1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông hồng – sông thái bình

86 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Giải Pháp Nâng Cao Công Tác Quản Lý Tài Nguyên Nước Lưu Vực Sông Hồng – Sông Thái Bình
Tác giả Nguyễn Phương Nga
Người hướng dẫn NCS.ThS. Nguyễn Thị Hoàng Hoa
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 1,11 MB

Cấu trúc

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài (10)
  • 3. Phương pháp nghiên cứu (14)
  • 4. Mục tiêu nghiên cứu (14)
  • 5. Kết cấu đề tài (15)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC (16)
    • 1.1 Cơ sở lý luận (16)
      • 1.1.1. Một số khái niệm (16)
        • 1.1.1.1. Khái niệm về tài nguyên nước (16)
        • 1.1.1.2. Khái niệm sông và lưu vực sông (19)
        • 1.1.1.3. Khái niệm quản lý tài nguyên nước và quản lý tổng hợp tài nguyên nước (20)
      • 1.1.2. Vai trò của quản lý tài nguyên nước (24)
      • 1.1.3. Yêu cầu của quản lý tài nguyên nước (24)
      • 1.1.4. Nội dung quản lý tài nguyên nước (25)
        • 1.1.4.1. Quản lý nguồn tài nguyên nước (25)
        • 1.1.4.2. Quản lý chất lượng tài nguyên nước (26)
        • 1.1.4.3. Quản lý việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước (27)
      • 1.1.5. Công cụ quản lý tài nguyên nước (28)
        • 1.1.5.1. Chính sách (28)
        • 1.1.5.2. Pháp luật (29)
        • 1.1.5.3. Quy hoạch, kế hoạch (29)
        • 1.1.5.4. Kinh tế (30)
    • 1.2. Cơ sở thực tiễn (30)
      • 1.2.1. Thực trạng về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam (31)
      • 1.2.2. Chính sách, luật pháp và thể chế quản lý TNN ở Việt Nam (37)
        • 1.2.2.1. Thể chế quản lý TNN (37)
        • 1.2.2.2. Luật pháp quản lý TNN (37)
        • 1.2.2.3. Chính sách quản lý TNN (41)
      • 1.2.3. Kinh nghiệm của một số nước về quản lý lưu vực sông (42)
        • 1.2.3.1. Trung Quốc (42)
        • 1.2.3.2. Cộng hòa Pháp (42)
        • 1.2.3.3. Thái Lan (43)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG HỒNG-THÁI BÌNH (45)
    • 2.1. Giới thiệu chung về lưu vực sông Hồng – Thái Bình (45)
      • 2.1.1. Vị trí địa lý (47)
      • 2.1.2 Hệ thống mạng lưới sông suối (47)
        • 2.1.2.1. Sông Hồng (47)
        • 2.1.2.2. Sông Thái Bình (50)
    • 2.2. Thực trạng công tác quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Hòng – Thái Bình (52)
      • 2.2.1. Thực trạng công tác quản lý tài nguyên nước sông Hồng-Thái Bình. 43 1. Cân bằng nước thuận lợi (52)
        • 2.2.1.2. Lũ lụt – mối đe doạ chủ yếu đối với sự phát triển trong lưu vực (53)
        • 2.2.1.3. An toàn nước ngầm cho cấp nước đô thị và nông thôn (54)
      • 2.2.2. Nguyên nhân (55)
        • 2.2.2.1. Do điều kiện tự nhiên (55)
        • 2.2.2.2. Do gia tăng nhanh về dân số (55)
        • 2.2.2.3. Do khai thác quá mức (56)
        • 2.2.2.4. Do phát triển thủy điện (56)
        • 2.2.2.5. Do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm đầu tư thỏa đáng cho các hệ thống thu gom, xử lý các chất thải lỏng, thải rắn (57)
        • 2.2.2.6. Do tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu (57)
        • 2.2.2.7. Do những nguyên nhân về quản lý (57)
      • 2.2.3. Kết quả công tác thực hiện quản lý (58)
        • 2.2.3.1. Xét trên góc độ quản lý (58)
        • 2.3.2.2. Xét trên góc độ sử dụng (62)
    • CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG HỒNG - SÔNG THÁI BÌNH (66)
      • 3.1. Những khó khăn thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước sông Hồng- Thái Bình (66)
      • 3.2. Giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước sông Hồng (68)
        • 3.2.1. Mục tiêu quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước (68)
          • 3.2.1.1. Mục tiêu tổng quát (68)
          • 3.2.1.2. Mục tiêu cụ thể (68)
        • 3.2.2. Phương hướng xây dựng (68)
          • 3.2.2.1. Phương pháp tiếp cận (68)
          • 3.2.2.2. Định hướng chiến lược (71)
        • 3.2.3. Giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước sông Hồng – Thái Bình (72)
          • 3.2.3.1. Giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước theo lưu vực sông (72)
          • 3.2.3.2. Giải pháp khắc phục những vấn đề thiên tai (77)
        • 3.2.4. Quản lý phát triển thủy điện (82)
      • 1. Kết luận (83)
      • 2. Kiến nghị (83)

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài

Nước - nguồn tài nguyên thiết yếu cho cuộc sống của con người, sự phát triển bền vững của mọi quốc gia và là ưu tiên hàng đầu để phát triển bền vững

Phát triển bền vững không phải là một khái niệm mới, mà thực ra đã được sử dụng trong quản lý các tài nguyên có khả năng tái tạo Con người hoàn toàn có khả năng làm cho phát triển được bền vững, đảm bảo tài nguyên đáp ứng được những nhu cầu hiện tại của mình mà không gây phương hại đến việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai, đồng thời giảm thiểu tổn hại tới hệ thống kinh tế- xã hội và môi trường.

Nước là yếu tố cơ bản không thể thiếu trong việc duy trì sự sống và mọi hoạt động của con người trên hành tinh Việc đáp ứng nhu cầu về nước đảm bảo cả về chất lượng và số lượng là một điều kiện tiên quyết để phát triển bền vững Kể từ đầu thế kỷ 20, lượng nước tiêu thụ toàn cầu tăng 7 lần, chủ yếu do sự gia tăng dân số và nhu cầu về nước của từng cá nhân Cùng với sự gia tăng dân số và khát vọng cải thiện cuộc sống của mỗi quốc gia và của từng cá nhân thì nhu cầu về nước ngày càng gia tăng là điều tất yếu Vì vậy, trên thực tế việc đảm bảo cấp nước đáp ứng về chất lượng cho toàn bộ dân số toàn cầu và bảo tồn các hệ sinh thái vẫn còn tiếp cận nước uống là một mục tiêu xa vời Do sự biến đổi về nhiệt độ và lượng mưa, hiện nay nhiều nơi đã thường xuyên không có đủ nước để đáp ứng nhu cầu Vì thế, trong thế kỷ 21, thiếu nước sẽ là một vấn đề nghiêm trọng nhất trong các vấn đề về nước, đe doạ quá trình phát triển bền vững.

