CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNCỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC
Cơ sở lý luận về công tác quản lý nguồn tài nguyên nước
1.1.1 Một số khái niệm, phân loại về tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước
1.1.1.1 Khái niệm về tài nguyên nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng không thể thiếu được trong đời sống xã hội bao gồm các dạng rắn, lỏng và khí Vì vậy, nước là một tài nguyên Theo Lê Duy Bá: “Tài nguyên là các dạng vật chất được tạo thành trong suốt quá trình hình thành, phát triển của tự nhiên, cuộc sống sinh vật và con người Các dạng vật chất này cung cấp nguyên liệu, vật liệu, hỗ trợ và phục vụ cho nhu cầu phát triển mà con người có thể sử dụng được Tài nguyên được phân thành tài nguyên thiên nhiên gắn liền với các nhân tố thiên nhiên và tài nguyên con người gắn liền với các nhân tố về con người và xã hội”.
Tài nguyên nước là một dạng tài nguyên thiên nhiên vừa vô hạn, vừa hữu hạn và chính bản thân nước có thể đáp ứng cho các nhu cầu của cuộc sống như ăn uống, sinh hoạt, hoạt động công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông vận tải thủy, du lịch
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau Nước được dùng trong các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường Hầu hết các hoạt động trên đều cần nước ngọt.
Tổng lượng nước trên Trái Đất khoảng 1386 triệu km 3 Trong đó 97% là nước muối (nước đại dương và biển) vốn không phù hợp với việc sử dụng của con người Còn lại, chỉ 3% còn lại là nước ngọt nhưng gần hơn 2/3 lượng nước này tồn tại ở dạng sông băng và các mũ băng ở các cực Phần còn lại không đóng băng được tìm thấy chủ yếu ở dạng nước ngầm, và chỉ một tỷ lệ nhỏ tồn tại trên mặt đất và trong không khí.
Nước ngọt là nguồn tài nguyên tái tạo, tuy vậy mà việc cung cấp nước ngọt và sạch trên thế giới đang từng bước giảm đi Nhu cầu nước đã vượt cung ở một vài nơi trên thế giới, trong khi dân số thế giới vẫn đang tiếp tục tăng làm cho nhu cầu nước càng tăng Sự nhận thức về tầm quan trọng của việc bảo vệ nguồn nước cho nhu cầu hệ sinh thái chỉ mới được lên tiếng gần đây Trong suốt thế kỷ 20, hơn một nửa các vùng đất ngập nước trên thế giới đã bị biến mất cùng với các môi trường hỗ trợ có giá trị của chúng Các hệ sinh thái nước ngọt mang đậm tính đa dạng sinh học hiện đang suy giảm nhanh hơn các hệ sinh thái biển và đất liền Chương trình khung trong việc định vị các nguồn tài nguyên nước cho các đối tượng sử dụng nước được gọi là quyền về nước.
Tổng khối lượng nước sông chỉ có thể thỏa mãn được hơn một nửa các nhu cầu hiện tại của con người trong một năm Nhưng nhờ chi kỳ thủy văn lôi cuốn vào một vận động thường xuyên làm cho các yếu tố của nó thường xuyên được tiêu thụ và phục hồi Tính chất này là nguyên nhân của sự đổi mới thường xuyên nguồn nước, cho phép con người có thể sử dụng liên tục nguồn nước ngọt cần thiết.
1.1.1.2 Phân loại tài nguyên nước 1.1.1.2.1 Nước mặt
Nước mặt là nước trong sông, hồ hoặc nước ngọt trong vùng đất ngập nước. Nước mặt được bổ sung một cách tự nhiên bởi giáng thủy và chúng mất đi khi chảy vào đại dương, bốc hơi và thấm xuống đất.
Lượng giáng thủy này được thu hồi bởi các lưu vực, tổng lượng nước trong hệ thống này tại một thời điểm cũng tùy thuộc vào một số yếu tố khác Các yếu tố này như khả năng chứa của các hồ, vùng đất ngập nước và các hồ chứa nhân tạo, độ thấm của đất bên dưới các thể chứa nước này, các đặc điểm của dòng chảy mặn trong lưu vực, thời lượng giáng thủy và tốc độ bốc hơi địa phương Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến tỷ lệ mất nước.
Các hoạt động của con người có thể tác động lớn hoặc đôi khi phá vỡ các yếu tố này Con người thường tăng khả năng trữ nước bằng cách xây dựng các bể chứa và giảm trữ nước bằng cách tháo khô các vùng đất ngập nước Con người cũng làm tăng lưu lượng và vận tốc của dòng chảy mặt ở các khu vực lát đường và dẫn nước bằng các kênh.
Tổng lượng nước tại một thời điểm là vấn đề cần quan tâm Một số đối tượng sử dụng nước có nhu cầu nước theo vụ Ví dụ, trong mùa hè cần rất nhiều nước để phục vụ cho nông nghiệp hoặc phát điện nhưng trong mùa mưa thì không cần nước, vì vậy để cung cấp nước tốt cho mùa hè thì cần một hệ thống trữ nước trong suốt năm và xả nước trong một khoảng thời gian ngắn Các đối tượng sử dụng nước khác có nhu cầu dùng nước thường xuyên như nhà máy điện cần nguồn nước để làm lạnh Để cung cấp nước cho các nhà máy điện, hệ thống nước mặt chỉ cần đủ trong các bể chứa khi dòng chảy trung bình nhỏ hơn nhu cầu nước của nhà máy.
Nước mặt tự nhiên có thể được tăng cường thông qua việc cung cấp từ các nguồn nước mặt khác bởi các kênh hoặc đường ống dẫn nước Cũng có thể bổ cấp nhân tạo từ các nguồn khác đã được liệt kê, tuy nhiên, số lượng không đáng kể Con người có thể làm cho nguồn nước cạn kiệt (với nghĩa không thể sử dụng) bởi ô nhiễm.Brasil được đánh giá là quốc gia có nguồn cung cấp nước ngọt lớn nhất thế giới, sau đó là Nga và Canada.
