp ứng nhu cầu dân sinh kinh tế là thực tế khách quan không thể tránh khỏi Tuy nhiên, cần chú trọng việc bố trí theo hướng tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, làm tiền đề cho quá trình đô thị hóa ở nông thôn.
Tiềm năng đất đai để mở rộng đất khu dân cư nông thôn và đất ở nông thôn của huyện là rất lớn song trong thực tế để sử dụng đất đai tiết kiêm, hợp lý cần cân nhắc kỹ lưỡng từng khu vực cụ thể Đối với những điểm dân cư tập trung mang tính chất đầu mối cần chú trọng phát triển để có điều kiện đầu tư nâng cấp thành thị trấn trong tương lai.
5.2 Định hướng dài hạn sử dụng đất
5.2.1 Khái quát phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cho giai đoạn
20 năm tới và giai đoạn tiếp theo
Phát triển kinh tế xã hội của huyện nằm trong điều kiện gắn bó chặt chẽ với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Hồng Để đẩy mạnh công nghiệp, lương thực, thực phẩm thì trước tiên phải ưu tiên phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, đầu tư hỗ trợ vốn để khôi phục lại một số ngành nghề truyền thống.
Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, hợp tác liên doanh, liên kết với trung ương và tỉnh bạn Các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân để thu hút vốn đầu tư vào địa bàn huyện.
PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
6.1 Chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch
Phát triển kinh tế - xã hội Thanh Oai đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với tổng thể phát triển của Thành phố Hà Nội, theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực có liên quan.
Huy động mọi nguồn lực khai thác tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tập trung đầu tư xây dưng kết cấu hạ tầng, kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng.
Phát triển nhân lực là nhiệm vụ quan trọng trước mắt và lâu dài, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả bền vững, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với giải quyết các vấn đề xã hội, đặc biệt đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, giảm dần chênh lệch mức sồng giữa các bộ phận dân cư.
Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tăng cường và củng cố an ninh quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị.
Xây dựng Thanh Oai đến năm 2020 có cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng là chủ yếu Phát triển nông nghiệp ven đô Hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, khớp nối với khu vực nội đô Hệ thống giáo dục đạt chuẩn ở các cấp học, phát triển các trung tâm đào tạo nghề nhằm tạo nguồn lao động chất lượng. Đến năm 2030 thể hiện rõ vai trò là một bộ phận vành đai xanh của Thành phố Phát triển các khu vực chuyên canh sản xuất nông nghiệp Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế được xây dựng hiện đại.
6.1.1 Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tiếp tục đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dấn tỷ trọng các ngành tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế chung của huyện Phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời khai thác tối đa các tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương Cụ thể:
-Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn năm 2020 đạt khoảng 9.000 tỷ đồng, năm
2030 đạt 32.300 tỷ đồng (giá CĐ năm 94).
- Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 16%/ năm, giai đoạn 2021 - 2030 đạt 14%/năm.
- Cơ cấu giá trị sản xuất đến năm 2020:
6.1.2 Chỉ tiêu quy hoạch phát triển các ngành kinh tế
Khu vực kinh tế nông nghiệp
Phát triển nông nghiệp của huyện theo hướng nông nghiệp sinh thái, có chất lượng hiệu quả, an toàn thực phẩm và bền vững với môi trường.
Hình thành rõ nét các vùng, các tiểu vùng chuyên canh hợp lý, phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội của từng vùng, tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới vào sản xuất.
Giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 - 2020 đạt 5 - 6%/năm.
Khu vực kinh tế công nghiệp
Tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt 19,5%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 21%/năm.
Thu hút lao động vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong tổng số lao động trên địa bàn huyện lên khoảng 45% vào năm 2015 và trên 50% vào năm 2020.
Xây dựng các điểm công nghiệp nhằm thu hút các hộ trong làng nghề vào phát triển sản xuất, có chính sách ưu tiên và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ở làng nghề được đầu tư vào các cụm điểm công nghiệp.
Củng cố, duy trì và phát triển 84 làng nghề tuyền thống và làng nghề mới Phát triển các ngành nghề cơ khí, chế biến lương thực, chế biến thịt gia súc, gia cầm; sản xuất đồ uống, dệt may.
Khu vực kinh tế dịch vụ
Giá trị sản xuất thương mại dịch vụ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 20 -21%/năm giai đoạn 2011 - 2020.