Theo đánh giá của nhiều cơ quan nghiên cứu về tài nguyên nước, hiện tại có khoảng 1/3 số quốc gia trên thế giới bị thiếu nước và đến 2025 con số này sẽ là 2/3 với khoảng 35% dân số thế giới sẽ rơi vào tình cảnh thiếu nước nghiêm trọng Ở một số quốc gia, lượng nước cho mỗi đầu người đang bị giảm đáng kể Hội nghị về nước của Liên hợp quốc vào năm 1997 đã thống nhất “Tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác, địa vị kinh tế, xã hội đều có quyền với số lượng và chất lượng đảm bảo cho các nhu cầu cơ bản của mình”, theo đó, tiếp cận với nước uống là quyền cơ bản của con người Tuy nhiên, cho đến nay, số người thiếu nước uống sạch an toàn vẫn đang không ngừng gia tăng Vì vậy, mối lo về nước không phải của riêng một quốc gia nào.

Nước đang trở thành tâm điểm tại nhiều diễn đàn lớn thế giới Tại Hội nghị Thượng đỉnh về môi trường tại Johannesburg, Nam Phi, nước được xếp ở vị trí cao nhất trong số 5 ưu tiên để phát triển bền vững (WEHAB), đó là: Nước-W; Năng lượng-E; Sức khoẻ-H; Nông nghiệp-A; và Đa dạng sinh học-B.

Việt Nam luôn khẳng định “nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước” và vì vậy, Chính phủ Việt Nam luôn nỗ lực tăng cường và kiện toàn, thể chế, chính sách trong lĩnh vực tài nguyên nước, đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia có chung nguồn nước với Việt Nam cũng như hợp tác và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các quốc gia trên thế giới và khu vực để quản lý, bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước nhằm góp phần vào tiến trình phát triển bền vững của đất nước cũng như của thế giới và khu vực.

Tại phía Bắc Việt Nam nói riêng và cả nước nói chung, hệ thống sông Hồng- sông Thái Bình có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển Theo tính toán, 16% tổng lượng nước mặt ở Việt Nam là của lưu vực hai con sông này Hàng ngày, hai hệ thống sông cung cấp hàng triệu m3 nước phục vụ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt, canh tác nông nghiệp và sản xuất công nghiệp trong khu vực Đồng thời, góp phần thúc đẩy trao đổi hàng triệu tấn hàng hóa giữa các vùng, giữa đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc của Việt Nam với các quốc gia và khu vực trên thế giới.

Thực tếchính quyền các tỉnh và thành phố nằm trong lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình đã có nhiều giải pháp thiết thực bảo vệ môi trường nước ở đây như:đầu tư cho công tác kiểm soát và xử lý nguồn gây ô nhiễm môi trường nước; triển khai quyết liệt việc thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường nước; tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các doanh nghiệp cũng như người dân địa phương…Nhờ đó, chất lượng môi trường nước phần nào được cải thiện, nhất là tại các khu công nghiệp.

Bản đồ lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình

Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước

Tuy nhiên, áp lực và những thách thức trong bảo vệ môi trường nước ở lưu vực sông Hồng, sông Thái Bình; đặc biệt là khu vực hạ lưu, địa phận 5 tỉnh, thành phố ven biển phía Bắc gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình vẫn tiếp tục gia tăng và ngày càng lớn.

Nguyên nhân chính là do sự gia tăng của các khu công nghiệp dẫn đến gia tăng lượng nước thải; việc lạm dụng quá mức các loại phân bón, hóa chất trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; xây dựng tràn lan và vận hành của các nhà máy thủy điện ở vùng đầu nguồn dẫn tới mất dần khả năng tự làm sạch của các dòng sông; sự phát triển du lịch thiếu quy hoạch, vận hành thiếu chuyên nghiệp làm gia tăng đột biến lượng nước thải và các chất thải rắn vào môi trường tự nhiên, gây ra hậu quả nặng nề đối với môi trường nước.

Mặt khác, tiến độ triển khai các hoạt động xử lý nguồn gây ô nhiễm môi trường nước chậm khiến hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình trở thành dòng sông chứa nước có mức độ ô nhiễm cao Hoạt động quan trắc và kiểm soát nguồn thải yếu cũng như ý thức chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nước của doanh nghiệp và người dân còn thấp.

Tình trạng nước ô nhiễm ở hai hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình sẽ có tác hại nghiêm trọng đến đất đai và canh tác nông nghiệp, nhất là trong bối cảnh tình trạng nước biển dâng và điều kiện thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu gây ra. Trong khi đó, 80% lượng nước sử dụng trong canh tác nông nghiệp ở phía Bắc hiện nay là nước mặt của hai hệ thống sông trên Do vậy, việc tăng cường công tác quản lý chất lượng nước của hai hệ thống sông này là hết sức cấp thiết và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững ở phía Bắc.

Nhận thức được tầm quan trọng đó và qua tìm hiểu các chính sách quản lý của Bộ tài nguyên môi trường kết hợp với việc nghiên cứu các số liệu thu thập được, với tư cách là một sinh viên ngành Kinh tế tài nguyên đang thực tập ở Cục quản lý tài nguyên nước em nhận thấy vấn đề này cần được nghiên cứu kĩ càng để đưa ra những giải pháp hợp lý Chính vì vậy em đã chọn đề tài là: “Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình”

Trong báo cáo thực tập này em đã sử dụng tham khảo một số đề tài nghiên cứu về giải pháp nâng cao về quản lý lưu vực sông Cụ thể:

Dự án “Quản lý tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu (IMRR)của nhóm tác giả TS Bùi Nam Sách, TS Nguyễn Văn Tuấn, TS Quách Thị Xuân Mặc dù nghiên cứu về cùng một đối tượng là LVS Hồng – Thái Bình Tuy nhiên, bài nghiên cứu của tác giả mới chỉ đi sâu vào phân tích hướng giải quyết thông qua các mô hình toán nhằm đánh giá tác động của các tác nhân gây ảnh hưởng đến lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình mà chưa có cái nhìn tổng quan về thực trạng của lưu vực sông nhằm đưa ra những hướng giải pháp mang tính tổng hợp Trong bài em có sử dụng một phần của bài viết phân tích về dự án IMRR (dự án phát triển bền vững LVS trong bối cảnh biến đổi khí hậu) nhằm đưa ra cái nhìn cụ thể về các bước đánh giá tác động môi trường cần thực hiện để cải thiện tài nguyên nước tại lưu vực sông, để từ đó phát triển mục tiêu phương hướng giải pháp nhằm cải thiện LVS Đề tài nghiên cứu về các vấn đề tồn tại trong khai thác, sử dụng, quản lý, quy hoạch và phát triển tài nguyên nước lưu vực sông Ba của tác giả Lê Đức Thường;Luận án tiến sĩ nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp phát triển bền vững tài nguyên và môi trường nước lưu vực sông Trà Khúc của tác giả Phạm Thị Ngọc

Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nêu trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau:

- Phương pháp tổng hợp và so sánh số liệu thứ cấp: Thu thập, hệ thốnghoá, xử lý, phân tích các kết quả điều tra, nghiên cứu có liên quan trước đây và số liệu bổsung để xác định quy luật hình thành, diễn biến TNN, lập đầu vào thực hiện các nội dungnghiên cứu trong đề tài

- Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu và kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến nội dung của đề tài để nghiên cứu áp dụng cho LVS Hồng – Thái Bình

- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp thông tin số liệu: sử dụng để thu thập thông tin, số liệu, thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu đầu vào để thực hiện các nội dung nghiên cứu trong đề tài.