Trên suốt dòng sông, lượng nước chảy về hạ nguồn thường bao gồm hai dạng là dòng chảy trên mặt và chảy thành dòng ngầm trong các đá bị nứt nẻ (không phải nước ngầm) dưới các con sông Đối với một số thung lũng lớn, yếu tố không quan sát được này có thể có lưu lượng lớn hơn rất nhiều so với dòng chảy mặt Dòng chảy ngầm thường hình thành một bề mặt động lực học giữa nước mặt và nước ngầm thật sự Nó nhận nước từ nguồn nước ngầm khi tầng ngậm nước đã được bổ cấp đầy đủ và bổ sung nước vào tầng nước ngầm khi nước ngầm cạn kiệt Dạng dòng chảy này phổ biến ở các khu vực karst do ở đây có rất nhiều hố sụt và dòng sông ngầm.
Nước ngầm là một dạng nước dưới đất, là nước ngọt được chứa trong các lỗ rỗng của đất hoặc đá Nó cũng có thể là nước chứa trong các tầng ngậm nước bên dưới mực nước ngầm Đôi khi người ta còn phân biệt nước ngầm nông, nước ngầm sâu và nước chôn vùi.
Nước ngầm cũng có những đặc điểm giống như nước mặt như: nguồn vào (bổ cấp), nguồn ra và chứa Sự khác biệt chủ yếu với nước mặt là do tốc độ luân chuyển chậm (dòng thấm rất chậm so với nước mặt), khả năng giữ nước ngầm nhìn chung lớn hơn nước mặt khi so sánh về lượng nước đầu vào Sự khác biệt này làm cho con người sử dụng nó một cách vô tội vạ trong một thời gian dài mà không cần dự trữ Đó là quan niệm sai lầm, khi mà nguồn nước khai thác vượt quá lượng bổ cấp sẽ là cạn kiệt tầng chứa nước và không thể phục hồi.
Nguồn cung cấp nước cho nước ngầm là nước mặt thấm vào tầng chứa Các nguồn thoát tự nhiên như suối và thấm vào các đại dương.
Nguồn nước ngầm có khả năng bị nhiễm mặn cách tự nhiên hoặc do tác động của con người khi khai thác quá mức các tầng chứa nước gần biên mặn/ngọt Ở các vùng ven biển, con người sử dụng nguồn nước ngầm có thể làm co nước thấm vào đại dương từ nước dự trữ gây ra hiện tượng muối hóa đất [cần dẫn nguồn] Con người cũng có thể làm cạn kiệt nguồn nước bởi các hoạt động làm ô nhiễm nó Con người có thể bổ cấp cho nguồn nước này bằng cách xây dựng các bể chứa hoặc bổ cấp nhân tạo.
1.1.1.3 Khái niệm quản lý tài nguyên nước
Tài nguyên nước có 3 dạng chính :
Cơ sở thực tiễn vềquản lý nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam
1.2.1 Thực trạng về quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam
Có thể thấy được vai trò quan trọng của tài nguyên nước trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Qua từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội, nhận thức về tài nguyên nước cũng có những chuyển biến đáng kể Điều đó được phản ánh rõ trong công tác quản lý khai thác sử dụng, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước thể hiện qua tiến trình thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước, xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa nhằm đảm bảo sự hài hòa giữa các hộ ngành khai thác sử dụng nước đảm bảo phát triển kinh tế và an sinh xã hội, … Mặc dù đã đạt được bước tiến lớn nhưng trước mắt vẫn còn nhiều khó khăn mang tính khách quan và chủ quan trong phát triển bền vững tài nguyên nước Đó là phần lớn các sông chính của nước ta bắt nguồn từ nước ngoài, do đó không đảm bảo được tính chủ động trong khai thác sử dụng tài nguyên nước.
Mặt khác, cơ chế, chính sách hợp tác, chia sẻ nguồn nước giữa các quốc gia chưa thực sự hiệu quả Tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước vẫn tiếp tục gia tăng, các hoạt động chặt phá rừng, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước đang ngày càng biểu hiện rõ rệt hơn, đôi khi dẫn tới tình trạng mất kiểm soát ô nhiễm nguồn nước Thiên tai bão, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, ngập úng, nước biển dâng, đang ngày càng gia tăng cả về mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng Gia tăng nhu cầu nước của các ngành kinh tế, xã hội dẫn đến tình trạng sử dụng nước bất hợp lý, kém hiệu quả trong điều kiện nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt và cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước còn nhiều bất cập Sức ép của quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, sự gia tăng dân số và yêu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống sẽ cần nhiều nước hơn cho phát triển sản xuất và dân sinh là thách thức lớn nhất đối với sự phát triển và quản lý tài nguyên nước quốc gia.
1.2.2 Chính sách, pháp luật, thể chế quản lý nhà nước ở Việt Nam
1.1.1.1 Chính sách về Tài nguyên nước
Theo Điều 4, Chương I, Luật Tài nguyên nước 2012số 17/2012/QH13 được quy định như sau: Điều 4 Chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước
1 Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2 Đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; hỗ trợ phát triển nguồn nước và phát triển cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước.
3 Ưu tiên đầu tư tìm kiếm, thăm dò, khai thác nguồn nước, có chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư khai thác nước để giải quyết nước sinh hoạt, sản xuất cho nhân dân các vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng khan hiếm nước ngọt.
