MỤC LỤC
- Phương pháp tổng hợp và so sánh số liệu thứ cấp: Thu thập, hệ thốnghoá, xử lý, phân tích các kết quả điều tra, nghiên cứu có liên quan trước đây và số liệu bổsung để xác định quy luật hình thành, diễn biến TNN, lập đầu vào thực hiện các nội dungnghiên cứu trong đề tài. - Phương pháp kế thừa: kế thừa có chọn lọc các tài liệu, tư liệu và kết quả của các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến nội dung của đề tài để nghiên cứu áp dụng cho LVS Hồng – Thái Bình.
- Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp thông tin số liệu: sử dụng để thu thập thông tin, số liệu, thống kê, phân tích, xử lý dữ liệu đầu vào để thực hiện các nội dung nghiên cứu trong đề tài. - Đánh giá các yếu tố, quá trình biến đổi, đặc điểm cơ bản về nguồn tài nguyên nước và thực trạng quản lý nguồn tài nguyên nước lưu vực sông Hồng – Thái Bình.
- Xỏc định rừ tiềm năng, lợi thế và những hạn chế, ảnh hưởng của nú đối với quá trình xây dựng và phát triển bền vững. - Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để sử dụng hợp lý và bền vững các tiềm năng lợi thế hiện có.
Trên cơ sở những vấn đề được nêu ở trên, khái niệm QLTHTNN khác với kháiniệm QLTNN trước kia, nó đặc biệt quan tâm đến tác động qua lại giữa con người vàthiên nhiên, do đó tổng hợp được xem xét theo cả hai hệ: Hệ tự nhiên với đặc trưng chủyếu là số lượng và chất lượng của các TN như nước, đất, không khí và các TN sinh học,là đầu vào quan trọng cho hệ con người và được coi là tầm quan trọng sống còn đối vớikhả năng và chất lượng TN; Hệ con người (nhân tạo) là cơ bản xác định việc sử dụngTN, xả thải và làm ô nhiễm TN, đồng thời là nguồn động lực cho những ưu tiên pháttriển. Cơ quan chính phủ (Bộ TNMT, Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương,.). + UBND cấp tỉnh, cấp huyện ban hành văn bản pháp quy trong quyền hạn và giải quyết các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước. - Vai trò của quản lý nhà nước rất quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, phát huy vai trò của tài nguyên nước đối với cuộc sống con người. + Quản lý tài nguyên nước tốt sẽ giúp cho việc nắm vững số lượng, chất lượng của tài nguyên nước. Từ đó mới có kế hoạch sử dụng, khai thác nước hợp lý. + Quản lý tài nguyên nước tốt sẽ giúp cho chúng ta có được quy hoạch , kế hoạch liên quan đến tài nguyên nước. + Các chính sách, pháp luật về tài nguyên nước tạo khuôn khổ, động lực cho việc khai thác, sử dụng , bảo vệ tài nguyên nước hợp lý , hiệu quả. + Việc cấp phép, giám sát khai thác tài nguyên nước có vai trò rất quan trọng. Tùy mùa mà trự lượng khai thác phải khác nhau. Yêu cầu của quản lý tài nguyên nước. - Hướng vào mục tiêu bảo vệ, cải thiện tài nguyên nước và khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lí, hiệu quả, tiết kiệm. - Phải dựa trên cơ sở khoa học: Dựa trên quan điểm, chủ trương, chính sách phải có cơ sở khoa học, xây dựng trên cá căn cứ đảm bảo khách quan, không dựa theo ý muốn cá nhân).