- Phương pháp chuyên gia:sử dụng để tăng thêm nguồn thông tin và độ tin cậy trong các kết quả nghiên cứu của đề tài.

Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn tài nguyên nước.

- Đánh giá các yếu tố, quá trình biến đổi, đặc điểm cơ bản về nguồn tài nguyên nước và thực trạng quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình

- Xác định rõ tiềm năng, lợi thế và những hạn chế, ảnh hưởng của nó đối với quá trình xây dựng và phát triển bền vững

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để sử dụng hợp lý và bền vững các tiềm năng lợi thế hiện có.

Kết cấu đề tài

Ngoài các phần mở đầu, kết luận kiến nghị và phụ lục, nội dung của đề tài đượctrình bày trong 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lýnguồn tài nguyên nước

Chương 2: Thực trạng vấn đề quản lýtài nguyên nước lưu vực sông Hồng – sông Thái Bình

Chương 3: Giải pháp quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – TháiBình

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC

Cơ sở lý luận

1.1.1.1 Khái niệm về tài nguyên nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu được trong đời sống xã hội bao gồm các dạng rắn, lỏng và khí Vì vậy, nước là một tài nguyên Theo Lê Duy Bá:“Tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành, phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người Các dạng vật chất này cung cấp nguyên liệu, vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho nhu cầu phát triển mà con người có thể sử dụng được Tài nguyên được phân thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên nhiên và tài nguyên con người gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội”.

Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên vừa vô hạn, vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy, du lịch

Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.

Tổng lượng nước trên Trái Đất khoảng 1386 triệu km 3 Trong đó 97% là nước muối (nước đại dương và biển) vốn không phù hợp với việc sử dụng của con người Còn lại, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.

Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền Chương trình khung trong việc định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được gọi là quyền về nước.

Tổng khối lượng nước sông chỉ có thể thỏa mãn được hơn một nửa các nhu cầu hiện tại của con người trong một năm Nhưng nhờ chi kỳ thủy văn lôi cuốn vào một vận động thường xuyên làm cho các yếu tố của nó thường xuyên được tiêu thụ và phục hồi Tính chất này là nguyên nhân của sự đổi mới thường xuyên nguồn nước, cho phép con người có thể sử dụng liên tục nguồn nước ngọt cần thiết.

 Phân loại tài nguyên nước

Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.

Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặn trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.

Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các yếu tố này Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh.

Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm Một số đối tượng sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn Các đối tượng sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy điện cần nguồn nước để làm lạnh Để cung cấp nước cho các nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy.

Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước Cũng có thể bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác đã được liệt kê, tuy nhiên, số lượng không đáng kể Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không thể sử dụng) bởi ô nhiễm.Brasil được đánh giá là quốc gia có nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất thế giới, sau đó là Nga và Canada.

Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dòng chảy mặt Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm.

Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.

Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi.

Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.

Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm co nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất [cần dẫn nguồn] Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm nó Con người có thể bổ cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo.

1.1.1.2 Khái niệm sông và lưu vực sông

Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam

Việt Nam có 2372 sông có chiều dài trên 10 km Nếu phân loại theo diện tích lưu vực, có 13 con sông có diện tích lưu vực trên 10.000 km2 Tổng lượng dòng chảy năm của Việt Nam khoảng 830-840 tỉ m 3 /năm, trong đó 63% tức khoảng 520-

525 tỉ m 3 chảy từ các quốc gia láng giềng nằm ở thượng nguồn các lưu vực sông chảy vào Việt Nam Lượng nước sinh ra từ chính lãnh thổ Việt Nam chiếm 37% tổng lượng dòng chảy năm của đất nước, khoảng từ 310-315 tỉ m 3 ( ) Lượng nước tính theo bình quân đầu người năm (2010) khoảng 9700 m 3 , cao hơn 2,4 lần so với Châu Á (3970 m 3 ) và và 1,3 lần so với Thế giới(7650 m 3 ) Nếu chỉ tính nước nội sinh, bình quân đầu người năm chỉ là 3620 m 3 /năm Tài nguyên nước dưới đất (hay còn được gọi là tài nguyên nước ngầm) phân bố rất không đều trong lãnh thổ

Những con số trên cho thấy là Việt Nam không phải là quốc gia khan hiếm về nước nhưng tài nguyên nước của Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức và những thách thức này ngày càng lớn

Tài nguyên nước của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước từ ngoài biên giới quốc gia Điều này đồng nghĩa với việc các hoạt động sử dụng, phát triển tài nguyên nước trên các sông cùng chia sẻ với Việt Nam của các nước láng giềng sẽ tác động trực tiếp đến nguồn nước của Việt Nam Việc phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước từ bên ngoài được xem là một thách thức lớn cần vượt qua để phát triển và quản lý tài nguyên nước của Việt Nam Biểu đồ 1 dưới đây cho thấy tổng lượng dòng chảy của các lưu vực sông chính của Việt Nam và tỷ lệ đóng góp từ nguồn nước ngoài biên giới quốc gia

Hình 1.1 Biểu đồ tổng lượng dòng chảy các sông chính ở Việt Nam và tỷ lệ đóng góp nước từ ngoài biên giới

(Nguồn : Cục Quản lý Tài nguyên Nước)

Nước mặt phân bố không đều theo không gian và thời gian: do lượng mưa năm phân bố rất không đều theo mùa dẫn đến có sự phân hóa lớn giữa lượng dòng chảy mùa mưa và mùa khô Tỷ lệ lượng dòng chảy theo mùa tùy theo vùng là 80- 85% tập trung vào 5-6 tháng mùa mưa và chỉ có 15-20% dòng chảy sản sinh và duy trì trong 5-6 tháng mùa khô Như vậy, về mùa mưa sự tập trung dòng chảy lớn có thể gây nên hiểm họa thiên tai như lũ, lụt trong khi mùa khô gây nên hiểm họa khác đó là thiếu nước cho con người và hạn hán cho sản xuất Nhiều vùng nằm trong giới hạn thiếu hoặc hiếm nước Do nước phân bố không đều giữa các vùng, miền và lưu vực sông, bình quân đầu người hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ:

5000 m 3 đối với các hệ thống sông Hồng-Thái Bình, sông Mã và chỉ là 2980 m 3 ở hệ thống sông Đồng Nai Theo Hội Tài nguyên Nước Quốc tế (IWRA), nước nào có mức bảo đảm nước cho một người trong một năm dưới 4000 m 3 thì thuộc loại thiếu nước và nếu nhỏ hơn 2000 m 3 thì thuộc loại hiếm nước Theo tiêu chí này, nếu xét chung cho cả nước thì nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông hiện nay đã thuộc loại thiếu nước và hiếm nước, như vùng ven biểnNinh Thuận - Bình Thuận, hạ lưu sông Đồng Nai Đó là chưa xét đến khả năng một phần đáng kể lượng nước được hình thành ở nước ngoài sẽ bị sử dụng và tiêu hao đáng kể trong phần lãnh thổ đó.