4 Đầu tư và có cơ chế khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến để quản lý, bảo vệ, phát triển các nguồn nước, khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên nước, xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để tái sử dụng, xử lý nước mặn, nước lợ thành nước ngọt, thu gom, sử dụng nước mưa, bổ sung nhân tạo nước dưới đất, khôi phục nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
5 Bảo đảm ngân sách cho các hoạt động điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
1.2.2.1.Pháp luật về quản lý tài nguyên nước Để quản lý tài nguyên nước hiệu quả, Chính phủ Việt Nam đã đưa ra các hình thức quản lý như nêu ra quyền và nghĩa vị của công dân trong việc sử dụng nước, phòng, chống những tác hại do tài nguyên nước gây ra
Theo Điều 43, Chương IV, mục 2, Luật Tài nguyên nước 2012, quy định như sau: Điều 43 Quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1 Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các quyền sau đây: a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho các mục đích sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và mục đích khác theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; b) Hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước; c) Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước; d) Sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên nước theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đ) Được dẫn nước chảy qua đất liền kề thuộc quyền quản lý, sử dụng của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; e) Khiếu nại, khởi kiện về các hành vi vi phạm quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước và các lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
2 Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước có các nghĩa vụ sau đây: a) Bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật; b) Sử dụng nước đúng mục đích, tiết kiệm, an toàn và có hiệu quả; c) Không gây cản trở hoặc làm thiệt hại đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác; d) Bảo vệ nguồn nước do mình trực tiếp khai thác, sử dụng; đ) Thực hiện nghĩa vụ về tài chính; bồi thường thiệt hại do mình gây ra trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo quy định của pháp luật; e) Cung cấp thông tin, số liệu liên quan đến việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép; g) Khi bổ sung, thay đổi mục đích, quy mô khai thác, sử dụng thì phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp không phải xin cấp giấy phép, không phải đăng ký theo quy định tại Điều 44 của Luật này; h) Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3 Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước được cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước thì ngoài việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này, còn phải thực hiện đúng các nội dung trong giấy phép.
4 Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước thuộc trường hợp phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này còn được chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Chính phủ.
Theo Điều 58, chương V, Luật Tài nguyên nước 2012 quy định như sau: Điều 58 Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
1 Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ tham gia phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2 Chính phủ quyết định và chỉ đạo bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
3 Bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.
1.2.2.2.Thể chế quản lý nguồn tài nguyên nước
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG
Đặc điểm địa lý, kinh tế - xã hội và văn hóa quanh lưu vực sông Mê Kông
2.1.1 Trên thế giới (vùng thượng và trung lưu sông Mê Kông)
Hình 2.1: Lưu vực sông Mê Kông
Sông Mê Kông bắt nguồn từ vùng núi Thanh Hải của Trung Quốc, chảy qua tỉnh Vân Nam, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Thanh Hải là một tỉnh thuộc Tây Bắc Trung Quốc Thanh Hải là một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích lớn nhất tại Trung Quốc Thanh
Hải nằm chủ yếu trên cao nguyên Thanh - Tạng và là nơi sinh sống của một lượng lớn người Tạng Người Hán chiếm đa số và sinh sống chủ yếu tại khu vực thủ phủ Tây Ninh ở phía đông bắc của tỉnh
Thanh Hải có nhiều diện tích núi đá, sông băng, núi tuyết, sa mạc, đầm lầy nước mặn không thích hợp cho phát triển nông nghiệp Diện tích đất nông, lâm, mục, ngư nghiệp chiếm 52% tổng diện tích của Thanh Hải Các loại gia súc chủ yếu của Thanh Hải là cừu Tây Tạng, cừu Mông Cổ, cừu Kazakh, dê, bò Tây Tạng, bò nhà, ngựa Đại Thông, ngựa Hà Khúc, ngựa Sài Đạt Mộc, ngựa Ngọc Thụ, lừa, lạc đà, và lợn Các nông sản chủ yếu của Thanh Hải là lúa mì, lúa mạch cao nguyên, đại mạch, ngô, kiều mạch, yến mạch, cải dầu, đậu răng ngựa, đậu Hà Lan, đậu ván, đậu hương, khoai tây, vừng, hồng hoa, củ cải ngọt Các loại quả chủ yếu của Thanh Hải bao gồm táo "tam hồng", lê, mơ tây, đào, táo tây dại, óc chó, dâu tây, dưa hấu, nho, sơn tra.
Bốn trụ cột của ngành công nghiệp Thanh Hải là khai thác dầu khí, điện lực, công nghiệp kim loại màu và công nghiệp diêm hóa
Vân Nam là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa, giáp biên giới với Việt Nam Vân Nam là nơi bắt nguồn của sông Hồng và sông Đà, sông Mê Kông cũng chảy qua Vân Nam.
Vân Nam là một tỉnh tương đối chậm phát triển của Trung Quốc với tỷ lệ dân số lâm vào cảnh nghèo khổ cao hơn các tỉnh khác Năm 1994, khoảng 7 triệu người sống dưới mức nghèo khổ với thu nhập bình quân hàng năm thấp hơn 300 nhân dân tệ trên đầu người Kế hoạch xóa đói giảm nghèo bao gồm 5 dự án lớn với mục tiêu nâng cấp và hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Tổng giá trị sản xuất trong nước: Năm 2006, tổng giá trị sản xuất của tỉnh Vân Nam (GDP) đạt 400,187 tỷ NDT, tăng 11,9% so với năm trước GDP bình quân đầu người đạt 8961 NDT, tăng 11,1% so với năm trước.
Thu nhập tài chính: Năm 2006, tổng thu nhập tài chính đạt 88,7 tỷ NDT, tăng 16% so với năm trước.
Vân Nam đáng chú ý vì sự đa dạng sắc tộc cao Tỉnh này có nhiều dân tộc hơn tất cả các tỉnh và khu tự trị khác của Trung Quốc Trong số 56 dân tộc được công nhận tại Trung Quốc, người ta thấy tại Vân Nam là 25 Các nhóm sắc tộc phân bổ rộng khắp trong tỉnh Khoảng 25 các dân tộc thiểu số sống trong các khu dân cư đông đúc, mỗi cộng đồng có số dân trên 5.000 người
Myanmar hay Burma, tên chính thức: Cộng hòa Liên bang Myanmar là một quốc gia ở Đông Nam Á, tây bắc bán đảo Trung - Ấn Có 5.876 km đường biên giới với Trung Quốc (2.185 km), Thái Lan (1.800 km), Ấn Độ (1.463 km), Lào (235 km) và Bangladesh (193 km) Đường bờ biển dài 1.930 km Diện tích 676.577 km².
Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmar đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này thời hiện đại. Nền văn hóa nước này bị ảnh hưởng nhiều từ các nước xung quanh, dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có hòa trộn các yếu tố địa phương.
Myanmar là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập
Dù có nhiều nền văn hóa bản xứ tồn tại ở Myanmar, nền văn hóa chiếm vị trí trọng yếu là Phật giáo và Bamar Văn hóa Bamar từng bị ảnh hưởng từ các nền văn hóa các nước xung quanh Nó được biểu hiện qua ngôn ngữ, ẩm thực, âm nhạc, nhảy múa và sân khấu
Thái Lan là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanmar, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanmar và biển Andaman
Thái Lan có diện tích 513.000 km 2 (198.000 dặm vuông) lớn thứ 50 trên thế giới và dân số khoảng 67 triệu người đông thứ 20 trên thế giới
Thái Lan vốn là một nước nông nghiệp truyền thống Bắt đầu từ năm 1960 Thái Lan thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ nhất và đến nay là kế hoạch thứ 9 Trong thập niên 1970 Thái Lan thực hiện chính sách "hướng xuất khẩu", ASEAN, Mỹ, Nhật Bản, Âu Châu là thị trường xuất khẩu chính của Thái Lan Ngành công nghiệp và dịch vụ đã dần dần đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế và vai trò của nông nghiệp giảm dần.
Kinh tế Thái Lan là một nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP Tính đến ngày 26 tháng 10 năm 2006, GDP danh nghĩa theo tỷ giá hối đoái thị trường của Thái Lan là 200 tỷ USD, chứng tỏThái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á sau Indonesia Đây là vị trí màThái Lan đã nắm giữ trong nhiều năm qua
Văn hóa Thái Lan chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Phật giáo - tôn giáo chính thức được công nhận là quốc giáo ở đất nước này và từ nền sản xuất phụ thuộc vào nguồn nước.
Lào (tên chính thức: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào) là một quốc gia không giáp biển duy nhất tại vùng Đông Nam Á Lào giáp giới nước Myanmar và Trung Quốc phía tây bắc, Việt Nam ở phía đông, Campuchia ở phía nam, và Thái Lan ở phía tây Lào là nước nằm sâu trong lục địa, không có đường thông ra biển và chủ yếu là đồi núi trong đó 47% diện tích là rừng
Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm nghiệp, nông nghiệp, khoáng sản và thuỷ điện Nhìn chung kinh tế Lào tuy phát triển song chưa có cơ sở bảo đảm ổn định.
Thực trạng quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông
2.2.1 Thực trạng công tác quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông
2.2.1.1.Thực trạng phân bổ không đều của nguồn nước lưu vực sông Mê Kông
Do sự phân phối lượng mưa ở mỗi nơi khác nhau tùy theo điều kiện khí hậu và địa hình, có những vùng thì nước rất dồi dào cũng có những vùng rất thiếu nước. Nước được sử dụng canh tác nông nghiệp phần lớn được lấy ra từ nguồn nước mặt đôi khi cũng phải lấy từ nước ngầm.
Trong nông nghiệp, để có đủ nước cho canh tác người ta thường xây dựng hệ thống thủy lợi để dẫn nước từ nơi có nhiều nước đến nơi thiếu nước Nguồn nước này được dẫn theo hệ thống kênh mương được đào theo quy hoạch của thủy lợi, sự sử dụng hệ thống kênh mương dẫn nước làm thất thoát đi một lượng nước đáng kể Theo sự ước tính có khoảng 50% nguồn nước này bị mất đi do sự bốc hơi của lớp nước trên mặt các kênh mương và do sự trực di xuống các lớp đất ở đáy các kênh mương.
Với sông Mê Kông cũng vậy Vùng đồng bằng sông Cửu Long là nơi gần xích đạo nhất của Việt Nam nên thời gian nắng nóng nhiều hơn Theo đó lượng mưa cũng ít hơn, cũng có những cơn mưa rào nặng hạt nhưng trong thời gian ngắn, không đáng kể so với nhu cầu về tài nguyên nước cho nông nghiệp, lâm nghiệp hay sinh hoạt Đó cũng là một trong những lý do gây nên tình trạng thiếu nước và phân bổ nước không đồng đều.
Hơn nữa, Trung Quốc đã xây dựng những con đập lớn ở thượng nguồn để dự trữ nước cho các hoạt động duy trì sự sốngcủa họ Việc đó cũng gây không ít khó khăn trong việc trữ nước ở hạ lưu sông Mê Kông.
2.2.1.2 Vấn đề thời sự cấp bách trong việc sử dụng và quản lý bền vững nguồn nước Mê Kông
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên quý giá, là nguồn sống thiết yếu của con người Tuy nhiên, trong bối cảnh phát triển kinh tế - xã hội hiện nay nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm và dần cạn kiệt…Bởi vậy, nếu con người không có biện pháp bảo vệ, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên vô giá này sẽ nhận hậu quả khó lường.
Tình trạng suy giảm nguồn nước đòi hỏi chúng ta phải nhận rõ những tồn tại, bất cập và đề ra những giải pháp tổng thể, toàn diện và có hệ thống để bảo vệ, quản lý, sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm và đa mục tiêu nguồn nước vốn hữu hạn lại dễ bị tổn thương ở nước ta.
- Phát triển hồ chứa thủy điện, thủy lợi đã tạo bước tiến quan trọng trong sử dụng tài nguyên nước phục vụ bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội lưu vực sông Mê Kôngnhưng còn nhiều bất cập Việc phát triển thủy điện thời gian qua do chịu sức ép lớn của phát triển kinh tế - xã hội nay đang trở nên “quá nóng” Theo đánh giá, việc phát triển thủy điện, thủy lợi nay đã ở
“ngưỡng” tới hạn trên lưu vực sông Mê Kông Tác động của các công trình thủy điện, thủy lợi đến tài nguyên nước là rất sâu sắc, không thể chỉ phản ánh một cách
“khái lược” trong các báo cáo mang nặng tính học thuật dạng báo cáo “nghiên cứu khả thi” hoặc “đánh giá tác động môi trường” Do vậy, đòi hỏi phải xem xét, đánh giá toàn diện hơn quá trình phát triển thủy điện, thủy lợi, cân nhắc kỹ từ quy hoạch đến thiết kế, thi công xây dựng, vận hành để phát huy tối đa mặt lợi, đồng thời giảm thiểu tác động xấu tới tài nguyên nước và giảm tác hại do những thay đổi về nguồn nước gây ra đối với tài nguyên, môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.
