1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh

76 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Tài Nguyên Than Trên Địa Bàn Huyện Hoành Bồ Tỉnh Quảng Ninh
Tác giả Lê Thùy Trang
Người hướng dẫn PGS.TS Trần Quốc Khánh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kinh Tế Tài Nguyên
Thể loại Chuyên Đề Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 3,07 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THAN (9)
    • 1.1 Tài nguyên than (9)
      • 1.1.1 Khái quát về tài nguyên than (9)
      • 1.1.2 Vai trò của tài nguyên than và ngành than (10)
      • 1.1.3 Đặc điểm thị trường tiêu thụ than (13)
    • 1.2 Quản lý nhà nước về tài nguyên than (14)
      • 1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước tài nguyên than (15)
      • 1.2.2 Yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên than (15)
    • 1.3 Sự cần thiết phải tăng cường quản lý tài nguyên than (16)
    • 1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài nguyên than (17)
      • 1.4.1 Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách (nhân tố nội tại) (17)
      • 1.4.2 Nhóm yếu tố về công nghệ - kĩ thuật (19)
      • 1.4.3 Nhóm yếu tố về tự nhiên – kinh tế - xã hội (20)
      • 1.4.4 Vai trò của cộng đồng (22)
    • 1.5 Nội dung cơ bản của quản lý tài nguyên than (24)
      • 1.5.1 Quản lý quỹ tài nguyên than (24)
      • 1.5.2 Quản lý chất lượng tài nguyên than (28)
      • 1.5.3 Quản lý mục đích sử dụng tài nguyên than (29)
    • 1.6 Kinh nghiệm trọng và ngoài nước về quản lý tài nguyên than (31)
      • 1.6.1 Giai đoạn thế kỉ 19 – 20 (31)
      • 1.6.2 Nhìn nhận hiện nay (32)
      • 1.6.3 Từ kinh nghiệm quốc tế, rút ra bài học cho Việt Nam trong bảo vệ tài nguyên và môi trường (34)
      • 2.1.1 Điều kiện tự nhiên (36)
      • 2.1.2 Hiện trạng phát triển kinh tế của huyện (41)
      • 2.1.3 Hiện trạng phát triển xã hội của huyện (43)
      • 2.1.4 Đánh giá tổng hợp nguồn lực và ưu thế phát triển của huyện (47)
    • 2.2 Thực trạng quản lý tài nguyên trên địa bàn huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh (49)
      • 2.2.1 Cách thức triển khai đường lối, pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên than ở huyện Hoành Bồ (49)
      • 2.2.2 Công tác quản lý các tổ chức kinh tế khai thác than trên địa bàn huyện (51)
      • 2.2.3 Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách và pháp luật về quản lý tài nguyên (56)
    • 2.3 Đánh giá chung về công tác quản lý tài nguyên than tại huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh (57)
      • 2.3.1 Những ưu điểm chính (57)
      • 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân (59)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THAN - HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH (62)
    • 3.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành than Việt Nam (62)
      • 3.1.1 Quan điểm phát triển (62)
      • 3.1.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2020, triển vọng đến năm 2030 (64)
    • 3.2 Các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về tài nguyên than tại huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh (65)
      • 3.2.1 Căn cứ xây dựng giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về tài nguyên than (65)
    • 3.3 Một số kiến nghị (72)
      • 3.3.1 Kiến nghị với phòng Tài nguyên và Môi trường và UNBD huyện Hoành Bồ (72)
      • 3.3.2 Kiến nghị đến các cơ quan, bộ ngành (72)
  • KẾT LUẬN............................................................................................................68 (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................69 (75)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THAN

Tài nguyên than

1.1.1 Khái quát về tài nguyên than

Than: là tài nguyên thiên nhiên quan trọg, được xếp vào nhóm tài nguyên không thể tái tạo được Than có nhiều loại, nhưng chung quy chúng đều là nhữg khoáng sản cháy được bởi quá trình trầm tích sinh hóa học tạo thành Nguyên liệu của than chủ yếu gồm thực vật hoặc một số loại động vật sống dưới nước.

Khoa học và công nghệ càng phát triển thì các hiểu biết về than tích lũy được ngày càg nhiều Xuất phát từ những mục đích; tiêu chuẩn nghiên cứu khác nhau đã lập nên những hệ thống phân loại than khác nhau: phân loại dựa vào nguồn gốc của than, theo cấu trúc, theo độ ánh… Hiện nay ở nước ta, than được phân một số loại chủ yếu như sau: than đá, than mỡ, than bùn…

Than đá - loại nhiên liệu hóa thạch được hình thành ở các hệ sinh thái đầm lầy tại nơi xác thực vật được nước; bùn lưu giữ không bị ôxi hóa và phân hủy bởi vi sinh vật Thành phần chính của than đá là cabon (C), ngoài ra còn có các nguyên tố khác như lưu huỳnh (S) Than đá: là sản phẩm của quá trình biến chất; là các lớp đá có màu đen hoặc đen nâu có thể đốt cháy được Than đá: là nguồn nhiên liệu sản xuất nhiệt điện lớn nhất thế giới, cũng là nguồn thải khí CO2 lớn nhất-được xem là nguyên nhân hàg đầu gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu Than đá được khai thác từ các mỏ lộ thiên hoặc dưới lòng đất bằng hình thức đào hầm lò

Than mỡ: có độ xốp cao, ít tro, chứa ít lưu huỳnh, chứa không nhiều các thành phần tạo cốc cục nhỏ, đây chính là nguyên liệu sản xuất than cốc luyện kim cho dây chuyền sản xuất gang từ quặng sắt qua công nghệ lò cao Than cốc được sử dụng để nung chảy gg, làm nhiên liệu không khói chất lượng cao, làm chất khử trong luyện kim từ quặng sắt, các chất làm tơi trog phối liệu Than cốc còn được sử dụng như là nhiên liệu trong sản xuất gang đúc hay các mục đích sử dụng thôg thường, trong các công nghiệp hóa chất và luyện các hợp kim của sắt.

Than bùn - hình thành do sự tích tụ cùng với phân huỷ chưa hoàn toàn tàn dư thực vật trong điều kiện yếm khí xảy ra liên tục Các vùng đất ngập nước là những vùng có năng suất sinh học cao, điều kiện phát triển của thực vật rất thuận lợi Tuy vậy, lớp thổ nhưỡng tại các vùng này luôn trog điều kiện yếm khí; vì thế, mặc dù sinh khối các loài cỏ sống trên mặt nước tăng rất nhanh, nhưng quá trình phân giải xác thực vật lại xảy ra chậm hơn rất nhiều và không thể đạt tới giai đoạn vô cơ hoá dẫn đến tích luỹ hữu cơ Cỏ là lau, lách, cây bụi, cây thân gỗ thay thế kết hợp với quá trình kiến tạo địa chất; quá trình bồi tụ; lắng đọng phù sa đã chôn vùi kể cả cây thân gỗ khiến cho hữu cơ tích tụ thành các lớp và tạo thành than bùn Than bùn đã qua sàg và nghiền phân loại, đáp ứng cho tiêu chuẩn sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh;

Các mỏ than phân bố nhiều nhất ở các nước Bắc Bán cầu: Trung Quốc, LB Nga, Châu Âu, Canada, Mỹ Mỏ lớn nhất của Việt Nam ở Quảng Ninh cung cấp đầy đủ cho nhân dân sử dụg, khai thác 15 đến 20 triệu tấn/năm Mức sản xuất than của các nước trên thế giới TB là 5 tỉ tấn/năm.

1.1.2 Vai trò của tài nguyên than và ngành than

Làm nguyên liệu cho nhóm ngành công nghiệp: Tài nguyên thiên nhiên than đóng góp quan trọng trong nhiều ngàh công nghiệp được biệt là ngành sản xuất điện, luyện kim, vai trò này sẽ còn duy trì trong tương lai Khoảng 39,0% lượng điện sản xuất ra trên thế giới là từ nguồn nguyên liệu than đá Tiêu thụ về than cho nhu cầu trong các lò hơi tăng 1,50%/năm, sản xuất điện tăng 1,0%/năm và trong luyện kim được dự báo tăng với tốc độ 0,90%/năm Thị trường than lớn nhất là châu Á: chiếm khoảng 54,0% lượng tiêu thụ than toàn thế giới, trog đó nhu cầu chủ yếu đến từ Trung Quốc Một số nước khác khôg có nguồn nguyên liệu tại chỗ phải nhập khẩu than vì nhu cầu về năng lượng - công nghiệp như Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc Không chỉ có vậy, các nước có tài nguyên than để khai thác nhưg vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng các nhu cầu dự trữ hay sử dụng nguồn than có chất lượng cao hơn Tăng trưởng của thị trường than dành cho lò đốt hơi cùng than cốc sẽ mạnh nhất châu Á, nơi mà nhu cầu về điện; sản xuất thép; sản xuất xe hơi và nhu cầu dân sinh tăng cao theo mức sống ngày càng được cải thiện.