Ngoài thách thức do điều kiện địa lý khu vực chi phối, tài nguyên nước của Việt Nam cũng đang và sẽ đối mặt với nhiều thách thức có nguyên nhân nội tại. Những thách thức này được nhận thấy rất rõ rệt trong những thập kỷ gần đây khi dân số giatăng và đặc biệt sự phát triển kinh tế xã hội mạnh mẽ, các nguyên nhân nội tại có thể bao gồm:

Lượng nước bình quân đầu người giảm do dân số gia tăng Lượng nước bình quân đầu người đã giảm khá nhanh từ 12.800 m 3 vào năm 1990, giảm còn

9700 m 3 năm 2010 và có khả năng chỉ còn khoảng 8300 m 3 /người vào khoảng năm

2025 khi dân số Việt Nam đạt 100 triệu

Tài nguyên nước bị suy giảm và cạn kiệt ô nhiễm Nguồn ô nhiễm từ nước thải công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt không qua sử lý và hoạt động nông nghiệp vào các dòng sông và nguồn nước dưới đất đang là nguyên nhân chính làm suy giảm nhanh chóng số lượng nước có thể sử dụng được

Báo cáo Đánh giá Môi trường Quốc gia 20106 nêu “Đối với các lưu vực sông, ô nhiễm chất hữu cơ đã và đang xảy ra ở nhiều đoạn sông, tập trung ở vùng trung lưu và hạ lưu Có nơi, ô nhiễm đã ở mức nghiêm trọng, điển hình như vấn đề ô nhiễm môi trường nước tại khu vực hạ lưu các sông và hệ thống hồ ao, kênh mương và các sông nhỏ trong khu vực nội thành, nội thị.

Tuy nhiên mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc vào yếu tố thủy văn của dòng chảy Mức độ ô nhiễm cũng tăng cao vào mùa khô khi lưu lượng nước đổ về các sông giảm Ngoài ra, mức độ ô nhiễm nước còn phụ thuộc mạnh vào hiệu quả kiểm soát các nguồn thải đổ vào nguồn nước Thực tế hiện nay, do các nguồn thải đổ vào lưu vực sông hầu như chưa được kiểm soát làm cho vấn đề ô nhiễm nước mặt đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.”

“Nhìn chung, các đoạn sông chảy qua các khu đô thị, khu vực tập trung các hoạt động sản xuất công nghiệp, khai khoáng, sau khi tiếp nhận các nguồn nước thải chưa qua xử lý của các đô thị và của các cơ sở sản xuất thì chất lượng nước thường giảm suát đáng kể Theo kết quả quan trắc các hệ thống sông chính trên cả nước, nhiều chất ô nhiễm trong nước có nồng độ vượt quá quy chuẩn cho phép, dao động từ 1,5 đến 3 lần Tình trạng ô nhiễm này đã kéo dài trong nhiều năm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của dân cư và làm mất mỹ quan các khu vực.”

“…Ngoài nguyên nhân do khai thác nước dưới đất quá mức thì hoạt động phát triển các ngành cũng thải ra lượng lớn các chất ô nhiễm theo nước mặt ngấm vào các tầng nước gây ô nhiễm các tầng chứa nước Hiện nhiều nơi đã phát hiện dấu hiệu ô nhiễm Coliform (ô nhiễm phân) vượt quy chuẩn cho phép từ hàng trăm đến hàng nghìn lần.” Đồng thời những hoạt động tự phát, không có quy hoạch của con người như chặt phá rừng bừa bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải bừa bãi vào các thuỷ vực, lấn chiếm lòng dẫn, các vùng đất ngập nước đã và sẽ gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng, làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm, hạn hán có khả năng càng khốc liệt Nguy cơ thiếu nước sạch càng trầm trọng, nhất là vào mùa cạn ở các vùng mưa ít.

Sự phát triển mạnh mẽ các công trình thủy điện lớn vừa, nhỏ đơn mục tiêu (phát điện) trên hầu khắp các sông suối (trừ sông Mê Công thuộc Việt Nam –Đồng bằng sông Cửu Long) đang gây nên việc sử dụng tài nguyên không hợp lý, gây mâu thuẫn thậm chí xung đột giữa các ngành, các hộ dùng nước, đặc biệt là giữa thủy điện và môi trường, thủy điện và nông nghiệp.Việc xây dựng thủy điện gây nên thay đổi lớn trong điều kiện tự nhiên (Môi trường, sinh thái) của hầu hết các hệ thống sông lớn của Việt Nam, để lại những tác động lâu dài chưa lường hết.

Biến đổi của khí hậu toàn cầu đã, đang và sẽ tác động mạnh mẽ đến tài nguyên nước Theo đánh giá bước đầu, vào khoảng năm 2070, với kịch bản nhiệt độ không khí tăng thêm 2,5 - 4,50C, lượng dòng chảy sông ngòi cũng sẽ biến đổi tùy theo mức độ biến đổi của lượng mưa, nếu lượng mưa giảm 10% thì dòng chảy năm có thể giảm 17 - 53% đối với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 2,50C và giảm 26 - 90% với kịch bản nhiệt độ không khí tăng 4,50C Mức độ biến đổi mạnh nhất xẩy ra ở Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ Trái đất ấm lên sẽ làm cho nước biển có thể dâng cao thêm 0,3 - 1,0 m và do đó nhiều vùng thấp ở đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ và ven biển Trung Bộ sẽ bị ngập chìm trong nước biển Nếu nước biển dâng 1 m, diện tích ngập lụt là 40.000 km2, chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, 1700 km2 vùng đất ngập nước cũng bị đe dọa và 17 triệu người sẽ chịu hậu quả của lũ lụt.

Công tác quản lý tài nguyên nước đã được cải thiện nhưng còn nhiều bất cập.Công tác quản lý tài nguyên nước Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tích cực trong thập niên vừa qua Năm 1998 với việc công bố Luật Tài nguyên Nước đầu tiên của Việt Nam, tài nguyên nước đã được xác định “Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của đất nước” và “Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý”.

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG HỒNG-THÁI BÌNH

Giới thiệu chung về lưu vực sông Hồng – Thái Bình

Hình 2.1: Bản đồ lưu vực sông Hồng – Thái Bình

Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước

- Sông Hồng là tên gọi chung hệ thống sông Hồng - Thái Bình Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng 169.000km 2 và diện tích lưu vực của hai sông này trong lãnh thổ Việt Nam vào khoảng 87.840km 2

- Châu thổ sông nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam có diện tích ước tính khoảng 17.000km 2 Chiều dài sông Hồng trong lãnh thổ Việt Nam khoảng328km

- Đây là hệ thống sông lớn thứ hai (sau hệ thống sông Mêkông) chảy qua Việt Nam đổ ra biển Đông.

- Hai hệ thống sông được nối thông với nhau bằng sông Đuống và sông Luộc tạo thành lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình Hạ lưu sông Hồng kết hợp với hạ lưu sông Thái Bình đã tạo thành đồng bằng sông Hồng-sông Thái Bình

Hình 2.2: Các sông thuộc HTS Hồng – Thái Bình

Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước

Bảng 2.1: Tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình

STT Lưu vực sông Flv (km2) Xo,

1 Sông Hồng đến Việt trì 143 600 1940 26,06 116,0

2 Sông Thái Bình đến Phả Lại 12 680 1500 22,08 8,8

3 Sông Hồng – Thái Bình đồng bằng Bắc Bộ 13 000 1700 27,5 11,3

Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước

- Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình được giới hạn từ 20 0 23’ đến 25 0 30’ vĩ độ Bắc và từ 100 0 đến 107 0 10’ kinh độ Đông.

+ Phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang và sông Châu Giang của Trung Quốc

+ Phía Tây giáp lưu vực sông Mêkông

+ Phía Nam giáp lưu vực sông Mã

+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ.

- Phần lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý từ: 20 0 23’ đến 23 0 22’ vĩ độ Bắc và từ 102 0 10’ đến 107 0 10’ kinh độ Tây.

- Đơn vị hành chính trong lưu vực sông Hồng bao gồm 26 tỉnh với số dân khoảng 28 triệu người.

2.1.2 Hệ thống mạng lưới sông suối

- Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ hai ở nước ta, chỉ sau hệ thống sông Mê Kông Nhưng nếu xét về phần diện tích lưu vực cũng như lượng dòng chảy được sinh ra trong lãnh thổ nước ta thì nó được xếp hàng đầu.

- Địa hình lưu vực thấp dần theo hướng tây bắc-đông nam, độ cao đường phân nước (ranh giới lưu vực) xung quanh hệ thống sông bằng khoảng 2000-3000 m ở lãnh thổ Trung Quốc và 1000-2000 m ở Việt Nam

- Địa hình đồi núi chiếm phần lớn lưu vực với độ cao trung bình 1090 m.

- Phần phía tây của lưu vực nằm trong lãnh thổ nước ta được giới hạn bởi khối núi ở biên giới Việt-Lào với những đỉnh núi cao trên 1800 m như Pu-đen-đinh

(1886 m), Pu-sam-sao (1987m), về phía bắc có dãy núi Pu-si-lung (3076 m) nằm ở biên giới Việt-Trung.Phía đông được giới hạn bởi cánh cung Ngân Sơn - Yên Lạc với những núi cao trên 1500 m như đỉnh Phia Bioc cao 1576 m.

- Trung và thượng lưu của hệ thống sông là những khối núi và cao nguyên.Đáng kể nhất là dãy Hoàng Liên Sơn kéo dài 180km từ biên giới Việt-Trung đếnVạn Yên với đỉnh Phan-xi-păng cao 3143 m, Pu Luông 2985 m Đó cũng là đường phân nước giữa sông Đà và sông Thao Dãy núi Con Voi chạy gần song song với sông Thao, là đường phân nước giữa sông Thao với sông Lô Các cao nguyên đá vôi có thể kể đến là các cao nguyên: Ta Phìn, Sín Chải, Sơn La, Mộc Châu trong lưu vực sông Đà, các cao nguyên Bắc Hà, Quản Bạ, Đồng Văn trong lưu vực sông Lô.

- Xen kẽ những cao nguyên, đồi núi là những thung lũng, bồn địa bằng phẳng như các bồn địa Nghĩa Lộ, Quang Huy

- Vùng trung du được đặc trưng bởi địa hình đồi dạng bát úp với độ cao dưới 50-100 m.

Tổng lượng nước mặt bình quân hàng năm của sông Hồng là 133,68 tỷ m3, trong đó lượng nước từ ngoài lãnh thổ đổ vào là 51,82 tỷ m3 (chiếm 38,8% lượng nước toàn lưuvực).

Sông Hồng là hợp lưu của 3 nhánh sông lớn tại Việt trì là Sông Đà, Sông

Lô và Sông Thao Ngoài ra còn có một số sông chính trong hệ thống sông Hồng là Sông Đáy diện tích lưu vực là 5.800 km2

, dài 241 km; Sông Đào Nam Định dài 31,5 km; Sông Ninh Cơ dài 51,8 km; Sông Đuống dài 67,0 km; Sông Luộc dài 72,4 km; Sông Trà Lý dài 64,0 km.Tại đồng bằng Bắc bộ, dưới Việt trì, lưu vực sông Hồng pha trộn với lưu vực sông Thái bình với hai sông là sông Đuống và sôngLuộc

Bảng 2.2 Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm trên hệ thống sông Hồng

Sông Tính đến trạm Flv (km 2 ) Q0

Hồng Sơn Tây 143600 3742 26,06 1940 118008 822 Đà Hòa Bình 51800 1766 34,1 1960 55692 1075

Nguồn: Cục quản lý tài nguyên nước

Lưu vực sông Hồng có địa hình tương đối phức tạp, nên cùng một thời gian trên lưu vực có thể có từ một đến ba loại hình thời tiết hoạt động hoặc xảy ra liên tiếp nhaugây mưa lớn kéo dài Đặc biệt là vào tháng VIII là lúc dải hội tụ nhiệt đới nằm ngang trên lưu vực gây mưa lớn và lũ lớn, điển hình như tháng 8/1945, 8/1969, 8/1971 Những trận lũ lớn ở lưu vực sông Hồng thường do 2 đến 3 con lũ kết hợp mà thành và thường kéo dài từ 15 đến 20 ngày Cường suất lũ lên khá nhanh, khoảng 5 đến 7m/ngày, ở thượng du có thể đạt tới 1 đến 2 m/giờ Biên độ mực nước ở các sông nhỏ đạt 3 đến 4 m, ở các sông lớn có thể đạt tới 10 m. Đặc điểm chung của lũ trên lưu vực sông Hồng là có tính chất phân kỳ rõ rệt. ỞBắc Bộ mùa lũ từ tháng VI đến tháng X Ở Đông Bắc có thể xảy ra lũ lớn vào tháng

11 Ở Tây Bắc mùa lũ có thể sớm hơn Nhìn chung cường suất lũ lên khá nhanh.

Lưu vực sông Hồng có mùa kiệt kéo dài từ tháng XI đến tháng V Tháng XI, tháng IV và tháng V lượng mưa chiếm khoảng 20 ÷ 25% lượng mưa cả năm Tháng XII và tháng I thời tiết khô hanh, tháng II và tháng III chỉ có mưa phùn.

Dòng chảy tháng kiệt trung bình nhiều năm ở Bắc bộ đạt khoảng 1.200m3

/s Lưu lượng tháng kiệt nhất đạt khoảng 745 m3

Sông Hồng có lượng phù sa lơ lửng rất lớn, tổng lượng phù sa trung bình nhiều năm chuyển qua sông Hồng tại Sơn Tây đạt từ 114 ÷ 115.106 tấn/năm, lớn gấp 5 lần lượng phù sa của sông Mê Kông tại Việt Nam.

Lượng phù sa lơ lửng của sông Đà chiếm 46,5%, sông Thao chiếm 33,5%, sông Lô chiếm 9,9%, các lưu vực sông khác là 10% Trong đó có trên 90% lượng phù sa tập trung vào mùa lũ Phù sa sông Hồng rất màu mỡ, là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt, cải tạo đất bạc màu và đều đặn cho các vùng canh tác thuộc lưu vực sông

Có thể nói chất lượng nước sông Hồng được chia làm hai khu là thượng và hạ lưu Thượng lưu thuộc miền núi, trung du, nước mặt ít chịu tác động của con người và các hoạt động phát triển kinh tế của con người nên chất lượng nước rất tốt Hạ lưu thuộc vùng đồng bằng, chịu tác động ảnh hưởng của con người do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội nhưng cũng chưa đến mức nghiêm trọng Về mùa khô, nguồn chính được cấp là nước ngầm Về mùa lũ nguồn chính chủ yếu là nước mưa, nhưng bị ảnh hưởng bởi rửa trôi, bào mòn nên chất lượng nước về mùa khô là tốt hơn mùa lũ.