- Quy hoạch sử dụng tài nguyên nước, trong đó có quy hoạch thủy điện, thủy lợi, cần phải dựa trên quy hoạch tổng hợp lưu vực sông Mê Kông Quy hoạch lưu vực sông, môi trường phải là căn cứ để hoàn thiện, điều chỉnh quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước, bảo vệ môi trường của các ngành, trong đó có thủy điện, thủy lợi; phải có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, cơ quan, dựa trên cơ sở khoa học công nghệ và kinh nghiệm tiên tiến để đẩy mạnh xây dựng, trình Chính phủ hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt cho thực hiện các quy hoạch lưu vực sông, bảo vệ môi trường làm căn cứ cho xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch các ngành, lĩnh vực liên quan.
- Việc vận hành công trình đơn lẻ cũng như vận hành hệ thống hoặc bậc thang các hồ chứa rõ ràng đang còn rất nhiều bất cập Việc tổng kết thực tiễn ở nước ta cần được đặt ra một cách cơ bản, toàn diện, làm căn cứ xây dựng cơ chế bảo đảm điều hòa, phân bổ khách quan, hợp lý tài nguyên nước sông Mê Kông cho các nhu cầu sử dụng, bảo vệ dòng sông và môi trường Các công trình tài nguyên nước dù được xây dựng từ nguồn vốn nào, nhưng nguồn nước vẫn cần được xem là tài sản chung, vì lợi ích chung; sử dụng nguồn nước của quốc gia là phải trả tiền hợp lý Trong trường hợp thiếu nước, khan hiếm nước thì nguồn nước trên lưu vực sông
Mê Kông phải được ưu tiên cho sinh hoạt, cho các nhu cầu thiết yếu khác Các hồ chứa cần được bảo vệ, quản lý và vận hành theo quy định chung được cấp có thẩm quyền phê duyệt; không để kéo dài tình trạng vận hành hồ chứa mà thiếu quy trình, quy trình chưa hợp lý; cần chấm dứt kiểu vận hành quá chú trọng đến lợi ích trước mắt hoặc chỉ vì lợi ích của một vài lĩnh vực riêng lẻ Cần có cơ chế phối hợp hoặc tổ chức đủ thẩm quyền để bảo đảm vận hành hiệu quả các hồ chứa sao cho nguồn nước được sử dụng tiết kiệm, đa mục tiêu, nâng cao hiệu quả tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi trường.
- Đồng thời với việc thực hiện các biện pháp cơ bản, lâu dài như tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông, bảo vệ, bảo tồn, phát triển hợp lý nguồn nước; xây dựng cơ chế để sử dụng nước hợp lý, tránh khai thác quá mức, sử dụng phải tiết kiệm, hiệu quả và phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; thực hiện quản lý các hồ chứa thủy điện, thủy lợi theo những giải pháp mới để nâng cao hơn nữa hiệu quả tổng hợp của chúng, trước hết là xây dựng cơ chế phối hợp các Bộ, ngành và địa phương để tạo chuyển biến trong quản lý vận hành các hồ chứa, lưu vực sông.
- Cần xây dựng một cơ chế, chính sách kinh tế, tài chính, đầu tư thích hợp để bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, được bảo vệ và bảo đảm sử dụng đa mục tiêu, hiệu quả và tiết kiệm Cần sớm xác định nội dung và định hướng cụ thể các bước đi để làm rõ giá trị kinh tế, giá trị hàng hóa (ngoài giá trị xã hội) và nâng cao giá trị đóng góp của tài nguyên nước sông Mê Kông trong phát triển Sớm xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện “dùng nước, sử dụng nước của quốc gia thì phải trả tiền” Đây là vấn đề mới nhưng đã trở thành cấp thiết hiện nay nhằm bảo đảm phát triển bền vững.
- Phải gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; cần ứng xử hợp lý với tài nguyên nước Trong điều kiện thiếu nước hoặc tài nguyên nước trở nên khan hiếm thì các cơ quan quản lý và toàn xã hội cần nâng cao trách nhiệm gìn giữ, bảo vệ, bảo tồn nguồn nước; sử dụng phải tiết kiệm, đa mục tiêu và nhằm tới hiệu quả tổng hợp cao nhất có thể.
GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG MÊ KÔNG
Những khó khăn thực hiện công tác quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông
Như đã trình bày ở trên, nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông đang mắc phải các vấn đề rất nghiêm trọng Tài nguyên nước bắt nguồn từ thiên nhiên nên được phân bổ rải rác trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Ngay ở hạ lưu sông Mê Kông, lượng nước phân bổ không đều dẫn đến dòng chảy không được hoạt động thường xuyên, gây ra những bất cập khôn lường về chất lượng nước và lưu lượng nước trên sông Vì vậy, việc sử dụng tài nguyên nước ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống bình thường của con người Nên việc quản lý là rất cần thiết để gìn giữ nguồn nước sông trong sạch, nhưng thực tế vẫn chưa kiên quyết và đồng bộ Hay việc xây dựng đập ở thượng nguồn gây nên rất nhiều khó khăn cho sự thông thoáng dòng chảy ở trung và hạ lưu sông Mê Kông Cuối cùng là suy thoái tài nguyên nước sông Mê Kông, trữ lượng nước giảm, kéo theo đó là hàng loạt những ảnh hưởng làm cho việc quản lý tài nguyên nước sông gặp nhiều khó khăn. Sau đây là những khó khăn kể trên được liệt kê và phân tích rõ ràng
Nghiên cứu tổng hợp đã trở thành một điểm mấu chốt trong quản lý tài nguyên và môi trường Điều đó đã được công nhận, tuy nhiên, nó không có nghĩa là một nhiệm vụ dễ dàng và đơn giản Nghiên cứu tổng hợp môi trường đòi hỏi sự tổng hợp các thông tin từ nhiều ngành khác nhau, có cách làm việc rất thường xuyên, không tương thích và không giống nhau Một phần vấn đề hiện nay, các dự án tài nguyên tổng hợp có lệnh yêu cầu tài trợ nhưng ít người có thể tập trung độc quyền trong một dự án, điều này chưa thực sự quan trọng.