Thúc đẩy phát triển kinh tế: Ngàh than là một bộ phận của nền kinh tế quốc dân, phát triển của ngàhh than phải đặt trong sự phát triển của các ngành có liên quan và đặt trong tổg thể phát triển kinh tế xã hội Ngành than là một trong các ngành công nghiệp mag tính hạ tầng và là nguồn cung cấp đầu vào phục vụ cho nhiều ngàh kinh tế khác Việc khai thác than có một vai trò rất quan trọg trong sự phát triển của nền kinh tế nói chug và sự phát triển của nhiều ngành nói riêng, cụ thể:

- Đảm bảo nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu cho các ngàh như: sản xuất nhiệt điện; luyện gang thép; vật liệu xây dựng; chất đối sinh hoạt… Hàng năm, một lượng than lớn được cug cấp cho ngành công nghiệp luyện kim cũng như phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt.

Theo dự báo trong “Quy hoạch phát triển ngàh than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọg đến năm 2030” được phê duyệt tại Quyết định số 60/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng CP, nhu cầu than trong nước thời gian tới sẽ tăng rất cao, cụ thể là:

Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu than trong nước giai đoạn 2015 - 2030

- Ngành than đóng góp vào giá trị gia tăng của đất nước (GDP) Chia sẻ trước thềm Đại hội Đảng bộ Tập đoàn Than- Khoáng sản lần thứ 2, nhiệm kỳ 2015-2020, ông Lê Minh Chuẩn, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) cho biết, trong 5 năm qua, Tập đoàn đã đóng góp 68.817 tỷ đồng vào ngân sách; tăng gấp 2,66 lần so với nhiệm kỳ trước.

Bảng 1.2: Đóng góp ngành than vào ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2015

Giải quyết các vấn đề xã hội: Ngàh than trực tiếp tạo ra việc làm cho hàng chục nghìn lao độg và gián tiếp tạo việc làm cho hàg trăm nghìn lao động trong các ngàh kinh tế khác Ngành than không chỉ tạo việc làm cho lao động địa phương mà còn thu hút, tạo việc làm cho nhiều lao động của các tỉnh thành khác Năm 2004, lượng lao động tham gia ngành than khoảng hơn 80 nghìn người; đến năm 2014 lượng lao động tăng lên tới 138 nghìn người với thu nhập khoảng 8 triệu đồng/người/tháng…

Việc hình thành mới và phát triển các khu dân cư; hình thành nhiều làng mỏ; phát triển dân số từ đó phát triển nhà ở; bệnh viện; các dịch vụ hạ tầng xung quanh khu vực Tại các khu khai thác mỏ sẽ hình thành dịch vụ để phục vụ nhu cầu của công nhân, phát triển của các ngành phụ trợ, tạo thêm thu nhập cho người dân Hình thành giai cấp côg nhân mỏ và văn hóa vùng mỏ nhất là ở Quảng Ninh - đồng thời thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội… Việc phân bố lại dân cư góp phần giảm sức ép xã hội lên các đô thị.

Tuy nhiên, trong việc khai thác hầm lò luôn tiềm ẩn các nguy cơ cháy nổ; bục nước; sập lún nguy hiểm Hậu quả thiệt hại nặng nề về người và tài sản- cùng với đó là các bệnh nghề nghiệp cho người công nhân….Đây là vấn đề đặt ra cho ngàh than phải nỗ lực nâg cao an toàn và chất lượng cuộc sống cho bộ phận người lao động…

Giải quyết vấn đề an ninh năng lượng: An nih năng lượng là một vấn đề quan trọng gắn với an ninh quốc gia ANNL xuất hiện trong hệ thống từ điển hiện đại từ thập niên 50 của thế kỉ 20 An ninh năng lượg không đơn thuần là các nguồn cung cấp năng lượg (dầu mỏ, khí đốt, than….) được đảm bảo, mà còn được hiểu một cách toàn diện, bao quát hơn là phải đảm bảo công tác bảo vệ môi trường, giá cả hợp lý; khả năng ứng phó với các tình huống phát sinh từ các nhân tố tự nhiên; kinh tế, chính trị bên trong và ngoài quốc gia… Có thể nói trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay- an ninh năng lượng đang nổi nên như những vấn đề toàn cầu hết sức bức thiết.

Quản lý nhà nước về tài nguyên than

1.2.1 Khái niệm quản lý nhà nước tài nguyên than

Quản lý nhà nước (QLNN) về tài nguyên than là hoạt động của các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng giám sát, bảo vệ, điều tiết việc khai thác và sử dụng tài nguyên than phục vụ nhu cầu xã hội, đảm bảo việc khai thác và sử dụng tài nguyên than hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Nhà nước là chủ thể quản lý của hoạt động QLNN về tài nguyên than Đây là hoạt động quản lý mang tính quyền lực nhà nước, nhà nước sử dụng bộ máy hành chính của mình để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, các hành vi của cá nhân trong lĩnh vực khai thác, chế biến tài nguyên than Đối tượng quản lý tài nguyên than bao gồm: khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến TNTN than của các tổ chức, cá nhân được nhà nước cho phép; mục đích quản lý đảm bảo hài hòa các lợi ích kinh tế của người lao động, lợi ích của nhà đầu tư, của chủ sở hữu và lợi ích xã hội Phươg tiện quản lý của nhà nước là pháp luật.

TNTN than là loại tài nguyên quan trọng lại phân bố chủ yếu ở các khu vực đồi núi khó tiếp cận, chíh vì thế hoạt động quản lý tài nguyên có vai trò lớn trog việc đảm bảo khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững Nếu khôg quản lý tốt dễ dẫn đến tình trạg khai thác bừa bãi gây lãng phí tài nguyên, cùng với đó là tình trạg khai thác than trái phép dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực cho xã hội.

1.2.2 Yêu cầu quản lý nhà nước về tài nguyên than

Tính khoa học: Các quy hoạch, kế hoạch về khai thác sử dụng tài nguyên than phải có cơ sở khoa học dựa trên các nghiên cứu tính toán chính xác Khi cấp phép khai thác tài nguyên phải tính toán đầy đủ lợi ích kinh tế - xã hội, tính lâu dài của dự án với mục tiêu sử dụng tài nguyên bền vững trong tương lai. Đảm bảo tính tập trung thống nhất: Quản lý nhà nước về tài nguyên than phải tuân thủ theo các chính sách và pháp luật của nhà nước mà vẫn phải đảm bảo tính thống nhất giữa các chính sách và pháp luật của nhà nước, phươg hướng phát triển của địa phương; tính thống nhất từ TW đến địa phương.

Nhằm mục tiêu sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả, bền vững: Tài nguyên than là hữu hạn và không thể tái tạo được tuy nhiên nhu cầu về than được dự báo ngày càng tăng trong tương lai, chính vì vậy mục tiêu khai thác sử dụng tài nguyên hợp lý và hiệu quả là nguyên tắc hàng đầu cũng là lý do nâng cao hiệu quả công ác quản lý tài nguyên than Đảm bảo yêu cầu này để giữ được nguồn tài nguyên cho sự phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai.

Kết hợp hài hòa các lợi ích trong quản lý tài nguyên than: Các lợi ích được đề cập đến gồm có sự phát triển kinh tế xã hội bền vững và sự cân bằg giữa phát triển và bảo vệ môi trường Để đảm bảo yêu cầu này, công tác quản lý tài nguyên than phải tuân thủ nguyên tắc của việc xây dựng xã hội bề vững, trên cơ sở bảo vệ môi trường Nguyên tắc này sử dụg trong quá trình xây dựng đường lối chủ trương, pháp luật và chính sách.

Sự cần thiết phải tăng cường quản lý tài nguyên than

Than hiện nay cung ứng 25,0% nhu cầu năng lượng thế giới, đặc biệt than được xem là nguồn nhiên liệu tình thế trong giai đoạn con người đang muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào dầu khí và đang chuyển dần sang các dạg nhiên liệu bền vững thân thiện với môi trường như năng lượng mặt trời, năng lượng gió….Trong thực trạng giá dầu có quá nhiều biến động, và tình hình an ninh chính trị tại các khu vực khai thác dầu diễn biến phức tạp- than được dự báo sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng của thế giới

VN là nước có tiềm năng về than khoáng với trữ lượg khoảng 10,50 tỷ tấn than antraxit tại Quảng Ninh Tuy nhiên như đã đề cập đến nhiều lần trước đây, than là tài nguyên không tái tạo nên nếu không khai thác hiệu quả và khoa học sẽ dẫn đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên Do vậy, công tác quản lý tài nguyên trog đó có tài nguyên than luôn được đặt lên hàng đầu.

Quản lý hiệu quả tài nguyên than mang lại nhiều lợi ích lớn:

- Thúc đẩy và nâng cao hiệu quả ngành than: nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc tạo điều kiện; môi trường thuận lợi cho tất cả các nhanh; các doanh nghiệp nói chung và cho ngành than phát triển, thông qua các công cụ quản lý nhà nước Sử dụg các công cụ quản lý nhà nước một cách hiệu quả giúp thức đẩy và nâng cao hiệu quả sản xuất và kinh doah của ngành than, đóng góp vào nền kinh tế quốc dân.