- Du lịch: Xây dựng khu du lịch sinh thái, tu bổ tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa có giá trị trên địa bàn cùng với xây dựng cơ sở vật chất, phát huy tiềm năng về du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, du lịch lễ hội - văn hóa với du lịch cộng đồng.
- Đối với các ngành dịch vụ khác: Phát triển các loại hình dịch vụ tài chính, ngân hàng, bưu chính viễn thông đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống, phù hợp với xu thế phát triển của kinh tế thị trường, góp phần chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của huyện.
6.2 Phương án quy hoạch, sử dụng đất
Kết quả phân bổ chỉ tiêu cấp tỉnh đến năm 2020 cho huyện Thanh Oai (Biểu
25) tại Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 01/2/2013 của UBND thành phố Hà Nội, so sánh với phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, huyện xác định
“diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng” cụ thể như sau:
Bảng 4.1 Chỉ tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch huyện Thanh Oai
Kỳ cuối đến năm 2020 Diện tích (ha)
Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT
Trong đó: đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên)
1.2 Đất trồng cây lâu năm 725,92 8,47 840,92 840,9 10,1
1.6 Đất nuôi trồng thủy sản 333,20 3,89 425,44 313,2 112,2 5,14
Kỳ cuối đến năm 2020 Diện tích (ha)
2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 54,64 1,49 52,09 52,1 1,28
- Đất xây dựng khu công nghiệp
- Đất xây dựng cụm công nghiệp
2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh
2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 26,65 0,72 24,24 0,60
2.7 Đất cho hoạt động khoáng
2.8 Đất di tích, danh thắngsản 23,10 0,63 23,10 23,1 0,57 2.9 Đất bãi thải, xử lý chất thải 4,65 0,13 24,18 155,5 -
0 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 51,73 1,41 51,73 51,7 1,28 2.1
1 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 152,85 4,16 171,21 152,9 18,3 4,22 2.1
2 Đất có mặt nước chuyên dung
3 Đất phát triển hạ tầng 1.721,71 46,82 1.956,7
48,2 Đất cơ sở văn hóa 9,45 0,55 34,52 34,5 1,764 Đất cơ sở y tế 9,48 0,55 30,47 30,5 1,56 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo
3,59 Đất cơ sở thể dục - thể thao 29,00 1,68 57,98 48,3 9,7 2,96
3 Đất chưa sử dụng 136,65 1,10 51,70 51,7 0,42 Đất chưa sử dụng còn lại 51,70 51,7 Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng
5 Đất khu bảo tồn thiên nhiên
Kỳ cuối đến năm 2020 Diện tích (ha)
7 Đất khu dân cư nông thôn 2.384,72 19,25 2.436,3
(Nguồn: phòng TN&MT huyện Thanh Oai) 7 Đất nông nghiệp Đến năm 2020, diện tích đất nông nghiệp huyện xác định là 8.277,75 ha, cao hơn chỉ tiêu thành phố phân bổ 422,1 ha.
Nguyên nhân: đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, chỉ tiêu sử dụng đất nông nghiệp do cấp tỉnh phân bổ là 7/10 chỉ tiêu (không tính 03 chỉ tiêu khác là đất trồng lúa nương, đất trồng cây hàng năm còn lại và đất nông nghiệp khác) Tuy nhiên theo Quyết định số 695/QĐ-UBND ngày 01/2/2013 của UBND thành phố Hà Nội, hiện tại tổng diện tích 7 loại đất thành phố phân bổ huyện Thanh Oai là 7.925,9 ha lớn hơn tổng diện tích đất nông nghiệp (7.855,7 ha) Như vậy là có sự bất hợp lý. Bên cạnh đó thì trong thực tế hiện nay, ngoài 7 loại đất trên huyện Thanh Oai còn diện tích đất quy hoạch vùng trồng rau an toàn (theo Quyết định số 474/QĐ -
UBND ngày 28/01/2010 của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt định hướng quy hoạch phát triển mạng lưới sản xuất rau an toàn trên địa bàn thành phố
ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KÌ ĐẦU (2011-2015) CỦA HUYỆN THANH OAI
HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2020 VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT 5 NĂM KÌ ĐẦU (2011-2015) CỦA HUYỆN THANH OAI
7.1 Khái quát về công tác
Dựa trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, thực trạng phát triển của các ngành kinh tế - xã hội, hiện trạng và xu hướng biến động sử dụng đất, căn cứ vào các mục tiêu, định hướng phát triển nền kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, trên cơ sở các dự báo, tính toán về nhu cầu, định hướng sử dụng đất của các ngành, các lĩnh vực và tiềm năng đất đai có thể đáp ứng (về số lượng, chất lượng) trên các địa bàn cụ thể Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Thanh Oai được xây dựng nhằm đáp ứng các nhu cầu về đất đai (đảm bảo sử dụng tiết kiệm, khoa học, hợp lý và có hiệu quả) cho hiện tại và tương lai để phát triển các ngành kinh tế (với biện pháp ưu tiên phát triển các ngành kinh tế, các lĩnh vực mũi nhọn, có ưu thế) là cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm, phục vụ cho công tác thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, đáp ứng được các mục tiêu kinh tế - xã hội (đạt hiệu quả đồng bộ cả 3 lợi ích: kinh tế - xã hội - môi trường)
Các tài liệu thu thập được, sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu, số liệu, phương pháp bản đồ, được tổng hợp lại thành hệ thống rõ ràng và chặt chẽ thể hiện rõ qua các quy hoạch phân bổ sử dụng đất
Công tác đã được tiến hành theo các quy trình được quy định trong thông tư số 29/2014/TT-BTNMT do Bộ TN&MT quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện
7.2 Những tồn tại trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai
Qua công tác điều tra để xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai nói trên đã bộc lộ một số tồn tại cần giải quyết để công tác được hoàn thiện và đạt hiệu quả cao hơn, như:
- Chuyển đổi kinh tế nói chung và cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh, công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác dồn điền đổi thửa một số cơ sở còn chậm, chưa tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chưa đa dạng hóa các loại cây có giá trị kinh tế cao, giá trị hàng hóa xuất khẩu Chăn nuôi phát triển song vấn đề môi trường và phòng chống dịch bệnh luôn tiềm ẩn những bất lợi
- Việc mất đất sản xuất nông nghiệp nhất là đất trồng lúa cho mục đích xây dựng kết cấu hạ tầng và đô thị hoá còn là vấn đề tất yếu trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn
- Quỹ đất dành cho các hoạt động văn hoá, thể thao, y tế chưa được bố trí hợp lý, nhiều nơi bị thu hẹp do bị lấn chiếm để sử dụng vào các mục đích khác Mặt khác, các ngành, các cấp cũng chưa quan tâm đến quy hoạch, còn chuyển đổi mục đích sử dụng đất sai quy định.
- Quản lý, sử dụng đất chưa chặt chẽ, nhất là ở cấp cơ sở đã dẫn đến sử dụng đất chưa hợp lý, kém hiệu quả và sai mục đích chủ yếu do các nguyên nhân sau: + Pháp luật đất đai cùng với các chính sách đất đai đã được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, chưa phổ biến sâu rộng để toàn dân tự giác thực hiện
+ Đội ngũ cán bộ quản lý đất đai một số xã còn hạn chế về chuyên môn và kinh nghiệm chưa đủ sức nhanh nhạy giải quyết kịp thời nên còn có tình trạng vi phạm pháp Luật Đất đai.
+ Các chính sách bồi thường, tái định cư chưa hợp lý, thiếu đồng bộ nên gây nhiều khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất, đặc biệt khi thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội.
- Quy hoạch sử dụng đất còn chưa hoàn toàn theo hướng quy hoạch, phát triển trọng điểm.