Một số chỉ tiêu chính: Độ pH: 6,8 ÷ 7,4; Hàm lượng sắt khoảng 0,1mg/l; Hàm lượng SiO2: 12,8 ÷ 21,4mg/l; Hàm lượng Canxi: 1,240 ÷ 2,0 mg/l; Hàm lượng Mg: 0,44 ÷ 0,60 mg/l; Hàm lượng các Anion trong giới hạn cho phép.

Thực trạng công tác quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Hòng – Thái Bình

2.2.1 Thực trạng công tác quản lý tài nguyên nước sông Hồng-Thái Bình

+ Lưu vực sông Hồng - Thái Bình có diện tích khá lớn ,bao trùm cả hệ thống sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Nhuệ - Đáy, sông Cầu, sông Thương và sông Lục Nam, do đó khó có hiệu quả trong việc quản lý tài nguyên nước.

+ Cơ cấu của BQLQHLVS sông Hồng - Thái Bình còn chưa thấy rõ vai trò tham giacủa các hộ sử dụng nước và của cộng đồng dân cư trong lưuvực

+ Tài nguyên nước phong phú và mạng lưới đường thuỷ rộng lớn Khác với các lưu vực sông khác ở Việt Nam, nước ở lưu vực sông Hồng khá phong phú cho hiện nay và trong tương lai gần Hệ thống đường thuỷ gần với các vùng đất được tưới, vì vậy không có kênh lớn và dài Tiềm năng thuỷ điện dồi dào tồn tại trong lưu vực và phân bổ gần khu vực đồng bằng nơi dự kiến có nhu cầu về năng lượng cao.

2.2.1.1 Cân bằng nước thuận lợi

+ Phân tích cân bằng nước cho thấy dòng chảy của sông đủ để đáp ứng nhu cầu trước mắt cho việc tươí và cung cấp nước trong tất cả các mùa Đập Hoà Bình đóng vai trò chủ chốt trong việc điều tiết dòng chảy kiệt Điều này có thể thấy được với dòng chảy chẳng hạn với hai tháng khó khăn nhất Trong tháng 1, nhu cầu nước đạt tới mức cao nhất là 630 m3/s, còn sử dụng dân dụng và công nghiệp cần thêm hơn 30 m3/s Tổng lượng nước cung cấp vì vậy nhỏ hơn 700 m3/ s Dòng chảy kiệt 85% hạ lưu (vượt qua trung bình trong 26 ngày trong tháng) tại

Sơn Tây cao hơn nhiều, ở mức 1367 m3/s Như vậy, nhu cầu về nước chỉ chiếm gần một nửa toàn bộ lưu lượng Trong tháng 3, lưu lượng dòng chảy của sông ở mức thấp nhất, nhu cầu về nước tưới vào khoảng 260 m3/s Tổng lượng nước cung cấp lấy từ sông lên khoảng khoảng 300 m3/s 85% dòng chảy hạ lưu bằng 1270 m3/s, tức là gấp 4 lần lượng nước cần cung cấp Nước tưới chiếm hơn 95% lượng nước sử dụng cung cấp từ sông ở phần hạ lưu của lưu vực Dòng chảy thường xuyên trong lòng dẫn của sông thường bảo đảm cho tàu bè qua lại quanhnăm.

+ Ở một số vùng thuộc địa phận Thái Bình, nạn thiếu nước chỉ xảy ra vào những năm có hạn lớn Nghiên cứu khu vực đồng bằng này đã xác định vấn đề là ở chỗ việc cung cấp nước thiếu hiệu quả chứ không phải do thiếu nước, vì lượng nước vẫn đủ ở các điểm lấy nước chính Công suất của máy bơm và kênh đào còn hạn chế nên không đủ khả năng cung cấp nước tưới.

+ Nhu cầu về nước trong tương lai có xu hướng giảm vì mấy nguyên nhân. Trong khu đồng bằng này sẽ không có thêm đất cần tưới Đất nông nghiệp cần tưới đã được tưới đầy đủ Quá trình đô thị hoá đang lấn vào đất của nông nghiệp.

Vì vậy, nhu cầu nước tưới sẽ bị thay thế nhu cầu nước sử dụng cho các hộ gia đình mà nhu cầu này sẽ thấp hơn nhiều Đa dạng hoá sẽ chuyển từ trồng lúa sang trồng các loại cây và hoạt động nông nghiệp khác sủ dụng ít nước hơn Hiệu quả sử dụng nước sẽ nâng cao nhờ các chương trình cải tạo hệ thống tưới tiêu.

+ Những kế hoạch của Trung Quốc phát triển phần thượng lưu vực sông còn chưa rõ ràng, tuy nhiên có lẽ dòng chảy sẽ bị thay đổi nhiều.

2.2.1.2 Lũ lụt – mối đe doạ chủ yếu đối với sự phát triển trong lưu vực

+ Lưu lượng nước lớn, khí hậu gió mùa và bão thường xuyên khiến lưu vực này khó chống chọi với lũ lụt mạnh, là nguy cơ đe doạ môi trường chủ yếu từ xưa đến nay Cứ mười năm thì có khoảng 15 trận bão đổ bộ vào khu vực bờ biển của lưu vực, gây gió to, mưa bão lớn kèm theo sóng rất cao Lụt lớn thường gây hậu quả của vỡ đê, tiêu nước kém, dồn nước bất hợp lý vào khu trữ nước lụt nhằm bảo vệ các khu kinh tế chủyếu.

+ Để chống lụt, đồng bằng này đã được bảo vệ bởi gần 3000 km đê sông và khoảng 1500 km đê biển (chống sóng cồn của bão) Theo dự kiến, đập thuỷ điện Hoà Bình của sông Đà có thể giảm mức lụt cao nhất ở Hà Nội vào năm 1971 xuống khoảng 1,5m (từ 14,80 xuống 13,30m).Đây là đập chính có hiệu quả nhiều mặt ở Việt Nam – có dung tích trữ nước 9,5 tỷ m3, lượng nước trữ thường xuyên là 5,6 tỷ m3, sản xuất ra 7,8 tỉ kwh (cung cấp 40% năng lượng điện cho ViệtNam) Đập Thác Bà trên sông Chảy là một đập chính khác với trữ lượng nước thường xuyên là 1,2 tỉ m3 và sản xuất 0,4 tỉ kwh năng lượngđiện.