- Cho phép ổn định thị trường than, chốg các hành vi khai thác trái phép: Pháp luật về khai thác, sử dụng tài nguyên than, hạn chế xuất khẩu than thô ra nước ngoài, các quy định về giá trần và giá sàn giúp cho thị trường than trong nước ổn định, tang giá trị xuất khẩu, chống các hàh vi khai thác than trái phép gây nhũng loạn thị trường, ảnh hưởng đến các đơn vị khai thác than đã được cấp phép, hao phí tài nguyên.

- Hạn chế tối đa sự ô nhiểm môi trườg: Các dự án khai thác than hoặc các dự án tiến hành trên khu vực có than đều phải thực hiện đánh giá tác động môi trường trước, trong, sau dự án Trong quá trình khai thác than, các doanh nghiệp khai thác phải đảm bảo tuân đúng lượng chất thải đã cam kết Sau khi dừng khai thác phải phục hồi cảnh quan, môi trường Việc quản lý sát sao giúp giảm các nguy hại đến môi trường xung quanh khu vực khai thác.

Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý tài nguyên than

1.4.1 Nhóm yếu tố về cơ chế chính sách (nhân tố nội tại)

QLNN về tài nguyên than phải dựa trên các quy định của Luật KSản 2010, các chính sách pháp luật đã được nhà nước ban hành NNước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội; quốc phòng; an ninh trong từng thời kỳ; bảo đảm TNTN khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Điều 4, luật Khoáng sản 2010 quy định: “Hoạt động khoáng sản phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch khoáng sản, gắn với bảo vệ môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và các tài nguyên thiên nhiên khác; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến, phù hợp với quy mô, đặc điểm từng mỏ, loại khoáng sản để thu hồi tối đa khoáng sản.”

Luật Khoáng sản, Luật Thuế tài nguyên đã được Quốc hội ban hành nhằm tăng cường quản lý nhà nước về khai thác, sử dụng tài nguyên Nhiều văn bản pháp lý khác cũng đã được ban hàh trong những năm gần đây Mới đây, Thủ tướng CP đã chỉ đạo các bộ nhanh cùng địa phương dừng cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản; tăng cường công tác rà soát, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác khoáng sản; đặc biệt cấm xuất khẩu khoáng sản thô ra nước ngoai nhằm góp phần ngăn chặn nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước…

Hoạt động KSản đã và đang thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch của nhà nước. Để tăng cường hiệu quả thực thi chính sách- pháp luật về khoáng sản, Thủ tướng

CP ra chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản bao gồm các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý tài nguyên khoáng sản như sau:

- Tiếp tục quán triệt các Nghị quyết của Đảng, Nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản đến người dân, các tổ chức liên quan;

- Thực hiện nghiêm các chủ trương, định hướng trong điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản theo Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

- Lập quy hoạch nhà máy chế biến khoág sản phải dựa trên kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; quyết định đầu tư dự án nhà máy chế biến khoáng sản phải căn cứ vào nguồn nguyên liệu từ kết quả thăm dò hoặc các hợp đồng nhập khẩu khoáng sản.;

- Cấp phép hoạt động khoáng sản phải căn cứ quy hoạch khoáng sản, phù hợp với năng lực chế biến, sử dụng và bảo đảm yêu cầu về môi trườg; không cấp phép mới thăm dò, khai thác vàng sa khoáng; hạn chế và đi đến chấm dứt cấp phép khai thác khoáng sản manh mún, nhỏ lẻ Khôg xuất khẩu khoáng sản thô;

- UBND các cấp rà soát, điều chỉnh quy hoạch khoáng sản thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật khoáng sản; hoàn thành dứt điểm việc khoanh định, phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt độg khoáng sản trong năm 2015;Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản; đình chỉ hoặc thu hồi giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án chế biến khoág sản không thực hiện theo cam kết và các cơ sở gây ÔNMT nghiêm trọng; kiên quyết xử lý hoạt động khai thác, buôn bán, vận chuyển, xuất khẩu khoág sản trái phép, nhất là khu vực biên giới; xử lý nghiêm đối với tổ chức, cá nhân bao che hoạt độg khai thác khoáng sản trái phép;

Việc Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, chính sách về tài nguyên giúp định hướng và thống nhất công tác quản lý tài nguyên của các ban ngành liên quan.

Bên cạnh đó, UBND các cấp linh động và tìm ra phương pháp quản lý theo quy định mà vẫn đảm bảo phù hợp với tình hình thực thế của địa phương để xử lý các tình huống phát sinh nhanh chóng, hiệu quả.

1.4.2 Nhóm yếu tố về công nghệ - kĩ thuật

- Công nghệ khai thác tài nguyên thiên nhiên là tổng thể nói chung các phương tiện kĩ thuật, các phương pháp tổ chức, quản lí được sử dụng vào quy trình khai thác tài nguyên thiên; Công nghệ khai thác khác nhau thì cần các chính sách, biện pháp quản lý nhà nước khác nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Hiện nay có hai hình thức khai thác than phổ biến là khai thác than lộ thiên và khai thác than hầm lò Phương pháp khai thác mỏ lộ thiên có độ an toàn lao động cao và điều kiện sản xuất tốt do không gian khai thác rộng Tuy nhiên điều này đồng nghĩa với việc diện tích rừng phải phá hủy để khai thác khá rộng lớn Khu vực khai mỏ lớp đá đá bị bóc sâu, khó phục hồi Việc bố trí bãi thải để chứa đất đá, đất bóc của mỏ tốn diện tích lớn, khu vực bãi thải nền đất không ổn định dễ gây hiện tượng sụt lún nguy hiểm Chính vì vậy, đối với hình thức khai thác này, các cơ quan quản lý cần quan tâm nhiều tới vấn đề môi trường và các biện pháp khôi phục cảnh quan, cùng với đó là quản lý các bãi thải, nhất là vào mùa mưa tránh tình tạng sạt lún gây nguy hiểm cho các khu vực dân cư lân cận.

Khai thác than hầm lò một hình thức khai thác mỏ mà theo đó cần phải khoan cắt, đào sâu xuống lớp đất đá để tiếp cận được nguồn tài nguyên cần khai thác. Không gian khai thác hẹp dẫn tới mất an toàn lao động (vấn đề sập lò, khí độc, bụi than…) Cùng với đó, các cửa lò đã ngừng khai thác thường bị các đối tượng khai thác than trái phép đào bới lại để khai thác Các đối tượng khai tahsc than trái phép thường chọn các hầm than sâu trong núi để tiến hành khai tahsc trái phép Chính vì thế, các cơ quan quản lý cần phải phối hợp với doanh nghiệp khai thác than tiến hành san lấp các cửa lò cũ, phối hợp với lực lượng kiểm lâm phát hiện và ngăn chặn các hành vi khai thác trái phép.

- Công nghệ là một yếu tố có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định đến sản lượng than khai thác được Công nghệ khai thác hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu, là ưu tiên đầu tư phát triển của các doanh nghiệp trong ngành hiện nay.Công nghệ có mối quan hệ đặc biệt với hệ thống quản lý hoạt động khai thác.

Nội dung cơ bản của quản lý tài nguyên than

1.5.1 Quản lý quỹ tài nguyên than

Quản lý quỹ tài nguyên than là hoạt động tập hợp thông tin phản ánh về tài nguyên than (trữ lượng, chất lượng, phân bố…) tạo thành quỹ thông tin về tài nguyên than, nghiên cứu và tổ chức thực hiện các giải pháp chống suy giảm tài nguyên than, bảo vệ môi trường.

Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý quỹ tài nguyên than gồm có: a Điều tra, khảo sát, lập hồ sơ, cơ sở dữ liệu (CSDL) về tài nguyên than Điều tra, khảo sát về tài nguyên than là bước đầu tiên để lấy dữ liệu lập hệ thống thông tin về tài nguyên than: trữ lượng, chất lượng, phân bố khoáng sản theo không gian, chiều sâu, đặc điểm tiếp cận khai thác… Hồ sơ, CSDL về tài nguyên than được các cơ quan chức năng khai thác và sử dụng trong việc quản lý tài nguyên, cấp phép khai thác, lập quy hoạch kế hoạch dài hạn…, các doanh nghiệp sử dụng làm cơ sở để quyết định đầu tư tiến hành khai thác tài nguyên. Điều 7, Luật Khoáng sản 2010 quy định về việc sử dụng thông tin về khoáng sản như sau: “ - Cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản có trách nhiệm cung cấp thông tin về khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phải trả phí sử dụng thông tin theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ thăm dò khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; trường hợp sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản phải hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản.

- Chính phủ quy định chi tiết việc hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản.” Điều 8, Luật Khoáng sản 2010: “Những hành vi bị cấm

- Lợi dụng hoạt động khoáng sản xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Lợi dụng thăm dò để khai thác khoáng sản.

- Thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép.