Trong các dự án nghiên cứu tích hợp toàn diện về quản lý môi trường trong khía cạnh vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội, văn hóa và chính trị thường phải được bảo vệ Tại các khu vực như vùng đồng bằng sông Cửu Long, thẩm quyền của hai chính phủ quốc gia và nhiều chính quyền tỉnh, địa phương phức tạp làm nảy sinh vấn đề Trong phác thảo dự án nghiên cứu dưới đây, không có một sự nỗ lực nào toàn diện Thay vì các quan điểm đã được sử dụng, hội nhập đòi hỏi kiến thức từ nhiều quy tắc khác nhau Có một loạt các vấn đề bức xúc, cần phải nghiên cứu thêm ở các khu vực quốc gia và địa phương trong việc quản lý bền vững tài nguyên nước và đất của đồng bằng sông Cửu Long Nhiều vấn đề như thế này từ lâu đã được công nhận Điều quan trọng là bất kỳ dự án nghiên cứu bổ sung nào trong vùng đồng bằng đều thêm nhiều giá trị cho các chương trình hiện tại Quy hoạch tổng thể đồng bằng sông Cửu Long (NEDECO, 1993) và Kế hoạch công tác của Thư ký Ủy hội sông Mê Kông (1996), thảo luận vấn đề trên, tóm tắt nhận ưu tiên khu vực và quốc gia Đối với cộng đồng người nghèo, đảm bảo thực phẩm và nguồn cung cấp nước đáng tin cậy, trong khi không ảnh hưởng đến nguồn cung trong tương lai là rất quan trọng, như là khả năng tạo ra thu nhập Gạo và cá ở địa phương là nhu cầu thực phẩm chủ yếu của vùng đồng bằng.
Việc nghiên cứu tích hợp tài nguyên nước sông Mê Kông giúp cho công tác quản lý bền vững tài nguyên nước sông được rõ ràng và cụ thể hơn Vấn đề sử dụng và quản lý bền vững tài nguyên nước sông đang là vấn đề cấp thiết đặt ra và cần có hướng giải quyết cụ thể
Ba dự án nêu dưới đây xây dựng trên ba thập niên cuối cùng của quá trình mà đã đạt được nhiều thành tựu ở đồng bằng sông Cửu Long Chúng được thiết kế để tuyên dương các chương trình hiện tại của Ban thư ký Cửu Long và để giải quyết các vấn đề sử dụng và phát triển bền vững tài nguyên tại một cấp địa phương Chỉ có đề cương dự án được đưa ra Phối hợp tổ chức không được xác định ở đây không phải là tất cả các mối liên kết với các chương trình hiện có Hiện đã thiết lập những vấn đề về lũ lụt và bảo vệ như một dự án nghiên cứu, vì phạm vi của nó là rất lớn.
Ba vấn đề cấp bách cần nghiên cứu: tác động của làn sóng xâm nhập mặn; tác động của bồi lắng ở Biển Hồ của Campuchia và nguồn nước ngầm nông thôn.
3.1.1 Quản lý và những tác động của khả năng xâm nhập mặn lưu vực sông Mê Kông
Nước biển xâm nhập và sản xuất axit từ đất phèn trong mùa khô, trích xuất axit thông qua các hệ thống thoát nước trong mùa mưa, là trở ngại chính trong sản xuất nông nghiệp và thủy sản ở hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam Những vấn đề này xem như là sự ưu tiên cao của chính phủ Việt Nam và Ủy ban sông Mê Kông Để hạn chế xâm nhập mặn vào khu vực nông nghiệp, làn sóng xâm nhập mặn và nước đê điều đã được lắp đặt trong bán đảo Cà Mau trên hạ lưu sông Mê Kông.
Thiết kế cửa tháo nước được dựa hoàn toàn trên các tiêu chí kỹ thuật để giảm sự xâm nhập của nước biển và kéo dài thời gian của mùa trồng lúa tại khu vực phía tây của sông Hậu Tác động đến quá trình axit hóa đất, việc vận chuyển và lưu trữ axit và những tác động của lưu trữ axit trong nông nghiệp, năng suất thủy sản và sinh kế nghề cá đã được hạn chế Nếu lên đến 5000 km 2 thì có thể bị ảnh hưởng Sự áp dụng ở miền đông nước Úc đã chứng minh rằng làn sóng trên cửa sông, đồng bằng ngập muối axit thúc đẩy quá trình axit hóa đất, kế hoạch sản xuất thấp hơn, hoạt động axit lớn ở các hồ chứa, các hình thức rào cản di cư của cá, giảm khu vực bổ sung và cho ăn, giảm bớt hướng trung hòa axit thủy triều và giải phóng hàng trăm tấn axit vào cửa sông Các tác động đến cộng đồng thủy sản là rất lớn Sự nghiên cứu là rất cần thiết để xác định chiến lược quản lý đồng bằng ngập lũ và cửa tháo nước để tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu làn sóng tác động tới thượng nguồn và hạ nguồn, những biện pháp để giảm xung đột đối với hoạt động của cửa tháo nước.