+ Mặc dù có trữ lượng nước gần 7 tỷ m3, hai hồ chứa trên chỉ chứa khoảng 6% lưu lượng nước trung bình hàng năm của sông, hay ít hơn lưu lượng nước 1 tháng của sông Vì vậy, mặc dù theo dự kiến đập Hoà Bình và các đê liên quan sẽ làm giảm đáng kể mức nước lụt tối đa, nếu các đê bị vỡ, mức lụt xảy ra sẽ còn cao hơn so với năm 1971, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng vẫn còn tồn tại

+ Độ ổn định của một số phần trong hệ thống đê gây lo ngại nghiêm trọng vì ba lý do: Đập Hoà Bình sẽ giảm mức lụt tối đa, nhưng cũng làm tăng khoảng thời gian các đê phải ngăn giữ nước ở mức cao Điều này sẽ kéo dài sự bão hoà của đê và tạo ra mối đe doạ thực sự đối với độ bền vững của đê Sự thay đổi dòng chảy do xả nước mạnh cũng làm tăng tốc độ không bền vững của đê Các đê này được xây dựng từng đoạn một trong suốt nhiều thế kỷ Độ cao của đê được nâng dần lên sau mỗi lần lụt lớn phản ánh tình trạng lòng sông được nâng cao dần và các đê cũng vậy Sự bảo dưỡng và thay đổi thiết kế các con đê bất hợp lý có nghĩa là gần 15% của hệ thống này ở trong tình trạng cần sửa chữa Vỡ đê sẽ dẫn đến tăng chi phí, do mật độ dân số đông đúc và cường độ hoạt động kinh tế xã hội cao trong khu vực đồng bằng này.

+ Hệ thống đê rộng lớn cũng gây thêm một số vấn đề – chi phí bảo dưỡng cao, vấn đề thấm nước, nhu cầu xây dựng hạ tầng cơ sở để tiêu nước tốn kém và sự thay đổi trong hình thái của các con sông Cần quan tâm đến những vấn đề này để đạt được những lợi ích cao nhất trong việc chống lụt Tình trạng ngập lụt ở khu đồng bằng này chủ yếu do đất bên ngoài đê nói chung thấp hơn mức nước Các hệ thống bơm nước đóng vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát lũ lụt bằng cách tiêu nước cho nông nghiệp Khoảng 78% đất trồng được trang bị các phương tiện tiêu nước Đồng bằng này phụ thuộc chặt chẽ vào hệ thống bơm (khoảng 60%) để tiêu nước Tuy nhiên, do chất lượng bơm không tốt nên hiệu quả hoạt động giảm sút khiến nước thấm thường xuyên trong mùa gió mùa Vấn đề ngập úng và tiêu nước tồn tại ở 15% diện tích đất cần tưới.

2.2.1.3 An toàn nước ngầm cho cấp nước đô thị và nông thôn

+ Phần lớn các khu vực nông thôn ở vùng đồng bằng này và các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung cấp nội địa từ nước ngầm để cấp nước cho sinh hoạt Chỉ một phần nhỏ nước ngầm được sử dụng vào mục đích tưới do nguồn nước mặt luôn sẵn có Các tầng chứa nước trong thể trầm tích Pleitoxen bên dưới đồng bằng này rất hiệu quả và có tiềm năng để cung cấp nước lớn Với bề dày chênh lệch từ 10-100m và công suất mỗi giếng vào khoảng 10l/s/m, các tầng chứa nước lấy nước từ các sông, nước mưa và nước tưới (độ nạp là 90cm/s) Đây là nguồn nước ngọt quan trọng kể cả đối với khu vực ven biển Tổng lượng tất cả các tầng chứa nước trong vùng đồng bằng này sẽ lớn hơn 1 tỉ m3/năm.

+ Tuy nhiên, những vấn đề nghiêm trọng về chất lượng nước mặt đã xuất hiện ở những trung tâm công nghiệp và thành thị đông dân, làm ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm Điều này có thể thấy rõ ràng từ những con kênh bị ô nhiễm nằm gần các trung tâm đô thị Bản Qui hoạch tổng thể dự kiến công nghiệp trong lưu vực sẽ tăng trưởng ở mức 11-15%/năm và trong hai thập kỷ sẽ chiếm khoảng gần bằng tổng sản phẩm của lưu vực Kế hoặch này cũng đề nghị khuyến khích phát triển nhiều nghành công nghiệp rải khắp khu vực đồng bằng chứ không phải chỉ tập trung ở các khu tam giác tăng trưởng sẵn có Kế hoạch này dự đoán sự tăng trưởng nhanh chóng ở khu vực thành thị và ở nghành công nghiệp với một cơ cấu sẽ tương tự như các nước phát triển hơn (5% nông nghiệp, 80% thành thị) Chuyển biến từ một cơ cấu với 15% thành thị trở thành 80% thành thị đòi hỏi phải sớm chú ý khả năng tăng ô nhiễm nước do quá trình đô thị hoá nhanh chóng Do tầm quan trọng đặc biệt của nước ngầm đối với nhu cầu cung cấp nước cho thành thị và nông thôn, cần sớm có biện pháp bảo vệ chất lượng nướcngầm.

2.2.2.1 Do điều kiện tự nhiên

Nước mặt phân bố không đều theo không gian và thời gian Về mùa mưa sự tập trung dòng chảy lớn có thể gây nên hiểm họa thiên tai như lũ, lụt trong khi mùa khô gây nên hiểm họa khác đó là thiếu nước cho con người và hạn hán cho sản xuất.

Do nước phân bố không đều giữa các vùng, miền và lưu vực sông, bình quân đầu người hiện nay của hệ thống sông Hồng-Thái Bình khá nhỏ: 5000 m 3

2.2.2.2 Do gia tăng nhanh về dân số

Lượng nước bình quân đầu người giảm do dân số gia tăng Lượng nước bình quân đầu người đã giảm khá nhanh từ 12.800 m 3 vào năm 1990, giảm còn

9700 m 3 năm 2010 và có khả năng chỉ còn khoảng 8300 m 3 /người vào khoảng năm

2025 khi dân số Việt Nam đạt 100 triệu

GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG HỒNG - SÔNG THÁI BÌNH

3.1 Những khó khăn thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước sông Hồng- Thái Bình

- Chất lượng nước sông Hồng – Thái Bình đang bị ô nhiễm và suy thoái cục bộ: Môi trường lưu vực sông Hồng nói chung và môi trường nước LVS Hồng – Thái Bìnhnói riêng đang chịu tác động mạnh mẽ của các hoạt động phát triển kinh tế, đặc biệt của các trọng điểm như các khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến khoáng sản, các khu đôthị,…

- Cảnh quan, sinh thái lưu vực sông Hồng – Thái Bình đang bị suy thoái: Cảnh quan, sinh thái khu vực bị suy thoái, rừng bị chặt phá, đất canh tác bị thoái hóa, cảnh quan thiên nhiên bị biến dạng Nhiều moong khai thác chưa được hoàn thiện và san lấp trở lại Lòng sông bị khai thác cát, sỏi bừa bãi gây sạt lở bờ…

- Công trình hạ tầng cơ sở, hệ thống cấp thoát nước khu vực thiếu, không đồng bộ và đang bị xuống cấp gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường lưu vực, đặc biệt là môi trườngnước.