- Cản trở trái pháp luật hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, hoạt động khoáng sản.

- Cung cấp trái pháp luật thông tin về khoáng sản thuộc bí mật nhà nước.

- Cố ý hủy hoại mẫu vật địa chất, khoáng sản có giá trị hoặc quý hiếm.

- Các hành vi khác theo quy định của pháp luật.”

Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại, trong đó Quảng Ninh là tỉnh có trữ lượng lớn nhất đạt trên 3 tỷ tấn Bể than Quảng Ninh đã được khai thác từ hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Hình 1.1: Phân bố than khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ

Bảng 1.4: Các loại than chính ở Việt Nam hiện nay

STT Loại than Phân bố Trữ lượng

Than biến chất thấp (lignit - á bitum)

2 Than biến chất trung bình (bitum)

Thái Nguyên, Sông Đà, Nghệ Tĩnh 80 triệu tấn

3 Than biến chất cao (anthracit)

Quảng Ninh, Thái Nguyên, Sông Đà, Nông Sơn

18 tỷ tấn b Theo dõi, nắm vững sự biến động của tài nguyên than

Do hoạt động khai thác tài nguyên than để phục vụ nhu cầu sản xuất ngày càng tăng nên dễ dẫn tới nguy cơ suy giảm tài nguyên than Theo dõi sát xao sự biến động về trữ lượng, chất lượng, quy mô, điều kiện khai thác nhằm kịp thời ngăn chặn các hoạt động khai thác trái phép, và đưa ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp để duy trì nguồn tài nguyên cho tương lai

Bảng 1.5: Sản lượng khai thác than theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 tầm nhìn 2030

Năm Tổng sản lượng than Sản lượng than hầm lò

(Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 tầm nhìn 2030)

Biểu đồ 1.1: Dự báo sản lượng khai thác than đến năm 2020 tầm nhìn 2030

Theo quy hoạch phát triển ngành than đến năm 2020 tầm nhìn 2030, lượng than khai thác ngày càng tăng đặc biệt là sản lượng than khai thác tại hầm lò (than chất lượng cao) Biểu đồ cho thấy sản lượng khía thác than tăng cao đồng nghĩa với việc trữ lượng than giảm xuống, lượng than dễ khai thác sụt giảm Việc theo dõi biến động về than sẽ giúp các cơ quan chức năng điều chỉnh việc cấp phép và quản lý, các doanh nghiệp lựa chọn phương án và công nghệ khai thác phù hợp. c Nghiên cứu, xây dựng, tổ chức thực hiện các biện pháp chống suy giảm tài nguyên than

Xác định được nguyên nhân gây biến động tài nguyên than là việc đầu tiên phải thực hiện Việc tìm ra nguyên nhân là cơ sở để xây dựng các giải pháp khắc phục biến động, hoặc đưa biến động theo hướng tích cực hơn.

Sau khi nghiên cứu và xây dựng được giải pháp, các cơ quan liên quan có trách nhiệm tổ chức thực hiện các biện pháp chống suy giảm tài nguyên than như: thanh kiểm tra hoạt động khai thác than, phối hợp thực hiện việc khác phục hậu quả do thiên tai….

1.5.2 Quản lý chất lượng tài nguyên than

Quản lý nắm vững các chỉ tiêu về chất lượng tài nguyên than Chất lượng tài nguyên than được đánh giá dựa theo các tiêu chuẩn sau đây:

- TCVN 172 (ISO 589), Than đá - Xác định hàm lượng ẩm toàn phần.

- TCVN 173 (ISO 1171), Nhiên liệu khoáng rắn - Xác định tro.

- TCVN 174 (ISO 562), Than đá và cốc - Xác định hàm lượng chất bốc.

- TCVN 175 (ISO 334), Nhiên liệu khoáng rắn - Xác định hàm lượng lưu huỳnh chung – Phương pháp Eschka.

- TCVN 200 (ISO 1928), Nhiên liệu khoáng rắn - Xác định giá trị tỏa nhiệt toàn phần bằng phương pháp bom đo nhiệt lượng và tính giá trị tỏa nhiệt thực.

- TCVN 251 (ISO 1953) Than đá - Phân tích cỡ hạt bằng sàng.

- TCVN 318 (ISO 1170), Than và cốc - Tính kết quả phân tích trên những trạng thái khác nhau.

- TCVN 1693 (ISO 18283), Than đá - Lấy mẫu thủ công.

- TCVN 4307, Than - Phương pháp xác định tỷ lệ dưới cỡ và trên cỡ.

Bảng 1.6: Yêu cầu kĩ thuật đối với than thành phẩm

Phương pháp thử Than cục Than cám Than bùn tuyển

1 Cỡ hạt từ 6mm đến

100mm không lớn hơn 25 mm không lớn hơn 0,5 mm không lớn hơn 200 mm

2 Tỷ lệ cỡ hạt khi giao nhận ban đầu, không lớn hơn

3 Độ tro khô (Ak) từ 3,00% đến 16,00% từ 5,00% đến 45,00% từ 27,01% đến 35,00% từ 31,01% đến 45,00%

4 Hàm lượng ẩm toàn phần (Wtp), không lớn hơn 6,00 % 23,00 % 25,00 % 16,00 % TCVN 172

5 Hàm lượng chất bốc khô (Vk), không lớn hơn

6 Hàm lượng lưu huỳnh chung khô

7 Trị số tỏa nhiệt toàn phần khô (Qk), gr không nhỏ hơn

6 700 Cal/ g 4 100 Cal/g 5 000 Cal/g 3 650 Cal/g TCVN 200

(Nguồn: Tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam) 1.5.3 Quản lý mục đích sử dụng tài nguyên than

Than thuộc nhóm tài nguyên không tái tạo được Chính vì vậy, việc khai thác và sử dụng tài nguyên than cần phải hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả Để duy trì được nguyên tắc này, các cơ quan quản lý tài nguyên than giữ vai trò quan trọng trong việc giám sát các hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên than Kịp thời xử lý các hành vi trái pháp luật, gây nguy cơ cạn kiệt tài nguyên.

Quản lý mục đích sử dụng tài nguyên than bao gồm những nội dụng cơ bản sau đây:

- Nắm vững thông tin khai thác sử dụng tài nguyên khoáng sản.

- Theo dõi, giám sát biến động trong sử dụng khoáng sản.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo sử dụng khoáng sản đúng mục đích.

Quản lý mục đích sử dụng tài nguyên khoáng sản phải đảm bảo các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản:

- Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác.

- Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản.

- Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện.

- Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật.

- Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt.

- Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường.

- Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra.

- Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực.

Kinh nghiệm trọng và ngoài nước về quản lý tài nguyên than

1.6.1 Giai đoạn thế kỉ 19 – 20 Ở Mỹ từ cuối thế kỷ 19 người ta đã bắt đầu nhận thấy sự lãng phí và sử dụng quá mức các nguồn TNTN, một cách tiếp cận mới trong bảo vệ tài nguyên và môi trường được ra đời, tác giả đầu tiên phải kể đến là Theodore Roosevelt, ông đánh giá cao về “bảo tồn” cần phải được ưu tiên cao hơn trong hoạt động hành chính của mình, tiếp đó Gifford Pinchot, ông chủ đầu tiên của cơ quan dịch vụ rừng của Mỹ đã có một cách tiếp cận mới đối với tài nguyên thiên nhiên Mục tiêu hướng tới của ông ta là đạo đức sử dụng dựa trên thuyết vị lợi nhằm đạt được mục tiêu “hàng hóa tốt nhất với số lượng lớn nhất cho thời gian dài nhất” Đây gọi là đạo đức bảo tồn tài nguyên (resource conservation ecthic), với cách nhìn nhận này, nó đã hướng dẫn rất nhiều cho việc QLTNTN trong nửa đầu thế kỷ 19 ở Mỹ Theo Pinchot, bảo tồn cũng có nghĩa là khôn ngoan và cẩn trọng trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Ông cho rằng “Thực tế đầu tiên của sự bảo tồn là chứa đựng sự phát triển” và

“nhiệm vụ đầu tiên của con người về khía cạnh vật chất là kiểm soát việc sử dụng trái đất và tất cả những gì có trên trái đất.” Với sự thúc đẩy của ông với tính hiệu quả và hợp lý trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên cho cả thế hệ hiện tại và tương lai đã dẫn đến khái niệm mới được sử dụng trong cơ quan quản lý lâm nghiệp và đất đai ở Mỹ Sử dụng và kiểm soát bền vững là trọng tâm trong cách nhìn nhận của Pinchot từ thế kỷ 19ở Mỹ.

Cũng trong thế kỷ19; một cách thức nhìn nhận mới gọi là lãng mạn-đạo đức bảo tồn vượt trội (romantic-transcendental conservation ethic), trong cách nhìn nhận này cho rằng tài nguyên có những giá trị sử dụng khác, hơn cả những lợi ích mà con người thu được và trong thực tế cho thấy tài nguyên có những giá trị vốn có mang tính độc lập khôg phụ thuộc vào con người.