- Phân bố diện tích đất theo đầu người còn có sự chện lệch lớn giữa các địa phương
- Chưa có nhiều chính sách về ưu đãi thuế đất để thu hút các nhà đầu tư
- Một số xã do chính quyền quản lý không chặt chẽ và đặt vấn đề phát triển bền vững lên hang đầu, dẫn đến tình trạng nhận dân bán đất ruộng để lấy tiền, hiện tại dẫn đến hậu quả là nhân dân mất đất sản xuất.(xã Mỹ Hưng)
- Chưa phổ biến được cho đa số bộ phận nhân dân biết tầm quan trọng của công tác quy hoạch, sử dụng đất đai để tránh tình trạng vì lợi trước mắt gây ảnh hưởng tới chiến lược phát triển bền vững của huyện ( như trường hợp của xã Mỹ Hưng)
Trên đây là những vấn đề trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Thanh Oai còn đang tồn tại và cần phải đề ra những phương án giải quyết.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM THỰCHIỆN TỐT CÔNG TÁC QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤTHUYỆN THANH OAI TỚI NĂM 2020
PHƯƠNG HƯỚNG VỀ THỰC HIỆN QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
1.1 Phương hướng của Chính phủ
Phương hướng thực hiện quy hoạch của chính phủ: Đảm bảo hợp lý quỹ đất đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, việc tính toán, phân bổ nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, lĩnh vực, địa phương được định hướng từ trên xuống dưới, từ cấp Trung ương đến cấp cơ sở Ưu tiên bố trí đủ quỹ đất để xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, tập trung phát triển các lĩnh vực hạ tầng then chốt; ưu tiên bố trí quỹ đất cho những dự án quan trọng tạo đột phá phát triển và có tác động lan tỏa lớn. Đảm bảo hợp lý quỹ đất đáp ứng nhu cầu xây dựng đô thị, phát triển công nghiệp, dịch vụ trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; thu hút các nguồn lực để khai thác hiệu quả quỹ đất vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng ven biển cho các mục đích phi nông nghiệp nhằm giảm áp lực sử dụng vào đất canh tác tại vùng đồng bằng Đảm bảo đủ quỹ đất để thiết lập, duy trì và quản lý hành lang bảo vệ các công trình thuộc hệ thống giao thông, thủy lợi, điện lực, nguồn nước, di tích lịch sử - văn hóa,… theo quy định của pháp luật hiện hành;
Quy hoạch sử dụng đất dọc tuyến ven biển đảm bảo tính kết nối liên vùng, phát huy được thế mạnh của khu vực ven biển, khai thác hợp lý quỹ đất ven biển nhằm đảm bảo nhu cầu sử dụng không gian biển và bờ biển lâu dài cho cộng đồng và đảm bảo mục tiêu quốc phòng, an ninh
Chỉ tiêu đặt ra trong kỳ quy hoạch:
- Đất nông nghiệp: Quy hoạch diện tích đất nông nghiệp của cả nước đến năm
2020 là 26.732.000 ha, tăng 506.000 ha so với năm 2010
- Đất phi nông nghiệp: Quy hoạch sử dụng đất phi nông nghiệp đến năm 2020, cả nước có 4.880.000 ha, tăng 1.175.000 ha so với năm 2010
- Đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng: Năm 2010, cả nước còn 3.164 nghìn ha;trong thời kỳ quy hoạch sẽ khai thác khoảng 1.681 nghìn ha sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp Như vậy, đến năm 2020 quỹ đất chưa sử dụng của cả nước còn lại khoảng 1.483 nghìn ha
1.2 Phương hướng thực hiện quy hoạch sử dụng đất của Thành phố Hà Nội
Phương hướng của UBND Thành phố Hà Nội
Tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, rà soát quy hoạch của các ngành, lĩnh vực trong thành phố có sử dụng đất cho thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ xét duyệt; việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thống nhất chặt chẽ từ cấp thành phố đến cấp xã đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn thành phố; có giải pháp cụ thể để huy động vốn và các nguồn lực khác đáp ứng vốn đầu tư cho việc thực hiện phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của thành phố.
Xác định ranh giới và công khai diện tích đất trồng lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt; điều tiết phân bổ nguồn lực, bảo đảm lợi ích giữa các khu vực có điều kiện phát triển công nghiệp, đô thị, dịch vụ với các khu vực giữ nhiều đất trồng lúa. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng quỹ đất quy hoạch khu công nghiệp (bao gồm đất xây dựng khu công nghiệp và cụm công nghiệp) và đất đô thị đảm bảo khai thác có hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên; việc thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp, đất đô thị phải thực hiện đúng quy hoạch, có kế hoạch phù hợp và gắn kết chặt chẽ với các biện pháp đảm bảo an sinh xã hội và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững.
Chủ động thu hồi đất theo quy hoạch và kế hoạch, trong đó cần phải thu hồi cả phần diện tích đất bên cạnh công trình kết cấu hạ tầng, vùng phụ cận để tạo nguồn vốn cho phát triển, tạo quỹ đất đầu tư công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội Đồng thời, ưu tiên cho người bị thu hồi đất được giao đất hoặc mua nhà trên diện tích đất đã thu hồi mở rộng theo quy định của pháp luật Đẩy mạnh việc đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất Khuyến khích sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, khắc phục tình trạng bỏ hoang đất đã giao và cho thuê.