- Hoạt động quản lý LVS Hồng – Thái Bình mang tính phức tạp và đa dạng do rộng về diện tích và đông dân cư: Phạm vi không gian của các lưu vực nói chung và LVS Hồng-Thái Bình nói riêng rộng và mang tính liên vùng (về lãnh thổ, địa hình)…lưu vực sông Hồng nằm trên khu vực đồng bằng rộng lớn gồm 10 tỉnh và thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bìnhvới diện tích ước tính khoảng 17.000 km 2 trong đó diện tích lưu vực là 6.030km2

- Việc quản lý LVS không đơn giản do tính phức tạp, tính đa dạng giữa các khu vực, các tỉnh khác nhau như: Điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, sự chênh lệch về nhận thức BVMT của cộng đồng, nănglực quản lý nhà nước về BVMT không đồngđều,…

- Thiếu thể chế, chính sách quản lý LVS Hồng – Thái Bình: Một số văn bản pháp lý liên quan đến quản lý BVMT lưu vực sông nói chung đã được ra đời song vẫn chưa có hiệu quả cao Một trong những nguyên nhân là do việc xây dựngthể chế, chính sách quản lý LVS Hồng – Thái Bình, trong đó có TNN chưa dựa vào các nguyên tắc cơ bản như: Chỉ đạo thống nhất, quản lý chung của nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường, phù hợp với địa phương, có sự tham gia của cộngđồng.

- Thiếu sự thống nhất và phân công trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT sông Hồng – Thái Bình, trong đó có MT nước Nhiều bộ, ngành hiện đang cùng tham gia bảo vệ môi trường LVS Hồng song trách nhiệm vẫn còn chồng chéo gây hạn chế hiệu quả quản lý ở các cấp khácnhau.

- Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Quản lý tổng hợp môi trường LVS Hồngchưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế: Ban quản lý tổng hợp môi trường lưu vực sông Hồng – Thái Bình đã được hình thành với một số quy định ban đầu về trách nhiệm và quyền hạn Tuy nhiên nhiều nội dung có liên quan chưa được thực thi có hiệu quả do nhiều yếu tố tácđộng (thiếu các quy định cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm, thiếu nguồn kinh phí hoạt động, năng lực quản lý chưa được chuẩn bị chu đáo, hạ tầng cơ sở phục vụ cho hoạt động quản lý cònthiếu).

- Phương pháp tiếp cận hành động nhằm BVMT lưu vực sông Hồng – Thái Bình là quản lý tổng hợp tài nguyên nước chưa được xác định rõ ràng: Mục tiêu của hành động là kết hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất đai và các tài nguyên có liên quan nhằm phát huy tối đa những lợi ích kinh tế và xã hội mà không gây tổn hại tới tính bền vững của các hệ sinh thái Thực tế cho thấy, phương pháp tiếp cận hành động QL THTNN chưa được xác định rõ ràng Đây chính là một trong những vấn đề bức xúc môi trường chính cần quan tâm và giảiquyết.

- Nhận thức sai lệch về nguồn tài nguyên nước: Nhận thức sai lệch về nguồn nước đang là vấn đề tồn tại ở các LVS đặc biệt là đối với LVS Hồng – Thái Bình Khi chưa coi nước là loại hàng hóa kinh tế và chưa có được nhận thức đúng về giá trị của tài nguyên nước thì việc sử dụng nước còn bừa bãi, thiếu trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ nguồn tài nguyên, gây ra sự thiếu công bằng xã hội.

3.2 Giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước sông Hồng

3.2.1 Mục tiêu quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước

Quản lý tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hồng được hình thành trên cơ sở quy hoạch và quản lý nguồn nước với kinh nghiệm và công cụ tối ưu tiên tiến

Nâng cao công tác quản lý nước ở lưu vực sông Hồng nhằm thỏa mãn nhu cầu nước dài hạn của tất cả các ngành sử dụng nước trong khi vẫn duy trì các dịch vụ sinh thái cốt yếu, đồng thời nâng cao lợi ích kinh tế từ thủy điện và nông nghiệp

- Thúc đẩy quản lý nước hiệu quả và bền vững tại hệ thống sông Hồng-Thái Bình, nâng cao hiệu quả, hiệu năng và tính bền vững về mặt môi trường trong quản lý nguồn nước ở lưu vực sông Hồng

- Xây dựng, tăng cường năng lực trong quản trị nguồn nước

- Đánh giá hiện trạng quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Hồng- sông Thái Bình

- Góp phần giải quyết các mâu thuẫn sử dụng nước do phân bổ nước không hợp lý gây ra

Dự án “Quản lý tổng hợp và bền vững tài nguyên nước lưu vực sông Hồng –Thái Bình trong bối cảnh biến đổi khí hậu (IMRR)” được hình thành trên cơ sở hợp tác quốc tế giữa Trường Đại học Bách khoa Milan (Polimi) và Viện Quy hoạch Thủy lợi (IWRP) Phương pháp này rất phù hợp và cần thiết để giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong các mục tiêu sử dụng nước ở lưu vực sông Hồng-Thái Bình, khi mà những mâu thuẫn này có thể sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong tương lai gần dưới sức ép của nhiều yếu tố trong đó có biến đổi khí hậu

Dự án IMRR sẽ được xây dựng dựa trên Chu Trình Quy hoạch nguồn nước tổng hợp bao gồm các giai đoạn

Mục đích của giai đoạn này là xác định mục tiêu của dự án, giới hạn không gian và thời gian của hệ thống nước, bối cảnh quy phạm và quy hoạch để thực hiện quyết định (xác định phạm vi) Tất cả các bên liên quan và các mối quan tâm, nhu cầu và mong muốn của họ được xác định cùng với thông tin hiện có và còn thiếu về hệ thống

Ngày đăng: 30/08/2023, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1: Bản đồ lưu vực sông Hồng – Thái Bình - Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông hồng – sông thái bình
Hình 2.1 Bản đồ lưu vực sông Hồng – Thái Bình (Trang 45)
Hình 2.2: Các sông thuộc HTS Hồng – Thái  Bình - Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông hồng – sông thái bình
Hình 2.2 Các sông thuộc HTS Hồng – Thái Bình (Trang 46)
Bảng 2.1: Tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái  Bình - Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông hồng – sông thái bình
Bảng 2.1 Tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình (Trang 46)
Bảng 2.2. Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm trên hệ thống sông Hồng - Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông hồng – sông thái bình
Bảng 2.2. Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm trên hệ thống sông Hồng (Trang 48)
Bảng 2.3. Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm của hệ thống sông Thái Bình Tính đến trạm Flv - Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông hồng – sông thái bình
Bảng 2.3. Đặc trưng dòng chảy trung bình nhiều năm của hệ thống sông Thái Bình Tính đến trạm Flv (Trang 50)
Bảng 2.4. Tổng hợp tài nguyên nước hệ thống sông Thái Bình - Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông hồng – sông thái bình
Bảng 2.4. Tổng hợp tài nguyên nước hệ thống sông Thái Bình (Trang 51)
Bảng 2.5: Tiềm năng kinh tế - kỹ thuật thủy điện  của các hệ thống sông chính ở Việt Nam - Nghiên cứu giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước lưu vực sông hồng – sông thái bình
Bảng 2.5 Tiềm năng kinh tế - kỹ thuật thủy điện của các hệ thống sông chính ở Việt Nam (Trang 59)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w