Cách thức nhìn nhận thứ 3 của thế giới trong thế kỷ XX đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường dựa trên cơ sở hệ sinh thái, đó là tiến hóa-đạo đức đất sinh thái (evolutionary-ecological land ethic), đã được giới thiệu bởi tác giả AldoLeopold vào những năm thập kỷ 1930 và 1940 của thế kỷ XX Ông cho rằng cùng với sự phát triển của hệ sinh thái và tiến bộ khoa học kỹ thuật của con người, thiên nhiên không đơn giản là sự thu thập các thành phần của chúng, một số được sử dụng, còn một số khác vứt bỏ dựa trên tính hữu ích của chúng đối với con người, thiên nhiên cũng không phải là ngôi chùa để thờ cúng và không được chạm tới. Leopold cho rằng thiên nhiên là sự cấu thành phức tạp của các thành phần kết nối với nhau, hệ thống chức năng của chúng là kết quả của tiến trình thay đổi trong dài hạn Mỗi thành phần như là cấu trúc một bộ phận của cỗ máy mà chúng ta chưa hiểu hết, chẳng hạn như cơ chế đất cần sử dụng do con người, nhưng cấu trúc chủ yếu của chúng không nên thay đổi một cách cơ bản Quan điểm này được ông tuyên bố một câu nói khá nổi tiếng giống như “Giữ từng bánh răng và bánh xe là sự phòng ngừa đầu tiên của người thợ sửa máy thông minh”.

Vào giữa những năm 1960-1970, bảo vệ tài nguyên và môi trường đã có nhìn nhận sát thực hơn, quản lý tài nguyên thay đổi theo hướng bền vững, dựa trên tiếp cận mới gắn với khai thác trong môi trường như: Giải trí, bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng, hiệu ứng tích lũy và giá trị thẩm mỹ Những vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước, mất đa dạng sinh học đe dọa tới môi trường sống của con người được thế giới chú trọng hơn. Đến những năm 80 của thế kỷ XX, bảo vệ tài nguyên và môi trường tiến thêm một bước đó là quy định mới của thế giới về bảo tồn sinh vật như là một triết lý trong thực hiện quản lý hệ sinh thái Người ta đã bắt đầu nhìn thấy những rối loạn của hệ thống tự nhiên, và đến những năm đầu thập kỷ 90 đã thay đổi cơ bản cách nhìn nhận trong bảo vệ tài nguyên và môi trường, đối tượng quản lý chính là hệ sinh thái, nhằm hướng tới “Phát triển bền vững”, lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh thế giới 1992 đã đưa ra chủ đê “Môi trường và phát triển”.

Một trong những cách nhìn nhận mới đáng lưu ý đó là theo công điện số 197 của phái đoàn thường trực CHXHCN Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ngày 23/04/2012 gửi Bộ ngoại giao và Bộ Tài Nguyên Môi trường Nhân ngày trái đất 22/4 và triển khai Nghị quyết 65/164 của đại Hội đồng (ĐHĐ) về hài hòa với thiên nhiên do Bolivia khởi xướng, Đại hội đồng LHQ đã tổ chức thảo luận chuyên đề

“Hài hòa với thiên nhiên, những phát kiến khoa học về tác động của con người đối với hoạt động của hệ thống Trái đất”, trong đó đề cập tới cách nhìn nhận mới, “Trái đất không phải là của con người mà con người thuộc về Trái đất cùng với các sinh vật khác trong khí quyển, thủy quyển và địa quyển Phải thay đổi mô hình phát triển hiện nay của chủ nghĩa tư bản Khôg thể có mô hình tăng trưởng mãi mãi mà không ảnh hưởng tới bền vững của thiên nhiên; Không thể giải quyết vấn đề “hài hòa với thiên nhiên” bằng các quy luật của thị trường tự do lấy lợi nhuận làm mục tiêu và dựa trên thúc đẩy tiêu dùng” Mặt khác trong công điện cũng chỉ ra từ cách nhìn nhận của LHQ đối với các quốc gia “phải phát huy vai trò của Nhà nước trong quản lý, giám sát, điều tiết, đồng thời xây dựng nhận thức chung, thúc đẩy sự đóng góp của toàn xã hội”, bên cạnh đó trong nội dung công điện cũng đưa ra cảnh báo

“Nhà nước phải hỗ trợ và có đầu tư thích đáng cho khoa học, chứ không phải dựa vào tư nhân Đáng lưu ý cách nhìn nhận mới, với tuyên bố của phó tổng thư ký LHQ, đồng thời cũng là Tổng thư ký Hội nghị LHQ về phát triển bền vững đã diễn ra tháng 06/2012 cho rằng “đã đến lúc phải nói lời tạm biệt với mô hình phát triển cũ của chúng ta dựa vào bóc lột tài nguyên không hiệu quả; lãng phí; gây hại cho phát triển bền vững của môi trường và xã hội”.

Từ năm 2010, chương trình môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) đã có những tiếp cận mới trong bảo vệ tài nguyên và môi trường, đó là quản trị môi trường (Environmental Governance) và kinh tế xanh (Green Economy) nhằm thay đổi cách nhìn nhận và tiếp cận mới về tài nguyên và môi trường phù hợp với xu thế phát triển hiện nay trên quy mô toàn cầu.

Lấy việc ưu tiên tiết kiệm và hiệu quả làm gốc để làm nòng cốt cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân (KTQD) kiểu tiết kiệm tài nguyên toàn diện, nâng cao vị trí quan trọng của việc tiết kiệm tài nguyên trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên; thêm một bước nữa tăng cường hướng dẫn về chính sáh cho việc tiết kiệm tài nguyên; ra sức điều chỉnh và tối ưu hóa kết cấu ngành nghề, ra sức khai thác và phổ biến kỹ thuật tiết kiệm tài nguyên, loại bỏ công nghệ và thiết bị lạc hậu, tăng cường quản lý các khâu về sản xuất, vận chuyển, tiêu dùng tài nguyên.

Lấy việc tiết kiệm năng lượg, tiết kiệm nước, tiết kiệm nguyên liệu, tiết kiệm đất và sử dụng tổng hợp nguồn tài nguyên làm trọng điểm cho việc xây dựng hệ thống kinh tế quốc dân kiểu tiết kiệm tài nguyên; cố gắng tiết kiệm nguồn năng lượng; tiết kiệm nước; tiết kiệm nguyên vật liệu; tiết kiệm và sử dụng hợp lý tài nguyên đất; thúc đẩy sử dụng tổng hợp tài nguyên.

1.6.3 Từ kinh nghiệm quốc tế, rút ra bài học cho Việt Nam trong bảo vệ tài nguyên và môi trường Để bảo vệ tài nguyên và môi trường rút ra từ những bài học- kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, Việt Nam cần có những thay đổi trong cách tiếp cận mới sau đây.

- Thứ nhất, thay đổi cách nhìn nhận mới có tính tổng hợp, bảo vệ tài nguyên và môi trường phải dựa trên- cơ sở nền tảng của hệ sinh thái, nghĩa là không quản lý đơn lẻ một thành phần nào mà tiếp cận dựa- trên tính đặc thù của từng hệ sinh thái để đảm bảo sự liên kết và cân đối hài hòa của các thành phần tự nhiên trong hệ sinh thái vốn có của nó, không phá vỡ thành phần cấu trúc cũng như chức năng vốn có của hệ sinh thái Một tiếp cận quản lý mới cần dựa trên bối cảh mẫu của quản lý hệ sinh thái như sau:

Hình 1.2: Bối cảnh mẫu của quản lý hệ sinh thái

Trong đó: A là khu vực quy định của nhà quản lý hoặc quyền lực quản lý; B là khu vực nghĩa vụ xã hội trong phát triển kinh tế; C là khu vực ảnh hưởng; D là khu vực các bên đều có lợi (win-win-win partnerships).

- Thứ hai, thay đổi cách thức nhìn nhận trong QL đối với bảo vệ tài nguyên và môi trường so với trước đây giữa cách nhìn nhận quản lý truyền thống với cách nhìn nhận quản lý mới đối với hệ sinh thái thể hiện qua bảng so sánh sau đây.

Thực trạng quản lý tài nguyên trên địa bàn huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh

2.2.1 Cách thức triển khai đường lối, pháp luật, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên than ở huyện Hoành Bồ

Trong những năm qua việc chỉ đạo điều hành của UBND huyện Hoành Bồ trong tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về quản lý tài nguyên than nói riêng và tài nguyên khoáng sản trên đại bàn huyện gắn với bảo vệ môi trường đã được tăng cường Phòng TN và MT huyện căn cứ theo sự chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện; quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản của tỉnh; quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; quy hoạch khu vực cấm hoạt động Khoáng sản, Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh theo quy định của Luật Khoáng sản số 60/2010/ QH12 làm cơ sở cho công tác quản lý, tham mưu cho UBND huyện các văn bản chỉ đạo liên quan đến hoạt động khoáng sản, quản lý bảo vệ khoáng sản gắn với bảo vệ cảnh quan môi trường.