Quản lý sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng; ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong công tác giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; xây dựng mạng thông tin đất đai và nối mạng hệ thống các cơ quan quản lý đất đai từ thành phố xuống các xã và các đơn vị có liên quan.
Mục tiêu quy hoạch của thành phố tới năm 2020
- Đất nông nghiệp: 152.242 ha , chiếm 45.7% trong cơ cấu đất toàn thành phố(đất trồng lúa chiếm 92.120 ha)
- Đất phi nông nghiệp: 178,836 ha, chiếm 53.7% trong cơ cấu đất toàn thành phố
- Đất chưa sử dụng: 1.181 ha, chiếm 0.6% cơ cấu đất toàn thành phố
1.3 Phương hướng thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai
Phương hướng thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của Thanh Oai Để đảm bảo tính đồng bộ chặt chẽ trong quy hoạch từ trung ương đến địa phương, phù hợp với chiến lược phát triển của quốc gia, quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai dựa trên phương hướng thực hiện quy hoạch sử dụng đất của cả nước và thành phố Hà Nội, kết hợp với việc phân tích, đánh giá về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất và mục tiêu quy hoạch mà huyện đặt ra để xác định các phương hướng phù hợp thực hiện quy hoạch sử dụng đất huyện Thanh Oai.
Hiện nay trên địa bàn huyện quá trình đô thị hóa nhanh nên kinh tế phát triển mạnh và khá toàn diện, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ, kéo theo đó là sự biến động lớn về đất đai Trong khi theo quy hoạch của Thủ đô, huyện Thanh Oai thuộc khu vực vành đai xanh của Thủ đô nên việc phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu chú trọng phát triển nông nghiệp, dịch vụ xanh Do vậy, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp huyện Thanh Oai cần thực hiện theo hướng chuyên môn hóa, đem lại hiệu quả cao hơn nữa, thực hiện quy hoạch nông thôn mới tại tất cả các xã trên địa bàn huyện
Trong tương lai Thanh Oai sẽ tập trung mọi nguồn lực đầu tư khai thác quỹ đất chưa sử dụng cũng như chuyển đổi, điều chỉnh những bất hợp lý trong quỹ đất đang sử dụng cho các mục đích, nhằm mang lại hiệu quả kinh tế, cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội ổn định, bền vững của xã hội trong tương lai. Đối với sản xuất nông nghiệp cần cải tạo hệ thống thuỷ lợi (nạo vét kênh mương) đảm bảo được yêu cầu tưới tiêu, thâm canh tăng vụ và chuyển dịch cơ cấu cây trồng Chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong kỳ quy hoạch nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, có những cải tạo, chuyển đổi bố trí hợp lý cơ cấu cây trồng Một số diện tích đất chuyên trồng lúa không đem lại hiệu quả kinh tế cao sẽ được chuyển đổi sang trồng cây lâu năm và hình thành các vườn cây ăn quả và chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản cho phù hợp với điều kiện tự nhiên, tiềm năng về vốn và lao động Việc khai thác sử dụng đất đai được gắn liền với bảo vệ môi trường.
Với đất khu dân cư và đất ở nông thôn sẽ bố trí hợp lý, phù hợp với phong tục tập quán sinh hoạt, thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng và các vấn đề xã hội khác Các cơ sở hạ tầng công cộng, các công trình văn hoá phúc lợi được bố trí ở những khu tập trung dân cư nhằm nâng cao dân trí, thúc đẩy các hoạt động sinh hoạt cộng đồng và các hoạt động xã hội khác, góp phần tạo đà cho phát triển các ngành dịch vụ.