Công tác quản lý tài nguyên nước không ngừng được tăng cường và đã có những bước tiến quan trọng trong cơ cấu tổ chức ngành nước từ trung ương đến địa phương với việc thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước, tách chức năng quản lý khỏi chức năng cung cấp các dịch vụ về nước là một bước đột phá hết sức quan trọng, đặc biệt là trong năm 2014 đã ban hành Thông tư liên tịch số 50/2014/TTLT-BTNMT-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đây là chương mới, bao gồm những quy định nhằm tăng cường công tác điều tra cơ bản tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước theo chiến lược, quy hoạch, gồm các quy định về: trách nhiệm của Nhà nước trong điều tra cơ bản tài nguyên nước; quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước; các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước; chiến lược tài nguyên nước; quy hoạch tài nguyên nước; nguyên tắc, căn cứ lập quy hoạch tài nguyên nước; nội dung của các loại (quy hoạch tài nguyên nước chung của cả nước; quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông liên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh và quy hoạch tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương);.. - Về Bảo vệ tài nguyên nước:. Bổ sung quy định cụ thể về các biện pháp phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; các biện pháp ứng phó và khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước; giám sát tài nguyên nước; bảo vệ và phát triển nguồn sinh thủy; hành lang bảo vệ nguồn nước; bảo đảm sự lưu thông dòng chảy,.. nhằm tăng cường các biện pháp phòng chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước và bảo vệ các dòng sông. Đồng thời, Luật cũng đã chỉnh sửa, bổ sung một số nội dung quy định về bảo vệ nước dưới đất; bảo vệ nguồn nước sinh hoạt; xả nước thải vào nguồn nước và quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp phép xả nước thải vào nguồn nước. nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ nước dưới đất và quản lý, giám sát chặt chẽ các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước,.. - Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Bổ sung các quy định về tiết kiệm nước nhằm thực hiện chủ trương chống lãng phí trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, các quy định về chuyển nước lưu vực sông; điều hòa, phân phối tài nguyên nước; thăm dò, khai thác nước dưới đất và các quy định về khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt. Đồng thời, Luật cũng đã bổ sung các biện pháp để quản lý quy hoạch, xây dựng và khai thác sử dụng nước của hồ chứa nhằm khai thác, sử dụng tổng hợp, hiệu quả tài nguyên nước. - Về phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra:. Tập trung điều chỉnh phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của nước do hoạt động liên quan khai thác, sử dụng tài nguyên nước của con người gây ra như phòng chống hạn hán, lũ, lụt, ngập úng nhân tạo, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, sạt, lở bờ, bãi sông. Còn việc phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại của lũ, lụt, nước biển dâng,.. và các tác hại khác của nước do thiên tai gây ra được thực hiện theo quy định của pháp luật về đê điều, phòng, chống lụt, bão và các quy định khác của pháp luật có liên quan. - Về tài chính về tài nguyên nước. Đây là một chương mới, trong đó quy định một số trường hợp khai thác tài nguyên nước phải nộp tiền cho nhà nước như: thủy điện, kinh doanh, dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp và khai thác nước dưới đất. Những quy định này nhằm coi nước là tài sản của nhà nước, bảo đảm lợi ích của Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu tài nguyên nước, nâng cao ý thức và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong việc khai thác, sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và bảo đảm sự công bằng. - Về trách nhiệm quản lý tài nguyên nước. Quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành và của chính quyền địa phương các cấp; bổ sung quy định về việc điều phối, giám sát lưu vực sông nhằm tăng cường trách nhiệm phối hợp trong việc điều phối, giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra bảo đảm tính hệ thống, thống nhất của tài nguyên nước trên lưu vực sông và huy động sự tham. gia của các bộ, ngành, địa phương liên quan trong việc giải quyết những vấn đề về tài nguyên nước trong khuôn khổ lưu vực sông. Chính sách quản lý TNN. Để hướng tới thực hiện thành công, hiệu quả quản lý phương thức tổng hợp tài nguyên nước, trong thời gian tới, Việt Nam cần tập trung ưu tiên triển khai các chính sách sau. 1) Tập trung triển khai thực hiện Luật tài nguyên nước năm 2012. 