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện và Phòng TN và MT huyệnHoành Bồ đã tham gia ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp bảo vệ tài nguyên, gắn với trách nhiệm của UBND các cấp và quyền lợi của người dân địa phương nơi có nguồn tài nguyên được khai thác.

Cuối năm 2010, UBND Tỉnh Quảng Ninh đã ký kế hoạch phối hợp với TKV trong công tác quản lý, bảo vệ, khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than trên địa bàn, theo đó UBND huyện Hoành Bồ có trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên than trong ranh giới mỏ trên địa bàn kịp thời xử lý các trường hợp khai thác than trái phép ngoài ranh giới mỏ; tổ chức thực hiện Quy chế phối hợp quản lý, bảo vệ tài nguyên than và xử lý các trường hợp khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ than trái phép (cả trong và ngoài ranh giới mỏ) với các đơn vị thành viên TKV trên địa bàn Từ đó, Phòng TN và MT huyện đã tham mưu cho TT UBND huyện ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã , thị trấn, các đơn vị khai thác than trên địa bàn huyện Hoành Bồ tăng cường công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện.

Trong năm 2015, phòng Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu cho TT UBND huyện ban hành 17 văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, các đơn vị khai thác than trên địa bàn Tháng 10/2015, UBND huyện Hoành Bồ tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với tập thể, cá nhân người đứng đầu UBND huyện và xã Tân Dân và các cá nhân liên quan vì để xảy ra tình trạng khai thác than trái phép tại khoảnh 2, tiểu khu 62 xã Tân Dân; tạm đình chỉ công tác điều hành của Chủ tịch UBND xã Tân Dân để kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu địa phương để xảy ra tình trạng khai thác than trái phép tại vị trí trên Đề xuất biện pháp và phương hướng khắc phục để đảm bảo không để tình trạng khai thác than trái phép xảy ra trên địa bàn.

Thực hiện rà soát hoạt động của các bến cảng, bãi chứa và tiêu thụ than trên địa bàn huyện theo ý kiến chỉ đạo của Ban Nội Chính Tỉnh ủy.

Hoạt động QLNN về tài nguyên than là hoạt động đòi hỏi phải có sự kết hợp đa ngành, đa lĩnh vực Để hoạt động một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự thống nhất trong hệ thống tổ chức cũng như cơ chế quản lý giữa các Bộ, ban ngành địa phương và TKV Trên địa bàn huyện Hoành Bồ, hoạt động QLNN về tài nguyên than có sự phối hợp cùng tham gia của UBND huyện, Phòng TN và MT, Công an huyện, Ban quản lý rừng phòng hộ hồ Yên Lập, các doanh nghiệp đang tiến hành khai thác than trên địa bàn huyện Thực hiện công văn số 109/TB- VPCP ngày26/4/2008 của Văn phòng Chính phủ, thông báo kết luận của Phó Thủ tướng HoàngTrung Hải “Về sản xuất, kinh doanh than và các giải pháp xử lý nạn khai thác, chế biến, vận chuyển, kinh doanh than trái phép”; Chỉ thị số 11/CT–TU ngày 09/4/2008 của Tỉnh ủy Quảng Ninh “Về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý các hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, tiêu thụ than” và các văn bản chỉ đạo của tỉnh Quảng Ninh, trong những năm qua phòng TN và MT đã phối hợp với các cơ quan chức năng, TKV và các đơn vị sản xuất, kinh doanh than trên địa bàn huyện bảo vệ có hiệu quả tài nguyên trong ranh giới mỏ được giao Cụ thể: Phối hợp với TKV thành lập các trạm kiểm soát liên ngành ở các khu vực vận chuyển, kinh doanh than; bố trí vị trí trạm cho phù hợp; lập thêm trạm kiểm soát ra vào các mỏ và giao cho các công ty, đơn vị trực tiếp quản lý.

2.2.2 Công tác quản lý các tổ chức kinh tế khai thác than trên địa bàn huyện

Trên địa bàn huyện Hoành Bồ hiện nay có 04 đơn vị đang tiến hành khai thác than: Công ty TNHH MTV than Uông Bí, Công ty TNHH MTV than Thăng Long, Công ty TNHH MTV than Hạ Long, Công ty PT Vietmindo Energitama; 02 đơn vị đang tiến hành dự án trên khu vực có tài nguyên than là INDEVCO cùng với Trung tâm bảo tồn và phát triển sinh vật cảnh và làm vườn tỉnh Quảng Ninh.

Bảng 2.6 Khu vực khai thác và chế biến than của các đơn vị khai thác than trên địa bàn huyện Đơn vị khai thác Khu vực khai thác

Công ty TNHH MTV than Uông Bí Tân Dân, Hạ My

Công ty TNHH MTV than Thăng Long Quảng La, Dân Chủ, Sơn Dương

Công ty TNHH MTV than Hạ Long Vũ Oai

Công ty PT Vietmindo Energitama Đại bàn xã Tân Dân tiếp giáp phường

Vàng Danh, TP Uông Bí

Trước những diễn biến ngày càng phức tạp trong việc quản lý, khai thác, vận chuyển chế biến kinh doanh than, các phòng, ban chức năng của huyện Hoành Bồ đang quyết tâm lập lại trật tự khai thác than trái phép, kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm.

Mặc dù đã được UBND tỉnh giao cho các đơn vị khai thác và quản lý than nhưng thực tế cho thấy trên địa bàn huyện vẫn còn 4 điểm thuộc Công ty PT. Vietmindo Energitama với diện tích là 56 ha chưa khai thác đến và 6 điểm thuộc các khai trường Công ty TNHH MTV Than Uông Bí đến nay không khai thác nữa nhưng đã không bàn giao cho địa phương quản lý Đây chính là những tiềm ẩn hoạt động khai thác nhỏ lẻ ở một số nơi trên địa bàn huyện, nhất là vào thời điểm mùa khô, hoạt động khai thác than trái phép có khả năng tái diễn với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi hơn.

Thực hiện Công điện số 01 của đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, ngay sau đó Thường trực Huyện ủy, UBND huyện đã tổ chức làm việc, họp các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan để quán triệt triển khai và thực hiện nghiêm túc nội dung Công điện Theo đó: Ban Thường vụ Huyện ủy Hoành Bồ đã tập trung cao độ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý dứt điểm vụ việc với các giải pháp: Thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành và 2 Tổ kiểm soát; phân công từng đồng chí ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy kiểm tra, kiểm soát hàng ngày, đảm bảo không có hoạt động nào khai thác than trái phép diễn ra trên địa bàn huyện Đồng thời, lập danh sách những người cư trú trái phép, yêu cầu các đối tượng này rời khỏi nơi cư trú.

Bên cạnh đó, huyện Hoành Bồ đã chủ trì, phối hợp với các đơn vị kinh doanh, sản xuất than trên địa bàn rà soát lại tất cả các cửa lò, đánh sập các cửa lò cũ để không còn tiềm ẩn khai thác than trái phép, đồng thời lấp đất, trồng cây trên các diện tích khai thác than Huyện Hoành Bồ cũng đã thành lập 2 điểm chốt, trực 24/24 giờ và rà soát, kiểm tra tất cả các phương tiện qua lại nơi đây.

Quan điểm chỉ đạo của Huyện ủy Hoành Bồ là quy trách nhiệm, nâng cao ý thức gắn trách nhiệm đối với các đơn vị, tổ chức cá nhân và người đứng đầu trong việc lập lại trật tự khai thác than trái phép, kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là tất cả các vị trí có dấu hiệu đào bới, thăm dò nhằm mục đích khai thác than trái phép đều diễn ra tại các khai trường do Công ty TNHH MTV Than Uông Bí quản lý, hiện đã dừng khai thác Ranh giới tài nguyên đã giao nhưng chưa khai thác đến của Công ty PT Vietmindo Energitama. Đối với công tác bảo vệ tài nguyên, cả 2 doanh nghiệp (Công ty TNHH MTV Than Uông Bí và Công ty PT Vietmindo Energitama) đều phân công tổ bảo vệ trông giữ phần diện tích nằm trong ranh giới mỏ được giao Tuy nhiên với đặc thù chủ yếu là rừng, đồi núi hiểm trở, đường đi khó khăn, việc chồng lấn, xen kẽ trách nhiệm giữa nhiều đơn vị; địa bàn giáp ranh nhiều địa phương, đặc biệt giáp ranh với các khai trường còn đang khai thác của Công ty TNHH MTV X45 và Công ty TNHH MTV Than Uông Bí Bên cạnh đó các đối tượng khai thác than trái phép hoạt động ngày càng tinh vi, manh động nên cần có giải pháp lâu dài và triệt để.

Từ thực tế này, mới đây tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, huyện Hoành Bồ đề nghị với Tỉnh uỷ, UBND tỉnh đề xuất với Trung ương điều chỉnh, bổ sung các chế tài xử phạt hợp lý ; chỉ đạo Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty than Đông Bắc tăng cường công tác chỉ đạo quản lý tài nguyên đối với các đơn vị ngành than; thường xuyên kiểm tra ranh giới mỏ, xử lý kịp thời đổi với tập thể, cá nhân có vi phạm quy định về quản lý ranh giới mỏ và quy chế phối hợp giữa ngành than đã ký kết với tỉnh.