Mục tiêu quy hoạch đến năm 2020 của huyện Thanh Oai
- Đất nông nghiệp: 8.277,7 ha; chiếm 66.83 % tổng diện tích đất (trong đó, đất trồng lúa chiếm 6.771,8 ha)
- Đất phi nông nghiệp: 4.0615,1 ha; chiếm 32.75 % tổng diện tích đất
- Đất chưa sử dụng: 51.7 ha; chiếm 0.42 % tổng diện tích
GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT QUY HOẠCH, KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN THANH OAI ĐẾN NĂM 2020
DỤNG ĐẤT HUYỆN THANH OAI ĐẾN NĂM 2020
Thanh Oai là vùng đất có điều kiện tự nhiên thuận lơi, ôn hòa, phù hợp cho phát triển nông nghiệp Hơn thế, sau khi sáp nhập vào Hà Nội, với vị trí địa lí thuận lợi, Thanh Oai có nhiều triển vọng phát triển công nghiệp và dịch vụ Như vậy, để có thể tận dụng và phát huy tối đa nguồn lực của huyện, quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng hàng đầu, là nền tảng để quy hoạch, phát triển các nghành kinh tế, dịch vụ khác.
Qua kết quả điều tra về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng quy hoạch, sử dụng đất huyện Thanh Oai, dưới đây là những giải pháp đưa ra nhằm thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
2.1 Giải pháp về quy hoạch
Quy hoạch nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa,đồng bộ mô hình nông thôn mới ở tất cả các xã, hình thành những vùng chuyên canh, thâm canh với chất lượng nông sản cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong huyện và các đô thị lân cận Khuyến khích phát triển nông nghiệp sinh thái Chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu mùa vụ, tăng giá trị sản lượng lương thực, thực phẩm, phát triển cây vụ đông, rau màu, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghiệp tập trung, tận dụng mặt nước nuôi trồng thủy sản, tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Đối với các làng nghề truyền thống, quy hoạch theo hướng phát triển cụm làng nghề, khuyến khích phát triển và đào tạo theo hướng chuyên môn hóa, hướng tới mục tiêu xuất khẩu để quảng bá hình ảnh và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân
Quy hoạch các bãi xử lý chất thải quy mô phù hợp, vị trí thích hợp, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và môi trường
Thanh Oai là nơi có nhiều danh thắng, đặc biển là cụm du lịch Chùa Hương. Tuy nhiên, tình trạng kinh doanh, dịch vụ tự phát của người dân khu vực đem lại hiểu quả không cao, và chất lượng phục vụ không đồng đều, hơn nữa còn xảy ra hiện tượng khoanh vùng đất trái phép để kinh doanh buôn bán cá nhân (gửi xe, bán hàng ) Do đó, cần tận dụng thế mạnh này để quy hoạch diện tích đất phù hợp cho phát triển ngành kinh tế, dịch vụ, đem lại hiểu quả kinh tế xã hội cao hơn
Quy hoạch phân bổ đất còn chưa đồng đều tại các khu vực trên địa bàn (xã Thanh Văn: 1.206,9 m2/ hộ, xã Phương Trung: 298.49 m2/ hộ) Với xu thế dân số ngày càng tăng, cần lập quy hoạch, phân bổ lại quỹ đất đồng đều, hợp lý, tránh tình trạng lấy đất nông nghiệp làm nhà ở Đây là vấn để cần quan tâm, liên quan đến chiến lược phát triển lâu dài của huyện
Tùy vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hỗi, ưu thế của từng địa phương thực hiện quy hoạch đất theo hướng phát triển trọng điểm
2.2 Giải pháp về công tác quản lý hành chính
Các cấp, các ngành trong quá trình quản lý và sử dụng phải nghiêm chỉnh chấp hành Luật Đất đai và các quy định của Nhà nước.
Thực hiện nghiêm túc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, nhằm đảm bảo tính thống nhất, liên tục trong việc quản lý, sử dụng đất theo đúng quy hoạch và pháp luật Lấy quy hoạch làm căn cứ để kế hoạch hóa việc sử dụng đất của các cấp, các ngành… Các nhu cầu sử dụng đất chỉ được giải quyết theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại Luật Đất đai hiện hành.
Xây dựng và ban hành quy định để xác định rõ trách nhiệm cụ thể giữa tỉnh và địa phương, trong từng ngành, từng cấp, trong từng cơ quan, đơn vị, trách nhiệm tập thể và cá nhân trong việc quản lý đất đai nói chung và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt
Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cấp thẩm quyền phê duyệt Kiên quyết thu hồi đất đối với những dự án đã được giao, cho thuê đất nhưng không thực hiện đầu tư đúng thời gian quy định, sử dụng đất không hiệu quả, sử dụng đất trái mục đích được giao, thuê Thường xuyên kiểm tra tiến độ đầu tư dự án và thu hồi các dự án chậm triển khai.