2) Tập trung nâng cao hiệu quả điều hành các hồ chứa thuộc Quy trình vận hành liên hồ; giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải; theo dừi, đỏnh giỏ, dự bỏo tỡnh hỡnh suy thoỏi, cạn kiệt, xõm nhập mặn nguồn nước, nhất là các nguồn nước liên quốc gia; xác định dòng chảy tối thiểu trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng. 3) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt Luật tài nguyên nước, công tác giáo dục, truyền thông nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhất là trong việc chấp hành pháp luật trong việc bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước. 4) Nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ công tác thẩm định hồ sơ cấp phép, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, xử lý việc thực hiện các quy định của giấy phép. 5) Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước, triển khai xây dựng các trạm quan trắc tài nguyên nước, xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về tài nguyên nước; đẩy mạnh công tác quy hoạch, trước hết là triển khai quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước. 6) Thực hiện đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đối với tài nguyên nước trên lưu vực sông Đồng Nai - Sài Gòn và vùng châu thổ sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp nhằm thích ứng với những hậu quả do tác động của biến đổi khí hậu gây ra đối với tài nguyên nước; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch, quy hoạch phát triển phù hợp với những biến động của tài nguyên nước. 7) Kiện toàn bộ máy, tăng cường năng lực quản lý tài nguyên nước ở các cấp; thành lập các tổ chức quản lý lưu vực sông và triển khai thực hiện các nhiệm. vụ điều phối, giám sát trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng. 8) Đẩy mạnh và tăng cường hợp tác với các nước có chung nguồn nước với Việt Nam và các quốc gia, các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên nước. 9) Triển khai thực hiện “Kế hoạch hành động quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước’’.
Lưu vực sông Hồng có địa hình tương đối phức tạp, nên cùng một thời gian trên lưu vực có thể có từ một đến ba loại hình thời tiết hoạt động hoặc xảy ra liên tiếp nhaugây mưa lớn kéo dài. Đoạn sông ở phía hạ lưu cũng có tên gọi là Thái Bình, được bắt đầu từ Quý Cao chỗ hợp lưu của các con là Phả lại Do hệ thống sông Thái Bình có nối với sông Hồng bởi sông Đuống (ở thượng lưu) và sông Luộc (ở hạ lưu) nên đôi khi người ta còn gọi hệ thống này là hệ thống sông Hồng - Thái Bình và nó tạo ra khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Sau thủy điện, Hòa Bình, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á cũng được xây dựng trên sông Đà, thủy điện Sơn La với công suất lắp máy 2400 MW, nhà máy được khởi công xây dựng ngày 2 tháng 12 năm 2005, sau 7 năm xây dựng, thủy điện Sơn La được khánh thành vào ngày 23 tháng 12 năm 2012, sớm hơn kế hoạch 3 năm, trở thành nhà máy thủy điện lớn nhất Việt Nam và cả khu vực Đông Nam Á. Phát triển công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng đã có quá trình lịch sử lâu dài, hình thành nên các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở các địa phương như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh…Tuy vậy, đến nay vẫn còn tình trạng nhiều khu công nghiệp, nhiều nhà máy lớn xả thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông hồ xung quanh, gây ô nhiễm nguồn nước tại nhiều đoạn sông trên lưu vực.
IWRM cũng nhấn mạnh đến sự liên quan của các quá trình làm luật và ra xây dựng các chính sách quốc gia, thiết lập cách quản trị tốt, và hỗ trợ sắp xếp thể chế và điều hành hiệu quả trong một quy trình nhằm tạo ra các quyết định công bằng và bền vững hơn thông qua sử dụng một loạt các công cụ, như đánh giá xã hội và môi trường, các công cụ kinh tế và các hệ thống giám sát và cung cấp thông tin. - Áp dụng các công cụ kinh tế (thuế, phí môi trường, ký qũy,….) đồng thời tăng các mức xử phạt đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày của người dân 6 tỉnh trong lưu vực sông để khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân có hành động bảo vệ môi trường nói chung và nguồn nước nói riêng và hạn chế các tác động không có lợi tới môitrường.