Hiện nay, sau hàng chục năm khai thác than liên quan đến diện tích rừng phòng hộ, đến nay các phần diện tích này đều là đất trống Do đó không còn tác dụng phòng hộ, vì vậy quan điểm của huyện là nhất thiết phải hoàn nguyên. Đối với các khu vực ngoài ranh giới mỏ, UBND huyện chỉ đạo các đơn vị,ngành chức năng đẩy mạnh quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, than, lâm sản… do đơn vị, địa phương quản lý Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường được đẩy mạnh theo hướng vận động mọi tầng lớp nhân dân địa phương tham gia bảo vệ, giám sát và tố giác các hành vi khai thác than trái phép Công an huyện đã bố trí lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát 24 giờ/ngày tại các tuyến QL279, tỉnh lộ 326, đường Trới - Vũ Oai, nhằm phát hiện, ngăn chặn, xử lý các phương tiện vận chuyển than trái phép và giám sát chặt các đối tượng khai thác than trái phép lợi dụng việc các doanh nghiệp than trên địa bàn đăng ký phương tiện vận chuyển than từ địa phương đi Nhà máy Nhiệt điện Hà Khánh và Kho cảng tại Hạ Long để trà trộn vào hoạt động trên các tuyến đường chạy qua địa bàn huyện Nhờ đó, tình trạng khai thác, vận chuyển, chế biến, kinh doanh than trái phép trên địa bàn huyện đã giảm đáng kể…

Đánh giá chung về công tác quản lý tài nguyên than tại huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh

- Minh bạch trong hoạt động: Các văn bản chỉ đạo đều được công khai, kết quả hoạt động được tổng hợp trong báo cáo hàng quý, báo cáo năm Công khai thông tin liên hệ của cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường để kịp thời giải đáp thách mắc, tiếp nhận thông tin về các sai phạm trong hoạt động khai thác than trên địa bàn huyện

- Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của cấp trên đúng đắn, kịp thời: Nhanh chóng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện ngay khi có văn bản chỉ đạo; đảm bảo nội dung nhiệm vụ được hoàn thành; xác định phương hướng hoạt động trong những năm tới phù hợp với quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam và quy hoạch phát triển vùng của huyện.

- Tích cực tuyên truyền bảo vệ tài nguyên than trong nhân dân: Công tác thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và tất cả các tầng lớp nhân dân, tăng cường sự phối hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong xã hội, giải quyết thoả đáng các vấn đề bức xúc của nhân dân trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Được trao trách nhiệm đi đầu trong công tác này là đội ngũ cán bộ ngành Tuyên giáo cùng với ngành Tài nguyên và Môi trường.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo vệ khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm không ngừng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên và môi trường trong cán bộ, nhân dân; từng bước thực hiện xã hội hoá về công tác bảo vệ môi trường.

- Công tác thanh, kiểm tra được tiến hành liên tục: tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình chấp hành các quy định pháp luật về tài nguyên than Việc kiểm tra nắm bắt thường xuyên tình hình khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện kịp thời đề xuất với Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện nhiều giải pháp nhằm quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản một cách tiết kiệm và có hiệu quả.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thi hành pháp luật tài nguyên và môi trường để chủ động ngăn ngừa những sai phạm; coi đây là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường Duy trì thường xuyên các hoạt động thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm góp phần đưa công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường vào trật tự, kỷ cương và phục vụ tốt cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Công tác xử lý sai phạm được chỉ đạo rõ ràng, nhanh chóng: Kết hợp xử lý sai phạm, các điểm khai thác than trái phép với UBND xã, các đơn vị khai thác tại khu vực và các ban phòng hộ rừng liên quan Quy định rõ ràng thời điểm bắt buộc phải hòa thành điều tra, khắc phục hậu quả

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân a Hạn chế

- Tình trạng chưa thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ trong quá trình khai thác của các doanh nghiệp được cấp phép, khai thác khoáng sản trái phép vẫn còn xảy ra.

Các tổ chức, cá nhân muốn tiến hành khai thác tài nguyên than cần phải có giấy cấp phép khai thác theo quy định của pháp luật Mọi trường hợp khai thác mà không có giấy cấp phép đều được coi là hành vi khai thác khoáng sản trái phép

Theo khoản 2, điều 55, luật Khoáng sản 2010 quy định: Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

“ - Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;

- Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;

- Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;

- Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;

- Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;

- Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;

- Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;

- Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;

- Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”

Mặc dù đã có luật rõ ràng, tuy nhiên nhiều tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản vẫn cố tình làm trái quy định, nhất là trong vấn đề tiết kiệm tài nguyên, phục hồi và bảo vệ môi trường.

- Công tác kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý đối với việc thực hiện giấy phép sau cấp phép, tình hình khai thác sử dụng than còn nhiều hạn chế.

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN THAN - HUYỆN HOÀNH BỒ TỈNH QUẢNG NINH

Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành than Việt Nam

- Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam.

- Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước v.v…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; đầu tư thỏa đáng cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than.

- Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành; kết hợp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác để bổ sung nguồn than cho nhu cầu lâu dài trong nước.

- Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than trên cơ sở doanh nghiệp do Nhà nước chi phối đóng vai trò chủ đạo; thực hiện kinh doanh than theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

- Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh,quốc phòng trên địa bàn, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh; đảm bảo an toàn trong sản xuất.

3.1.2 Mục tiêu phát triển đến năm 2020, triển vọng đến năm 2030

- Bể than Đông Bắc: Đến hết năm 2015 hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020 Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030.

- Bể than đồng bằng sông Hồng: Lựa chọn một số diện tích chứa than có triển vọng, có điều kiện địa chất - mỏ thích hợp để tiến hành thăm dò trong kỳ kế hoạch

2012 - 2015, phục vụ việc đầu tư khai thác thử nghiệm và cuối kỳ kế hoạch Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai một số dự án thử nghiệm, tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ phù hợp Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi thuộc khối nâng Khoái Châu - Tiền Hải.

Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của Quy hoạch:

Sản lượng theo quy hoạch

- Bể than Đông Bắc và các mỏ than khác (ngoài bể than đồng bằng sông Hồng): Sản lượng than thương phẩm khoảng 55 - 58 triệu tấn vào năm 2015; 59 -

64 triệu tấn vào năm 2020; 64 - 68 triệu tấn vào năm 2025 và duy trì khoảng 65 triệu tấn từ sau năm 2025.

- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn đến năm 2015 đầu tư khai thác thử nghiệm một số dự án để làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển sau năm 2015.Phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi) khoảng 0,5 - 1 triệu tấn vào năm 2020; 2 triệu tấn vào năm 2025 và trên 10 triệu tấn vào năm 2030.

Sản lượng than thương phẩm toàn ngành có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả việc xuất, nhập khẩu than, nhằm mục tiêu đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế.

Về sàng tuyển, chế biến than:

Trước năm 2015 hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh nhằm mục tiêu tối ưu hóa công tác vận chuyển than, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng về các chủng loại than qua sàng tuyển và đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông, cảng biển, yêu cầu bảo vệ môi trường Phấn đấu đến năm 2020 phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất v.v…).

Về bảo vệ môi trường Đến năm 2015 cơ bản đạt các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…); đến năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn các vùng mỏ.

Chuyển nhanh hoạt động ngành than theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nước.

Các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về tài nguyên than tại huyện Hoành Bồ tỉnh Quảng Ninh

3.2.1 Căn cứ xây dựng giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về tài nguyên than a Các căn cứ pháp lý

- Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010.

- Quyết định số 60/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.

- Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chỉnh phủ về việc tăng cường hiệu lực chính sách, pháp luật tài nguyên.

- Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 14/9/2015 của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt Quy hoạch phát triển vùng huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đến năm

- Quyết định số 3631/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt định hướng phát triển kinh tế xã hội huyện Hoành Bồ. b Các căn cứ khác

- Căn cứ điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội huyện Hoành Bồ.

- Căn cứ kết quả nhiệm vụ quản lý tài nguyên than huyện đã đạt được trong những năm qua.

- Căn cứ những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tác quản lý tài nguyên than của huyện.

- Căn cứ phương hướng, nhiệm vụ công tác của phòng TN và MT huyện trong giai đoạn tới.

- Căn cứ các quy chế phối hợp đã kí giữa TKV và UBND các cấp.

3.2.2 Các giải pháp nâng cao công tác quản lý nhà nước về tài nguyên than a Hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch, chính sách và pháp luật về tài nguyên Đối với nhà nước:

- Tập trung xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản năm 2010 để triển khai đồng bộ, có hiệu quả các cơ chế, chính sách đã được thể chế hóa trong Luật.

- Xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách, quyền và nghĩa vụ của nước ta trong việc xuất nhập khẩu khoáng sản.

- Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật và cơ chế quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên than phù hợp với yêu cầu và bối cảnh mới.

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách về tạo nguồn thu ngân sách, chia sẻ lợi ích với các bên liên quan dựa trên nguyên tắc người hưởng lợi từ tài nguyên than, đơn vị khai thác tài nguyên phải khắc phục, bồi thường các thiệt hại về môi trường; về áp dụng các công cụ kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả và tính bền vững trong khai thác, sử dụng tài nguyên than, đặc biệt là, các chính sách thuế, phí, lệ phí; về khuyến khích, ưu đãi, hỗ trợ các hoạt động sử dụng tài nguyên tiết kiệm, hiệu quả.

- Xây dựng cơ chế giám sát thường xuyên, liên tục các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên than, xả thải vào nguồn nước thông qua việc áp dụng công nghệ tự động, trực tuyến, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục. Đối với tỉnh Quảng Ninh:

- Xây dựng dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm; chương trình, đề án, dự án, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về khai thác tài nguyên hợp lý và công tác cải cách hành chính nhà nước thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở.

- Khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; xác định các khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; đề xuất với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; lập kế hoạch và tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sau khi được phê duyệt;

- Lập quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản của địa phương theo quy định; kịp thời phát hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường khi phát hiện khoáng sản mới; thẩm định hồ sơ công nhận chỉ tiêu tính trữ lượng khoáng sản; hồ sơ phê duyệt trữ lượng khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Tổ chức thẩm định hồ sơ cấp, gia hạn, thu hồi, trả lại giấy phép thăm dò khoáng sản, giấy phép khai thác khoáng sản; hồ sơ chuyển nhượng quyền thăm dò, quyền khai thác khoáng sản; hồ sơ trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; đề án đóng cửa mỏ; hồ sơ đấu giá quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; tổ chức thẩm định tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền;

- Thành lập các đòan thanh tra liên ngành và đưa vào hoạt động để thực hiện có hiệu quả cơ chế điều phối, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên than, phòng, chống suy giảm tài nguyên nhằm giải quyết hài hòa, có hiệu quả, bền vững các vấn đề về tài nguyên than giữa các bên liên quan. Đối với huyện Hoành Bồ:

- Ban hành các văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý tài nguyên và môi trường tới các xã

- Tổ chức thực hiện các chỉ đạo của UBND cấp tỉnh về bảo vệ tài nguyên than.

- Quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các hội, các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực khai thác than trên địa bàn huyện.

- Giải đáp thắc mắc, khiếu nại liên quan đến các hoạt động khai thác than trên địa bàn huyện; tổ chức phổ biến quy hoạch, kế hoạch, chính sách, pháp luật của nhà nước về tài nguyên than đến người dân.

- Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành; tổ chức kiểm tra các điểm khai tahsc than, đảm bảo hoạt động khai thác diễn ra đúng theo cấp phép. b Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý tài nguyên của huyện Hoành Bồ

- Bố trí cán bộ đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng cho công tác quản lý tài nguyên Hiện tại tổng số cán bộ, chuyên viên của phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện Hoành Bồ bao gồm 10 người bao gồm: 01 trưởng phòng, 03 phó trưởng phòng, 03 chuyên viên, 03 cán bộ hợp đồng Các cá nhân đều được phân công nhiệm vụ công tác phù hợp với năng lực của mình, chia thành các mảng về cấp phép sử dụng đất, quản lý tài nguyên nước, quản lý tài nguyên khoáng sản, quản lý về môi trường.

Một số kiến nghị

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên than đảm bảo khai thác hợp lý, tránh lãng phí, bảo vệ nguồn tài nguyên không thể tái tạo, tôi xin đưa ra một số kiến nghị với phòng Tài nguyên và Môi trường Huyện Hoành Bồ, UNBD huyện Hoành

Bồ xem xét, kiến nghị với UBND tỉnh Quảng Ninh, Bộ Tài nguyên vfa Môi trường trong thời gian tới.

3.3.1 Kiến nghị với phòng Tài nguyên và Môi trường và UNBD huyện Hoành Bồ

- Triển khai các chỉ đạo của tỉnh nhanh chóng, có văn bản hướng dẫn đến các xã và các đơn vị có liên quan

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán bộ chuyên viên nhưng vẫn đảm hoàn thành công việc được giao Phân công công việc đúng người, đúng việc, nâng cao hiệu quả làm việc tránh lãng phí thời gian trong giờ hành chính.

- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra, xử lý sai phạm nhanh chóng kịp thời, quyết liệt Đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác đối với các đơn vị khai thác không tuân thủ cấp phép khai thác đã được phê duyệt, các đơn vị gây ô nhiễm môi trường ĐÌnh chỉ công tác, cảnh cáo đối với các cán bộ xã không xử lý tốt các trường hợp khai thác than trái phép trên địa bàn xã.

- Có các quy định về giờ vận chuyển than, che phủ bạt khi vận chuyện than và đất thải tránh tình trạng vận chuyển than gây bụi bẩn trên đường gia thông ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân.

- Cải thiện hệ thống cơ sở vật chất, mở rộng phòng làm việc để phục vụ tốt công tác quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến hoạt động khai thác than nói riêng và các hoạt động về tài nguyên, môi trường trên địa bàn huyện.

3.3.2 Kiến nghị đến các cơ quan, bộ ngành

- Đề nghị Tổng công ty than Đông Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có biện pháp khôi phục lại cảnh quan môi trường cho các khu vực đã bị khai thác, có biện pháp xử lý cacx bãi thải để không xảy ra tình trạng sụt lún, sạt lở đất gây nguy hiểm.

- Đề nghị Tổng công ty than Đông Bắc và Tập đoàn Công nghiệp Than -Khoáng sản Việt Nam quản lý các đơn vị được phân công khai thác than trên địa bàn huyện Hoành Bồ thực hiện khai thác đúng theo cấp phép, đảm bảo các cam kết về môi trường, không có tình trạng “lách luật” gây tổn thất tài nguyên, không liên kết với các tổ chức khai thác than trái phép, đảm bảo an toàn lao động.

- Đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu và ban hành chế tài cụ thể xử phạt hành vi khai thác than trái phép, xử phạt các cán bộ địa phương không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh tăng cường liên kết giữa các huyện và thành phố trong tỉnh, đặc biệt là vùng trọng điểm khai than.

- Đề nghị Đảng ủy và lãnh đạo Sở, ban ngành tiếp tục quan tâm chỉ đạo sát sao mọi mặt hoạt động của huyện, thường xuyên cử các đoàn kiểm tra về công tắc nghiệp vụ, kịp thời phát hiện thiếu sót để sớm khắc phục.

Ngày đăng: 30/08/2023, 10:31

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Dự báo nhu cầu than trong nước giai đoạn 2015 - 2030 - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Bảng 1.1 Dự báo nhu cầu than trong nước giai đoạn 2015 - 2030 (Trang 11)
Hình 1.1: Phân bố than khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ Bảng 1.4: Các loại than chính ở Việt Nam hiện nay - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Hình 1.1 Phân bố than khu vực Trung du và miền núi Bắc Bộ Bảng 1.4: Các loại than chính ở Việt Nam hiện nay (Trang 26)
Bảng 1.5: Sản lượng khai thác than theo quy hoạch phát triển ngành than đến - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Bảng 1.5 Sản lượng khai thác than theo quy hoạch phát triển ngành than đến (Trang 27)
Hình 1.2: Bối cảnh mẫu của quản lý hệ sinh thái - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Hình 1.2 Bối cảnh mẫu của quản lý hệ sinh thái (Trang 34)
Hình 2.1: Vị trí huyện Hoành Bồ trong tỉnh Quảng Ninh - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Hình 2.1 Vị trí huyện Hoành Bồ trong tỉnh Quảng Ninh (Trang 36)
Hình 2.2: Sơ đồ phân vùng địa hình - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Hình 2.2 Sơ đồ phân vùng địa hình (Trang 37)
Bảng 2.1: Nhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình tháng và năm 2010. - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Bảng 2.1 Nhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình tháng và năm 2010 (Trang 38)
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất huyện Hoành Bồ năm 2013 - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp hiện trạng sử dụng đất huyện Hoành Bồ năm 2013 (Trang 40)
Bảng 2.3: Cơ cấu kinh tế ngành huyện Hoành Bồ qua các năm (Đơn vị: %) - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Bảng 2.3 Cơ cấu kinh tế ngành huyện Hoành Bồ qua các năm (Đơn vị: %) (Trang 42)
Bảng 2.4: Dân số, lao động trong độ tuổi và lao động đang làm việc trong nền - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Bảng 2.4 Dân số, lao động trong độ tuổi và lao động đang làm việc trong nền (Trang 44)
Bảng 2.7: Các trường hợp khai thác than trái phép năm 2015 - Quản lý tài nguyên than trên địa bàn huyện hoành bồ tỉnh quảng ninh
Bảng 2.7 Các trường hợp khai thác than trái phép năm 2015 (Trang 54)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w