Khi có biến động lớn về nhu cầu sử dụng đất thì phải thực hiện việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trước khi thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất,
Kiên quyết không thỏa thuận đầu tư, giao cấp đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án, công trình không nằm trong danh mục quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, kế hoạch sử dụng Có biện pháp xử lý kịp thời đối với các trường hợp cố tình chậm triển khai thực hiện hoặc sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao đất, cho thuê đất.
Tổ chức công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để cho các tổ chức, cá nhân được biết Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, đảm bảo được tính minh bạch của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để mọi thành phần kinh tế biết, để tham gia thực hiện.
2.3 Giải pháp về cơ chế chính sách
Chính sách về đất đai
Tiếp tục cụ thể hóa các điều khoản của Luật Đất đai, các văn bản của Trung ương phục vụ cho quá trình quản lý và sử dụng đất.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Có chính sách cải tạo đất chưa sử dụng để mở rộng diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm tăng diện tích đất sản xuât nông nghiệp và bảo vệ môi trường sinh thái.
Những chính sách nhằm bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
Chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chính sách hỗ trợ, bồi thường thỏa đáng để có thể khai hoang, tăng vụ bù sản lượng do mất đất trồng lúa.
Có chính sách đầu tư hạ tầng đối với quỹ đất ít có khả năng nông nghiệp để làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và phát triển khu dân cư mới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp.
Những chính sách nhằm tiết kiệm sử dụng đất
Chính sách về tận dụng không gian trong quy hoạch xây dựng công nghiệp và đô thị trong các khu vực tập trung dân cư.
Chính sách đầu tư đồng bộ giữa giao thông và thủy lợi bố trí với việc kết hợp các tuyến dân cư để tiết kiệm đất.
Chính sách sử dụng hợp lý các loại đất mang tính chất đặc thù
Chính sách ưu tiên dành đất cho những nhu cầu đặc biệt có tính bắt buộc về an ninh, quốc phòng.
Chính sách về khuyến khích sử dụng tiết kiệm diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa bằng cách quy tập và quy hoạch nghĩa trang, nghĩa địa.
Chính sách về chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh trong khu dân cư vào các khu, cụm công nghiệp.
2.4 Giải pháp về đầu tư
Xây dựng cơ chế tạo quỹ đất sạch theo quy hoạch; tăng cường thực hiện việc đấu giá đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, khai thác khoáng sản nhằm tăng thu ngân sách từ đất, khuyến khích đầu tư phát triển vào những lĩnh vực thế mạnh của tỉnh theo nguyên tắc tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái.
KIẾN NGHỊ
- UBND huyện Thanh Oai đẩy nhanh tiến độ xây dựng, quy hoạch nông thôn mới trên địa bàn các xã
- Có ưu tiên hỗ trợ về giống (cây trồng, vật nuôi, thuốc phòng bệnh ) cho các hộ gia đình sản xuất nông nghiệp theo hướng mô hình trang trại
- Hệ thống tưới tiêu luôn sẵn sàng, đảm bảo có thể phục vụ cho bà con xen canh tăng vụ
- Nghiên cứu về chất đất của từng khu vực để có những biện pháp cải tạo hợp lý và giống cây trồng xen canh hiệu quả
- Tuyên truyền qua hệ thống phát thanh địa phương các vấn đề trong kế hoạch sử dụng đất, mục tiêu sử dung, tầm quan trọng đề mọi người dân đều biết và có ý thức bảo vệ hơn trong sử dụng đất đai
- Mỗi địa phương cần có khu xử lý rác thải, tránh gây ô nhiễm ảnh hưởng tới môi trường đất, nước và sức khỏe người dân
- Có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân mua và ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp để đem lại hiệu quả cao
- Tích cực đổi mới để thu hút đầu tư
- Quy hoạch , bảo tồn các làng nghề truyền thống, phát triển theo cụm, theo hướng sản xuất chuyên môn hóa
- Đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được tuyển chọn khách quan, có kinh nghiệm và thực lực, ngăn cấm tình trạng con ông cháu cha và tiêu cực
Trên đây là một số kiến nghị mà tôi đưa ra sau khi nghiên cứu, xem xét kĩ công trình nghiên cứu chuyên đề này, rất mong cơ quan có thẩm quyền xem xét