Dựa trên kinh nghiệm của Úc, các giả thuyết cho rằng, trước tiên là, lắp đặt cửa xả lũ ở Việt Nam sẽ mang lại kết quả trong khi chất lượng nước vô cùng nghèo ở thượng lưu trong mùa khô; và thứ hai, hiệu quả chất lượng nước sẽ giảm lớn ở thượng nguồn, vào mùa khô, sản xuất cây trồng được tưới tiêu, cá và thủy sản được kiểm soát.
Dự án này sẽ: thứ nhất, định lượng các tác động của làn sóng xâm nhập mặn vào thủy văn, sản xuất axit, lưu trữ, trung hòa và xuất khẩu; Thứ hai, xác định ảnh hưởng của những tác động đến sản xuất thủy sản; Thứ ba, cải thiện cửa tháo nước và quản lý vùng đồng bằng; thứ tư, sản xuất lựa chọn để quản lý cửa tháo nước và đồng bằng ngập lũ để tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp và giảm thiểu tác động, có giấy phép phát triển bền vững vùng đồng bằng ven biển và sản xuất; và thứ năm, khám phá cách để tích hợp kiến thức sinh học và kiến thức văn hóa – xã hội trong hệ thống phân giải và tránh hỗ trợ xung đột.
Mục tiêu tổng thể của dự án này là để xác định ảnh hưởng của làn sóng xâm nhập mặn của chế độ thủy văn, đất và chất lượng nước, lượng khí thải trong không khí, nông nghiệp và sản xuất thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long để phát triển các chiến lược và các cách tiếp cận cho phép con người sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm xung đột về sử dụng và phân bổ tài nguyên.
Các mục tiêu cụ thể là:
1 Định lượng tác động của làn sóng xâm nhập mặn trong thủy văn, muối, trầm tích và vận chuyển axit trong vùng đất phèn;
2 Định lượng các tác động thải khí SO2 vào khí quyển từ đất phèn;
3 Phát triển và thử nghiệm một mô hình về ảnh hưởng của hoạt động tháo nước cửa sông vào quá trình axit hóa kênh mương;
4 Xác định ảnh hưởng của các tác động về thu hoạch thủy sản;
5 Chỉ ra phương án tăng cường quản lý cửa tháo nước để tối đa hóa lợi ích và giảm thiểu tác động;
6 Liên quan đến ngư dân địa phương và nông dân trong dự án
7 Khám phá việc sử dụng các hệ thống đa phương tiện để giảm xung đột trong hoạt động cửa tháo nước;
8 Cung cấp các cơ hội đào tạo;
9 Chuyển giao cho ngư dân, nông dân, các nhà quản lý tài nguyên đất và nước và các nhà hoạch định chính sách.
Các kết quả được mong đợi là một điều kiện tổng hợp các tác động và quản lý của các cống xâm nhập của nước mặn và một mô hình để dự đoán tác động của những thay đổi trong hoạt động của cửa tháo nước; việc duy trì chất lượng nước đầy đủ cho gạo, cá và các loại cây trồng khác trong hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long phù hợp với kiểm soát đầy đủ của độ mặn, bảo trì các nguồn cung cấp protein cho các cộng đồng ven sông và giảm xung đột tiềm năng Một thành phần không thể thiếu là xây dựng năng lực địa phương trong đất, đánh giá tài nguyên nước và nguồn lợi thủy sản, quản lý và giải quyết xung đột.
Những người hưởng lợi của dự án này là các cộng đồng ven sông của sông hạ lưu đồng bằng sông Cửu Long, nông dân ở phía tây nam của đồng bằng, chính quyền các tỉnh ở hạ lưu đồng bằng và Chính phủ Việt Nam.
3.1.2 Sự lắng cặn và tác động của nó trên Biển Hồ ở Campuchia
Biển Hồ của Campuchia là nguồn nước ngọt chính và nguồn tài nguyên cá tuyệt vời trong vùng đồng bằng sông Cửu Long Dòng chảy của nó với sông Mê
Kông, Tonle-Sap, làm đảo ngược dòng chảy trong mùa mưa Các hệ thống là một bể chứa nước lũ tự nhiên lưu trữ và điều tiết dòng chảy.
Nước Biển Hồ được đánh giá cao về hiệu quả cũng như có nguồn cung cấp cá rất lớn cho Campuchia, mặc dù đã giảm nhiều Vào mùa mưa, lũ lụt lớn của Hồ cung cấp nguồn trầm tích giàu dinh dưỡng cho rừng, đất nông nghiệp xung quanh và các khu vực được bảo vệ cho cá đẻ trứng và nuôi dưỡng
Giải pháp nâng cao công tác quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông
3.2.1.1.Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức con người
Tài nguyên nước cần được nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò là nguồn vốn, đầu vào của nền kinh tế, là tài sản quốc gia có hạn, phải được khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững; coi việc khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên là một trong những thước đo đánh giá chất lượng tăng trưởng kinh tế để khắc phục tình trạng chạy theo thành tích tăng trưởng bằng việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên nước sông Mê Kông.
Vấn đề sở hữu, quyền khai thác, chế độ sử dụng tài nguyên nước cần được nhận thức một cách sâu sắc, đúng đắn, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường, qua đó hình thành cơ chế tiếp cận, trách nhiệm quản lý, chế độ khai thác phù hợp nhằm phát huy tốt nhất nguồn lực tài nguyên cho phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời chú trọng việc bảo vệ nguồn tài nguyên nước sông Mê Kông.
Phát huy vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức về sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên nước; thiết lập cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ đắc lực cho việc giám sát, quản lý tài nguyên, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gây suy thoái tài nguyên nước sông Mê Kông.
3.2.1.2.Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá tiềm năng, trữ lượng, giá trị kinh tế, hạch toán, thiết lập cơ sở dữ liệu, tài khoản nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông
Quán triệt quan điểm điều tra cơ bản phải đi trước một bước, cần tập trung đẩy mạnh điều tra cơ bản, đánh giá chất lượng, tiềm năng tài nguyên nước của đất nước; từng bước xác định, đánh giá các giá trị kinh tế đối với tài nguyên nước; thực hiện việc hạch toán tài nguyên đầu vào cho tăng trưởng kinh tế và từng bước thiết lập tài khoản quốc gia về tài nguyên đất, nước, khoáng sản, rừng, thủy sản.
Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu, tăng cường công tác quản lý thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước sông Mê Kông để đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạch định chính sách quản lý tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội.
3.2.1.3 Thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh
Thông qua tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế trên cơ sở phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên tái tạo, phát triển các ngành kinh tế xanh, loại bỏ dần những ngành có công nghệ lạc hậu, thâm dụng tài nguyên; khuyến khích, thúc đẩy đầu tư, đổi mới, áp dụng công nghệ sạch, công nghệ cao, thân thiện môi trường trong ngành khai thác nước sông Mê Kông; đẩy mạnh thực hiện các biện pháp giảm chất thải trong sản xuất, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải sau sản xuất và tiêu dùng; thực hiện thống kê, kiểm kê và đánh giá hiệu quả sử dụng tài nguyên nước trong nền kinh tế ít nhất 5 năm một lần nhằm bảo đảm cung cấp thông tin về tình hình và hiệu quả khai thác, sử dụng; thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu sản xuất và sử dụng năng lượng theo hướng tăng mạnh tỷ trọng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển năng lượng mới, năng lượng tái tạo, nguyên nhiên vật liệu mới.
3.2.1.4 Hoàn thiện hệ thống quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên nước bảo đảm phân bổ nguồn lực tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông hợp lý cho phát triển kinh tế - xã hội
Tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch tài nguyên nước sông Mê Kông bảo đảm gắn kết với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; xác định rõ tiềm năng, lợi thế về tài nguyên nước sông Mê Kông, làm cơ sở, tiền đề cho việc lập quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và vùng; lồng ghép các tiêu chí sử dụng hợp lý, hiệu quả và bền vững tài nguyên nước vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển các ngành và các vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020; thử nghiệm phân vùng chức năng dựa trên đặc tính sinh thái, tiềm năng tài nguyên nước và tác động của biến đổi khí hậu phục vụ quy hoạch phát triển, hướng tới làm rõ khu vực được ưu tiên, khu vực hạn chế hoặc cấm khai thác tài nguyên nước, các hoạt động kinh tế nhằm giảm xung đột giữa quản lý tài nguyên nước, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội Nghiên cứu xây dựng định hướng chiến lược sử dụng đất đến năm 2050, tầm nhìn đến năm 2100 làm căn cứ cho việc lập quy hoạch sử dụng đất trong các giai đoạn tới.
3.2.1.5 Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông
Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện chế độ sở hữu, quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước; cơ chế tiếp cận, định giá, hạch toán tài nguyên nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Vấn đề chia sẻ lợi ích, đền bù, hỗ trợ giữa các bên liên quan trong khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông cũng còn nhiều bất cập, cần phải được nghiên cứu, tổng kết, đánh giá, đổi mới, bổ sung cho phù hợp
Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách về tạo nguồn thu ngân sách, chia sẻ lợi ích với các bên liên quan dựa trên nguyên tắc người hưởng lợi từ tài nguyên phải trả tiền; về áp dụng các công cụ kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đặc biệt là các chính sách thuế, phí, lệ phí; về khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng công nghệ, thiết bị tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm trong khai thác tài nguyên nước, sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu mới, vật liệu tái chế trong hoạt động sản xuất và dịch vụ Thiết lập cơ chế giải quyết tranh chấp, xung đột lợi ích trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Việc tổng kết, đánh giá, nhân rộng các cơ chế, công cụ kinh tế, mô hình đồng quản lý tài nguyên nước áp dụng trong thực tiễn đã phát huy được tác dụng Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế phân cấp đi kèm với giám sát, đánh giá bảo đảm phù hợp với năng lực thực tế và điều kiện của các địa phương Việc đổi mới cơ chế, chính sách quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông phải đồng bộ với chủ trương nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.
3.2.1.6.Tăng cường năng lực tổ chức thực hiện và cơ chế giám sát, đánh giá việc thực thi các chiến lược, quy hoạch, chính sách, pháp luật về quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông
Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ nhà nước về quản lý tài nguyên nước ở Trung ương và địa phương Khắc phục tình trạng chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, phân công, phân cấp không phù hợp; hình thành cơ chế phối hợp liên ngành hiệu quả trên cơ sở phân công trách nhiệm rõ ràng và hợp lý giữa các bộ, ngành trong hoạt động điều tra cơ bản, quản lý, sử dụng tàinguyên nước lưu vực sông Mê Kông Tăng cường đào tạo, phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực có chất lượng cao về quản lý tài nguyên nước góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội và người dân trong giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông Mê Kông. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác quản lý tài nguyên nước đã từng bước được chấn chỉnh, tăng cường, góp phần cân đối nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời bảo vệ, phục hồi và tái tạo các nguồn tài nguyên của đất nước Tuy nhiên, trước những yêu cầu, thách thức đặt ra từ chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong giai đoạn phát triển mới vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với công tác quản lý nước từ thiếu hiểu biết đầy đủ, thông tin, dữ liệu về nguồn tài nguyên nước, những bất cập trong cơ chế phân bổ nguồn lực này cho phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề bất hợp lý, kém hiệu quả và thiếu bền vững trong việc khai thác, sử dụng cùng việc chưa quan tâm đúng mức đến bảo vệ,phục hồi, tái tạo nguồn tài nguyên nước sông Mê Kông Các giải pháp cho những vấn đề trên phải được thực hiện đồng bộ, bao gồm: nâng cao nhận thức, đẩy mạnh điều tra cơ bản, thúc đẩy chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc các ngành kinh tế theo hướng tăng trưởng xanh, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, đổi mới, hoàn thiện chính sách pháp luật và tăng cường năng lực tổ chức thực hiện Nhận thức được vấn đề đang đặt ra và có các giải pháp đồng bộ, phù hợp là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng quản lý tài nguyên nước sông Mê Kông, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn trong thời gian tới.